Sức khỏe và đời sống

Mời các bạn xem vài chuyên đề về sức khỏe.

Vì phải gánh vác thiên chức mang nặng đẻ đau mà phụ nữ có đời sống tình dục nhạy cảm hơn so với đàn ông và cũng vì thế mà họ dễ mắc những căn bệnh ở cơ quan

SỨC KHỎE ĐẦU TUẦN.

 
.Mời các bạn xem vài chuyên đề về sức khỏe.
 Chuyên đề 1: 8 sai lầm phụ nữ thường mắc
 

Vì phải gánh vác thiên chức mang nặng đẻ đau mà phụ nữ có đời sống tình dục nhạy cảm hơn so với đàn ông và cũng vì thế mà họ dễ mắc những căn bệnh ở cơ quan sinh dục hơn nam giới. Dưới đây là những sai lầm mà nữ giới thường gặp phải liên quan tới vấn đề này.

1 - Vệ sinh cơ quan sinh dục quá đáng
Theo tiến sĩ Patricia Sulak, giáo sư về sản - phụ khoa tại Đại học Y khoa A&M, bang Texas, Mỹ, âm đạo của phụ nữ thường xuyên chứa nhiều vi khuẩn có ích. Những vi sinh vật này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của mầmbệnh, khiến cho khu vực này luôn tự làm sạch một cách tự nhiên. Sử dụng xà phòng, dung dịch tẩy rửa không phù hợp, phấn hay sản phẩm có mùi thơm có thể làm sưng đỏ, đau rát lớp da nhạy cảm của âm đạo. Tốt hơn hết là sử dụng một chất tẩy rửa dịu nhẹ, không mùi để vệ sinh.
2 - Tin tưởng hoàn toàn vào kết quả khám ngực của bác sĩ phụ khoa
Trong việc khám ngực, bác sĩ phụ khoa sẽ quan sát bộ ngực khi bạn ngồi để tìm những nếp gấp của da, dấu hiệu tiềm tàng của bệnh ung thư vú. Sau đó, bạn sẽ được khám ngực trong tư thế nằm ngửa, hai cánh tay gấp lại phía sau để các mô vú trải rộng, bác sĩ dễ dàng khám và phát hiện ra những bất thường nếu có. Bác sĩ sẽ dùng các ngón tay xoa bóp bộ ngực bạn, khởi sự từ đầu vú và di chuyển dần ra phía ngoài, với những động tác xoay tròn nhẹ. Cuối cùng, bác sĩ sẽ bóp nhẹ hai đầu vú để kiểm tra chất dịch tiết ra. Hình thức khám này nếu không phát hiện ra điều gì bất thường cũng không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn yên tâm về bộ ngực của mình.
3 - Không bao giờ thắc mắc về kết quả chụp tia X vú
Theo Nancy Beth Lebowitz, bác sĩ phụ khoa ở New York, nếu bạn cảm giác có một cục thịt nhỏ trong ngực mà sau khi chụp tia X vú, bác sĩ vẫn nói không có gì, bạn không nên xuôi theo phán quyết đó, mà phải yêu cầu thực hiện tiếp kỹ thuật Sonogram (khảo sát vú bằng sóng âm). Hàng năm, có gần 10.000 người bị ung thư vú đã trải qua một thời gian chẩn đoán kéo dài, bởi vì lúc đầu, các bác sĩ không tin những tảng nhỏ trong ngực họ là dấu hiệu của ung thư vú. Bằng cách sử dụng sóng âm, thầy thuốc có thể xác định cục thịt đó là một nang chứa đầy chất dịch (lành tính) hay là một khối u cứng (có thể gây ung thư hoặc không). Kỹ thuật khảo sát bằng sóng âm đặc biệt thuận lợi nếu đối tượng ở vào giai đoạn tiền mãn kinh. Những phụ nữ trẻ có mô ngực dày và kỹ thuật chụp tia X vú dễ dàng phát hiện những bất thường trong bộ ngực hơn những người đứng tuổi.
4 - Không để tâm đến những biến đổi của dịch tiết ra lúc hành kinh
Khi người phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, trung bình lượng máu chiếm 36% trong chất dịch tiết ra. Nếu có những thay đổi nhỏ xảy ra như kỳ kinh ngắn hơn hay chất dịch đậm đặc hơn chút ít so với bình thường thì không sao, vì đó có thể là hậu quả của việc di chuyển nhiều hay chế độ dinh dưỡng hàng ngày tạo ra. Nhưng nếu chất dịch rất khác so với những lần trước như quá đậm đặc hay quá loãng và hiện tượng này diễn ra hơn một lần kinh nguyệt thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Đó có thể là dấu hiệu của sự mang thai hay viêm màng trong tử cung.
5 - Uống tất cả các loại thuốc không cần kê đơn trong thời gian mang thai
Đa số thầy thuốc đều đồng tình là các phụ nữ mang thai có thể uống nhiều loại thuốc không cần đơn bác sĩ, với điều kiện phải tham khảo trước với bác sĩ điều trị. Nói chung, những loại thuốc thông thường như Tylenol (Paracetamol), thuốc kháng Histamine (chữa dị ứng), thuốc tiêu hóa, thuốc trị tiêu chảy và những rối loạn ở dạ dày đều có thể sử dụng khi mang thai, chỉ cần có sự ưng thuận của thầy thuốc. Tuy nhiên, có hai ngoại lệ quan trọng mà thai phụ cần phải tuân thủ, một là thuốc Ibuprofen có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ tuần hoàn của bào thai và Aspirin có thể làm kéo dài thời gian mang thai, thời gian sinh nở, gây xuất huyết nhiều trước và sau khi sinh.
6 - Cho rằng bạn không thể lây nấm cho chồng hoặc ngược lại
Theo Lebowitz, trong lúc giao hợp, hai vợ chồng có thể làm lây nhiễm nấm cho nhau. Tuy nhiên, đàn ông bị lây nhiễm thường không để lại triệu chứng nào. Do đó, nếu bạn nhiễm nấm mãn tính thì hãy khuyên chồng nên đi khám bác sĩ nội khoa để được xác định xem hai người có lây nhiễm cho nhau hay không, trong trường hợp có thì nên áp dụng các liệu pháp diệt nấm.
7 - Cho rằng thể trọng không thể ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục của bạn
Trên thực tế, những phụ nữ gầy quá có thể không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều. Trong khi đó, nếu cơ thể nhiều chất béo quá sẽ sinh ra nhiều hoóc môn estrogen, dễ dẫn đến nguy cơ bị ung thư tử cung và ung thư vú. Ngoài ra, những phụ nữ béo phì sử dụng thuốc ngừa thai sẽ có nhiều nguy cơ bị “vỡ kế hoạch” (mang thai), vì lượng estrogen thái quá do các tế bào mỡ sản sinh có thể làm biến đổi cơ chế chuyển hóa của hoóc môn trong viên thuốc ngừa thai. Các kết quả nghiên cứu còn cho thấy trẻ sinh ra từ những người mẹ béo phì khi mang thai có nguy cơ chết non gấp đôi những đứa trẻ sơ sinh có mẹ bình thường về thể trọng.
8 - Tin rằng thuốc ngừa thai làm gia tăng nguy cơ ung thư vú
Một thông tin đáng phấn khởi cho những phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai: một cuộc nghiên cứu vừa được Đại học John Hopkins (Mỹ) tiến hành với 10.000 phụ nữ cho thấy dù sử dụng loại nào và sử dụng bao lâu, thuốc ngừa thai dạng uống cũng chẳng có tác động gì đến nguy cơ mắc bệnhung thư vú cả.

Chuyên đề 2:Để con bạn ngủ ngon giấc

Giấc ngủ đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ.

Theo đánh giá chung của giới y khoa, khoảng 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi mắc chứng khó ngủ. Một số có thể bị ngay từ khi mới chào đời, số khác khó ngủ về sau do các nguyên nhân như mọc răng hoặc ốm xong mà không thể trở lại với nếp sinh hoạt cũ được.

Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin về trẻ em ở lứa tuổi này, với hy vọng rằng các em sẽ có được giấc ngủ ngon lành.
Hầu hết trẻ em lúc mới sinh đều mắc chứng khó ngủ, và đa số cha mẹ đều đã lường trước được chuyện này. Có nhiều trẻ lúc đầu ngủ rất ngon, nhưng sau khi được 6 tháng tuổi thì bắt đầu bị khó ngủ. Ví dụ, tỷ lệ trẻ bị thức giấc giữa đêm từ tháng thứ 6 trở đi lên tới 50%, mặc dù trước đấy giấc ngủ của các em hoàn toàn bình thường.
Kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy: Chứng khó ngủ xuất hiện ở trẻ em 9 tháng tuổi là 22%, 1-2 tuổi là 15-20%, và 3 tuổi trở lên là 16%. Chứng thường xuyên thức giấc giữa đêm ở trẻ em 9 tháng tuổi là 42%, 1-2 tuổi là 20-26%, và 3 tuổi trở lên là 14%.
Nhu cầu ngủ trung bình của trẻ em:
12 tháng tuổi:  13,5 tiếng
2 tuổi:             13 tiếng
3 tuổi:             12 tiếng
5 tuổi:             11 tiếng
Xin lưu ý rằng, đây chỉ là thời gian ngủ trung bình của trẻ em mà thôi. Tuỳ theo điều kiện ánh sáng, môi trường, thói quen... thời gian ngủ của từng em có thể khác nhau.
Nếu trẻ khó ngủ:
- Hãy tạo thói quen đi ngủ cho trẻ - có thể là sau bữa ăn cuối cùng trong ngày hoặc sau khi tắm. Đừng phức tạp hóa vấn đề, nếu như bạn không muốn mất thời gian với chuyện cho con ngủ.
- Hãy để cho trẻ có thời gian chuẩn bị trước khi ngủ. Nếu con khóc, bạn đừng quay lại ngay lập tức, nhưng cũng đừng bỏ đi lâu quá khiến cho trẻ cảm thấy tủi thân.
- Đừng làm ồn. Điều này sẽ khiến cho trẻ dễ ngủ và hiểu được rằng đêm khác với ngày.
- Hãy để cho trẻ nghe được một số tiếng động bình thường trong nhà. Nhiều khi, trẻ em thích nghe tiếng động trong nhà và cảm thấy yên tâm vì biết rằng bạn vẫn đang ở bên cạnh.
- Hãy cho con bạn ngủ ở nơi kín gió. Như thế, một đứa trẻ hiếu động sẽ nhanh chóng nằm im và ngủ ngon.
- Nếu con bạn sợ bóng tối, bạn nên để ngọn đèn ngủ có ánh sáng dịu trong phòng.
Nếu trẻ hay dậy sớm:
- Dùng rèm sẫm màu để ánh sáng khỏi lọt vào phòng ngủ của trẻ, đặc biệt là vào mùa hè.
- Hãy chuẩn bị đồ chơi cho trẻ chơi vào buổi sáng. Trẻ sẽ âm thầm chơi một mình cho đến khi nghe thấy tiếng động và biết là cả nhà đã dậy.
- Nếu có từ 2 con trở lên, chúng sẽ tự chơi với nhau cho đến khi bạn tỉnh giấc.
Nhu cầu ngủ của trẻ em rất khác nhau. Đối với trẻ em 2 tuổi, thời gian ngủ trung bình là 13 tiếng. Tuy nhiên, ở lứa tuổi lớn hơn, thời gian ngủ của trẻ cũng ít hơn. Các em bắt đầu quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh mình, và bắt đầu cảm thấy do dự khi quyết định đi ngủ. Bạn có thể cho con đi ngủ muộn trong trường hợp bạn phải làm việc khuya hoặc muốn dành thời gian để chơi thêm với con.
Tuy nhiên, cần phải hết sức để ý đến nhu cầu ngủ của trẻ. Sau đây là một số lời khuyên để con bạn được ngủ ngon:
- Hãy tạo ra thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ.
- Đừng bao giờ để trẻ đùa vui quá mức ngay trước giờ ngủ.
- Nếu trẻ không tỏ vẻ mệt mỏi, hãy cứ cho con bạn vào giường cùng với đồ chơi mà trẻ yêu thích.
- Đừng để cho trẻ ngủ ngày nhiều, đặc biệt là vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu trẻ thực sự mệt mỏi, hãy để cho con bạn được chợp mắt một lát.
- Ban ngày, hãy cho con bạn tham gia vận động cơ thể.

Chuyên đề 3: Các bệnh hay gặp trong mùa mưa lạnh ở trẻ

Cần giữ ấm cho trẻ để phòng ngừa cácbệnh trong mùa lạnh.

Viêm phế quản, cảm mạo, viêm amiđan, sốt xuất huyết... là những bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển sang mùa mưa lạnh ẩm thấp. Cần giữ ấm và vệ sinh răng miệng cẩn thận cho các em để tránh nhiễm trùng.

Các bệnh thường gặp:
1. Cảm mạo thường biểu hiện dưới dạng dị ứng mũi. Ngườibệnh hắt xì thành cơn dài liên tục, kèm theo chảy nhiều nước mũi trong và lỏng, không sốt. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường như Phenergan, Chlopheniramin, Theralen... trong vài ngày là hết.
2. Viêm mũi: bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh, có triệu chứng ngứa lỗ mũi (trẻ hay dụi tay lên mũi) và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Ở trẻ còn bú, khi bị viêm mũi thường gây khó chịu, ngủ không yên giấc, nghẹt mũi gây thở khò khè, thường phải thở bằng miệng và phải ngưng lại nhiều lần để thở khi bú. Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh V.A, Amiđan.
3. V.A - sùi vòm: bệnh phổ biến ở trẻ em 3-7 tuổi. V.A là nơi sản xuất ra kháng thể chống lại vi trùng xâm nhập vào cơ thể, đồng thời cũng là nơi tập trung vi trùng nếu không còn khả năng tiêu diệt. Trẻ viêm V.A thường gầy yếu, kém nhanh nhẹn, chảy nước mũi thường xuyên, ban đầu là nước mũi trong sau đục mủ vàng hoặc xanh, bị nóng sốt vặt kèm ho nhiều, trong tai có thể chảy mủ, ngáy to khi ngủ do mũi bị nghẹt và phải thở bằng miệng. Ngoài ra, viêm V.A khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.
4. Viêm amiđan: Amiđan cũng có công dụng như V.A. Trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm Amiđan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.
5. Viêm họng cấp: là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gâybệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnhcó thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.
6. Viêm xoang: thường xảy ra sau những bệnh về mũi như sổ mũi mùa, nghẹt mũi, viêm mũi. Nhức đầu là biểu hiện nổi bật trong viêm xoang. Ngoài ra người bệnh còn bị nghẹt mũi, nước mũi đặc, cần được chụp phim để xác định tình trạng xoang bị viêm.
7. Viêm phế quản: có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết, hoặc bị viêm họng, viêm mũi... Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi, ăn uống bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản phổi rất nguy hiểm.
8. Bệnh suyễn (hen phế quản): thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi. Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời.
9. Sốt xuất huyết: bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu phân máu...
Chú ý:
- Trẻ đang sốt cao liên tục, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, lờ đờ, chân tay lạnh là biểu hiện của sốc cần được xử trí cấp cứu kịp thời.
- Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol.
Biện pháp phòng bệnh mùa đông:
- Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh gió lạnh về chiều. Không nên nằm ngủ trong phòng máy lạnh kéo dài hay để quạt suốt đêm.
- Cần vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm trùng.
- Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi.
- Bố trí phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, tiêu diệt muỗi, thông thoát nước tốt, tránh để nước đọng vũng tạo môi trường ẩm thấp.
- Cần chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định.
- Theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.

Chuyên đề 4: Chứng táo bón ở trẻ nhỏ

Ảnh: pro.corbis.com
Đây là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và các bậc cha mẹ thường rất lúng túng. Đa phần là tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện, chỉ đôi khi tình trạng táo bón trở nên xấu đi nhưng rất hiếm.
Thế nào là đại tiện bình thường?

Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường sẽ “ngồi bô” một ngày mấy lần nhỉ? Thông thường thì các bé trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi cầu 3 lần/ngày, ngược lại có trẻ đi cầu không theo ngày nào cả. Tất cả đều bình thường.  Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 3 ngày mới đi cầu một lần. 

Kích thước và lượng chất thải của các bé cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào những gì trẻ ăn uống hằng ngày.

Làm sao để biết trẻ bị táo bón?

Dấu hiệu trẻ bị táo bón:

- Bé dường như rất khó khăn để có thể đi cầu.

- Có cảm giác đau khi đi cầu, có thể cảm nhận qua hành động ngại đi cầu, ngồi nhón chân của trẻ.

- Chất thải rất cứng và khô.

Nguyên nhân gây ra táo bón

Không đủ lượng nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất.

Nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. Vết nứt hậu môn là vết rạn trên da ở bờ hậu môn và điều này làm cho việc đi cầu gây ra đau đớn và trở thành cực hình. 

Thường thì chứng táo bón xuất hiện sau khi trẻ trải qua một thời gian viêm nhiễm, không khỏe. Trong khi bị ốm, bé thường không uống đủ lượng nước cần thiết khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn.

Thêm vào đó, nỗi sợ giáo viên hoặc sợ toi-let bẩn sẽ góp phần dẫn tới chứng táo bón.

Bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy cũng khiến hệ tiêu hóa còn non của trẻ mất cân bằng và không thể tự kiểm soát, kết quả là dẫn tới chứng táo bón. Đây có thể là do trẻ lo lắng sợ ị ra quần.

Rối loạn cảm xúc cũng được xem là một nguyên nhân nếu bé sống trong bầu không khí  gia đình thường xuyên căng thẳng.

Việc điều trị bằng thuốc men thường không gây ra chứng táo bón ở trẻ nhỏ (dù có thể gây táo bón cho người lớn) nhưng đôi khi một số loại siro ho có thể gây ra hiện tượng này.

Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa.  

Chứng táo bón đôi khi xảy ra khi một đứa trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang uống sữa bò hoặc sữa công thức.

Giúp trẻ bị táo bón như thế nào?

Cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé nếu con bạn chưa được 1 tuổi.

Nếu bé trên 1 tuổi, bạn có thể thử một trong các cách sau:

- Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng. 

- Khuyến khích bé uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé.

- Với trẻ sống ở vùng ôn đới, lượng nước cần uống mỗi ngày là 1,5l/trẻ 4 - 6 tuổi và 2l/trẻ từ 7 tuổi trở lên. Tất nhiên, trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới cần uống nhiều nước hơn.

- Tăng lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Điều này dường như rất khó thực hiện bởi một khảo sát cho thấy 29 - 48% trẻ em bị táo bón là do “ăn uống cầu kỳ” và 47% có hiện tượng ăn kém ngon miệng. 

Ăn uống là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng táo bón. Hãy giải thích với trẻ rằng bạn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng để bé dễ đi cầu hơn nhưng không nên tạo ra quá nhiều sự khác biệt với chế độ ăn của cả nhà. Tốt nhất là cả gia đình cùng ăn những thực phẩm đó và cố gắng ăn 5 loại rau quả/ngày. 

Đừng vội hạn chế sữa trong chế độ dinh dưỡng trẻ mà không trao đổi trước với bác sĩ bởi nó có thể dẫn tới việc thiếu hụt dinh dưỡng. Khoảng 50% trẻ em bị dị ứng với sữa bò và cũng thường dị ứng luôn với các protein trong đậu nành. Vì thế việc chuyển từ sữa bò sang sữa đậu nành chưa hẳn đã là giải pháp tốt.

Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi cầu sau đó ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi cầu ở trường).

Nên cho trẻ ngồi ghế ị riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.

Đừng cho trẻ uống thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ. 

Khi nào cần tới bác sĩ?

Nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé dưới 1 tuổi. 

Nếu bé lớn tuổi hơn, bạn nên cố gắng tìm nguyên nhân tại sao bé táo bón và thử điều chỉnh. Khi tình trạng không chuyển biến, lúc đó mới cần tới sự tư vấn của bác sĩ.

Bạn không nên chậm trễ trong việc đưa trẻ tới bác sĩ nếu bạn nhận thấy rằng mình trở nên bực bội với chuyện táo bón của trẻ. Trẻ bị táo bón có thể làm bạn vô cùng nản lòng khi liên tục suy/lấy bô mà bé không ị. Nhưng táo bón không phải là lỗi của trẻ và càng không phải là sự cố ý. Điều quan trọng là phải hết sức kiên nhẫn. Hãy nghĩ rằng thế nào bé cũng phải ị bởi chất thải sẽ tích đầy trong bụng và trẻ sẽ có cảm giác muốn đi cầu. Khi đó, thậm chí bạn còn phải hỗ trợ bé bằng cách ngâm hậu môn bé trong nước ấm để kích thích phản xạ đi cầu của bé. Hơn thế, bị tiêu chảy mới thực sự là vấn đề lớn còn táo bón cũng chỉ là hiện tượng nhất thời mà thôi.

Bác sĩ có thể làm gì

Bác sĩ sẽ kiểm tra để xem thể chất bé có vấn đề gì không. Bác sĩ sẽ quyết định có phải dùng thuốc nhuận tràng hay không. 

 
Với thuốc nhuận tràng, một chu trình của nó thường kéo dài khoảng 3 tháng và sẽ giảm liều dần dần.

 Chuyên đề 5: Không nên cho trẻ nhỏ ngủ trong giường của người lớn 

Đối với các cháu nhỏ, nằm nghiêng an toàn hơn nằm sấp.

Điều này có thể khiến các cháu bị ngạt hoặc ngã. Tại Mỹ, mỗi năm có hơn 60 trẻ dưới 2 tuổi chết sau khi được đặt ngủ trong giường của người lớn. Gần như toàn bộ các ca tử vong đều liên quan tới trẻ dưới 12 tháng hoặc nhỏ hơn, nguyên nhân là do ngạt.

Ngày 3/5, Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng của Mỹ đã phát động chiến dịch nhằm tuyên truyền giáo dục các ông bố bà mẹ tương lai, nhân viên y tế và những người chăm sóc trẻ về mối nguy hiểm của việc cho bé ngủ trong giường người lớn.
Thomas Moore, người đứng đầu cơ quan này, nói: "Rất nhiều phụ huynh không ý thức được những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Chúng tôi cảnh báo cha mẹ rằng việc đẩy giường của người lớn vào sát tường hoặc trải gối ở cạnh mép giường không thể bảo vệ trẻ. Trên thực tế, những hành động này gây nguy hiểm cho các cháu".
Trong khoảng thời gian 1999-2001, Mỹ đã ghi nhận 180 trường hợp trẻ dưới 2 tuổi chết trong khi ngủ tại giường của người lớn. Tổng cộng 38 trẻ bị mắc kẹt giữa giường và tường hoặc giữa giường với một vật khác. Điển hình là vụ bé gái 5 tháng tuổi ngủ với cha mẹ trên giường đệm nước và bị kẹt trong kẽ rộng 10 cm giữa giường và cũi. Bé bị mắc ở phần cổ và đã chết vì thiếu không khí. Một số trường hợp chết vì ngạt do chăn hoặc gối. Một số khác bị ngã từ trên giường xuống và chết ngạt sau khi rơi vào đống quần áo hoặc túi nylon. Trong một trường hợp, đứa trẻ ngã vào xô nước 20 lít và bị chết đuối trong đó.
Gần 1/3 số trường hợp tử vong khi ngủ chung giường với bố mẹ là do người lớn hoặc trẻ khác nằm đè lên em bé. Theo Ủy ban, trên thực tế, số nạn nhân còn cao hơn vì con số thống kê nói trên mới chỉ dựa trên những báo cáo chưa hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, James McKenna, Giám đốc Phòng nghiên cứu Hành vi ngủ Mẹ - Con tại Đại học Notre Dame (Mỹ), nói khuyến cáo này quá đơn giản và "phớt lờ hành vi của con người". Theo ông, rất nhiều bà mẹ vẫn ngủ an toàn với con trong thời gian còn cho con bú, và đã cứu sống các cháu nhờ vẫn nhận thức được về sự có mặt của bé ngay cả khi ngủ. Ông cho rằng số liệu thống kê của chính phủ bao gồm cả những trường hợp bố mẹ bỏ bễ con một cách quá đáng và không tiêu biểu cho phần lớn phụ huynh.
Từ năm 1994, Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng đã cảnh báo những nguy hiểm của việc dùng chăn đệm mềm trong cũi và cho trẻ nằm sấp. Cả hai điều này đều liên quan tới hội chứng đột tử ở trẻ em (SIDS).
Khuyến cáo của Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng Mỹ
* Không để trẻ nhỏ nằm ngủ trong giường người lớn hay giường có chăn đệm mềm.
* Cho trẻ nằm ngủ trong cũi. Cũi này phải tuân thủ các quy định chuẩn, đệm phải cứng và vừa với giường.
* Chỉ dùng đệm đi kèm với giường của nhà sản xuất. Không dùng thêm đệm thứ hai vì trẻ có thể bị ngạt trong khoảng giữa hai tấm đệm.
* Không cho thêm các vật dụng mềm như chăn, búp bê, gối ôm và gối đầu vào giường.
* Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, không cho bé nằm sấp.
 

 

 Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD
 
An Tran chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Mời các bạn xem vài chuyên đề về sức khỏe.

Vì phải gánh vác thiên chức mang nặng đẻ đau mà phụ nữ có đời sống tình dục nhạy cảm hơn so với đàn ông và cũng vì thế mà họ dễ mắc những căn bệnh ở cơ quan

SỨC KHỎE ĐẦU TUẦN.

 
.Mời các bạn xem vài chuyên đề về sức khỏe.
 Chuyên đề 1: 8 sai lầm phụ nữ thường mắc
 

Vì phải gánh vác thiên chức mang nặng đẻ đau mà phụ nữ có đời sống tình dục nhạy cảm hơn so với đàn ông và cũng vì thế mà họ dễ mắc những căn bệnh ở cơ quan sinh dục hơn nam giới. Dưới đây là những sai lầm mà nữ giới thường gặp phải liên quan tới vấn đề này.

1 - Vệ sinh cơ quan sinh dục quá đáng
Theo tiến sĩ Patricia Sulak, giáo sư về sản - phụ khoa tại Đại học Y khoa A&M, bang Texas, Mỹ, âm đạo của phụ nữ thường xuyên chứa nhiều vi khuẩn có ích. Những vi sinh vật này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của mầmbệnh, khiến cho khu vực này luôn tự làm sạch một cách tự nhiên. Sử dụng xà phòng, dung dịch tẩy rửa không phù hợp, phấn hay sản phẩm có mùi thơm có thể làm sưng đỏ, đau rát lớp da nhạy cảm của âm đạo. Tốt hơn hết là sử dụng một chất tẩy rửa dịu nhẹ, không mùi để vệ sinh.
2 - Tin tưởng hoàn toàn vào kết quả khám ngực của bác sĩ phụ khoa
Trong việc khám ngực, bác sĩ phụ khoa sẽ quan sát bộ ngực khi bạn ngồi để tìm những nếp gấp của da, dấu hiệu tiềm tàng của bệnh ung thư vú. Sau đó, bạn sẽ được khám ngực trong tư thế nằm ngửa, hai cánh tay gấp lại phía sau để các mô vú trải rộng, bác sĩ dễ dàng khám và phát hiện ra những bất thường nếu có. Bác sĩ sẽ dùng các ngón tay xoa bóp bộ ngực bạn, khởi sự từ đầu vú và di chuyển dần ra phía ngoài, với những động tác xoay tròn nhẹ. Cuối cùng, bác sĩ sẽ bóp nhẹ hai đầu vú để kiểm tra chất dịch tiết ra. Hình thức khám này nếu không phát hiện ra điều gì bất thường cũng không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn yên tâm về bộ ngực của mình.
3 - Không bao giờ thắc mắc về kết quả chụp tia X vú
Theo Nancy Beth Lebowitz, bác sĩ phụ khoa ở New York, nếu bạn cảm giác có một cục thịt nhỏ trong ngực mà sau khi chụp tia X vú, bác sĩ vẫn nói không có gì, bạn không nên xuôi theo phán quyết đó, mà phải yêu cầu thực hiện tiếp kỹ thuật Sonogram (khảo sát vú bằng sóng âm). Hàng năm, có gần 10.000 người bị ung thư vú đã trải qua một thời gian chẩn đoán kéo dài, bởi vì lúc đầu, các bác sĩ không tin những tảng nhỏ trong ngực họ là dấu hiệu của ung thư vú. Bằng cách sử dụng sóng âm, thầy thuốc có thể xác định cục thịt đó là một nang chứa đầy chất dịch (lành tính) hay là một khối u cứng (có thể gây ung thư hoặc không). Kỹ thuật khảo sát bằng sóng âm đặc biệt thuận lợi nếu đối tượng ở vào giai đoạn tiền mãn kinh. Những phụ nữ trẻ có mô ngực dày và kỹ thuật chụp tia X vú dễ dàng phát hiện những bất thường trong bộ ngực hơn những người đứng tuổi.
4 - Không để tâm đến những biến đổi của dịch tiết ra lúc hành kinh
Khi người phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, trung bình lượng máu chiếm 36% trong chất dịch tiết ra. Nếu có những thay đổi nhỏ xảy ra như kỳ kinh ngắn hơn hay chất dịch đậm đặc hơn chút ít so với bình thường thì không sao, vì đó có thể là hậu quả của việc di chuyển nhiều hay chế độ dinh dưỡng hàng ngày tạo ra. Nhưng nếu chất dịch rất khác so với những lần trước như quá đậm đặc hay quá loãng và hiện tượng này diễn ra hơn một lần kinh nguyệt thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Đó có thể là dấu hiệu của sự mang thai hay viêm màng trong tử cung.
5 - Uống tất cả các loại thuốc không cần kê đơn trong thời gian mang thai
Đa số thầy thuốc đều đồng tình là các phụ nữ mang thai có thể uống nhiều loại thuốc không cần đơn bác sĩ, với điều kiện phải tham khảo trước với bác sĩ điều trị. Nói chung, những loại thuốc thông thường như Tylenol (Paracetamol), thuốc kháng Histamine (chữa dị ứng), thuốc tiêu hóa, thuốc trị tiêu chảy và những rối loạn ở dạ dày đều có thể sử dụng khi mang thai, chỉ cần có sự ưng thuận của thầy thuốc. Tuy nhiên, có hai ngoại lệ quan trọng mà thai phụ cần phải tuân thủ, một là thuốc Ibuprofen có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ tuần hoàn của bào thai và Aspirin có thể làm kéo dài thời gian mang thai, thời gian sinh nở, gây xuất huyết nhiều trước và sau khi sinh.
6 - Cho rằng bạn không thể lây nấm cho chồng hoặc ngược lại
Theo Lebowitz, trong lúc giao hợp, hai vợ chồng có thể làm lây nhiễm nấm cho nhau. Tuy nhiên, đàn ông bị lây nhiễm thường không để lại triệu chứng nào. Do đó, nếu bạn nhiễm nấm mãn tính thì hãy khuyên chồng nên đi khám bác sĩ nội khoa để được xác định xem hai người có lây nhiễm cho nhau hay không, trong trường hợp có thì nên áp dụng các liệu pháp diệt nấm.
7 - Cho rằng thể trọng không thể ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục của bạn
Trên thực tế, những phụ nữ gầy quá có thể không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều. Trong khi đó, nếu cơ thể nhiều chất béo quá sẽ sinh ra nhiều hoóc môn estrogen, dễ dẫn đến nguy cơ bị ung thư tử cung và ung thư vú. Ngoài ra, những phụ nữ béo phì sử dụng thuốc ngừa thai sẽ có nhiều nguy cơ bị “vỡ kế hoạch” (mang thai), vì lượng estrogen thái quá do các tế bào mỡ sản sinh có thể làm biến đổi cơ chế chuyển hóa của hoóc môn trong viên thuốc ngừa thai. Các kết quả nghiên cứu còn cho thấy trẻ sinh ra từ những người mẹ béo phì khi mang thai có nguy cơ chết non gấp đôi những đứa trẻ sơ sinh có mẹ bình thường về thể trọng.
8 - Tin rằng thuốc ngừa thai làm gia tăng nguy cơ ung thư vú
Một thông tin đáng phấn khởi cho những phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai: một cuộc nghiên cứu vừa được Đại học John Hopkins (Mỹ) tiến hành với 10.000 phụ nữ cho thấy dù sử dụng loại nào và sử dụng bao lâu, thuốc ngừa thai dạng uống cũng chẳng có tác động gì đến nguy cơ mắc bệnhung thư vú cả.

Chuyên đề 2:Để con bạn ngủ ngon giấc

Giấc ngủ đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ.

Theo đánh giá chung của giới y khoa, khoảng 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi mắc chứng khó ngủ. Một số có thể bị ngay từ khi mới chào đời, số khác khó ngủ về sau do các nguyên nhân như mọc răng hoặc ốm xong mà không thể trở lại với nếp sinh hoạt cũ được.

Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin về trẻ em ở lứa tuổi này, với hy vọng rằng các em sẽ có được giấc ngủ ngon lành.
Hầu hết trẻ em lúc mới sinh đều mắc chứng khó ngủ, và đa số cha mẹ đều đã lường trước được chuyện này. Có nhiều trẻ lúc đầu ngủ rất ngon, nhưng sau khi được 6 tháng tuổi thì bắt đầu bị khó ngủ. Ví dụ, tỷ lệ trẻ bị thức giấc giữa đêm từ tháng thứ 6 trở đi lên tới 50%, mặc dù trước đấy giấc ngủ của các em hoàn toàn bình thường.
Kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy: Chứng khó ngủ xuất hiện ở trẻ em 9 tháng tuổi là 22%, 1-2 tuổi là 15-20%, và 3 tuổi trở lên là 16%. Chứng thường xuyên thức giấc giữa đêm ở trẻ em 9 tháng tuổi là 42%, 1-2 tuổi là 20-26%, và 3 tuổi trở lên là 14%.
Nhu cầu ngủ trung bình của trẻ em:
12 tháng tuổi:  13,5 tiếng
2 tuổi:             13 tiếng
3 tuổi:             12 tiếng
5 tuổi:             11 tiếng
Xin lưu ý rằng, đây chỉ là thời gian ngủ trung bình của trẻ em mà thôi. Tuỳ theo điều kiện ánh sáng, môi trường, thói quen... thời gian ngủ của từng em có thể khác nhau.
Nếu trẻ khó ngủ:
- Hãy tạo thói quen đi ngủ cho trẻ - có thể là sau bữa ăn cuối cùng trong ngày hoặc sau khi tắm. Đừng phức tạp hóa vấn đề, nếu như bạn không muốn mất thời gian với chuyện cho con ngủ.
- Hãy để cho trẻ có thời gian chuẩn bị trước khi ngủ. Nếu con khóc, bạn đừng quay lại ngay lập tức, nhưng cũng đừng bỏ đi lâu quá khiến cho trẻ cảm thấy tủi thân.
- Đừng làm ồn. Điều này sẽ khiến cho trẻ dễ ngủ và hiểu được rằng đêm khác với ngày.
- Hãy để cho trẻ nghe được một số tiếng động bình thường trong nhà. Nhiều khi, trẻ em thích nghe tiếng động trong nhà và cảm thấy yên tâm vì biết rằng bạn vẫn đang ở bên cạnh.
- Hãy cho con bạn ngủ ở nơi kín gió. Như thế, một đứa trẻ hiếu động sẽ nhanh chóng nằm im và ngủ ngon.
- Nếu con bạn sợ bóng tối, bạn nên để ngọn đèn ngủ có ánh sáng dịu trong phòng.
Nếu trẻ hay dậy sớm:
- Dùng rèm sẫm màu để ánh sáng khỏi lọt vào phòng ngủ của trẻ, đặc biệt là vào mùa hè.
- Hãy chuẩn bị đồ chơi cho trẻ chơi vào buổi sáng. Trẻ sẽ âm thầm chơi một mình cho đến khi nghe thấy tiếng động và biết là cả nhà đã dậy.
- Nếu có từ 2 con trở lên, chúng sẽ tự chơi với nhau cho đến khi bạn tỉnh giấc.
Nhu cầu ngủ của trẻ em rất khác nhau. Đối với trẻ em 2 tuổi, thời gian ngủ trung bình là 13 tiếng. Tuy nhiên, ở lứa tuổi lớn hơn, thời gian ngủ của trẻ cũng ít hơn. Các em bắt đầu quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh mình, và bắt đầu cảm thấy do dự khi quyết định đi ngủ. Bạn có thể cho con đi ngủ muộn trong trường hợp bạn phải làm việc khuya hoặc muốn dành thời gian để chơi thêm với con.
Tuy nhiên, cần phải hết sức để ý đến nhu cầu ngủ của trẻ. Sau đây là một số lời khuyên để con bạn được ngủ ngon:
- Hãy tạo ra thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ.
- Đừng bao giờ để trẻ đùa vui quá mức ngay trước giờ ngủ.
- Nếu trẻ không tỏ vẻ mệt mỏi, hãy cứ cho con bạn vào giường cùng với đồ chơi mà trẻ yêu thích.
- Đừng để cho trẻ ngủ ngày nhiều, đặc biệt là vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu trẻ thực sự mệt mỏi, hãy để cho con bạn được chợp mắt một lát.
- Ban ngày, hãy cho con bạn tham gia vận động cơ thể.

Chuyên đề 3: Các bệnh hay gặp trong mùa mưa lạnh ở trẻ

Cần giữ ấm cho trẻ để phòng ngừa cácbệnh trong mùa lạnh.

Viêm phế quản, cảm mạo, viêm amiđan, sốt xuất huyết... là những bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển sang mùa mưa lạnh ẩm thấp. Cần giữ ấm và vệ sinh răng miệng cẩn thận cho các em để tránh nhiễm trùng.

Các bệnh thường gặp:
1. Cảm mạo thường biểu hiện dưới dạng dị ứng mũi. Ngườibệnh hắt xì thành cơn dài liên tục, kèm theo chảy nhiều nước mũi trong và lỏng, không sốt. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường như Phenergan, Chlopheniramin, Theralen... trong vài ngày là hết.
2. Viêm mũi: bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh, có triệu chứng ngứa lỗ mũi (trẻ hay dụi tay lên mũi) và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Ở trẻ còn bú, khi bị viêm mũi thường gây khó chịu, ngủ không yên giấc, nghẹt mũi gây thở khò khè, thường phải thở bằng miệng và phải ngưng lại nhiều lần để thở khi bú. Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh V.A, Amiđan.
3. V.A - sùi vòm: bệnh phổ biến ở trẻ em 3-7 tuổi. V.A là nơi sản xuất ra kháng thể chống lại vi trùng xâm nhập vào cơ thể, đồng thời cũng là nơi tập trung vi trùng nếu không còn khả năng tiêu diệt. Trẻ viêm V.A thường gầy yếu, kém nhanh nhẹn, chảy nước mũi thường xuyên, ban đầu là nước mũi trong sau đục mủ vàng hoặc xanh, bị nóng sốt vặt kèm ho nhiều, trong tai có thể chảy mủ, ngáy to khi ngủ do mũi bị nghẹt và phải thở bằng miệng. Ngoài ra, viêm V.A khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.
4. Viêm amiđan: Amiđan cũng có công dụng như V.A. Trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm Amiđan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.
5. Viêm họng cấp: là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gâybệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnhcó thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.
6. Viêm xoang: thường xảy ra sau những bệnh về mũi như sổ mũi mùa, nghẹt mũi, viêm mũi. Nhức đầu là biểu hiện nổi bật trong viêm xoang. Ngoài ra người bệnh còn bị nghẹt mũi, nước mũi đặc, cần được chụp phim để xác định tình trạng xoang bị viêm.
7. Viêm phế quản: có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết, hoặc bị viêm họng, viêm mũi... Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi, ăn uống bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản phổi rất nguy hiểm.
8. Bệnh suyễn (hen phế quản): thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi. Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời.
9. Sốt xuất huyết: bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu phân máu...
Chú ý:
- Trẻ đang sốt cao liên tục, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, lờ đờ, chân tay lạnh là biểu hiện của sốc cần được xử trí cấp cứu kịp thời.
- Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol.
Biện pháp phòng bệnh mùa đông:
- Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh gió lạnh về chiều. Không nên nằm ngủ trong phòng máy lạnh kéo dài hay để quạt suốt đêm.
- Cần vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm trùng.
- Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi.
- Bố trí phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, tiêu diệt muỗi, thông thoát nước tốt, tránh để nước đọng vũng tạo môi trường ẩm thấp.
- Cần chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định.
- Theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.

Chuyên đề 4: Chứng táo bón ở trẻ nhỏ

Ảnh: pro.corbis.com
Đây là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và các bậc cha mẹ thường rất lúng túng. Đa phần là tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện, chỉ đôi khi tình trạng táo bón trở nên xấu đi nhưng rất hiếm.
Thế nào là đại tiện bình thường?

Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường sẽ “ngồi bô” một ngày mấy lần nhỉ? Thông thường thì các bé trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi cầu 3 lần/ngày, ngược lại có trẻ đi cầu không theo ngày nào cả. Tất cả đều bình thường.  Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 3 ngày mới đi cầu một lần. 

Kích thước và lượng chất thải của các bé cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào những gì trẻ ăn uống hằng ngày.

Làm sao để biết trẻ bị táo bón?

Dấu hiệu trẻ bị táo bón:

- Bé dường như rất khó khăn để có thể đi cầu.

- Có cảm giác đau khi đi cầu, có thể cảm nhận qua hành động ngại đi cầu, ngồi nhón chân của trẻ.

- Chất thải rất cứng và khô.

Nguyên nhân gây ra táo bón

Không đủ lượng nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất.

Nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. Vết nứt hậu môn là vết rạn trên da ở bờ hậu môn và điều này làm cho việc đi cầu gây ra đau đớn và trở thành cực hình. 

Thường thì chứng táo bón xuất hiện sau khi trẻ trải qua một thời gian viêm nhiễm, không khỏe. Trong khi bị ốm, bé thường không uống đủ lượng nước cần thiết khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn.

Thêm vào đó, nỗi sợ giáo viên hoặc sợ toi-let bẩn sẽ góp phần dẫn tới chứng táo bón.

Bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy cũng khiến hệ tiêu hóa còn non của trẻ mất cân bằng và không thể tự kiểm soát, kết quả là dẫn tới chứng táo bón. Đây có thể là do trẻ lo lắng sợ ị ra quần.

Rối loạn cảm xúc cũng được xem là một nguyên nhân nếu bé sống trong bầu không khí  gia đình thường xuyên căng thẳng.

Việc điều trị bằng thuốc men thường không gây ra chứng táo bón ở trẻ nhỏ (dù có thể gây táo bón cho người lớn) nhưng đôi khi một số loại siro ho có thể gây ra hiện tượng này.

Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa.  

Chứng táo bón đôi khi xảy ra khi một đứa trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang uống sữa bò hoặc sữa công thức.

Giúp trẻ bị táo bón như thế nào?

Cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé nếu con bạn chưa được 1 tuổi.

Nếu bé trên 1 tuổi, bạn có thể thử một trong các cách sau:

- Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng. 

- Khuyến khích bé uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé.

- Với trẻ sống ở vùng ôn đới, lượng nước cần uống mỗi ngày là 1,5l/trẻ 4 - 6 tuổi và 2l/trẻ từ 7 tuổi trở lên. Tất nhiên, trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới cần uống nhiều nước hơn.

- Tăng lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Điều này dường như rất khó thực hiện bởi một khảo sát cho thấy 29 - 48% trẻ em bị táo bón là do “ăn uống cầu kỳ” và 47% có hiện tượng ăn kém ngon miệng. 

Ăn uống là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng táo bón. Hãy giải thích với trẻ rằng bạn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng để bé dễ đi cầu hơn nhưng không nên tạo ra quá nhiều sự khác biệt với chế độ ăn của cả nhà. Tốt nhất là cả gia đình cùng ăn những thực phẩm đó và cố gắng ăn 5 loại rau quả/ngày. 

Đừng vội hạn chế sữa trong chế độ dinh dưỡng trẻ mà không trao đổi trước với bác sĩ bởi nó có thể dẫn tới việc thiếu hụt dinh dưỡng. Khoảng 50% trẻ em bị dị ứng với sữa bò và cũng thường dị ứng luôn với các protein trong đậu nành. Vì thế việc chuyển từ sữa bò sang sữa đậu nành chưa hẳn đã là giải pháp tốt.

Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi cầu sau đó ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi cầu ở trường).

Nên cho trẻ ngồi ghế ị riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.

Đừng cho trẻ uống thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ. 

Khi nào cần tới bác sĩ?

Nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé dưới 1 tuổi. 

Nếu bé lớn tuổi hơn, bạn nên cố gắng tìm nguyên nhân tại sao bé táo bón và thử điều chỉnh. Khi tình trạng không chuyển biến, lúc đó mới cần tới sự tư vấn của bác sĩ.

Bạn không nên chậm trễ trong việc đưa trẻ tới bác sĩ nếu bạn nhận thấy rằng mình trở nên bực bội với chuyện táo bón của trẻ. Trẻ bị táo bón có thể làm bạn vô cùng nản lòng khi liên tục suy/lấy bô mà bé không ị. Nhưng táo bón không phải là lỗi của trẻ và càng không phải là sự cố ý. Điều quan trọng là phải hết sức kiên nhẫn. Hãy nghĩ rằng thế nào bé cũng phải ị bởi chất thải sẽ tích đầy trong bụng và trẻ sẽ có cảm giác muốn đi cầu. Khi đó, thậm chí bạn còn phải hỗ trợ bé bằng cách ngâm hậu môn bé trong nước ấm để kích thích phản xạ đi cầu của bé. Hơn thế, bị tiêu chảy mới thực sự là vấn đề lớn còn táo bón cũng chỉ là hiện tượng nhất thời mà thôi.

Bác sĩ có thể làm gì

Bác sĩ sẽ kiểm tra để xem thể chất bé có vấn đề gì không. Bác sĩ sẽ quyết định có phải dùng thuốc nhuận tràng hay không. 

 
Với thuốc nhuận tràng, một chu trình của nó thường kéo dài khoảng 3 tháng và sẽ giảm liều dần dần.

 Chuyên đề 5: Không nên cho trẻ nhỏ ngủ trong giường của người lớn 

Đối với các cháu nhỏ, nằm nghiêng an toàn hơn nằm sấp.

Điều này có thể khiến các cháu bị ngạt hoặc ngã. Tại Mỹ, mỗi năm có hơn 60 trẻ dưới 2 tuổi chết sau khi được đặt ngủ trong giường của người lớn. Gần như toàn bộ các ca tử vong đều liên quan tới trẻ dưới 12 tháng hoặc nhỏ hơn, nguyên nhân là do ngạt.

Ngày 3/5, Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng của Mỹ đã phát động chiến dịch nhằm tuyên truyền giáo dục các ông bố bà mẹ tương lai, nhân viên y tế và những người chăm sóc trẻ về mối nguy hiểm của việc cho bé ngủ trong giường người lớn.
Thomas Moore, người đứng đầu cơ quan này, nói: "Rất nhiều phụ huynh không ý thức được những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Chúng tôi cảnh báo cha mẹ rằng việc đẩy giường của người lớn vào sát tường hoặc trải gối ở cạnh mép giường không thể bảo vệ trẻ. Trên thực tế, những hành động này gây nguy hiểm cho các cháu".
Trong khoảng thời gian 1999-2001, Mỹ đã ghi nhận 180 trường hợp trẻ dưới 2 tuổi chết trong khi ngủ tại giường của người lớn. Tổng cộng 38 trẻ bị mắc kẹt giữa giường và tường hoặc giữa giường với một vật khác. Điển hình là vụ bé gái 5 tháng tuổi ngủ với cha mẹ trên giường đệm nước và bị kẹt trong kẽ rộng 10 cm giữa giường và cũi. Bé bị mắc ở phần cổ và đã chết vì thiếu không khí. Một số trường hợp chết vì ngạt do chăn hoặc gối. Một số khác bị ngã từ trên giường xuống và chết ngạt sau khi rơi vào đống quần áo hoặc túi nylon. Trong một trường hợp, đứa trẻ ngã vào xô nước 20 lít và bị chết đuối trong đó.
Gần 1/3 số trường hợp tử vong khi ngủ chung giường với bố mẹ là do người lớn hoặc trẻ khác nằm đè lên em bé. Theo Ủy ban, trên thực tế, số nạn nhân còn cao hơn vì con số thống kê nói trên mới chỉ dựa trên những báo cáo chưa hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, James McKenna, Giám đốc Phòng nghiên cứu Hành vi ngủ Mẹ - Con tại Đại học Notre Dame (Mỹ), nói khuyến cáo này quá đơn giản và "phớt lờ hành vi của con người". Theo ông, rất nhiều bà mẹ vẫn ngủ an toàn với con trong thời gian còn cho con bú, và đã cứu sống các cháu nhờ vẫn nhận thức được về sự có mặt của bé ngay cả khi ngủ. Ông cho rằng số liệu thống kê của chính phủ bao gồm cả những trường hợp bố mẹ bỏ bễ con một cách quá đáng và không tiêu biểu cho phần lớn phụ huynh.
Từ năm 1994, Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng đã cảnh báo những nguy hiểm của việc dùng chăn đệm mềm trong cũi và cho trẻ nằm sấp. Cả hai điều này đều liên quan tới hội chứng đột tử ở trẻ em (SIDS).
Khuyến cáo của Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng Mỹ
* Không để trẻ nhỏ nằm ngủ trong giường người lớn hay giường có chăn đệm mềm.
* Cho trẻ nằm ngủ trong cũi. Cũi này phải tuân thủ các quy định chuẩn, đệm phải cứng và vừa với giường.
* Chỉ dùng đệm đi kèm với giường của nhà sản xuất. Không dùng thêm đệm thứ hai vì trẻ có thể bị ngạt trong khoảng giữa hai tấm đệm.
* Không cho thêm các vật dụng mềm như chăn, búp bê, gối ôm và gối đầu vào giường.
* Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, không cho bé nằm sấp.
 

 

 Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD
 
An Tran chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm