Quán Bên Đường

Kỷ niệm quân trường – Cúp phép

Phàm ai đã đi lính mà không biết tới vụ đi phép thì chắc không phải là lính rồi đa . Hay là có sự gì không ổn đó nghe. Tuy nhiên nói tới chuyện lính tráng với mấy cậu thư sinh mặt mày non choẹt, búng ra sữa tối này cặm cụi với mấy cuốn sách toán,

vạn vật hay tâm lý đạo đức, triết học thì cũng như nói chuyện với đầu gối hoặc là hỏi mượn thầy chùa cái lược. Ai cũng biết tuổi đôi tám đôi mươi là tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Đã có biết bao nhiêu bài hát được sáng tác để ca tụng tuổi trẻ, tuổi hoa niên. Vậy mà một sớm một chiều, đất bằng dậy sóng, cuộc sống đang bình yên tự dưng tự lành xáo trộn. Đừng đổ thừa là “tạo hoá gây chi cuộc hí trường…”. Mà chính là con người với những tham vọng vô bờ tạo ra. Tuổi trẻ không còn được bình tâm để chuẩn bị tương lai, không còn những ước mơ dệt mộng mai sau….

Sống trong một đất nước có quy củ, trật tự thượng tôn luật pháp, thì mọi luật lệ ban ra phải được thi hành triệt để. Những chàng trai bạch diện thư sinh trói gà không chặt ngày nào đó nay dần dà trở thành những trang thanh niên tuấn kiệt rắn rỏi hiên ngang coi thường trước mọi thử thách gian nguy, kể cả cái chết. Dám đứng mũi chịu sào, nhận lãnh trách nhiệm trước sự an nguy của tổ quốc, đất nước đồng bào.

Do đâu mà họ có được như vậy?

Từ môi trường QUÂN ĐỘI mà ra. Những câu nói như “Lò luyện thép.” “Sắt cũng phải chảy thành nước”, “Chân cứng đá mềm” “Kỷ luật sắt”…v…v… Tưởng như là nghe qua rồi bỏ. Nhưng không, sự thực không thể chối cãi. Bạn đang là học sinh ư? Hay bạn là sinh viên hàng ngày ra vào các giảng đường cùng thư viện của các trường và các phân khoa đại học? Nay bạn gia nhập quân đôi theo tiếng gọi của non sông.?

Đang tự do bay nhảy, sống buông thả, giờ giấc tuỳ tiện, lè phè… nay phải khép mình vào một môi trường mà mọi thứ đều quy củ ngăn nắp. Không phải một sớm một chiều mà có được. Nó đòi hỏi chàng trai dó phải tự chiến đấu tự rèn luyện mình và cũng phải tự khép mình vào kỷ luật mà kỷ luật đây chính là kỷ luật sắt theo đúng nghĩa đen. Câu nói “Kỷ luật là sức mạnh nhất của quân đội” những tưởng là câu nó sáo rỗng nhưng quả thật nó phải được đặt lên hàng đầu và đố ai dám coi thường kỷ luật.!. Có vào rồi mới biết.

Thú thật từ nhỏ tôi đã sống trong môi trường tập thể, quy củ nề nếp cũng đã quen rồi vậy mà khi gia nhập quân đội thì những gì gọi là kỷ luật trong trường học của các sư huynh, trong các sinh hoạt đoàn thể như Hướng Đạo, Hùng Tâm Dũng Chí hay Gia Đình Phật Tử…chỉ là trò chơi, là chuyện nhập môn, cho có lệ.

Bây giờ, cái gì ra cái nấy, đi ra đi, đứng ra đứng. Mà có lẽ chạy nhiều hơn đi và đứng. Nói tới chuyện tập họp, thì khỏi nói, có lẽ không đâu tập họp nhanh gọn cấp kỳ như hồi còn trong giai đoạn Tân Khoá Sinh. Tôi đã từng đi Hướng Đạo nhiều năm, những tưởng mình tập họp ngon lành lắm nhưng so ra chưa là cái gì cả, chưa đáng xách dép cho các lần tập họp trong quân đội. Mà đâu phải một hai lần, hàng trăm hàng ngàn lần mà lần nào cũng như lần nào, ngay chóc không chạy đi đâu cho khỏi. Mà đã đứng trong hàng rồi thì như pho tượng. Không nhúc nhích. Một lần tôi về phép nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đặt vòng hoa nơi đài Từ Sĩ tại nghĩa trang Quân đội Biên Hoà. Các SVSQ Thủ Đức mặc quân phục Đại Lễ đứng dàn chào, có người thắc mắc là không biết họ (SVSQ) là người hay là tượng? Chuyện nhỏ, tôi nghĩ thầm, còn nhiều chuyện ngoạn mục hơn mà có nói ra chẳng ai tin, cứ coi rồi biết.

Ngoài chuyện đi, đứng còn bao nhiêu chuyện khác. Từ cách ăn, cách mặc, cách giao tiếp học hỏi. Các cách huấn luyện để đào tạo nên một con người thép, có tôn ti trật tự, là gương mẫu cho người khác. Quả thật không dễ. Những hình phạt như là nhảy xổm, hít đất chỉ là trò đùa, tập cho con người thêm rắn chắc khoẻ mạnh. Đối với tôi sau mấy tuần huấn nhục thì 50 hít đất kèm 50 nhảy xổm cứ coi như là ăn điểm tâm. Còn nói tới phạt dã chiến thì ôi thôi, chỉ nghe thôi là muốn vãi đái ra rồi. Vậy mà không hiểu sao mọi gian khổ, trở ngai vẫn vượt qua, có lẽ nhờ môi trường tập thể và tuân hành kỷ luật triệt để.

Khoá học của chúng tôi là một khoá đào tạo Sĩ Quan trừ bị cho QLVNCH. Trường Bộ Binh có 4 Tiểu Đoàn khoá sinh nhưng theo như cầu đòi hỏi của đất nước, và tổ chức các khoá học thì năm 1972 Liên Đoàn Sinh Viên có 6 Tiểu Đoàn thì chúng tôi ở Tiểu Đoàn 3. Có học thì có phép, Tiểu Đoàn chúng tôi có 5 Đại Đội, từ ĐĐ 31 tới ĐĐ 35. Vấn đề đi phép ở đây cũng rất đặc biệt, cứ mỗi 2 tuần thụ huấn trong quân trường thì chúng tôi được một tờ giấp phép 24 giờ. Mà phép tắc ở đây tuỳ thuộc vào từng ĐĐ. Chẳng hạn như tôi ở ĐĐ 31 thì theo như sắp xếp của ĐĐT là cứ 2 trung đội đi phép thì 2 trung đội ở lại trại ứng chiến. Có nghĩa là bao giờ cũng có 50% quân số ở lại đơn vị ứng chiến khi hữu sự. Còn hình như 4 ĐĐ kia thì cứ 2 ĐĐ đi phép thì 2 ĐĐ ở lại ứng chiến.

