Quán Bên Đường
MỜ DẤU NHẠN ! - CAO MỴ NHÂN
Đã hơn một tháng, chiếc máy bay nào đó của nước Mã Lai đã mất tích, phải dùng chữ mất tích mới thật đúng với sự việc: mất tung, mất tích, hay là
Đã hơn một tháng, chiếc máy bay nào đó của nước Mã Lai đã mất tích, phải dùng chữ mất tích mới thật đúng với sự việc: mất tung, mất tích, hay là: biệt vô âm tín cũng có thể diễn tả được nỗi mong chờ mòn mỏi ai đó, việc gì... mãi chẳng thấy tăm hơi...
Nói ra thì quý vị lại bảo: Sao ở Chốn Bụi Hồng cũng máy bay, máy bò, lắm chuyện !
Vâng đúng ở Chốn Bụi Hồng mới thật sự ghi nhận có lắm chuyện, dù đông, tây, kim cổ vv...và vv...
Nhưng có 2 lần, tôi bị nghe một tin tức mất tích... thần tốc, đến nỗi những phần hành liên hệ không kịp lo âu, chuyện đã xẩy ra rồi.
Số là ở ngoài Quân Khu 1 của ...tôi - vào khoảng giữa thập niên 60 thế kỷ trước, sau khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn làm chủ tình hình cả về Quân lẫn Dân Sự, thì cái việc thăng thưởng, bổ nhiệm quý vị cấp cao dễ như xem phim bộ, nghĩa là Tong Tong ...tôi và giới chức trách nhiệm cứ việc đề xuất và thực thi công tác, bởi vì bên cho và bên nhận đều có lợi cả.
Thế nên năm ấy, rõ ràng một ngày, trời rất đẹp, có nhiều cồn mây trắng nổi trên vòm cao xanh biếc... Chúng tôi mừng rỡ vì có tới 2 vị đại tá sẽ...cất cánh về trung ương nhận "lon" Chuẩn Tướng, ai ở bộ tư lệnh cũng nói to, đùa rỡn:
-Chỉ chiều nay thôi, là Quân Đoàn ta có thêm 2 vị tướng "một sao".
-Biết không, 2 ông sáu đi 2 chiếc U.21 lận, không chịu đi chung, vì bề gì lúc trở về, mỗi ông sẽ là một Tướng rồi.
Vài bạn chưa biết, dài lời hỏi sẵng:
-Biết Đại Tá lên tướng rồi, nhưng là ai mới được chứ.
-Thì Đại Tá Nguyễn Văn Thiện, tỉnh trưởng Đà Nẵng và Đại Tá Nguyễn Văn Toàn Tư Lện Sư Đoàn 2 BB.
Tức là Đại Tá Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ Binh, thì phải lên tướng là lẽ dĩ nhiên. Còn Đại Tá Nguyễn Văn Thiện đang làm tỉnh trưởng Đà Nẵng lên Tướng để đi Sư Đoàn nào đó làm tư lệnh, có vậy thôi.
Thì ai cũng rõ điều đó, nhưng cứ nói chung chung, 2 ông quan sáu lên Chuẩn Tướng vùng ta (QĐI/QK1) thiếu gì cấp Đại Tá - Hỏi cho khỏi mừng hụt, có gì đâu hả bạn.
Vậy mà chỉ đúng một tiếng đồng hồ sau, cả Quân Đoàn như chịu một cái tang, ai cũng nổi da gà vì buồn, vì sợ lẫn lộn. Chiếc máy bay chở Đại Tá Nguyễn Văn Toàn yên ả vô được Sài Gòn, tất nhiên là ông bắt đầu mang quân hàm Chuẩn Tướng. Còn chiếc máy bay chở Đại Tá Nguyễn Văn Thiện thì... mất tích ở ngang mật khu giữa núi rừng Quảng Ngãi với Pleiku.
Một người nào đó còn thở ra:
-Cũng may 2 ông đi 2 máy bay, chứ đi chung thì chẳng biết... sao nữa!
-Ấm ớ, có phải 2 ông muốn giật le đi riêng đâu, mà vì lệnh gấp, máy bay loại đó chỉ có 2 chỗ ngồi, một phi công trưởng và ông Toàn, ông Thiện, mỗi ông ngồi một chỗ phi công phó hiểu chưa bạn. Thành ra phi cơ chở Đại Tá Thiện mất tích luôn cả phi công trưởng.
-Nhưng tại sao không dùng loại phi cơ khác mà xài, phi cơ tác chiến (đánh nhau, bằng máy bay, chứ không phải loại lớn, chở lính dù vv... vật dụng vv...)
-Trời ạ, phải vô gấp để dự lễ gắn lon, đi các thứ khác ì ạch mấy giờ mới tới cái này chỉ 1 giờ là từ Đà Nẵng tới Sài Gòn thôi.
Tất nhiên sau đó, cả lực lượng Không Quân VNCH lo việc tìm kiếm máy bay chở đại tá Nguyễn Văn Thiện. Có điều là...mất tích, thì đúng biệt vô âm tín luôn.
Trong thời buổi chiến tranh, máy bay tác chiến bay trên độ cao, hay bay ngang mật khu, chiến khu là chuyện thường rồi, sau đó tin tức cũng sớm...xếp vào huyền thoại, như chính cuộc đời Đại Tá Nguyễn Văn Thiện vốn hào hoa phong nhã và vv...khác nữa chỉ còn là dấu nhấn mờ...
Phần Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Toàn thì cứ tuần tự thăng quan, tiến chức, ông đã lên tới cấp Trung Tướng, làm Tư Lệnh Quân Đoàn II/Q. Khu 2 cho tới ngày miền Nam bị bức tử 30-4-1975.
Tôi vẫn chẳng hiểu gì về các loại máy bay chiến đấu của quý vị Không Quân QLVNCH. Mới đây, nhắc lại chuyện cũ, Trung Tá Không Quân đã từng làm Phi Đoàn Trưởng ở QK1 cười vui vẻ, trước...trình độ i tờ của tôi:
-2 ông ấy đi mỗi ông 1 chiếc A.37 không phải U.21 đâu, U.21 của Mỹ còn ghê lắm. A37 là loại tác chiến, thường chỉ có 2 chỗ ngồi cho 2 phi công trưởng, phó như nêu trên, mỗi ông ngồi vào chỗ phi công phó, để có phương tiện đi mau thôi. Thế nên, có bề gì thì duy nhất cái ông phi công trường đó lo, quý ông Toàn hay Thiện chỉ là khách duy nhất, thay chỗ phi công phó vậy.
Những ngày phục vụ trong Quân Lực VNCH, tin tức máy bay mất tích, các phương tiện khác mất tích, nghe cứ mồn một bên tai. Dĩ nhiên phương tiện thì của đi thay người như các cụ ta xưa hay an ủi mỗi lần có chuyện rủi ro với bất cứ ai, điều quan trọng là còn người thì còn của, người mất tích mới đáng ưu tư, tuyệt vọng.
Đã sau ngày đổi đời 30-4-1975, tôi bỗng lại được nghe tin mất tích của chiếc máy bay "hàng không dân dụng". Tức là thời bạo quyền Cộng Sản đã thành lập cái Hàng Không cho Dân Dụng, chuyển tải tử Air VN của miền Nam trước 1975 để lại.
Chiếc máy bay X. đó mất tích luôn, toàn bộ thân tàu, phi hành đoàn, và hành khách từ Hà Nội vô Sài Gòn, máy bay loại nhỏ thôi, nên chỉ có 2 phi công trưởng, phụ và 1 cô tiếp viên hàng không, ái nữ của bà bác sĩ kia mà bố cô thủa đó là một Đại Tá quân Giải Phóng, sau cũng lên tướng... Công An.
Tình cờ tôi, là người láng giềng của nhà cô ta, nên tôi chú ý xem gia đình cô tiếp viên đó... đau khổ như thế nào.
Bấy giờ, sau 30-4-1375, họ CSVN toàn quyền moi móc tìm kiếm ở khắp nơi trên giải đất hình chữ S đâu phải như A.37 chở Đại Tá Nguyễn Văn Thiện có thể bị bắn rớt ở mật khu Cộng Sản xưa. Vậy mà cũng hết cách, cũng lại xếp đau thương, mất mát vào nỗi hữu hạn, vô thường của nhân gian, khi Thượng Đế che thử một bên mắt, bên mắt kia mở lớn trước không gian mông lung, khó hiểu để phải kết luận: mất tung, mất tích nơi cõi đời này.
