Cõi Người Ta
Khủng hoảng ngân sách và TNS Ted Cruz của Tea Party
Cả nước Mỹ ai cũng biết Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz. Có người biết ông là biểu tượng của cánh Tea Party, cũng có người biết đến ông vì mới tháng trước ông đứng nói chuyện liên tục 21 tiếng đồng hồ trước diễn đàn Thượng Viện chỉ để bày tỏ lập trường chống Obamacare,
Cả nước Mỹ ai cũng biết Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz. Có người biết ông là biểu tượng của cánh Tea Party, cũng có người biết đến ông vì mới tháng trước ông đứng nói chuyện liên tục 21 tiếng đồng hồ trước diễn đàn Thượng Viện chỉ để bày tỏ lập trường chống Obamacare, cũng có người biết đến ông vì đồn đãi chính trị nói rằng sớm muộn gì ông cũng ra tranh cử tổng thống.
Ngay trong chính trường, cũng mỗi người nhìn ông một khác. Bên đảng Dân Chủ xem ông là nguyên nhân gây căng thẳng chính trị khiến chính phủ liên bang phải tạm thời đóng cửa, bên cánh Cộng Hòa thì thắc mắc không biết vị nghị sĩ trẻ tuổi đại diện cho tiểu bang Texas là người làm lợi hay gây tai hại cho đảng. Ðã từng có chính trị gia xem ông là người bướng bỉnh, ưa phá bĩnh, nhưng cũng có người lên tiếng ủng hộ thái độ cứng rắn để bảo vệ lập trường mà ông thể hiện trong 10 tháng vừa qua.
Kể từ Tháng Giêng khi rời Texas để lên Washington D.C. làm việc đến giờ, Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz là nhân vật nổi bật nhất và lớn tiếng nhất, lúc nào cũng lên tiếng đòi hỏi phải hủy bỏ Obamacare, đạo luật được ông gọi là “sẽ gây thảm họa cho nước Mỹ.” Trong những cuộc phỏng vấn dành cho giới truyền thông cũng như qua những bài nói chuyện, phát biểu đọc trước đám đông hay trong cuộc họp kín của đảng Cộng Hòa, vị nghị sĩ từng đoạt giải hùng biện lúc còn theo học ở Ðại Học Princeton đều nói “điều người dân Mỹ muốn thấy là phải hủy bỏ Obamacare, đạo luật gây tai hại cho nhiều triệu người. Ðạo luật này khiến người dân mất việc làm, khiến người đang làm full-time phải chấp nhận làm part-time, khiến người dân phải trả thêm tiền khi mua bảo hiểm y tế.” Những lời lẽ đanh thép ông đưa ra đã giúp ông có một tập thể quần chúng ủng hộ: tất cả đều những cử tri bỏ phiếu cho các ứng viên đại diện cho Tea Party - trong đó có ông - hoặc thành phần cử tri thuộc cánh bảo thủ Cộng Hòa - trong đó cũng có ông.
Chiến lược đánh Obamacare không chỉ giúp ông trở thành chính trị gia nổi bật trong chính trường, mà còn giúp ông tạo được thanh thế vững vàng trong đảng. Cuộc thăm dò do Pubic Policy Polling thực hiện cho thấy nếu cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra ngay lúc này, ông dễ dàng vượt qua 2 chính trị gia nặng ký cùng đảng là Thống Ðốc Chris Christie của tiểu bang New Jersey và Thượng Nghị Sĩ Rand Paul của tiểu bang Kentucky. Ðiều đó cũng có nghĩa là cho dù mãi đến năm 2016 người dân Hoa Kỳ mới đến phòng phiếu để chọn vị tổng thống mới, nhưng ông đang là đối thủ đáng gờm nhất cho những ai nuôi mộng thay thế Tổng Thống Barack Obama.
