Sức khỏe và đời sống
Hỏi đáp Y học: Thương tích sọ não do đạn
Thính giả Phan Văn Bàng ở Cincinnati, Ohio, hỏi:
“Thưa Bác sĩ,
Tôi xin hỏi về trường hợp của cháu gái của tôi, năm nay 33 tuổi, ở Việt Nam.
Cách đây 31 năm, khi cháu 2 tuổi, vào một dịp Tết ở Huế, một viên đạn lạc vào đầu, đi từ trái qua phải. Viên đạn sau đó được lấy ra, và cháu bị coma một thời gian ngắn. Sau đó cháu tỉnh lại dần.
Bây giờ tay trái của cháu tôi nhỏ hơn bên tay phải - một bên mười, một bên bảy.
Bên tay trái, từ vai đến cổ tay chỉ cảm giác khoảng 65 đến 75%, còn từ cổ tay ra bàn tay chỉ cảm giác khoảng 25%, và không sử dụng được, không cầm nắm được.
Tôi xin hỏi có thể điều trị được không? Nếu được thì điều trị cách nào? Điều trị ở Việt Nam hay ở Mỹ để chúng tôi có thể lo liệu?"
Xin cảm ơn Bác sĩ."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Thương tích sọ não do đạn
Thương tích sọ não do một viên đạn đi qua đầu ra bên phải, xảy ra trên 30 năm trước trên một đứa bé và dư chứng chỉ là một cánh tay trái nhỏ hơn và yếu hơn. Đây là một hoàn cảnh hiếm nhưng kết quả cũng có vẻ như một phép lạ, và chúng ta nên mừng cho phụ huynh và bệnh nhân.
Cũng như mọi khi, chúng ta sẽ không bàn đến riêng một cá nhân mà tôi chỉ đưa ra một số nhận xét để chúng ta cùng học hỏi.
1. Nói chung, các nạn nhân bị bắn vào đầu tỷ số chỉ sống sót được chừng 5%. Điểm quyết định quan trọng nhất là đường đi của viên đạn và bộ phận nào của não bộ bị phá huỷ. Não bộ chúng ta gồm hai bán cầu (cerebral hemisphere) trái và phải, thường não trái là bên trội quyết định các cơ năng ngôn ngữ, tính toán, suy nghĩ, lý luận và cử động bên nửa người phía bên phải. Não bộ phải kiểm soát cử động bên nửa người bên trái, và có những cơ năng tổng quát hơn như ước tính toán không gian ba chiều, âm nhạc, hội hoạ, ngữ cảnh của một câu nói, ý nghĩa một giọng nói, nói chung thiên về khía cạnh nghệ thuật và có thể tâm linh. Hai bán cầu não bổ túc cho nhau, tuy nhiên nếu một bên bị hư hại, phá huỷ, phần bên kia vẫn có thể bù đắp một phần được. Hai bán cầu não này được nối với nhau ở giữa bằng cuống não (brainstem) là nơi chứa những trung tâm kiểm soát các cơ năng cơ bản của sự sống như thở (hô hấp) và điều hoà tim đập.
Trường hợp các đường đạn đi từ trước ra sau, và đi xuyên qua một bên, chỉ phá huỷ một thuỳ của bán cầu trái hay phải (mỗi bên bán cầu não có nhiều thuỳ khác nhau) sẽ có hy vọng sống sót và phục hồi nhiều hơn những vết đạn bắn từ một bên này qua bên kia, phá huỷ cả hai bán cầu não, hay phá huỷ cuống não là nơi đều khiển căn bản của sự sống. Nói chung trẻ em có khả năng phục hồi tốt hơn người lớn. Trong trường hợp chúng ta đang nghe ở đây, có lẽ chỉ có phần thuỳ trán (frontal lobe) và thuỳ vách (parietal lobe) bên tay phải não (tay phải của bệnh nhân, phía tay trái người quan sát đối diện) bị hư hại nên ảnh hưởng đến vận động và cảm giác của cánh tay trái. Sự việc xảy ra đã trên 30 năm, và kết quả phục hồi có vẻ tốt hơn hầu hết các trường hợp tương tự, theo như tôi hiểu, chắc khó để cải thiện hơn nữa. Điều chúng ta có thể làm được là nhờ bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám kỹ lưỡng, xem có những khiếm khuyết nào có thể chưa được phát hiện , như thính giác, thị giác , ngôn ngữ bắp cơ co rút, teo lại do khiếm dụng, khớp xưng cứng vì co rút, từ đó có những khuyến cáo thích hợp như vật lý trị liệu ( physical therapy, occupational therapy, speech therapy) nếu cần thiết.
