TIN CỘNG ĐỒNG
Mơ ước mùa Giáng Sinh của những người ‘bụi đời’ Bolsa
Ông Bùi Phong, dạo gần đây hay ngồi phía trước Little Saigon Traffic School nói: “Tôi chỉ dám mong hôm nay có được $10 để trả tiền ngủ.
Ông Bùi Phong chỉ mong có $10 để tối nay được ngủ trong nhà. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Đằng-Giao/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) –
Ông Bùi Phong, dạo gần đây hay ngồi phía trước Little Saigon Traffic School nói: “Tôi chỉ dám mong hôm nay có được $10 để trả tiền ngủ. Có tiền thì được ngủ trong nhà, không có $10 thì ráng ngủ ngoài đường. Năm nay 60 tuổi rồi, ngủ bên ngoài lạnh lắm. Sức tôi không còn như xưa nữa. Từ năm 55 đến giờ, sức tôi suy giảm thấy rõ.”
Ông Phong kể trước đây, ông được lãnh tiền G.R. trong hai năm. “Rồi sau đó, họ ngưng, không cho nữa. Từ đó (khoảng cuối 1989) tới giờ tôi không nhận được bất cứ tiền gì của chính phủ,” ông than. “Tôi không cần tiền ăn vì ít khi thấy đói bụng, nhưng không có tiền ngủ thì sợ lắm.”
Ông Vũ Hoàng Trọng không phải là người vô gia cư và chỉ mong một lời chúc tử tế là đủ rồi. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)Gần đó, trước cửa tiệm heo quay Liên Hoa, ông Vũ Hoàng Trọng cho biết ông không phải là người vô gia cư. “Tôi ra đây cho đỡ buồn. Tối tôi về ngủ trong phòng trung tâm cho người nghèo ở góc đường Westminster và đường Golden West. Ở đó toàn người Mỹ, không ai nói tiếng Việt. Buồn lắm.”
Ông tiếp: “Mấy người trong tiệm này (Liên Hoa) tốt lắm, thường cho tôi thức ăn.”
Về ước mơ mùa Giáng Sinh, ông cười hiền hòa: “Tôi ngồi đây, chỉ muốn nhìn người ta qua lại cho vui thôi. Có ai tốt, chúc tôi một câu ‘Merry Chrismas’ là tôi vui rồi.”
Tuổi ông chỉ mới 60 mà khuôn mặt xạm xịt vì nắng làm ông nhìn như ông cụ 80.
Anh Nguyễn Văn Chung, hay ngồi bên hông tiệm Lee’s Sandwiches trên đường Moran, cười hiền hòa: “Tôi mong có cái ‘sleeping bag’ để tối bớt lạnh, nhưng vừa có người cho rồi. Bây giờ tôi không cần gì nữa.”
Sau khi gặng hỏi, anh đáp: “Tôi không rượu chè, cũng không hút thuốc lá nên mỗi bữa ăn, chỉ cần $3.25 để mua bánh mì Lee là đủ rồi. Nước uống thì miễn phí.”
Anh Thanh Phạm, cần rượu để quên nỗi buồn mất vợ. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)Anh Thanh Phạm, sống lang thang trên vỉa hè Bolsa trong nhiều năm. Mấy tháng nay, anh sống lây lất ở khu nhà hàng Le Croissant Doré, cũng trên đường Bolsa, chỉ mong mỗi ngày có $2 để mua rượu.
Anh tính: “Mỗi chai giá $6.50, mà em cần bốn chai mới đủ. Một chai để em nhâm nhi suốt ngày. Buổi tối phải có ba chai em mới ngủ nổi, không thì lại thấy vợ, thấy con, làm sao mà ngủ nối.”
Anh nhắc lại chuyện không may của mình trong nỗi nghẹn ngào: “Năm 1999, một trận bão kéo dài từ ngày 2 đến ngày 8 Tháng Năm tại Oklahoma đã cuốn mất vợ em và hai con còn rất nhỏ.”
Năm đó, vợ ông, bà Bùi Thu Trâm, vừa được 29 tuổi.
Ông cố dằn xúc động, nói: “Con gái em, bé Kiều lên 4 (tuổi) và con trai, bé Tuấn vừa lên 2 (tuổi).”
Sự thực là tuy vợ anh đã chết trong cơn bão, nhưng cả hai đứa con chỉ bị mất tích nhưng sau đó đã được về sống với bà nội, và nay đã trưởng thành. Tuy nhiên, trong đầu óc không bình thường của anh, tất cả đã qua đời.
Lễ tạ Ơn năm ngoái, nhật báo Người Việt có viết một bài về anh. Vài ngày sau, thân nhân của anh liên lạc và muốn đưa anh về Texas, nhưng anh từ chối, chỉ thích sống ở vỉa hè.
Anh nói: “Sống tự do quen rồi, em không chịu nổi sự gò bó nữa. Em bị chứng nghiện rượu, về nhà là phải cai rượu.”
Anh giải thích: “Bỏ rượu thì lại nhớ vợ con, đau ruột lắm anh ơi. Có bị mất hết gia đình thì mới hiểu cho em. Nhớ vợ con thì thà chết còn sướng hơn.”
Anh khẩn khoản nói: “Nhân dịp này, em xin cám ơn mọi người đã giúp em sống qua ngày mấy năm nay. Nhưng nếu không ai cho (tiền) nữa, để em chết đói hay chết cóng, em cũng xin cám ơn luôn.”
Đời anh có ba tôn chỉ là không tham lam, chân tình và đói thì xin.
Anh bị cao áp huyết nặng và khi vợ con còn sống, anh đã uống thuốc ba lần một ngày và hai tuần phải gặp bác sĩ một lần. Vậy mà anh vẫn phải đi cấp cứu ba lần ngay đầu năm 1999. “Trước đó, em cũng vô bệnh viện để điều trị nhưng thuốc không đủ cho em hạ áp huyết,” anh nói.
“Không hiểu vì lý do gì mà từ 1999 đến giờ, không uống một viên thuốc nào, em vẫn chưa chết được,” anh tâm sự. “Em không biết vì sao ông trời không cho em chết chung với vợ con em. Nhiều lần em nhảy ra đường nhưng người ta thắng kịp, chỉ đụng gãy chân thôi.”
Chỗ ngủ đêm Đông của người bất hạnh trên phố Bolsa. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)Có lần anh ra xa lộ, định nhảy từ cao xuống nhưng bị cảnh sát bắt vô nhà thương tâm thần.
Một người “bạn đường” của anh Thanh là “Sơn mỏng” chỉ ước ao được ngủ thẳng một giấc từ 12 giờ khuya tới 5 giờ sáng. (Đằng-Giao)
Mai Phiet chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Mơ ước mùa Giáng Sinh của những người ‘bụi đời’ Bolsa
Ông Bùi Phong, dạo gần đây hay ngồi phía trước Little Saigon Traffic School nói: “Tôi chỉ dám mong hôm nay có được $10 để trả tiền ngủ.
Ông Bùi Phong chỉ mong có $10 để tối nay được ngủ trong nhà. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Đằng-Giao/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) –
Mơ ước mùa Giáng Sinh của những người ‘bụi đời’ Bolsa
Ông Bùi Phong, dạo gần đây hay ngồi phía trước Little Saigon Traffic School nói: “Tôi chỉ dám mong hôm nay có được $10 để trả tiền ngủ. Có tiền thì được ngủ trong nhà, không có $10 thì ráng ngủ ngoài đường. Năm nay 60 tuổi rồi, ngủ bên ngoài lạnh lắm. Sức tôi không còn như xưa nữa. Từ năm 55 đến giờ, sức tôi suy giảm thấy rõ.”
Ông Phong kể trước đây, ông được lãnh tiền G.R. trong hai năm. “Rồi sau đó, họ ngưng, không cho nữa. Từ đó (khoảng cuối 1989) tới giờ tôi không nhận được bất cứ tiền gì của chính phủ,” ông than. “Tôi không cần tiền ăn vì ít khi thấy đói bụng, nhưng không có tiền ngủ thì sợ lắm.”
Ông Vũ Hoàng Trọng không phải là người vô gia cư và chỉ mong một lời chúc tử tế là đủ rồi. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)Gần đó, trước cửa tiệm heo quay Liên Hoa, ông Vũ Hoàng Trọng cho biết ông không phải là người vô gia cư. “Tôi ra đây cho đỡ buồn. Tối tôi về ngủ trong phòng trung tâm cho người nghèo ở góc đường Westminster và đường Golden West. Ở đó toàn người Mỹ, không ai nói tiếng Việt. Buồn lắm.”
Ông tiếp: “Mấy người trong tiệm này (Liên Hoa) tốt lắm, thường cho tôi thức ăn.”
Về ước mơ mùa Giáng Sinh, ông cười hiền hòa: “Tôi ngồi đây, chỉ muốn nhìn người ta qua lại cho vui thôi. Có ai tốt, chúc tôi một câu ‘Merry Chrismas’ là tôi vui rồi.”
Tuổi ông chỉ mới 60 mà khuôn mặt xạm xịt vì nắng làm ông nhìn như ông cụ 80.
Anh Nguyễn Văn Chung, hay ngồi bên hông tiệm Lee’s Sandwiches trên đường Moran, cười hiền hòa: “Tôi mong có cái ‘sleeping bag’ để tối bớt lạnh, nhưng vừa có người cho rồi. Bây giờ tôi không cần gì nữa.”
Sau khi gặng hỏi, anh đáp: “Tôi không rượu chè, cũng không hút thuốc lá nên mỗi bữa ăn, chỉ cần $3.25 để mua bánh mì Lee là đủ rồi. Nước uống thì miễn phí.”
Anh Thanh Phạm, cần rượu để quên nỗi buồn mất vợ. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)Anh Thanh Phạm, sống lang thang trên vỉa hè Bolsa trong nhiều năm. Mấy tháng nay, anh sống lây lất ở khu nhà hàng Le Croissant Doré, cũng trên đường Bolsa, chỉ mong mỗi ngày có $2 để mua rượu.
Anh tính: “Mỗi chai giá $6.50, mà em cần bốn chai mới đủ. Một chai để em nhâm nhi suốt ngày. Buổi tối phải có ba chai em mới ngủ nổi, không thì lại thấy vợ, thấy con, làm sao mà ngủ nối.”
Anh nhắc lại chuyện không may của mình trong nỗi nghẹn ngào: “Năm 1999, một trận bão kéo dài từ ngày 2 đến ngày 8 Tháng Năm tại Oklahoma đã cuốn mất vợ em và hai con còn rất nhỏ.”
Năm đó, vợ ông, bà Bùi Thu Trâm, vừa được 29 tuổi.
Ông cố dằn xúc động, nói: “Con gái em, bé Kiều lên 4 (tuổi) và con trai, bé Tuấn vừa lên 2 (tuổi).”
Sự thực là tuy vợ anh đã chết trong cơn bão, nhưng cả hai đứa con chỉ bị mất tích nhưng sau đó đã được về sống với bà nội, và nay đã trưởng thành. Tuy nhiên, trong đầu óc không bình thường của anh, tất cả đã qua đời.
Lễ tạ Ơn năm ngoái, nhật báo Người Việt có viết một bài về anh. Vài ngày sau, thân nhân của anh liên lạc và muốn đưa anh về Texas, nhưng anh từ chối, chỉ thích sống ở vỉa hè.
Anh nói: “Sống tự do quen rồi, em không chịu nổi sự gò bó nữa. Em bị chứng nghiện rượu, về nhà là phải cai rượu.”
Anh giải thích: “Bỏ rượu thì lại nhớ vợ con, đau ruột lắm anh ơi. Có bị mất hết gia đình thì mới hiểu cho em. Nhớ vợ con thì thà chết còn sướng hơn.”
Anh khẩn khoản nói: “Nhân dịp này, em xin cám ơn mọi người đã giúp em sống qua ngày mấy năm nay. Nhưng nếu không ai cho (tiền) nữa, để em chết đói hay chết cóng, em cũng xin cám ơn luôn.”
Đời anh có ba tôn chỉ là không tham lam, chân tình và đói thì xin.
Anh bị cao áp huyết nặng và khi vợ con còn sống, anh đã uống thuốc ba lần một ngày và hai tuần phải gặp bác sĩ một lần. Vậy mà anh vẫn phải đi cấp cứu ba lần ngay đầu năm 1999. “Trước đó, em cũng vô bệnh viện để điều trị nhưng thuốc không đủ cho em hạ áp huyết,” anh nói.
“Không hiểu vì lý do gì mà từ 1999 đến giờ, không uống một viên thuốc nào, em vẫn chưa chết được,” anh tâm sự. “Em không biết vì sao ông trời không cho em chết chung với vợ con em. Nhiều lần em nhảy ra đường nhưng người ta thắng kịp, chỉ đụng gãy chân thôi.”
Chỗ ngủ đêm Đông của người bất hạnh trên phố Bolsa. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)Có lần anh ra xa lộ, định nhảy từ cao xuống nhưng bị cảnh sát bắt vô nhà thương tâm thần.
Một người “bạn đường” của anh Thanh là “Sơn mỏng” chỉ ước ao được ngủ thẳng một giấc từ 12 giờ khuya tới 5 giờ sáng. (Đằng-Giao)
Mai Phiet chuyen