Sức khỏe và đời sống
Không phải não, trái tim mới là chủ thể của thân thể con người, vì sao vậy?
daikynguyenvn.com
Không phải não, trái tim mới là chủ thể của thân thể con người, vì sao vậy?
Con người hiện đại thường tin rằng bộ não điều khiển cơ thể. Nhưng theo Y học Trung hoa cổ, trái tim mới đóng vai trò minh chủ của cơ thể, nơi phát ra tín hiệu và định hướng cho các cơ quan còn lại. Vậy điều gì ở tim khiến nó có khả năng thống lĩnh? Chính là khả năng cảm nhận tinh thần. Các thầy thuốc Trung Y xưa biết rằng tim là cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể, nhưng họ không quan tâm nhiều đến khía cạnh vật lý đó mà hầu như chỉ tập trung vào khía cạnh tinh thần của tim, gọi là “shen”.
Chữ shen này dường như mang ý nghĩa rộng hơn khái niệm tim thông thường trong y học hiện đại. Dù vậy, những nghiên cứu gần đây trong cũng đang tiến gần hơn đến nhận thức rằng tim là một cơ quan suy nghĩ và cảm nhận.
Theo “Hoàng Đế nội kinh”- cuốn sách cổ nhất được biết của Trung Y – tinh thần mạnh mẽ là yếu tố cơ bản cho một sức khỏe tốt: “Nếu tinh thần khỏe mạnh, cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh; nếu chúng ta đánh mất tinh thần, cơ thể sẽ chết theo”.
Shen mang lại sinh khí cho cơ thể, dẫn đường cho ý thức và trí tuệ, nó phản ánh những gì quan sát được từ thế giới bên ngoài và cho chúng ta khả năng nhận thức. Con người hiện đại có thể được dạy rằng các giá trị tinh thần như thế đều thuộc về bộ não, nhưng theo chuyên gia khoa châm cứu Brandon LaGreca, chủ phòng khám châm cứu East Troy ở Wisconsin, một cách trực giác, con người vẫn xem trái tim đại diện cho bản thân mình. Ông nói: “Nếu yêu cầu một người chỉ về phía mình, họ thường chỉ vào đâu? Chính là ở ngực. Tôi nghĩ rằng khó có thể tìm thấy ai đó chỉ vào đầu của họ”.
Nghiên cứu và khía cạnh tinh thần của tim
Mặc dù khoa học hiện đại chỉ vừa mới bắt đầu khám phá góc nhìn rộng hơn về tim, thì từ lâu khía cạnh tinh thần của nó đã được công nhận ở phương Tây. Ví như nhà thơ thường nói về nỗi đau của trái tim tan vỡ và lòng tốt của trái tim nhân hậu.
“Dù có dùng từ shen hay không, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều thừa nhận trái tim có mặt ý thức”, ông LaGreca nói.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự mất cân bằng cảm xúc có thể ảnh hưởng xấu đến tim, ví dụ, stress mạn tính làm tăng huyết áp.
Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy kết nối sâu hơn giữa trái tim và tinh thần. Liên quan trực tiếp đến ý tưởng này, HeartMath, một chiến lược điều trị được xác nhận bởi các bác sĩ Christiane Northrup và Deepak Chopra, gồm một thiết bị phản hồi sinh học kết hợp với các bài tập về hít thở và bài học về lòng biết ơn được thiết kế để cải thiện tình cảm và thể chất thông qua “sự kết nối giữa tim và não” cho thấy kết quả: các mô hình hoạt động khác nhau của tim không chỉ tương ứng với các trạng thái cảm xúc khác nhau mà còn có ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng nhận thức.
Thêm những bằng chứng về ý thức của tim trong nhiều trường hợp cấy ghép tim, người nhận tạng kể rằng họ kế thừa sự khao khát, cảm xúc, và đặc điểm tính cách của người hiến tạng.
Làm thế nào mà Trung Y cổ xưa đã sở hữu ý tưởng mà các nhà nghiên cứu ngày nay chỉ mới bắt đầu nhận ra? Theo bác sĩ châm cứu James Whittle, chủ phòng Châm cứu Blue Ridge ở Asheville, North Carolina và là tác giả của “Nghệ thuật của trái tim trong Y học Trung Quốc”, đó là vấn đề quan điểm. “Nó giống như con gà và quả trứng. Cái nào có trước?”. Theo ông Whittle, y học hiện đại tập trung chủ yếu vào cơ thể vật chất, vì vậy các yếu tố phi vật thể như ý thức được cho là được tạo ra từ não. Trong khi đó, Y học Trung Quốc có cách tiếp cận ngược lại, nhìn vào bản chất và sự chuyển động của năng lượng để giải thích sự thay đổi trong cơ thể. Theo đó, tinh thần là cái gốc căn bản và ý thức ngụ trong tim.
“Y học Trung Quốc và y học phương Tây là đều vô cùng đáng khen ngợi, nhưng hoàn toàn khác nhau”, ông Whittle nói. “Một trong những giáo viên của tôi đã từng mô tả nó như sau: Nếu bạn nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy chiếc lá cuốn đi trong gió, y học phương Tây là lá và y học Trung Quốc là gió.”
Trái tim tràn đầy năng lượng
Để hiểu được ý tưởng về năng lượng, y học Trung Quốc dùng âm-dương và ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ để mô tả sức khỏe và bệnh tật. Theo lý thuyết của Trung Y truyền thống, cần có sự quân bình âm-dương, tính hàn và nhu của âm nên hòa hợp với tính nóng và cương của dương. Theo thuyết này, mỗi cơ quan trong cơ thể tương ứng với một trong năm yếu tố của tự nhiên. Bệnh tật nảy sinh khi những yếu tố này mất cân bằng, quá nhiều hay quá ít đều là không tốt. Khi năng lượng bị chặn lại sẽ dẫn đến tình trạng mạch không thông.
Trái tim đại biểu cho nguyên tố lửa. Ví dụ, chứng mất ngủ là triệu chứng của nóng trong tim. Suy tim nặng là kết quả của sự thiếu hụt yếu tố dương trong nó. Trong tim không chỉ tồn tại ý thức, mà còn có những kinh mạch liên kết với nó được gọi là “kênh hỏa”, chạy dọc theo cánh tay, từ nách, đến đầu của ngón tay út.
Biểu tượng của tim là màu đỏ. Máu là kết nối rõ ràng với màu này, bên cạnh đó, một số loại thảo mộc thường được sử dụng để điều trị bệnh tim cũng có màu đỏ, chẳng hạn Chinese red date, nhân sâm, và goji berries. Ngoài ra, thực phẩm màu đỏ cũng được cho là hỗ trợ sức khoẻ tim mạch.
Thật lạ lùng, y học hiện đại cũng đưa ra thuyết tương tự. Các nhà dinh dưỡng khuyên dùng các thực phẩm màu đỏ theo mùa giàu vitamin C như cherries và berries, giàu lycopene như cà chua và dưa hấu để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện chức năng của mạch máu.
Theo y học Trung Quốc, tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể đều liên quan với nhau, việc điều trị thích hợp chính là xem xét trên tổng thể.
Tất nhiên, tim cũng không tồn tại cô lập. Ông Whittle nói: “Nếu tim có vấn đề, bạn phải xem xét các hệ cơ quan khác liên quan và cần điều trị cả người, có thể cơ thể đồng thời thiếu yếu tố dương ở tim, thiếu năng lượng ở lá lách và thận.”