2. Dù là một nước đang hoà bình, chấn thương não (traumatic brain injury) gây ra 1/3 các tử vong do tai nạn ở Mỹ. Chừng 33,000 người chết do súng, tương đương với số tử vong do tai nạn lưu thông; trong đó 11,200 chết do bị bắn (firearm homicides), 21,175 chết do tự sát bằng súng. Có chừng 4000 người dưới 20 tuổi chết vì súng mỗi năm có nghĩa là chừng 10 trẻ em, thiếu niên chết mỗi ngày vì súng ở Mỹ, tuy nhiên tỷ số này có chiều hướng giảm trong những năm gần đây nhờ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dùng xì ke ma tuý trong giới trẻ.38% hộ của Mỹ có súng, và trong một phần đáng kể gia đình này lại có trẻ em dưới 18 tuổi và súng không được giữ ở nơi an toàn và khoá lại. Trái lại, một số cha mẹ để súng nạp đạn sẳn (loaded) và không khoá, có thể do cẩu thả, hoặc để sẳn sàng ứng phó. Trẻ nhỏ thì không hiểu biết gì về súng và tưởng là một đồ chơi, các thanh thiếu niên thì bồng bột và dễ tuyệt vọng hay phản ứng nhất thời, có thể dùng súng để tự sát hay tấn công người khác. Trong nhóm trẻ nhỏ từ 5-14 tuổi, tỷ số tự sát bằng súng của Mỹ cao gấp 8 lần các nước phát triển khác; và tỷ số chết người do tai nạn súng đạn cao gấp 10 lần. Đối với lứa tuổi 15-24 tuổi, tỷ lệ sát nhân bằng súng cao hơn 34 lần các nước khác.
Theo Hàn Lâm Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), đối với trẻ em và thanh thiếu niên hộ /gia đình không có súng là loại gia đình an toàn nhất. Do đó AAP khuyến cáo và tích cực vận động dư luận giới hành pháp Mỹ để lập nên những luật kiểm soát sự tiếp cận với súng của trẻ em và thiếu niên (child access prevention laws) , điều kiện mua súng khắt khe hơn ví dụ phải đợi một thời gian, điều tra quá khứ người mua, không bán cho các người có bệnh sử tâm thần; và cấm bán các súng thuộc loại võ khí tấn công (assault weapon) cho quần chúng.
Chúc quý thính giả và bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
-------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Qúy vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com> để sắp xếp hẹn trả lời cho buổi phát thanh kế tiếp.
Các bác sĩ của chuyên mục Hỏi đáp Y học Trực tiếp của đài VOA sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc về y học của quý vị.
Hỏi đáp Y học: Thương tích sọ não do đạn
Thính giả Phan Văn Bàng ở Cincinnati, Ohio, hỏi:
“Thưa Bác sĩ,
Tôi xin hỏi về trường hợp của cháu gái của tôi, năm nay 33 tuổi, ở Việt Nam.
Cách đây 31 năm, khi cháu 2 tuổi, vào một dịp Tết ở Huế, một viên đạn lạc vào đầu, đi từ trái qua phải. Viên đạn sau đó được lấy ra, và cháu bị coma một thời gian ngắn. Sau đó cháu tỉnh lại dần.
Bây giờ tay trái của cháu tôi nhỏ hơn bên tay phải - một bên mười, một bên bảy.
Bên tay trái, từ vai đến cổ tay chỉ cảm giác khoảng 65 đến 75%, còn từ cổ tay ra bàn tay chỉ cảm giác khoảng 25%, và không sử dụng được, không cầm nắm được.
Tôi xin hỏi có thể điều trị được không? Nếu được thì điều trị cách nào? Điều trị ở Việt Nam hay ở Mỹ để chúng tôi có thể lo liệu?"
Xin cảm ơn Bác sĩ."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Thương tích sọ não do đạn
Thương tích sọ não do một viên đạn đi qua đầu ra bên phải, xảy ra trên 30 năm trước trên một đứa bé và dư chứng chỉ là một cánh tay trái nhỏ hơn và yếu hơn. Đây là một hoàn cảnh hiếm nhưng kết quả cũng có vẻ như một phép lạ, và chúng ta nên mừng cho phụ huynh và bệnh nhân.
Cũng như mọi khi, chúng ta sẽ không bàn đến riêng một cá nhân mà tôi chỉ đưa ra một số nhận xét để chúng ta cùng học hỏi.
1. Nói chung, các nạn nhân bị bắn vào đầu tỷ số chỉ sống sót được chừng 5%. Điểm quyết định quan trọng nhất là đường đi của viên đạn và bộ phận nào của não bộ bị phá huỷ. Não bộ chúng ta gồm hai bán cầu (cerebral hemisphere) trái và phải, thường não trái là bên trội quyết định các cơ năng ngôn ngữ, tính toán, suy nghĩ, lý luận và cử động bên nửa người phía bên phải. Não bộ phải kiểm soát cử động bên nửa người bên trái, và có những cơ năng tổng quát hơn như ước tính toán không gian ba chiều, âm nhạc, hội hoạ, ngữ cảnh của một câu nói, ý nghĩa một giọng nói, nói chung thiên về khía cạnh nghệ thuật và có thể tâm linh. Hai bán cầu não bổ túc cho nhau, tuy nhiên nếu một bên bị hư hại, phá huỷ, phần bên kia vẫn có thể bù đắp một phần được. Hai bán cầu não này được nối với nhau ở giữa bằng cuống não (brainstem) là nơi chứa những trung tâm kiểm soát các cơ năng cơ bản của sự sống như thở (hô hấp) và điều hoà tim đập.
Trường hợp các đường đạn đi từ trước ra sau, và đi xuyên qua một bên, chỉ phá huỷ một thuỳ của bán cầu trái hay phải (mỗi bên bán cầu não có nhiều thuỳ khác nhau) sẽ có hy vọng sống sót và phục hồi nhiều hơn những vết đạn bắn từ một bên này qua bên kia, phá huỷ cả hai bán cầu não, hay phá huỷ cuống não là nơi đều khiển căn bản của sự sống. Nói chung trẻ em có khả năng phục hồi tốt hơn người lớn. Trong trường hợp chúng ta đang nghe ở đây, có lẽ chỉ có phần thuỳ trán (frontal lobe) và thuỳ vách (parietal lobe) bên tay phải não (tay phải của bệnh nhân, phía tay trái người quan sát đối diện) bị hư hại nên ảnh hưởng đến vận động và cảm giác của cánh tay trái. Sự việc xảy ra đã trên 30 năm, và kết quả phục hồi có vẻ tốt hơn hầu hết các trường hợp tương tự, theo như tôi hiểu, chắc khó để cải thiện hơn nữa. Điều chúng ta có thể làm được là nhờ bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám kỹ lưỡng, xem có những khiếm khuyết nào có thể chưa được phát hiện , như thính giác, thị giác , ngôn ngữ bắp cơ co rút, teo lại do khiếm dụng, khớp xưng cứng vì co rút, từ đó có những khuyến cáo thích hợp như vật lý trị liệu ( physical therapy, occupational therapy, speech therapy) nếu cần thiết.
2. Dù là một nước đang hoà bình, chấn thương não (traumatic brain injury) gây ra 1/3 các tử vong do tai nạn ở Mỹ. Chừng 33,000 người chết do súng, tương đương với số tử vong do tai nạn lưu thông; trong đó 11,200 chết do bị bắn (firearm homicides), 21,175 chết do tự sát bằng súng. Có chừng 4000 người dưới 20 tuổi chết vì súng mỗi năm có nghĩa là chừng 10 trẻ em, thiếu niên chết mỗi ngày vì súng ở Mỹ, tuy nhiên tỷ số này có chiều hướng giảm trong những năm gần đây nhờ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dùng xì ke ma tuý trong giới trẻ.38% hộ của Mỹ có súng, và trong một phần đáng kể gia đình này lại có trẻ em dưới 18 tuổi và súng không được giữ ở nơi an toàn và khoá lại. Trái lại, một số cha mẹ để súng nạp đạn sẳn (loaded) và không khoá, có thể do cẩu thả, hoặc để sẳn sàng ứng phó. Trẻ nhỏ thì không hiểu biết gì về súng và tưởng là một đồ chơi, các thanh thiếu niên thì bồng bột và dễ tuyệt vọng hay phản ứng nhất thời, có thể dùng súng để tự sát hay tấn công người khác. Trong nhóm trẻ nhỏ từ 5-14 tuổi, tỷ số tự sát bằng súng của Mỹ cao gấp 8 lần các nước phát triển khác; và tỷ số chết người do tai nạn súng đạn cao gấp 10 lần. Đối với lứa tuổi 15-24 tuổi, tỷ lệ sát nhân bằng súng cao hơn 34 lần các nước khác.
Theo Hàn Lâm Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), đối với trẻ em và thanh thiếu niên hộ /gia đình không có súng là loại gia đình an toàn nhất. Do đó AAP khuyến cáo và tích cực vận động dư luận giới hành pháp Mỹ để lập nên những luật kiểm soát sự tiếp cận với súng của trẻ em và thiếu niên (child access prevention laws) , điều kiện mua súng khắt khe hơn ví dụ phải đợi một thời gian, điều tra quá khứ người mua, không bán cho các người có bệnh sử tâm thần; và cấm bán các súng thuộc loại võ khí tấn công (assault weapon) cho quần chúng.
Chúc quý thính giả và bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
-------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Qúy vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com> để sắp xếp hẹn trả lời cho buổi phát thanh kế tiếp.
Các bác sĩ của chuyên mục Hỏi đáp Y học Trực tiếp của đài VOA sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc về y học của quý vị.