Nhưng bên cạnh thuận lợi đó, những cuộc thăm dò công luận khác cho thấy dù đa số cử tri không hài lòng với Obamacare nhưng cũng không bằng lòng với chiến lược ông đang thực hiện khi nhất quyết đòi phải hủy bỏ đạo luật y tế được ban hành hồi 2010. Ngay chính những vị thượng nghị sĩ cùng đảng với ông cũng đồng ý với dư luận cử tri, chẳng hạn như Thượng Nghị Sĩ Rand Paul từng nói “loại trừ Obamacare là điều không tưởng,” Thượng Nghị Sĩ John McCain nói rõ hơn “thực tế cho thấy không thể nào có 67 phiếu (của Thượng Viện) để hủy bỏ luật này.” Tệ hơn nữa là sự kiện người dân không bằng lòng việc ông dẫn đầu các vị dân cử thuộc nhóm Tea Party đặt điều kiện gắn liền Obamacare với ngân sách. Chính đòi hỏi này là nguyên nhân khiến chính phủ liên bang phải đóng cửa, và cũng là lý do khiến Thượng và Hạ Viện không đạt được đồng thuận để tăng mức mợ trần.
Hầu hết những bài báo, bản tin và những nhận định của các nhà phân tích chính trị đều giống nhau ở một điểm: ông Cruz và các vị dân biểu Tea Party sẵn sàng đẩy chính phủ đến chỗ phải đóng cửa, trong khi các vị dân cử khác của đảng Dân Chủ, Cộng Hòa cũng như các vị dân cử thuộc khối độc lập không hề muốn thấy điều đó xảy ra. Tin hành lang Hạ Viện cũng cho thấy thoạt đầu ông Chủ Tịch John Boehner “không có ý định gắn Obamacare vào với cuộc bàn thảo về ngân sách” nhưng cuối cùng phải gật đầu vì áp lực của các vị dân biểu Cộng Hòa trong nhóm Tea Party “làm việc theo sự chỉ đạo của thủ lãnh Ted Cruz.”
Hành động của ông Ted Cruz khiến các đồng viện Cộng Hòa bực mình, nghe đâu đã có người gọi ông Cruz là “tế bào ung thư” tạo thành bế tắc chính trị hiện giờ. Trước diễn đàn Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Bob Croker của Tennessee công khai chỉ trích ông Ted Cruz là người “muốn đánh bóng cá nhân, muốn tạo thanh thế trên chính trường quốc gia” hơn là tìm phương cách để chính phủ không phải đóng cửa. Với giọng bực dọc, Thượng Nghị Sĩ Croker nói rằng “điều tôi mong muốn là chúng ta không bao giờ phải bận tâm, không phải chia trí (về chuyện ông Cruz), để còn lo giải quyết những vấn đề quan trọng hơn, như phải thương thuyết cắt giảm chi tiêu để tình trạng thâm thủng ngân sách không tiếp tục xảy ra ở mức đáng ngại như hiện giờ.”
Ngay trong những cuộc họp kín của đảng, ông Cruz cũng bị đồng viện chỉ trích, chẳng hạn như mới tuần trước thượng nghị sĩ nổi tiếng ít nói Kelly Ayotte giơ tay xin phát biểu, nói là “tôi không ngờ anh lại gắn chặt với những thành phần bảo thủ bên ngoài để tấn công chúng tôi, cho rằng chúng tôi không hết lòng với ý muốn của anh và của họ là phải dẹp bỏ Obamacare.” Vị nghị sĩ của tiểu bang New Hampshire nói thêm “tôi có cảm tưởng anh đang làm việc cho cá nhân hay cho một nhóm nào đó chứ không phải làm việc chung với mọi người.”
Trước những lời chỉ trích nặng nề đó, ông Ted Cruz vẫn bình tĩnh trả lời ông “đang làm việc cho người dân Hoa Kỳ, làm việc cho những phản ánh ông ghi nhận được từ người dân” cũng như “làm đúng những gì tôi đã hứa khi ra tranh cử hồi năm ngoái.” Tháng Tám vừa rồi ông cùng Cựu Thượng Nghị Sĩ Jim DeMint (hiện đang điều hành viện nghiên cứu The Herritage Foundation của cánh bảo thủ Cộng Hòa) đi vòng nước Mỹ nói chuyện với người dân, đồng thời cũng để gây áp lực với các chính trị gia Cộng Hòa: hoặc theo ông để chống Obamacare, hoặc sẽ không được sự ủng hộ của thành phần cử tri bảo thủ.
Lối làm việc cứng rắn đó cũng không được lòng của những vị dân biểu Cộng Hòa ở Hạ Viện. Dân Biểu Devin Nunes của California từng lắc đầu than “sau khi đẩy Quốc Hội vào thế khó khăn, không biết mai đây ông Cruz sẽ đưa ra chiêu gì nữa đây.” Một dân biểu Cộng Hòa khác là ông Michael Simpson vừa lắc đầu vừa nói “cách khôn ngoan nhất là đừng nói ra những gì tôi đang nghĩ trong đầu” khi được báo chí hỏi cảm tưởng về vị thượng nghị sĩ con cưng của Tea Party.
Những cũng đừng quên ông Ted Cruz đã tạo được một thế mạnh, tiếng nói của ông được lắng nghe, thế lực chính trị của ông ngày một vững hơn trước, chiến lược phải chống Obamacare cho đến cùng vẫn được sự ủng hộ của những vị dân cử có chung lập trường. Bằng chứng mới nhất là tối hôm qua (Thứ Ba 15 Tháng Mười 2013), dự luật do đảng Cộng Hòa soạn thảo đã không được đưa ra bỏ phiếu vì “không có đủ số phiếu ủng hộ” như văn phòng ông Boehner thông báo, dù dự thảo luật này dọn đường cho chính phủ liên bang mở cửa hoạt động trở lại và cho hành pháp tạm thời vay tiền để chi tiêu.
Tại sao vậy? Câu trả lời nghe được từ Dân Biểu Tim Huelskamp: “Chúng tôi không chấp nhận bất cứ dự luật nào trong đó có điều khoản cho phép thi hành Obamacare, không đồng ý cấp ngân khoản cho Obamacare trong khi chính phủ phải vay tiền để chi tiêu.” Vị dân biểu này nói thêm “chúng tôi làm điều này vì ý muốn của người dân, người dân không bằng lòng với Obamacare.”
Những điều ông Tim Huelskamp nói ra đều là những điều ông Ted Cruz từng nói trước đó. Ðây cũng chẳng là điều lạ vì 2 ông đều là những chính trị gia nòng cốt của Tea Party, nhóm được một số nhà quan sát xem là có chủ trương “thà để chính phủ đóng cửa còn hơn là thấy Obamacare xuất hiện.”
Ðiều đó cũng có nghĩa là chính phủ liên bang tiếp tục đóng cửa, ngày nước Mỹ hết tiền cũng đã thật gần kề.
Khủng hoảng ngân sách và TNS Ted Cruz của Tea Party
Nguyễn Văn Khanh
Cả nước Mỹ ai cũng biết Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz. Có người biết ông là biểu tượng của cánh Tea Party, cũng có người biết đến ông vì mới tháng trước ông đứng nói chuyện liên tục 21 tiếng đồng hồ trước diễn đàn Thượng Viện chỉ để bày tỏ lập trường chống Obamacare, cũng có người biết đến ông vì đồn đãi chính trị nói rằng sớm muộn gì ông cũng ra tranh cử tổng thống.
Ngay trong chính trường, cũng mỗi người nhìn ông một khác. Bên đảng Dân Chủ xem ông là nguyên nhân gây căng thẳng chính trị khiến chính phủ liên bang phải tạm thời đóng cửa, bên cánh Cộng Hòa thì thắc mắc không biết vị nghị sĩ trẻ tuổi đại diện cho tiểu bang Texas là người làm lợi hay gây tai hại cho đảng. Ðã từng có chính trị gia xem ông là người bướng bỉnh, ưa phá bĩnh, nhưng cũng có người lên tiếng ủng hộ thái độ cứng rắn để bảo vệ lập trường mà ông thể hiện trong 10 tháng vừa qua.
Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz (Cộng Hòa-Texas) tại cuộc biểu tình ở Ðài Tưởng Niệm Thế Chiến 2 ở Washington, DC, đòi chính phủ liên bang mở cửa. (Hình: Andrew Burton/Getty Images) |
Kể từ Tháng Giêng khi rời Texas để lên Washington D.C. làm việc đến giờ, Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz là nhân vật nổi bật nhất và lớn tiếng nhất, lúc nào cũng lên tiếng đòi hỏi phải hủy bỏ Obamacare, đạo luật được ông gọi là “sẽ gây thảm họa cho nước Mỹ.” Trong những cuộc phỏng vấn dành cho giới truyền thông cũng như qua những bài nói chuyện, phát biểu đọc trước đám đông hay trong cuộc họp kín của đảng Cộng Hòa, vị nghị sĩ từng đoạt giải hùng biện lúc còn theo học ở Ðại Học Princeton đều nói “điều người dân Mỹ muốn thấy là phải hủy bỏ Obamacare, đạo luật gây tai hại cho nhiều triệu người. Ðạo luật này khiến người dân mất việc làm, khiến người đang làm full-time phải chấp nhận làm part-time, khiến người dân phải trả thêm tiền khi mua bảo hiểm y tế.” Những lời lẽ đanh thép ông đưa ra đã giúp ông có một tập thể quần chúng ủng hộ: tất cả đều những cử tri bỏ phiếu cho các ứng viên đại diện cho Tea Party - trong đó có ông - hoặc thành phần cử tri thuộc cánh bảo thủ Cộng Hòa - trong đó cũng có ông.
Chiến lược đánh Obamacare không chỉ giúp ông trở thành chính trị gia nổi bật trong chính trường, mà còn giúp ông tạo được thanh thế vững vàng trong đảng. Cuộc thăm dò do Pubic Policy Polling thực hiện cho thấy nếu cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra ngay lúc này, ông dễ dàng vượt qua 2 chính trị gia nặng ký cùng đảng là Thống Ðốc Chris Christie của tiểu bang New Jersey và Thượng Nghị Sĩ Rand Paul của tiểu bang Kentucky. Ðiều đó cũng có nghĩa là cho dù mãi đến năm 2016 người dân Hoa Kỳ mới đến phòng phiếu để chọn vị tổng thống mới, nhưng ông đang là đối thủ đáng gờm nhất cho những ai nuôi mộng thay thế Tổng Thống Barack Obama.
Nhưng bên cạnh thuận lợi đó, những cuộc thăm dò công luận khác cho thấy dù đa số cử tri không hài lòng với Obamacare nhưng cũng không bằng lòng với chiến lược ông đang thực hiện khi nhất quyết đòi phải hủy bỏ đạo luật y tế được ban hành hồi 2010. Ngay chính những vị thượng nghị sĩ cùng đảng với ông cũng đồng ý với dư luận cử tri, chẳng hạn như Thượng Nghị Sĩ Rand Paul từng nói “loại trừ Obamacare là điều không tưởng,” Thượng Nghị Sĩ John McCain nói rõ hơn “thực tế cho thấy không thể nào có 67 phiếu (của Thượng Viện) để hủy bỏ luật này.” Tệ hơn nữa là sự kiện người dân không bằng lòng việc ông dẫn đầu các vị dân cử thuộc nhóm Tea Party đặt điều kiện gắn liền Obamacare với ngân sách. Chính đòi hỏi này là nguyên nhân khiến chính phủ liên bang phải đóng cửa, và cũng là lý do khiến Thượng và Hạ Viện không đạt được đồng thuận để tăng mức mợ trần.
Hầu hết những bài báo, bản tin và những nhận định của các nhà phân tích chính trị đều giống nhau ở một điểm: ông Cruz và các vị dân biểu Tea Party sẵn sàng đẩy chính phủ đến chỗ phải đóng cửa, trong khi các vị dân cử khác của đảng Dân Chủ, Cộng Hòa cũng như các vị dân cử thuộc khối độc lập không hề muốn thấy điều đó xảy ra. Tin hành lang Hạ Viện cũng cho thấy thoạt đầu ông Chủ Tịch John Boehner “không có ý định gắn Obamacare vào với cuộc bàn thảo về ngân sách” nhưng cuối cùng phải gật đầu vì áp lực của các vị dân biểu Cộng Hòa trong nhóm Tea Party “làm việc theo sự chỉ đạo của thủ lãnh Ted Cruz.”
