Cõi Người Ta
Lỗi tại Lương thấp - Minh Văn
Đối với công nhân hay viên chức mà nói, thì đồng lương đủ để nói lên tất cả mọi vấn đề. Rằng công việc của họ có tốt hay không? Công ty quan tâm đối xử với người làm như thế nào?
Chuyện xẩy ra, không phải lỗi của người thái thịt, cũng chẳng
do cái quạt điện thổi quá mạnh. Thật là: “Không
phải tại em cũng không phải tại anh, tại vì lương thấp nên chúng mình xa nhau”.
Có đúng như vậy không, thưa các bạn Công Nhân yêu quý?
Minh Văn
Tác giả gửi đến HNPD
http://minhvanvietnam.blogspot.com/2014/09/loi-tai-luong-thap.html
Đối với công nhân hay viên chức mà nói, thì đồng lương đủ để
nói lên tất cả mọi vấn đề. Rằng công việc của họ có tốt hay không? Công ty quan
tâm đối xử với người làm như thế nào? Mức sống của bản thân và gia đình ra sao?
Chừng ấy thứ đều được giải quyết và xoay quanh chuyện đồng lương cả. Vì rằng cả
ngày họ gắn bó với công ty, tối về lại lo việc cá nhân và gia đình, thời gian
đâu mà làm thêm làm nếm nữa. Chẳng lẽ một ngày làm việc 24 tiếng sao? Như vậy
thì đến thánh thần cũng không trụ được, huống chi là con người. Luật lao động
quy định ngày làm 8 tiếng rõ ràng, các nước phát triển thì còn ít hơn thế nữa.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi bạn đến nhà một ai đó, hãy
nhìn vào bếp thì biết ngay được mức sống và tính cách của chủ nhân. Ví như gia
cảnh giàu có thì bếp núc đầy đủ ê hề, người trung lưu thì gọn gàng cần kiệm. Phòng
ăn của kẻ hào phóng luôn đông vui tấp nập, người keo kiệt thì lửa lạnh tro vùi.
Thế đấy, bữa ăn tuy thường tình nhưng quan trọng đối với con người lắm vậy. Người
bình thường phải ăn mà sống, kẻ làm việc nhiều thì ăn để tái tạo sức lao động.
Thức ăn đầy đủ, bổ dưỡng sẽ đảm bảo sức khỏe, lao động mới hăng say. Ngược lại,
khẩu phần ăn hạn chế khiến con người gầy guộc héo hon, lấy sức đâu mà làm việc
nữa kia chứ.
Thường thì công ty nào cũng có một bếp ăn tập thể, mặc dù
không bắt buộc. Ngoài đồng lương ra, bữa ăn ở công ty cũng phản ánh thực chất đời
sống nhân viên như thế nào. Giá cả và chất lượng bữa ăn luôn là mấu chốt của vấn
đề này, thưa các bạn.
Câu chuyện tôi được chứng kiến là có thật đối với bản thân
và bạn bè, xin kể ra đây để quý vị cùng nghe. Hồi đó ở chỗ chúng tôi làm
việc có
3 công ty trú đóng, phần lớn người ta làm may công nghiệp. Trong khuôn
viên có
một nhà bếp khang trang lắm, ước chừng có thể phục vụ được cả ngàn
người. Lúc
đó lương của người Công Nhân rất thấp, công chức cũng vậy. Thành ra
chúng tôi
và các bạn công nhân cảm thông mà sống chan hòa với nhau lắm. Mức lương
eo hẹp
không đủ tiêu dùng, nên mọi người rủ nhau ăn ở nhà bếp công ty cho tiết
kiệm.
Nguyên cái nhà bếp này do người ngoài đấu thầu, cho nên người ta phải
kinh
doanh có lãi thì mới tồn tại được. Lương cán bộ, công nhân thấp như vậy
thì đủ
hiểu bữa ăn như thế nào rồi. Họ không thể trả nhiều tiền cho một suất
ăn, vì vậy
mà nhà bếp phải méo mặt trổ hết tài nghệ nấu nướng và sắp xếp món ăn mới
khỏi bị thua lỗ. Đã vậy luôn bị công nhân la rầy vì bữa ăn ít
món, thiếu dinh dưỡng. Ông chủ nhà bếp đành phải ôn tồn giải thích
rằng:
- Tiền cho mỗi suất ăn quá ít, nên không thể ngon và nhiều hơn
được. Giá cả ngoài chợ đắt đỏ lại không ngừng gia tăng. Chúng tôi luôn phải cố
gắng phục vụ, để các bạn có sức mà làm việc. Có lẽ các bạn nên đòi hỏi công ty
về vấn đề tiền lương, để có thể cải thiện bữa ăn tốt hơn chăng?..
Nghe nói vậy, đám
công nhân thấy có lý, vả lại cũng thông cảm cho nhà bếp, vì người ta kinh doanh
kia mà. Thế rồi họ phải bằng lòng với suất ăn gồm mấy cọng rau, vài ba miếng đậu
phụ, dăm miếng thịt thái mỏng tang bằng bàn tay điệu nghệ của đầu bếp. Từ đó
người ta ít kêu ca, nhưng lại rời bỏ công ty ngày một nhiều vì không chịu được mức
sống kham khổ và đồng lương chật hẹp.
Bữa nọ sau ca làm việc, mọi người lại vào phòng ăn. Đối với
chúng tôi lúc này mà nói, bữa ăn giống như một nghĩa vụ, vì nó chẳng ngon lành
gì cả. Chỉ là đến bữa thì phải ăn mà thôi, vả lại không ăn thì lấy sức đâu mà
làm việc. Phòng ăn kê la liệt những dãy bàn ghế đều nhau bằng gỗ ván ép, trên
có đặt bát đĩa, hộp nhựa đựng đũa và giấy ăn. Ở 4 góc phòng đặt mấy cái quạt máy
to kiểu công nghiệp, có như vậy mới đủ thoáng mát cho cả chừng ấy người. Bạn thử
hình dung sức gió của cái quạt công nghiệp này nó mạnh đến cỡ nào, con gái mà đứng
trước quạt, nhiều khi tóc bị sổ tung ra hết cả.
Chính vì cái sự mạnh của quạt như vậy, mới xảy ra câu chuyện
cười có một không hai này. Ấy là một cậu công nhân trẻ ngồi ăn ở ngay bàn đầu
tiên, sát chỗ chiếc quạt máy đang chạy vù vù. Khi ăn, không hiểu vì hấp tấp gắp
miếng thịt như thế nào, mà vừa mới giơ đũa lên bỏ vào miệng thì bị quạt thổi
bay đi mất. Cậu chưa kịp định thần, thì miếng thịt đã đáp ngay vào má cô bạn ngồi
bàn bên. Miếng thịt cứ ở nguyên trên má như vậy, vì sức gió quá mạnh nên dính
chặt. Thêm vào đó thịt được thái mỏng tang, không đủ sức nặng mà rớt xuống đất.
Thật là một sự cộng hưởng đáng nể trên đời vậy.
Lúc này cậu thanh niên và cô bạn cứ trố mắt nhìn nhau như
thôi miên mà không thốt nên lời. Phần vì bất ngờ, phần vì ngượng và chưa kịp hiểu
chuyện gì xẩy ra. Thật là một tình huống hi hữu, khiến người ta dở mếu dở cười.
Khi hiểu ra sự tình, cả phòng ăn cười rộ lên vì thú vị. Người ta thán phục cho
cái tài thái thịt mỏng ngoài sức tưởng tượng của người đầu bếp, đồng thời lại cũng
cám cảnh cho cuộc sống của mình.
Minh Văn
Tác giả gửi đến HNPD
http://minhvanvietnam.blogspot.com/2014/09/loi-tai-luong-thap.html
Bàn ra tán vào (0)
Lỗi tại Lương thấp - Minh Văn
Đối với công nhân hay viên chức mà nói, thì đồng lương đủ để nói lên tất cả mọi vấn đề. Rằng công việc của họ có tốt hay không? Công ty quan tâm đối xử với người làm như thế nào?
Đối với công nhân hay viên chức mà nói, thì đồng lương đủ để
nói lên tất cả mọi vấn đề. Rằng công việc của họ có tốt hay không? Công ty quan
tâm đối xử với người làm như thế nào? Mức sống của bản thân và gia đình ra sao?
Chừng ấy thứ đều được giải quyết và xoay quanh chuyện đồng lương cả. Vì rằng cả
ngày họ gắn bó với công ty, tối về lại lo việc cá nhân và gia đình, thời gian
đâu mà làm thêm làm nếm nữa. Chẳng lẽ một ngày làm việc 24 tiếng sao? Như vậy
thì đến thánh thần cũng không trụ được, huống chi là con người. Luật lao động
quy định ngày làm 8 tiếng rõ ràng, các nước phát triển thì còn ít hơn thế nữa.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi bạn đến nhà một ai đó, hãy
nhìn vào bếp thì biết ngay được mức sống và tính cách của chủ nhân. Ví như gia
cảnh giàu có thì bếp núc đầy đủ ê hề, người trung lưu thì gọn gàng cần kiệm. Phòng
ăn của kẻ hào phóng luôn đông vui tấp nập, người keo kiệt thì lửa lạnh tro vùi.
Thế đấy, bữa ăn tuy thường tình nhưng quan trọng đối với con người lắm vậy. Người
bình thường phải ăn mà sống, kẻ làm việc nhiều thì ăn để tái tạo sức lao động.
Thức ăn đầy đủ, bổ dưỡng sẽ đảm bảo sức khỏe, lao động mới hăng say. Ngược lại,
khẩu phần ăn hạn chế khiến con người gầy guộc héo hon, lấy sức đâu mà làm việc
nữa kia chứ.
Thường thì công ty nào cũng có một bếp ăn tập thể, mặc dù
không bắt buộc. Ngoài đồng lương ra, bữa ăn ở công ty cũng phản ánh thực chất đời
sống nhân viên như thế nào. Giá cả và chất lượng bữa ăn luôn là mấu chốt của vấn
đề này, thưa các bạn.
Câu chuyện tôi được chứng kiến là có thật đối với bản thân
và bạn bè, xin kể ra đây để quý vị cùng nghe. Hồi đó ở chỗ chúng tôi làm
việc có
3 công ty trú đóng, phần lớn người ta làm may công nghiệp. Trong khuôn
viên có
một nhà bếp khang trang lắm, ước chừng có thể phục vụ được cả ngàn
người. Lúc
đó lương của người Công Nhân rất thấp, công chức cũng vậy. Thành ra
chúng tôi
và các bạn công nhân cảm thông mà sống chan hòa với nhau lắm. Mức lương
eo hẹp
không đủ tiêu dùng, nên mọi người rủ nhau ăn ở nhà bếp công ty cho tiết
kiệm.
Nguyên cái nhà bếp này do người ngoài đấu thầu, cho nên người ta phải
kinh
doanh có lãi thì mới tồn tại được. Lương cán bộ, công nhân thấp như vậy
thì đủ
hiểu bữa ăn như thế nào rồi. Họ không thể trả nhiều tiền cho một suất
ăn, vì vậy
mà nhà bếp phải méo mặt trổ hết tài nghệ nấu nướng và sắp xếp món ăn mới
khỏi bị thua lỗ. Đã vậy luôn bị công nhân la rầy vì bữa ăn ít
món, thiếu dinh dưỡng. Ông chủ nhà bếp đành phải ôn tồn giải thích
rằng:
- Tiền cho mỗi suất ăn quá ít, nên không thể ngon và nhiều hơn
được. Giá cả ngoài chợ đắt đỏ lại không ngừng gia tăng. Chúng tôi luôn phải cố
gắng phục vụ, để các bạn có sức mà làm việc. Có lẽ các bạn nên đòi hỏi công ty
về vấn đề tiền lương, để có thể cải thiện bữa ăn tốt hơn chăng?..
Nghe nói vậy, đám
công nhân thấy có lý, vả lại cũng thông cảm cho nhà bếp, vì người ta kinh doanh
kia mà. Thế rồi họ phải bằng lòng với suất ăn gồm mấy cọng rau, vài ba miếng đậu
phụ, dăm miếng thịt thái mỏng tang bằng bàn tay điệu nghệ của đầu bếp. Từ đó
người ta ít kêu ca, nhưng lại rời bỏ công ty ngày một nhiều vì không chịu được mức
sống kham khổ và đồng lương chật hẹp.
Bữa nọ sau ca làm việc, mọi người lại vào phòng ăn. Đối với
chúng tôi lúc này mà nói, bữa ăn giống như một nghĩa vụ, vì nó chẳng ngon lành
gì cả. Chỉ là đến bữa thì phải ăn mà thôi, vả lại không ăn thì lấy sức đâu mà
làm việc. Phòng ăn kê la liệt những dãy bàn ghế đều nhau bằng gỗ ván ép, trên
có đặt bát đĩa, hộp nhựa đựng đũa và giấy ăn. Ở 4 góc phòng đặt mấy cái quạt máy
to kiểu công nghiệp, có như vậy mới đủ thoáng mát cho cả chừng ấy người. Bạn thử
hình dung sức gió của cái quạt công nghiệp này nó mạnh đến cỡ nào, con gái mà đứng
trước quạt, nhiều khi tóc bị sổ tung ra hết cả.
Chính vì cái sự mạnh của quạt như vậy, mới xảy ra câu chuyện
cười có một không hai này. Ấy là một cậu công nhân trẻ ngồi ăn ở ngay bàn đầu
tiên, sát chỗ chiếc quạt máy đang chạy vù vù. Khi ăn, không hiểu vì hấp tấp gắp
miếng thịt như thế nào, mà vừa mới giơ đũa lên bỏ vào miệng thì bị quạt thổi
bay đi mất. Cậu chưa kịp định thần, thì miếng thịt đã đáp ngay vào má cô bạn ngồi
bàn bên. Miếng thịt cứ ở nguyên trên má như vậy, vì sức gió quá mạnh nên dính
chặt. Thêm vào đó thịt được thái mỏng tang, không đủ sức nặng mà rớt xuống đất.
Thật là một sự cộng hưởng đáng nể trên đời vậy.
Lúc này cậu thanh niên và cô bạn cứ trố mắt nhìn nhau như
thôi miên mà không thốt nên lời. Phần vì bất ngờ, phần vì ngượng và chưa kịp hiểu
chuyện gì xẩy ra. Thật là một tình huống hi hữu, khiến người ta dở mếu dở cười.
Khi hiểu ra sự tình, cả phòng ăn cười rộ lên vì thú vị. Người ta thán phục cho
cái tài thái thịt mỏng ngoài sức tưởng tượng của người đầu bếp, đồng thời lại cũng
cám cảnh cho cuộc sống của mình.
Minh Văn
Tác giả gửi đến HNPD
http://minhvanvietnam.blogspot.com/2014/09/loi-tai-luong-thap.html