Tin nóng trong ngày
Kêu Công An VN Sang Dẹp Là Xong Thôi: Đảng đối lập Campuchia kêu gọi biểu tình lớn
(TNO) Sáng 8.9, Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC) đã công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia khóa 5 (2013 - 2018) diễn ra ngày 18.7 vừa qua. Chiều 8.9, lãnh đạo đảng đối lập tuyên bố sẽ tiếp tục tổ chức biểu tình.
Kết quả chính thức được NEC công bố: Trong 8 chính đảng tham gia ứng cử Quốc hội Campuchia, chỉ có đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền và đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) giành được ghế trong quốc hội. CPP giành được 3,2 triệu phiếu bầu tương ứng 68 ghế, CNRP được 2,9 triệu phiếu bầu tương ứng 55 ghế.
|
Tuy nhiên, CNRP liên tục khiếu nại đòi xem xét lại kết quả bầu cử ở các tỉnh Kratie, Battambang và Siem Riep. Ở 3 phiên tòa trước, NEC đều đã phán quyết bảo lưu kết quả bầu cử sơ bộ được công bố trước đó. CNRP tiếp tục khiếu nại kết quả bầu cử tại tỉnh Kan Dal.
Ngày 6.9, Hội đồng Hiến pháp Campuchia, cơ quan quyền lực cao nhất có quyền giải quyết khiếu nại bầu cử, đã bác khiếu nại của CNRP.
Ngày 7.9, CNRP đã tổ chức biểu tình tại Quảng trường Tự do tại thủ đô Phnom Penh với sự tham gia của 20 ngàn người nhằm gây sức ép cho NEC hoãn công bố kết quả bầu cử. CNRP cũng đánh tiếng “thương lượng” với CPP, một động thái mà trước đó họ đã thẳng thừng bác bỏ khi CPP yêu cầu đàm phán để “hòa giải dân tộc”. Nhưng việc làm của CNRP đã không ngăn được NEC công bố kết quả bầu cử như đã định.
Nguồn tin riêng của Thanh Niên Online từ CPP cho biết CNRP trước đó đã đưa ra yêu sách để họ chấp nhận đàm phán là phải cho họ giữ ghế Chủ tịch Quốc hội Campuchia, hoặc 2 ghế phó chủ tịch quốc hội nước này. Một điều kiện mà CPP đã không chấp nhận.
Phản ứng sau công bố của NEC, 14 giờ chiều nay 8.9, lãnh đạo CNRP đã tổ chức họp báo tại trụ sở đảng này. Ông Sam Rainsy tuyên bố sẽ “tiếp tục đấu tranh” phản đối kết quả bầu cử.
Trên website chính thức của mình, CNRP đã tuyên bố sẽ tiếp tục tổ chức biểu tình lớn trong 3 ngày, từ 15 - 17.9 để đòi thành lập một ủy ban điều tra độc lập về kết quả bầu cử.
|
Ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online, những ngày diễn ra căng thẳng chính trị ở Campuchia, do lo ngại bạo động có thể diễn ra, nhiều người Campuchia đã chọn cách đi du lịch sang các nước lân cận như Thái Lan, Việt Nam, Singapore…
Trong ngày diễn ra biểu tình hôm 7.9, nhiều trung tâm thương mại ở Phnom Penh đã đóng cửa. Khu chợ Mới, một trung tâm thương mại lớn, có đến 70% gian hàng đóng cửa. Nhiều cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý, đổi tiền... cũng tạm ngưng giao dịch.
Theo các nhà nghiên cứu chính trị độc lập tại Campuchia, người dân xứ sở Angkor đã ngán ngẩm với những đòi hỏi của CNRP. Nhiều cử tri đã quay sang ủng hộ CPP thay vì ủng hộ CNRP như trước đây.
Quốc hội Campuchia sẽ nhóm họp chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày bầu cử. Khi đó, chính phủ mới sẽ được thành lập dưới sự lãnh đạo của CPP.
Cần nhắc lại, CNRP được lãnh đạo bởi hai chính trị gia nổi tiếng cực đoan là Sam Rainsy và Kem Sokha. Ông Kem Sokha trước đây từng gây sóng gió trên chính trường Campuchia khi phát biểu “Nhà tù Toul Sleng do Việt Nam dàn dựng”. Còn Sam Rainsy từng trắng trợn tuyên bố “ủng hộ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc”, bao gồm lãnh hải biển Đông của Việt Nam.
Tiến Trình
(từ Phnom Penh)
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Kêu Công An VN Sang Dẹp Là Xong Thôi: Đảng đối lập Campuchia kêu gọi biểu tình lớn
(TNO) Sáng 8.9, Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC) đã công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia khóa 5 (2013 - 2018) diễn ra ngày 18.7 vừa qua. Chiều 8.9, lãnh đạo đảng đối lập tuyên bố sẽ tiếp tục tổ chức biểu tình.
Kết quả chính thức được NEC công bố: Trong 8 chính đảng tham gia ứng cử Quốc hội Campuchia, chỉ có đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền và đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) giành được ghế trong quốc hội. CPP giành được 3,2 triệu phiếu bầu tương ứng 68 ghế, CNRP được 2,9 triệu phiếu bầu tương ứng 55 ghế.
|
Tuy nhiên, CNRP liên tục khiếu nại đòi xem xét lại kết quả bầu cử ở các tỉnh Kratie, Battambang và Siem Riep. Ở 3 phiên tòa trước, NEC đều đã phán quyết bảo lưu kết quả bầu cử sơ bộ được công bố trước đó. CNRP tiếp tục khiếu nại kết quả bầu cử tại tỉnh Kan Dal.
Ngày 6.9, Hội đồng Hiến pháp Campuchia, cơ quan quyền lực cao nhất có quyền giải quyết khiếu nại bầu cử, đã bác khiếu nại của CNRP.
Ngày 7.9, CNRP đã tổ chức biểu tình tại Quảng trường Tự do tại thủ đô Phnom Penh với sự tham gia của 20 ngàn người nhằm gây sức ép cho NEC hoãn công bố kết quả bầu cử. CNRP cũng đánh tiếng “thương lượng” với CPP, một động thái mà trước đó họ đã thẳng thừng bác bỏ khi CPP yêu cầu đàm phán để “hòa giải dân tộc”. Nhưng việc làm của CNRP đã không ngăn được NEC công bố kết quả bầu cử như đã định.
Nguồn tin riêng của Thanh Niên Online từ CPP cho biết CNRP trước đó đã đưa ra yêu sách để họ chấp nhận đàm phán là phải cho họ giữ ghế Chủ tịch Quốc hội Campuchia, hoặc 2 ghế phó chủ tịch quốc hội nước này. Một điều kiện mà CPP đã không chấp nhận.
Phản ứng sau công bố của NEC, 14 giờ chiều nay 8.9, lãnh đạo CNRP đã tổ chức họp báo tại trụ sở đảng này. Ông Sam Rainsy tuyên bố sẽ “tiếp tục đấu tranh” phản đối kết quả bầu cử.
Trên website chính thức của mình, CNRP đã tuyên bố sẽ tiếp tục tổ chức biểu tình lớn trong 3 ngày, từ 15 - 17.9 để đòi thành lập một ủy ban điều tra độc lập về kết quả bầu cử.
|
Ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online, những ngày diễn ra căng thẳng chính trị ở Campuchia, do lo ngại bạo động có thể diễn ra, nhiều người Campuchia đã chọn cách đi du lịch sang các nước lân cận như Thái Lan, Việt Nam, Singapore…
Trong ngày diễn ra biểu tình hôm 7.9, nhiều trung tâm thương mại ở Phnom Penh đã đóng cửa. Khu chợ Mới, một trung tâm thương mại lớn, có đến 70% gian hàng đóng cửa. Nhiều cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý, đổi tiền... cũng tạm ngưng giao dịch.
Theo các nhà nghiên cứu chính trị độc lập tại Campuchia, người dân xứ sở Angkor đã ngán ngẩm với những đòi hỏi của CNRP. Nhiều cử tri đã quay sang ủng hộ CPP thay vì ủng hộ CNRP như trước đây.
Quốc hội Campuchia sẽ nhóm họp chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày bầu cử. Khi đó, chính phủ mới sẽ được thành lập dưới sự lãnh đạo của CPP.
Cần nhắc lại, CNRP được lãnh đạo bởi hai chính trị gia nổi tiếng cực đoan là Sam Rainsy và Kem Sokha. Ông Kem Sokha trước đây từng gây sóng gió trên chính trường Campuchia khi phát biểu “Nhà tù Toul Sleng do Việt Nam dàn dựng”. Còn Sam Rainsy từng trắng trợn tuyên bố “ủng hộ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc”, bao gồm lãnh hải biển Đông của Việt Nam.
Tiến Trình
(từ Phnom Penh)
Song Phương chuyển