Hành động của ông Ted Cruz khiến các đồng viện Cộng Hòa bực mình, nghe đâu đã có người gọi ông Cruz là “tế bào ung thư” tạo thành bế tắc chính trị hiện giờ. Trước diễn đàn Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Bob Croker của Tennessee công khai chỉ trích ông Ted Cruz là người “muốn đánh bóng cá nhân, muốn tạo thanh thế trên chính trường quốc gia” hơn là tìm phương cách để chính phủ không phải đóng cửa. Với giọng bực dọc, Thượng Nghị Sĩ Croker nói rằng “điều tôi mong muốn là chúng ta không bao giờ phải bận tâm, không phải chia trí (về chuyện ông Cruz), để còn lo giải quyết những vấn đề quan trọng hơn, như phải thương thuyết cắt giảm chi tiêu để tình trạng thâm thủng ngân sách không tiếp tục xảy ra ở mức đáng ngại như hiện giờ.”
Ngay trong những cuộc họp kín của đảng, ông Cruz cũng bị đồng viện chỉ trích, chẳng hạn như mới tuần trước thượng nghị sĩ nổi tiếng ít nói Kelly Ayotte giơ tay xin phát biểu, nói là “tôi không ngờ anh lại gắn chặt với những thành phần bảo thủ bên ngoài để tấn công chúng tôi, cho rằng chúng tôi không hết lòng với ý muốn của anh và của họ là phải dẹp bỏ Obamacare.” Vị nghị sĩ của tiểu bang New Hampshire nói thêm “tôi có cảm tưởng anh đang làm việc cho cá nhân hay cho một nhóm nào đó chứ không phải làm việc chung với mọi người.”
Trước những lời chỉ trích nặng nề đó, ông Ted Cruz vẫn bình tĩnh trả lời ông “đang làm việc cho người dân Hoa Kỳ, làm việc cho những phản ánh ông ghi nhận được từ người dân” cũng như “làm đúng những gì tôi đã hứa khi ra tranh cử hồi năm ngoái.” Tháng Tám vừa rồi ông cùng Cựu Thượng Nghị Sĩ Jim DeMint (hiện đang điều hành viện nghiên cứu The Herritage Foundation của cánh bảo thủ Cộng Hòa) đi vòng nước Mỹ nói chuyện với người dân, đồng thời cũng để gây áp lực với các chính trị gia Cộng Hòa: hoặc theo ông để chống Obamacare, hoặc sẽ không được sự ủng hộ của thành phần cử tri bảo thủ.
Lối làm việc cứng rắn đó cũng không được lòng của những vị dân biểu Cộng Hòa ở Hạ Viện. Dân Biểu Devin Nunes của California từng lắc đầu than “sau khi đẩy Quốc Hội vào thế khó khăn, không biết mai đây ông Cruz sẽ đưa ra chiêu gì nữa đây.” Một dân biểu Cộng Hòa khác là ông Michael Simpson vừa lắc đầu vừa nói “cách khôn ngoan nhất là đừng nói ra những gì tôi đang nghĩ trong đầu” khi được báo chí hỏi cảm tưởng về vị thượng nghị sĩ con cưng của Tea Party.
Những cũng đừng quên ông Ted Cruz đã tạo được một thế mạnh, tiếng nói của ông được lắng nghe, thế lực chính trị của ông ngày một vững hơn trước, chiến lược phải chống Obamacare cho đến cùng vẫn được sự ủng hộ của những vị dân cử có chung lập trường. Bằng chứng mới nhất là tối hôm qua (Thứ Ba 15 Tháng Mười 2013), dự luật do đảng Cộng Hòa soạn thảo đã không được đưa ra bỏ phiếu vì “không có đủ số phiếu ủng hộ” như văn phòng ông Boehner thông báo, dù dự thảo luật này dọn đường cho chính phủ liên bang mở cửa hoạt động trở lại và cho hành pháp tạm thời vay tiền để chi tiêu.
Tại sao vậy? Câu trả lời nghe được từ Dân Biểu Tim Huelskamp: “Chúng tôi không chấp nhận bất cứ dự luật nào trong đó có điều khoản cho phép thi hành Obamacare, không đồng ý cấp ngân khoản cho Obamacare trong khi chính phủ phải vay tiền để chi tiêu.” Vị dân biểu này nói thêm “chúng tôi làm điều này vì ý muốn của người dân, người dân không bằng lòng với Obamacare.”
Những điều ông Tim Huelskamp nói ra đều là những điều ông Ted Cruz từng nói trước đó. Ðây cũng chẳng là điều lạ vì 2 ông đều là những chính trị gia nòng cốt của Tea Party, nhóm được một số nhà quan sát xem là có chủ trương “thà để chính phủ đóng cửa còn hơn là thấy Obamacare xuất hiện.”
Ðiều đó cũng có nghĩa là chính phủ liên bang tiếp tục đóng cửa, ngày nước Mỹ hết tiền cũng đã thật gần kề.
NguyenVSau Post
Bàn ra tán vào (0)
Khủng hoảng ngân sách và TNS Ted Cruz của Tea Party
Cả nước Mỹ ai cũng biết Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz. Có người biết ông là biểu tượng của cánh Tea Party, cũng có người biết đến ông vì mới tháng trước ông đứng nói chuyện liên tục 21 tiếng đồng hồ trước diễn đàn Thượng Viện chỉ để bày tỏ lập trường chống Obamacare,
Khủng hoảng ngân sách và TNS Ted Cruz của Tea Party
Nguyễn Văn Khanh
Cả nước Mỹ ai cũng biết Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz. Có người biết ông là biểu tượng của cánh Tea Party, cũng có người biết đến ông vì mới tháng trước ông đứng nói chuyện liên tục 21 tiếng đồng hồ trước diễn đàn Thượng Viện chỉ để bày tỏ lập trường chống Obamacare, cũng có người biết đến ông vì đồn đãi chính trị nói rằng sớm muộn gì ông cũng ra tranh cử tổng thống.
Ngay trong chính trường, cũng mỗi người nhìn ông một khác. Bên đảng Dân Chủ xem ông là nguyên nhân gây căng thẳng chính trị khiến chính phủ liên bang phải tạm thời đóng cửa, bên cánh Cộng Hòa thì thắc mắc không biết vị nghị sĩ trẻ tuổi đại diện cho tiểu bang Texas là người làm lợi hay gây tai hại cho đảng. Ðã từng có chính trị gia xem ông là người bướng bỉnh, ưa phá bĩnh, nhưng cũng có người lên tiếng ủng hộ thái độ cứng rắn để bảo vệ lập trường mà ông thể hiện trong 10 tháng vừa qua.
Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz (Cộng Hòa-Texas) tại cuộc biểu tình ở Ðài Tưởng Niệm Thế Chiến 2 ở Washington, DC, đòi chính phủ liên bang mở cửa. (Hình: Andrew Burton/Getty Images) |
Kể từ Tháng Giêng khi rời Texas để lên Washington D.C. làm việc đến giờ, Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz là nhân vật nổi bật nhất và lớn tiếng nhất, lúc nào cũng lên tiếng đòi hỏi phải hủy bỏ Obamacare, đạo luật được ông gọi là “sẽ gây thảm họa cho nước Mỹ.” Trong những cuộc phỏng vấn dành cho giới truyền thông cũng như qua những bài nói chuyện, phát biểu đọc trước đám đông hay trong cuộc họp kín của đảng Cộng Hòa, vị nghị sĩ từng đoạt giải hùng biện lúc còn theo học ở Ðại Học Princeton đều nói “điều người dân Mỹ muốn thấy là phải hủy bỏ Obamacare, đạo luật gây tai hại cho nhiều triệu người. Ðạo luật này khiến người dân mất việc làm, khiến người đang làm full-time phải chấp nhận làm part-time, khiến người dân phải trả thêm tiền khi mua bảo hiểm y tế.” Những lời lẽ đanh thép ông đưa ra đã giúp ông có một tập thể quần chúng ủng hộ: tất cả đều những cử tri bỏ phiếu cho các ứng viên đại diện cho Tea Party - trong đó có ông - hoặc thành phần cử tri thuộc cánh bảo thủ Cộng Hòa - trong đó cũng có ông.
