Sức khỏe và đời sống

Hồi Hộp (Palpitations)

Hồi hộp là một triệu chứng hay xảy ra làm nhiều người chúng ta tìm đến bác sĩ. Hồi hộp được định nghĩa như một tình trạng khiến ta cảm nhận được tiếng tim đập

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức -
DS_210814_D (1)
Hồi hộp là một triệu chứng hay xảy ra làm nhiều người chúng ta tìm đến bác sĩ. Hồi hộp được định nghĩa như một tình trạng khiến ta cảm nhận được tiếng tim đập: ta thấy tim đập nhanh, thất nhịp, hoặc đập mạnh quá. Thường thì tim làm việc âm thầm, lặng lẽ đập ta không hay biết. 

Ai chẳng e sợ bệnh tim, nên khi bị hồi hộp, chúng ta hay nghĩ, chắc bị bệnh tim rồi. Song, thực ra, hồi hộp không là triệu chứng đặc biệt của một bệnh nào cả. Hồi hộp lại hay là một trạng thái âu lo về tinh thần, hơn một bệnh về thể chất. Và muốn định xem một bệnh nào đó khiến bạn hồi hộp, bác sĩ phải dựa thêm vào những triệu chứng khác nữa của bạn. Khó thể chỉ nghe bạn mới kể: “Tôi hay bị hồi hộp quá”, mà bác sĩ đã nói ngay được: “A, tôi biết rồi”.

Có khi thỉnh thoảng bạn thấy hồi hộp chút, nhưng rồi có người bảo, chết chửa, không khéo bạn bị bệnh tim, khiến bạn sợ cuống lên. Trong tình trạng âu lo tinh thần, theo phản xạ, hệ thống thần kinh giao cảm (autonomic nervous system) trong cơ thể bạn làm việc gấp hơn, thúc tim  đập nhanh và mạnh hơn, khiến bạn lại càng dễ cảm nhận những cái đập khó chịu của tim. Vòng lẩn quẩn xảy ra, càng lo, càng thấy tim đập như trống làng, và rồi càng lo ơi là lo.

Hồi hộp hay được nhiều người diễn tả: “tim tôi đập mạnh quá” (pounding), “nó đập như muốn chạy đua” (racing) “sao nó cứ đập nhanh từng chập” (fluttering), “ơ kìa, thỉnh thoảng nó cứ như rớt bịch một cái” (flopping), hay, “hãi thật, tim tôi có lúc nó lại ngưng một nhịp” (skipping). Nói chung, người kêu hồi hộp cảm thấy tim mình đập bất thường.

Song, hồi hộp là một cảm nhận hết sức chủ quan. Có người, khi khám, và làm tâm điện đồ (electrocardiogram, viết tắt EKG, chúng ta hay gọi nôm na là “đo tim”), trời đất, bác sĩ xanh mặt, vì thấy tim đập lộn xộn lắm, nhưng họ không thấy hồi hộp gì cả, còn có người ngược lại, thỉnh thoảng tim mới đập bất thường một nhịp, song họ sợ hãi bắt được ngay: “Đấy, nó vừa đập đến ịch một cái”. Những vị trong trạng thái âu lo căng thẳng thường dễ cảm nhận thấy tim mình đập bất thường, và họ hay nhận rõ được nhịp tim đập về đêm, hoặc vào những lúc rỗi rảnh, nghĩ đến muôn thứ việc, hơn là vào những lúc tất bật làm việc lo kiếm sống. Người có bệnh tim khiến tim đập bất thường nhiều năm thường quen với những nhịp tim đập lộn xộn từ lâu, nên không nhạy cảm bằng những người bình thường, thỉnh thoảng tim đập lộn xộn, họ biết ngay.

Rồi, tim đập nhanh (tachycardia) hoặc lộn xộn (như kiểu “atrial fibrillation”, rung tâm nhĩ) nếu kéo dài lâu, có khi chẳng còn gây hồi hộp gì nữa (kiểu như ta đã chán một người bạn xấu ở với ta đã quá lâu, nên không buồn chú ý tới nữa). Trong khi, thỉnh thoảng, và bất ngờ, tim đang đập bình thường, bỗng dở chứng đập như ngựa chạy, ta thường cảm nhận lập tức, và thấy khó chịu dữ lắm. Hồi hộp đặc biệt nhận thấy rõ, khi nguyên nhân gây hồi hộp mới xuất hiện gần đây thôi, thoảng qua, và lúc có lúc không (chẳng hạn, gần đây hai vợ chồng mới hơi bất hòa, thỉnh thoảng cãi nhau một trận, vào những ngày ấy, bạn cứ thấy tim đập thình thịch, vài ngày sau, vợ chồng làm hòa lại, bạn vui vẻ, con tim không còn làm phiền bạn nữa). Ngược lại, với người tinh thần ổn định, tình cảm thích ứng cùng tình thế (emotionally well-adjusted), vui với thiền, cái hồi hộp dần dần bớt làm phiền họ, khi nó trở thành kinh niên.

Nguyên nhân

Hồi hộp gây do rất nhiều nguyên nhân, trong đó các trường hợp hồi hộp vì nguyên nhân tâm lý chiếm đa số:

- Nguyên nhân tâm lý:

Ta đã biết, tất cả những tình trạng căng thẳng tinh thần đều có thể khiến ta hồi hộp. Đang lái xe ngon trớn, tai nghe nhạc du dương, ta vô tình đạp chân gas cho xe lướt lên. Chợt, ông cảnh sát núp đâu đó, xuất hiện, lái theo sau xe ta, chớp đèn ra hiệu cho ta ngừng xe lại. Ôi, ai không thấy tim đập nhanh, có khi hụt nhịp.

Các bệnh tâm thần, như căng thẳng tâm thần (anxiety), kinh hoảng đột ngột (panic disorder), sầu buồn (depression) đều hay gây hồi hộp.

- Nguyên nhân thể chất:

Nhiều bệnh tim làm tim đập thất nhịp (arrhythmia), hoặc đập mạnh, khiến ta thấy hồi hộp. Ngoài ra, bất cứ khi nào tim ta đập nhanh, đều có thể tạo cảm nhận hồi hộp, chẳng hạn trong các tình trạng thiếu máu, thiếu nước, trong các bệnh cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism), bệnh phổi (suyễn, tắc phổi kinh niên, …), khi đường máu xuống thấp (hypoglycemia), …

- Thuốc dùng:

Nhiều thuốc dùng khiến tim ta đập mạnh, nhanh, gây hồi hộp, chẳng hạn các thuốc nghẹt mũi (Sudafed, Dimetapp, …), một vài loại thuốc suyễn, thuốc cao áp huyết, … Khi đi khám bệnh vì bị hồi hộp, bạn nhớ đem theo tất cả các thuốc đang dùng ở nhà đến cho bác sĩ xem. (Đúng ra, đi khám bệnh lúc nào chúng ta cũng nên mang theo thuốc, để giúp bác sĩ suy luận, định bệnh nhanh chóng).
Ngoài ra, những thứ mà bạn thưởng thức hàng ngày, tưởng rằng không sao, mà thực ra cũng có thể gây hồi hộp: thuốc lá, trà, cà-phê, rượu. Thuốc lá thì chắc chắn nên bỏ rồi (nhất là dạo này nó mắc, bà xã bạn nhằn dữ quá), còn trà, cà-phê, rượu, có dùng, nên bớt đi, bạn nhé.

Định bệnh

Để định ra bệnh nào nó đang hành bạn, khiến bạn cứ hay hồi hộp mất vui, bước đầu, không gì quan trọng bằng lắng nghe bạn kể cái chứng hồi hộp của bạn nó nặng nhẹ thế nào, nó ra làm sao, và nó hay xảy ra trong trường hợp nào.

- Nó nặng nhẹ thế nào?

Bao lâu nó xảy ra một lần bạn nhỉ, và khi xảy ra, nó dữ lắm hay chỉ nhẹ thôi, và có triệu chứng nào khác đi kèm nó không?

