Đoạn Đường Chiến Binh
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BINH CHỦNG NHẨY DÙ VIỆT NAM
Võ Trung Tín
I. Bối cảnh Lịch Sử Chính Trị Quân Sự:
Ngày 14-8-1945 tại Tokyo, Nhật Hoàng Hiro Hito tuyên bố đầu hàng quân đội đồng minh vô điều kiện do Hoa Kỳ cầm đầu, Thế Giới Chiến Tranh lần hai chấm dứt. Lực lượng đồng minh ủy thác trách nhiệm giải giới quân đội Nhật ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra cho quân đội Tưởng Giới Thạch, phía Nam vĩ tuyến 16 trở vào cho quân đội Anh. Pháp theo chân quân Anh trở lại VN nhằm mục đích tiếp tục cai trị sau 5 tháng gián đoạn vì Nhật đảo chánh.
Lợi dụng tình trạng chính trị không rõ ràng, ngày 17 tháng 8/1945 tại Hà Nội các viên chức Việt Nam và các đảng phái yêu nước Quốc Gia tổ chức cuộc tập họp dân chúng trước nhà hát lớn để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim và biểu dương ý chí bảo vệ đất nước. Nhưng đã bị Việt Minh cộng sản do HCM lãnh đạo tung cán bộ trà trộn trong đám đông, lươn lẹo hô hào đòi hỏi Hoàng Ðế Bảo Ðại thoái vị và cướp chính quyền tại Hà Nội. Cướp lấy nền độc lập của dân Việt chứ không phải cướp chính quyền trong tay người Pháp hay Nhật.
Theo thỏa thuận của các cường quốc thuộc phe đồng minh, tại hội nghị Potsdam và hội nghị Yalta thì sau khi thế giới đại chiến thứ II kết thúc, các nước thuộc địa vẫn giữ nguyên trạng nghĩa là vẫn duy trì chính quyền đã có từ trước và dần tiến tới thể chế dân chủ.
Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim lúc đó là chính quyền hợp pháp, được độc lập và giữ nguyên trạng tiếp tục ổn định tình hình và nắm quyền cai trị quốc gia.
Năm 1945, Việt Minh cộng sản không có công trạng gì trong việc kháng chiến chống Pháp và lật đổ đế quốc Nhật. Vua Bảo Đại lúc đó vì không am hiểu tình hình và vì muốn tránh cảnh nồi da xáo thịt nên đã tuyên bố thoái vị ngày 25-8-1945 chính phủ Trần Trọng Kim cũng đã từ chức trước áp lực của Việt Minh. Đó là một sai lầm tai hại cho đất nước.
Trong khi đó, Hồ Chí Minh chưa củng cố được chính quyền cộng sản tại Hà Nội thì Pháp đã thay chân quân Anh trở lại tái chiếm Sài Gòn và lan sang các tỉnh Nam Việt rồi Trung Việt và toàn cõi Việt Nam đẩy ông Hồ và đảng cộng sản của ông vô bưng.
Nhận thấy một bên là thực dân thống trị, một bên là đảng cộng sản vô nhân đạo chuyên lừa lọc, không bên nào có thể đem lại quyền tự quyết cho dân tộc, hòa bình cho quê hương nên một số các nhà chính trị quốc gia trong đó có Cựu Hoàng Bảo Ðại đã tích cực vận động với chính phủ Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam. Các nhà chính trị quốc gia muốn nương theo Pháp loại bỏ đảng cộng sản ra trước rồi đẩy Pháp ra khỏi Việt Nam sau. Trong khi đó, Pháp muốn mượn Người Việt Quốc Gia đánh bại CS và giữ VN trong Liên Hiệp Pháp.
Với những toan tính như vậy, Cựu Hoàng Bảo Ðại đã ký một hiệp định với Cao Ủy Emile Bollaert ngày 5-6-1948 trên tàu Duguay Trouin tại Vịnh Hạ Long và một hiệp định khác với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol tại Paris ngày 8-3-1949. Theo đó Pháp công nhận “Việt Nam là một Quốc Gia Ðộc Lập trong khối Liên Hiệp Pháp”.
Chủ trương về một ý thức hệ quốc gia VN chống cộng sản bắt nguồn từ các văn kiện lịch sử này. Theo đó Pháp đã trao trả độc lập và thống nhất cho VN thì Việt Minh CS sẽ không còn lý do gì để tiếp tục chiến tranh. Nhưng những con người Hồ chí Minh và đảng CSVN chỉ biết tuân theo nghĩa vụ quốc tế do Nga Tàu chỉ đạo, họ không những tiếp tục chiến tranh tại VN mà còn mở rộng chiến tranh giải phóng để bảnh trướng chủ nghĩa cộng sản sang toàn cõi Đông Dương.
Thời đó, tình hình kinh tế bên Pháp bị suy thoái và chiến tranh ngày càng gia tăng, Người Pháp thấy không thể tái cai trị VN một cách dễ dàng như trước kia, những nhà chính trị Quốc Gia Việt Nam càng thêm thuận lợi trong việc thương lượng với chính phủ Pháp.
Ngày 6-5-1950 Chính Phủ Trần Văn Hữu ra đời với Quốc Hiệu VIỆT NAM, Quốc Kỳ nền Vàng ba sọc đỏ, Quốc Ca là Thanh Niên Hành Khúc. Nước Việt Nam chính thức được thống nhất từ Nam Quan cho đến mũi Cà Mau sau 80 năm bị chia rẽ để trị của người Pháp…
Trong lúc đó, cộng sản đã thống trị toàn cõi Trung Hoa lục địa, họ viện trợ ào ạt và trang bị quân sự cho Việt Cộng có khả năng tham dự những trận chiến cấp Trung Ðoàn, Sư Ðoàn, phối hợp Bộ Binh và Pháo Binh. Trận đánh đầu tiên tại vùng Cao-Bắc-Lạng năm 1950 đã gây tổn thất nặng nề cho quân đội viễn chinh Pháp.
Ngày 11-5-1950 Quốc Hội Pháp chính thức chấp nhận thành lập Quân Ðội
Quốc Gia Việt Nam với quân số 60,000 người. Và kể từ đó Quân Ðội Quốc
Gia Việt Nam (QĐQG-VN) lần lượt hình thành cho đến
tháng 4/1975.
II. Giai đoạn sơ khai của tiến trình hình thành QĐQG Việt Nam
Ngày 1-10-1946, Pháp thành lập lực lượng Vệ Binh Cộng Hòa Nam Kỳ. Đây là lực lượng quân sự đầu tiên của Chính Phủ Nam Kỳ tự trị do Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng (tham chánh ngày 7-5-1946). Ngoài lực lượng này, Pháp cũng tổ chức những lực lượng quân sự phụ thuộc khác như phụ lực quân, hương dũng, hương vệ để tăng cường cho lực lượng Quân Đội Pháp tại miền Nam. Về sau lực lượng này được cải danh thành Vệ Binh Nam Việt khi trở thành Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam. Cũng từ đó, chương trình phát triển lực lượng quân sự địa phương trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp bắt đầu.
Ngày 12-4-1947 Bảo Vệ Quân ra đời tại Huế do Hội đồng chấp chánh
Trung Phần thành lập, Ông Đinh Sơn Thung được chỉ định làm Chỉ Huy
Trưởng, về sau đơn vị này được cải danh thành Việt Binh Đoàn
và do Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lễ từ quân đội Pháp chuyển sang VN chỉ Huy.
– Tháng 7-1948 một lực lượng quân sự địa phương, Bảo Chính Đoàn cũng
được thành lập tại miền Bắc VN… và một trường đào tạo Sĩ quan Việt Nam
cấp Trung Ðội Trưởng được thành lập tại Ðập Ðá, Huế.
(Về sau di chuyển lên Đà Lạt tiếp nhận Trường Võ Bị Liên Quân Đặc Biệt
của Pháp và cải danh thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Cho đến những
năm 1960 trường này cải tổ chương trình đào tạo Sĩ quan Hiện Dịch, thời
gian kéo dài 4 năm và đổi danh xưng là Trường Võ Bị Quốc Gia)
Ðơn vị Nhảy Dù Việt Nam đầu tiên được thành lập vào ngày 1-1-1948 là Ðại
Ðội 1 Nhảy Dù Ðông Dương (1ere Compagnie Indochinoise Parachutiste
CIP). Ðơn vị này được biệt phái cho TÐ1 Biệt Kích Nhảy Dù thuộc địa của
Pháp (Bataillon Colonial Commando Parachutiste BCCP). Nhận thấy khả năng
chiến đấu hữu hiệu của Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương nên sau đó các Ðại
Ðội 3, 5, 7 Nhảy Dù Ðông
Dương được thành lập. Những Ðại Ðội này cũng được biệt phái cho các Tiểu
Ðoàn Nhảy Dù Pháp làm Ðại Ðội thứ Tư trong các đơn vị Nhảy Dù Pháp. Khi
các Tiểu Ðoàn Biệt Kích Nhảy Dù luân chuyển về Pháp thì các ÐÐND Ðông
Dương-Việt Nam được tái biệt phái cho các đơn vị thay thế. Sĩ quan và Hạ
sĩ quan chỉ huy các Ðại Ðội Nhảy Dù Ðông Dương phần lớn là người Pháp
do các Tiểu Ðoàn gốc cung cấp.
Năm 1949, thêm một đơn vị biệt lập, Ðại Ðội 1 Nhảy Dù Phòng Vệ Bắc Việt được thành lập và Ðại Ðội Trưởng là Trung úy Nguyễn Khánh. Một trong những Trung Ðội Trưởng là Trung úy Ðỗ Cao Trí.
– Ngày 13-4-1949, Chính phủ Quốc gia Việt Nam ban hành sắc lệnh 66/SG
chính thức hóa các đơn vị vệ binh tại các địa phương thành Quân Ðội
chính quy và các quân nhân đều được hưởng lương bổng của
Quốc gia, (cao hơn lương của phụ lực quân rất nhiều). Các đơn vị Vệ Binh
được hưởng là Vệ Binh Nam Việt, Việt Binh Đoàn (Trung Việt), Bảo Chính
Đoàn (Bắc Việt) và Vệ Binh Sơn Cước và có cùng danh xưng chung là Vệ
Binh Quốc Gia.
– Ngày 1 tháng 7/1949, Quốc Trưởng Bảo Đại ký dụ số 1/CP và dụ số 2/CP để tổ chức các cơ quan công quyền, quy chế công sở, xác định Việt Nam có 3 phần: Bắc Việt, Trung Việt, Nam Việt. Mỗi phần có ngân sách riêng, do một Thủ Hiến điều hành. Vị Thủ Hiến của mỗi phần cũng là Tổng Chỉ Huy lực lượng quân sự địa phương.
-Ngày 1-10-1949, bốn Tiểu Ðoàn Bộ Binh Việt Nam (BVN= Bataillon
Vietnamien) đầu tiên được thành lập là các Tiểu Đoàn số 1(BVN 1) tại Bạc
Liêu (gốc Cao Đài), BVN2 tại Thái Bình, BVN3 tại Rạch Giá
và BVN4 tại Hưng Yên đánh dấu Quân Đội Quốc Gia VN từ giai đoạn phụ lực và vệ binh sang giai đoạn chính quy.
Thành phần của một BVN gồm có:
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn có 6 Sĩ quan (TĐT, TĐP, SQ Tình Báo, SQ TT, Y Sĩ và một Tuyên úy), một Đại Đội Chỉ Huy và 4 Đại Đội tác chiến, quân số lý thuyết là 829 người gồm 23 Sĩ quan, 110 Hạ sĩ quan và 696 Binh sĩ.
ĐĐ Chỉ Huy có Ban Chi Huy ĐĐ 9 người, Ban Hành Chánh 24 người, Ban Truyền Tin 24 người, Ban Quân Y 9 người, Ban Quân Xa 24 người, Trung Đội Súng nặng 28 người và Trung Đội Công Binh 28 người.
Ngoài các chương trình huấn luyện, đào tạo Sĩ quan chỉ huy trong nước, một số Sĩ quan Việt Nam đầu tiên cũng được gửi theo học tại các quân trường của Pháp. Cuối năm 1949, Quân Đội Quốc Gia VN đã có 45 ngàn quân.
Ngày 11-5-1950 tại Sài Gòn, Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam với lập trường chống cộng sản, và gia tăng quân số lên đến 60 ngàn người, bao gồm một nửa là lực lượng chủ lực chính quy, một nửa là vệ binh. Nhiệm vụ của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam là bình định và đảm trách một phần nhiệm vụ tác chiến thay dần các đơn vị Quân Đội Pháp. Vị Tổng Tham Mưu Trưởng đầu tiên của QĐQG-VN là Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh. Thiếu tướng Hinh gốc là Sĩ quan Không Quân từ quân đội Pháp chuyển sang. Bản doanh Bộ Tổng Tham Mưu tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo thuộc Quận 5 Sài Gòn.
Ngày 12 tháng 6 năm 1950, chương trình quân viện của Chính Phủ Hoa Kỳ được chính thức thông báo chuyển sang cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Cuối năm 1950, Quân Đội Quốc Gia Việt Nam có 65 ngàn chiến binh.
Ngày 23-12-1950, Pháp-Mỹ-Việt ký hiệp định hỗ tương phòng thủ và viện
trợ quân sự; theo đó Mỹ viện trợ cho VN hai tỷ Mỹ kim trong bốn năm, từ
1950 đến 1954 để trang bị cho Quân Đội Quốc Gia Việt
Nam. Cùng ngày, nghị định thành lập hai trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
và Thủ Đức được ban hành, nhằm đào tạo Sĩ quan ngạch trừ bị cho QĐQG-VN.
Khóa Sĩ quan Trừ bị đầu tiên khai giảng cùng một
ngày 9-10-1951 tại Nam Định và Thủ Đức.
Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định chỉ đào tạo được một khóa rồi đóng cửa vĩnh viễn năm 1952. Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức hoạt động tới cuối tháng 4-1975, lúc đó mang tên là Trường Bộ binh, đặt ở Long Thành.
Ngày 1-5-1952 do dụ số 43QP Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt
Nam được thành lập. Đại tá Lê Văn Tỵ được bổ nhiệm làm Tham Mưu Trưởng
với thành phần nhân sự 150 người gồm 36 Pháp (21 Sĩ
quan và 15 HSQ) và 114 Việt Nam có:
– Tổng Tham Mưu Trưởng và văn phòng
– Tham Mưu Trưởng
– 3 vị TMP Nhân Viên, Hành Quân & Huấn Luyện và Tiếp Vận
– 4 Phòng Tham Mưu 1, 2, 3 và 4
– Chỉ Huy Trưởng Viễn Thông
– Nha An Ninh Quân Đội
– Ban Hải Quân
– Ban Không Quân
– Trung Tâm Công Văn Công Điện và
– 4 Nha Nhân Viên, Nha Quân Nhu, Nha Quân Cụ (gồm cả Sở Vật Liệu Truyền Tin) và Nha Quân Y.
Trụ sở tọa lạc tại số 606 Trần Hưng Đạo Sài Gòn cho tới năm 1956 di chuyển đến trại Trần Hưng Đạo (Camp Chanson của Pháp giao lại cho VNCH) kế bên phi trường Tân Sơn Nhất Phú Nhuận.
Tướng Lê Văn Tỵ: Ông Lê Văn Tỵ sinh năm 1903, xuất thân trường Thiếu Sinh Quân Đông Dương rồi phục vụ trong quân đội Pháp tại Việt Nam với chức vụ Tiểu đội trưởng Địa phương quân, cấp Trung sĩ. Ông được cử đi học ngành pháo binh và đào tạo để trở thành một Sĩ quan chỉ huy quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, khi quân đội Việt Nam được hình thành ở cấp phần (Nam Việt, Trung Việt, Bắc Việt), ông Tỵ mang cấp Trung tá và là Sĩ quan Việt Nam có cấp cao nhất tại Nam Việt lúc bấy giờ. Ngày Hưng Quốc Khánh Niệm 6 tháng 6/1951, ông Tỵ là tổng chỉ huy cuộc duyệt binh đầu tiên của các lực lượng Việt Nam tại Sài Gòn, cuộc duyệt binh lịch sử dưới quyền chủ tọa của Quốc Trưởng Bảo Đại. Năm 1952, khi các quân khu được hình thành, ông là vị Sĩ quan Tư lệnh đầu tiên của Đệ Nhất Quân Khu (bao gồm các tỉnh Nam Việt). Lúc bấy giờ ông đã mang cấp Đại tá.
Tháng 11/1954, nhiều sự kiện dồn dập đã mở đầu cho bước đường thăng tiến của vị Đại tá Tư lệnh Đệ Nhất Quân Khu. Trung tướng Nguyễn Văn Hinh (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam) chống đối Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ngày 20 tháng 11, Quốc Trưởng Bảo Đại gửi điện văn gọi Trung tướng Hinh sang Pháp để trình diện Quốc Trưởng và cách chức Tổng Tham Mưu trưởng của Tướng Hinh.
Trong khi đó, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã thăng cấp Thiếu tướng cho
Đại tá Lê Văn Tỵ. Ngày 1 tháng 12/1954, tân Thiếu tướng Lê Văn Tỵ được
đề cử giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia
Việt Nam thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Cũng trong ngày này,
Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ được cử làm Tổng Thanh Tra Quân Đội.
Trong lúc hoạt động quân sự của CS Việt Minh được các cường quốc CS Nga Tàu yểm trợ tối đa làm cho Bộ Tư lệnh viễn chinh Pháp ngày càng bối rối với các trận đánh cấp Trung Đoàn rồi Đại Đoàn (lớn hơn Trung Đoàn và nhỏ hơn Sư Đoàn) và một căn cứ quân sự kiên cố bậc nhất của Pháp được xây dựng trong lòng chảo Điện Biên Phủ với 13,000 quân trú phòng bị thất thủ vào ngày 7-5-1954 dẫn đến hiệp định Geneve ngày 20-7-1954 chia cắt Việt Nam thành hai miền: Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra do cộng sản cai trị. Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa theo thể chế Tự Do.
Cho đến thời điểm này QĐQG-VN có: 168 ngàn quân gồm 81 Tiểu Đoàn
Khinh Quân (mỗi Tiểu Đoàn 737 người), 21 Tiểu Đoàn Vệ Binh, 9 Tiểu Đoàn
Pháo Binh, một Liên Đoàn Nhảy Dù với 5 Tiểu Đoàn tác
chiến, một Trung Đoàn Thiết Giáp, 6 Đại Đội Truyền Tin, 6 Đại Đội Công Binh và 6 Đại Đội Quân Vận.
III. Giai Ðoạn hình thành Binh Chủng Nhảy Dù – Liên Đoàn Nhảy Dù
Song song với việc thành lập các đơn vị Sư Ðoàn Bộ Binh Việt Nam, Quân Đội Pháp cũng thành lập các đơn vị Nhảy Dù Việt Nam. Ngày 15-7-1951, bởi quyết định số 1547/EMIFT/1 (Etat Major Interarmees et des Forces Terrestres) Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương (1er Compagnie Indochinoise Parachutiste –1CIP) và Đại Đội 1 Phòng Vệ Bắc Việt (1 Compagnie de la Garde) được kết hợp thành lập Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam (1er Bataillon de Parachutistes Vietnamiens) đầu tiên tại Chí Hòa Sài Gòn (Nha Hỏa Xa tại cống Bà Xếp Hòa Hưng), phần lớn các cán bộ chỉ huy đều do người Pháp nắm giữ. TĐT đầu tiên là Đại úy Vervelle kế đó là các Đại úy Chapuis, Đại úy Picheri và sau đó mới chuyển qua SQVN là Đại úy Nguyễn Khánh rồi Thiếu tá Albert Lê Quang Triệu, Đại úy Vũ Quang Tài… Việc huấn luyện Nhảy Dù và đơn vị được thực hiện tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù trong căn cứ Tân Sơn Nhất, và một Trung Tâm khác tại phi trường Bạch Mai Hà Nội.
Từ ngày 30-8-1951 đến ngày 9-9-1951 một Đại Đội/TĐ1ND–VN đươc thả xuống cù lao Ré tỉnh Quảng Nam để tham dự cuộc hành quân “Pirate” tấn công một lực lượng CS Việt Minh vừa xâm nhập vào đảo này. Đây là trận thử lửa đầu tiên của TĐ1ND-VN.
Ngày 1-4-1952 Tiểu Ðoàn 4 Nhảy Dù được thành lập tại Ðà Nẵng Nhưng sau vì thiệt hại nặng trong một cuộc chạm súng với một Trung Ðoàn Cộng quân tại Seno Lào nên giải tán.
Vào ngày 1-9-1952 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù được thành lập tại Trường Bưởi
Hà Nội (Quân số lấy từ các quân nhân Việt và Pháp thuộc Tiểu Đoàn 10
Nhảy Dù Thuộc Địa (TĐ10ND thuộc địa bị thiệt hại nặng
trong trận đánh với CSBV tại Ba Vì, Bắc Việt). Quân số đầu tiên của đơn
vị gồm 446 Pháp và 408 người Việt do một Sĩ quan Pháp (Đại úy Monteil)
làm Tiểu Đoàn Trưởng. Việc huấn luyện Nhảy Dù và đơn vị được thực hiện
tại trường Nhảy Dù cạnh phi trường Bạch Mai Hà Nội.
Một lính dù VN mặc bộ quân phục “Windproof”, mũ trận M1 với quai đeo bằng vải được
biến cải phù hợp với vóc dáng
Ngày 1-9-1953 Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù được thành lập tại Trường Bưởi, Hà Nội từ những cán bộ Việt Nam thuộc Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù Thuộc Địa.
Ngày 20-11-1953 TĐ5ND-VN cùng với trên 4,000 lính Nhảy Dù khác nhảy
xuống căn cứ Điện Biên Phủ trong một cuộc hành quân Nhảy Dù lớn nhất từ
sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ngày 13-3-1954 TĐ5ND-VN lại
nhảy xuống Điện Biên Phủ một lần nữa trong nỗ lực tăng viện giải vây cho
căn cứ này. Khi ĐBP thất thủ, TĐ5ND hoàn toàn tan rã và được tái thành
lập vào tháng 8/1954.
Ngày 1-9-1953 Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù được thành lập tại Hải Phòng. Vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là Capitaine Lehmann. Hầu hết Sĩ quan, Hạ sĩ quan chỉ huy đơn vị Nhảy Dù Pháp thuyên chuyển tới. Ngày 1 tháng 3 năm 1955, Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù bị giải tán để lấy quân số bổ sung cho các đơn vị khác khi thành lập Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam.
Ðến ngày 1-5-1954 thêm TĐ6ND được thành lập tại Tân Sơn Nhì Gia Định với thành phần Sĩ quan và Hạ sĩ quan hoàn toàn Việt Nam được lựa chọn hầu hết là quân số của TÐ19 Khinh Quân tại Cà Mau (đa số là người Khmer Krộm.) Thiếu tá Đỗ Cao Trí là vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên. Khi Thiếu tá Trí lên làm Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù ngày 29-9-1954 thì Đại úy Thạch Con Tiểu Đoàn Phó được chỉ định thay thế.
Một đơn vị Nhảy Dù Việt Nam dàn chào Quốc Trưởng Bảo Đại tại
Trường Võ Bị Việt Nam năm 1954
Ngày 29-9-1954 Pháp chính thức bàn giao Quân Đội lại cho Việt Nam tại sân cờ Liên Đoàn 3 Nhảy Dù GAP 3 (Groupement Aéroporté Parachutiste No.3) Nha Trang trong chương trình trao trả độc lập cho Việt Nam. Liên Ðoàn Nhảy Dù Việt Nam được thành lập từ đó gồm 4 Tiểu Ðoàn 1, 3, 5 & 6 (giải tán TĐ7ND để lấy quân số bổ sung cho các Tiểu Đoàn, BCH Liên Đoàn và các đơn vị yểm trợ)
Liên Đoàn Nhảy Dù có 4,000 người gồm Bộ Chỉ Huy, Đại Đội Chỉ Huy.
Liên Đoàn, các Tiểu Đoàn 1, 3, 5, 6 Nhảy Dù, và Tiểu Đoàn Trợ Chiến (gồm các đơn vị Đại Đội Quân Y, Đại Đội Công Binh, Đại Đội Súng Cối, Đại Đội Kỹ Thuật, Phân Đội Truyền Tin và Trung Đội Tiếp Tế Thả Dù.
Mỗi Tiểu Đoàn Nhảy Dù có một Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, một Đại Đội Trợ Chiến và 3 (sau này là 4) đại đội tác chiến, tổng số lên tới 1,000 người. Các cấp chỉ huy đầu tiên của Liên Đoàn Nhảy Dù gồm có:
– Chỉ Huy Trưởng: Thiếu tá Đỗ Cao Trí
– Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Vũ Quang Tài
– Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Phan Trọng Chinh
– Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung úy Nguyễn Văn Viên
– Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Thạch Con
– Tiểu Đoàn Trợ Chiến Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Trịnh Xuân Nghiêm.
Các đơn vị yểm trợ:
– Ðại Ðội Quân Y, Đại Đội Trưởng là Đại úy Bác sĩ Ngô Thiên Khai.
– Đại Đội Công Binh Nhảy Dù, Đại Đội Trưởng là Thiếu úy Hoàng Công Chức.
– Đại Đội Súng Cối Nhảy Dù, Đại Đội Trưởng là Thiếu úy Huỳnh Long Phi.
– Phân Đội Truyền Tin Nhảy Dù, Phân Đội Trưởng là Trung úy Nguyễn Văn Viên (khác với Trung úy Viên TĐT/TĐ5ND).
– Ðại Ðội Kỹ Thuật, Đại Đội Trưởng là Trung úy Nguyễn Khoa Nam.
Ngày 25-3-1955 Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Nhảy Dù và 2 Tiểu Đoàn 3 & 5ND được di chuyển vào Sài Gòn và BCH đóng tại Trại Quân Cụ cạnh chợ Trần Quốc Toản.
Ngày 4-6-1955 toàn bộ Liên Đoàn đều di chuyển vào Sài Gòn để hoàn chỉnh
và thống nhất chỉ huy dưới quyền của các Sĩ quan Việt Nam.
Ngày 1-5-1955 Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù được thành lập tại Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhất, Tây-Bắc ngoại ô Sài Gòn, rập [khuôn] theo trường Nhảy Dù Fort Benning của Mỹ, được thành lập cùng năm, dùng tài sản của trường Pháp trước kia và cùng tọa lạc với Liên Đoàn Nhảy Dù, Chuẩn úy Trần Văn Vinh là Chỉ Huy Trưởng đầu tiên.
Ngày 1-9-1956, Trung tá Nguyễn Chánh Thi thay thế Đại tá Đỗ Cao Trí
trong chức vụ Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù. Đại tá Đỗ Cao Trí được
đề bạt đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Đệ Tam Quân Khu (gồm
các tỉnh Kontum, Pleiku, Phú Yên, Bình Định)
Ngày 26-10-1959, Theo đà phát triển quân đội, Liên Đoàn Nhảy Dù được cải danh thành Lữ Đoàn Nhảy Dù và vẫn dưới quyền chỉ huy của Đại tá Nguyễn Chánh Thi.
Ngày 12-11-1960 Trung tá Cao Văn Viên đang là Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống, được đề cử giữ chức Tư lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù và sau đó được thăng cấp Đại tá thay thế Đại tá Nguyễn Chánh Thi tham gia đảo chánh TT Ngô Đình Diệm bất thành và lưu vong sang Kampuchea.
Các Sĩ quan thuộc Liên Đoàn Nhảy Dù năm 1955
IV. Giai đoạn phát triển 1961 – 1967
Ngày 1-12-1959 Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù được thành lập tại Sài Gòn với Tiểu Ðoàn Trưởng là Đại úy Trương Quang Ân.
Đầu năm 1961 Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù được tái thành lập tại Biên Hòa, Tiểu Ðoàn Trưởng là Đại úy Ngô Xuân Nghị.
Năm 1962, Lữ Ðoàn Nhảy Dù tổ chức thành 2 Chiến Ðoàn để đáp ứng nhu
cầu gia tăng của chiến trường: Chiến Ðoàn 1 gồm 3 Tiểu Ðoàn 1,3 &
8ND do Thiếu tá Dư Quốc Ðống làm Chiến Đoàn Trưởng, bản
doanh đóng tại căn cứ Hoàng Hoa Thám và Chiến Ðoàn 2 Nhảy Dù gồm 3 Tiểu
Ðoàn 5, 6 & 7ND, do Thiếu tá Ðỗ Kế Giai làm Chiến Đoàn Trưởng, bản
doanh đóng tại Tam Hiệp Biên Hòa.
Ðầu tháng 4/1964 sau chiến thắng Hồng Ngự trong khu vực phía Tây Ðồng
Tháp Mười, Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh LĐND được đặc cách thăng Thiếu
tướng tại mặt trận và sau đó được đề cử giữ chức vụ
Tham Mưu Trưởng Liên Quân tại Bộ TTM và Trung tá Dư Quốc Đống được đặc
cách thăng cấp Đại tá thay thế chức vụ Tư lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù.
Ngày 1-9-1965, TÐ2ND được thành lập tại Sài Gòn. Tiểu Ðoàn Trưởng là Thiếu tá Lê Quang Lưỡng. Vào ngày 1-10-1965 TÐ9ND cũng được thành lập tại Sài Gòn với Thiếu tá Lê Văn Huệ làm Tiểu Ðoàn Trưởng.
Và để đáp ứng nhu cầu phát triến của LÐND, một Tiểu Ðoàn Pháo Binh
105ly cơ hữu cũng được thành lập trong năm 1965 và đơn vị Quân Y Nhảy Dù
cũng được nâng cấp thành Tiểu Ðoàn QYND trong thời
gian này để cung cấp dịch vụ y tế trị liệu và tản thương kịp thời cho đơn vị.
Ngày 19-6-1967, TÐ11ND được thành lập tại đồi Tăng Nhơn Phú Thủ Ðức
do Thiếu tá Nguyễn Viết Cần làm Tiểu Ðoàn Trưởng. Để thích ứng với hệ
thống chỉ huy “tam tam chế”, thêm Chiến Đoàn 3ND được
thành lập vào ngày 1-7-1967 do Trung tá Nguyễn Khoa Nam làm Chiến Đoàn Trưởng.
Ngày 1-12-1965 Lữ Đoàn Nhảy Dù được Bộ Tổng Tham Mưu cải danh thành Sư Đoàn Nhảy Dù vẫn do Thiếu tướng Dư Quốc Đống làm Tư lệnh và ngày 1-4-1968 các Chiến Đoàn Nhảy Dù được cải danh thành Lữ Ðoàn: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù do Trung tá Hồ Trung Hậu làm Lữ Đoàn Trưởng, Lữ Đoàn 2ND do Trung tá Đào Văn Hùng làm Lữ Đoàn Trưởng, và Lữ Đoàn 3ND do Trung tá Nguyễn Khoa Nam làm Lữ Đoàn Trưởng.
Theo sự gia tăng nhu cầu ngày càng nhiều của chiến trường và để yểm trợ hỏa lực hữu hiệu cho ba LĐND, trong khi chờ đợi sự yểm trợ của các đơn vị pháo binh diện địa, BCH/PB/SĐND & TĐ2PBND được thành lập ngày 1-12-68, sang năm 1969, TĐ3PBND được thành lập. Trong thời gian này 3 Đại Đội Trinh Sát Nhảy Dù thống thuộc 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù cũng được thành lập.
Ðến đầu năm 1969, SÐND có 3 Lữ Ðoàn ND gồm cả thảy 9 Tiểu Ðoàn Nhảy Dù tác chiến, 3 Đại Đội Trinh Sát và 3 Tiểu Ðoàn Pháo Binh Nhảy Dù.
Năm 1970, các đơn vị Công Binh và Truyền Tin thuộc SĐND cũng được nâng cấp thành TĐTT/SĐND và TĐCB/SĐND.
Ngày 11-11-1972 sau mùa Hè đỏ lửa, Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng chính thức đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh SÐND thay thế Trung tướng Dư Quốc Ðống.
Ðầu năm 1974, để đối đầu với sự gia tăng xâm nhập vào miền Nam của
CSBV, Bộ TTM/QLVNCH chấp thuận cho SÐND thành lập thêm Lữ Ðoàn 4 Nhảy Dù
do Trung tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Ðoàn Trưởng, và 6 Tiểu
Ðoàn 12, 14, 15, 16, 17, 18 Nhảy Dù, ÐÐ4TSND, và TÐ4PBND. Trong thời
gian cuối cùng của VNCH năm 1975, LĐ4ND trách nhiệm bảo vệ quanh vòng
đai Đô Thành Sài Gòn.
SĐND là một Sư Đoàn thiện chiến của QLVNCH, được sự kính nể của các Quân Lực Đồng Minh và ngay cả đối phương của chúng ta.
Tài liệu Tham khảo:
– Quân Sử Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Quyển IV do khối Quân Sử Phòng 5/BTTM phổ biến ngày 6-8-1972.
– Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Nguyễn Đức Phương, Làng Văn xuất bản tại Toronto Ontario, Canada năm 2001.
–
Những Sự Thật Chiến Tranh VN 1954 – 1975 của Trung tướng Nguyễn Văn
Toàn, Đại tá Lê Bá Khiếu và Tiến sĩ Nguyễn Văn – Tác giả xuất bản và giữ
bản quyền.
– Lịch Sử hình thành QLVNCH của Trần Hội và Trần Đỗ Cẩm trên trang nhà History Of The VietNam War 1945 – 1975.
– Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu trong SĐND.
– Những hình ảnh trong quyển sách hầu hết truy cập từ Internet.
– Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.
Ngày 15-5-1970: Trung tướng Đỗ Cao Trí thăm viếng trại tỵ nạn Việt Kiều Kampuchea hồi hương – hình ảnh © Bettmann/CORBIS
Trong buổi lễ xuất quân đánh sang Campuchia trong tháng 1 năm 1971, Tướng Trí tuyên bố là Ông sẽ sống và chết với ba quân trên chiến trường và Ông đã giữ đúng lời hứa. Ông đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Quân Đội và Tổ Quốc.
Các Sĩ quan Thiếu tá Nhảy Dù trong ngày Quốc Khánh 1967:
Nguyễn Văn Be, Nguyễn Phẩm Bường, Phạm Ngọc Lân, Nguyễn Văn Tư và Hoàng Cơ Lân
TĐ5ND-VN chuẩn bị nhảy xuống trận địa Điện Biên Phủ 1954
http://nhayduwdc.org/ls/qsnd/2015/ndwdc_ls_qsnd_2015_bcnd20nChiensu_A_tochuc_2015APR23.htm#C01
https://dongsongcu.wordpress.com/2016/09/09/luoc-su-hinh-thanh-binh-chung-nhay-du-viet-nam/
Sinh tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BINH CHỦNG NHẨY DÙ VIỆT NAM
Võ Trung Tín
I. Bối cảnh Lịch Sử Chính Trị Quân Sự:
Ngày 14-8-1945 tại Tokyo, Nhật Hoàng Hiro Hito tuyên bố đầu hàng quân đội đồng minh vô điều kiện do Hoa Kỳ cầm đầu, Thế Giới Chiến Tranh lần hai chấm dứt. Lực lượng đồng minh ủy thác trách nhiệm giải giới quân đội Nhật ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra cho quân đội Tưởng Giới Thạch, phía Nam vĩ tuyến 16 trở vào cho quân đội Anh. Pháp theo chân quân Anh trở lại VN nhằm mục đích tiếp tục cai trị sau 5 tháng gián đoạn vì Nhật đảo chánh.
Lợi dụng tình trạng chính trị không rõ ràng, ngày 17 tháng 8/1945 tại Hà Nội các viên chức Việt Nam và các đảng phái yêu nước Quốc Gia tổ chức cuộc tập họp dân chúng trước nhà hát lớn để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim và biểu dương ý chí bảo vệ đất nước. Nhưng đã bị Việt Minh cộng sản do HCM lãnh đạo tung cán bộ trà trộn trong đám đông, lươn lẹo hô hào đòi hỏi Hoàng Ðế Bảo Ðại thoái vị và cướp chính quyền tại Hà Nội. Cướp lấy nền độc lập của dân Việt chứ không phải cướp chính quyền trong tay người Pháp hay Nhật.
Theo thỏa thuận của các cường quốc thuộc phe đồng minh, tại hội nghị Potsdam và hội nghị Yalta thì sau khi thế giới đại chiến thứ II kết thúc, các nước thuộc địa vẫn giữ nguyên trạng nghĩa là vẫn duy trì chính quyền đã có từ trước và dần tiến tới thể chế dân chủ.
Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim lúc đó là chính quyền hợp pháp, được độc lập và giữ nguyên trạng tiếp tục ổn định tình hình và nắm quyền cai trị quốc gia.
Năm 1945, Việt Minh cộng sản không có công trạng gì trong việc kháng chiến chống Pháp và lật đổ đế quốc Nhật. Vua Bảo Đại lúc đó vì không am hiểu tình hình và vì muốn tránh cảnh nồi da xáo thịt nên đã tuyên bố thoái vị ngày 25-8-1945 chính phủ Trần Trọng Kim cũng đã từ chức trước áp lực của Việt Minh. Đó là một sai lầm tai hại cho đất nước.
Trong khi đó, Hồ Chí Minh chưa củng cố được chính quyền cộng sản tại Hà Nội thì Pháp đã thay chân quân Anh trở lại tái chiếm Sài Gòn và lan sang các tỉnh Nam Việt rồi Trung Việt và toàn cõi Việt Nam đẩy ông Hồ và đảng cộng sản của ông vô bưng.
Nhận thấy một bên là thực dân thống trị, một bên là đảng cộng sản vô nhân đạo chuyên lừa lọc, không bên nào có thể đem lại quyền tự quyết cho dân tộc, hòa bình cho quê hương nên một số các nhà chính trị quốc gia trong đó có Cựu Hoàng Bảo Ðại đã tích cực vận động với chính phủ Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam. Các nhà chính trị quốc gia muốn nương theo Pháp loại bỏ đảng cộng sản ra trước rồi đẩy Pháp ra khỏi Việt Nam sau. Trong khi đó, Pháp muốn mượn Người Việt Quốc Gia đánh bại CS và giữ VN trong Liên Hiệp Pháp.
Với những toan tính như vậy, Cựu Hoàng Bảo Ðại đã ký một hiệp định với Cao Ủy Emile Bollaert ngày 5-6-1948 trên tàu Duguay Trouin tại Vịnh Hạ Long và một hiệp định khác với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol tại Paris ngày 8-3-1949. Theo đó Pháp công nhận “Việt Nam là một Quốc Gia Ðộc Lập trong khối Liên Hiệp Pháp”.
Chủ trương về một ý thức hệ quốc gia VN chống cộng sản bắt nguồn từ các văn kiện lịch sử này. Theo đó Pháp đã trao trả độc lập và thống nhất cho VN thì Việt Minh CS sẽ không còn lý do gì để tiếp tục chiến tranh. Nhưng những con người Hồ chí Minh và đảng CSVN chỉ biết tuân theo nghĩa vụ quốc tế do Nga Tàu chỉ đạo, họ không những tiếp tục chiến tranh tại VN mà còn mở rộng chiến tranh giải phóng để bảnh trướng chủ nghĩa cộng sản sang toàn cõi Đông Dương.
Thời đó, tình hình kinh tế bên Pháp bị suy thoái và chiến tranh ngày càng gia tăng, Người Pháp thấy không thể tái cai trị VN một cách dễ dàng như trước kia, những nhà chính trị Quốc Gia Việt Nam càng thêm thuận lợi trong việc thương lượng với chính phủ Pháp.
Ngày 6-5-1950 Chính Phủ Trần Văn Hữu ra đời với Quốc Hiệu VIỆT NAM, Quốc Kỳ nền Vàng ba sọc đỏ, Quốc Ca là Thanh Niên Hành Khúc. Nước Việt Nam chính thức được thống nhất từ Nam Quan cho đến mũi Cà Mau sau 80 năm bị chia rẽ để trị của người Pháp…
Trong lúc đó, cộng sản đã thống trị toàn cõi Trung Hoa lục địa, họ viện trợ ào ạt và trang bị quân sự cho Việt Cộng có khả năng tham dự những trận chiến cấp Trung Ðoàn, Sư Ðoàn, phối hợp Bộ Binh và Pháo Binh. Trận đánh đầu tiên tại vùng Cao-Bắc-Lạng năm 1950 đã gây tổn thất nặng nề cho quân đội viễn chinh Pháp.
Ngày 11-5-1950 Quốc Hội Pháp chính thức chấp nhận thành lập Quân Ðội
Quốc Gia Việt Nam với quân số 60,000 người. Và kể từ đó Quân Ðội Quốc
Gia Việt Nam (QĐQG-VN) lần lượt hình thành cho đến
tháng 4/1975.
II. Giai đoạn sơ khai của tiến trình hình thành QĐQG Việt Nam
Ngày 1-10-1946, Pháp thành lập lực lượng Vệ Binh Cộng Hòa Nam Kỳ. Đây là lực lượng quân sự đầu tiên của Chính Phủ Nam Kỳ tự trị do Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng (tham chánh ngày 7-5-1946). Ngoài lực lượng này, Pháp cũng tổ chức những lực lượng quân sự phụ thuộc khác như phụ lực quân, hương dũng, hương vệ để tăng cường cho lực lượng Quân Đội Pháp tại miền Nam. Về sau lực lượng này được cải danh thành Vệ Binh Nam Việt khi trở thành Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam. Cũng từ đó, chương trình phát triển lực lượng quân sự địa phương trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp bắt đầu.
Ngày 12-4-1947 Bảo Vệ Quân ra đời tại Huế do Hội đồng chấp chánh
Trung Phần thành lập, Ông Đinh Sơn Thung được chỉ định làm Chỉ Huy
Trưởng, về sau đơn vị này được cải danh thành Việt Binh Đoàn
và do Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lễ từ quân đội Pháp chuyển sang VN chỉ Huy.
– Tháng 7-1948 một lực lượng quân sự địa phương, Bảo Chính Đoàn cũng
được thành lập tại miền Bắc VN… và một trường đào tạo Sĩ quan Việt Nam
cấp Trung Ðội Trưởng được thành lập tại Ðập Ðá, Huế.
(Về sau di chuyển lên Đà Lạt tiếp nhận Trường Võ Bị Liên Quân Đặc Biệt
của Pháp và cải danh thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Cho đến những
năm 1960 trường này cải tổ chương trình đào tạo Sĩ quan Hiện Dịch, thời
gian kéo dài 4 năm và đổi danh xưng là Trường Võ Bị Quốc Gia)
Ðơn vị Nhảy Dù Việt Nam đầu tiên được thành lập vào ngày 1-1-1948 là Ðại
Ðội 1 Nhảy Dù Ðông Dương (1ere Compagnie Indochinoise Parachutiste
CIP). Ðơn vị này được biệt phái cho TÐ1 Biệt Kích Nhảy Dù thuộc địa của
Pháp (Bataillon Colonial Commando Parachutiste BCCP). Nhận thấy khả năng
chiến đấu hữu hiệu của Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương nên sau đó các Ðại
Ðội 3, 5, 7 Nhảy Dù Ðông
Dương được thành lập. Những Ðại Ðội này cũng được biệt phái cho các Tiểu
Ðoàn Nhảy Dù Pháp làm Ðại Ðội thứ Tư trong các đơn vị Nhảy Dù Pháp. Khi
các Tiểu Ðoàn Biệt Kích Nhảy Dù luân chuyển về Pháp thì các ÐÐND Ðông
Dương-Việt Nam được tái biệt phái cho các đơn vị thay thế. Sĩ quan và Hạ
sĩ quan chỉ huy các Ðại Ðội Nhảy Dù Ðông Dương phần lớn là người Pháp
do các Tiểu Ðoàn gốc cung cấp.
Năm 1949, thêm một đơn vị biệt lập, Ðại Ðội 1 Nhảy Dù Phòng Vệ Bắc Việt được thành lập và Ðại Ðội Trưởng là Trung úy Nguyễn Khánh. Một trong những Trung Ðội Trưởng là Trung úy Ðỗ Cao Trí.
– Ngày 13-4-1949, Chính phủ Quốc gia Việt Nam ban hành sắc lệnh 66/SG
chính thức hóa các đơn vị vệ binh tại các địa phương thành Quân Ðội
chính quy và các quân nhân đều được hưởng lương bổng của
Quốc gia, (cao hơn lương của phụ lực quân rất nhiều). Các đơn vị Vệ Binh
được hưởng là Vệ Binh Nam Việt, Việt Binh Đoàn (Trung Việt), Bảo Chính
Đoàn (Bắc Việt) và Vệ Binh Sơn Cước và có cùng danh xưng chung là Vệ
Binh Quốc Gia.
– Ngày 1 tháng 7/1949, Quốc Trưởng Bảo Đại ký dụ số 1/CP và dụ số 2/CP để tổ chức các cơ quan công quyền, quy chế công sở, xác định Việt Nam có 3 phần: Bắc Việt, Trung Việt, Nam Việt. Mỗi phần có ngân sách riêng, do một Thủ Hiến điều hành. Vị Thủ Hiến của mỗi phần cũng là Tổng Chỉ Huy lực lượng quân sự địa phương.
-Ngày 1-10-1949, bốn Tiểu Ðoàn Bộ Binh Việt Nam (BVN= Bataillon
Vietnamien) đầu tiên được thành lập là các Tiểu Đoàn số 1(BVN 1) tại Bạc
Liêu (gốc Cao Đài), BVN2 tại Thái Bình, BVN3 tại Rạch Giá
và BVN4 tại Hưng Yên đánh dấu Quân Đội Quốc Gia VN từ giai đoạn phụ lực và vệ binh sang giai đoạn chính quy.
Thành phần của một BVN gồm có:
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn có 6 Sĩ quan (TĐT, TĐP, SQ Tình Báo, SQ TT, Y Sĩ và một Tuyên úy), một Đại Đội Chỉ Huy và 4 Đại Đội tác chiến, quân số lý thuyết là 829 người gồm 23 Sĩ quan, 110 Hạ sĩ quan và 696 Binh sĩ.
ĐĐ Chỉ Huy có Ban Chi Huy ĐĐ 9 người, Ban Hành Chánh 24 người, Ban Truyền Tin 24 người, Ban Quân Y 9 người, Ban Quân Xa 24 người, Trung Đội Súng nặng 28 người và Trung Đội Công Binh 28 người.
Ngoài các chương trình huấn luyện, đào tạo Sĩ quan chỉ huy trong nước, một số Sĩ quan Việt Nam đầu tiên cũng được gửi theo học tại các quân trường của Pháp. Cuối năm 1949, Quân Đội Quốc Gia VN đã có 45 ngàn quân.
Ngày 11-5-1950 tại Sài Gòn, Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam với lập trường chống cộng sản, và gia tăng quân số lên đến 60 ngàn người, bao gồm một nửa là lực lượng chủ lực chính quy, một nửa là vệ binh. Nhiệm vụ của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam là bình định và đảm trách một phần nhiệm vụ tác chiến thay dần các đơn vị Quân Đội Pháp. Vị Tổng Tham Mưu Trưởng đầu tiên của QĐQG-VN là Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh. Thiếu tướng Hinh gốc là Sĩ quan Không Quân từ quân đội Pháp chuyển sang. Bản doanh Bộ Tổng Tham Mưu tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo thuộc Quận 5 Sài Gòn.
Ngày 12 tháng 6 năm 1950, chương trình quân viện của Chính Phủ Hoa Kỳ được chính thức thông báo chuyển sang cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Cuối năm 1950, Quân Đội Quốc Gia Việt Nam có 65 ngàn chiến binh.
Ngày 23-12-1950, Pháp-Mỹ-Việt ký hiệp định hỗ tương phòng thủ và viện
trợ quân sự; theo đó Mỹ viện trợ cho VN hai tỷ Mỹ kim trong bốn năm, từ
1950 đến 1954 để trang bị cho Quân Đội Quốc Gia Việt
Nam. Cùng ngày, nghị định thành lập hai trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
và Thủ Đức được ban hành, nhằm đào tạo Sĩ quan ngạch trừ bị cho QĐQG-VN.
Khóa Sĩ quan Trừ bị đầu tiên khai giảng cùng một
ngày 9-10-1951 tại Nam Định và Thủ Đức.
Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định chỉ đào tạo được một khóa rồi đóng cửa vĩnh viễn năm 1952. Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức hoạt động tới cuối tháng 4-1975, lúc đó mang tên là Trường Bộ binh, đặt ở Long Thành.
Ngày 1-5-1952 do dụ số 43QP Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt
Nam được thành lập. Đại tá Lê Văn Tỵ được bổ nhiệm làm Tham Mưu Trưởng
với thành phần nhân sự 150 người gồm 36 Pháp (21 Sĩ
quan và 15 HSQ) và 114 Việt Nam có:
– Tổng Tham Mưu Trưởng và văn phòng
– Tham Mưu Trưởng
– 3 vị TMP Nhân Viên, Hành Quân & Huấn Luyện và Tiếp Vận
– 4 Phòng Tham Mưu 1, 2, 3 và 4
– Chỉ Huy Trưởng Viễn Thông
– Nha An Ninh Quân Đội
– Ban Hải Quân
– Ban Không Quân
– Trung Tâm Công Văn Công Điện và
– 4 Nha Nhân Viên, Nha Quân Nhu, Nha Quân Cụ (gồm cả Sở Vật Liệu Truyền Tin) và Nha Quân Y.
Trụ sở tọa lạc tại số 606 Trần Hưng Đạo Sài Gòn cho tới năm 1956 di chuyển đến trại Trần Hưng Đạo (Camp Chanson của Pháp giao lại cho VNCH) kế bên phi trường Tân Sơn Nhất Phú Nhuận.
Tướng Lê Văn Tỵ: Ông Lê Văn Tỵ sinh năm 1903, xuất thân trường Thiếu Sinh Quân Đông Dương rồi phục vụ trong quân đội Pháp tại Việt Nam với chức vụ Tiểu đội trưởng Địa phương quân, cấp Trung sĩ. Ông được cử đi học ngành pháo binh và đào tạo để trở thành một Sĩ quan chỉ huy quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, khi quân đội Việt Nam được hình thành ở cấp phần (Nam Việt, Trung Việt, Bắc Việt), ông Tỵ mang cấp Trung tá và là Sĩ quan Việt Nam có cấp cao nhất tại Nam Việt lúc bấy giờ. Ngày Hưng Quốc Khánh Niệm 6 tháng 6/1951, ông Tỵ là tổng chỉ huy cuộc duyệt binh đầu tiên của các lực lượng Việt Nam tại Sài Gòn, cuộc duyệt binh lịch sử dưới quyền chủ tọa của Quốc Trưởng Bảo Đại. Năm 1952, khi các quân khu được hình thành, ông là vị Sĩ quan Tư lệnh đầu tiên của Đệ Nhất Quân Khu (bao gồm các tỉnh Nam Việt). Lúc bấy giờ ông đã mang cấp Đại tá.
Tháng 11/1954, nhiều sự kiện dồn dập đã mở đầu cho bước đường thăng tiến của vị Đại tá Tư lệnh Đệ Nhất Quân Khu. Trung tướng Nguyễn Văn Hinh (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam) chống đối Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ngày 20 tháng 11, Quốc Trưởng Bảo Đại gửi điện văn gọi Trung tướng Hinh sang Pháp để trình diện Quốc Trưởng và cách chức Tổng Tham Mưu trưởng của Tướng Hinh.
Trong khi đó, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã thăng cấp Thiếu tướng cho
Đại tá Lê Văn Tỵ. Ngày 1 tháng 12/1954, tân Thiếu tướng Lê Văn Tỵ được
đề cử giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia
Việt Nam thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Cũng trong ngày này,
Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ được cử làm Tổng Thanh Tra Quân Đội.
Trong lúc hoạt động quân sự của CS Việt Minh được các cường quốc CS Nga Tàu yểm trợ tối đa làm cho Bộ Tư lệnh viễn chinh Pháp ngày càng bối rối với các trận đánh cấp Trung Đoàn rồi Đại Đoàn (lớn hơn Trung Đoàn và nhỏ hơn Sư Đoàn) và một căn cứ quân sự kiên cố bậc nhất của Pháp được xây dựng trong lòng chảo Điện Biên Phủ với 13,000 quân trú phòng bị thất thủ vào ngày 7-5-1954 dẫn đến hiệp định Geneve ngày 20-7-1954 chia cắt Việt Nam thành hai miền: Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra do cộng sản cai trị. Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa theo thể chế Tự Do.
Cho đến thời điểm này QĐQG-VN có: 168 ngàn quân gồm 81 Tiểu Đoàn
Khinh Quân (mỗi Tiểu Đoàn 737 người), 21 Tiểu Đoàn Vệ Binh, 9 Tiểu Đoàn
Pháo Binh, một Liên Đoàn Nhảy Dù với 5 Tiểu Đoàn tác
chiến, một Trung Đoàn Thiết Giáp, 6 Đại Đội Truyền Tin, 6 Đại Đội Công Binh và 6 Đại Đội Quân Vận.
III. Giai Ðoạn hình thành Binh Chủng Nhảy Dù – Liên Đoàn Nhảy Dù
Song song với việc thành lập các đơn vị Sư Ðoàn Bộ Binh Việt Nam, Quân Đội Pháp cũng thành lập các đơn vị Nhảy Dù Việt Nam. Ngày 15-7-1951, bởi quyết định số 1547/EMIFT/1 (Etat Major Interarmees et des Forces Terrestres) Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương (1er Compagnie Indochinoise Parachutiste –1CIP) và Đại Đội 1 Phòng Vệ Bắc Việt (1 Compagnie de la Garde) được kết hợp thành lập Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam (1er Bataillon de Parachutistes Vietnamiens) đầu tiên tại Chí Hòa Sài Gòn (Nha Hỏa Xa tại cống Bà Xếp Hòa Hưng), phần lớn các cán bộ chỉ huy đều do người Pháp nắm giữ. TĐT đầu tiên là Đại úy Vervelle kế đó là các Đại úy Chapuis, Đại úy Picheri và sau đó mới chuyển qua SQVN là Đại úy Nguyễn Khánh rồi Thiếu tá Albert Lê Quang Triệu, Đại úy Vũ Quang Tài… Việc huấn luyện Nhảy Dù và đơn vị được thực hiện tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù trong căn cứ Tân Sơn Nhất, và một Trung Tâm khác tại phi trường Bạch Mai Hà Nội.
Từ ngày 30-8-1951 đến ngày 9-9-1951 một Đại Đội/TĐ1ND–VN đươc thả xuống cù lao Ré tỉnh Quảng Nam để tham dự cuộc hành quân “Pirate” tấn công một lực lượng CS Việt Minh vừa xâm nhập vào đảo này. Đây là trận thử lửa đầu tiên của TĐ1ND-VN.
Ngày 1-4-1952 Tiểu Ðoàn 4 Nhảy Dù được thành lập tại Ðà Nẵng Nhưng sau vì thiệt hại nặng trong một cuộc chạm súng với một Trung Ðoàn Cộng quân tại Seno Lào nên giải tán.
Vào ngày 1-9-1952 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù được thành lập tại Trường Bưởi
Hà Nội (Quân số lấy từ các quân nhân Việt và Pháp thuộc Tiểu Đoàn 10
Nhảy Dù Thuộc Địa (TĐ10ND thuộc địa bị thiệt hại nặng
trong trận đánh với CSBV tại Ba Vì, Bắc Việt). Quân số đầu tiên của đơn
vị gồm 446 Pháp và 408 người Việt do một Sĩ quan Pháp (Đại úy Monteil)
làm Tiểu Đoàn Trưởng. Việc huấn luyện Nhảy Dù và đơn vị được thực hiện
tại trường Nhảy Dù cạnh phi trường Bạch Mai Hà Nội.
Một lính dù VN mặc bộ quân phục “Windproof”, mũ trận M1 với quai đeo bằng vải được
biến cải phù hợp với vóc dáng
Ngày 1-9-1953 Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù được thành lập tại Trường Bưởi, Hà Nội từ những cán bộ Việt Nam thuộc Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù Thuộc Địa.
Ngày 20-11-1953 TĐ5ND-VN cùng với trên 4,000 lính Nhảy Dù khác nhảy
xuống căn cứ Điện Biên Phủ trong một cuộc hành quân Nhảy Dù lớn nhất từ
sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ngày 13-3-1954 TĐ5ND-VN lại
nhảy xuống Điện Biên Phủ một lần nữa trong nỗ lực tăng viện giải vây cho
căn cứ này. Khi ĐBP thất thủ, TĐ5ND hoàn toàn tan rã và được tái thành
lập vào tháng 8/1954.
Ngày 1-9-1953 Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù được thành lập tại Hải Phòng. Vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là Capitaine Lehmann. Hầu hết Sĩ quan, Hạ sĩ quan chỉ huy đơn vị Nhảy Dù Pháp thuyên chuyển tới. Ngày 1 tháng 3 năm 1955, Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù bị giải tán để lấy quân số bổ sung cho các đơn vị khác khi thành lập Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam.
Ðến ngày 1-5-1954 thêm TĐ6ND được thành lập tại Tân Sơn Nhì Gia Định với thành phần Sĩ quan và Hạ sĩ quan hoàn toàn Việt Nam được lựa chọn hầu hết là quân số của TÐ19 Khinh Quân tại Cà Mau (đa số là người Khmer Krộm.) Thiếu tá Đỗ Cao Trí là vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên. Khi Thiếu tá Trí lên làm Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù ngày 29-9-1954 thì Đại úy Thạch Con Tiểu Đoàn Phó được chỉ định thay thế.
Một đơn vị Nhảy Dù Việt Nam dàn chào Quốc Trưởng Bảo Đại tại
Trường Võ Bị Việt Nam năm 1954
Ngày 29-9-1954 Pháp chính thức bàn giao Quân Đội lại cho Việt Nam tại sân cờ Liên Đoàn 3 Nhảy Dù GAP 3 (Groupement Aéroporté Parachutiste No.3) Nha Trang trong chương trình trao trả độc lập cho Việt Nam. Liên Ðoàn Nhảy Dù Việt Nam được thành lập từ đó gồm 4 Tiểu Ðoàn 1, 3, 5 & 6 (giải tán TĐ7ND để lấy quân số bổ sung cho các Tiểu Đoàn, BCH Liên Đoàn và các đơn vị yểm trợ)
Liên Đoàn Nhảy Dù có 4,000 người gồm Bộ Chỉ Huy, Đại Đội Chỉ Huy.
Liên Đoàn, các Tiểu Đoàn 1, 3, 5, 6 Nhảy Dù, và Tiểu Đoàn Trợ Chiến (gồm các đơn vị Đại Đội Quân Y, Đại Đội Công Binh, Đại Đội Súng Cối, Đại Đội Kỹ Thuật, Phân Đội Truyền Tin và Trung Đội Tiếp Tế Thả Dù.
Mỗi Tiểu Đoàn Nhảy Dù có một Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, một Đại Đội Trợ Chiến và 3 (sau này là 4) đại đội tác chiến, tổng số lên tới 1,000 người. Các cấp chỉ huy đầu tiên của Liên Đoàn Nhảy Dù gồm có:
– Chỉ Huy Trưởng: Thiếu tá Đỗ Cao Trí
– Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Vũ Quang Tài
– Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Phan Trọng Chinh
– Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung úy Nguyễn Văn Viên
– Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Thạch Con
– Tiểu Đoàn Trợ Chiến Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Đại úy Trịnh Xuân Nghiêm.
Các đơn vị yểm trợ:
– Ðại Ðội Quân Y, Đại Đội Trưởng là Đại úy Bác sĩ Ngô Thiên Khai.
– Đại Đội Công Binh Nhảy Dù, Đại Đội Trưởng là Thiếu úy Hoàng Công Chức.
– Đại Đội Súng Cối Nhảy Dù, Đại Đội Trưởng là Thiếu úy Huỳnh Long Phi.
– Phân Đội Truyền Tin Nhảy Dù, Phân Đội Trưởng là Trung úy Nguyễn Văn Viên (khác với Trung úy Viên TĐT/TĐ5ND).
– Ðại Ðội Kỹ Thuật, Đại Đội Trưởng là Trung úy Nguyễn Khoa Nam.
Ngày 25-3-1955 Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Nhảy Dù và 2 Tiểu Đoàn 3 & 5ND được di chuyển vào Sài Gòn và BCH đóng tại Trại Quân Cụ cạnh chợ Trần Quốc Toản.
Ngày 4-6-1955 toàn bộ Liên Đoàn đều di chuyển vào Sài Gòn để hoàn chỉnh
và thống nhất chỉ huy dưới quyền của các Sĩ quan Việt Nam.
Ngày 1-5-1955 Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù được thành lập tại Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhất, Tây-Bắc ngoại ô Sài Gòn, rập [khuôn] theo trường Nhảy Dù Fort Benning của Mỹ, được thành lập cùng năm, dùng tài sản của trường Pháp trước kia và cùng tọa lạc với Liên Đoàn Nhảy Dù, Chuẩn úy Trần Văn Vinh là Chỉ Huy Trưởng đầu tiên.
Ngày 1-9-1956, Trung tá Nguyễn Chánh Thi thay thế Đại tá Đỗ Cao Trí
trong chức vụ Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù. Đại tá Đỗ Cao Trí được
đề bạt đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Đệ Tam Quân Khu (gồm
các tỉnh Kontum, Pleiku, Phú Yên, Bình Định)
Ngày 26-10-1959, Theo đà phát triển quân đội, Liên Đoàn Nhảy Dù được cải danh thành Lữ Đoàn Nhảy Dù và vẫn dưới quyền chỉ huy của Đại tá Nguyễn Chánh Thi.
Ngày 12-11-1960 Trung tá Cao Văn Viên đang là Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống, được đề cử giữ chức Tư lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù và sau đó được thăng cấp Đại tá thay thế Đại tá Nguyễn Chánh Thi tham gia đảo chánh TT Ngô Đình Diệm bất thành và lưu vong sang Kampuchea.
Các Sĩ quan thuộc Liên Đoàn Nhảy Dù năm 1955
IV. Giai đoạn phát triển 1961 – 1967
Ngày 1-12-1959 Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù được thành lập tại Sài Gòn với Tiểu Ðoàn Trưởng là Đại úy Trương Quang Ân.
Đầu năm 1961 Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù được tái thành lập tại Biên Hòa, Tiểu Ðoàn Trưởng là Đại úy Ngô Xuân Nghị.
Năm 1962, Lữ Ðoàn Nhảy Dù tổ chức thành 2 Chiến Ðoàn để đáp ứng nhu
cầu gia tăng của chiến trường: Chiến Ðoàn 1 gồm 3 Tiểu Ðoàn 1,3 &
8ND do Thiếu tá Dư Quốc Ðống làm Chiến Đoàn Trưởng, bản
doanh đóng tại căn cứ Hoàng Hoa Thám và Chiến Ðoàn 2 Nhảy Dù gồm 3 Tiểu
Ðoàn 5, 6 & 7ND, do Thiếu tá Ðỗ Kế Giai làm Chiến Đoàn Trưởng, bản
doanh đóng tại Tam Hiệp Biên Hòa.
Ðầu tháng 4/1964 sau chiến thắng Hồng Ngự trong khu vực phía Tây Ðồng
Tháp Mười, Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh LĐND được đặc cách thăng Thiếu
tướng tại mặt trận và sau đó được đề cử giữ chức vụ
Tham Mưu Trưởng Liên Quân tại Bộ TTM và Trung tá Dư Quốc Đống được đặc
cách thăng cấp Đại tá thay thế chức vụ Tư lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù.
Ngày 1-9-1965, TÐ2ND được thành lập tại Sài Gòn. Tiểu Ðoàn Trưởng là Thiếu tá Lê Quang Lưỡng. Vào ngày 1-10-1965 TÐ9ND cũng được thành lập tại Sài Gòn với Thiếu tá Lê Văn Huệ làm Tiểu Ðoàn Trưởng.
Và để đáp ứng nhu cầu phát triến của LÐND, một Tiểu Ðoàn Pháo Binh
105ly cơ hữu cũng được thành lập trong năm 1965 và đơn vị Quân Y Nhảy Dù
cũng được nâng cấp thành Tiểu Ðoàn QYND trong thời
gian này để cung cấp dịch vụ y tế trị liệu và tản thương kịp thời cho đơn vị.
Ngày 19-6-1967, TÐ11ND được thành lập tại đồi Tăng Nhơn Phú Thủ Ðức
do Thiếu tá Nguyễn Viết Cần làm Tiểu Ðoàn Trưởng. Để thích ứng với hệ
thống chỉ huy “tam tam chế”, thêm Chiến Đoàn 3ND được
thành lập vào ngày 1-7-1967 do Trung tá Nguyễn Khoa Nam làm Chiến Đoàn Trưởng.
Ngày 1-12-1965 Lữ Đoàn Nhảy Dù được Bộ Tổng Tham Mưu cải danh thành Sư Đoàn Nhảy Dù vẫn do Thiếu tướng Dư Quốc Đống làm Tư lệnh và ngày 1-4-1968 các Chiến Đoàn Nhảy Dù được cải danh thành Lữ Ðoàn: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù do Trung tá Hồ Trung Hậu làm Lữ Đoàn Trưởng, Lữ Đoàn 2ND do Trung tá Đào Văn Hùng làm Lữ Đoàn Trưởng, và Lữ Đoàn 3ND do Trung tá Nguyễn Khoa Nam làm Lữ Đoàn Trưởng.
Theo sự gia tăng nhu cầu ngày càng nhiều của chiến trường và để yểm trợ hỏa lực hữu hiệu cho ba LĐND, trong khi chờ đợi sự yểm trợ của các đơn vị pháo binh diện địa, BCH/PB/SĐND & TĐ2PBND được thành lập ngày 1-12-68, sang năm 1969, TĐ3PBND được thành lập. Trong thời gian này 3 Đại Đội Trinh Sát Nhảy Dù thống thuộc 3 Lữ Đoàn Nhảy Dù cũng được thành lập.
Ðến đầu năm 1969, SÐND có 3 Lữ Ðoàn ND gồm cả thảy 9 Tiểu Ðoàn Nhảy Dù tác chiến, 3 Đại Đội Trinh Sát và 3 Tiểu Ðoàn Pháo Binh Nhảy Dù.
Năm 1970, các đơn vị Công Binh và Truyền Tin thuộc SĐND cũng được nâng cấp thành TĐTT/SĐND và TĐCB/SĐND.
Ngày 11-11-1972 sau mùa Hè đỏ lửa, Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng chính thức đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh SÐND thay thế Trung tướng Dư Quốc Ðống.
Ðầu năm 1974, để đối đầu với sự gia tăng xâm nhập vào miền Nam của
CSBV, Bộ TTM/QLVNCH chấp thuận cho SÐND thành lập thêm Lữ Ðoàn 4 Nhảy Dù
do Trung tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Ðoàn Trưởng, và 6 Tiểu
Ðoàn 12, 14, 15, 16, 17, 18 Nhảy Dù, ÐÐ4TSND, và TÐ4PBND. Trong thời
gian cuối cùng của VNCH năm 1975, LĐ4ND trách nhiệm bảo vệ quanh vòng
đai Đô Thành Sài Gòn.
SĐND là một Sư Đoàn thiện chiến của QLVNCH, được sự kính nể của các Quân Lực Đồng Minh và ngay cả đối phương của chúng ta.
Tài liệu Tham khảo:
– Quân Sử Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Quyển IV do khối Quân Sử Phòng 5/BTTM phổ biến ngày 6-8-1972.
– Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Nguyễn Đức Phương, Làng Văn xuất bản tại Toronto Ontario, Canada năm 2001.
–
Những Sự Thật Chiến Tranh VN 1954 – 1975 của Trung tướng Nguyễn Văn
Toàn, Đại tá Lê Bá Khiếu và Tiến sĩ Nguyễn Văn – Tác giả xuất bản và giữ
bản quyền.
– Lịch Sử hình thành QLVNCH của Trần Hội và Trần Đỗ Cẩm trên trang nhà History Of The VietNam War 1945 – 1975.
– Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu trong SĐND.
– Những hình ảnh trong quyển sách hầu hết truy cập từ Internet.
– Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh.
Ngày 15-5-1970: Trung tướng Đỗ Cao Trí thăm viếng trại tỵ nạn Việt Kiều Kampuchea hồi hương – hình ảnh © Bettmann/CORBIS
Trong buổi lễ xuất quân đánh sang Campuchia trong tháng 1 năm 1971, Tướng Trí tuyên bố là Ông sẽ sống và chết với ba quân trên chiến trường và Ông đã giữ đúng lời hứa. Ông đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Quân Đội và Tổ Quốc.
Các Sĩ quan Thiếu tá Nhảy Dù trong ngày Quốc Khánh 1967:
Nguyễn Văn Be, Nguyễn Phẩm Bường, Phạm Ngọc Lân, Nguyễn Văn Tư và Hoàng Cơ Lân
TĐ5ND-VN chuẩn bị nhảy xuống trận địa Điện Biên Phủ 1954
http://nhayduwdc.org/ls/qsnd/2015/ndwdc_ls_qsnd_2015_bcnd20nChiensu_A_tochuc_2015APR23.htm#C01
https://dongsongcu.wordpress.com/2016/09/09/luoc-su-hinh-thanh-binh-chung-nhay-du-viet-nam/
Sinh tồn chuyển