Nhân Vật
LỊCH SỬ ĐẮNG LÒNG : LÊ DUẨN BỊ NGUYỄN VĂN LINH BỊP – Bùi Anh Trinh
Mới đây trên internet xuất hiện một video clip của một tay hùng biện trong nước mới học tới lớp 12. Tay này đã lật lại một vấn đề xưa như trái đất, đó là các nhà viết sử CSVN đã không dám nói thật khi viết lịch sử. Tác giả đã thành công suất sắc.
Không phải là những nhà viết sử CSVN giấu con số thương vong, nhưng mà họ thực sự không có những con số đó; bởi vì quân đội CSVN không có lưu sổ sách khi hoạt động trên rừng, còn những con số thương vong của địch đều là do Đài phát thanh Giải Phóng tự chế ra.
Không những Đài phát thanh Giải Phóng bịp nhân dân Việt Nam mà các ông lãnh đạo Cọng sản Miền Nam cũng bịp cả Lê Duẩn :
Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh :
Năm 1968, ngày 23-3, Tướng Westmoreland được thông báo chuẩn bị rời chức vụ Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam để về Washington nhận nhiệm vụ Tham mưu trưởng Lục quân.
Năm 1968, ngày 31-3, Tổng thống Hoa Kỳ Johnson đọc diễn văn loan báo giảm ném bom Bắc Việt, kêu gọi hòa đàm; và tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2.
* Chú giải : Lê Duẩn bị lừa
Những tin tức nóng hổi từ Washington được tình báo Liên Xô chuyển về Hà Nội khiến Tổng bí thư Lê Duẩn ngơ ngác, ông ta không ngờ mình mới vừa đại chiến thắng, có nằm mơ ông ta cũng không tin nổi là địch đã mất vía đến nỗi phải thú nhận bại trận và van xin hòa đàm.
Thế là ông ta quyết định vét hết quân và đạn dược còn lại để tổ chức tổng tấn công đợt hai. Lần này không phải để “tổng nổi dậy”; mà là để “tổng tháu cáy”. Nghĩa là nỗ lực hù dọa Hoa Kỳ sau khi dư luận Hoa Kỳ hoảng loạn do vì MacNamra từ chức, Westmoreland bay chức và Johnson không ra tranh cử nhiệm kỳ 2 ( Coi như từ chức ).
Ngoài ra Lê Duẩn còn ra lệnh cho các phương tiện truyền thông của CSVN “mở hết máy” để ca ngợi chiến thắng tại Miền Nam cũng như ca ngợi tài chỉ huy thiên phú Võ Nguyên Giáp. Thuở đó dân chúng hai miền Nam Bắc hễ mở mắt dậy là nghe tin Mac Namara từ chức, Westmoreland mất chức, Jhoson không dám tái ứng cử, Tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố, Hồ chủ tịch khen ngợi, v.v… Và sau đó là các lời bình luận của những nhà quân sự học, những nhà quan sát chính trị, những bình luận gia truyền thông quốc tế..
Không những mạnh miệng trong chiến tranh tuyên truyền, Lê Duẫn còn mạnh miệng hơn nữa tại Hội nghị Paris. Ông muốn biến Hội nghị Paris trở thành một Hội nghị Geneve thứ hai. Ông ra lệnh cho Trung ương cục Miền Nam ( Phạm Hùng ) hãy tổ chức những đợt tổng tấn công lần 2, lần 3, lần 4, lần 5… cho tới khi nào quân Mỹ tháo chạy như quân Pháp đã chạy sau trận Điện Biên Phủ. Ông sẽ đưa thêm quân bổ sung từ ngoài Bắc vào.
Trong khi đó thực tế tại chiến trường Miền Nam hoàn toàn trái ngược với tưởng tượng của Lê Duẩn. Sau trận Tổng tấn công đợt 1, tự truyện của Đại tướng Lê Đức Anh ghi lại : “Tôi có gặp anh Trần Bạch Đằng ( Anh Trần Bạch Đằng cùng ở Tiền phương 2 với anh Võ Văn Kiệt), anh Linh cũng đang có mặt tại đây. Tôi đề xuất không nên mở đợt 2 đánh vào nội đô nữa vì không còn yếu tố bí mật bất ngờ…”
Sau khi đợt 2 kết thúc (tháng 6 năm 1968) : “Sau đợt 2, tôi đề nghị dứt khoát thôi, rút ra. Dân chỉ giúp đỡ chứ không “nổi dậy” thì quân ta không ở nữa, rút ra! Riêng biệt động thành ở lại thực hiện “điều lắng” (tan, hòa tan vào dân). Anh Linh lặng im và đồng ý. Hồi đó, làm việc ở R (rờ) “làm thinh là đồng ý”… ( Khuất Biên Hòa, Đại tướng Lê Đức Anh, trang 90, 91. Cơ quan Rờ tức là Trung ương Cục Miền Nam ).
Đoạn này cho thấy chính Lê Đức Anh cũng không ngờ là dân không hề nổi dậy. Đó là nói theo cách nhìn của Lê Đức Anh chứ trong thực tế thì dân chẳng những không nổi dậy mà lại “bỏ chạy” khi thấy quân CSVN tiến vào. Thực tế tại Huế đã cho thấy dân bỏ chạy là phải.
Và sau khi đợt 3 kết thúc (tháng 10 năm 1968), hồi ký của Đại tướng Công an Tướng Mai Chí Thọ ghi nhận : “Sau đợt tiến công Mậu thân lần 3, lực lượng ta đã đuối sức nhiều, nhưng do các báo cáo không đúng với thực tế khiến lãnh đạo cấp trên không nắm sát tình hình ở các địa phương dẫn đến sai lầm chủ quan trong việc quyết định tiếp tục tấn công các đợt 4 và 5.
Lúc đó đồng chí Võ Văn Kiệt, đồng chí Trần Bạch Đằng và tôi đã báo cáo tình hình thực tế về Trung ương Cục. Cả ba chúng tôi cùng ký vào bức điện đề nghị chuyển hướng mục tiêu, không nên tiếp tục tổng công kích, tổng khởi nghĩa nữa, nhất là đánh vào Sài Gòn và các đô thị”. ( Mai Chí Thọ, Theo Bước Chân Lịch Sử, trang 173).
Báo cáo láo : Tại sao tới tháng 10 năm 1968 các ông chỉ huy mặt trận mới báo cáo thực tế cho Trung ương cục? Đó là vì từ trước tới nay các ông chuyên môn báo cáo láo. Theo báo cáo của các ông với Trung ương cục Miền Nam thì trong năm 1964 các ông đã giết được 119.000 quân VNCH, nghĩa là gần hết số quân chủ lực của VNCH vào thời đó trong khi không có một trận chiến nào lớn. Nhận được báo cáo của Trung ương cục Miền Nam thì Hà Nội giảm đi 10 lần, nghĩa là phỏng đoán quân VNCH bị giết hại là 12.000 quân. Nhưng trên thực tế thì năm 1964 quân VNCH bị thương vong chưa quá 700 người.
Lần này cũng vậy, tổng cổng kích đợt 1 chết gần hết, đến tổng công kích đợt hai chết sạch. Đến tổng công kích đợt 3 trên toàn quốc chỉ có 2 trận đánh cấp tiểu đoàn, và riêng tại Sài Gòn thì chỉ có pháo kích được đúng 19 quả. Đến nông nỗi đó mà Hà Nội lại ra lệnh tổng công kích đợt 4, đợt 5 (!). Bí quá các ông Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng và Mai Chí Thọ mới đồng lòng báo cáo sự thật về cho Phạm Hùng ( Bí thư Trung ương cục Miền Nam, đang nằm tại Mặt trận B.1, tức là bên kia biên giới Miên ).
Dĩ nhiên các ông không thể nói rằng lâu nay chúng tôi báo cáo láo. Nhưng các ông bắt đầu báo cáo rằng tuy chiến thắng nhưng ta cũng bị hao tốn quá nhiều lực lượng. Mỗi ngày các ông báo cáo tổn thất một mớ, lần hồi đến tháng 6 năm 1969 (sau đợt 4) thì các ông báo cáo quân của các ông còn Zéro. Lúc đó Hà Nội mới ngồi tổng kết và thấy từ đầu năm 1969 tới tháng 6 năm 1969 quân CSMN đã chết hết 500.000 quân.
Sở dĩ các ông phải báo cáo như vậy vì lâu nay các ông đã khai khống số quân của các ông để dụ cho Hà Nội cung cấp vũ khí và tiền bạc. Các ông biết chắc Hà Nội không thể nào biết được thực tế các ông có bao nhiêu quân và chết bao nhiêu quân. Cho nên các ông khai khống vô tội vạ để trừ hao Hà Nội giảm bớt hoặc bị thất thoát trên đường vận chuyển hay để bù vào số thất thoát do đụng trận.
Chính vì khai khống vô tội vạ mà quân số trên lý thuyết của các ông lên tới 500.000 quân trong khi thực tế của trận Mậu Thân ( Tổng kết lời khai của các tù binh về đơn vị của họ trên khắp các mặt trận toàn quốc ) cho thấy tất cả quân số của CSMN là 85.000.
Vì vậy khi nghe tin Lê Duẩn sẽ đưa quân Miền Bắc vào bổ sung cho các đơn vị bị thiệt hại thì các ông Miền Nam sợ bị lộ cái tội khai khống. Cho nên mới vội vàng khai khống số thiệt hại để bù lại con số khai khống lúc ban đầu.
Hồi ký của Tướng Westmoreland, bản Việt ngữ trang 399 : “Một năm sau khi tôi rời nhiệm sở, Tướng Giáp của Bắc Việt tiết lộ cho nhà báo Ý Đại Lợi Oriana Fallaci, hay rằng đến thời điểm đó (nửa đầu năm 1969) quân Bắc Việt đã thiệt hại trên nửa triệu quân. Con số này nhiều bằng bình phương con số do chúng tôi ước tính” ( Nghĩa là Ngũ Giác Đài ước tính trong khoảng thời gian nửa đầu năm 1969 quân CSVN bị chết 707 người ).
Lúc đó Tướng Westmoreland đang làm Tham mưu trưởng Lục quân tại Ngũ Giác Đài, ông đã duyệt lại các trận đánh trong nửa đầu năm 1969 thì không thấy có một trận nào đáng kể. Và cho tới 20 năm sau, khi viết hồi ký, Westmoreland vẫn tin rằng chuyện CSVN bị thiệt hại 500 ngàn quân trong nửa đầu của năm 1969 là có thật (sic).
Không tin sao được trong khi từ trước đến giờ CSVN không bao giờ “khai lên’ con số thương vong của họ, chỉ toàn là “khai giảm” hoặc giấu biến đi.
Chiến tranh cân não : Có một điều cần phải lưu ý về con số 500.000 quân CSVN bị chết do Tướng Giáp cung cấp cho Fallaci. Lúc đó, đầu năm 1969, Võ Nguyên Giáp vẫn đang còn là tội đồ của Đảng CSVN ( Cầm đầu nhóm “Xét lại chống đảng” ). Cho nên Tướng Giáp không đủ tư cách để tiết lộ một tin động trời như vậy cho báo chí quốc tế, mà phải là do lệnh của Bộ chính trị, tức là của Lê Duẩn. Vấn đề được đặt ra là Lê Duẩn nghĩ sao lại chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp tung tin như vậy?
Câu trả lời là Lê Duẩn muốn “rung cây nhát khỉ”, ông muốn cho dư luận Hoa Kỳ biết rằng ông sẵn sàng thí thêm nhiều triệu quân nữa và tốn thêm 10 năm, 20 năm nữa để theo đuổi chiến tranh. Con số 500.000 người bị chết không nghĩa lý gì đối với quyết tâm của Hà Nội. Không những chỉ 500 ngàn, mà thậm chí tới một vài triệu cũng không thành vần đề, nhưng trước khi vài triệu người nữa bị chết thì họ cũng giết được ít nhất là 1 triệu quân Mỹ, vấn đề là người Mỹ có dám chịu chết thêm 1 triệu người nữa hay không?!
Cái dở của tình báo Mỹ là họ tin ngay lời của Võ Nguyên Giáp nói với Fallaci, nếu họ hay hơn một chút thì họ sẽ làm một con tính để thấy rằng Hà Nội không thể nào có khả năng tồ chức một hệ thống tiếp liệu cho 500 ngàn quân trong điều kiện tiếp tế bí mật tại chiến trường Miền Nam. Và chắc chắn Hà Nội không thể nào có đủ tài chánh để trang bị và nuôi nổi một đạo quân 500 ngàn người. Hồi ký của Đại Tướng CSVN Lê Đức Anh cho biết quân đội CSVN đông nhất là vào năm 1979 với 550 quân nhưng đó là một gánh nặng mà cả Nam-Bắc Việt Nam không thể nào kham nỗi trong 6 tháng.