Bạn còn trẻ, nếu thỉnh thoảng (vài tuần, vài tháng, …) mới xảy ra một cơn hồi hộp thoảng qua dưới 5 phút, và bạn vẫn khỏe, chả có gì khác, chứng hồi hộp của bạn chắc không đáng cho chúng ta quan tâm lắm. Song nếu nó xảy ra thường lắm, gần như mỗi ngày, mỗi lần nó xảy ra, bạn lại thêm chóng mặt, có khi xỉu, đau ngực, hoặc toát mồ hôi, …, a, nó thuộc loại dữ đây, chúng ta chớ coi thường.

- Nó ra làm sao?

Bạn cố nhớ xem, và kể lại cho nghe, nó ra làm sao? Bạn chỉ thấy một nhịp tim bỗng mất hoặc đập mạnh (single skipped or sudden beat) hay bạn cảm nhận thấy tim bạn đập bất thường luôn một thôi một hồi (bursts of beats). Nếu vậy, xin bạn thử gõ tay trên mặt bàn đây, để diễn tả nhịp tim của bạn lúc ấy nó như thế nào, nhanh và đều như ngựa phi, không nhanh lắm nhưng lộn xộn, xảy ra và chấm dứt bất ngờ hay từ từ xuất hiện và cũng từ tốn ra đi, …

- Hồi hộp hay xảy ra trong trường hợp nào?

Yếu tố nào thường làm cơn hồi hộp của bạn xuất hiện: mỗi lần bạn cãi nhau với ông xã ư (dạo này thấy ông ấy hay đi sớm về muộn!), hay mỗi lần bạn dùng cà-phê, trà, rượu, hoặc một thuốc nào đó, … Lúc ấy, bạn đang vận động hay nghỉ ngơi?

Sau cùng, bạn đang dùng những thuốc gì nhỉ, bạn có nhớ đem hết đến cho bác sĩ xem không?

Trong lúc nghe bạn kể bệnh, bác sĩ kín đáo để ý xem bạn có nét căng thẳng hay buồn sầu không. Bạn càng lộ rõ vẻ căng thẳng, buồn bực, triệu chứng hồi hộp của bạn càng thiên về chứng hồi hộp do nguyên nhân tâm lý. Rồi trong lúc thăm khám sau đó, bác sĩ sẽ khám kỹ tim bạn, xem tim bạn có bị thất nhịp, hoặc có tiếng rì rào nào bất thường (murmur). Khám kỹ phổi bạn nữa chứ, xem bạn có bị suyễn, hoặc tắc phổi kinh niên do hút thuốc lá nhiều và lâu năm quá (chronic obstructive pulmonary disease).

Sau đó, ta sẽ làm tâm điện đồ (EKG), xem cho rõ nhịp tim bạn đập. Nếu tâm động đồ cho thấy quả tim bạn có đập bất thường thực, và cùng lúc ấy bạn đang thấy hồi hộp, thì đúng là bạn hồi hộp vì nguyên nhân tại tim rồi. Còn nếu tâm động đồ bình thường, tốt, nó không cho ta biết gì hơn, vì tim thất nhịp nhiều khi chỉ xảy ra một lúc nào đó ở nhà, khi đến bác sĩ, nó lặn đi, ta không bắt được nó bằng tâm điện đồ. Nên, nếu ngày nào bạn cũng hồi hộp, thấy tim đập bất thường, và tâm điện đồ làm ra chẳng thấy gì cả, để cố bắt quả tang con tim bạn có đập bất thường thực, bạn có thể đeo một máy ghi nhận từng nhịp đập của con tim luôn trong 24 tiếng, gọi là “Holter monitor”. Nếu trong vòng 24 tiếng trong lúc bạn đeo máy ghi nhận nhịp tim “Holter monitor”, máy thấy tim bạn có đập bất thường, và cùng lúc ấy, bạn có triệu chứng hồi hộp (nhưng nhớ bấm vào một nút báo để máy ghi xuống thời điểm lúc bạn đang có triệu chứng), ta có thể kết luận, chứng hồi hộp của bạn quả thực do con tim bạn đập không đều nhịp. Song nhiều khi ngay cả máy ghi nhận nhịp tim “Holter monitor” cũng không khám phá thấy gì lạ, vì trong lúc bạn đeo máy có 24 tiếng, con tim bạn vờ ngoan ngoãn, không dở chứng đập lung tung. Có khi ta phải cầu cứu đến một dụng cụ theo dõi khác, gọi là “event recorder”, không ghi nhận từng nhịp đập của tim, chỉ khi nào bạn thấy hồi hộp, bạn bấm một cái nút, máy mới lập tức ghi chép lại từng hoạt động của tim liên tiếp trong khoảng thời gian 2 phút trước và 2 phút sau khi bạn bấm nút. Cách thứ hai này, dùng “event recorder”, có thể giúp ta theo dõi nhịp tim của bạn (nhưng không ghi nhận, trừ khi bạn bấm nút) từ 2 đến 4 tuần lễ.

Nếu thấy cần, bác sĩ sẽ khuyên bạn làm siêu âm tim (echocardiography), để ta tìm xem hình dáng con tim bạn vẫn bình thường, hoặc có chỗ nào méo mó cong vẹo, khiến nó hay đập mạnh.

Và nếu thấy cần, bác sĩ cũng khuyên bạn thử máu, để chúng ta cùng tìm xem bạn có thiếu máu, thiếu nước trong cơ thể, xáo trộn các chất điện giải potassim và calcium (cao hoặc thấp các chất potassium và calcium đều có thể khiến tim đập thất nhịp), có bị bệnh cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism), hoặc đường máu của bạn xuống thấp, …, những tình trạng hay khiến tim đập nhanh, mạnh, hoặc thất nhịp.

Chữa trị

Chúng ta đã biết, đa số các trường hợp hồi hộp là do nguyên nhân tâm lý, chỉ một số ít trường hợp gây do bệnh thể chất, trong đó có con tim,  là cơ quan ai cũng sợ nhỡ nó có gì thì sao.

Rất nhiều trường hợp hồi hộp do nguyên nhân tâm lý, sau khi được bác sĩ lắng nghe, thăm khám và giải thích cặn kẽ, người bệnh yên tâm ra về, rồi dần dần không còn thấy hồi hộp nữa. Một số trường hợp phải dùng đến thuốc an thần để giúp người bệnh bớt thấy hồi hộp. Tất nhiên, nếu người bệnh hút thuốc lá, dùng nhiều rượu, trà, cà-phê, bác sĩ sẽ khuyên họ nên bỏ thuốc lá, bớt dùng rượu, trà, cà-phê.

Còn trên đường tìm kiếm nguyên nhân gây chứng hồi hộp, lỡ tìm thấy bệnh gì có thể là thủ phạm gây hồi hộp, bác sĩ sẽ thử chữa bệnh này, nếu chứng hồi hộp thuyên giảm, mới dám kết luận đây là nguyên nhân chính gây hồi hộp. Ta để ý rằng, nhiều người hồi hộp cả vì lý do thể chất lẫn lý do tâm lý, hoặc một bệnh thể chất, khi tìm thấy, thực ra, lại không phải là nguyên nhân gây hồi hộp.
Bạn hay thấy hồi hộp ư? Bạn đừng vội lo quá, hãy ngồi xuống đây, bình tĩnh kể đầu đuôi câu chuyện cho bác sĩ nghe, bao lâu cơn hồi hộp của bạn xảy ra một lần, nặng nhẹ ra sao, có triệu chứng gì khác đi kèm, khi cơn hồi hộp trỗi dậy, bạn thấy tim đập như thế nào, và thường thì yếu tố nào hay khởi động, khiến cơn hồi hộp nó đến phá bạn. Sau đấy, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ cho bạn, và nếu thấy cần, sẽ khuyên bạn thử máu, hoặc làm thêm một ít trắc nghiệm. Thường thì, bác sĩ sẽ báo bạn tin vui, bạn chẳng có bệnh gì nặng, con tim bạn vẫn tốt nguyên. Vì đa số các chứng hồi hộp là do nguyên nhân tâm lý./.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hồi Hộp (Palpitations)

Hồi hộp là một triệu chứng hay xảy ra làm nhiều người chúng ta tìm đến bác sĩ. Hồi hộp được định nghĩa như một tình trạng khiến ta cảm nhận được tiếng tim đập

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức -
DS_210814_D (1)
Hồi hộp là một triệu chứng hay xảy ra làm nhiều người chúng ta tìm đến bác sĩ. Hồi hộp được định nghĩa như một tình trạng khiến ta cảm nhận được tiếng tim đập: ta thấy tim đập nhanh, thất nhịp, hoặc đập mạnh quá. Thường thì tim làm việc âm thầm, lặng lẽ đập ta không hay biết. 

Ai chẳng e sợ bệnh tim, nên khi bị hồi hộp, chúng ta hay nghĩ, chắc bị bệnh tim rồi. Song, thực ra, hồi hộp không là triệu chứng đặc biệt của một bệnh nào cả. Hồi hộp lại hay là một trạng thái âu lo về tinh thần, hơn một bệnh về thể chất. Và muốn định xem một bệnh nào đó khiến bạn hồi hộp, bác sĩ phải dựa thêm vào những triệu chứng khác nữa của bạn. Khó thể chỉ nghe bạn mới kể: “Tôi hay bị hồi hộp quá”, mà bác sĩ đã nói ngay được: “A, tôi biết rồi”.

Có khi thỉnh thoảng bạn thấy hồi hộp chút, nhưng rồi có người bảo, chết chửa, không khéo bạn bị bệnh tim, khiến bạn sợ cuống lên. Trong tình trạng âu lo tinh thần, theo phản xạ, hệ thống thần kinh giao cảm (autonomic nervous system) trong cơ thể bạn làm việc gấp hơn, thúc tim  đập nhanh và mạnh hơn, khiến bạn lại càng dễ cảm nhận những cái đập khó chịu của tim. Vòng lẩn quẩn xảy ra, càng lo, càng thấy tim đập như trống làng, và rồi càng lo ơi là lo.

Hồi hộp hay được nhiều người diễn tả: “tim tôi đập mạnh quá” (pounding), “nó đập như muốn chạy đua” (racing) “sao nó cứ đập nhanh từng chập” (fluttering), “ơ kìa, thỉnh thoảng nó cứ như rớt bịch một cái” (flopping), hay, “hãi thật, tim tôi có lúc nó lại ngưng một nhịp” (skipping). Nói chung, người kêu hồi hộp cảm thấy tim mình đập bất thường.

Song, hồi hộp là một cảm nhận hết sức chủ quan. Có người, khi khám, và làm tâm điện đồ (electrocardiogram, viết tắt EKG, chúng ta hay gọi nôm na là “đo tim”), trời đất, bác sĩ xanh mặt, vì thấy tim đập lộn xộn lắm, nhưng họ không thấy hồi hộp gì cả, còn có người ngược lại, thỉnh thoảng tim mới đập bất thường một nhịp, song họ sợ hãi bắt được ngay: “Đấy, nó vừa đập đến ịch một cái”. Những vị trong trạng thái âu lo căng thẳng thường dễ cảm nhận thấy tim mình đập bất thường, và họ hay nhận rõ được nhịp tim đập về đêm, hoặc vào những lúc rỗi rảnh, nghĩ đến muôn thứ việc, hơn là vào những lúc tất bật làm việc lo kiếm sống. Người có bệnh tim khiến tim đập bất thường nhiều năm thường quen với những nhịp tim đập lộn xộn từ lâu, nên không nhạy cảm bằng những người bình thường, thỉnh thoảng tim đập lộn xộn, họ biết ngay.