Hawthrone 15-4-2014
CAO MỴ NHÂN (Saigon Times)
Hồ Công Tâm chuyển
Đã hơn một tháng, chiếc máy bay nào đó của nước Mã Lai đã mất tích, phải dùng chữ mất tích mới thật đúng với sự việc: mất tung, mất tích, hay là: biệt vô âm tín cũng có thể diễn tả được nỗi mong chờ mòn mỏi ai đó, việc gì... mãi chẳng thấy tăm hơi...
Nói ra thì quý vị lại bảo: Sao ở Chốn Bụi Hồng cũng máy bay, máy bò, lắm chuyện !
Vâng đúng ở Chốn Bụi Hồng mới thật sự ghi nhận có lắm chuyện, dù đông, tây, kim cổ vv...và vv...
Nhưng có 2 lần, tôi bị nghe một tin tức mất tích... thần tốc, đến nỗi những phần hành liên hệ không kịp lo âu, chuyện đã xẩy ra rồi.
Số là ở ngoài Quân Khu 1 của ...tôi - vào khoảng giữa thập niên 60 thế kỷ trước, sau khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn làm chủ tình hình cả về Quân lẫn Dân Sự, thì cái việc thăng thưởng, bổ nhiệm quý vị cấp cao dễ như xem phim bộ, nghĩa là Tong Tong ...tôi và giới chức trách nhiệm cứ việc đề xuất và thực thi công tác, bởi vì bên cho và bên nhận đều có lợi cả.
Thế nên năm ấy, rõ ràng một ngày, trời rất đẹp, có nhiều cồn mây trắng nổi trên vòm cao xanh biếc... Chúng tôi mừng rỡ vì có tới 2 vị đại tá sẽ...cất cánh về trung ương nhận "lon" Chuẩn Tướng, ai ở bộ tư lệnh cũng nói to, đùa rỡn:
-Chỉ chiều nay thôi, là Quân Đoàn ta có thêm 2 vị tướng "một sao".
-Biết không, 2 ông sáu đi 2 chiếc U.21 lận, không chịu đi chung, vì bề gì lúc trở về, mỗi ông sẽ là một Tướng rồi.
Vài bạn chưa biết, dài lời hỏi sẵng:
-Biết Đại Tá lên tướng rồi, nhưng là ai mới được chứ.
-Thì Đại Tá Nguyễn Văn Thiện, tỉnh trưởng Đà Nẵng và Đại Tá Nguyễn Văn Toàn Tư Lện Sư Đoàn 2 BB.
Tức là Đại Tá Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ Binh, thì phải lên tướng là lẽ dĩ nhiên. Còn Đại Tá Nguyễn Văn Thiện đang làm tỉnh trưởng Đà Nẵng lên Tướng để đi Sư Đoàn nào đó làm tư lệnh, có vậy thôi.
Thì ai cũng rõ điều đó, nhưng cứ nói chung chung, 2 ông quan sáu lên Chuẩn Tướng vùng ta (QĐI/QK1) thiếu gì cấp Đại Tá - Hỏi cho khỏi mừng hụt, có gì đâu hả bạn.
Vậy mà chỉ đúng một tiếng đồng hồ sau, cả Quân Đoàn như chịu một cái tang, ai cũng nổi da gà vì buồn, vì sợ lẫn lộn. Chiếc máy bay chở Đại Tá Nguyễn Văn Toàn yên ả vô được Sài Gòn, tất nhiên là ông bắt đầu mang quân hàm Chuẩn Tướng. Còn chiếc máy bay chở Đại Tá Nguyễn Văn Thiện thì... mất tích ở ngang mật khu giữa núi rừng Quảng Ngãi với Pleiku.
Một người nào đó còn thở ra:
-Cũng may 2 ông đi 2 máy bay, chứ đi chung thì chẳng biết... sao nữa!
-Ấm ớ, có phải 2 ông muốn giật le đi riêng đâu, mà vì lệnh gấp, máy bay loại đó chỉ có 2 chỗ ngồi, một phi công trưởng và ông Toàn, ông Thiện, mỗi ông ngồi một chỗ phi công phó hiểu chưa bạn. Thành ra phi cơ chở Đại Tá Thiện mất tích luôn cả phi công trưởng.
