Quán Bên Đường
Hùng Khí Tôn Thất Trân ! "Anh hùng tử, nhưng khí hùng nào tử”
Thiếu Tá Tôn Thất Trân sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi, theo học khóa 20 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Đà Lạt. Với khẩu hiệu anh chọn khi ra trường: "Nguyện hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia và bảo vệ danh dự Quân Đội” Vâng, anh đã thể hiện đúng với khẩu hiệu này. Anh đã sống và chết với khí phách của người Anh Hùng, chí khí của người trai Võ Bị Sống trong thời chiến, người mà trường Mẹ, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Đà-Lạt đào tạo, hun đúc, với khẩu hiệu ban ra cho mỗi sinh viên của trường này:
"Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm ”.
Với khẩu hiệu này, anh đã thi hành trọn vẹn. Khi ra trường anh còn được dặn dò thêm, khích lệ thêm bằng những lời đầy khẳng khái: "Chúng tôi không cầu an lạc và dễ dàng, mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm”. Lúc mãn khóa, những chàng trai thời đại này đã rất mong mỏi để được xung vào những binh chủng đầy Kiêu Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Anh đã chọn Binh Chủng Thủy Quân Lục chiến. Với binh chủng này anh đã chiến đấu hết mình, thi thố trọn vẹn tài năng của anh, tham dự rất nhiều trận chiến ác liệt trên khắp chiến trường Việt Nam. Anh đạt được nhiều chiến công hiển hách. Rồi khi quê hương nghiêng ngửa, lọt vào tay bọn Cộng Sản, một loại ác ôn, côn đồ, Anh nhất quyết không tuân lệnh của hàng tướng Dương Văn Minh, nhất định không chịu buông súng qui hàng Việt Cộng. Trước sau vẫn mang quyết tâm chiến đấu tới cùng. Nhưng khi đã lâm vào cảnh đường cùng, anh vẫn khẳng khái không chấp nhận mình bị thua cuộc, anh chỉ bàn giao theo lệnh trên khi hoàn toàn bị cô lập. Rồi anh đấu khẩu tranh luận mạt sát bọn Cộng Sản bắt giữ anh. Anh nhất quyết biểu lộ khí chí kiêu hùng của anh trước mặt địch và không hề kiếp sợ. Cuối cùng vì bản chất khí khái của anh, cộng với những chiến công lẫy lừng của anh trước đây bọn Việt Cộng trong lúc thắng thế đã rất căm thù và quyết định sát hại một mình anh trong đám lau sậy tại Bình Chánh Long An. "Cọp chết để da, người hùng chết để tiếng” anh đã để lại cho những chiến binh bị bắt cùng anh sự cảm phục ngưỡng mộ anh, tôn vinh anh như một bậc Anh Hùng. Anh đã từng được ân thưởng " Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, kèm anh Dũng Bộ Tinh với Nhành Dương Liễu”. Trong nghị định tuyên dương thành tích của anh chỉ huy tái chiến Cổ Thành Quảng Trị, tiêu diệt trên 300 quân Cộng Sản Bắc Việt. Lúc nào anh cũng mang bên mình một khẩu K54 lấy được từ một cán bộ cao cấp CS Bắc Việt. Viết tới đây tôi có nghĩ tới một sự trùng hợp giữa tôi và anh, một sự trùng hợp nho nhỏ. Tôi cũng xuất thân cùng trường Mẹ sau anh, ra trường với chiến công đầu đời, là đã lấy được của Việt Cộng một hầm súng với nhiều vũ khí, tôi có giữ lại một khẩu K54 và một lưỡi lê AK làm kỷ niệm và lúc nào cũng mang theo trên thắt lưng súng đạn. Lúc mới ra trường, về đơn vị tôi còn rất ngỡ ngàng, chưa làm quen được với đơn vị và chiến trường. Khi ông đại đội trưởng bị cầm giữ ở đại đội lâu ngày, thấy có tôi về đại đội làm phó cho ông, ông liền xin đi phép. Tôi dẫn đại đội hành quân trực thăng vận ở vùng núi Chợ Long An. Trên đường tiến quân vào xóm ấp, đi ngang qua một căn nhà lá nằm bên trong lũy tre xanh. Một em trai khoảng 11-12 tuổi, cứ thập thò chạy ra cổng rồi lại chạy vào trong sân nhà. Khi đi qua nhà, thấy vậy tôi vẫy em ra dò hỏi, em ngó trước ngó sau với vẻ hồi hộp, lo sợ. Rồi em chỉ cho tôi một cái hầm chôn vũ khí bên rặng tre, sau nhà em ở. Đào lên tịch thu được 16 khẩu súng đủ loại với đạn dược cùng tài liệu. Đó là chiến công đầu đời binh nghiệp của tôi. Em bé trai xin được cho về Chợ Lớn ở với bà Ngoại, để tránh hậu họa. Tôi đã làm theo đúng ước muốn của em. Nhưng hỡi ơi! Khoảng hai tháng sau, khi hành quân lại khu đó, tôi có hỏi thăm về em. Một điều làm tôi rất đau lòng, Việt Cộng đã áp lực