Rồi, tim đập nhanh (tachycardia) hoặc lộn xộn (như kiểu “atrial fibrillation”, rung tâm nhĩ) nếu kéo dài lâu, có khi chẳng còn gây hồi hộp gì nữa (kiểu như ta đã chán một người bạn xấu ở với ta đã quá lâu, nên không buồn chú ý tới nữa). Trong khi, thỉnh thoảng, và bất ngờ, tim đang đập bình thường, bỗng dở chứng đập như ngựa chạy, ta thường cảm nhận lập tức, và thấy khó chịu dữ lắm. Hồi hộp đặc biệt nhận thấy rõ, khi nguyên nhân gây hồi hộp mới xuất hiện gần đây thôi, thoảng qua, và lúc có lúc không (chẳng hạn, gần đây hai vợ chồng mới hơi bất hòa, thỉnh thoảng cãi nhau một trận, vào những ngày ấy, bạn cứ thấy tim đập thình thịch, vài ngày sau, vợ chồng làm hòa lại, bạn vui vẻ, con tim không còn làm phiền bạn nữa). Ngược lại, với người tinh thần ổn định, tình cảm thích ứng cùng tình thế (emotionally well-adjusted), vui với thiền, cái hồi hộp dần dần bớt làm phiền họ, khi nó trở thành kinh niên.

Nguyên nhân

Hồi hộp gây do rất nhiều nguyên nhân, trong đó các trường hợp hồi hộp vì nguyên nhân tâm lý chiếm đa số:

- Nguyên nhân tâm lý:

Ta đã biết, tất cả những tình trạng căng thẳng tinh thần đều có thể khiến ta hồi hộp. Đang lái xe ngon trớn, tai nghe nhạc du dương, ta vô tình đạp chân gas cho xe lướt lên. Chợt, ông cảnh sát núp đâu đó, xuất hiện, lái theo sau xe ta, chớp đèn ra hiệu cho ta ngừng xe lại. Ôi, ai không thấy tim đập nhanh, có khi hụt nhịp.

Các bệnh tâm thần, như căng thẳng tâm thần (anxiety), kinh hoảng đột ngột (panic disorder), sầu buồn (depression) đều hay gây hồi hộp.

- Nguyên nhân thể chất:

Nhiều bệnh tim làm tim đập thất nhịp (arrhythmia), hoặc đập mạnh, khiến ta thấy hồi hộp. Ngoài ra, bất cứ khi nào tim ta đập nhanh, đều có thể tạo cảm nhận hồi hộp, chẳng hạn trong các tình trạng thiếu máu, thiếu nước, trong các bệnh cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism), bệnh phổi (suyễn, tắc phổi kinh niên, …), khi đường máu xuống thấp (hypoglycemia), …

- Thuốc dùng:

Nhiều thuốc dùng khiến tim ta đập mạnh, nhanh, gây hồi hộp, chẳng hạn các thuốc nghẹt mũi (Sudafed, Dimetapp, …), một vài loại thuốc suyễn, thuốc cao áp huyết, … Khi đi khám bệnh vì bị hồi hộp, bạn nhớ đem theo tất cả các thuốc đang dùng ở nhà đến cho bác sĩ xem. (Đúng ra, đi khám bệnh lúc nào chúng ta cũng nên mang theo thuốc, để giúp bác sĩ suy luận, định bệnh nhanh chóng).
Ngoài ra, những thứ mà bạn thưởng thức hàng ngày, tưởng rằng không sao, mà thực ra cũng có thể gây hồi hộp: thuốc lá, trà, cà-phê, rượu. Thuốc lá thì chắc chắn nên bỏ rồi (nhất là dạo này nó mắc, bà xã bạn nhằn dữ quá), còn trà, cà-phê, rượu, có dùng, nên bớt đi, bạn nhé.

Định bệnh

Để định ra bệnh nào nó đang hành bạn, khiến bạn cứ hay hồi hộp mất vui, bước đầu, không gì quan trọng bằng lắng nghe bạn kể cái chứng hồi hộp của bạn nó nặng nhẹ thế nào, nó ra làm sao, và nó hay xảy ra trong trường hợp nào.

- Nó nặng nhẹ thế nào?

Bao lâu nó xảy ra một lần bạn nhỉ, và khi xảy ra, nó dữ lắm hay chỉ nhẹ thôi, và có triệu chứng nào khác đi kèm nó không?

Bạn còn trẻ, nếu thỉnh thoảng (vài tuần, vài tháng, …) mới xảy ra một cơn hồi hộp thoảng qua dưới 5 phút, và bạn vẫn khỏe, chả có gì khác, chứng hồi hộp của bạn chắc không đáng cho chúng ta quan tâm lắm. Song nếu nó xảy ra thường lắm, gần như mỗi ngày, mỗi lần nó xảy ra, bạn lại thêm chóng mặt, có khi xỉu, đau ngực, hoặc toát mồ hôi, …, a, nó thuộc loại dữ đây, chúng ta chớ coi thường.

- Nó ra làm sao?

Bạn cố nhớ xem, và kể lại cho nghe, nó ra làm sao? Bạn chỉ thấy một nhịp tim bỗng mất hoặc đập mạnh (single skipped or sudden beat) hay bạn cảm nhận thấy tim bạn đập bất thường luôn một thôi một hồi (bursts of beats). Nếu vậy, xin bạn thử gõ tay trên mặt bàn đây, để diễn tả nhịp tim của bạn lúc ấy nó như thế nào, nhanh và đều như ngựa phi, không nhanh lắm nhưng lộn xộn, xảy ra và chấm dứt bất ngờ hay từ từ xuất hiện và cũng từ tốn ra đi, …

- Hồi hộp hay xảy ra trong trường hợp nào?

Yếu tố nào thường làm cơn hồi hộp của bạn xuất hiện: mỗi lần bạn cãi nhau với ông xã ư (dạo này thấy ông ấy hay đi sớm về muộn!), hay mỗi lần bạn dùng cà-phê, trà, rượu, hoặc một thuốc nào đó, … Lúc ấy, bạn đang vận động hay nghỉ ngơi?

Sau cùng, bạn đang dùng những thuốc gì nhỉ, bạn có nhớ đem hết đến cho bác sĩ xem không?

Trong lúc nghe bạn kể bệnh, bác sĩ kín đáo để ý xem bạn có nét căng thẳng hay buồn sầu không. Bạn càng lộ rõ vẻ căng thẳng, buồn bực, triệu chứng hồi hộp của bạn càng thiên về chứng hồi hộp do nguyên nhân tâm lý. Rồi trong lúc thăm khám sau đó, bác sĩ sẽ khám kỹ tim bạn, xem tim bạn có bị thất nhịp, hoặc có tiếng rì rào nào bất thường (murmur). Khám kỹ phổi bạn nữa chứ, xem bạn có bị suyễn, hoặc tắc phổi kinh niên do hút thuốc lá nhiều và lâu năm quá (chronic obstructive pulmonary disease).

Sau đó, ta sẽ làm tâm điện đồ (EKG), xem cho rõ nhịp tim bạn đập. Nếu tâm động đồ cho thấy quả tim bạn có đập bất thường thực, và cùng lúc ấy bạn đang thấy hồi hộp, thì đúng là bạn hồi hộp vì nguyên nhân tại tim rồi. Còn nếu tâm động đồ bình thường, tốt, nó không cho ta biết gì hơn, vì tim thất nhịp nhiều khi chỉ xảy ra một lúc nào đó ở nhà, khi đến bác sĩ, nó lặn đi, ta không bắt được nó bằng tâm điện đồ. Nên, nếu ngày nào bạn cũng hồi hộp, thấy tim đập bất thường, và tâm điện đồ làm ra chẳng thấy gì cả, để cố bắt quả tang con tim bạn có đập bất thường thực, bạn có thể đeo một máy ghi nhận từng nhịp đập của con tim luôn trong 24 tiếng, gọi là “Holter monitor”. Nếu trong vòng 24 tiếng trong lúc bạn đeo máy ghi nhận nhịp tim “Holter monitor”, máy thấy tim bạn có đập bất thường, và cùng lúc ấy, bạn có triệu chứng hồi hộp (nhưng nhớ bấm vào một nút báo để máy ghi xuống thời điểm lúc bạn đang có triệu chứng), ta có thể kết luận, chứng hồi hộp của bạn quả thực do con tim bạn đập không đều nhịp. Song nhiều khi ngay cả máy ghi nhận nhịp tim “Holter monitor” cũng không khám phá thấy gì lạ, vì trong lúc bạn đeo máy có 24 tiếng, con tim bạn vờ ngoan ngoãn, không dở chứng đập lung tung. Có khi ta phải cầu cứu đến một dụng cụ theo dõi khác, gọi là “event recorder”, không ghi nhận từng nhịp đập của tim, chỉ khi nào bạn thấy hồi hộp, bạn bấm một cái nút, máy mới lập tức ghi chép lại từng hoạt động của tim liên tiếp trong khoảng thời gian 2 phút trước và 2 phút sau khi bạn bấm nút. Cách thứ hai này, dùng “event recorder”, có thể giúp ta theo dõi nhịp tim của bạn (nhưng không ghi nhận, trừ khi bạn bấm nút) từ 2 đến 4 tuần lễ.

