Cõi Người Ta
Làm sao để trở thành"công công"??
Có một phim Đại Hàn... "Bí mật Nội phủ> mô tả ..hoạn quan thời phong kiến...diễn biến chọn lựa hoặc "cắt" bộ phận sinh dục Nam..
Song Phương chuyển
Những câu chuyện đằng sau tấm màn hậu cung được hé mở phần nào qua cuộc sống của hoạn quan.
Từ xưa, những câu chuyện về hậu cung Trung Hoa chưa bao giờ có hồi
kết, đặc biệt là những câu chuyện về cuộc sống đế vương của những ông
hoàng, bà hoàng thời kỳ này. Tuy nhiên, ít ai để ý tới những câu chuyện
về thái giám, những hoạn quan – những người góp phần không nhỏ trong
việc xây dựng lịch sử các triều đại.
Hầu hết ở bất cứ triều đại nào đều có sự xuất hiện của hoạn quan,
những người chăm lo đời sống hậu cung, tương tự như những quản gia thời
kỳ hiện đại. Chính vì thế, cuộc sống của những tên thái giám cũng chính
là 1 phần của những câu chuyện thâm cung bí sử Trung Hoa.
Những “thủ thuật” rợn người để biến thành thái giám
Hình ảnh “phẫu thuật” được tái hiện tại Quần thể lăng mộ hoạn quan.
Theo những sử sách ghi chép lại, lịch sử ra đời hoạn quan do 3 nguyên
nhân mà thành. Hoạn quan có thể là những tội phạm hay tù binh bị bắt và
nhận án cắt bỏ dương vật. Thứ 2 có thể là những người ở tầng lớp thứ
yếu, được các địa phương cống nạp làm việc cho cung đình. Thứ 3 là những
người tự xin cắt bỏ dương vật để vào làm việc với hi vọng ăn bổng lộc
cung đình.
Một số tài liệu khác lại chia làm 2 nguyên nhân rằng: một là cha mẹ
ép buộc, mong nhận được tiền bán con vào cung hoặc muốn thu xếp cho
chúng một cuộc sống no đủ trong cung. Hai là sự nghèo đói và lười biếng
khiến nhiều người nảy sinh ý nghĩ: Nếu trở thành hoạn quan thì sẽ có
chức tước bổng lộc, không phải lao động vất vả mà vẫn sống no đủ tới
già.
Được biết, để trở thành hoạn quan có 4 phương pháp như: Cắt toàn bộ
âm kinh và dịch hoàn; Chỉ cắt bỏ dịch hoàn; cắt bỏ ống dẫn tinh, đè cho
vỡ nát dịch hoàn.
G.Stant, nhà bác học Anh nổi tiếng chuyên nghiên cứu về cuộc sống của
các hoạn quan Trung Hoa vào những năm 1870-1880 đã miêu tả công việc
biến một người bình thường thành hoạn quan trong giai đoạn cuối thời Mãn
Thanh như sau:” Mỗi cuộc phẫu thuật thiến hoạn cho những người đàn ông
và những cậu bé có giá 6 nén bạc. “Khách hàng nằm trên chiếc ghế băng,
chân và bụng được trói chặt vào ghế.
Trước khi phẫu thuật, anh ta được cho uống một thứ thuốc tê chế từ
các loại cây cỏ. Bộ phận sinh dục thì được chà xát bằng nước ngâm ớt.
Thày lang dùng tay trái nắm lấy của quý của anh ta, xoắn ngược và hỏi
đương sự (hoặc cha mẹ đương sự nếu người được thiến còn quá nhỏ) lần
cuối cùng. Nhận được câu trả lời chắc chắn đồng ý, thày lang chỉ bằng
một nhát dao cắt phăng “của quý” của đương sự. Vậy là xong”.
“Mọi chuyện còn lại đều trông chờ vào… ông trời. Nếu 3 ngày sau khi
cắt, các chức năng của cơ thể không bị phá vỡ thì coi như cuộc phẫu
thuật đã thành công. Nếu không may, người vừa bị thiến có thể chết vì
nhiễm trùng. Còn muốn hoàn toàn bình phục thì phải đợi đến 4 tháng sau.
Đó cũng là khi anh ta có thể được tuyển vào trong cung”.
Mỗi hoạn quan phải xem “của quý” như báu vật <không phải chỉ có hoạn quan...;chúng ta cũng..xem là "báu vật"....chớ.. bộ >
“Của quý” được hoạn quan xem như báu vật. Ảnh minh họa
Đối với mỗi hoan quan, “của quý” bị cắt đi được xem như báu vật. Sau
khi hoàn thành phẫu thuật thiến hoạn, dương vật được người phẫu thuật
lưu giữ lại và xử lý bằng các phương thức để đảm bảo sự an toàn. Thông
thường họ sẽ xử lý bằng cách tẩm vôi bột để hút hết máu để cho khỏi thối
và cho khô ráo.
Sau đó, họ dùng vải hay giấy bản lau sạch rồi đem đặt vào trong một
chiếc bình có hương liệu và niêm phong lại. Để cho “của quý” bị cắt rời
có thể để được lâu, những người xử lý hậu kỳ này dùng những hương liệu
rất đặc biệt.
Sau khi xử lý cẩn thận, “của quý” được bán lại cho chủ nhân của nó.
Hầu hết hoạn quan giữ gìn bộ phận bị cắt rời của mình rất cẩn thận bởi
khá nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, mỗi khi được thăng quan tiến chức, họ
phải trình chiếc bình đó cho một ban kiểm tra cấp cao của triều đình.
Một nguyên nhân nữa là bởi khi chết những quan thái giám muốn được
toàn thây để khi đầu thai vào kiếp khác, nếu trở thành đàn ông họ cũng
sẽ vẫn được nguyên vẹn. Ngoài ra, theo truyền thống của người Trung
Quốc, việc cắt đi một phần thân thể do cha mẹ sinh ra sẽ mang tội bất
hiếu. Chính vì thế, khi chết đi họ không muốn mình bị thiếu bất kỳ bộ
phận nào.Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Làm sao để trở thành"công công"??
Có một phim Đại Hàn... "Bí mật Nội phủ> mô tả ..hoạn quan thời phong kiến...diễn biến chọn lựa hoặc "cắt" bộ phận sinh dục Nam..
Những câu chuyện đằng sau tấm màn hậu cung được hé mở phần nào qua cuộc sống của hoạn quan.
Từ xưa, những câu chuyện về hậu cung Trung Hoa chưa bao giờ có hồi
kết, đặc biệt là những câu chuyện về cuộc sống đế vương của những ông
hoàng, bà hoàng thời kỳ này. Tuy nhiên, ít ai để ý tới những câu chuyện
về thái giám, những hoạn quan – những người góp phần không nhỏ trong
việc xây dựng lịch sử các triều đại.
Hầu hết ở bất cứ triều đại nào đều có sự xuất hiện của hoạn quan,
những người chăm lo đời sống hậu cung, tương tự như những quản gia thời
kỳ hiện đại. Chính vì thế, cuộc sống của những tên thái giám cũng chính
là 1 phần của những câu chuyện thâm cung bí sử Trung Hoa.
Những “thủ thuật” rợn người để biến thành thái giám
Hình ảnh “phẫu thuật” được tái hiện tại Quần thể lăng mộ hoạn quan.
Theo những sử sách ghi chép lại, lịch sử ra đời hoạn quan do 3 nguyên
nhân mà thành. Hoạn quan có thể là những tội phạm hay tù binh bị bắt và
nhận án cắt bỏ dương vật. Thứ 2 có thể là những người ở tầng lớp thứ
yếu, được các địa phương cống nạp làm việc cho cung đình. Thứ 3 là những
người tự xin cắt bỏ dương vật để vào làm việc với hi vọng ăn bổng lộc
cung đình.
Một số tài liệu khác lại chia làm 2 nguyên nhân rằng: một là cha mẹ
ép buộc, mong nhận được tiền bán con vào cung hoặc muốn thu xếp cho
chúng một cuộc sống no đủ trong cung. Hai là sự nghèo đói và lười biếng
khiến nhiều người nảy sinh ý nghĩ: Nếu trở thành hoạn quan thì sẽ có
chức tước bổng lộc, không phải lao động vất vả mà vẫn sống no đủ tới
già.
Được biết, để trở thành hoạn quan có 4 phương pháp như: Cắt toàn bộ
âm kinh và dịch hoàn; Chỉ cắt bỏ dịch hoàn; cắt bỏ ống dẫn tinh, đè cho
vỡ nát dịch hoàn.
G.Stant, nhà bác học Anh nổi tiếng chuyên nghiên cứu về cuộc sống của
các hoạn quan Trung Hoa vào những năm 1870-1880 đã miêu tả công việc
biến một người bình thường thành hoạn quan trong giai đoạn cuối thời Mãn
Thanh như sau:” Mỗi cuộc phẫu thuật thiến hoạn cho những người đàn ông
và những cậu bé có giá 6 nén bạc. “Khách hàng nằm trên chiếc ghế băng,
chân và bụng được trói chặt vào ghế.
Trước khi phẫu thuật, anh ta được cho uống một thứ thuốc tê chế từ
các loại cây cỏ. Bộ phận sinh dục thì được chà xát bằng nước ngâm ớt.
Thày lang dùng tay trái nắm lấy của quý của anh ta, xoắn ngược và hỏi
đương sự (hoặc cha mẹ đương sự nếu người được thiến còn quá nhỏ) lần
cuối cùng. Nhận được câu trả lời chắc chắn đồng ý, thày lang chỉ bằng
một nhát dao cắt phăng “của quý” của đương sự. Vậy là xong”.
“Mọi chuyện còn lại đều trông chờ vào… ông trời. Nếu 3 ngày sau khi
cắt, các chức năng của cơ thể không bị phá vỡ thì coi như cuộc phẫu
thuật đã thành công. Nếu không may, người vừa bị thiến có thể chết vì
nhiễm trùng. Còn muốn hoàn toàn bình phục thì phải đợi đến 4 tháng sau.
Đó cũng là khi anh ta có thể được tuyển vào trong cung”.
Mỗi hoạn quan phải xem “của quý” như báu vật <không phải chỉ có hoạn quan...;chúng ta cũng..xem là "báu vật"....chớ.. bộ >
“Của quý” được hoạn quan xem như báu vật. Ảnh minh họa
Đối với mỗi hoan quan, “của quý” bị cắt đi được xem như báu vật. Sau
khi hoàn thành phẫu thuật thiến hoạn, dương vật được người phẫu thuật
lưu giữ lại và xử lý bằng các phương thức để đảm bảo sự an toàn. Thông
thường họ sẽ xử lý bằng cách tẩm vôi bột để hút hết máu để cho khỏi thối
và cho khô ráo.
Sau đó, họ dùng vải hay giấy bản lau sạch rồi đem đặt vào trong một
chiếc bình có hương liệu và niêm phong lại. Để cho “của quý” bị cắt rời
có thể để được lâu, những người xử lý hậu kỳ này dùng những hương liệu
rất đặc biệt.
Sau khi xử lý cẩn thận, “của quý” được bán lại cho chủ nhân của nó.
Hầu hết hoạn quan giữ gìn bộ phận bị cắt rời của mình rất cẩn thận bởi
khá nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, mỗi khi được thăng quan tiến chức, họ
phải trình chiếc bình đó cho một ban kiểm tra cấp cao của triều đình.
Một nguyên nhân nữa là bởi khi chết những quan thái giám muốn được
toàn thây để khi đầu thai vào kiếp khác, nếu trở thành đàn ông họ cũng
sẽ vẫn được nguyên vẹn. Ngoài ra, theo truyền thống của người Trung
Quốc, việc cắt đi một phần thân thể do cha mẹ sinh ra sẽ mang tội bất
hiếu. Chính vì thế, khi chết đi họ không muốn mình bị thiếu bất kỳ bộ
phận nào.Song Phương chuyển