Chiến lược đánh Obamacare không chỉ giúp ông trở thành chính trị gia nổi bật trong chính trường, mà còn giúp ông tạo được thanh thế vững vàng trong đảng. Cuộc thăm dò do Pubic Policy Polling thực hiện cho thấy nếu cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra ngay lúc này, ông dễ dàng vượt qua 2 chính trị gia nặng ký cùng đảng là Thống Ðốc Chris Christie của tiểu bang New Jersey và Thượng Nghị Sĩ Rand Paul của tiểu bang Kentucky. Ðiều đó cũng có nghĩa là cho dù mãi đến năm 2016 người dân Hoa Kỳ mới đến phòng phiếu để chọn vị tổng thống mới, nhưng ông đang là đối thủ đáng gờm nhất cho những ai nuôi mộng thay thế Tổng Thống Barack Obama.
Nhưng bên cạnh thuận lợi đó, những cuộc thăm dò công luận khác cho thấy dù đa số cử tri không hài lòng với Obamacare nhưng cũng không bằng lòng với chiến lược ông đang thực hiện khi nhất quyết đòi phải hủy bỏ đạo luật y tế được ban hành hồi 2010. Ngay chính những vị thượng nghị sĩ cùng đảng với ông cũng đồng ý với dư luận cử tri, chẳng hạn như Thượng Nghị Sĩ Rand Paul từng nói “loại trừ Obamacare là điều không tưởng,” Thượng Nghị Sĩ John McCain nói rõ hơn “thực tế cho thấy không thể nào có 67 phiếu (của Thượng Viện) để hủy bỏ luật này.” Tệ hơn nữa là sự kiện người dân không bằng lòng việc ông dẫn đầu các vị dân cử thuộc nhóm Tea Party đặt điều kiện gắn liền Obamacare với ngân sách. Chính đòi hỏi này là nguyên nhân khiến chính phủ liên bang phải đóng cửa, và cũng là lý do khiến Thượng và Hạ Viện không đạt được đồng thuận để tăng mức mợ trần.
Hầu hết những bài báo, bản tin và những nhận định của các nhà phân tích chính trị đều giống nhau ở một điểm: ông Cruz và các vị dân biểu Tea Party sẵn sàng đẩy chính phủ đến chỗ phải đóng cửa, trong khi các vị dân cử khác của đảng Dân Chủ, Cộng Hòa cũng như các vị dân cử thuộc khối độc lập không hề muốn thấy điều đó xảy ra. Tin hành lang Hạ Viện cũng cho thấy thoạt đầu ông Chủ Tịch John Boehner “không có ý định gắn Obamacare vào với cuộc bàn thảo về ngân sách” nhưng cuối cùng phải gật đầu vì áp lực của các vị dân biểu Cộng Hòa trong nhóm Tea Party “làm việc theo sự chỉ đạo của thủ lãnh Ted Cruz.”
Hành động của ông Ted Cruz khiến các đồng viện Cộng Hòa bực mình, nghe đâu đã có người gọi ông Cruz là “tế bào ung thư” tạo thành bế tắc chính trị hiện giờ. Trước diễn đàn Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Bob Croker của Tennessee công khai chỉ trích ông Ted Cruz là người “muốn đánh bóng cá nhân, muốn tạo thanh thế trên chính trường quốc gia” hơn là tìm phương cách để chính phủ không phải đóng cửa. Với giọng bực dọc, Thượng Nghị Sĩ Croker nói rằng “điều tôi mong muốn là chúng ta không bao giờ phải bận tâm, không phải chia trí (về chuyện ông Cruz), để còn lo giải quyết những vấn đề quan trọng hơn, như phải thương thuyết cắt giảm chi tiêu để tình trạng thâm thủng ngân sách không tiếp tục xảy ra ở mức đáng ngại như hiện giờ.”
Ngay trong những cuộc họp kín của đảng, ông Cruz cũng bị đồng viện chỉ trích, chẳng hạn như mới tuần trước thượng nghị sĩ nổi tiếng ít nói Kelly Ayotte giơ tay xin phát biểu, nói là “tôi không ngờ anh lại gắn chặt với những thành phần bảo thủ bên ngoài để tấn công chúng tôi, cho rằng chúng tôi không hết lòng với ý muốn của anh và của họ là phải dẹp bỏ Obamacare.” Vị nghị sĩ của tiểu bang New Hampshire nói thêm “tôi có cảm tưởng anh đang làm việc cho cá nhân hay cho một nhóm nào đó chứ không phải làm việc chung với mọi người.”
Trước những lời chỉ trích nặng nề đó, ông Ted Cruz vẫn bình tĩnh trả lời ông “đang làm việc cho người dân Hoa Kỳ, làm việc cho những phản ánh ông ghi nhận được từ người dân” cũng như “làm đúng những gì tôi đã hứa khi ra tranh cử hồi năm ngoái.” Tháng Tám vừa rồi ông cùng Cựu Thượng Nghị Sĩ Jim DeMint (hiện đang điều hành viện nghiên cứu The Herritage Foundation của cánh bảo thủ Cộng Hòa) đi vòng nước Mỹ nói chuyện với người dân, đồng thời cũng để gây áp lực với các chính trị gia Cộng Hòa: hoặc theo ông để chống Obamacare, hoặc sẽ không được sự ủng hộ của thành phần cử tri bảo thủ.
Lối làm việc cứng rắn đó cũng không được lòng của những vị dân biểu Cộng Hòa ở Hạ Viện. Dân Biểu Devin Nunes của California từng lắc đầu than “sau khi đẩy Quốc Hội vào thế khó khăn, không biết mai đây ông Cruz sẽ đưa ra chiêu gì nữa đây.” Một dân biểu Cộng Hòa khác là ông Michael Simpson vừa lắc đầu vừa nói “cách khôn ngoan nhất là đừng nói ra những gì tôi đang nghĩ trong đầu” khi được báo chí hỏi cảm tưởng về vị thượng nghị sĩ con cưng của Tea Party.
Những cũng đừng quên ông Ted Cruz đã tạo được một thế mạnh, tiếng nói của ông được lắng nghe, thế lực chính trị của ông ngày một vững hơn trước, chiến lược phải chống Obamacare cho đến cùng vẫn được sự ủng hộ của những vị dân cử có chung lập trường. Bằng chứng mới nhất là tối hôm qua (Thứ Ba 15 Tháng Mười 2013), dự luật do đảng Cộng Hòa soạn thảo đã không được đưa ra bỏ phiếu vì “không có đủ số phiếu ủng hộ” như văn phòng ông Boehner thông báo, dù dự thảo luật này dọn đường cho chính phủ liên bang mở cửa hoạt động trở lại và cho hành pháp tạm thời vay tiền để chi tiêu.
Tại sao vậy? Câu trả lời nghe được từ Dân Biểu Tim Huelskamp: “Chúng tôi không chấp nhận bất cứ dự luật nào trong đó có điều khoản cho phép thi hành Obamacare, không đồng ý cấp ngân khoản cho Obamacare trong khi chính phủ phải vay tiền để chi tiêu.” Vị dân biểu này nói thêm “chúng tôi làm điều này vì ý muốn của người dân, người dân không bằng lòng với Obamacare.”
Những điều ông Tim Huelskamp nói ra đều là những điều ông Ted Cruz từng nói trước đó. Ðây cũng chẳng là điều lạ vì 2 ông đều là những chính trị gia nòng cốt của Tea Party, nhóm được một số nhà quan sát xem là có chủ trương “thà để chính phủ đóng cửa còn hơn là thấy Obamacare xuất hiện.”
Ðiều đó cũng có nghĩa là chính phủ liên bang tiếp tục đóng cửa, ngày nước Mỹ hết tiền cũng đã thật gần kề.
NguyenVSau Post