Thú thật 2 tuần trong quân trường trong một môi trường kỷ luật sắt tất cả đều gương mẫu, quy củ đâu ra đấy thì trưa thứ bảy, sau khi đi diễn hành vài vòng Vũ Đình Trường , điều hồi hộp nhất của hầu hết các SVSQ được đi phép chiều nay là nhận xét của Đ/U TĐT . Ổng mà phán một cái: cúp phép ĐĐ này hay ĐĐ kia thì bao nhiêu công lao o bế bộ quân phục số 2, dây biểu chương, bút nịt, đôi gìày… sẽ đi theo quyết định của vị TĐT một cách rất ư là KỶ LUẬT.

Thưa với các bạn, có bao giờ bạn khát khao, chờ đợi tờ giấp phép cuối tuần chưa nhỉ? Có lẽ chưa có cái mong muốn nào thèm thuồng nào hơn lúc này. Nào là tính cái này, làm cái khác khi được cái phép cuối tuần (chưa đầy 24 giờ). Nhất là các chàng đang có người yêu chờ đợi ngóng ra ngóng vào trước ngõ. Theo thường lệ, cứ mỗi hai tuần tôi được hưởng 1 cái phép 24 giờ cuối tuần. Bố tôi có thói quen đánh xe chờ trước cổng trường Bộ Binh vào lúc giờ tan sở chờ ông con lững thững đi bộ ra bước lên xe, rồ máy là chỉ dăm phút là về tới nhà. Của đáng tội, nhà tôi cách Trường Bộ Binh khoảng 5 phút lái xe hay có đạp xe đạp cũng cỡ 15 phút là cùng. Đi bộ cũng còn được nữa. Thông thường thì khi nhận được phép, tôi hay rủ thằng Nguyễn Đình Dũng đi phép cùng với tôi cho vui vì nhà thằng Dũng ở tận Đà Lạt, mà nhà nó ngay sau rạp Ngọc Hiệp, khu chợ Hoà Bình mà có 24 giờ thì làm sao mà kịp bay về Đà Lạt đây? Dũng nó dong dỏng cao, người bắt nắng đen thui, chàng ta đàn hay hát giỏi, làm thơ cũng thuộc loại chiến, trong ban văn nghệ khoá. Anh chàng có một bài thơ trong cuốn đặc san Khoá 8B+ C / 72.

Nếu mọi chuyện cứ như vậy thì chẳng ai nhắc tới làm gì. Số là sau một thời gian thụ huấn, sương gió gian khổ dãi dầu cũng đã quen dần. Hết giai đoạn Tân Khoá Sinh, đến giai đoạn Sinh Viên Sĩ Quan, chúng tôi từng chứng kiến những khoá đàn anh ra trường và vài khoá đàn em cũng đang nối tiếp truyền thống trường Bộ Binh. Nay chúng tôi cũng nghiễm nhiên trở thành huynh trưởng của vài khoá đàn em. Đường đi nước bước cũng đã rành rọt, các khu gia binh, các tuyến A, B,C,D cũng chẳng xa lạ gì. Từ các phòng F.406. 407…Đại giảng đường, cho đến những sân bắn, bãi chiến thuật như đồi Mẹ Bồng Con, đồi Bác Sĩ Tín, đồi 30, đồi Tự Tin… những buổi chiều tìm nhắm hướng tìm cọc … Chúng tôi cũng rành sáu câu.

Vào một buổi trưa, khi đi học bãi, nếu tôi không lầm thì hôm đó học bài Đại Đội triệt thoái gần Suối Tiên Thủ Đức. Nơi này đối với tôi quá quen thuộc vì tôi đã từng đi cắm trại cả chục lần ở khu vực này. Cách đây vài năm tôi còn dự trại họp bạn HĐVN (Giữ Vững) ở chỗ này cả tuần lễ. Vì thế đâm ra coi thường, buổi trưa, tôi và anh chàng Đỗ Thanh Trinh ( tiểu đội 4) có cái miệng vá môi rủ nhau lò dò đi lang thang chơi thay vì nằm nghỉ tại chỗ cùng với ĐĐ. Hai thằng đang đi bỗng thấy con cắc kè trên bụi cây bèn lấy súng (có đạn mã tử) bắn ….chơi. Tưởng rằng không ai hay ai biết, mọi chuyện ung dung như nước chảy qua cầu. Đúng là tuổi trẻ vừa dại dột, vừa ngông nghênh, coi trời bằng vung, không cần biết hậu quà miễn là thoả mãn ý thích hay hứng chí nhất thời.

Buổi tối tập họp trình diện ĐĐT trước khi tan hàng về phòng ngủ như thường lệ. Tuần sự ĐĐ gọi 2 đứa chúng tôi ra trình diện ĐĐT là Đ/U Một . Đứng ở thế nghiêm nghe ổng giảng cho một bài ngắn nhưng hình phạt này mới đáng ghi nhớ: Một đêm dã chiến và một tuần cúp phép. Dã chiến thì tôi không ngán vì nhiều lần cũng quen rồi chỉ cầu mong cho lẹ để về ngủ thôi vì thời gian thụ huấn trong quân trường không hiểu sao lúc nào cũng thèm ngủ: ăn ngủ, ngồi ngủ, đứng ngủ, nằm ngủ thậm chí đi cũng ngủ; nói không ai tin nhưng có ở trong cuộc thì mới hiểu.

Sau khi tan hàng 2 đứa về phòng lo trang bị (balô súng đạn) để trình diện dã chiến. Cũng may Đ/U Một chỉ phạt sương sương nghĩa là hít đất nhảy xổm, xin một vài chữ ký, thay đổi quân phục….. Mà bạn bè trong phòng cùng trung đội cũng đã có khá nhiều kinh nghiệm nên đã chuẩn bị cho mọi sự. Thật sự khi một đứa (môt đứa thôi chứ chưa nói tới hai hay nhiều đứa) mà bị phạt dã chiến thì cả phòng hay nói đúng hơn là hầu như cả trung đội mất ngủ theo để lo cho đứa bị phạt có đủ thời giờ chuẩn bị trang bị ra trình diện cho hình phạt sắp tới. Thế nên cái tình của anh em nó gắn bó thân mật cũng là điều tất yếu. Những truyền thống không bao giờ được ghi lại trong binh thư sách vở hay bất cứ bài học nào mà nó lại tạo cho anh em cùng khoá một tình cảm không thể diễn tả bằng ngôn ngữ được. Một thứ luật bất thành văn mà thiêng liêng vô cùng. Cho nên điều cũng dễ hiểu là sau bao nhiêu thăng trầm dâu bể, thời gian khá dài cho một đời người, gặp lại nhau nơi xứ lạ quê người mà anh em vẫn không xa lạ gì tay bắt mặt mừng, ngôn ngữ mày tao xổ ra ào ào như những ngày dãi dầu sương gió cùng nhau trong quân trường. Cứ tưởng như là còn thuở trai tráng năm nào.

Trở lại đêm phạt dã chiến: Sau khi quần cho 2 đứa tôi một phen mệt nhoài, Đ/U Một bắt đứng nghiêm, ổng giảng cho một bài, tai chỉ nghe lơ mơ láng máng vì bấy giờ chỉ mong ổng tha cho về phòng ngủ một lèo cho đã…mệt. Chỉ còn loáng thoáng đâu đây nào là danh dự, kỷ luật, trách nhiệm, tự thắng để chỉ huy, phải làm gương cho thuộc cấp sau này …vv và vv… Cú nặng ký nhất là cúp phép cuối tuần. Thế là tuần này ta cứ ung dung nghỉ tai trại. Nói vậy chứ trong lòng vừa lo, vừa buồn, vừa nản, vừa đủ thứ hỗn độn. Vì có biết bao nhiêu dự tính của tôi cho kỳ phép tuần này. Thấy chàng Dũng không bà con thân thuộc gần Saigon mà đi phép thì cứ cu ky một mình nên người yêu tôi mới có ý định giới thiệu một người bạn thân của nàng với anh chàng SVSQ độc thân vui tính. Bị cúp phép, tôi tiu nghỉu như con gà mắc nước. Có phép chàng Dũng cứ lững thững di bộ ra cổng số 1 theo như thường lệ. Sau đây là tường thuật của Nguyễn đình Dũng:

Tao lội bộ qua cổng số 1 thì thấy bố mày đang chờ trên xe, tao lại gần chào ổng rồi nói là Bác ơi, thằng Linh nó bị cúp phép tuần này rồi, tao thấy ổng thở dài hỏi tao tại sao? Tao kể nguyên nhân , ổng ra hiệu cho tao lên xe rồi chở tao về nhà. Về tới nhà mày, Mẹ mày chay ra đón thấy tao xuống xe một mình, Mẹ mày hỏi dồn dập, Bố mày chỉ nói một câu:

- “Nó vô kỷ luật, coi quân đội không ra cái gì thì cúp phép là phải rồi. Cũng may mà chỉ có một tuần, nếu là bác thì sẽ chẳng còn ngày phép nào” .
Tôi nghe mà nổi da gà, Bố tôi vốn nguyên tắc, thượng tôn luật pháp rất trân trọng nề nếp, trật tư và kỷ luật. Anh em chúng tôi thường gọi Bố tôi là cụ recglot. Kiểu này mất người yêu như chơi. Dũng kể tiếp:
Mẹ mày đã nấu một nồi canh chua to tổ chảng . Bình thường nhà mày ăn cơm chung với nhau rất xôm tụ, ồn ào nói chuyện thoải mái mà sao hôm nay êm ru bà rù mạnh ai nấy lùa cho xong mấy chén cơm cho xong bữa. Buổi tối, tao ngồi nói chuyện với mấy thằng em mày, chán vào phòng mày lấy sách đọc, mà đọc chẳng nổi, em mày đưa cho tao cây đàn ngồi dợt vài bản nhạc cũng mất hứng, dẹp đàn luôn. Đã mấy lần tao định qua nhà người yêu mày báo tin nhưng nghĩ tới nghĩ lui tao đành xếp re. Buổi tối sao nó dài lê thê. Bố mày gọi tao ra ổng kể về đời lính của ổng, tao mới hiểu tại sao ổng xin giải ngũ trở về đời sống dân sự.
Sáng Chủ Nhật, uống càphê với mấy đứa em mày rồi tao lang thang dạo phố cho hết ngày phép mà không biết làm gì. Ăn trưa với gia đình mày xong , thường thì Mẹ mày đả chuẩn bị bới cho mày với tao một giỏ đủ thứ đồ ăn để xách vào cho bạn bè lai rai vậy mà hôm nay chẳng thấy ất giáp gì cả. Tao hỏi là Bác có gởi cái gì cho thằng Linh không thì Mẹ mày lắc đầu ra hiệu đó là lệnh của Bố mày …

Một bài học nhớ đời.

Một tuần trôi qua cũng mau, bây giờ ít đi bãi, học phòng nhiều hơn; các bài Lãnh Đạo Chỉ Huy, Phương pháp huấn luyện đều học phòng. Học ôn…vv… Tuần này không đi phép, tôi ra khu tiếp tân chơi coi thiên hạ thăm nhau cho đỡ nhớ ….nhà hay là càng nhớ thêm? Bây giờ không phải ở cái cảnh cứ ra khỏi sân ĐĐ là chạy mà đi đứng thoải mái nhưng gặp các khoá đàn em thì cũng chào mệt nghỉ.

Những tưởng chỉ ra khu Tiếp Tân cỡi ngựa xem hoa nào ngờ đang ngó dáo dác thì…nàng đi tới. Trong đám đông với bộ quân phục số 4 dáng người gầy gầy, đen đen có lẽ ai cũng như ai, người nhà khó nhận ra thân nhân mình. Vậy mà hình như linh tính hay giác quan thứ sáu nó báo động hay sao chứ mà nàng tiến thẳng tới trước mặt tôi và buông cái giỏ đang xách trên tay xuống đất cái phịch. Tôi hơi giật mình nhưng trấn tĩnh lại ngay.

- Sao không đợi tuần tới anh về mà lên đây làm gì cho mất công?

Có lẽ chỉ đợi có thế thôi :

- Loan (là em gái tôi) nó cho em biết là tuần trước anh bị cúp phép, anh làm sao thế? Anh đã làm gì vậy? Tại sao, tai sao? Hả hả hả???

Hỏi dồn dâp như thế một thôi một hồi rồi nàng phụng phiụ thút thít:

- Nhớ anh quá hà! Mà thôi không nói nữa đâu, mắc cở quá. Ở đây người ta nhìn coi kỳ chết!.

Mỗi lần bên nhau tôi thường hay đùa :

- Gặp em, anh vừa mừng vừa lo vừa sợ.

Nàng hỏi tại sao lại kỳ rứa?

- Thế này nhé: Mỗi lần gặp em, nhìn đôi mắt em như hút hồn người ta vào trong đó vì “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn mà”. Mắt em vừa tròn vừa to vừa mơ huyền mà không có mờ. Thoạt nhìn anh đã chết mê chết mệt rồi, nó vừa đơn sơ vừa buồn buồn lãng mạn lại xa xăm mơ hồ làm con người ta đắm đuối si mê. Thú thật mỗi khi nhìn vào mắt em, anh không muốn rời nó tí nào. Cứ làm như bỏ bùa mê thuốc lú cho người ta vậy. Chứ không phải “…mắt em là bể oan cừu đâu”. Mà lo là vì thời buổi này, chiến tranh, tên bay đạn lạc. Cái cảnh “thiếp trong cách cửa, chàng ngoài chân mây” biết đâu chừng. Còn sợ vì mỗi lần em không bằng lòng anh cái gì thì bị nhéo bị ngắt tím cả da cả thịt.
Thế là vừa dậm chân vừa nhè chỗ thịt non nơi bắp tay tôi nàng véo môt cái thấy tối tăm măt mày. Rồi cứ thế hai hàng ngọc tuôn ra khôn cầm. Mỗi lần như thế tôi phải năn nỉ, ỉ ôi hết lời suốt cả tuần lễ. Thì không sợ là gì?

Nó lỉnh kỉnh như vậy mà cứ chết mê chết mệt. nhớ nhau cả ngày lẫn đêm mới lạ chứ! Nhớ da diết, nhớ cứ để mà nhớ thôi. Hay là khi yêu nhau người ta lẩm cẩm đâm ra ngớ ngẩn chăng?

Lần này nàng không trách, không ngắt không véo tôi nhưng thấy vẻ mặt buồn buồn lo lo của nàng tôi thấy là mình thật có lỗi khi làm cho bao nhiêu người phải liên luỵ vì chuyên không đâu và sự vô ý thức của mình. Nàng tiếp.

- Em đi chợ gặp mẹ anh, bà cho biết như vậy, thấy bà cũng không được vui định an uỉ bà mà ….thôi, khó nói quá.!

Tôi tự nhủ: “Mình phải cố gắng sao để khỏi phụ lòng bao nhiêu người thân….” Thấy ân hận về cái hành động ngu xuẩn của mình quá thể. Bị phạt như vật là xứng đáng quá rồi; chẳng oan uổng chi cả.

Buổi tiếp tân gặp gỡ bên nàng nó trôi qua cái vèo còn lẹ hơn bóng câu qua cửa sổ. Cứ nhìn nhau đắm đuối mà không biết nói gì với nhau, cho nhau. Hôm nay nàng mang chiếc áo dài thiên thanh thật là nhẹ nhàng thanh thoát dễ thương. Tôi vốn thích màu thiên thanh của da trời nó làm dịu mắt, thanh thản, mang niềm hy vọng … Nàng biết ý nên hay chiều tôi những cái lỉnh kỉnh như vậy.

Lâu lâu được dịp khoe với bạn bè. Chứ trước đây, khi lên thăm tôi, nàng thường đi với một người bạn đã đính hôn với anh bạn trong xóm là khoá đàn anh đã ra đơn vị cả gần năm nay. Bạn bè cứ tưởng lầm nàng là em gái tôi, đòi làm em rể tôi hoài. Chỉ có thằng Dũng hay lui tới nhà tôi là rành rẽ mà thằng ít nói chẳng bao giờ nó đính chính cho tôi cả. Nói nó thì nó bảo là từ từ rồi tụi nó cũng biết mà. Lo chi mất công suy nghĩ cho tổn thọ. Cái thằng vừa gàn vừa bất cần đời. Có lẽ nghệ sĩ tính trong con người nó quá dồi dào phong phú nên lúc nào nó cũng có vẻ như không sống với thực tế chăng?

Ngồi bên nhau chẳng biết nói với nhau gì nhiều có lẽ chỉ nhìn nhau cũng đã quá đủ rồi. Dường như thế giới chung quanh chúng tôi không còn ai khác ngoài chúng tôi hiện diện ở cái thế giới này. Nhưng rồi thời gian có hạn, mọi người xung quanh lục tục chia tay ra về, chỉ nghĩ tới lúc chia tay với người yêu thôi là tôi đã thấy buồn nản cô đơn mặc dầu xung quanh tôi còn biết bao anh em bạn bè bằng hữu lẫn đồng đội của tôi.
Trước khi chia tay nàng còn ân cần nhắc nhở:

- Nhớ nha anh, rán giữ gìn để đừng bị phạt bị cúp phép nữa để về gặp em nha anh, em chờ, em mong anh từng ngày từng giờ. Anh mà bị cúp phép lần nữa chắc em khóc hết nước mắt luôn.

Tôi ận ừ theo cái tật cố hữu nhưng trong lòng nhất định sẽ thật cẩn thận để tránh những cám dỗ lôi cuốn nhất thời rất dễ đưa đến tình trạng vi phạm kỷ kuật. Chia tay mà cứ bịn rịn, vấn vương. Mà tới giờ phải trở lại đại đội tập họp điểm danh rồi. Ra khỏi khu Tiếp Tân, tôi chạy như ma đuổi, còn mạnh giỏi hơn hồi tân khoá sinh, vài toán đàn em chạy ngang qua chào huynh trưởng mà chắc họ đang thắc mắc là ông này đã là siêu HT rồi mà sao giờ này con chạy như có ai rượt vậy cà?

Rồì tuần kế tiếp cũng tới, trưa thứ bảy sau khi diễn hành 3 vòng sân Vũ Đình Trường, không thấy Đ/U Trần Hồng Phú ( TĐT) nhận xét gì nhiều. Đi đứng đàng hoàng về tới sân ĐĐ, tập họp điểm danh xong xuôi đâu đó rồi thay đồ trận. Còn phải đi tắm một phát tẩy bụi trần cho nó thơm tho mát mẻ một tí chứ. Sau đó chơi bộ quân phục số 2 mà anh em chúng tôi thường gọi là bộ đồ diện đi phép đã được o bế kỹ lưỡng từng nếp ủi phi quần lẫn áo. Alpha, bút nịt dây biểu chương chỗ nào có đồng là được lau chùi sáng loáng. Còn nhìn xuống dưới chân hả, đôi giày được o bế kỹ lưỡng thậm chí nói không ngoa là nếu con ruồi có đậu trên đó nó cũng phải té luôn. Nếu bạn đưa lại gần dám bạn thấy được khuôn mặt bạn trong đó. Phải nói là đôi giày nó được lau chùi bóng loáng như vậy, không một hạt bụi dính vào.

Đ/U Nguyễn Thành Một ĐĐT/ĐĐ31

Cầm tờ giấy phép 24 giờ trên tay. Trời ơi ! Mọi cái xung quanh như nhảy múa trong ta, trời bỗng trong sáng lạ thường. Hai chân bước đi trong bộ quân phục số 2 mà làm như đang đi mây về gió, bỗng nhiên nhẹ tâng bay bổng. Tất cả mọi người quanh ta bỗng dưng thân thương lạ thường. Lệnh tập họp ban ra như thường lệ, sau đó anh em được đi phép ra khỏi sân ĐĐ tiến về nơi các quân xa đang chờ để đưa các SVSQ về Sàigòn, còn tôi và thằng Dũng thong thả cuốc bộ ra cổng số 1, con đường hôm nay sao êm dịu, mát mẻ lại có vẻ như ngắn hơn mọi khi .

Sau gần 40 năm xa trường, bây giờ nhớ lại còn bổi hổi bồi hồi. Nhớ lại bài học học được từ Đ/U Nguyễn Thành Một mà sau này khi lâm trận, tôi đã vượt qua rất nhiều nguy nan, thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Phong cách chỉ huy từ một trung đội đến đại đội, tôi đã học từ Đ/U ĐĐT của tôi khá nhiều điều hữu ích khi đem áp dụng vào chiến trường hay đối phó với các binh sĩ trong đơn vị vô kỷ luật. Xin ghi nhận nơi đây lòng tri ân chân thành biết ơn đến Đ/U Nguyễn Thành Một.

 

 

CHỚP BỂ VŨ NGỌC LINH 311

Theo http://batkhuat.net/van-cupphep.htm

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Kỷ niệm quân trường – Cúp phép

Phàm ai đã đi lính mà không biết tới vụ đi phép thì chắc không phải là lính rồi đa . Hay là có sự gì không ổn đó nghe. Tuy nhiên nói tới chuyện lính tráng với mấy cậu thư sinh mặt mày non choẹt, búng ra sữa tối này cặm cụi với mấy cuốn sách toán,

vạn vật hay tâm lý đạo đức, triết học thì cũng như nói chuyện với đầu gối hoặc là hỏi mượn thầy chùa cái lược. Ai cũng biết tuổi đôi tám đôi mươi là tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Đã có biết bao nhiêu bài hát được sáng tác để ca tụng tuổi trẻ, tuổi hoa niên. Vậy mà một sớm một chiều, đất bằng dậy sóng, cuộc sống đang bình yên tự dưng tự lành xáo trộn. Đừng đổ thừa là “tạo hoá gây chi cuộc hí trường…”. Mà chính là con người với những tham vọng vô bờ tạo ra. Tuổi trẻ không còn được bình tâm để chuẩn bị tương lai, không còn những ước mơ dệt mộng mai sau….

Sống trong một đất nước có quy củ, trật tự thượng tôn luật pháp, thì mọi luật lệ ban ra phải được thi hành triệt để. Những chàng trai bạch diện thư sinh trói gà không chặt ngày nào đó nay dần dà trở thành những trang thanh niên tuấn kiệt rắn rỏi hiên ngang coi thường trước mọi thử thách gian nguy, kể cả cái chết. Dám đứng mũi chịu sào, nhận lãnh trách nhiệm trước sự an nguy của tổ quốc, đất nước đồng bào.

Do đâu mà họ có được như vậy?

Từ môi trường QUÂN ĐỘI mà ra. Những câu nói như “Lò luyện thép.” “Sắt cũng phải chảy thành nước”, “Chân cứng đá mềm” “Kỷ luật sắt”…v…v… Tưởng như là nghe qua rồi bỏ. Nhưng không, sự thực không thể chối cãi. Bạn đang là học sinh ư? Hay bạn là sinh viên hàng ngày ra vào các giảng đường cùng thư viện của các trường và các phân khoa đại học? Nay bạn gia nhập quân đôi theo tiếng gọi của non sông.?

Đang tự do bay nhảy, sống buông thả, giờ giấc tuỳ tiện, lè phè… nay phải khép mình vào một môi trường mà mọi thứ đều quy củ ngăn nắp. Không phải một sớm một chiều mà có được. Nó đòi hỏi chàng trai dó phải tự chiến đấu tự rèn luyện mình và cũng phải tự khép mình vào kỷ luật mà kỷ luật đây chính là kỷ luật sắt theo đúng nghĩa đen. Câu nói “Kỷ luật là sức mạnh nhất của quân đội” những tưởng là câu nó sáo rỗng nhưng quả thật nó phải được đặt lên hàng đầu và đố ai dám coi thường kỷ luật.!. Có vào rồi mới biết.

Thú thật từ nhỏ tôi đã sống trong môi trường tập thể, quy củ nề nếp cũng đã quen rồi vậy mà khi gia nhập quân đội thì những gì gọi là kỷ luật trong trường học của các sư huynh, trong các sinh hoạt đoàn thể như Hướng Đạo, Hùng Tâm Dũng Chí hay Gia Đình Phật Tử…chỉ là trò chơi, là chuyện nhập môn, cho có lệ.

Bây giờ, cái gì ra cái nấy, đi ra đi, đứng ra đứng. Mà có lẽ chạy nhiều hơn đi và đứng. Nói tới chuyện tập họp, thì khỏi nói, có lẽ không đâu tập họp nhanh gọn cấp kỳ như hồi còn trong giai đoạn Tân Khoá Sinh. Tôi đã từng đi Hướng Đạo nhiều năm, những tưởng mình tập họp ngon lành lắm nhưng so ra chưa là cái gì cả, chưa đáng xách dép cho các lần tập họp trong quân đội. Mà đâu phải một hai lần, hàng trăm hàng ngàn lần mà lần nào cũng như lần nào, ngay chóc không chạy đi đâu cho khỏi. Mà đã đứng trong hàng rồi thì như pho tượng. Không nhúc nhích. Một lần tôi về phép nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đặt vòng hoa nơi đài Từ Sĩ tại nghĩa trang Quân đội Biên Hoà. Các SVSQ Thủ Đức mặc quân phục Đại Lễ đứng dàn chào, có người thắc mắc là không biết họ (SVSQ) là người hay là tượng? Chuyện nhỏ, tôi nghĩ thầm, còn nhiều chuyện ngoạn mục hơn mà có nói ra chẳng ai tin, cứ coi rồi biết.

Ngoài chuyện đi, đứng còn bao nhiêu chuyện khác. Từ cách ăn, cách mặc, cách giao tiếp học hỏi. Các cách huấn luyện để đào tạo nên một con người thép, có tôn ti trật tự, là gương mẫu cho người khác. Quả thật không dễ. Những hình phạt như là nhảy xổm, hít đất chỉ là trò đùa, tập cho con người thêm rắn chắc khoẻ mạnh. Đối với tôi sau mấy tuần huấn nhục thì 50 hít đất kèm 50 nhảy xổm cứ coi như là ăn điểm tâm. Còn nói tới phạt dã chiến thì ôi thôi, chỉ nghe thôi là muốn vãi đái ra rồi. Vậy mà không hiểu sao mọi gian khổ, trở ngai vẫn vượt qua, có lẽ nhờ môi trường tập thể và tuân hành kỷ luật triệt để.

Khoá học của chúng tôi là một khoá đào tạo Sĩ Quan trừ bị cho QLVNCH. Trường Bộ Binh có 4 Tiểu Đoàn khoá sinh nhưng theo như cầu đòi hỏi của đất nước, và tổ chức các khoá học thì năm 1972 Liên Đoàn Sinh Viên có 6 Tiểu Đoàn thì chúng tôi ở Tiểu Đoàn 3. Có học thì có phép, Tiểu Đoàn chúng tôi có 5 Đại Đội, từ ĐĐ 31 tới ĐĐ 35. Vấn đề đi phép ở đây cũng rất đặc biệt, cứ mỗi 2 tuần thụ huấn trong quân trường thì chúng tôi được một tờ giấp phép 24 giờ. Mà phép tắc ở đây tuỳ thuộc vào từng ĐĐ. Chẳng hạn như tôi ở ĐĐ 31 thì theo như sắp xếp của ĐĐT là cứ 2 trung đội đi phép thì 2 trung đội ở lại trại ứng chiến. Có nghĩa là bao giờ cũng có 50% quân số ở lại đơn vị ứng chiến khi hữu sự. Còn hình như 4 ĐĐ kia thì cứ 2 ĐĐ đi phép thì 2 ĐĐ ở lại ứng chiến.

Thú thật 2 tuần trong quân trường trong một môi trường kỷ luật sắt tất cả đều gương mẫu, quy củ đâu ra đấy thì trưa thứ bảy, sau khi đi diễn hành vài vòng Vũ Đình Trường , điều hồi hộp nhất của hầu hết các SVSQ được đi phép chiều nay là nhận xét của Đ/U TĐT . Ổng mà phán một cái: cúp phép ĐĐ này hay ĐĐ kia thì bao nhiêu công lao o bế bộ quân phục số 2, dây biểu chương, bút nịt, đôi gìày… sẽ đi theo quyết định của vị TĐT một cách rất ư là KỶ LUẬT.

Thưa với các bạn, có bao giờ bạn khát khao, chờ đợi tờ giấp phép cuối tuần chưa nhỉ? Có lẽ chưa có cái mong muốn nào thèm thuồng nào hơn lúc này. Nào là tính cái này, làm cái khác khi được cái phép cuối tuần (chưa đầy 24 giờ). Nhất là các chàng đang có người yêu chờ đợi ngóng ra ngóng vào trước ngõ. Theo thường lệ, cứ mỗi hai tuần tôi được hưởng 1 cái phép 24 giờ cuối tuần. Bố tôi có thói quen đánh xe chờ trước cổng trường Bộ Binh vào lúc giờ tan sở chờ ông con lững thững đi bộ ra bước lên xe, rồ máy là chỉ dăm phút là về tới nhà. Của đáng tội, nhà tôi cách Trường Bộ Binh khoảng 5 phút lái xe hay có đạp xe đạp cũng cỡ 15 phút là cùng. Đi bộ cũng còn được nữa. Thông thường thì khi nhận được phép, tôi hay rủ thằng Nguyễn Đình Dũng đi phép cùng với tôi cho vui vì nhà thằng Dũng ở tận Đà Lạt, mà nhà nó ngay sau rạp Ngọc Hiệp, khu chợ Hoà Bình mà có 24 giờ thì làm sao mà kịp bay về Đà Lạt đây? Dũng nó dong dỏng cao, người bắt nắng đen thui, chàng ta đàn hay hát giỏi, làm thơ cũng thuộc loại chiến, trong ban văn nghệ khoá. Anh chàng có một bài thơ trong cuốn đặc san Khoá 8B+ C / 72.

Nếu mọi chuyện cứ như vậy thì chẳng ai nhắc tới làm gì. Số là sau một thời gian thụ huấn, sương gió gian khổ dãi dầu cũng đã quen dần. Hết giai đoạn Tân Khoá Sinh, đến giai đoạn Sinh Viên Sĩ Quan, chúng tôi từng chứng kiến những khoá đàn anh ra trường và vài khoá đàn em cũng đang nối tiếp truyền thống trường Bộ Binh. Nay chúng tôi cũng nghiễm nhiên trở thành huynh trưởng của vài khoá đàn em. Đường đi nước bước cũng đã rành rọt, các khu gia binh, các tuyến A, B,C,D cũng chẳng xa lạ gì. Từ các phòng F.406. 407…Đại giảng đường, cho đến những sân bắn, bãi chiến thuật như đồi Mẹ Bồng Con, đồi Bác Sĩ Tín, đồi 30, đồi Tự Tin… những buổi chiều tìm nhắm hướng tìm cọc … Chúng tôi cũng rành sáu câu.

Vào một buổi trưa, khi đi học bãi, nếu tôi không lầm thì hôm đó học bài Đại Đội triệt thoái gần Suối Tiên Thủ Đức. Nơi này đối với tôi quá quen thuộc vì tôi đã từng đi cắm trại cả chục lần ở khu vực này. Cách đây vài năm tôi còn dự trại họp bạn HĐVN (Giữ Vững) ở chỗ này cả tuần lễ. Vì thế đâm ra coi thường, buổi trưa, tôi và anh chàng Đỗ Thanh Trinh ( tiểu đội 4) có cái miệng vá môi rủ nhau lò dò đi lang thang chơi thay vì nằm nghỉ tại chỗ cùng với ĐĐ. Hai thằng đang đi bỗng thấy con cắc kè trên bụi cây bèn lấy súng (có đạn mã tử) bắn ….chơi. Tưởng rằng không ai hay ai biết, mọi chuyện ung dung như nước chảy qua cầu. Đúng là tuổi trẻ vừa dại dột, vừa ngông nghênh, coi trời bằng vung, không cần biết hậu quà miễn là thoả mãn ý thích hay hứng chí nhất thời.

Buổi tối tập họp trình diện ĐĐT trước khi tan hàng về phòng ngủ như thường lệ. Tuần sự ĐĐ gọi 2 đứa chúng tôi ra trình diện ĐĐT là Đ/U Một . Đứng ở thế nghiêm nghe ổng giảng cho một bài ngắn nhưng hình phạt này mới đáng ghi nhớ: Một đêm dã chiến và một tuần cúp phép. Dã chiến thì tôi không ngán vì nhiều lần cũng quen rồi chỉ cầu mong cho lẹ để về ngủ thôi vì thời gian thụ huấn trong quân trường không hiểu sao lúc nào cũng thèm ngủ: ăn ngủ, ngồi ngủ, đứng ngủ, nằm ngủ thậm chí đi cũng ngủ; nói không ai tin nhưng có ở trong cuộc thì mới hiểu.

Sau khi tan hàng 2 đứa về phòng lo trang bị (balô súng đạn) để trình diện dã chiến. Cũng may Đ/U Một chỉ phạt sương sương nghĩa là hít đất nhảy xổm, xin một vài chữ ký, thay đổi quân phục….. Mà bạn bè trong phòng cùng trung đội cũng đã có khá nhiều kinh nghiệm nên đã chuẩn bị cho mọi sự. Thật sự khi một đứa (môt đứa thôi chứ chưa nói tới hai hay nhiều đứa) mà bị phạt dã chiến thì cả phòng hay nói đúng hơn là hầu như cả trung đội mất ngủ theo để lo cho đứa bị phạt có đủ thời giờ chuẩn bị trang bị ra trình diện cho hình phạt sắp tới. Thế nên cái tình của anh em nó gắn bó thân mật cũng là điều tất yếu. Những truyền thống không bao giờ được ghi lại trong binh thư sách vở hay bất cứ bài học nào mà nó lại tạo cho anh em cùng khoá một tình cảm không thể diễn tả bằng ngôn ngữ được. Một thứ luật bất thành văn mà thiêng liêng vô cùng. Cho nên điều cũng dễ hiểu là sau bao nhiêu thăng trầm dâu bể, thời gian khá dài cho một đời người, gặp lại nhau nơi xứ lạ quê người mà anh em vẫn không xa lạ gì tay bắt mặt mừng, ngôn ngữ mày tao xổ ra ào ào như những ngày dãi dầu sương gió cùng nhau trong quân trường. Cứ tưởng như là còn thuở trai tráng năm nào.

Trở lại đêm phạt dã chiến: Sau khi quần cho 2 đứa tôi một phen mệt nhoài, Đ/U Một bắt đứng nghiêm, ổng giảng cho một bài, tai chỉ nghe lơ mơ láng máng vì bấy giờ chỉ mong ổng tha cho về phòng ngủ một lèo cho đã…mệt. Chỉ còn loáng thoáng đâu đây nào là danh dự, kỷ luật, trách nhiệm, tự thắng để chỉ huy, phải làm gương cho thuộc cấp sau này …vv và vv… Cú nặng ký nhất là cúp phép cuối tuần. Thế là tuần này ta cứ ung dung nghỉ tai trại. Nói vậy chứ trong lòng vừa lo, vừa buồn, vừa nản, vừa đủ thứ hỗn độn. Vì có biết bao nhiêu dự tính của tôi cho kỳ phép tuần này. Thấy chàng Dũng không bà con thân thuộc gần Saigon mà đi phép thì cứ cu ky một mình nên người yêu tôi mới có ý định giới thiệu một người bạn thân của nàng với anh chàng SVSQ độc thân vui tính. Bị cúp phép, tôi tiu nghỉu như con gà mắc nước. Có phép chàng Dũng cứ lững thững di bộ ra cổng số 1 theo như thường lệ. Sau đây là tường thuật của Nguyễn đình Dũng:

Tao lội bộ qua cổng số 1 thì thấy bố mày đang chờ trên xe, tao lại gần chào ổng rồi nói là Bác ơi, thằng Linh nó bị cúp phép tuần này rồi, tao thấy ổng thở dài hỏi tao tại sao? Tao kể nguyên nhân , ổng ra hiệu cho tao lên xe rồi chở tao về nhà. Về tới nhà mày, Mẹ mày chay ra đón thấy tao xuống xe một mình, Mẹ mày hỏi dồn dập, Bố mày chỉ nói một câu:

- “Nó vô kỷ luật, coi quân đội không ra cái gì thì cúp phép là phải rồi. Cũng may mà chỉ có một tuần, nếu là bác thì sẽ chẳng còn ngày phép nào” .
Tôi nghe mà nổi da gà, Bố tôi vốn nguyên tắc, thượng tôn luật pháp rất trân trọng nề nếp, trật tư và kỷ luật. Anh em chúng tôi thường gọi Bố tôi là cụ recglot. Kiểu này mất người yêu như chơi. Dũng kể tiếp:
Mẹ mày đã nấu một nồi canh chua to tổ chảng . Bình thường nhà mày ăn cơm chung với nhau rất xôm tụ, ồn ào nói chuyện thoải mái mà sao hôm nay êm ru bà rù mạnh ai nấy lùa cho xong mấy chén cơm cho xong bữa. Buổi tối, tao ngồi nói chuyện với mấy thằng em mày, chán vào phòng mày lấy sách đọc, mà đọc chẳng nổi, em mày đưa cho tao cây đàn ngồi dợt vài bản nhạc cũng mất hứng, dẹp đàn luôn. Đã mấy lần tao định qua nhà người yêu mày báo tin nhưng nghĩ tới nghĩ lui tao đành xếp re. Buổi tối sao nó dài lê thê. Bố mày gọi tao ra ổng kể về đời lính của ổng, tao mới hiểu tại sao ổng xin giải ngũ trở về đời sống dân sự.
Sáng Chủ Nhật, uống càphê với mấy đứa em mày rồi tao lang thang dạo phố cho hết ngày phép mà không biết làm gì. Ăn trưa với gia đình mày xong , thường thì Mẹ mày đả chuẩn bị bới cho mày với tao một giỏ đủ thứ đồ ăn để xách vào cho bạn bè lai rai vậy mà hôm nay chẳng thấy ất giáp gì cả. Tao hỏi là Bác có gởi cái gì cho thằng Linh không thì Mẹ mày lắc đầu ra hiệu đó là lệnh của Bố mày …

Một bài học nhớ đời.

Một tuần trôi qua cũng mau, bây giờ ít đi bãi, học phòng nhiều hơn; các bài Lãnh Đạo Chỉ Huy, Phương pháp huấn luyện đều học phòng. Học ôn…vv… Tuần này không đi phép, tôi ra khu tiếp tân chơi coi thiên hạ thăm nhau cho đỡ nhớ ….nhà hay là càng nhớ thêm? Bây giờ không phải ở cái cảnh cứ ra khỏi sân ĐĐ là chạy mà đi đứng thoải mái nhưng gặp các khoá đàn em thì cũng chào mệt nghỉ.

Những tưởng chỉ ra khu Tiếp Tân cỡi ngựa xem hoa nào ngờ đang ngó dáo dác thì…nàng đi tới. Trong đám đông với bộ quân phục số 4 dáng người gầy gầy, đen đen có lẽ ai cũng như ai, người nhà khó nhận ra thân nhân mình. Vậy mà hình như linh tính hay giác quan thứ sáu nó báo động hay sao chứ mà nàng tiến thẳng tới trước mặt tôi và buông cái giỏ đang xách trên tay xuống đất cái phịch. Tôi hơi giật mình nhưng trấn tĩnh lại ngay.

- Sao không đợi tuần tới anh về mà lên đây làm gì cho mất công?

Có lẽ chỉ đợi có thế thôi :

- Loan (là em gái tôi) nó cho em biết là tuần trước anh bị cúp phép, anh làm sao thế? Anh đã làm gì vậy? Tại sao, tai sao? Hả hả hả???

Hỏi dồn dâp như thế một thôi một hồi rồi nàng phụng phiụ thút thít:

- Nhớ anh quá hà! Mà thôi không nói nữa đâu, mắc cở quá. Ở đây người ta nhìn coi kỳ chết!.

Mỗi lần bên nhau tôi thường hay đùa :

- Gặp em, anh vừa mừng vừa lo vừa sợ.

Nàng hỏi tại sao lại kỳ rứa?

- Thế này nhé: Mỗi lần gặp em, nhìn đôi mắt em như hút hồn người ta vào trong đó vì “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn mà”. Mắt em vừa tròn vừa to vừa mơ huyền mà không có mờ. Thoạt nhìn anh đã chết mê chết mệt rồi, nó vừa đơn sơ vừa buồn buồn lãng mạn lại xa xăm mơ hồ làm con người ta đắm đuối si mê. Thú thật mỗi khi nhìn vào mắt em, anh không muốn rời nó tí nào. Cứ làm như bỏ bùa mê thuốc lú cho người ta vậy. Chứ không phải “…mắt em là bể oan cừu đâu”. Mà lo là vì thời buổi này, chiến tranh, tên bay đạn lạc. Cái cảnh “thiếp trong cách cửa, chàng ngoài chân mây” biết đâu chừng. Còn sợ vì mỗi lần em không bằng lòng anh cái gì thì bị nhéo bị ngắt tím cả da cả thịt.
Thế là vừa dậm chân vừa nhè chỗ thịt non nơi bắp tay tôi nàng véo môt cái thấy tối tăm măt mày. Rồi cứ thế hai hàng ngọc tuôn ra khôn cầm. Mỗi lần như thế tôi phải năn nỉ, ỉ ôi hết lời suốt cả tuần lễ. Thì không sợ là gì?