mẹ em phải mang em về lại cho chúng, chúng trả thù em bằng cách giết chết em. Trở lại với những thành tích chiến đấu của Thiếu Tá Tôn Thất Trân, anh không hề kiếp sợ trước kẻ thù, mà ngược lại anh còn thể hiện cái khí phách của người Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước quân thù. Anh đã thách thức cán bộ chỉ huy địch, đang lúc chúng say sưa chiến thắng và đầy quyền sinh sát, Anh biết rõ điều này nhưng anh không hề sợ chết. Trước khi chết anh phải cho chúng một bài học về tư cách của người Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Không như chúng tôi còn sợ chết, còn nặng nợ gia đình. Anh cũng có gia đình, anh yêu thương vợ con anh nhiều lắm chứ! Nhưng đối diện với địch quân anh vẫn hiên ngang thể hiện cái dũng của một cấp chỉ huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Anh đã lựa chọn cái chết của một anh hùng. Anh đã biết trước với thái độ chống đối, lời nói phỉ báng bọn Cộng Sản, anh sẽ phải bị chúng trả thù. Anh đã can đảm sỉ vả tên chỉ huy, Thượng Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt Lê Văn Dậu. Tên này bị mất mặt, quá căm tức, nên cùng tên cận vệ mang một mình anh ra bờ rạch ở Bình Chánh để thủ tiêu anh. Trước khi bị chúng bắn, anh đã dùng chân đá tên Sư đoàn trưởng té lăn dưới chân anh, vì thế tên này bắn anh ngay lập tức. Máu anh đã phun vào người hắn, máu của người chiến sĩ hiên ngang bất khuất. Anh đã dạy cho tên này một bài học trong cuộc đời hắn: Gương kiêu hùng của người sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Tổ Quốc Việt Nam ghi danh Anh, chúng tôi Quân nhân các cấp Hậu Nghĩa kính phục Anh : Một người trai thế hệ không bao giờ chịu bị khuất phục trước kẻ thù. Không cứu được Quê Hương lúc nguy biến Anh đã hy sinh mạng sống nói lên tấm lòng tận trung báo quốc của Anh. Anh Trân, anh thà chết vinh hơn sống nhục! Riêng phần chúng tôi phải sống trong ngậm đắng nuốt cay phần đời còn lại trong niềm đau mất nước về tay bọn Cộng Sản. VŨ BẮC Sinh Tồn chuyển
Hùng Khí Tôn Thất Trân ! "Anh hùng tử, nhưng khí hùng nào tử”
Thiếu Tá Tôn Thất Trân sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi, theo học khóa 20 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Đà Lạt. Với khẩu hiệu anh chọn khi ra trường: "Nguyện hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia và bảo vệ danh dự Quân Đội” Vâng, anh đã thể hiện đúng với khẩu hiệu này. Anh đã sống và chết với khí phách của người Anh Hùng, chí khí của người trai Võ Bị Sống trong thời chiến, người mà trường Mẹ, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam Đà-Lạt đào tạo, hun đúc, với khẩu hiệu ban ra cho mỗi sinh viên của trường này:
"Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm ”.
Với khẩu hiệu này, anh đã thi hành trọn vẹn. Khi ra trường anh còn được dặn dò thêm, khích lệ thêm bằng những lời đầy khẳng khái: "Chúng tôi không cầu an lạc và dễ dàng, mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm”. Lúc mãn khóa, những chàng trai thời đại này đã rất mong mỏi để được xung vào những binh chủng đầy Kiêu Hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Anh đã chọn Binh Chủng Thủy Quân Lục chiến. Với binh chủng này anh đã chiến đấu hết mình, thi thố trọn vẹn tài năng của anh, tham dự rất nhiều trận chiến ác liệt trên khắp chiến trường Việt Nam. Anh đạt được nhiều chiến công hiển hách. Rồi khi quê hương nghiêng ngửa, lọt vào tay bọn Cộng Sản, một loại ác ôn, côn đồ, Anh nhất quyết không tuân lệnh của hàng tướng Dương Văn Minh, nhất định không chịu buông súng qui hàng Việt Cộng. Trước sau vẫn mang quyết tâm chiến đấu tới cùng. Nhưng khi đã lâm vào cảnh đường cùng, anh vẫn khẳng khái không chấp nhận mình bị thua cuộc, anh chỉ bàn giao theo lệnh trên khi hoàn toàn bị cô lập. Rồi anh đấu khẩu tranh luận mạt sát bọn Cộng Sản bắt giữ anh. Anh nhất quyết biểu lộ khí chí kiêu hùng của anh trước mặt địch và không hề kiếp sợ. Cuối cùng vì bản chất khí khái của anh, cộng với những chiến công lẫy lừng