Cõi Người Ta
Khoe chi hình ảnh thiếu văn minh!
Những con công xòe đuôi giận dữ; tiếng hươu, tiếng những con chim khắc khoải nhớ đàn... Tiếng hú của các loài động vật đáng thương ấy đã không đến được với đồng loại bởi sự giam cầm của những chiếc lồng sắt của các đại gia.
Việc nuôi thú rừng trong vườn nhà, trong trang trại là chuyện thường ngày ở nước ta. Không khó lắm để tìm lại những chuyện gây ồn ào dư luận về việc đại gia nuôi nhốt thú rừng, như giữa năm 2010 một đại gia tại Diễn Châu (Nghệ An) bị phát hiện trong nhà có đến hai con tê giác cùng nhiều động vật quý hiếm khác như hổ, gấu chó... Hay có đại gia nuôi cả đàn hổ trong trang trại. Có người thì bỏ ra hàng trăm ngàn đôla sang tận Nam Phi để săn tê giác, rồi sau đó mới biết người VN dẫn đầu danh sách săn loài thú có sừng quý hiếm này ở Nam Phi!
Không biết các đại gia nuôi thú rừng, chưng những tiêu bản thú quý hiếm giữa phòng khách với mục đích gì? Nhiều năm theo dõi lĩnh vực này, chúng tôi đã nhiều lần đặt ra câu hỏi đó và đều được nghe giải thích na ná nhau, chung quy cũng để thỏa cái sự... oai! Nuôi cái thứ bị cấm nó mới khác người, mới thể hiện “đẳng cấp” chủ nhân mỗi khi khách khứa, bạn bè đến nhà. Một người thân của ông Long bộc bạch: Có những ngày cuối tuần, anh Long cùng bạn bè thường tụ họp về căn chòi nằm sát ngay bên chuồng nhốt thú để ăn nhậu và ngắm, chỉ chỏ, bình phẩm về những chú vượn này!
Đau làm sao, trong lúc nhiều đại gia ở nước ta sướng vì cho rằng nuôi thú rừng, chưng tiêu bản thú quý hiếm trong nhà là oai thì ở các nước tiên tiến, người ta cho rằng đó là hành vi thiếu văn minh, đi ngược lại thế giới vốn đang ủng hộ bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ rừng để phát triển bền vững. Không ít những đại gia thứ thiệt của thế giới, người ta hoàn toàn ngược lại với chúng ta. Như Sir Richard Branson, tỉ phú người Anh, chủ tịch Hãng Virgin - một trong những doanh nhân trong ngành vận tải nổi danh trên thế giới - đã dành tặng 1,6 tỉ bảng, tương đương 3 tỉ USD cho các quỹ hoạt động đối phó với vấn đề nóng lên của Trái đất. Tỉ phú David Duffield (Mỹ) đã sáng lập Quỹ Maddie Fund’s - với số tiền đóng góp của chính ông là khoảng 300 triệu USD - nhằm bảo vệ, chống việc giết hại động vật trên toàn thế giới.
Nhiều bạn trẻ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các tổ chức phi chính phủ vẫn thường thắc mắc về những hình ảnh ở nước ta, mà họ bảo nếu là nước ngoài thì không yên với các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ rừng. Cụ thể, trên truyền hình nhiều khi phát bản tin phỏng vấn các nhân vật tên tuổi thường thấy người trả lời ngồi chễm chệ trên những bộ salon, bàn ghế làm từ gỗ quý mà chắc chắn chỉ có chặt cây rừng mới làm ra nó. Hay chuyện nuôi thú rừng, chưng tiêu bản thú quý hiếm cũng dễ dàng bắt gặp. Với các nước tiên tiến, người ta cho rằng những ai chơi kiểu đó không phải là sang, mà là thiếu văn minh, phá hoại thiên nhiên.
Không biết bao giờ thì các đại gia của nước ta mới bỏ được thói quen khoe sự giàu có, sang trọng của mình bằng những hình ảnh thiếu văn minh như thế?
Bàn ra tán vào (0)
Khoe chi hình ảnh thiếu văn minh!
Những con công xòe đuôi giận dữ; tiếng hươu, tiếng những con chim khắc khoải nhớ đàn... Tiếng hú của các loài động vật đáng thương ấy đã không đến được với đồng loại bởi sự giam cầm của những chiếc lồng sắt của các đại gia.
Việc nuôi thú rừng trong vườn nhà, trong trang trại là chuyện thường ngày ở nước ta. Không khó lắm để tìm lại những chuyện gây ồn ào dư luận về việc đại gia nuôi nhốt thú rừng, như giữa năm 2010 một đại gia tại Diễn Châu (Nghệ An) bị phát hiện trong nhà có đến hai con tê giác cùng nhiều động vật quý hiếm khác như hổ, gấu chó... Hay có đại gia nuôi cả đàn hổ trong trang trại. Có người thì bỏ ra hàng trăm ngàn đôla sang tận Nam Phi để săn tê giác, rồi sau đó mới biết người VN dẫn đầu danh sách săn loài thú có sừng quý hiếm này ở Nam Phi!
Không biết các đại gia nuôi thú rừng, chưng những tiêu bản thú quý hiếm giữa phòng khách với mục đích gì? Nhiều năm theo dõi lĩnh vực này, chúng tôi đã nhiều lần đặt ra câu hỏi đó và đều được nghe giải thích na ná nhau, chung quy cũng để thỏa cái sự... oai! Nuôi cái thứ bị cấm nó mới khác người, mới thể hiện “đẳng cấp” chủ nhân mỗi khi khách khứa, bạn bè đến nhà. Một người thân của ông Long bộc bạch: Có những ngày cuối tuần, anh Long cùng bạn bè thường tụ họp về căn chòi nằm sát ngay bên chuồng nhốt thú để ăn nhậu và ngắm, chỉ chỏ, bình phẩm về những chú vượn này!
Đau làm sao, trong lúc nhiều đại gia ở nước ta sướng vì cho rằng nuôi thú rừng, chưng tiêu bản thú quý hiếm trong nhà là oai thì ở các nước tiên tiến, người ta cho rằng đó là hành vi thiếu văn minh, đi ngược lại thế giới vốn đang ủng hộ bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ rừng để phát triển bền vững. Không ít những đại gia thứ thiệt của thế giới, người ta hoàn toàn ngược lại với chúng ta. Như Sir Richard Branson, tỉ phú người Anh, chủ tịch Hãng Virgin - một trong những doanh nhân trong ngành vận tải nổi danh trên thế giới - đã dành tặng 1,6 tỉ bảng, tương đương 3 tỉ USD cho các quỹ hoạt động đối phó với vấn đề nóng lên của Trái đất. Tỉ phú David Duffield (Mỹ) đã sáng lập Quỹ Maddie Fund’s - với số tiền đóng góp của chính ông là khoảng 300 triệu USD - nhằm bảo vệ, chống việc giết hại động vật trên toàn thế giới.
Nhiều bạn trẻ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các tổ chức phi chính phủ vẫn thường thắc mắc về những hình ảnh ở nước ta, mà họ bảo nếu là nước ngoài thì không yên với các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ rừng. Cụ thể, trên truyền hình nhiều khi phát bản tin phỏng vấn các nhân vật tên tuổi thường thấy người trả lời ngồi chễm chệ trên những bộ salon, bàn ghế làm từ gỗ quý mà chắc chắn chỉ có chặt cây rừng mới làm ra nó. Hay chuyện nuôi thú rừng, chưng tiêu bản thú quý hiếm cũng dễ dàng bắt gặp. Với các nước tiên tiến, người ta cho rằng những ai chơi kiểu đó không phải là sang, mà là thiếu văn minh, phá hoại thiên nhiên.
Không biết bao giờ thì các đại gia của nước ta mới bỏ được thói quen khoe sự giàu có, sang trọng của mình bằng những hình ảnh thiếu văn minh như thế?