Xe cán chó
Miến: Chính phủ và các lực lượng vũ trang đàm phán
Đại diện của chính phủ Miến Điện và các lực lượng vũ trang của các sắc tộc thiểu số bắt đầu nói chuyện với nhau vào ngày hôm nay để tìm một giải pháp chấm dứt cuộc xung đột kéo dài mấy chục năm nay.
Cuộc thương thảo được đặt tên là Hội nghị Panglong thế kỷ 21, nhắc lại sự kiện diễn ra cách đây 69 năm khi các bộ tộc Miến Điện họp với nhau và quyết định tuyên bố độc lập, và thành lập Liên Bang Miến Điện.
Hội nghị Panglong năm 1947 diễn ra dưới sự chủ trì của tướng Aung San, cha của lãnh tụ Miến điện hiện nay là bà Aung San Suu Kyi.
Được biết là đối thoại giữa chính quyền trung ương và các sắc tộc thiểu số là ưu tiên hàng đầu của bà Suu Kyi từ khi lên nắm quyền ở Miến Điện sau thắng lợi của cuộc bầu cử hồi năm ngoái.
Hiện các cuộc đối thoại được dự trù sẽ tiến hành sáu tháng một lần, để bàn những vấn đề về an ninh, vấn đề chia sẻ quyền lực chính trị, cũng như tôn trọng các giá trị văn hóa của nhau.
Tuy nhiên những hy vọng về một đột phá cho những bế tắc trong quan hệ giữa chính quyền trung ương với các sắc tộc thiểu số lại đang bị đe dọa, vì giao tranh lại một lần nữa bùng nổ tại bang Shan và Kachin vào sáng ngày hôm qua.
Lực lượng nổi dậy nói rằng quân đội đã tấn công các vị trí của họ tại hai bang này. Một vị đại diện của họ nói rằng trong khi ở thủ đô đang nói chuyện hòa bình thì ở ngoài kia người ta lại đang đánh nhau.
Một nhà thương lượng của chính phủ dân sự Miến Điện nói rằng chính phủ đang gặp nhiều áp lực vì phải làm việc với phía quân đội trong tình hình hiện nay. Nhiều nhóm nổi dậy vẫn không buông súng, mặc dầu đó là điều kiện được đưa ra để họ có thể tham gia đàm phán với chính phủ.
rong khi đó thì trên mạng xã hội lại diễn ra một cuộc chiến khác giữa nhóm Phật giáo Miến điện quá khích Ma Ba Tha và cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan.
Ông Annan vốn được chính phủ Miến Điện ủy thác nhiệm vụ tìm ra giải pháp chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo tại bang Rakhine miền Tây Miến Điện. Tại bang này cộng đồng người Hồi giáo Rohyngia bị các nhóm đa số quá khích theo Phật giáo như nhóm Ma Ba Tha phân biệt đối xử.
Nhóm Ma Ba Tha đăng lên trang facebook của họ lời chỉ trích ông Annan rằng ông là một kalar, một tiếng lóng của người Miến dùng để chỉ người Hồi giáo và người Ấn độ một cách khinh bỉ. Nhóm Ma Ba Tha nói rằng ông Annan không xứng đáng để giải quyết chuyện của Miến Điện.
Nhưng nhóm Ma Ba Tha lại đăng sai ảnh của ông Annan, mà thay vào đó là ảnh của một diễn viên nổi tiếng người Mỹ da đen là ông Morgan Freeman. Ông Morgan vốn hay bị nhầm với ông Annan, quê quán ở Ghana bên Phi châu, và có khi lại bị nhầm với cả nhà đấu tranh nhân quyền người Nam Phi là cố Tổng thống Nelson Mandela.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Miến: Chính phủ và các lực lượng vũ trang đàm phán
Đại diện của chính phủ Miến Điện và các lực lượng vũ trang của các sắc tộc thiểu số bắt đầu nói chuyện với nhau vào ngày hôm nay để tìm một giải pháp chấm dứt cuộc xung đột kéo dài mấy chục năm nay.
Cuộc thương thảo được đặt tên là Hội nghị Panglong thế kỷ 21, nhắc lại sự kiện diễn ra cách đây 69 năm khi các bộ tộc Miến Điện họp với nhau và quyết định tuyên bố độc lập, và thành lập Liên Bang Miến Điện.
Hội nghị Panglong năm 1947 diễn ra dưới sự chủ trì của tướng Aung San, cha của lãnh tụ Miến điện hiện nay là bà Aung San Suu Kyi.
Được biết là đối thoại giữa chính quyền trung ương và các sắc tộc thiểu số là ưu tiên hàng đầu của bà Suu Kyi từ khi lên nắm quyền ở Miến Điện sau thắng lợi của cuộc bầu cử hồi năm ngoái.
Hiện các cuộc đối thoại được dự trù sẽ tiến hành sáu tháng một lần, để bàn những vấn đề về an ninh, vấn đề chia sẻ quyền lực chính trị, cũng như tôn trọng các giá trị văn hóa của nhau.
Tuy nhiên những hy vọng về một đột phá cho những bế tắc trong quan hệ giữa chính quyền trung ương với các sắc tộc thiểu số lại đang bị đe dọa, vì giao tranh lại một lần nữa bùng nổ tại bang Shan và Kachin vào sáng ngày hôm qua.
Lực lượng nổi dậy nói rằng quân đội đã tấn công các vị trí của họ tại hai bang này. Một vị đại diện của họ nói rằng trong khi ở thủ đô đang nói chuyện hòa bình thì ở ngoài kia người ta lại đang đánh nhau.
Một nhà thương lượng của chính phủ dân sự Miến Điện nói rằng chính phủ đang gặp nhiều áp lực vì phải làm việc với phía quân đội trong tình hình hiện nay. Nhiều nhóm nổi dậy vẫn không buông súng, mặc dầu đó là điều kiện được đưa ra để họ có thể tham gia đàm phán với chính phủ.
rong khi đó thì trên mạng xã hội lại diễn ra một cuộc chiến khác giữa nhóm Phật giáo Miến điện quá khích Ma Ba Tha và cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan.
Ông Annan vốn được chính phủ Miến Điện ủy thác nhiệm vụ tìm ra giải pháp chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo tại bang Rakhine miền Tây Miến Điện. Tại bang này cộng đồng người Hồi giáo Rohyngia bị các nhóm đa số quá khích theo Phật giáo như nhóm Ma Ba Tha phân biệt đối xử.
Nhóm Ma Ba Tha đăng lên trang facebook của họ lời chỉ trích ông Annan rằng ông là một kalar, một tiếng lóng của người Miến dùng để chỉ người Hồi giáo và người Ấn độ một cách khinh bỉ. Nhóm Ma Ba Tha nói rằng ông Annan không xứng đáng để giải quyết chuyện của Miến Điện.
Nhưng nhóm Ma Ba Tha lại đăng sai ảnh của ông Annan, mà thay vào đó là ảnh của một diễn viên nổi tiếng người Mỹ da đen là ông Morgan Freeman. Ông Morgan vốn hay bị nhầm với ông Annan, quê quán ở Ghana bên Phi châu, và có khi lại bị nhầm với cả nhà đấu tranh nhân quyền người Nam Phi là cố Tổng thống Nelson Mandela.