Năm 1968, ngày 11-2, bình luận gia của đài truyền hình CBS Hoa Kỳ là Walter Cronkite đến Việt Nam để quan sát tình hình sau trận Mậu Thân. Khi trở lại Hoa Kỳ ông phát biểu trên đài truyền hình rằng “Hoa Kỳ đã lún sâu vào chỗ không lối thoát” và “Đó là hậu quả của một cuộc chiến bi thảm… Tôi sẽ làm mọi thứ có thể làm được để chấm dứt cuộc chiến”.
* Chú giải : Cũng ông ký giả Walter Cronkite này, 39 năm sau, ông ta đến Hà Nội để làm phóng sự truyền hình. Hà Nội sắp xếp cho ông ta được tiếp xúc với Tướng Võ Nguyên Giáp đã 95 tuổi. Tướng Giáp cười ha hả khi nghe Cronkite hỏi thăm về chiến thắng vĩ đại của ông trong trận Mậu Thân, ông thú thực với Cronkite :
“ Cho tới nay chúng tôi vẫn không hiểu nổi tại sao người Mỹ các anh lại chấm dứt thả bom Hà Nội (1972). Các anh đã tròng cổ được chúng tôi rồi. Nếu các anh nhấn thêm một chút nữa, chỉ một hoặc hai ngày nữa, chúng tôi đã sẵn sàng đầu hàng. Cũng giống như trận tết Mậu Thân, các anh đã đánh bại chúng tôi rồi”. Nguyên văn được truyền trên đài CBS :“What we still don’t understand why you Americans stopped the bombing of Hanoi. You had us on the rops. If you had pressed us a little harder, just another day or two, we were ready to surrender. It was the same at the battles of Tet. You defeated us” ( Cuộc phỏng vấn của đài truyền hình CBS ngày 8-12-2007 )
BÙI ANH TRINH
http://vantuyen.net/2014/05/22/lich-su-dang-long-le-duan-bi-nguyen-van-linh-bip-bui-anh-trinh/Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
LỊCH SỬ ĐẮNG LÒNG : LÊ DUẨN BỊ NGUYỄN VĂN LINH BỊP – Bùi Anh Trinh
Mới đây trên internet xuất hiện một video clip của một tay hùng biện trong nước mới học tới lớp 12. Tay này đã lật lại một vấn đề xưa như trái đất, đó là các nhà viết sử CSVN đã không dám nói thật khi viết lịch sử. Tác giả đã thành công suất sắc.
Không phải là những nhà viết sử CSVN giấu con số thương vong, nhưng mà họ thực sự không có những con số đó; bởi vì quân đội CSVN không có lưu sổ sách khi hoạt động trên rừng, còn những con số thương vong của địch đều là do Đài phát thanh Giải Phóng tự chế ra.
Không những Đài phát thanh Giải Phóng bịp nhân dân Việt Nam mà các ông lãnh đạo Cọng sản Miền Nam cũng bịp cả Lê Duẩn :
Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh :
Năm 1968, ngày 23-3, Tướng Westmoreland được thông báo chuẩn bị rời chức vụ Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam để về Washington nhận nhiệm vụ Tham mưu trưởng Lục quân.
Năm 1968, ngày 31-3, Tổng thống Hoa Kỳ Johnson đọc diễn văn loan báo giảm ném bom Bắc Việt, kêu gọi hòa đàm; và tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2.
* Chú giải : Lê Duẩn bị lừa
Những tin tức nóng hổi từ Washington được tình báo Liên Xô chuyển về Hà Nội khiến Tổng bí thư Lê Duẩn ngơ ngác, ông ta không ngờ mình mới vừa đại chiến thắng, có nằm mơ ông ta cũng không tin nổi là địch đã mất vía đến nỗi phải thú nhận bại trận và van xin hòa đàm.
Thế là ông ta quyết định vét hết quân và đạn dược còn lại để tổ chức tổng tấn công đợt hai. Lần này không phải để “tổng nổi dậy”; mà là để “tổng tháu cáy”. Nghĩa là nỗ lực hù dọa Hoa Kỳ sau khi dư luận Hoa Kỳ hoảng loạn do vì MacNamra từ chức, Westmoreland bay chức và Johnson không ra tranh cử nhiệm kỳ 2 ( Coi như từ chức ).
Ngoài ra Lê Duẩn còn ra lệnh cho các phương tiện truyền thông của CSVN “mở hết máy” để ca ngợi chiến thắng tại Miền Nam cũng như ca ngợi tài chỉ huy thiên phú Võ Nguyên Giáp. Thuở đó dân chúng hai miền Nam Bắc hễ mở mắt dậy là nghe tin Mac Namara từ chức, Westmoreland mất chức, Jhoson không dám tái ứng cử, Tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố, Hồ chủ tịch khen ngợi, v.v… Và sau đó là các lời bình luận của những nhà quân sự học, những nhà quan sát chính trị, những bình luận gia truyền thông quốc tế..
Không những mạnh miệng trong chiến tranh tuyên truyền, Lê Duẫn còn mạnh miệng hơn nữa tại Hội nghị Paris. Ông muốn biến Hội nghị Paris trở thành một Hội nghị Geneve thứ hai. Ông ra lệnh cho Trung ương cục Miền Nam ( Phạm Hùng ) hãy tổ chức những đợt tổng tấn công lần 2, lần 3, lần 4, lần 5… cho tới khi nào quân Mỹ tháo chạy như quân Pháp đã chạy sau trận Điện Biên Phủ. Ông sẽ đưa thêm quân bổ sung từ ngoài Bắc vào.
Trong khi đó thực tế tại chiến trường Miền Nam hoàn toàn trái ngược với tưởng tượng của Lê Duẩn. Sau trận Tổng tấn công đợt 1, tự truyện của Đại tướng Lê Đức Anh ghi lại : “Tôi có gặp anh Trần Bạch Đằng ( Anh Trần Bạch Đằng cùng ở Tiền phương 2 với anh Võ Văn Kiệt), anh Linh cũng đang có mặt tại đây. Tôi đề xuất không nên mở đợt 2 đánh vào nội đô nữa vì không còn yếu tố bí mật bất ngờ…”
Sau khi đợt 2 kết thúc (tháng 6 năm 1968) : “Sau đợt 2, tôi đề nghị dứt khoát thôi, rút ra. Dân chỉ giúp đỡ chứ không “nổi dậy” thì quân ta không ở nữa, rút ra! Riêng biệt động thành ở lại thực hiện “điều lắng” (tan, hòa tan vào dân). Anh Linh lặng im và đồng ý. Hồi đó, làm việc ở R (rờ) “làm thinh là đồng ý”… ( Khuất Biên Hòa, Đại tướng Lê Đức Anh, trang 90, 91. Cơ quan Rờ tức là Trung ương Cục Miền Nam ).
Đoạn này cho thấy chính Lê Đức Anh cũng không ngờ là dân không hề nổi dậy. Đó là nói theo cách nhìn của Lê Đức Anh chứ trong thực tế thì dân chẳng những không nổi dậy mà lại “bỏ chạy” khi thấy quân CSVN tiến vào. Thực tế tại Huế đã cho thấy dân bỏ chạy là phải.
Và sau khi đợt 3 kết thúc (tháng 10 năm 1968), hồi ký của Đại tướng Công an Tướng Mai Chí Thọ ghi nhận : “Sau đợt tiến công Mậu thân lần 3, lực lượng ta đã đuối sức nhiều, nhưng do các báo cáo không đúng với thực tế khiến lãnh đạo cấp trên không nắm sát tình hình ở các địa phương dẫn đến sai lầm chủ quan trong việc quyết định tiếp tục tấn công các đợt 4 và 5.
Lúc đó đồng chí Võ Văn Kiệt, đồng chí Trần Bạch Đằng và tôi đã báo cáo tình hình thực tế về Trung ương Cục. Cả ba chúng tôi cùng ký vào bức điện đề nghị chuyển hướng mục tiêu, không nên tiếp tục tổng công kích, tổng khởi nghĩa nữa, nhất là đánh vào Sài Gòn và các đô thị”. ( Mai Chí Thọ, Theo Bước Chân Lịch Sử, trang 173).
Báo cáo láo : Tại sao tới tháng 10 năm 1968 các ông chỉ huy mặt trận mới báo cáo thực tế cho Trung ương cục? Đó là vì từ trước tới nay các ông chuyên môn báo cáo láo. Theo báo cáo của các ông với Trung ương cục Miền Nam thì trong năm 1964 các ông đã giết được 119.000 quân VNCH, nghĩa là gần hết số quân chủ lực của VNCH vào thời đó trong khi không có một trận chiến nào lớn. Nhận được báo cáo của Trung ương cục Miền Nam thì Hà Nội giảm đi 10 lần, nghĩa là phỏng đoán quân VNCH bị giết hại là 12.000 quân. Nhưng trên thực tế thì năm 1964 quân VNCH bị thương vong chưa quá 700 người.
Lần này cũng vậy, tổng cổng kích đợt 1 chết gần hết, đến tổng công kích đợt hai chết sạch. Đến tổng công kích đợt 3 trên toàn quốc chỉ có 2 trận đánh cấp tiểu đoàn, và riêng tại Sài Gòn thì chỉ có pháo kích được đúng 19 quả. Đến nông nỗi đó mà Hà Nội lại ra lệnh tổng công kích đợt 4, đợt 5 (!). Bí quá các ông Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng và Mai Chí Thọ mới đồng lòng báo cáo sự thật về cho Phạm Hùng ( Bí thư Trung ương cục Miền Nam, đang nằm tại Mặt trận B.1, tức là bên kia biên giới Miên ).
Dĩ nhiên các ông không thể nói rằng lâu nay chúng tôi báo cáo láo. Nhưng các ông bắt đầu báo cáo rằng tuy chiến thắng nhưng ta cũng bị hao tốn quá nhiều lực lượng. Mỗi ngày các ông báo cáo tổn thất một mớ, lần hồi đến tháng 6 năm 1969 (sau đợt 4) thì các ông báo cáo quân của các ông còn Zéro. Lúc đó Hà Nội mới ngồi tổng kết và thấy từ đầu năm 1969 tới tháng 6 năm 1969 quân CSMN đã chết hết 500.000 quân.
Sở dĩ các ông phải báo cáo như vậy vì lâu nay các ông đã khai khống số quân của các ông để dụ cho Hà Nội cung cấp vũ khí và tiền bạc. Các ông biết chắc Hà Nội không thể nào biết được thực tế các ông có bao nhiêu quân và chết bao nhiêu quân. Cho nên các ông khai khống vô tội vạ để trừ hao Hà Nội giảm bớt hoặc bị thất thoát trên đường vận chuyển hay để bù vào số thất thoát do đụng trận.
Chính vì khai khống vô tội vạ mà quân số trên lý thuyết của các ông lên tới 500.000 quân trong khi thực tế của trận Mậu Thân ( Tổng kết lời khai của các tù binh về đơn vị của họ trên khắp các mặt trận toàn quốc ) cho thấy tất cả quân số của CSMN là 85.000.
Vì vậy khi nghe tin Lê Duẩn sẽ đưa quân Miền Bắc vào bổ sung cho các đơn vị bị thiệt hại thì các ông Miền Nam sợ bị lộ cái tội khai khống. Cho nên mới vội vàng khai khống số thiệt hại để bù lại con số khai khống lúc ban đầu.
Hồi ký của Tướng Westmoreland, bản Việt ngữ trang 399 : “Một năm sau khi tôi rời nhiệm sở, Tướng Giáp của Bắc Việt tiết lộ cho nhà báo Ý Đại Lợi Oriana Fallaci, hay rằng đến thời điểm đó (nửa đầu năm 1969) quân Bắc Việt đã thiệt hại trên nửa triệu quân. Con số này nhiều bằng bình phương con số do chúng tôi ước tính” ( Nghĩa là Ngũ Giác Đài ước tính trong khoảng thời gian nửa đầu năm 1969 quân CSVN bị chết 707 người ).
Lúc đó Tướng Westmoreland đang làm Tham mưu trưởng Lục quân tại Ngũ Giác Đài, ông đã duyệt lại các trận đánh trong nửa đầu năm 1969 thì không thấy có một trận nào đáng kể. Và cho tới 20 năm sau, khi viết hồi ký, Westmoreland vẫn tin rằng chuyện CSVN bị thiệt hại 500 ngàn quân trong nửa đầu của năm 1969 là có thật (sic).
Không tin sao được trong khi từ trước đến giờ CSVN không bao giờ “khai lên’ con số thương vong của họ, chỉ toàn là “khai giảm” hoặc giấu biến đi.
Chiến tranh cân não : Có một điều cần phải lưu ý về con số 500.000 quân CSVN bị chết do Tướng Giáp cung cấp cho Fallaci. Lúc đó, đầu năm 1969, Võ Nguyên Giáp vẫn đang còn là tội đồ của Đảng CSVN ( Cầm đầu nhóm “Xét lại chống đảng” ). Cho nên Tướng Giáp không đủ tư cách để tiết lộ một tin động trời như vậy cho báo chí quốc tế, mà phải là do lệnh của Bộ chính trị, tức là của Lê Duẩn. Vấn đề được đặt ra là Lê Duẩn nghĩ sao lại chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp tung tin như vậy?
Câu trả lời là Lê Duẩn muốn “rung cây nhát khỉ”, ông muốn cho dư luận Hoa Kỳ biết rằng ông sẵn sàng thí thêm nhiều triệu quân nữa và tốn thêm 10 năm, 20 năm nữa để theo đuổi chiến tranh. Con số 500.000 người bị chết không nghĩa lý gì đối với quyết tâm của Hà Nội. Không những chỉ 500 ngàn, mà thậm chí tới một vài triệu cũng không thành vần đề, nhưng trước khi vài triệu người nữa bị chết thì họ cũng giết được ít nhất là 1 triệu quân Mỹ, vấn đề là người Mỹ có dám chịu chết thêm 1 triệu người nữa hay không?!
Cái dở của tình báo Mỹ là họ tin ngay lời của Võ Nguyên Giáp nói với Fallaci, nếu họ hay hơn một chút thì họ sẽ làm một con tính để thấy rằng Hà Nội không thể nào có khả năng tồ chức một hệ thống tiếp liệu cho 500 ngàn quân trong điều kiện tiếp tế bí mật tại chiến trường Miền Nam. Và chắc chắn Hà Nội không thể nào có đủ tài chánh để trang bị và nuôi nổi một đạo quân 500 ngàn người. Hồi ký của Đại Tướng CSVN Lê Đức Anh cho biết quân đội CSVN đông nhất là vào năm 1979 với 550 quân nhưng đó là một gánh nặng mà cả Nam-Bắc Việt Nam không thể nào kham nỗi trong 6 tháng.
Năm 1968, ngày 11-2, bình luận gia của đài truyền hình CBS Hoa Kỳ là Walter Cronkite đến Việt Nam để quan sát tình hình sau trận Mậu Thân. Khi trở lại Hoa Kỳ ông phát biểu trên đài truyền hình rằng “Hoa Kỳ đã lún sâu vào chỗ không lối thoát” và “Đó là hậu quả của một cuộc chiến bi thảm… Tôi sẽ làm mọi thứ có thể làm được để chấm dứt cuộc chiến”.
* Chú giải : Cũng ông ký giả Walter Cronkite này, 39 năm sau, ông ta đến Hà Nội để làm phóng sự truyền hình. Hà Nội sắp xếp cho ông ta được tiếp xúc với Tướng Võ Nguyên Giáp đã 95 tuổi. Tướng Giáp cười ha hả khi nghe Cronkite hỏi thăm về chiến thắng vĩ đại của ông trong trận Mậu Thân, ông thú thực với Cronkite :
“ Cho tới nay chúng tôi vẫn không hiểu nổi tại sao người Mỹ các anh lại chấm dứt thả bom Hà Nội (1972). Các anh đã tròng cổ được chúng tôi rồi. Nếu các anh nhấn thêm một chút nữa, chỉ một hoặc hai ngày nữa, chúng tôi đã sẵn sàng đầu hàng. Cũng giống như trận tết Mậu Thân, các anh đã đánh bại chúng tôi rồi”. Nguyên văn được truyền trên đài CBS :“What we still don’t understand why you Americans stopped the bombing of Hanoi. You had us on the rops. If you had pressed us a little harder, just another day or two, we were ready to surrender. It was the same at the battles of Tet. You defeated us” ( Cuộc phỏng vấn của đài truyền hình CBS ngày 8-12-2007 )
BÙI ANH TRINH
http://vantuyen.net/2014/05/22/lich-su-dang-long-le-duan-bi-nguyen-van-linh-bip-bui-anh-trinh/