Nếu thấy cần, bác sĩ sẽ khuyên bạn làm siêu âm tim (echocardiography), để ta tìm xem hình dáng con tim bạn vẫn bình thường, hoặc có chỗ nào méo mó cong vẹo, khiến nó hay đập mạnh.

Và nếu thấy cần, bác sĩ cũng khuyên bạn thử máu, để chúng ta cùng tìm xem bạn có thiếu máu, thiếu nước trong cơ thể, xáo trộn các chất điện giải potassim và calcium (cao hoặc thấp các chất potassium và calcium đều có thể khiến tim đập thất nhịp), có bị bệnh cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism), hoặc đường máu của bạn xuống thấp, …, những tình trạng hay khiến tim đập nhanh, mạnh, hoặc thất nhịp.

Chữa trị

Chúng ta đã biết, đa số các trường hợp hồi hộp là do nguyên nhân tâm lý, chỉ một số ít trường hợp gây do bệnh thể chất, trong đó có con tim,  là cơ quan ai cũng sợ nhỡ nó có gì thì sao.

Rất nhiều trường hợp hồi hộp do nguyên nhân tâm lý, sau khi được bác sĩ lắng nghe, thăm khám và giải thích cặn kẽ, người bệnh yên tâm ra về, rồi dần dần không còn thấy hồi hộp nữa. Một số trường hợp phải dùng đến thuốc an thần để giúp người bệnh bớt thấy hồi hộp. Tất nhiên, nếu người bệnh hút thuốc lá, dùng nhiều rượu, trà, cà-phê, bác sĩ sẽ khuyên họ nên bỏ thuốc lá, bớt dùng rượu, trà, cà-phê.

Còn trên đường tìm kiếm nguyên nhân gây chứng hồi hộp, lỡ tìm thấy bệnh gì có thể là thủ phạm gây hồi hộp, bác sĩ sẽ thử chữa bệnh này, nếu chứng hồi hộp thuyên giảm, mới dám kết luận đây là nguyên nhân chính gây hồi hộp. Ta để ý rằng, nhiều người hồi hộp cả vì lý do thể chất lẫn lý do tâm lý, hoặc một bệnh thể chất, khi tìm thấy, thực ra, lại không phải là nguyên nhân gây hồi hộp.
Bạn hay thấy hồi hộp ư? Bạn đừng vội lo quá, hãy ngồi xuống đây, bình tĩnh kể đầu đuôi câu chuyện cho bác sĩ nghe, bao lâu cơn hồi hộp của bạn xảy ra một lần, nặng nhẹ ra sao, có triệu chứng gì khác đi kèm, khi cơn hồi hộp trỗi dậy, bạn thấy tim đập như thế nào, và thường thì yếu tố nào hay khởi động, khiến cơn hồi hộp nó đến phá bạn. Sau đấy, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ cho bạn, và nếu thấy cần, sẽ khuyên bạn thử máu, hoặc làm thêm một ít trắc nghiệm. Thường thì, bác sĩ sẽ báo bạn tin vui, bạn chẳng có bệnh gì nặng, con tim bạn vẫn tốt nguyên. Vì đa số các chứng hồi hộp là do nguyên nhân tâm lý./.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm