Sức khỏe và đời sống
Khi Bị Cảm Cúm Nên Ăn Uống Ra Sao? - BS. Hồ Ngọc Minh & BS. Hồ Vũ Mỹ Liên *
“Khi bị cảm cúm nên ăn uống ra sao?” là câu hỏi mà từ lâu nhiều người vẫn thắc mắc, hỏi đi hỏi lại là: “Nên ăn những loại thức ăn gì khi bị cảm cúm? Có cần uống thêm thuốc bổ cho chóng lành bệnh hay không?”
LTS:
Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua
với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn.
Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của
phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of
Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và
Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn
viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465,
Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà:
www.bacsihongocminh.com
“Khi bị cảm cúm nên ăn uống ra sao?” là câu hỏi mà từ lâu nhiều người
vẫn thắc mắc, hỏi đi hỏi lại là: “Nên ăn những loại thức ăn gì khi bị
cảm cúm? Có cần uống thêm thuốc bổ cho chóng lành bệnh hay không?”
Quan niệm từ hàng trăm năm nay, khi bị cảm lạnh, nên ăn đồ nóng, còn
khi bị sốt nên ăn đồ mát, thật ra, vô căn cứ. (Ở đây mát và lạnh kể luôn
về nhiệt độ cũng như theo thuyết âm dương, kiềm và acid).
Một nghiên cứu đăng vào năm 2002 cho thấy, nếu khi bị cảm cúm nên ăn
ít lại và uống nhiều nước thì sức đề kháng chống siêu vi cúm sẽ tăng
lên. Điều nầy xem ra cũng khó tin vì nghiên cứu chỉ dựa trên 16 bệnh
nhân.
Đúng ra khi bị đau ốm, bất cứ bệnh tật gì, nếu ăn được thì không nên
bỏ ăn. Ăn không được thì nên uống cho đủ calories. Bệnh nhân nằm bệnh
viện, thường có chuyên gia ẩm thực (dietician) tính phần ăn cho đủ
calories cũng vì thế. Khi cơ thể chống lại vi trùng hay siêu vi, sẽ cần
nhiều năng lượng hơn bình thường. Điều quan trọng hơn, là phải uống nước
đầy đủ. Khi bị nóng sốt, thức uống lạnh hay nóng đều tốt cho cơ thể,
tùy loại nào mình thích. Uống nước nhiều sẽ làm cho lỗ mũi bớt bị nghẽn
và thông đờm, bớt bị rát cổ họng, và giảm bớt nguy cơ bị nhiểm trùng kéo
dài vì vi trùng sanh sôi nẩy nở trong đờm. Ngoài ra, cơ thể cũng cần
thêm nhiều các sinh tố khác nhau, không nhất thiết là vitamin C, mà còn
nhiều các sinh tố khác nữa như vitamin A, E, folic acid, slenium, chất
sắt, và dĩ nhiên cả protein, chất béo omgega-3 nữa.
Thật ra không có một thứ thức ăn nào để “trị cảm cúm” cả. Tuy nhiên
một số thức ăn tiêu biểu sau đây có thể giúp bạn chóng lành bệnh:
1. Nước trái cây xay không có đường. Bất cứ loại trái cây nào ưa
thích cũng được. Hầu hết đều có chứa các loại sinh tố chống oxide hoá
(antioxidants) như vitamain C và E.
2. Nước trà nóng, có thể thêm chút mật ong cho dịu cổ họng và còn là nguồn antioxidants.
3. Nước súp gà hay cháo gà, hầm với legumes như cà rốt, khoa tây,
hành củ càng tốt. Một nghiên cứu của trường Đại Học University of
Nebraska cho biết, cháo gà có thể làm tăng sức đề kháng chống vi khuẩn
của bạch huyết cầu.
4. Uống thêm vitamin C và D. Thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ
bị nhiễm trùng đường phổi. Nói chung, một viên đa sinh tố mỗi ngày là
đủ.
5. Người cao tuổi bị yếu đuối và bệnh tật chỉ vì yếu… ruột.
Trên 50 tuổi, ta thường phải lo ngại nhiều về các bệnh suy tim mạch,
bệnh lãng trí, mất trí nhớ, và kể cả nhức mõi xương cốt vì phong thấp
chẳng hạn. Thêm vào đó, càng cao tuổi, càng khó ngủ, hay mệt, và dễ bị
phiền muộn. Chưa nói đến vấn đề béo phì, cao máu, cao mỡ , cao đường.
Tuy nhiên mới đây Virginia-based Revolution Health Center đưa ra luận
cứ cho rằng, tất cả bệnh tật không chỉ từ “cái ăn” mà ra mà còn vì lý
do đường ruột của chúng bị yếu đi.
Như đã biết trong ruột con người có hàng tỉ sinh linh vi khuẩn tốt.
Những con vi khuẩn này giúp chúng ta giải độc, chống lại nguy cơ bị
nhiễm trùng. Diện tích mặt bằng của đường ruột trải ra khoảng 2 sân
tennis chứa đầy vi khuẩn, giúp đỡ đến 80% hiệu năng chống bệnh tật của
cơ thể. Do đó, khi lực lượng vi khuẩn tốt bị yếu đi, khả năng chống bệnh
sẽ giảm đi.
Hiện nay trung bình ở tuổi 55 đến 65 trở lên, đa số đã thấy oải, kém
minh mẫn, thiếu ngủ, thiếu năng lực và nghị lực. Từ đó, bệnh phiền muộn
kéo theo, là giảm sự ham muốn gối chăn và ảnh hưởng quan hệ tình cảm, vợ
chồng. Theo ước tính, nguy cơ bị ung thư các loại ngày càng tăng, và
trên lý thuyết, chỉ một trong hai người có thể cam đoan là không hề bị
ung thư cho đến suốt cuộc đời. Hấu hết các nguy cơ bệnh tật ấy đều đến
từ hệ thống đường ruột mà ra.
Một số người có vẻ “già trước tuổi” và bị bệnh tật nhiều hơn vì khả
năng thẩm thấu chất bổ yếu đi, trong khi đó chất độc lại không được loại
trừ hữu hiệu và thấm tự do vào cơ thể.
Như đã nói trong bài viết “Giải Độc” đường ruột là một trong “ngũ hổ
tướng” giúp cơ thể chúng ta thường xuyên giải độc, mà hầu hết chất độc
lại đến qua “cửa khẩu”, nhất là các loại đồ ăn chế biến. Các loại thức
ăn nầy có thể giết hại các loại vi khuẩn tốt.
Để tăng lượng vi khuẩn tốt cho cơ thể, nên ăn nhiều các loại dưa cải
muối, dưa giá, kim chi. Nên bớt ăn thịt, nhất là thịt đỏ như thịt bò,
thịt heo, thịt trừu, dưới 10% tổng số calories mỗi ngày. Các loại thịt
đỏ, được biết, làm giảm số lượng vi khuẩn tốt. Thay vào đó, nếu muốn ăn
thịt, nên ăn thịt gà, thịt vịt và ăn cá nhiều hơn. Nên ăn nhiều rau cải,
đủ màu sắc.
Và cuối cùng, rất quan trọng, uống nước đầy đủ, tập thể dục đều đặn.
BS. Hồ Ngọc Minh & BS. Hồ Vũ Mỹ Liên
MM chuyển
MM chuyển
Khi Bị Cảm Cúm Nên Ăn Uống Ra Sao? - BS. Hồ Ngọc Minh & BS. Hồ Vũ Mỹ Liên *
“Khi bị cảm cúm nên ăn uống ra sao?” là câu hỏi mà từ lâu nhiều người vẫn thắc mắc, hỏi đi hỏi lại là: “Nên ăn những loại thức ăn gì khi bị cảm cúm? Có cần uống thêm thuốc bổ cho chóng lành bệnh hay không?”
LTS:
Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua
với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn.
Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của
phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of
Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và
Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn
viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465,
Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà:
www.bacsihongocminh.com
“Khi bị cảm cúm nên ăn uống ra sao?” là câu hỏi mà từ lâu nhiều người
vẫn thắc mắc, hỏi đi hỏi lại là: “Nên ăn những loại thức ăn gì khi bị
cảm cúm? Có cần uống thêm thuốc bổ cho chóng lành bệnh hay không?”
Quan niệm từ hàng trăm năm nay, khi bị cảm lạnh, nên ăn đồ nóng, còn
khi bị sốt nên ăn đồ mát, thật ra, vô căn cứ. (Ở đây mát và lạnh kể luôn
về nhiệt độ cũng như theo thuyết âm dương, kiềm và acid).
Một nghiên cứu đăng vào năm 2002 cho thấy, nếu khi bị cảm cúm nên ăn
ít lại và uống nhiều nước thì sức đề kháng chống siêu vi cúm sẽ tăng
lên. Điều nầy xem ra cũng khó tin vì nghiên cứu chỉ dựa trên 16 bệnh
nhân.
Đúng ra khi bị đau ốm, bất cứ bệnh tật gì, nếu ăn được thì không nên
bỏ ăn. Ăn không được thì nên uống cho đủ calories. Bệnh nhân nằm bệnh
viện, thường có chuyên gia ẩm thực (dietician) tính phần ăn cho đủ
calories cũng vì thế. Khi cơ thể chống lại vi trùng hay siêu vi, sẽ cần
nhiều năng lượng hơn bình thường. Điều quan trọng hơn, là phải uống nước
đầy đủ. Khi bị nóng sốt, thức uống lạnh hay nóng đều tốt cho cơ thể,
tùy loại nào mình thích. Uống nước nhiều sẽ làm cho lỗ mũi bớt bị nghẽn
và thông đờm, bớt bị rát cổ họng, và giảm bớt nguy cơ bị nhiểm trùng kéo
dài vì vi trùng sanh sôi nẩy nở trong đờm. Ngoài ra, cơ thể cũng cần
thêm nhiều các sinh tố khác nhau, không nhất thiết là vitamin C, mà còn
nhiều các sinh tố khác nữa như vitamin A, E, folic acid, slenium, chất
sắt, và dĩ nhiên cả protein, chất béo omgega-3 nữa.
Thật ra không có một thứ thức ăn nào để “trị cảm cúm” cả. Tuy nhiên
một số thức ăn tiêu biểu sau đây có thể giúp bạn chóng lành bệnh:
1. Nước trái cây xay không có đường. Bất cứ loại trái cây nào ưa
thích cũng được. Hầu hết đều có chứa các loại sinh tố chống oxide hoá
(antioxidants) như vitamain C và E.
2. Nước trà nóng, có thể thêm chút mật ong cho dịu cổ họng và còn là nguồn antioxidants.
3. Nước súp gà hay cháo gà, hầm với legumes như cà rốt, khoa tây,
hành củ càng tốt. Một nghiên cứu của trường Đại Học University of
Nebraska cho biết, cháo gà có thể làm tăng sức đề kháng chống vi khuẩn
của bạch huyết cầu.
4. Uống thêm vitamin C và D. Thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ
bị nhiễm trùng đường phổi. Nói chung, một viên đa sinh tố mỗi ngày là
đủ.
5. Người cao tuổi bị yếu đuối và bệnh tật chỉ vì yếu… ruột.
Trên 50 tuổi, ta thường phải lo ngại nhiều về các bệnh suy tim mạch,
bệnh lãng trí, mất trí nhớ, và kể cả nhức mõi xương cốt vì phong thấp
chẳng hạn. Thêm vào đó, càng cao tuổi, càng khó ngủ, hay mệt, và dễ bị
phiền muộn. Chưa nói đến vấn đề béo phì, cao máu, cao mỡ , cao đường.
Tuy nhiên mới đây Virginia-based Revolution Health Center đưa ra luận
cứ cho rằng, tất cả bệnh tật không chỉ từ “cái ăn” mà ra mà còn vì lý
do đường ruột của chúng bị yếu đi.
Như đã biết trong ruột con người có hàng tỉ sinh linh vi khuẩn tốt.
Những con vi khuẩn này giúp chúng ta giải độc, chống lại nguy cơ bị
nhiễm trùng. Diện tích mặt bằng của đường ruột trải ra khoảng 2 sân
tennis chứa đầy vi khuẩn, giúp đỡ đến 80% hiệu năng chống bệnh tật của
cơ thể. Do đó, khi lực lượng vi khuẩn tốt bị yếu đi, khả năng chống bệnh
sẽ giảm đi.
Hiện nay trung bình ở tuổi 55 đến 65 trở lên, đa số đã thấy oải, kém
minh mẫn, thiếu ngủ, thiếu năng lực và nghị lực. Từ đó, bệnh phiền muộn
kéo theo, là giảm sự ham muốn gối chăn và ảnh hưởng quan hệ tình cảm, vợ
chồng. Theo ước tính, nguy cơ bị ung thư các loại ngày càng tăng, và
trên lý thuyết, chỉ một trong hai người có thể cam đoan là không hề bị
ung thư cho đến suốt cuộc đời. Hấu hết các nguy cơ bệnh tật ấy đều đến
từ hệ thống đường ruột mà ra.
Một số người có vẻ “già trước tuổi” và bị bệnh tật nhiều hơn vì khả
năng thẩm thấu chất bổ yếu đi, trong khi đó chất độc lại không được loại
trừ hữu hiệu và thấm tự do vào cơ thể.
Như đã nói trong bài viết “Giải Độc” đường ruột là một trong “ngũ hổ
tướng” giúp cơ thể chúng ta thường xuyên giải độc, mà hầu hết chất độc
lại đến qua “cửa khẩu”, nhất là các loại đồ ăn chế biến. Các loại thức
ăn nầy có thể giết hại các loại vi khuẩn tốt.
Để tăng lượng vi khuẩn tốt cho cơ thể, nên ăn nhiều các loại dưa cải
muối, dưa giá, kim chi. Nên bớt ăn thịt, nhất là thịt đỏ như thịt bò,
thịt heo, thịt trừu, dưới 10% tổng số calories mỗi ngày. Các loại thịt
đỏ, được biết, làm giảm số lượng vi khuẩn tốt. Thay vào đó, nếu muốn ăn
thịt, nên ăn thịt gà, thịt vịt và ăn cá nhiều hơn. Nên ăn nhiều rau cải,
đủ màu sắc.
Và cuối cùng, rất quan trọng, uống nước đầy đủ, tập thể dục đều đặn.
BS. Hồ Ngọc Minh & BS. Hồ Vũ Mỹ Liên
MM chuyển
MM chuyển