-Nhưng tại sao không dùng loại phi cơ khác mà xài, phi cơ tác chiến (đánh nhau, bằng máy bay, chứ không phải loại lớn, chở lính dù vv... vật dụng vv...)
-Trời ạ, phải vô gấp để dự lễ gắn lon, đi các thứ khác ì ạch mấy giờ mới tới cái này chỉ 1 giờ là từ Đà Nẵng tới Sài Gòn thôi.
Tất nhiên sau đó, cả lực lượng Không Quân VNCH lo việc tìm kiếm máy bay chở đại tá Nguyễn Văn Thiện. Có điều là...mất tích, thì đúng biệt vô âm tín luôn.
Trong thời buổi chiến tranh, máy bay tác chiến bay trên độ cao, hay bay ngang mật khu, chiến khu là chuyện thường rồi, sau đó tin tức cũng sớm...xếp vào huyền thoại, như chính cuộc đời Đại Tá Nguyễn Văn Thiện vốn hào hoa phong nhã và vv...khác nữa chỉ còn là dấu nhấn mờ...
Phần Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Toàn thì cứ tuần tự thăng quan, tiến chức, ông đã lên tới cấp Trung Tướng, làm Tư Lệnh Quân Đoàn II/Q. Khu 2 cho tới ngày miền Nam bị bức tử 30-4-1975.
Tôi vẫn chẳng hiểu gì về các loại máy bay chiến đấu của quý vị Không Quân QLVNCH. Mới đây, nhắc lại chuyện cũ, Trung Tá Không Quân đã từng làm Phi Đoàn Trưởng ở QK1 cười vui vẻ, trước...trình độ i tờ của tôi:
-2 ông ấy đi mỗi ông 1 chiếc A.37 không phải U.21 đâu, U.21 của Mỹ còn ghê lắm. A37 là loại tác chiến, thường chỉ có 2 chỗ ngồi cho 2 phi công trưởng, phó như nêu trên, mỗi ông ngồi vào chỗ phi công phó, để có phương tiện đi mau thôi. Thế nên, có bề gì thì duy nhất cái ông phi công trường đó lo, quý ông Toàn hay Thiện chỉ là khách duy nhất, thay chỗ phi công phó vậy.
Những ngày phục vụ trong Quân Lực VNCH, tin tức máy bay mất tích, các phương tiện khác mất tích, nghe cứ mồn một bên tai. Dĩ nhiên phương tiện thì của đi thay người như các cụ ta xưa hay an ủi mỗi lần có chuyện rủi ro với bất cứ ai, điều quan trọng là còn người thì còn của, người mất tích mới đáng ưu tư, tuyệt vọng.
Đã sau ngày đổi đời 30-4-1975, tôi bỗng lại được nghe tin mất tích của chiếc máy bay "hàng không dân dụng". Tức là thời bạo quyền Cộng Sản đã thành lập cái Hàng Không cho Dân Dụng, chuyển tải tử Air VN của miền Nam trước 1975 để lại.
Chiếc máy bay X. đó mất tích luôn, toàn bộ thân tàu, phi hành đoàn, và hành khách từ Hà Nội vô Sài Gòn, máy bay loại nhỏ thôi, nên chỉ có 2 phi công trưởng, phụ và 1 cô tiếp viên hàng không, ái nữ của bà bác sĩ kia mà bố cô thủa đó là một Đại Tá quân Giải Phóng, sau cũng lên tướng... Công An.
Tình cờ tôi, là người láng giềng của nhà cô ta, nên tôi chú ý xem gia đình cô tiếp viên đó... đau khổ như thế nào.
Bấy giờ, sau 30-4-1375, họ CSVN toàn quyền moi móc tìm kiếm ở khắp nơi trên giải đất hình chữ S đâu phải như A.37 chở Đại Tá Nguyễn Văn Thiện có thể bị bắn rớt ở mật khu Cộng Sản xưa. Vậy mà cũng hết cách, cũng lại xếp đau thương, mất mát vào nỗi hữu hạn, vô thường của nhân gian, khi Thượng Đế che thử một bên mắt, bên mắt kia mở lớn trước không gian mông lung, khó hiểu để phải kết luận: mất tung, mất tích nơi cõi đời này.
Hawthrone 15-4-2014
CAO MỴ NHÂN (Saigon Times)
Hồ Công Tâm chuyển
MỜ DẤU NHẠN ! - CAO MỴ NHÂN
Đã hơn một tháng, chiếc máy bay nào đó của nước Mã Lai đã mất tích, phải dùng chữ mất tích mới thật đúng với sự việc: mất tung, mất tích, hay là
Đã hơn một tháng, chiếc máy bay nào đó của nước Mã Lai đã mất tích, phải dùng chữ mất tích mới thật đúng với sự việc: mất tung, mất tích, hay là: biệt vô âm tín cũng có thể diễn tả được nỗi mong chờ mòn mỏi ai đó, việc gì... mãi chẳng thấy tăm hơi...
Nói ra thì quý vị lại bảo: Sao ở Chốn Bụi Hồng cũng máy bay, máy bò, lắm chuyện !
Vâng đúng ở Chốn Bụi Hồng mới thật sự ghi nhận có lắm chuyện, dù đông, tây, kim cổ vv...và vv...
Nhưng có 2 lần, tôi bị nghe một tin tức mất tích... thần tốc, đến nỗi những phần hành liên hệ không kịp lo âu, chuyện đã xẩy ra rồi.
Số là ở ngoài Quân Khu 1 của ...tôi - vào khoảng giữa thập niên 60 thế kỷ trước, sau khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn làm chủ tình hình cả về Quân lẫn Dân Sự, thì cái việc thăng thưởng, bổ nhiệm quý vị cấp cao dễ như xem phim bộ, nghĩa là Tong Tong ...tôi và giới chức trách nhiệm cứ việc đề xuất và thực thi công tác, bởi vì bên cho và bên nhận đều có lợi cả.
Thế nên năm ấy, rõ ràng một ngày, trời rất đẹp, có nhiều cồn mây trắng nổi trên vòm cao xanh biếc... Chúng tôi mừng rỡ vì có tới 2 vị đại tá sẽ...cất cánh về trung ương nhận "lon" Chuẩn Tướng, ai ở bộ tư lệnh cũng nói to, đùa rỡn:
-Chỉ chiều nay thôi, là Quân Đoàn ta có thêm 2 vị tướng "một sao".
-Biết không, 2 ông sáu đi 2 chiếc U.21 lận, không chịu đi chung, vì bề gì lúc trở về, mỗi ông sẽ là một Tướng rồi.
Vài bạn chưa biết, dài lời hỏi sẵng:
-Biết Đại Tá lên tướng rồi, nhưng là ai mới được chứ.
-Thì Đại Tá Nguyễn Văn Thiện, tỉnh trưởng Đà Nẵng và Đại Tá Nguyễn Văn Toàn Tư Lện Sư Đoàn 2 BB.
Tức là Đại Tá Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ Binh, thì phải lên tướng là lẽ dĩ nhiên. Còn Đại Tá Nguyễn Văn Thiện đang làm tỉnh trưởng Đà Nẵng lên Tướng để đi Sư Đoàn nào đó làm tư lệnh, có vậy thôi.
Thì ai cũng rõ điều đó, nhưng cứ nói chung chung, 2 ông quan sáu lên Chuẩn Tướng vùng ta (QĐI/QK1) thiếu gì cấp Đại Tá - Hỏi cho khỏi mừng hụt, có gì đâu hả bạn.
Vậy mà chỉ đúng một tiếng đồng hồ sau, cả Quân Đoàn như chịu một cái tang, ai cũng nổi da gà vì buồn, vì sợ lẫn lộn. Chiếc máy bay chở Đại Tá Nguyễn Văn Toàn yên ả vô được Sài Gòn, tất nhiên là ông bắt đầu mang quân hàm Chuẩn Tướng. Còn chiếc máy bay chở Đại Tá Nguyễn Văn Thiện thì... mất tích ở ngang mật khu giữa núi rừng Quảng Ngãi với Pleiku.
Một người nào đó còn thở ra:
-Cũng may 2 ông đi 2 máy bay, chứ đi chung thì chẳng biết... sao nữa!
-Ấm ớ, có phải 2 ông muốn giật le đi riêng đâu, mà vì lệnh gấp, máy bay loại đó chỉ có 2 chỗ ngồi, một phi công trưởng và ông Toàn, ông Thiện, mỗi ông ngồi một chỗ phi công phó hiểu chưa bạn. Thành ra phi cơ chở Đại Tá Thiện mất tích luôn cả phi công trưởng.
-Nhưng tại sao không dùng loại phi cơ khác mà xài, phi cơ tác chiến (đánh nhau, bằng máy bay, chứ không phải loại lớn, chở lính dù vv... vật dụng vv...)
-Trời ạ, phải vô gấp để dự lễ gắn lon, đi các thứ khác ì ạch mấy giờ mới tới cái này chỉ 1 giờ là từ Đà Nẵng tới Sài Gòn thôi.
Tất nhiên sau đó, cả lực lượng Không Quân VNCH lo việc tìm kiếm máy bay chở đại tá Nguyễn Văn Thiện. Có điều là...mất tích, thì đúng biệt vô âm tín luôn.
Trong thời buổi chiến tranh, máy bay tác chiến bay trên độ cao, hay bay ngang mật khu, chiến khu là chuyện thường rồi, sau đó tin tức cũng sớm...xếp vào huyền thoại, như chính cuộc đời Đại Tá Nguyễn Văn Thiện vốn hào hoa phong nhã và vv...khác nữa chỉ còn là dấu nhấn mờ...
Phần Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Toàn thì cứ tuần tự thăng quan, tiến chức, ông đã lên tới cấp Trung Tướng, làm Tư Lệnh Quân Đoàn II/Q. Khu 2 cho tới ngày miền Nam bị bức tử 30-4-1975.
Tôi vẫn chẳng hiểu gì về các loại máy bay chiến đấu của quý vị Không Quân QLVNCH. Mới đây, nhắc lại chuyện cũ, Trung Tá Không Quân đã từng làm Phi Đoàn Trưởng ở QK1 cười vui vẻ, trước...trình độ i tờ của tôi:
-2 ông ấy đi mỗi ông 1 chiếc A.37 không phải U.21 đâu, U.21 của Mỹ còn ghê lắm. A37 là loại tác chiến, thường chỉ có 2 chỗ ngồi cho 2 phi công trưởng, phó như nêu trên, mỗi ông ngồi vào chỗ phi công phó, để có phương tiện đi mau thôi. Thế nên, có bề gì thì duy nhất cái ông phi công trường đó lo, quý ông Toàn hay Thiện chỉ là khách duy nhất, thay chỗ phi công phó vậy.
Những ngày phục vụ trong Quân Lực VNCH, tin tức máy bay mất tích, các phương tiện khác mất tích, nghe cứ mồn một bên tai. Dĩ nhiên phương tiện thì của đi thay người như các cụ ta xưa hay an ủi mỗi lần có chuyện rủi ro với bất cứ ai, điều quan trọng là còn người thì còn của, người mất tích mới đáng ưu tư, tuyệt vọng.
Đã sau ngày đổi đời 30-4-1975, tôi bỗng lại được nghe tin mất tích của chiếc máy bay "hàng không dân dụng". Tức là thời bạo quyền Cộng Sản đã thành lập cái Hàng Không cho Dân Dụng, chuyển tải tử Air VN của miền Nam trước 1975 để lại.
Chiếc máy bay X. đó mất tích luôn, toàn bộ thân tàu, phi hành đoàn, và hành khách từ Hà Nội vô Sài Gòn, máy bay loại nhỏ thôi, nên chỉ có 2 phi công trưởng, phụ và 1 cô tiếp viên hàng không, ái nữ của bà bác sĩ kia mà bố cô thủa đó là một Đại Tá quân Giải Phóng, sau cũng lên tướng... Công An.
Tình cờ tôi, là người láng giềng của nhà cô ta, nên tôi chú ý xem gia đình cô tiếp viên đó... đau khổ như thế nào.
Bấy giờ, sau 30-4-1375, họ CSVN toàn quyền moi móc tìm kiếm ở khắp nơi trên giải đất hình chữ S đâu phải như A.37 chở Đại Tá Nguyễn Văn Thiện có thể bị bắn rớt ở mật khu Cộng Sản xưa. Vậy mà cũng hết cách, cũng lại xếp đau thương, mất mát vào nỗi hữu hạn, vô thường của nhân gian, khi Thượng Đế che thử một bên mắt, bên mắt kia mở lớn trước không gian mông lung, khó hiểu để phải kết luận: mất tung, mất tích nơi cõi đời này.
Hawthrone 15-4-2014
CAO MỴ NHÂN (Saigon Times)
Hồ Công Tâm chuyển