Cõi Người Ta
Little Saigon Hôm Qua và Hôm Nay
Năm nay Thành phố Westminster, California đánh dấu 25 năm thành lập khu Little Saigon, còn có tên gọi là Sàigòn Nhỏ, và được xem là thủ đô của người Việt Hải Ngoại.
Mặc dù làn sóng người việt tỵ nạn đầu tiên đã định cư trong khu vực này từ năm 1975 nhưng Little Saigon được chính thức khánh thành năm 1988, nên tính ra chỉ vỏn vẹn 25 tuổi thôi.
Tuy khu vực Little Saigon bao gồm hai thành phố có đông người Việt sinh sống nhất là Westminster và Garden Grove nhưng sau này dân số người Việt còn tràn sang các thành phố lân cận như Santa Ana, Fountain Valley, Anaheim, và Stanton. Thành phần người Việt định cư và lập nghiệp đầu tiên ở Little Saigon là những người tỵ nạn đến từ trại Camp Pendleton vào năm 1975 cách Quận Cam 50 dặm về hướng Nam.
Sở dĩ Quận Cam có tên này là vì trước đó nơi đây là vùng đất có các nông trại trồng cam rất lớn. Vào năm 1978 thì một vài cửa tiệm của người Việt bắt đầu mọc rải rác trên Đại lộ Bolsa. Đến năm 1981 thì số thương nghiệp đã gia tăng tới 350 khiến cư dân trong vùng lo ngại khi càng ngày càng đông người Việt xuất hiện và lấn vào vùng của họ nên hơn một trăm người đã nộp thỉnh nguyện thư yêu cầu hội đồng thành phố Westminster ngưng cấp giấy phép kinh doanh cho người Việt. Lý do được viện là bảng hiệu bằng chữ Việt hiện lên khắp nơi mà người Mỹ lại không đọc được. Từ đó chính quyền thành phố mới ban quy định rằng tất cả các bảng hiệu kinh doanh phải có cả tiếng Anh để cho biết đó là loại cơ sở gì hoặc cung cấp dịch vụ gì. Lúc đó còn có sự cạnh tranh từ cộng đồng người Việt sống tại các thành phố thuộc Quận Los Angeles cũng muốn thành lập một khu Little Saigon tại đó.
Thời đó Westminster còn là một thành phố nghèo nên hội đồng thành phố ý thức được lợi ích kinh tế từ các tiểu thương nghiệp của người tỵ nạn nên vẫn khuyến khích phát triển, tuy nhiên đôi lúc chính quyền địa phương và cộng đồng cũng có những điểm xung đột. Ví dụ như hội đồng thành phố đã nêu lên vấn đề các cơ sở thương mại Việt Nam không thu và đóng đủ thuế mua hàng (sales tax) vì người Việt thường hay trả tiền mặt. Hơn nữa nhiều người Mỹ không hiểu được tại sao trong một thời gian ngắn mà người Việt tỵ nạn có thể phát triển thương mại lớn mạnh khiến họ vừa kinh ngạc vừa cảm thấy bị đe dọa. Lúc đó còn có lời đồn là người Việt đã nhận được trợ cấp chính phủ từ $10,000-$15,000 nên mới có vốn kinh doanh.
Với dân số người Việt mỗi ngày tập trung đông đảo về địa phương này để an cư lập nghiệp nên mãi đến 1986 cộng đồng mới bắt đầu vận động thị trưởng và hội đồng thành phố để xin được công nhận là một đặc khu thương mại và văn hóa của người Việt. Một ủy ban mang tên Ủy Ban Phát Triển Little Saigon gồm các doanh nhân trong cộng đồng được thành lập để đạt mục đích này. Thoạt đầu cộng đồng vẫn chưa nhất trí về tên đặt cho khu vực này, nhiều cái tên được đề cập như Little Saigon, Vietnam Town và Asiatown.
Nhiều người cho rằng tên Asiantown là ý của ông Frank Jao (Triệu Phát), người có công phát triển và xây nhiều dự án trong Little Saigon, vì ông muốn thu hút nhiều sắc dân chứ không chỉ là khu sinh hoạt riêng cho người Việt. Quá trình cộng đồng người Việt tại đây xin công nhận Little Saigon không kém phần vất vả, vì không những phải vận động các viên chức địa phương mà còn luôn cả các dân biểu và thượng nghị sỹ quốc hội tiểu bang. Kết cuộc là để tưởng nhớ và phục hồi thủ đô miền Nam Việt Nam đã bị mất tên nên Little Saigon cũng được chọn.
Vào ngày 10 tháng 2, 1988 Cơ Quan Tái Phát Triển Westminster đồng lòng thông qua nghị quyết công nhận khu vực Little Saigon và ngày 17 tháng 6, 1988 Thống Đốc George Deukmejian đã đến làm lễ khánh thành tại thương xá Phước Lộc Thọ.
Điều đáng nói là năm 1975 chính sách định cư của Hoà Kỳ chủ trương phân tán người Việt tỵ nạn khắp nơi trên nước Mỹ để tránh việc tập trung đông đảo và thành lập các tiểu khu sắc tộc (ethnic enclave). Thoạt đầu là vậy nhưng trong những năm sau đó người Việt khắp nơi lần lượt đổ xô về vùng nắng ấm California để sinh sống và đã biến nơi đây thành một khu sinh hoạt phồn thịnh của người Việt.
Little Saigon là biểu tượng văn hóa của cộng đồng người Việt Hải Ngoại với trên 3,500 thương nghiệp, văn phòng cơ sở cung cấp đủ loại dịch vụ từ bảo hiểm đến du lịch, nhà hàng, cà phê, chợ búa, và còn là trung tâm của các ngành truyền thông báo chí, truyền thanh, truyền hình, và sinh hoạt văn nghệ ca nhạc. Hơn một thập niên trước đây một số nhà kinh tế học đã tiên đoán Little Saigon sẽ dần suy tàn như khu phố Tàu (Chinatown) và phố Nhật (Little Tokyo) nhưng trái hẳn cộng đồng người Việt đã biến nơi này thành một địa phương sầm uất cũng như một địa danh thu hút khách thập phương. Theo phân tích của nhiều người thì sở dĩ nơi này phát triển thành khu thương mại là vì người Việt tỵ nạn khi đến Mỹ không có nhiều vốn liếng tiếng Anh nên khó có thể tiếp tục làm trong các ngành nghề đã làm trước đó ở Việt Nam, vì thế phải mở tiệm buôn bán và kinh doanh cho người Việt.
Một đặc điểm nữa của Little Saigon là nơi đây còn là một thành trì chống cộng mãnh liệt như được thể hiện qua vụ biểu tình Trần Trường hồi đầu năm 1999. Tiếp theo là Chiến dịch Cờ Vàng Năm 2003 với kết quả là hai thành phố Westminster và Garden Grove đều công nhận cờ vàng của Việt Nam Cộng Hòa là cờ chính thức đại diện cho cộng đồng người Việt ở địa phương này. Tiếp theo hai thành phố này còn ra nghị quyết không chính thức tiếp đón phái đoàn Việt Cộng trong thành phố; sau này Santa Ana và Fountain Valley cũng có nghị quyết tương tự. Cũng trong năm 2003 cộng đồng người Việt tỵ nạn đã quyên góp trên $1 triệu để thành lập Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ và nơi này cũng là nơi duy nhất trên nước Mỹ mà lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay quanh năm 24/24. Từ đó người Mỹ gốc Việt dựa vào số đông, đã biết vận dụng thế lực chính trị và nhiều người đã tham gia chính trường và tranh cử vào các chức vụ dân cử địa phương nhiều hơn.
Ngày nay nhiều khu Little Saigon khác đã mọc lên trên khắp nước Mỹ như ở San Jose, Houston, Atlanta, Denver, New Orleans, Thành phố Oklahoma, Orlando, Seattle, Biloxi, và còn nhiều nơi nữa cũng muốn bắt chước thành lập Little Saigon nhưng khu Little Saigon lớn nhất, lâu đời và nổi tiếng nhất vẫn là ở Westminster, California.
Diễm Quyên
http://tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-176_4-670/little-saigon-hom-qua-va-hom-nay.html
Bàn ra tán vào (0)
Little Saigon Hôm Qua và Hôm Nay
Năm nay Thành phố Westminster, California đánh dấu 25 năm thành lập khu Little Saigon, còn có tên gọi là Sàigòn Nhỏ, và được xem là thủ đô của người Việt Hải Ngoại.
Mặc dù làn sóng người việt tỵ nạn đầu tiên đã định cư trong khu vực này từ năm 1975 nhưng Little Saigon được chính thức khánh thành năm 1988, nên tính ra chỉ vỏn vẹn 25 tuổi thôi.
Tuy khu vực Little Saigon bao gồm hai thành phố có đông người Việt sinh sống nhất là Westminster và Garden Grove nhưng sau này dân số người Việt còn tràn sang các thành phố lân cận như Santa Ana, Fountain Valley, Anaheim, và Stanton. Thành phần người Việt định cư và lập nghiệp đầu tiên ở Little Saigon là những người tỵ nạn đến từ trại Camp Pendleton vào năm 1975 cách Quận Cam 50 dặm về hướng Nam.
Sở dĩ Quận Cam có tên này là vì trước đó nơi đây là vùng đất có các nông trại trồng cam rất lớn. Vào năm 1978 thì một vài cửa tiệm của người Việt bắt đầu mọc rải rác trên Đại lộ Bolsa. Đến năm 1981 thì số thương nghiệp đã gia tăng tới 350 khiến cư dân trong vùng lo ngại khi càng ngày càng đông người Việt xuất hiện và lấn vào vùng của họ nên hơn một trăm người đã nộp thỉnh nguyện thư yêu cầu hội đồng thành phố Westminster ngưng cấp giấy phép kinh doanh cho người Việt. Lý do được viện là bảng hiệu bằng chữ Việt hiện lên khắp nơi mà người Mỹ lại không đọc được. Từ đó chính quyền thành phố mới ban quy định rằng tất cả các bảng hiệu kinh doanh phải có cả tiếng Anh để cho biết đó là loại cơ sở gì hoặc cung cấp dịch vụ gì. Lúc đó còn có sự cạnh tranh từ cộng đồng người Việt sống tại các thành phố thuộc Quận Los Angeles cũng muốn thành lập một khu Little Saigon tại đó.
Thời đó Westminster còn là một thành phố nghèo nên hội đồng thành phố ý thức được lợi ích kinh tế từ các tiểu thương nghiệp của người tỵ nạn nên vẫn khuyến khích phát triển, tuy nhiên đôi lúc chính quyền địa phương và cộng đồng cũng có những điểm xung đột. Ví dụ như hội đồng thành phố đã nêu lên vấn đề các cơ sở thương mại Việt Nam không thu và đóng đủ thuế mua hàng (sales tax) vì người Việt thường hay trả tiền mặt. Hơn nữa nhiều người Mỹ không hiểu được tại sao trong một thời gian ngắn mà người Việt tỵ nạn có thể phát triển thương mại lớn mạnh khiến họ vừa kinh ngạc vừa cảm thấy bị đe dọa. Lúc đó còn có lời đồn là người Việt đã nhận được trợ cấp chính phủ từ $10,000-$15,000 nên mới có vốn kinh doanh.
Với dân số người Việt mỗi ngày tập trung đông đảo về địa phương này để an cư lập nghiệp nên mãi đến 1986 cộng đồng mới bắt đầu vận động thị trưởng và hội đồng thành phố để xin được công nhận là một đặc khu thương mại và văn hóa của người Việt. Một ủy ban mang tên Ủy Ban Phát Triển Little Saigon gồm các doanh nhân trong cộng đồng được thành lập để đạt mục đích này. Thoạt đầu cộng đồng vẫn chưa nhất trí về tên đặt cho khu vực này, nhiều cái tên được đề cập như Little Saigon, Vietnam Town và Asiatown.
Nhiều người cho rằng tên Asiantown là ý của ông Frank Jao (Triệu Phát), người có công phát triển và xây nhiều dự án trong Little Saigon, vì ông muốn thu hút nhiều sắc dân chứ không chỉ là khu sinh hoạt riêng cho người Việt. Quá trình cộng đồng người Việt tại đây xin công nhận Little Saigon không kém phần vất vả, vì không những phải vận động các viên chức địa phương mà còn luôn cả các dân biểu và thượng nghị sỹ quốc hội tiểu bang. Kết cuộc là để tưởng nhớ và phục hồi thủ đô miền Nam Việt Nam đã bị mất tên nên Little Saigon cũng được chọn.
Vào ngày 10 tháng 2, 1988 Cơ Quan Tái Phát Triển Westminster đồng lòng thông qua nghị quyết công nhận khu vực Little Saigon và ngày 17 tháng 6, 1988 Thống Đốc George Deukmejian đã đến làm lễ khánh thành tại thương xá Phước Lộc Thọ.
Điều đáng nói là năm 1975 chính sách định cư của Hoà Kỳ chủ trương phân tán người Việt tỵ nạn khắp nơi trên nước Mỹ để tránh việc tập trung đông đảo và thành lập các tiểu khu sắc tộc (ethnic enclave). Thoạt đầu là vậy nhưng trong những năm sau đó người Việt khắp nơi lần lượt đổ xô về vùng nắng ấm California để sinh sống và đã biến nơi đây thành một khu sinh hoạt phồn thịnh của người Việt.
Little Saigon là biểu tượng văn hóa của cộng đồng người Việt Hải Ngoại với trên 3,500 thương nghiệp, văn phòng cơ sở cung cấp đủ loại dịch vụ từ bảo hiểm đến du lịch, nhà hàng, cà phê, chợ búa, và còn là trung tâm của các ngành truyền thông báo chí, truyền thanh, truyền hình, và sinh hoạt văn nghệ ca nhạc. Hơn một thập niên trước đây một số nhà kinh tế học đã tiên đoán Little Saigon sẽ dần suy tàn như khu phố Tàu (Chinatown) và phố Nhật (Little Tokyo) nhưng trái hẳn cộng đồng người Việt đã biến nơi này thành một địa phương sầm uất cũng như một địa danh thu hút khách thập phương. Theo phân tích của nhiều người thì sở dĩ nơi này phát triển thành khu thương mại là vì người Việt tỵ nạn khi đến Mỹ không có nhiều vốn liếng tiếng Anh nên khó có thể tiếp tục làm trong các ngành nghề đã làm trước đó ở Việt Nam, vì thế phải mở tiệm buôn bán và kinh doanh cho người Việt.
Một đặc điểm nữa của Little Saigon là nơi đây còn là một thành trì chống cộng mãnh liệt như được thể hiện qua vụ biểu tình Trần Trường hồi đầu năm 1999. Tiếp theo là Chiến dịch Cờ Vàng Năm 2003 với kết quả là hai thành phố Westminster và Garden Grove đều công nhận cờ vàng của Việt Nam Cộng Hòa là cờ chính thức đại diện cho cộng đồng người Việt ở địa phương này. Tiếp theo hai thành phố này còn ra nghị quyết không chính thức tiếp đón phái đoàn Việt Cộng trong thành phố; sau này Santa Ana và Fountain Valley cũng có nghị quyết tương tự. Cũng trong năm 2003 cộng đồng người Việt tỵ nạn đã quyên góp trên $1 triệu để thành lập Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ và nơi này cũng là nơi duy nhất trên nước Mỹ mà lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay quanh năm 24/24. Từ đó người Mỹ gốc Việt dựa vào số đông, đã biết vận dụng thế lực chính trị và nhiều người đã tham gia chính trường và tranh cử vào các chức vụ dân cử địa phương nhiều hơn.
Ngày nay nhiều khu Little Saigon khác đã mọc lên trên khắp nước Mỹ như ở San Jose, Houston, Atlanta, Denver, New Orleans, Thành phố Oklahoma, Orlando, Seattle, Biloxi, và còn nhiều nơi nữa cũng muốn bắt chước thành lập Little Saigon nhưng khu Little Saigon lớn nhất, lâu đời và nổi tiếng nhất vẫn là ở Westminster, California.
Diễm Quyên
http://tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-176_4-670/little-saigon-hom-qua-va-hom-nay.html