Nó lỉnh kỉnh như vậy mà cứ chết mê chết mệt. nhớ nhau cả ngày lẫn đêm mới lạ chứ! Nhớ da diết, nhớ cứ để mà nhớ thôi. Hay là khi yêu nhau người ta lẩm cẩm đâm ra ngớ ngẩn chăng?

Lần này nàng không trách, không ngắt không véo tôi nhưng thấy vẻ mặt buồn buồn lo lo của nàng tôi thấy là mình thật có lỗi khi làm cho bao nhiêu người phải liên luỵ vì chuyên không đâu và sự vô ý thức của mình. Nàng tiếp.

- Em đi chợ gặp mẹ anh, bà cho biết như vậy, thấy bà cũng không được vui định an uỉ bà mà ….thôi, khó nói quá.!

Tôi tự nhủ: “Mình phải cố gắng sao để khỏi phụ lòng bao nhiêu người thân….” Thấy ân hận về cái hành động ngu xuẩn của mình quá thể. Bị phạt như vật là xứng đáng quá rồi; chẳng oan uổng chi cả.

Buổi tiếp tân gặp gỡ bên nàng nó trôi qua cái vèo còn lẹ hơn bóng câu qua cửa sổ. Cứ nhìn nhau đắm đuối mà không biết nói gì với nhau, cho nhau. Hôm nay nàng mang chiếc áo dài thiên thanh thật là nhẹ nhàng thanh thoát dễ thương. Tôi vốn thích màu thiên thanh của da trời nó làm dịu mắt, thanh thản, mang niềm hy vọng … Nàng biết ý nên hay chiều tôi những cái lỉnh kỉnh như vậy.

Lâu lâu được dịp khoe với bạn bè. Chứ trước đây, khi lên thăm tôi, nàng thường đi với một người bạn đã đính hôn với anh bạn trong xóm là khoá đàn anh đã ra đơn vị cả gần năm nay. Bạn bè cứ tưởng lầm nàng là em gái tôi, đòi làm em rể tôi hoài. Chỉ có thằng Dũng hay lui tới nhà tôi là rành rẽ mà thằng ít nói chẳng bao giờ nó đính chính cho tôi cả. Nói nó thì nó bảo là từ từ rồi tụi nó cũng biết mà. Lo chi mất công suy nghĩ cho tổn thọ. Cái thằng vừa gàn vừa bất cần đời. Có lẽ nghệ sĩ tính trong con người nó quá dồi dào phong phú nên lúc nào nó cũng có vẻ như không sống với thực tế chăng?

Ngồi bên nhau chẳng biết nói với nhau gì nhiều có lẽ chỉ nhìn nhau cũng đã quá đủ rồi. Dường như thế giới chung quanh chúng tôi không còn ai khác ngoài chúng tôi hiện diện ở cái thế giới này. Nhưng rồi thời gian có hạn, mọi người xung quanh lục tục chia tay ra về, chỉ nghĩ tới lúc chia tay với người yêu thôi là tôi đã thấy buồn nản cô đơn mặc dầu xung quanh tôi còn biết bao anh em bạn bè bằng hữu lẫn đồng đội của tôi.
Trước khi chia tay nàng còn ân cần nhắc nhở:

- Nhớ nha anh, rán giữ gìn để đừng bị phạt bị cúp phép nữa để về gặp em nha anh, em chờ, em mong anh từng ngày từng giờ. Anh mà bị cúp phép lần nữa chắc em khóc hết nước mắt luôn.

Tôi ận ừ theo cái tật cố hữu nhưng trong lòng nhất định sẽ thật cẩn thận để tránh những cám dỗ lôi cuốn nhất thời rất dễ đưa đến tình trạng vi phạm kỷ kuật. Chia tay mà cứ bịn rịn, vấn vương. Mà tới giờ phải trở lại đại đội tập họp điểm danh rồi. Ra khỏi khu Tiếp Tân, tôi chạy như ma đuổi, còn mạnh giỏi hơn hồi tân khoá sinh, vài toán đàn em chạy ngang qua chào huynh trưởng mà chắc họ đang thắc mắc là ông này đã là siêu HT rồi mà sao giờ này con chạy như có ai rượt vậy cà?

Rồì tuần kế tiếp cũng tới, trưa thứ bảy sau khi diễn hành 3 vòng sân Vũ Đình Trường, không thấy Đ/U Trần Hồng Phú ( TĐT) nhận xét gì nhiều. Đi đứng đàng hoàng về tới sân ĐĐ, tập họp điểm danh xong xuôi đâu đó rồi thay đồ trận. Còn phải đi tắm một phát tẩy bụi trần cho nó thơm tho mát mẻ một tí chứ. Sau đó chơi bộ quân phục số 2 mà anh em chúng tôi thường gọi là bộ đồ diện đi phép đã được o bế kỹ lưỡng từng nếp ủi phi quần lẫn áo. Alpha, bút nịt dây biểu chương chỗ nào có đồng là được lau chùi sáng loáng. Còn nhìn xuống dưới chân hả, đôi giày được o bế kỹ lưỡng thậm chí nói không ngoa là nếu con ruồi có đậu trên đó nó cũng phải té luôn. Nếu bạn đưa lại gần dám bạn thấy được khuôn mặt bạn trong đó. Phải nói là đôi giày nó được lau chùi bóng loáng như vậy, không một hạt bụi dính vào.

Đ/U Nguyễn Thành Một ĐĐT/ĐĐ31

Cầm tờ giấy phép 24 giờ trên tay. Trời ơi ! Mọi cái xung quanh như nhảy múa trong ta, trời bỗng trong sáng lạ thường. Hai chân bước đi trong bộ quân phục số 2 mà làm như đang đi mây về gió, bỗng nhiên nhẹ tâng bay bổng. Tất cả mọi người quanh ta bỗng dưng thân thương lạ thường. Lệnh tập họp ban ra như thường lệ, sau đó anh em được đi phép ra khỏi sân ĐĐ tiến về nơi các quân xa đang chờ để đưa các SVSQ về Sàigòn, còn tôi và thằng Dũng thong thả cuốc bộ ra cổng số 1, con đường hôm nay sao êm dịu, mát mẻ lại có vẻ như ngắn hơn mọi khi .

Sau gần 40 năm xa trường, bây giờ nhớ lại còn bổi hổi bồi hồi. Nhớ lại bài học học được từ Đ/U Nguyễn Thành Một mà sau này khi lâm trận, tôi đã vượt qua rất nhiều nguy nan, thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Phong cách chỉ huy từ một trung đội đến đại đội, tôi đã học từ Đ/U ĐĐT của tôi khá nhiều điều hữu ích khi đem áp dụng vào chiến trường hay đối phó với các binh sĩ trong đơn vị vô kỷ luật. Xin ghi nhận nơi đây lòng tri ân chân thành biết ơn đến Đ/U Nguyễn Thành Một.

 

 

CHỚP BỂ VŨ NGỌC LINH 311

Theo http://batkhuat.net/van-cupphep.htm

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm