Quán Bên Đường
Kế hoạch của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tiếp cứu VNCH năm 1975
Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford (1974-1977)
Như đã trình bày, vào tuần lễ cuối cùng của tháng 3/1975,
Tổng thống Ford đã cử Đại tướng Frederick C. Weyand,
Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, đến Việt Nam để tìm hiểu tình hình..
Đại tướng Weyand là một vị tướng đã từng phục vụ ở chiến trường Việt Nam qua nhiều chức vụ khác nhau: Tư lệnh Sư đoàn 25 Hoa Kỳ, Tư lệnh Bộ chỉ huy tiền phương Lực lượng 2 đặc nhiệm, Tư lệnh phó bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (tư lệnh là Đaị tướng Creighton W. Abrams), sau cùng là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Yểm trợ Hoa Kỳ (MACV).Đại tướng Weyand đã thăm và tìm hiểu tình hình VN từ ngày 28/3/1975 đến ngày 4/4/1975. Trở về Mỹ, ông đã làm một phúc trình đặc biệt lên Tổng thống Ford về tình hình VN và những đề nghị khẩn cấp để cứu nguy VNCH. Sau đây là phần phúc trình của Đại tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân, đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ, về những biện pháp khẩn cấp cứu nguy VNCH trong tháng 4/1955
-Những gì xảy ra tại miền Nam Việt Nam trong tháng tới hay sau đó, tùy thuộc rất nhiều vào những gì được thực hiện, hay không được thực hiện, bởi Bắc Việt, Chính Phủ VNCH, và Hoa Kỳ trong hai tới ba tuần tới hay ngay cả trong những ngày tới.
-Ngoại trừ lực lượng Cộng quân Bắc Việt bị chận đứng tại trận địa hay Hànội bị thuyết phục ngưng chiến qua ngã ngoại giao hay ngã nào khác, Cộng sản Bắc Việt sẽ đánh bại Chính Phủ VNCH trên bình diện quân sự. Không có dấu chỉ cho thấy Bắc Việt đang gặp khó khăn tiếp vận hay bắt đầu thiếu hụt nguồn tiếp liệu. Sự nam tiến của chỉ một, nếu không nói là hai, trong số năm sư đoàn Cộng quân Bắc Việt hiện đang có mặt tại Quân khu 2 sẽ đủ để tấn công lực lượng VNCH tại vùng ven biển thuộc Quân Đoàn 2. Nếu một trong số năm sư đoàn của Cộng quân Bắc Việt hiện đã có mặt tại Quân khu 2 được đưa xuống Quân khu 3 đặc biệt là nếu được tăng cường với pháo binh và chiến xa, cán cân lực lượng tương quan hiện tại Quân khu 3 sẽ bị nghiêng ngửa. Các lực lượng của VNCH tại vùng Đồng Bằng (Miền Tây Nam phần), đủ khả năng đương đầu với lực lượng Cộng quân hiện đã có mặt trong Quân khu 4, và vùng này sẽ không đứng vững nổi nếu Quân khu 3 tan rã sau các cuộc thất bại tại Quân khu 1 và Quân khu 2.
-Hình ảnh phác họa trên may ra có thể biến cải đang khi Chính Phủ VNCH điều quân tại Vùng 3 CT với các đơn vị sống sót từ Vùng 1 và 2. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi thời gian để tái tổ chức và tái trang bị. Chúng ta có thể chẩn đoán là Bắc Việt có thể tiến quân và xung trận các sư đoàn hiện diện tại Nam Việt Nam nhanh hơn là Chính Phủ VNCH có thể thiết lập các sư đoàn tân trang.
-Còn phần Chính Phủ VNCH, phải thực hiện những công tác thật sự hữu hiệu không những để ngăn ngừa sự suy thoái của vị trí quân sự tại Quân khu 3, nhưng cũng để, và có lẽ quan trọng hơn,-hiến cho dân chúng và giới quân đội, một thôi thúc tâm lý tin tưởng vào tài lãnh đạo của các nhân vật tối cao của Chính Phủ VNCH. Trong lãnh vực tinh thần, miền Nam Việt Nam, ít ra tại Quân khu 3, kể cả Sàigòn, rất gần kề miệng dốc đưa tới thất bại và vô vọng của một sự đổ vỡ cơ cấu toàn diện.
*Vai Trò và Các Lựa Chọn Hành Động của Hoa Kỳ
Về phần vai trò và các lựa chọn hành động của Hoa Kỳ trong tình hình nguy kịch của VNCH, bản phúc trình của Đại tướng Weyand viết như sau.
-Điều gì Hoa Kỳ làm, hay không làm, trong những ngày tới có lẽ là yếu tố định đoạt cho những biến cố xảy ra trong mấy tuần tới; điều này cũng đúng đối với điều gì Sài Gòn hay Hà Nội làm hay không làm. Một mình Hoa Kỳ không thể cứu vãn Nam Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ có thể, cho dù có vô tình đi nữa, xô đẩy Nam Việt Nam xuống hố chôn.
Đại tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ (1974-1976)
-Đề nghị cụ thể của tôi có thể được phân thành hai loại. Có những hành động ngắn hạn, một phần về mặt thể lý nhưng chính yếu về mặt tâm lý,cần để nâng tinh thần Nam Việt Nam và, nếu có thể, ép buộc đình trệ hành động. Điều này chỉ mua được thời giờ, nhưng trong tình thế hiện tại thời giờ là điều tối cần. Thứ đến, có những hành động dài hạn, tuy mang tính chất vật chất nhưng cũng có khía cạnh tâm lý mạnh mẽ, cần thiết nếu muốn Nam Việt Nam có tí hy vọng tồn tại trước sự tàn phá của Bắc Việt hay thương thảo một hiệp ước khác hơn là đầu hàng.
Điều kiện tiên quyết và cấp bách là Việt Nam cảm thấy Hoa Kỳ ủng hộ. Cảm quan này quan trọng về mọi mặt. Cảm quan Hoa Kỳ giảm thiểu ủng hộ Nam Việt Nam khuyến khích Bắc Việt tiếp tục tấn công. Chính cảm quan này đã khiến Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu triệt thoái khỏi các vị trí lẻ tẻ và lộ liễu tại các tỉnh phía bắc. Cảm quan này được cấu tạo bởi các hành động sau đây: Ngay sau khi ký kết Hiệp Định Ba Lê, 1.6 tỷ mỹ kim được đệ trình để cung ứng cho nhu cầu của Nam Việt Nam cho tài khóa 1974; 1.126 tỷ mỹ kim được xuất ra--thanh thỏa 70% nhu cầu. Tiếp sau đó 500 triệu mỹ kim còn lại bị từ khước không được tháo khoán. Đối với tài khóa năm nay, 1.6 tỷ được đệ trình để duy trì khả năng tự vệ của Nam Việt Nam; 700 triệu được chấp thuận,thanh thỏa 44 nhu cầu. Những hành động này đã giúp khai sinh khủng hoảng tin tưởng khiến Chính Phủ NVN dùng tới biện pháp triệt thoái chiến lược.
-Điều then chốt cho sự tồn tại sống còn của quốc gia Việt Nam nằm trong khả năng của Chính Phủ VNCH ổn định tình thế, và đem các nguồn lực quân sự chống đối lại sức tấn công của Bắc Việt. Khả năng ổn định tình thế này tùy thuộc, một phần lớn, vào khả năng thuyết phục hạ tầng giới quân nhân và dân sự là chưa đến nỗi mất tất cả, và còn có thể chận đứng Bắc Việt. Tuy đó là trách vụ chính của Chính Phủ Việt Nam, các hành động về phía Hoa Kỳ mang tính chất quyết liệt trong việc tái tạo niềm tin.
Hành động mà Hoa Kỳ có thể làm để gây nên ấn tượng tức khắc cho Việt Nam,Bắc lẫn Nam,-là dùng không lực Hoa Kỳ để chận đứng thế tấn công hiện tại của Cộng quân Bắc Việt. Cho dù chỉ giới hạn trên phần đất Nam Việt Nam và chỉ thực hiện trong một thời gian giới hạn, những tấn công này sẽ gây tổn thất lớn lao cho lực lượng viễn chinh Bắc Việt về mặt nhân sự và quân cụ, và sẽ tạo một chấn động về mặt tâm lý đối với các chiến binh xâm lăng. Những tấn công không tập này cũng sẽ khiến giới lãnh đạo Ha Nội phải đắn đo suy nghĩ, thái độ mà hiện giờ họ không có, đến hậu quả tai hại có thể xảy đến nếu họ làm ngơ lời cam kết chính thức họ đã hứa với Hoa Kỳ.
Giới lãnh đạo quân sự VNCH thuộc mọi cấp bậc đều luôn lập đi lập lại tầm mức quan trọng của sử dụng B-52 phản công chống lại một lực lượng địch to lớn hơn và quan điểm này hợp lý về mặt quân sự. Tôi ý thức đến các khó khăn về mặt pháp lý và chính trị gây nên bởi việc thi hành biện pháp không tập này.
Một việc quan trọng mà Hoa Kỳ cần phải làm là xác định cách rõ ràng Hoa Ky quyết tâm ủng hộ Nam Việt Nam. Việc này phải bao gồm lời minh định tích cực của Tổng Thống và các giới chức cao cấp Mỹ. Tinh thần suy sụp của dân chúng Việt Nam đã hứng khởi lên rõ rệt khi phái đoàn Hoa Kỳ do Tổng Thống phái đi với nhiệm vụ điều tra tình hình đặt chân tới Sàigòn. Có thêm những hành động tương tợ như vậy sẽ minh chứng mối quan tâm của Hoa Kỳ. Cộng thêm vào các lời xác định của Ngành Hành Pháp, cần thêm nỗ lực tạo một mối quan tâm chung tại mọi lãnh vực trên đất Hoa Kỳ. Sự ủng hộ từ các thành viên của Quốc Hội; xác định lập trường ủng hộ từ các nhân vật có trọng trách trong và ngoài chính phủ; và sự thông cảm trong giới báo chí Hoa Kỳ sẽ cải biến cảm quan về phía Hoa Kỳ liên quan đến tình hình tại Việt Nam.
Tác giả bài viết: Đặng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Sinh Ton chuyen
Kế hoạch của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tiếp cứu VNCH năm 1975
Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford (1974-1977)
Như đã trình bày, vào tuần lễ cuối cùng của tháng 3/1975,
Tổng thống Ford đã cử Đại tướng Frederick C. Weyand,
Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, đến Việt Nam để tìm hiểu tình hình..
Đại tướng Weyand là một vị tướng đã từng phục vụ ở chiến trường Việt Nam qua nhiều chức vụ khác nhau: Tư lệnh Sư đoàn 25 Hoa Kỳ, Tư lệnh Bộ chỉ huy tiền phương Lực lượng 2 đặc nhiệm, Tư lệnh phó bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (tư lệnh là Đaị tướng Creighton W. Abrams), sau cùng là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Yểm trợ Hoa Kỳ (MACV).Đại tướng Weyand đã thăm và tìm hiểu tình hình VN từ ngày 28/3/1975 đến ngày 4/4/1975. Trở về Mỹ, ông đã làm một phúc trình đặc biệt lên Tổng thống Ford về tình hình VN và những đề nghị khẩn cấp để cứu nguy VNCH. Sau đây là phần phúc trình của Đại tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân, đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ, về những biện pháp khẩn cấp cứu nguy VNCH trong tháng 4/1955
-Những gì xảy ra tại miền Nam Việt Nam trong tháng tới hay sau đó, tùy thuộc rất nhiều vào những gì được thực hiện, hay không được thực hiện, bởi Bắc Việt, Chính Phủ VNCH, và Hoa Kỳ trong hai tới ba tuần tới hay ngay cả trong những ngày tới.
-Ngoại trừ lực lượng Cộng quân Bắc Việt bị chận đứng tại trận địa hay Hànội bị thuyết phục ngưng chiến qua ngã ngoại giao hay ngã nào khác, Cộng sản Bắc Việt sẽ đánh bại Chính Phủ VNCH trên bình diện quân sự. Không có dấu chỉ cho thấy Bắc Việt đang gặp khó khăn tiếp vận hay bắt đầu thiếu hụt nguồn tiếp liệu. Sự nam tiến của chỉ một, nếu không nói là hai, trong số năm sư đoàn Cộng quân Bắc Việt hiện đang có mặt tại Quân khu 2 sẽ đủ để tấn công lực lượng VNCH tại vùng ven biển thuộc Quân Đoàn 2. Nếu một trong số năm sư đoàn của Cộng quân Bắc Việt hiện đã có mặt tại Quân khu 2 được đưa xuống Quân khu 3 đặc biệt là nếu được tăng cường với pháo binh và chiến xa, cán cân lực lượng tương quan hiện tại Quân khu 3 sẽ bị nghiêng ngửa. Các lực lượng của VNCH tại vùng Đồng Bằng (Miền Tây Nam phần), đủ khả năng đương đầu với lực lượng Cộng quân hiện đã có mặt trong Quân khu 4, và vùng này sẽ không đứng vững nổi nếu Quân khu 3 tan rã sau các cuộc thất bại tại Quân khu 1 và Quân khu 2.
-Hình ảnh phác họa trên may ra có thể biến cải đang khi Chính Phủ VNCH điều quân tại Vùng 3 CT với các đơn vị sống sót từ Vùng 1 và 2. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi thời gian để tái tổ chức và tái trang bị. Chúng ta có thể chẩn đoán là Bắc Việt có thể tiến quân và xung trận các sư đoàn hiện diện tại Nam Việt Nam nhanh hơn là Chính Phủ VNCH có thể thiết lập các sư đoàn tân trang.
-Còn phần Chính Phủ VNCH, phải thực hiện những công tác thật sự hữu hiệu không những để ngăn ngừa sự suy thoái của vị trí quân sự tại Quân khu 3, nhưng cũng để, và có lẽ quan trọng hơn,-hiến cho dân chúng và giới quân đội, một thôi thúc tâm lý tin tưởng vào tài lãnh đạo của các nhân vật tối cao của Chính Phủ VNCH. Trong lãnh vực tinh thần, miền Nam Việt Nam, ít ra tại Quân khu 3, kể cả Sàigòn, rất gần kề miệng dốc đưa tới thất bại và vô vọng của một sự đổ vỡ cơ cấu toàn diện.
*Vai Trò và Các Lựa Chọn Hành Động của Hoa Kỳ
Về phần vai trò và các lựa chọn hành động của Hoa Kỳ trong tình hình nguy kịch của VNCH, bản phúc trình của Đại tướng Weyand viết như sau.
-Điều gì Hoa Kỳ làm, hay không làm, trong những ngày tới có lẽ là yếu tố định đoạt cho những biến cố xảy ra trong mấy tuần tới; điều này cũng đúng đối với điều gì Sài Gòn hay Hà Nội làm hay không làm. Một mình Hoa Kỳ không thể cứu vãn Nam Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ có thể, cho dù có vô tình đi nữa, xô đẩy Nam Việt Nam xuống hố chôn.
Đại tướng Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ (1974-1976)
-Đề nghị cụ thể của tôi có thể được phân thành hai loại. Có những hành động ngắn hạn, một phần về mặt thể lý nhưng chính yếu về mặt tâm lý,cần để nâng tinh thần Nam Việt Nam và, nếu có thể, ép buộc đình trệ hành động. Điều này chỉ mua được thời giờ, nhưng trong tình thế hiện tại thời giờ là điều tối cần. Thứ đến, có những hành động dài hạn, tuy mang tính chất vật chất nhưng cũng có khía cạnh tâm lý mạnh mẽ, cần thiết nếu muốn Nam Việt Nam có tí hy vọng tồn tại trước sự tàn phá của Bắc Việt hay thương thảo một hiệp ước khác hơn là đầu hàng.
Điều kiện tiên quyết và cấp bách là Việt Nam cảm thấy Hoa Kỳ ủng hộ. Cảm quan này quan trọng về mọi mặt. Cảm quan Hoa Kỳ giảm thiểu ủng hộ Nam Việt Nam khuyến khích Bắc Việt tiếp tục tấn công. Chính cảm quan này đã khiến Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu triệt thoái khỏi các vị trí lẻ tẻ và lộ liễu tại các tỉnh phía bắc. Cảm quan này được cấu tạo bởi các hành động sau đây: Ngay sau khi ký kết Hiệp Định Ba Lê, 1.6 tỷ mỹ kim được đệ trình để cung ứng cho nhu cầu của Nam Việt Nam cho tài khóa 1974; 1.126 tỷ mỹ kim được xuất ra--thanh thỏa 70% nhu cầu. Tiếp sau đó 500 triệu mỹ kim còn lại bị từ khước không được tháo khoán. Đối với tài khóa năm nay, 1.6 tỷ được đệ trình để duy trì khả năng tự vệ của Nam Việt Nam; 700 triệu được chấp thuận,thanh thỏa 44 nhu cầu. Những hành động này đã giúp khai sinh khủng hoảng tin tưởng khiến Chính Phủ NVN dùng tới biện pháp triệt thoái chiến lược.
-Điều then chốt cho sự tồn tại sống còn của quốc gia Việt Nam nằm trong khả năng của Chính Phủ VNCH ổn định tình thế, và đem các nguồn lực quân sự chống đối lại sức tấn công của Bắc Việt. Khả năng ổn định tình thế này tùy thuộc, một phần lớn, vào khả năng thuyết phục hạ tầng giới quân nhân và dân sự là chưa đến nỗi mất tất cả, và còn có thể chận đứng Bắc Việt. Tuy đó là trách vụ chính của Chính Phủ Việt Nam, các hành động về phía Hoa Kỳ mang tính chất quyết liệt trong việc tái tạo niềm tin.
Hành động mà Hoa Kỳ có thể làm để gây nên ấn tượng tức khắc cho Việt Nam,Bắc lẫn Nam,-là dùng không lực Hoa Kỳ để chận đứng thế tấn công hiện tại của Cộng quân Bắc Việt. Cho dù chỉ giới hạn trên phần đất Nam Việt Nam và chỉ thực hiện trong một thời gian giới hạn, những tấn công này sẽ gây tổn thất lớn lao cho lực lượng viễn chinh Bắc Việt về mặt nhân sự và quân cụ, và sẽ tạo một chấn động về mặt tâm lý đối với các chiến binh xâm lăng. Những tấn công không tập này cũng sẽ khiến giới lãnh đạo Ha Nội phải đắn đo suy nghĩ, thái độ mà hiện giờ họ không có, đến hậu quả tai hại có thể xảy đến nếu họ làm ngơ lời cam kết chính thức họ đã hứa với Hoa Kỳ.
Giới lãnh đạo quân sự VNCH thuộc mọi cấp bậc đều luôn lập đi lập lại tầm mức quan trọng của sử dụng B-52 phản công chống lại một lực lượng địch to lớn hơn và quan điểm này hợp lý về mặt quân sự. Tôi ý thức đến các khó khăn về mặt pháp lý và chính trị gây nên bởi việc thi hành biện pháp không tập này.
Một việc quan trọng mà Hoa Kỳ cần phải làm là xác định cách rõ ràng Hoa Ky quyết tâm ủng hộ Nam Việt Nam. Việc này phải bao gồm lời minh định tích cực của Tổng Thống và các giới chức cao cấp Mỹ. Tinh thần suy sụp của dân chúng Việt Nam đã hứng khởi lên rõ rệt khi phái đoàn Hoa Kỳ do Tổng Thống phái đi với nhiệm vụ điều tra tình hình đặt chân tới Sàigòn. Có thêm những hành động tương tợ như vậy sẽ minh chứng mối quan tâm của Hoa Kỳ. Cộng thêm vào các lời xác định của Ngành Hành Pháp, cần thêm nỗ lực tạo một mối quan tâm chung tại mọi lãnh vực trên đất Hoa Kỳ. Sự ủng hộ từ các thành viên của Quốc Hội; xác định lập trường ủng hộ từ các nhân vật có trọng trách trong và ngoài chính phủ; và sự thông cảm trong giới báo chí Hoa Kỳ sẽ cải biến cảm quan về phía Hoa Kỳ liên quan đến tình hình tại Việt Nam.
Tác giả bài viết: Đặng Quang
Nguồn tin: Vietstaronline.com
Sinh Ton chuyen