Cõi Người Ta

Khói trắng và Dế Mèn

Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật. Với riêng tôi,

 

Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật. Với riêng tôi, làn khói nhạt tỏa ra từ những mái nhà mỗi lúc hoàng hôn và tiếng gáy của con dế là một trong hai biểu tượng của quê hương.
 
Dưới ngòi bút của các nhà văn làn khói bếp tỏa ra từ mỗi mái nhà vào mỗi chiều, cũng trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Làn khói đó qua các bài học thuộc lòng thời tiểu học, đi vào lòng tôi như một phần quê hương mang theo.
 
Vào mỗi mùa đông, những làn khói mỏng manh bay ra từ các ống khói lò sưởi đã ít nhiều đưa tôi về với các làn khói lam chiều trong bài học thuộc lòng thời thơ dại.  Và như vậy, khi nhà hàng xóm đốt lò sưởi, vô tình họ đã giúp tôi mang quê hương chôn nhau cắt rốn về lại rất gần trong tâm tưởng.
 
Tiếng gáy của con dế thì lâu lắm rồi, từ lúc bắt đầu sống ở quê hương thứ hai, tôi chưa có dịp nghe lại.
 
"Đá dế" là một trò chơi của các em trai ở Việt Nam ngày xưa. Các em ra đồng, hay ra vườn bắt về, nhốt trong hộp giấy (giống như hộp đựng giày) có đục lỗ để không khí vào cho dế thở. Rồi ông chủ dế tí hon thường xuyên bỏ cỏ non vào cho dế ăn, mỗi ngày ba lần như ba bữa ăn của chính mình. Lâu lâu ông chủ đưa dế vào đấu trường (là một cái hộp giày lớn hơn) cho dế đá nhau với một con dế khác. Trước khi vào đấu trường, ông chủ còn cẩn thận lấy một cái chân nhang (rút ra từ cái lư đồng trên bàn thờ) thọc vào một lỗ nhỏ trên thân dế, nâng lên cao, rồi phù miệng thổi với niềm tin mình đang tiếp sức cho "dế nhà" trước khi đem ra đánh lộn với "dế địch" (là dế của thằng bạn hàng xóm).
 
Không biết dế bực mình vì bị hành hạ, hay vì bị nhốt lâu ngày cuồng chân mà khi được bỏ vào đấu trường, một cái hộp lớn hơn, dế trút mọi giận dữ lên đầu đối thủ, một con dế khác thuộc quyền sở hữu của "một ông chủ" khác.
 
Đó là trò chơi mà các em trai rất thích, vì rất dễ tìm bắt dế nhất là vào mùa mưa, em nào cũng có thể có một "dế nhà" để chăm sóc và đưa ra đấu trường, với tôi, một bé gái chưa đến 10 tuổi lúc đó, là một trò chơi đầy bạo lực, vừa "vô nhân đạo", vừa "vô dế đạo".
 
Thêm vào đó, tôi vừa được đọc "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài. Dưới bút pháp vừa tinh tế, vừa giản dị của ông, lúc đó tôi chưa hiểu hết những bài học về kinh nghiệm đời mà nhà văn muốn dạy độc giả tí hon và cả người lớn, nhưng những con dế trở thành những người bạn thân trong tâm tưởng của tôi và hình như dế cũng có tâm hồn, cũng sâu sắc như người. Lại thêm tác phẩm "Chim hót trong lồng" của nhà văn Nhật Tiến giúp tôi hiểu nỗi buồn của một người bị giam hãm một mình trong một không gian nhỏ.
 
 Và do vậy, chờ cho các anh, em trai trong nhà ngủ say vào một buổi trưa, tôi bưng mấy hộp dế ra vườn, mở hộp phóng thích các chú dế nâu bóng. Trước khi bay vào tự do, các chú dế hình như còn quay lại nhìn tôi, cảm ơn bằng một tràng gáy vang, âm điệu vui tươi, rộn rã; chứ không giận dữ, uất ức như khi bị xỏ chân nhang vào cổ.
 
Thừa thắng xông lên, tôi chui hàng rào, chạy sang nhà hàng xóm, phóng thích luôn dế của mấy anh nhà bên. Sau đó, đương nhiên tôi là một nghi phạm chính, nhưng không có bằng chứng nên "chẳng làm gì được nhau". Vậy mà tràng gáy cảm ơn của các chú dế lửa, dế mèn theo tôi như một kỷ niệm của tuổi thơ hạnh phúc, an nhiên ở Biên Hòa.
 
Gần đây, nhờ một tình cờ tôi lại được nghe một bài hát nhỏ của Trần Dạ Từ qua tiếng hát của Khánh Ly do tác giả gởi... nhầm cho tôi dưới dạng MP3, có những câu như:

Một mùa mưa gió có anh dế mèn phất phơ lạc vào cachot đùa vui với người tù”
“Cám ơn, cám ơn em dế mèn tiếng kêu vừa lạ lại vừa quen”
"Cám ơn, cám ơn em dế mèn bao nhiêu năm bài hát ấy ta không quên..."
 
Kỷ niệm "phóng thích tù nhân dế" năm xưa bỗng nhiên kéo về trong tôi.

Hình như chú dế mèn vào cachot "trò chuyện" với thi sĩ Trần Dạ Từ đầu thập niên 80 là hậu duệ của các chú dế mèn được tôi thả ra trước đó?
 
Cám ơn "Cảm ơn Dế mèn" đã đưa tôi tìm lại được âm thanh của tiếng gáy năm xưa như những làn khói từ lò sưởi đưa tôi về rất gần với quê nhà.
 
