Xe cán chó
Khẩu chiến từ một câu nói
Thiện Tùng
Năm nay người em thứ chín của tôi nhận giỗ cha tôi thay cho người anh thứ bảy của nó vừa mới qua đời hơn tháng trước.
Vì thay người giỗ, họ tộc gom về khá đông đủ, trong số có anh Ba Tôn, người anh bạn dì với tôi, tuổi 92 và đang “quyền uy” nhứt tộc. Anh Tôn có thâm niên 22 năm làm Chủ tịch huyện – một thời “khạc ra lửa”.
Thông thường, ở nông thôn, khi gặp nhau thường nói cho nhau nghe về sức khỏe và việc làm ăn sinh sống. Giỗ cha tôi lần nầy khác hẳn, đề tài tham nhũng gần như chi phối toàn bộ. Đám trẻ trung moi đâu ra thông tin về những vụ tham nhũng, người nêu sự kiện, kẻ bổ sung chi tiết hết vụ ông Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền, vụ Thiếu tướng Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre Hồ Quốc Việt đến vụ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, v.v.
Không thể kềm nén được ức chế, anh Tôn nói như rầy:
- “Nè nè…, tao khuyên tụi bây, thịt rượu ê chề, lo ăn nhậu đi, kẻ nào tham nhũng chết cha nó ráng chịu, xía vào làm gì. Ông Truyền, thằng Việt làm bẩn quê hương Đồng Khởi chưa đủ sao bây còn xới tung lên cho làm gì, công an còng đầu hết bây giờ…?! “Kín miệng thì sống, trống miệng thì chết”, biết chưa?”.
Ông Tám, một cán bộ lão thành ngồi cùng bàn với Ba Tôn “chụp vật” ngay:
- Anh Ba nói vậy là không thuyết phục, chết cha dân thì có: dân nai lưng làm, đóng
thuế…, quan chức tham nhũng ăn ú na ú nần, nhà cao cửa rộng… khó chết lắm
anh Ba ơi! “Cái sống tìm trong cái chết” là câu gợi dẫn phản ứng sinh tồn – chết
trước sau khỏi chết có gì mà sợ?
- Sớm muộn gì Đảng và Nhà nước ta cũng “lột da” bọn tham nhũng hết thôi, đừng nôn nóng – đã xử lý vụ Trần Văn Truyền rồi đó không thấy sao?
- Tham nhũng thì đầy đàng, cấp nào cũng có, lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ, xử lý một vài vụ lẹt đẹt theo kiểu giơ cao đánh khẽ như gỡ ghẻ, như trò đùa… không che mắt được ai.
- Chẳng lẽ bắt nhốt hay chặt đầu hết sao? Có giỏi thì hiến kế cho Đảng đi, chỉ có giỏi nói!
- Tôi nói thay cho tiếng khóc để xả tức, cho vơi bớt đau buồn, chớ thân phận hồi hưu có góp ý cũng không có chỗ và chẳng ai nghe, biết làm gì nữa anh Ba?!
- Nếu biết không làm gì được thì an phận như tao, đến tháng nhận lương hưu, ai rủ đi nhậu chơi, rảnh nằm ngửa “nhả khói phun mây nhìn cuộc thê” cho sướng thân!
- Chẳng lẽ anh không biết lương mình nhận hàng tháng là tiền dân đóng thuế?
- Đó là tiền trả công kháng chiến và công góp phần xây dựng đất nước.
- Thấy công cũng phải thấy tội nữa chớ. Chẳng lẽ anh không thấy cái lỗi của chúng mình và không biết xấu hổ với dân về việc để đồng bọn tham nhũng sao?
- Ai tham nhũng người đó có lỗi, xấu hổ… chớ không tham nhũng thì mắc mớ gì?
- Em thì khác anh: Là đảng viên, em chỉ hãnh diện trong thời kháng chiến, bây giờ em thấy nhục lắm, là đảng viên mà bất lực để đồng chí của mình tham lam vô độ. Tội của chúng mình là góp phần đẻ ra đám tham nhũng. Đôi khi em muốn ra khỏi Đảng để khỏi mang nhục lây, nhưng lại sợ dân quy mình là thằng bỏ cuộc, trốn tránh trách nhiệm, tiếp tục trụ lại trong Đảng cũng chẳng làm được gì, đó là nỗi trăn trở khiến nhiều đêm mất em ngủ!
- Đừng quá bi quan, đau buồn như vậy, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn quan tâm đến những người có công với dân với nước nước như việc đền ơn đáp nghĩa, truy phong danh tước, những ngày kỷ niệm kháng chiến cũng tổ chức rình rang chớ có lãng quên đâu?
- Việc nầy em nghĩ cũng khác anh: Người ta lấy tiền thuế của dân nhử những người đương nhiệm, ém miệng những người về hưu để họ vừa lòng với hiện tại. Còn việc phong danh hiệu gì đó chỉ đối với những người ngoan ngoãn cúc cung, chớ những người ăn ngay nói thẳng, dầu là cán bộ đảng viên hay người có công, như anh thấy đó, nếu không ngồi tù cũng bị bạc đãi. Việc tổ chức kỷ niệm về kháng chiến hay cả việc học tập về Hồ Chí Minh… chẳng qua là để tâng công theo kiểu “ăn mày dĩ vãng” chớ người ta có thiết gì về những chuyện ấy!
- Vậy là chú mầy thuộc loại bất mãn, hết thuốc chữa rồi!
- Không đến thế đâu, chỉ bất bình trước bất công thôi. Nếu hôm nay người ta bắt em vào tù vì tội “cứng đầu” thì cũng là cái giá phải trả cho sự khờ khạo của mình trong quá khứ. Nếu phải ngồi tù để bảo vệ danh tiết cũng nên lắm. Tính em như Phùng Quán khắc họa:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dầu ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Dầu ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Thấy cuộc khẩu chiến có mòi gay gắt, cánh trẻ háo hức muốn “tham chiến” với hai lão già, thằng Chín em tôi cắt: “Giỗ là kỷ niệm ngày mất của người quá cố mà không nói gì về người ấy, đem tham nhũng, thuộc truyện dài nhiều tập, ra tranh luận tôi e không thích hợp, hẹn dịp khác đi. Mời nâng ly để chuyển đề tài!”.
Nể chủ đám, mọi người ép bụng gác lại đề tài tham nhũng. Thế rồi, chẳng có đề tài gì hấp dẫn, mọi người nhìn nhau cười, nhậu.
30/12/2014
T.T.
Tác giả gửi BVN.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Khẩu chiến từ một câu nói
Thiện Tùng
Năm nay người em thứ chín của tôi nhận giỗ cha tôi thay cho người anh thứ bảy của nó vừa mới qua đời hơn tháng trước.
Vì thay người giỗ, họ tộc gom về khá đông đủ, trong số có anh Ba Tôn, người anh bạn dì với tôi, tuổi 92 và đang “quyền uy” nhứt tộc. Anh Tôn có thâm niên 22 năm làm Chủ tịch huyện – một thời “khạc ra lửa”.
Thông thường, ở nông thôn, khi gặp nhau thường nói cho nhau nghe về sức khỏe và việc làm ăn sinh sống. Giỗ cha tôi lần nầy khác hẳn, đề tài tham nhũng gần như chi phối toàn bộ. Đám trẻ trung moi đâu ra thông tin về những vụ tham nhũng, người nêu sự kiện, kẻ bổ sung chi tiết hết vụ ông Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền, vụ Thiếu tướng Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre Hồ Quốc Việt đến vụ Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, v.v.
Không thể kềm nén được ức chế, anh Tôn nói như rầy:
- “Nè nè…, tao khuyên tụi bây, thịt rượu ê chề, lo ăn nhậu đi, kẻ nào tham nhũng chết cha nó ráng chịu, xía vào làm gì. Ông Truyền, thằng Việt làm bẩn quê hương Đồng Khởi chưa đủ sao bây còn xới tung lên cho làm gì, công an còng đầu hết bây giờ…?! “Kín miệng thì sống, trống miệng thì chết”, biết chưa?”.
Ông Tám, một cán bộ lão thành ngồi cùng bàn với Ba Tôn “chụp vật” ngay:
- Anh Ba nói vậy là không thuyết phục, chết cha dân thì có: dân nai lưng làm, đóng
thuế…, quan chức tham nhũng ăn ú na ú nần, nhà cao cửa rộng… khó chết lắm
anh Ba ơi! “Cái sống tìm trong cái chết” là câu gợi dẫn phản ứng sinh tồn – chết
trước sau khỏi chết có gì mà sợ?
- Sớm muộn gì Đảng và Nhà nước ta cũng “lột da” bọn tham nhũng hết thôi, đừng nôn nóng – đã xử lý vụ Trần Văn Truyền rồi đó không thấy sao?
- Tham nhũng thì đầy đàng, cấp nào cũng có, lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ, xử lý một vài vụ lẹt đẹt theo kiểu giơ cao đánh khẽ như gỡ ghẻ, như trò đùa… không che mắt được ai.
- Chẳng lẽ bắt nhốt hay chặt đầu hết sao? Có giỏi thì hiến kế cho Đảng đi, chỉ có giỏi nói!
- Tôi nói thay cho tiếng khóc để xả tức, cho vơi bớt đau buồn, chớ thân phận hồi hưu có góp ý cũng không có chỗ và chẳng ai nghe, biết làm gì nữa anh Ba?!
- Nếu biết không làm gì được thì an phận như tao, đến tháng nhận lương hưu, ai rủ đi nhậu chơi, rảnh nằm ngửa “nhả khói phun mây nhìn cuộc thê” cho sướng thân!
- Chẳng lẽ anh không biết lương mình nhận hàng tháng là tiền dân đóng thuế?
- Đó là tiền trả công kháng chiến và công góp phần xây dựng đất nước.
- Thấy công cũng phải thấy tội nữa chớ. Chẳng lẽ anh không thấy cái lỗi của chúng mình và không biết xấu hổ với dân về việc để đồng bọn tham nhũng sao?
- Ai tham nhũng người đó có lỗi, xấu hổ… chớ không tham nhũng thì mắc mớ gì?
- Em thì khác anh: Là đảng viên, em chỉ hãnh diện trong thời kháng chiến, bây giờ em thấy nhục lắm, là đảng viên mà bất lực để đồng chí của mình tham lam vô độ. Tội của chúng mình là góp phần đẻ ra đám tham nhũng. Đôi khi em muốn ra khỏi Đảng để khỏi mang nhục lây, nhưng lại sợ dân quy mình là thằng bỏ cuộc, trốn tránh trách nhiệm, tiếp tục trụ lại trong Đảng cũng chẳng làm được gì, đó là nỗi trăn trở khiến nhiều đêm mất em ngủ!
- Đừng quá bi quan, đau buồn như vậy, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn quan tâm đến những người có công với dân với nước nước như việc đền ơn đáp nghĩa, truy phong danh tước, những ngày kỷ niệm kháng chiến cũng tổ chức rình rang chớ có lãng quên đâu?
- Việc nầy em nghĩ cũng khác anh: Người ta lấy tiền thuế của dân nhử những người đương nhiệm, ém miệng những người về hưu để họ vừa lòng với hiện tại. Còn việc phong danh hiệu gì đó chỉ đối với những người ngoan ngoãn cúc cung, chớ những người ăn ngay nói thẳng, dầu là cán bộ đảng viên hay người có công, như anh thấy đó, nếu không ngồi tù cũng bị bạc đãi. Việc tổ chức kỷ niệm về kháng chiến hay cả việc học tập về Hồ Chí Minh… chẳng qua là để tâng công theo kiểu “ăn mày dĩ vãng” chớ người ta có thiết gì về những chuyện ấy!
- Vậy là chú mầy thuộc loại bất mãn, hết thuốc chữa rồi!
- Không đến thế đâu, chỉ bất bình trước bất công thôi. Nếu hôm nay người ta bắt em vào tù vì tội “cứng đầu” thì cũng là cái giá phải trả cho sự khờ khạo của mình trong quá khứ. Nếu phải ngồi tù để bảo vệ danh tiết cũng nên lắm. Tính em như Phùng Quán khắc họa:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dầu ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Dầu ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Thấy cuộc khẩu chiến có mòi gay gắt, cánh trẻ háo hức muốn “tham chiến” với hai lão già, thằng Chín em tôi cắt: “Giỗ là kỷ niệm ngày mất của người quá cố mà không nói gì về người ấy, đem tham nhũng, thuộc truyện dài nhiều tập, ra tranh luận tôi e không thích hợp, hẹn dịp khác đi. Mời nâng ly để chuyển đề tài!”.
Nể chủ đám, mọi người ép bụng gác lại đề tài tham nhũng. Thế rồi, chẳng có đề tài gì hấp dẫn, mọi người nhìn nhau cười, nhậu.
30/12/2014
T.T.
Tác giả gửi BVN.