của anh trước đây bọn Việt Cộng trong lúc thắng thế đã rất căm thù và quyết định sát hại một mình anh trong đám lau sậy tại Bình Chánh Long An. "Cọp chết để da, người hùng chết để tiếng” anh đã để lại cho những chiến binh bị bắt cùng anh sự cảm phục ngưỡng mộ anh, tôn vinh anh như một bậc Anh Hùng. Anh đã từng được ân thưởng " Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, kèm anh Dũng Bộ Tinh với Nhành Dương Liễu”. Trong nghị định tuyên dương thành tích của anh chỉ huy tái chiến Cổ Thành Quảng Trị, tiêu diệt trên 300 quân Cộng Sản Bắc Việt. Lúc nào anh cũng mang bên mình một khẩu K54 lấy được từ một cán bộ cao cấp CS Bắc Việt. Viết tới đây tôi có nghĩ tới một sự trùng hợp giữa tôi và anh, một sự trùng hợp nho nhỏ. Tôi cũng xuất thân cùng trường Mẹ sau anh, ra trường với chiến công đầu đời, là đã lấy được của Việt Cộng một hầm súng với nhiều vũ khí, tôi có giữ lại một khẩu K54 và một lưỡi lê AK làm kỷ niệm và lúc nào cũng mang theo trên thắt lưng súng đạn. Lúc mới ra trường, về đơn vị tôi còn rất ngỡ ngàng, chưa làm quen được với đơn vị và chiến trường. Khi ông đại đội trưởng bị cầm giữ ở đại đội lâu ngày, thấy có tôi về đại đội làm phó cho ông, ông liền xin đi phép. Tôi dẫn đại đội hành quân trực thăng vận ở vùng núi Chợ Long An. Trên đường tiến quân vào xóm ấp, đi ngang qua một căn nhà lá nằm bên trong lũy tre xanh. Một em trai khoảng 11-12 tuổi, cứ thập thò chạy ra cổng rồi lại chạy vào trong sân nhà. Khi đi qua nhà, thấy vậy tôi vẫy em ra dò hỏi, em ngó trước ngó sau với vẻ hồi hộp, lo sợ. Rồi em chỉ cho tôi một cái hầm chôn vũ khí bên rặng tre, sau nhà em ở. Đào lên tịch thu được 16 khẩu súng đủ loại với đạn dược cùng tài liệu. Đó là chiến công đầu đời binh nghiệp của tôi. Em bé trai xin được cho về Chợ Lớn ở với bà Ngoại, để tránh hậu họa. Tôi đã làm theo đúng ước muốn của em. Nhưng hỡi ơi! Khoảng hai tháng sau, khi hành quân lại khu đó, tôi có hỏi thăm về em. Một điều làm tôi rất đau lòng, Việt Cộng đã áp lực mẹ em phải mang em về lại cho chúng, chúng trả thù em bằng cách giết chết em. Trở lại với những thành tích chiến đấu của Thiếu Tá Tôn Thất Trân, anh không hề kiếp sợ trước kẻ thù, mà ngược lại anh còn thể hiện cái khí phách của người Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước quân thù. Anh đã thách thức cán bộ chỉ huy địch, đang lúc chúng say sưa chiến thắng và đầy quyền sinh sát, Anh biết rõ điều này nhưng anh không hề sợ chết. Trước khi chết anh phải cho chúng một bài học về tư cách của người Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Không như chúng tôi còn sợ chết, còn nặng nợ gia đình. Anh cũng có gia đình, anh yêu thương vợ con anh nhiều lắm chứ! Nhưng đối diện với địch quân anh vẫn hiên ngang thể hiện cái dũng của một cấp chỉ huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Anh đã lựa chọn cái chết của một anh hùng. Anh đã biết trước với thái độ chống đối, lời nói phỉ báng bọn Cộng Sản, anh sẽ phải bị chúng trả thù. Anh đã can đảm sỉ vả tên chỉ huy, Thượng Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt Lê Văn Dậu. Tên này bị mất mặt, quá căm tức, nên cùng tên cận vệ mang một mình anh ra bờ rạch ở Bình Chánh để thủ tiêu anh. Trước khi bị chúng bắn, anh đã dùng chân đá tên Sư đoàn trưởng té lăn dưới chân anh, vì thế tên này bắn anh ngay lập tức. Máu anh đã phun vào người hắn, máu của người chiến sĩ hiên ngang bất khuất. Anh đã dạy cho tên này một bài học trong cuộc đời hắn: Gương kiêu hùng của người sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Tổ Quốc Việt Nam ghi danh Anh, chúng tôi Quân nhân các cấp Hậu Nghĩa kính phục Anh : Một người trai thế hệ không bao giờ chịu bị khuất phục trước kẻ thù. Không cứu được Quê Hương lúc nguy biến Anh đã hy sinh mạng sống nói lên tấm lòng tận trung báo quốc của Anh. Anh Trân, anh thà chết vinh hơn sống nhục! Riêng phần chúng tôi phải sống trong ngậm đắng nuốt cay phần đời còn lại trong niềm đau mất nước về tay bọn Cộng Sản. VŨ BẮC Sinh Tồn chuyển