Sức khỏe và đời sống
Loại quả dại ở Việt Nam được thế giới tôn vinh: Vừa ngon vừa chữa được nhiều bệnh
Me là loài cây bán dại, mọc phổ biến tại Việt Nam, có giá trị cao như vừa là thực phẩm vừa là dược liệu. Nếu chúng ta biết để sử dụng thường xuyên sẽ là giải pháp thay thế thuốc.
Món ăn vặt của Việt Nam được thế giới tôn vinh
Ở
Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới, cây me có một vị trí đặc
biệt quan trọng, nằm trong danh sách bảo vệ của quốc gia nhờ những tác
dụng tốt "từ gốc đến ngọn" mà nó mang lại. Theo ghi chép, me không chỉ
là món ăn ngon, mà có thể dùng để chữa bệnh rất hiệu quả.
1. Thanh nhiệt, giải độc, giải rượu
Từ lá đến quả me đều chứa một lượng axit amin nên có thể nấu canh thành một món ăn bổ dưỡng, thanh mát, giải nhiệt và thơm dịu.
Mật hoa phong phú, có thể diệt ký sinh trùng trong cơ thể người, giảm nồng độ của rượu, phòng ngộ độc. Chất axit trong quả me có thể giải độc, loại bỏ các cơn đau họng, giúp tiêu hóa.
Me cũng có thể chế biến thành một loại tinh dầu xoa bóp cho bệnh thấp khớp.
2. Bổ sung dinh dưỡng
Cùi thịt quả me rất giàu đường, acid acetic, axit tartaric, axit formic, axit citric và các thành phần khác, được xem là gia vị chủ yếu trong ngành công nghiệp thực phẩm được sử dụng cho đồ uống, mứt và các sản phẩm khác.
Trong khi đó, nụ hoa và quả rất giàu canxi, phốt pho, sắt và các yếu tố vi lượng khác, bao gồm tỷ lệ canxi đứng đầu trong tất cả các loại trái cây.
Trong y học, nụ hoa me cũng được sử dụng rộng rãi để chữa tiêu chảy, đầy hơi, bệnh phong, tê liệt, phòng và điều trị bệnh còi xương ở trẻ.
3. Hỗ trợ tiêu hóa
Bột trái me chín có tác dụng trong điều trị nôn mửa, đầy hơi và khó tiêu. Người ta có thể pha bột me trong nước để uống, có tác dụng chữa chứng mất cảm giác ngon miệng và kén ăn.
Những người bị khô miệng, dễ bị kích ứng, dùng me sắc thành nước uống, thêm đường để làm thành món đồ uống ngọt ngào. Người bị táo bón có thể nấu me thành nước để uống thay nước.
4. Tăng cường khả năng miễn dịch
Do giàu vitamin C nên me giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.
5. Chữa cảm lạnh
Bột và thịt me có thể làm món súp nóng dùng để trị bệnh cảm lạnh theo cách chữa bệnh cổ truyền của người Ấn Độ.
6. Giảm sốt, chữa đau họng
Bột me khô rất hữu ích trong việc trị sốt. Súc miệng nước me hàng ngày có thể giảm đau rát họng.
Những bài thuốc quý từ quả me bạn chớ bỏ qua
1. Trị rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da
Khi bị rôm sảy, mẩn ngứa, dùng một nắm lá me, rửa sạch nấu nước tắm hàng ngày.
2. Lợi tiểu
Dùng 10 – 20g lá me sắc lấy nước uống. Có thể thêm râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
3. Khử trùng
Ăn me thường xuyên sẽ giúp đề phòng tình trạng bị thiếu hụt vitamin C trong cơ thể. Thịt của quả me kết hợp với nước sẽ tạo thành chất keo giúp hệ bài tiết hoạt động tốt, còn kết hợp với muối sẽ trở thành thuốc bôi ngoài da giúp trị đau nhức xương khớp.
Nước súc miệng chế xuất từ trái me giúp ngừa đau rát cuống họng. Đắp thịt me lên vết thương bị viêm tấy sẽ có kết quả tốt. Nước sắc từ quả me tươi có thể giúp khử trùng đường ruột.
4. Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa
Ngậm ô mai me vài lần trong ngày.
5. Trị chứng hay chảy máu chân răng
Dùng 3 – 5g thịt quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, vào buổi sáng sau bữa ăn. Hoặc 20g quả me xanh, nạo bỏ vỏ, đun với hai bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm đường hoặc mật ong theo khẩu vị. Uống từ 5 – 7 ngày.
6. Giải nhiệt
Dùng 20g thịt quả me chín pha với 200ml nước, có thể thêm đường, khuấy đều, uống hàng ngày.
7. Chữa sốt do nắng nóng
Dùng 15g quả me xanh nạo bỏ vỏ, đem đun khoảng 1 bát nước, khi sôi dầm nát quả me, sau đó bỏ vỏ và hạt, chắt lấy nước, khi uống pha thêm mật ong.
*Theo Health/ Baike
Loại quả dại ở Việt Nam được thế giới tôn vinh: Vừa ngon vừa chữa được nhiều bệnh
Me là loài cây bán dại, mọc phổ biến tại Việt Nam, có giá trị cao như vừa là thực phẩm vừa là dược liệu. Nếu chúng ta biết để sử dụng thường xuyên sẽ là giải pháp thay thế thuốc.
Món ăn vặt của Việt Nam được thế giới tôn vinh
Ở
Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới, cây me có một vị trí đặc
biệt quan trọng, nằm trong danh sách bảo vệ của quốc gia nhờ những tác
dụng tốt "từ gốc đến ngọn" mà nó mang lại. Theo ghi chép, me không chỉ
là món ăn ngon, mà có thể dùng để chữa bệnh rất hiệu quả.
1. Thanh nhiệt, giải độc, giải rượu
Từ lá đến quả me đều chứa một lượng axit amin nên có thể nấu canh thành một món ăn bổ dưỡng, thanh mát, giải nhiệt và thơm dịu.
Mật hoa phong phú, có thể diệt ký sinh trùng trong cơ thể người, giảm nồng độ của rượu, phòng ngộ độc. Chất axit trong quả me có thể giải độc, loại bỏ các cơn đau họng, giúp tiêu hóa.
Me cũng có thể chế biến thành một loại tinh dầu xoa bóp cho bệnh thấp khớp.
2. Bổ sung dinh dưỡng
Cùi thịt quả me rất giàu đường, acid acetic, axit tartaric, axit formic, axit citric và các thành phần khác, được xem là gia vị chủ yếu trong ngành công nghiệp thực phẩm được sử dụng cho đồ uống, mứt và các sản phẩm khác.
Trong khi đó, nụ hoa và quả rất giàu canxi, phốt pho, sắt và các yếu tố vi lượng khác, bao gồm tỷ lệ canxi đứng đầu trong tất cả các loại trái cây.
Trong y học, nụ hoa me cũng được sử dụng rộng rãi để chữa tiêu chảy, đầy hơi, bệnh phong, tê liệt, phòng và điều trị bệnh còi xương ở trẻ.
3. Hỗ trợ tiêu hóa
Bột trái me chín có tác dụng trong điều trị nôn mửa, đầy hơi và khó tiêu. Người ta có thể pha bột me trong nước để uống, có tác dụng chữa chứng mất cảm giác ngon miệng và kén ăn.
Những người bị khô miệng, dễ bị kích ứng, dùng me sắc thành nước uống, thêm đường để làm thành món đồ uống ngọt ngào. Người bị táo bón có thể nấu me thành nước để uống thay nước.
4. Tăng cường khả năng miễn dịch
Do giàu vitamin C nên me giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.
5. Chữa cảm lạnh
Bột và thịt me có thể làm món súp nóng dùng để trị bệnh cảm lạnh theo cách chữa bệnh cổ truyền của người Ấn Độ.
6. Giảm sốt, chữa đau họng
Bột me khô rất hữu ích trong việc trị sốt. Súc miệng nước me hàng ngày có thể giảm đau rát họng.
Những bài thuốc quý từ quả me bạn chớ bỏ qua
1. Trị rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da
Khi bị rôm sảy, mẩn ngứa, dùng một nắm lá me, rửa sạch nấu nước tắm hàng ngày.
2. Lợi tiểu
Dùng 10 – 20g lá me sắc lấy nước uống. Có thể thêm râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
3. Khử trùng
Ăn me thường xuyên sẽ giúp đề phòng tình trạng bị thiếu hụt vitamin C trong cơ thể. Thịt của quả me kết hợp với nước sẽ tạo thành chất keo giúp hệ bài tiết hoạt động tốt, còn kết hợp với muối sẽ trở thành thuốc bôi ngoài da giúp trị đau nhức xương khớp.
Nước súc miệng chế xuất từ trái me giúp ngừa đau rát cuống họng. Đắp thịt me lên vết thương bị viêm tấy sẽ có kết quả tốt. Nước sắc từ quả me tươi có thể giúp khử trùng đường ruột.
4. Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa
Ngậm ô mai me vài lần trong ngày.
5. Trị chứng hay chảy máu chân răng
Dùng 3 – 5g thịt quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, vào buổi sáng sau bữa ăn. Hoặc 20g quả me xanh, nạo bỏ vỏ, đun với hai bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm đường hoặc mật ong theo khẩu vị. Uống từ 5 – 7 ngày.
6. Giải nhiệt
Dùng 20g thịt quả me chín pha với 200ml nước, có thể thêm đường, khuấy đều, uống hàng ngày.
7. Chữa sốt do nắng nóng
Dùng 15g quả me xanh nạo bỏ vỏ, đem đun khoảng 1 bát nước, khi sôi dầm nát quả me, sau đó bỏ vỏ và hạt, chắt lấy nước, khi uống pha thêm mật ong.
*Theo Health/ Baike