Để minh họa cho ý tưởng liên kết này, ông LaGreca đề cập đến một điểm châm cứu trên kinh mạch tim mà ông sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu. Ông nói: “Đó là điểm nóng trong kênh hỏa. Theo y học Trung Quốc, chứng đau nửa đầu thực ra là một bệnh lý của túi mật, tim và túi mật lại có sự liên hệ, nơi tim có thể giải quyết tình trạng tắc túi mật quá mức.“
Tập trung vào phòng ngừa
Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Các chuyên gia đồng ý rằng di truyền học chỉ đóng một vai trò nhỏ trong các vấn đề về tim, hầu hết bệnh tim là do các yếu tố có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, đây là một ý tưởng tương đối mới trong khoa học hiện đại.
Vào cuối những năm 1970, Tiến sĩ Dean Ornish là nhà khoa học y học phương Tây đầu tiên xem xét chế độ ăn kiêng, tập thể dục và tư vấn nhóm như những phương pháp hợp lý để chữa các vấn đề về tim. Kể từ đó, những thay đổi lối sống được phác thảo trong chương trình Ornish đã nhiều lần chứng minh rằng chúng có thể ngăn ngừa và thậm chí đảo ngược bệnh tim.
Giống như chương trình Ornish, một trong những đặc điểm chính của y học Trung Quốc là nhấn mạnh đến việc ngăn ngừa bệnh tật. Các thầy thuốc Trung Y biết rằng rất lâu trước khi trái tim của cơ thể bị ốm, tinh thần sẽ có dấu hiệu xấu đi, như lo lắng, sợ hãi, trầm cảm, ám ảnh, và chứng mất ngủ (triệu chứng tinh thần bất ổn).
Để tinh thần được khỏe mạnh, cần cảm giác sẻ chia cộng đồng, tìm được mục đích sống và sự bình yên trong tâm hồn – những điều thường khó có được trong thế giới công nghiệp căng thẳng của chúng ta.
Do đó, Trung Y đã tìm ra và chữa trị được nhiều bệnh về tim hơn so với Tây Y. Ông LaGreca nói: “Dĩ nhiên chúng tôi cũng chữa trị cho những người bị tim đập nhanh, và suy tim nặng, nhưng đó không phải là những sự mất cân bằng về tim phổ biến nhất trong y học Trung Quốc. Những bệnh lý như cảm thấy xa lạ với bản thân, không tìm thấy mục đích sống, mất ngủ, lo lắng và trầm cảm xuất hiện rất nhiều trong số các bệnh nhân của chúng tôi.“
Kết nối giữa tim và lưỡi
Các sách Trung Hoa cổ cho biết dấu hiệu của rối loạn tinh thần có thể dễ dàng phát hiện, chẳng hạn khi xem xét khuôn mặt. Khuôn mặt thanh thản và một làn da hồng hào thể hiện một tinh thần khỏe và hệ tuần hoàn tốt; một khuôn mặt nhợt nhạt, lo lắng lại cho thấy những vấn đề. Ngoài ra, cũng có thể thấy dấu hiệu thể hiện sức khoẻ tinh thần của tim thông qua quan sát lưỡi. Ví dụ như đầu lưỡi đỏ cho thấy nhiệt tim quá mức, thường biểu hiện như lo lắng hoặc mất ngủ.
Theo Trung y, không chỉ là vị giác của chúng ta liên quan đến sức khỏe tim mạch, mà trái tim được cho là có vị giác của riêng nó. Ông LaGreca nói: “Tim cũng đang “nếm” hoóc môn và hóa chất trong máu và thông báo cho phần còn lại của cơ thể biết cần chuẩn bị điều gì.“
Theo bác sĩ châm cứu Emma Suttie, chủ tịch của Blue Buddha Acupuncture Sarasota ở Florida và là người sáng lập Chinese Medicine Living (một trang web dành cho việc chia sẻ tri thức truyền thống Trung Quốc), kết nối giữa tim và lưỡi cũng liên quan đến sự giao tiếp của chúng ta. Bà nói: “Khả năng nói rõ ràng của chúng ta là thể hiện trực tiếp của trái tim.“
Bà Suttie kể về một bệnh nhân mới đây của bà. Bệnh nhân này có một số dấu hiệu của tổn thương tinh thần tim: lo lắng, mất ngủ và buồn cùng cực. Các triệu chứng bắt đầu một năm trước, ngay sau khi cha cô bị chết trong một tai nạn. Cô vẫn chưa thể vượt qua mất mát đau đớn đó. Bà cho hay: “Những người trong gia đình của cô ấy không có thói quen chia sẻ cảm xúc, vì vậy cô ấy cảm thấy mình không được phép đau buồn trước sự mất mát này.”
Ngoài dùng các loại thảo mộc và châm cứu để làm lành sự mất cân bằng tim, phần quan trọng nhất trong toa thuốc của bà là giúp bệnh nhân chia sẻ và thừa nhận những cảm xúc của họ.
“Trong quá trình điều trị bằng châm cứu, đôi khi cô ấy khóc ngay bên bàn châm, châm cứu đã giải phóng nỗi đau bị mắc kẹt bên trong cơ thể cô ấy“, bà Suttie nói. “Thời gian qua đi, các triệu chứng biến mất, và cô đã có thể nghĩ về cha mình và cảm thấy vui khi nhớ ông thay vì bị hao gầy bởi nỗi đau. Tất cả những điều này đã giúp hàn gắn trái tim cô và lấy lại cân bằng, giúp cô ấy vui trở lại.“
Trái tim cân bằng
Ông Whittle đề cập tới trường hợp rối loạn tâm thần mà ông ta thấy gần đây: Một phụ nữ 50 tuổi bị lo âu, tim đập nhanh, và mất ngủ trầm trọng kéo dài đã vài năm.
Ông nói: “Trái tim thích bình yên và thanh thản. Trong trường hợp của bà ấy, công việc khiến bà cảm thấy rất lo lắng và bà nhận ra rằng đã đến lúc rời bỏ công việc này và tìm một thứ gì đó có thể khiến bà hạnh phúc. Khi bà chọn lựa lối sống khác, đó là một sự thay đổi lớn lao.“
Tất nhiên, bỏ đi không phải luôn là cách. Trong những trường hợp này, Whittle khuyến khích bệnh nhân của mình học các kỹ thuật để nuôi dưỡng bình yên trong nội tâm để có thể giải quyết tốt hơn những căng thẳng mà họ phải đối mặt.
“Bạn có thể luyện tập khí công, Thái Cực Quyền hay tập thở. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống và đảm bảo lượng đường trong máu được kiểm soát tốt giúp giảm căng thẳng“, ông Whittle nói.
Những cảm xúc như sợ hãi, tức tối, hận thù, và oán giận có thể làm tổn thương trái tim, trong khi niềm vui mới là trạng thái tự nhiên của nó. Nhưng có một điểm quan trọng trong triết học Trung Quốc là tất cả mọi thứ đều phải điều độ. Các sách cổ Trung Quốc cảnh báo rằng quá phấn khích cũng có thể làm hại đến tim.
Ông LaGreca nói: “Một từ thích hợp hơn có lẽ là quá khích, có thể là một người bị rối loạn lưỡng cực và đang trong giai đoạn vui buồn thất thường, nhưng đó cũng có thể là bất cứ ai đang sống cuộc sống xa hoa và đang trải qua quá nhiều thứ. Các trạng thái quá phấn khích trong thời gian dài đều ảnh hưởng tiêu cực đến tim.”
Thiền định – bài Công Pháp số 5 của Pháp Luân Công.(Ảnh: Internet)
“Văn hóa Á Châu, thường nhấn mạnh về việc dưỡng tâm thanh tịnh và thư thái. Chính là giữ trái tim cân bằng. Giống như vị thiền sư, người có thể điều khiển những con sóng cảm xúc trong thế giới xung quanh ông“.
Ngự Yên biên dịch
http://www.daikynguyenvn.com/
Không phải não, trái tim mới là chủ thể của thân thể con người, vì sao vậy?
daikynguyenvn.com
Không phải não, trái tim mới là chủ thể của thân thể con người, vì sao vậy?
Con người hiện đại thường tin rằng bộ não điều khiển cơ thể. Nhưng theo Y học Trung hoa cổ, trái tim mới đóng vai trò minh chủ của cơ thể, nơi phát ra tín hiệu và định hướng cho các cơ quan còn lại. Vậy điều gì ở tim khiến nó có khả năng thống lĩnh? Chính là khả năng cảm nhận tinh thần. Các thầy thuốc Trung Y xưa biết rằng tim là cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể, nhưng họ không quan tâm nhiều đến khía cạnh vật lý đó mà hầu như chỉ tập trung vào khía cạnh tinh thần của tim, gọi là “shen”.
Chữ shen này dường như mang ý nghĩa rộng hơn khái niệm tim thông thường trong y học hiện đại. Dù vậy, những nghiên cứu gần đây trong cũng đang tiến gần hơn đến nhận thức rằng tim là một cơ quan suy nghĩ và cảm nhận.
Theo “Hoàng Đế nội kinh”- cuốn sách cổ nhất được biết của Trung Y – tinh thần mạnh mẽ là yếu tố cơ bản cho một sức khỏe tốt: “Nếu tinh thần khỏe mạnh, cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh; nếu chúng ta đánh mất tinh thần, cơ thể sẽ chết theo”.
Shen mang lại sinh khí cho cơ thể, dẫn đường cho ý thức và trí tuệ, nó phản ánh những gì quan sát được từ thế giới bên ngoài và cho chúng ta khả năng nhận thức. Con người hiện đại có thể được dạy rằng các giá trị tinh thần như thế đều thuộc về bộ não, nhưng theo chuyên gia khoa châm cứu Brandon LaGreca, chủ phòng khám châm cứu East Troy ở Wisconsin, một cách trực giác, con người vẫn xem trái tim đại diện cho bản thân mình. Ông nói: “Nếu yêu cầu một người chỉ về phía mình, họ thường chỉ vào đâu? Chính là ở ngực. Tôi nghĩ rằng khó có thể tìm thấy ai đó chỉ vào đầu của họ”.
Nghiên cứu và khía cạnh tinh thần của tim
Mặc dù khoa học hiện đại chỉ vừa mới bắt đầu khám phá góc nhìn rộng hơn về tim, thì từ lâu khía cạnh tinh thần của nó đã được công nhận ở phương Tây. Ví như nhà thơ thường nói về nỗi đau của trái tim tan vỡ và lòng tốt của trái tim nhân hậu.
“Dù có dùng từ shen hay không, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều thừa nhận trái tim có mặt ý thức”, ông LaGreca nói.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự mất cân bằng cảm xúc có thể ảnh hưởng xấu đến tim, ví dụ, stress mạn tính làm tăng huyết áp.
Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy kết nối sâu hơn giữa trái tim và tinh thần. Liên quan trực tiếp đến ý tưởng này, HeartMath, một chiến lược điều trị được xác nhận bởi các bác sĩ Christiane Northrup và Deepak Chopra, gồm một thiết bị phản hồi sinh học kết hợp với các bài tập về hít thở và bài học về lòng biết ơn được thiết kế để cải thiện tình cảm và thể chất thông qua “sự kết nối giữa tim và não” cho thấy kết quả: các mô hình hoạt động khác nhau của tim không chỉ tương ứng với các trạng thái cảm xúc khác nhau mà còn có ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng nhận thức.
Thêm những bằng chứng về ý thức của tim trong nhiều trường hợp cấy ghép tim, người nhận tạng kể rằng họ kế thừa sự khao khát, cảm xúc, và đặc điểm tính cách của người hiến tạng.
Làm thế nào mà Trung Y cổ xưa đã sở hữu ý tưởng mà các nhà nghiên cứu ngày nay chỉ mới bắt đầu nhận ra? Theo bác sĩ châm cứu James Whittle, chủ phòng Châm cứu Blue Ridge ở Asheville, North Carolina và là tác giả của “Nghệ thuật của trái tim trong Y học Trung Quốc”, đó là vấn đề quan điểm. “Nó giống như con gà và quả trứng. Cái nào có trước?”. Theo ông Whittle, y học hiện đại tập trung chủ yếu vào cơ thể vật chất, vì vậy các yếu tố phi vật thể như ý thức được cho là được tạo ra từ não. Trong khi đó, Y học Trung Quốc có cách tiếp cận ngược lại, nhìn vào bản chất và sự chuyển động của năng lượng để giải thích sự thay đổi trong cơ thể. Theo đó, tinh thần là cái gốc căn bản và ý thức ngụ trong tim.
“Y học Trung Quốc và y học phương Tây là đều vô cùng đáng khen ngợi, nhưng hoàn toàn khác nhau”, ông Whittle nói. “Một trong những giáo viên của tôi đã từng mô tả nó như sau: Nếu bạn nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy chiếc lá cuốn đi trong gió, y học phương Tây là lá và y học Trung Quốc là gió.”
Trái tim tràn đầy năng lượng
Để hiểu được ý tưởng về năng lượng, y học Trung Quốc dùng âm-dương và ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ để mô tả sức khỏe và bệnh tật. Theo lý thuyết của Trung Y truyền thống, cần có sự quân bình âm-dương, tính hàn và nhu của âm nên hòa hợp với tính nóng và cương của dương. Theo thuyết này, mỗi cơ quan trong cơ thể tương ứng với một trong năm yếu tố của tự nhiên. Bệnh tật nảy sinh khi những yếu tố này mất cân bằng, quá nhiều hay quá ít đều là không tốt. Khi năng lượng bị chặn lại sẽ dẫn đến tình trạng mạch không thông.
Trái tim đại biểu cho nguyên tố lửa. Ví dụ, chứng mất ngủ là triệu chứng của nóng trong tim. Suy tim nặng là kết quả của sự thiếu hụt yếu tố dương trong nó. Trong tim không chỉ tồn tại ý thức, mà còn có những kinh mạch liên kết với nó được gọi là “kênh hỏa”, chạy dọc theo cánh tay, từ nách, đến đầu của ngón tay út.
Biểu tượng của tim là màu đỏ. Máu là kết nối rõ ràng với màu này, bên cạnh đó, một số loại thảo mộc thường được sử dụng để điều trị bệnh tim cũng có màu đỏ, chẳng hạn Chinese red date, nhân sâm, và goji berries. Ngoài ra, thực phẩm màu đỏ cũng được cho là hỗ trợ sức khoẻ tim mạch.
Thật lạ lùng, y học hiện đại cũng đưa ra thuyết tương tự. Các nhà dinh dưỡng khuyên dùng các thực phẩm màu đỏ theo mùa giàu vitamin C như cherries và berries, giàu lycopene như cà chua và dưa hấu để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện chức năng của mạch máu.
Theo y học Trung Quốc, tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể đều liên quan với nhau, việc điều trị thích hợp chính là xem xét trên tổng thể.
Tất nhiên, tim cũng không tồn tại cô lập. Ông Whittle nói: “Nếu tim có vấn đề, bạn phải xem xét các hệ cơ quan khác liên quan và cần điều trị cả người, có thể cơ thể đồng thời thiếu yếu tố dương ở tim, thiếu năng lượng ở lá lách và thận.”
Để minh họa cho ý tưởng liên kết này, ông LaGreca đề cập đến một điểm châm cứu trên kinh mạch tim mà ông sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu. Ông nói: “Đó là điểm nóng trong kênh hỏa. Theo y học Trung Quốc, chứng đau nửa đầu thực ra là một bệnh lý của túi mật, tim và túi mật lại có sự liên hệ, nơi tim có thể giải quyết tình trạng tắc túi mật quá mức.“
Tập trung vào phòng ngừa
Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Các chuyên gia đồng ý rằng di truyền học chỉ đóng một vai trò nhỏ trong các vấn đề về tim, hầu hết bệnh tim là do các yếu tố có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, đây là một ý tưởng tương đối mới trong khoa học hiện đại.
Vào cuối những năm 1970, Tiến sĩ Dean Ornish là nhà khoa học y học phương Tây đầu tiên xem xét chế độ ăn kiêng, tập thể dục và tư vấn nhóm như những phương pháp hợp lý để chữa các vấn đề về tim. Kể từ đó, những thay đổi lối sống được phác thảo trong chương trình Ornish đã nhiều lần chứng minh rằng chúng có thể ngăn ngừa và thậm chí đảo ngược bệnh tim.
Giống như chương trình Ornish, một trong những đặc điểm chính của y học Trung Quốc là nhấn mạnh đến việc ngăn ngừa bệnh tật. Các thầy thuốc Trung Y biết rằng rất lâu trước khi trái tim của cơ thể bị ốm, tinh thần sẽ có dấu hiệu xấu đi, như lo lắng, sợ hãi, trầm cảm, ám ảnh, và chứng mất ngủ (triệu chứng tinh thần bất ổn).
Để tinh thần được khỏe mạnh, cần cảm giác sẻ chia cộng đồng, tìm được mục đích sống và sự bình yên trong tâm hồn – những điều thường khó có được trong thế giới công nghiệp căng thẳng của chúng ta.
Do đó, Trung Y đã tìm ra và chữa trị được nhiều bệnh về tim hơn so với Tây Y. Ông LaGreca nói: “Dĩ nhiên chúng tôi cũng chữa trị cho những người bị tim đập nhanh, và suy tim nặng, nhưng đó không phải là những sự mất cân bằng về tim phổ biến nhất trong y học Trung Quốc. Những bệnh lý như cảm thấy xa lạ với bản thân, không tìm thấy mục đích sống, mất ngủ, lo lắng và trầm cảm xuất hiện rất nhiều trong số các bệnh nhân của chúng tôi.“
Kết nối giữa tim và lưỡi
Các sách Trung Hoa cổ cho biết dấu hiệu của rối loạn tinh thần có thể dễ dàng phát hiện, chẳng hạn khi xem xét khuôn mặt. Khuôn mặt thanh thản và một làn da hồng hào thể hiện một tinh thần khỏe và hệ tuần hoàn tốt; một khuôn mặt nhợt nhạt, lo lắng lại cho thấy những vấn đề. Ngoài ra, cũng có thể thấy dấu hiệu thể hiện sức khoẻ tinh thần của tim thông qua quan sát lưỡi. Ví dụ như đầu lưỡi đỏ cho thấy nhiệt tim quá mức, thường biểu hiện như lo lắng hoặc mất ngủ.
Theo Trung y, không chỉ là vị giác của chúng ta liên quan đến sức khỏe tim mạch, mà trái tim được cho là có vị giác của riêng nó. Ông LaGreca nói: “Tim cũng đang “nếm” hoóc môn và hóa chất trong máu và thông báo cho phần còn lại của cơ thể biết cần chuẩn bị điều gì.“
Theo bác sĩ châm cứu Emma Suttie, chủ tịch của Blue Buddha Acupuncture Sarasota ở Florida và là người sáng lập Chinese Medicine Living (một trang web dành cho việc chia sẻ tri thức truyền thống Trung Quốc), kết nối giữa tim và lưỡi cũng liên quan đến sự giao tiếp của chúng ta. Bà nói: “Khả năng nói rõ ràng của chúng ta là thể hiện trực tiếp của trái tim.“
Bà Suttie kể về một bệnh nhân mới đây của bà. Bệnh nhân này có một số dấu hiệu của tổn thương tinh thần tim: lo lắng, mất ngủ và buồn cùng cực. Các triệu chứng bắt đầu một năm trước, ngay sau khi cha cô bị chết trong một tai nạn. Cô vẫn chưa thể vượt qua mất mát đau đớn đó. Bà cho hay: “Những người trong gia đình của cô ấy không có thói quen chia sẻ cảm xúc, vì vậy cô ấy cảm thấy mình không được phép đau buồn trước sự mất mát này.”
Ngoài dùng các loại thảo mộc và châm cứu để làm lành sự mất cân bằng tim, phần quan trọng nhất trong toa thuốc của bà là giúp bệnh nhân chia sẻ và thừa nhận những cảm xúc của họ.
“Trong quá trình điều trị bằng châm cứu, đôi khi cô ấy khóc ngay bên bàn châm, châm cứu đã giải phóng nỗi đau bị mắc kẹt bên trong cơ thể cô ấy“, bà Suttie nói. “Thời gian qua đi, các triệu chứng biến mất, và cô đã có thể nghĩ về cha mình và cảm thấy vui khi nhớ ông thay vì bị hao gầy bởi nỗi đau. Tất cả những điều này đã giúp hàn gắn trái tim cô và lấy lại cân bằng, giúp cô ấy vui trở lại.“
Trái tim cân bằng
Ông Whittle đề cập tới trường hợp rối loạn tâm thần mà ông ta thấy gần đây: Một phụ nữ 50 tuổi bị lo âu, tim đập nhanh, và mất ngủ trầm trọng kéo dài đã vài năm.
Ông nói: “Trái tim thích bình yên và thanh thản. Trong trường hợp của bà ấy, công việc khiến bà cảm thấy rất lo lắng và bà nhận ra rằng đã đến lúc rời bỏ công việc này và tìm một thứ gì đó có thể khiến bà hạnh phúc. Khi bà chọn lựa lối sống khác, đó là một sự thay đổi lớn lao.“
Tất nhiên, bỏ đi không phải luôn là cách. Trong những trường hợp này, Whittle khuyến khích bệnh nhân của mình học các kỹ thuật để nuôi dưỡng bình yên trong nội tâm để có thể giải quyết tốt hơn những căng thẳng mà họ phải đối mặt.
“Bạn có thể luyện tập khí công, Thái Cực Quyền hay tập thở. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống và đảm bảo lượng đường trong máu được kiểm soát tốt giúp giảm căng thẳng“, ông Whittle nói.
Những cảm xúc như sợ hãi, tức tối, hận thù, và oán giận có thể làm tổn thương trái tim, trong khi niềm vui mới là trạng thái tự nhiên của nó. Nhưng có một điểm quan trọng trong triết học Trung Quốc là tất cả mọi thứ đều phải điều độ. Các sách cổ Trung Quốc cảnh báo rằng quá phấn khích cũng có thể làm hại đến tim.
Ông LaGreca nói: “Một từ thích hợp hơn có lẽ là quá khích, có thể là một người bị rối loạn lưỡng cực và đang trong giai đoạn vui buồn thất thường, nhưng đó cũng có thể là bất cứ ai đang sống cuộc sống xa hoa và đang trải qua quá nhiều thứ. Các trạng thái quá phấn khích trong thời gian dài đều ảnh hưởng tiêu cực đến tim.”
Thiền định – bài Công Pháp số 5 của Pháp Luân Công.(Ảnh: Internet)
“Văn hóa Á Châu, thường nhấn mạnh về việc dưỡng tâm thanh tịnh và thư thái. Chính là giữ trái tim cân bằng. Giống như vị thiền sư, người có thể điều khiển những con sóng cảm xúc trong thế giới xung quanh ông“.
Ngự Yên biên dịch
http://www.daikynguyenvn.com/