Nguyễn Trần Diệu Hương
Santa Clara, California Trung thu 2013
http://www.voatiengviet.com/content/khoi-trang-va-de-men/1776338.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Khói trắng và Dế Mèn

Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật. Với riêng tôi,

 

Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật. Với riêng tôi, làn khói nhạt tỏa ra từ những mái nhà mỗi lúc hoàng hôn và tiếng gáy của con dế là một trong hai biểu tượng của quê hương.
 
Dưới ngòi bút của các nhà văn làn khói bếp tỏa ra từ mỗi mái nhà vào mỗi chiều, cũng trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Làn khói đó qua các bài học thuộc lòng thời tiểu học, đi vào lòng tôi như một phần quê hương mang theo.
 
Vào mỗi mùa đông, những làn khói mỏng manh bay ra từ các ống khói lò sưởi đã ít nhiều đưa tôi về với các làn khói lam chiều trong bài học thuộc lòng thời thơ dại.  Và như vậy, khi nhà hàng xóm đốt lò sưởi, vô tình họ đã giúp tôi mang quê hương chôn nhau cắt rốn về lại rất gần trong tâm tưởng.
 
Tiếng gáy của con dế thì lâu lắm rồi, từ lúc bắt đầu sống ở quê hương thứ hai, tôi chưa có dịp nghe lại.
 
"Đá dế" là một trò chơi của các em trai ở Việt Nam ngày xưa. Các em ra đồng, hay ra vườn bắt về, nhốt trong hộp giấy (giống như hộp đựng giày) có đục lỗ để không khí vào cho dế thở. Rồi ông chủ dế tí hon thường xuyên bỏ cỏ non vào cho dế ăn, mỗi ngày ba lần như ba bữa ăn của chính mình. Lâu lâu ông chủ đưa dế vào đấu trường (là một cái hộp giày lớn hơn) cho dế đá nhau với một con dế khác. Trước khi vào đấu trường, ông chủ còn cẩn thận lấy một cái chân nhang (rút ra từ cái lư đồng trên bàn thờ) thọc vào một lỗ nhỏ trên thân dế, nâng lên cao, rồi phù miệng thổi với niềm tin mình đang tiếp sức cho "dế nhà" trước khi đem ra đánh lộn với "dế địch" (là dế của thằng bạn hàng xóm).
 
Không biết dế bực mình vì bị hành hạ, hay vì bị nhốt lâu ngày cuồng chân mà khi được bỏ vào đấu trường, một cái hộp lớn hơn, dế trút mọi giận dữ lên đầu đối thủ, một con dế khác thuộc quyền sở hữu của "một ông chủ" khác.
 
Đó là trò chơi mà các em trai rất thích, vì rất dễ tìm bắt dế nhất là vào mùa mưa, em nào cũng có thể có một "dế nhà" để chăm sóc và đưa ra đấu trường, với tôi, một bé gái chưa đến 10 tuổi lúc đó, là một trò chơi đầy bạo lực, vừa "vô nhân đạo", vừa "vô dế đạo".
 
Thêm vào đó, tôi vừa được đọc "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài. Dưới bút pháp vừa tinh tế, vừa giản dị của ông, lúc đó tôi chưa hiểu hết những bài học về kinh nghiệm đời mà nhà văn muốn dạy độc giả tí hon và cả người lớn, nhưng những con dế trở thành những người bạn thân trong tâm tưởng của tôi và hình như dế cũng có tâm hồn, cũng sâu sắc như người. Lại thêm tác phẩm "Chim hót trong lồng" của nhà văn Nhật Tiến giúp tôi hiểu nỗi buồn của một người bị giam hãm một mình trong một không gian nhỏ.
 
 Và do vậy, chờ cho các anh, em trai trong nhà ngủ say vào một buổi trưa, tôi bưng mấy hộp dế ra vườn, mở hộp phóng thích các chú dế nâu bóng. Trước khi bay vào tự do, các chú dế hình như còn quay lại nhìn tôi, cảm ơn bằng một tràng gáy vang, âm điệu vui tươi, rộn rã; chứ không giận dữ, uất ức như khi bị xỏ chân nhang vào cổ.
 
Thừa thắng xông lên, tôi chui hàng rào, chạy sang nhà hàng xóm, phóng thích luôn dế của mấy anh nhà bên. Sau đó, đương nhiên tôi là một nghi phạm chính, nhưng không có bằng chứng nên "chẳng làm gì được nhau". Vậy mà tràng gáy cảm ơn của các chú dế lửa, dế mèn theo tôi như một kỷ niệm của tuổi thơ hạnh phúc, an nhiên ở Biên Hòa.
 
Gần đây, nhờ một tình cờ tôi lại được nghe một bài hát nhỏ của Trần Dạ Từ qua tiếng hát của Khánh Ly do tác giả gởi... nhầm cho tôi dưới dạng MP3, có những câu như:

Một mùa mưa gió có anh dế mèn phất phơ lạc vào cachot đùa vui với người tù”
“Cám ơn, cám ơn em dế mèn tiếng kêu vừa lạ lại vừa quen”
"Cám ơn, cám ơn em dế mèn bao nhiêu năm bài hát ấy ta không quên..."
 
Kỷ niệm "phóng thích tù nhân dế" năm xưa bỗng nhiên kéo về trong tôi.

Hình như chú dế mèn vào cachot "trò chuyện" với thi sĩ Trần Dạ Từ đầu thập niên 80 là hậu duệ của các chú dế mèn được tôi thả ra trước đó?
 
Cám ơn "Cảm ơn Dế mèn" đã đưa tôi tìm lại được âm thanh của tiếng gáy năm xưa như những làn khói từ lò sưởi đưa tôi về rất gần với quê nhà.
 
Nguyễn Trần Diệu Hương
Santa Clara, California Trung thu 2013
http://www.voatiengviet.com/content/khoi-trang-va-de-men/1776338.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm