Quán Bên Đường

Một Quảng Đời Binh Nghiệp

Trong thời gian qua, nhiều người bạn và ngay cả một số đàn em hỏi tôi sao không chịu yên thân ở hậu cứ sau ngày bị thương nặng ở Bình Giả. Khoảng giữa năm 1965, sau gần 6 tháng điều trị trong Quân Y Viện Đại Hàn, tại Vũng Tàu, tôi được xuất viện với đôi nạng gổ. Một tháng sau, tôi được gọi trở lại gặp Hội đồng Y Khoa và được phân loại 2 (phục vụ đơn vị không tác chiến). Điều dẽ hiểu là tôi chỉ đi không chạy được do vết thương làm mất 1/3 bắp thịt đùi phải
Tác giả/Nhân vật: Trần Ngọc Toàn

Trong thời gian qua, nhiều người bạn và ngay cả một số đàn em hỏi tôi sao không chịu yên thân ở hậu cứ sau ngày bị thương nặng ở Bình Giả.


Khoảng giữa năm 1965, sau gần 6 tháng điều trị trong Quân Y Viện Đại Hàn, tại Vũng Tàu, tôi được xuất viện với đôi nạng gổ. Một tháng sau, tôi được gọi trở lại gặp Hội đồng Y Khoa và được phân loại 2 (phục vụ đơn vị không tác chiến). Điều dẽ hiểu là tôi chỉ đi không chạy được do vết thương làm mất 1/3 bắp thịt đùi phải và lỏm mất thịt ở bắp chân phải. Nếu quyết tâm và chịu khó tập luyện, theo vật lý trị liệu, tôi có thể đi đứng bình thường. Có một điều đã thấm sâu trong tâm khảm tôi xuất thân là một Sĩ quan Hiện dịch được đào tạo từ trường Võ Bị Quốc Gia tại Đà Lạt. Chưa được một tháng sau, tôi được lệnh về Sài Gòn trình diện Bộ Tư Lệnh Liên Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đóng tại số 15 đường Lê Thánh Tôn. Tôi khập khiểng lên xe đò về Sài Gòn. Ngày hôm sau, tôi chống nạng vào trình diện Trung Tá Bùi Thế Lân nguyên là Đại Uý khi tôi đến đơn vị ngày ra trường. Ông Lân nhìn tôi như soi mói sau cặp kính cận dày của ông và chỉ nhếch mép nói cho tôi vừa đủ nghe. “Ông cầm Sự Vụ Lệnh về trường Quân Cảnh Vũng Tàu nhập học Khóa 3 Sĩ Quan Căn Bản rồi về đây lập Đại Đội 202 Quân Cảnh TQLC”. Thế thôi rồi ông cúi xuống tiếp tục đọc đống hồ sơ giấy tờ trước mặt. Tôi đưa tay chào rồi lẳng lặng quay ra phòng Văn thư nhận SVL.


Chưa bao giờ tôi thấy cô đơn như lúc này. Cô đơn hơn cả thời gian tôi bò một mình trong rừng 2 đêm 3 ngày sau khi bị 3 phát đạn trong trận Bình Giả, vào ngày 31 tháng 12 năm 1964. Lúc này, Trung Tướng Khang đã khá bận rộn với tình hình chính trị, sau ngày lật đỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nên mọi việc đều nằm trong tay của Trung Tá BTL là Tham Mưu Trưởng. Tôi ghé nhà bà chị họ nghỉ tạm và lại lịt khịt lên xe đò đi ngựơc về Vũng Tàu. Khóa 3 SQ Căn Bản Quân Cảnh gồm có khoảng 50 người với đa số Chuẩn Uý mới ra trường Võ Khoa Thủ Đức, với văn bằng tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa và 2 vị mang cấp Đại Uý xuất thân Khóa 10 Võ Bi Liên Quân Đà Lạt.


Ở trường Quân Cảnh tôi lấy được bằng thiện xạ súng Colt 45 nhờ bắn được tay trái. Bẩm sinh tôi thuận tay trái nên khi lên 5 tuổi tôi vào bàn ăn cầm đủa tay trái đã bị ông thân đập một phát vào tay. Từ đó, tôi tập cầm đủa bằng tay mặt nhưng khi cầm vật nặng như búa phải đổi tay trái. Do đó tôi rất thoải mái khi cầm súng lục bằng tay trái. Tuy với một chân tựa trên nạng, sau 3 tháng tôi đã tốt nghiệp Thủ khoa khóa 3 SQCB dưới quyền Chỉ huy Trưởng là Đại Uý Nguyễn Văn Lựơc. Khi Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh và Đại Uý Kinh, từ Bộ Tổng Tham Mưu ra chủ tọa ông nói tôi đã bị thương ngoài mặt trận sao không về binh chủng QC luôn. Tôi đáp là phải về lập Đại đội 202 QC cho binh chủng TQLC.


Đại đội 202 Quân Cảnh gồm toàn những người lính và Hạ Sĩ Quan từ các đơn vị tác chiến tuyển chọn về và cho đi học ngành Quân Cảnh. Từ đó họ hoạt động rất hữu hiệu và vững chắc trong binh chủng TQLC, từ hậu cứ đến khắp các nơi trên mặt trận. Lần đầu tiên, vào chiến dịch năm Mậu Thân 1968, đại đội 202 Quân Cảnh đã được Trung Tá Tôn Thất Sọan, Chiến Đoàn Trưởng CĐ147 TQLC trao tặng 1 Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu và huy chương ADBT với ngôi sao đồng khi đã hộ tống chuyển quân và tiếp tế cùng tãn thương qua các mặt trận ở Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định..


Ngày 1/10/ 1967 tôi được lên Đại Uý thực thụ. Sang năm 1968, do tình hình chiến sự tôi được giao phó kiêm nhiệm Đại đội trưởng ĐĐ Chỉ Huy Hành Chánh tức là Tổng Hành Dinh sau này và Trưởng Trại Lê Thánh Tôn. Tuy nhiên, vốn là SQ ngành hiện dịch tôi tự thấy mình bị kẹt với chức vụ đã “đụng trần nhà” với cấp bậc Đại Uý. Qua năm 1969, tôi xin đi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp tại Đà Lạt. Cùng khóa với tôi có Thiếu Tá Lê Văn Hiền, Đại Uý Phan Công Tôn và Nguyễn Đăng Hòa. Ba tháng sau tốt nghiệp trở về trình diện BTL Sư Đoàn, tôi được Đại Tá BTL gọi vào cho lệnh tôi làm Trưởng Phòng I kiêm TP Tổng Quản Trị của Bộ Tư Lệnh, kể từ ngày 15/6/1969. Lúc ấy Thiếu Tá Hoàng ngọc Bảo vốn xuất thân từ Truyền Tin đã được chấp thuận du học khóa Hành quân Thủy Bộ của TQLC Hoa Kỳ. Tôi phải tự học hỏi để đãm nhận cả 2 chức vụ này. Đầu tiên, tôi yêu cầu các SQ và HSQ Trưởng Ban báo cáo cho tôi biết công việc hàng ngày, hàng tuấn và hàng tháng của họ. Để rồi sau đó, tôi xin các huấn thị điều hành căn bản của BTTM ra so sánh lại, để biết việc và chấn chỉnh lại.


Ngày 1/1/1970 tôi được lên Thiếu Tá. Phụ tá của tôi bên Phòng I là Đại Uý Nguyễn Văn Nhiên và bên Phòng Tổng Quản Trị là Đại Uý Phan Kế Bạt. Phải công nhận nhờ vào vốn liếng học từ trường Võ Bị, tôi đã mau mắn bắt tay vào 2 phần hành chuyên môn ngoài khả năng tác chiến. Với cấp số chức vụ Trưởng Phòng TQT của Sư Đoàn là Trung Tá nhưng tôi không thích thú gì khi phải làm những việc do cấp trên chỉ định, như thuyên chuyển một số SQ mới ra Trường Thủ Đức về đơn vị này nọ không tác chiến, hoặc làm những bản tuyên dương cho những người thật sự không có công trạng kèm theo cấp số huy chương do BTTM hoặc Quân Đoàn cung cấp.


Khi ấy, Trung Tướng Lê Nguyên Khang đã kiêm nhiệm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô và Quân Đoàn 3. Ông chỉ có độ nửa giờ ghé văn phòng ký tên trên chánh bản. Còn lại đều do Đại Tá BTL ký hết. Kể cả việc phê điểm hàng 3 tháng cho các Lữ Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng, Trưởng Phòng của BTL. Tất cả đề nghị thăng thưởng , huy chương được đưa lên BTL Quân Đoàn hoặc BTTM. Không ai từ chối bác bỏ khi thấy tên của T/ T Khang. Đó là những huy chương “Ăn giổ” hay Huy chương “Lèo”. Có những người về làm Tham mưu ở Sài Gòn nhưng nhờ được phê điểm 99/100 và huy chương “Lèo” nên lên Trung Tá, Đại Tá trước cả bạn bè cùng khóa Sĩ quan ở đơn vị tác chiến. Có người lấy cả chục Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu theo kiểu “Ăn giổ”. Tôi chúa ghét nịnh hót và luồn cúi nên ngày càng khó chịu. Đồng thời tôi tôi cũng nhận ra có thể mình bị đưa ra đở đạn làm vật thiêu thân, nếu có tố giác tham nhũng từ phía trên do Thủ Tướng Hương chủ trương. Từ đó tôi tìm cách rời khỏi Phòng TQT. Trước hết tôi tư chuẩn bị một người thay thế bằng cách đề nghị đem Đại Uý Nguyễn Văn Diển là Trưởng Ban I Tiểu Đoàn 2 TQLC lên làm Phụ tá. Giữa năm 1974, Đại Uý Diển lên tới Trung Tá trong khi tệ hạ còn mang lon Thiếu Tá dù cầm Tiểu Đoàn ở Quảng Trị được một năm. Vừa đúng lúc, Mỹ lên kế hoạch rút quân và Việt Nam hóa chiến tranh.


Vào đầu tháng 6 năm 1971, đích thân Trung Tướng Lê Nguyên Khang gọi tôi lên trình diện và cho lệnh tôi đứng ra thành lập Bộ Chi Huy Căn Cứ lấy tên là Căn Cứ Sóng Thần, để nhận bàn giao căn cứ của Sư Đoàn 1 Luc Quân Hoa Kỳ taị ranh giới Dỉ An, Lái Thiêu và Thủ Đức. Ông còn nói “tôi giao cho ông vì không muốn tai tiếng xảy ra khi các đơn vị khác, bán buôn tham nhũng lúc nhận các căn cứ của Mỹ”. Tôi mừng hết lớn.


Căn cứ Sóng Thần

Ngay sau đó, tôi đã xin Đại Uý Tô Văn Cấp, xuất thân khóa 19 Võ Bị, đã bị thương nhiếu lần đang nằm ở Khối Bổ Sung, cùng với Đại Uý Nguyễn Kim Tiến cũng bị thương từ TĐ3TQLC để cùng tôi thành lập Bộ Chỉ Huy Căn Cứ Sóng Thần. Theo bảng cấp số đã được chấp thuận, căn cứ Sóng Thần do một Chỉ Huy Trưởng mang cấp Đại Tá, bao gồm Trung Tâm Huấn Luyện TQLC và hậu cứ các Tiểu Đoàn TQLC trừ TĐ4 TQLC ở Vũng Tàu. Ranh giới căn cứ tiếp giáp 3 quân hành chánh Thủ Đức, Dỉ An và Lái Thiêu (Bình Dương). Trong ấy có cả một phi trường với phi đạo cho phi cơ vận tải C123. Trong thơì gian từ tháng 9 năm 1971 đến tháng 6 năm 1972, phi đoàn Trực thăng 1/9 Không Kỵ Hoa Kỳ còn đồn trú trong căn cứ này, dưới sự phối hợp phòng thủ của BCH Căn cứ Sóng Thần TQLC. Chỉ trong vòng 1 tháng sau khi nhận lệnh, BCH Căn cứ đã thành hình và ngồi xuống tiếp nhận căn cứ, trong một buổi họp với vị Đại Tá Chỉ Huy Căn cứ Sư Đoàn 1 LQ Hoa Kỳ.


Theo lời bạn bè bảo tôi lên như diều vì cấp số Chỉ Huy Trưởng là Đại Tá, sau ngày rời Phòng Tổng Quản Trị Sư Đoàn. Nhưng, vào đầu năm 1972, khi Tiểu đoàn 2 TQLC do bạn cùng khóa Võ Bị của tôi chỉ huy là Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc trở về nghỉ tại hậu cứ sau cuộc hành quân. Hậu cứ này nằm ngay trong Căn cứ Sóng Thần.


Sáng hôm ấy, tôi lật đật chạy xe sang thăm bạn. Bạn tôi vẩn còn độc thân vui tính nên cứ thế tôi ào ào đi thẳng vào phòng riêng. Nào ngờ tôi đụng đầu ngay Ông Cụ thân sinh của Phúc, vốn là Giám Đốc Nha Địa Dư Đà Lạt khi chúng tôi còn trong trường Võ Bị. Bên cạnh còn có thêm một cụ nửa mà tôi đoán già đoán non là bạn của cụ thân sinh của Phúc. Cứ thế tôi vừa chào hỏi vừa tự nhiên ngồi xuống ghế sa-lon. Tôi chưa kịp nói gì thêm bổng cụ bạn đưa tay chỉ tôi nói tỉnh bơ : “ Sự nghiệp của ông này đến đây là chấm dứt rồi. Không những thế sau này còn có thể nguy hại đến tính mạng hoặc đi tù ít nhất 9,10 năm. Mà người này số mệnh đào hoa nên còn con rơi con rớt nửa, thôi nhé. Nếu muốn tránh đại họa thì nên đưa cả vợ con quy y cả đi là vừa.” Tôi vốn loại phản ứng chậm nên thầm nghĩ chắc Ông Cụ này nói đùa chơi và thật sự tôi cũng không tin bói toán..


Theo lẻ thường tôi đang trên đà đi lên trong binh nghiệp vì giử chức vụ cao hơn 2 cấp. Mà tôi không tham ô nhũng lạm buôn bán vật dụng trong căn cứ làm sao bị đi tù được. Sau ấy tôi thấy cụ đứng lên theo chân cụ thân sinh của Phúc đi nhìn quanh quẩn nơi ở của Phúc. Tôi thấy bất tiện lên lẳng lặng đi về. Phúc đưa chân bảo nhỏ rằng “Đấy là cụ Diển ấy mày ạ”. Tôi không biết cụ Diển là ai nên cũng gật gật bắt tay bạn ra về. Khi hỏi lại tôi mới biết cụ Diển là người xem tướng và tử vi cho Tổng Thống Thiệu, vốn là bạn thân của cụ thân sinh của Phúc, đã nhờ đến xem nơi ở và tướng cho Phúc. Tôi không biết gì nên vô tình gặp mặt. Mãi về sau này, khi Phúc đã hy sinh ngoài mặt trận Đà Nẵng, cuối tháng 3 năm 1973, tôi cố dò hỏi xem cụ Diển có nói gì về bạn của tôi không nhưng được biết cụ giữ im lặng cho tớí ngày cụ qua đời. Thiên cơ bất khả lậu chăng?


Còn tôi, mấy chục năm sau, nghĩ lại tự nhiên tôi thấy sao cụ nói về tôi đúng quá. Tôi vẩn còn mang lon Thiếu Tá cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, dù trên hồ sơ lưu trữ của Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ tôi đã lên Trung Tá từ ngày 1/1/1975, cùng với hai người khóa đàn em là Đinh Xuân Lãm K17 và Trần Văn Hợp K19 vì quyết định không phổ biến. Sau ngày mất nước tôi đã bị đi tù khổ sai và biệt xứ của CS đến 9 năm. Tuy vậy, sau khi nghe cụ Diển nói tôi cũng đưa cả gia đình vào chùa quy y nên vợ con của tôi cũng không khổ ải dưới chế độ CS sau năm 75. Và tôi cũng có một đứa con gái với ca sĩ Thanh Trúc ở Saì Gòn năm 1972.


Dù rất cứng rắn và giử mình trong sạch khi làm chỉ huy căn cứ Sóng Thần nhưng tôi không làm sao kiểm soát nổi hai tay đàn em thân tín của Trung Tướng K. và Đại Tá BTL khi họ mang những vật dụng và máy móc ra khỏi căn cứ với giấy cầm tay đưa cho Quân Cảnh. Hơn nửa khi thấy nhiều cấp lớn hơn nhìn vào chổ ngồi Chỉ Huy Trưởng Căn cứ nên tôi âm thầm lo tự học và rèn luyện thêm Anh Văn để xin du học tìm lối thoát. Gặp đúng lúc, Mỹ cho Sĩ quan Việt Nam du học các Đại học Mỹ, theo kế hoạch Việt Nam hóa nên tôi nạp đơn xin đi học khóa Kỹ sư Điện, dự trù vào cuối năm 1972. Một tháng sau, tôi được gọi về thi Anh văn tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội với một vị Thiếu Tá Hải Quân và một Thiếu Uý Công Binh TQLC. Sau hai cuộc khảo nghiệm sơ khởi và chung kết tôi đạt được kết quả cao nhất là 93/100, so với vị Thiếu Tá HQ là 80/100. Thế là tôi được Phòng Cố Vấn Hải Quân gọi về trình diện lập thủ tục du học.


Sau khi đã may sắm quân phục xong tôi được gọi lên Phòng Cố Vấn Hải Quân. Nơi đây báo cho tôi biết tôi không đi du học được vì Tướng Buì Thế Lân đã gởi công điện hủy bỏ tất cả các khóa học trong và ngoài nước dành cho Sĩ Quan TQLC vì nhu cầu chiến trường. Tôi lủi thủi quay về để nhường chổ lại cho vị Thiếu Tá Hải Quân. Trong khi ấy, Đại Tá Nguyễn Thế Lương và Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc được đề cử đi học khóa Chỉ Huy và Thanm Mưu của TQLC Hoa Kỳ tại Quantico, Virginia. Nhưng sau kỳ thi khảo nghiêm cả hai đều thiếu điểm 60/100 nên quay trở ra Quảng Trị. Phúc gặp tôi bảo” Tao là dân Tóan nói tiếng Mỹ chỉ lèm bèm vài câu, lại cứ miệt mài hành quân riết có học hành Anh văn chó gì đâu mà thi với cử. Chỉ mong có dịp về Sài Gòn xả hơi dăm ngày thôi!”


Phòng Cố Vấn TQLC Hoa Kỳ cho Tướng BTL biết cấp số mổi năm dành cho TQLC Việt Nam chỉ có 1 chổ theo ngân sách. Nếu năm nay, TQLCVN bỏ trống có thể sang năm không còn nửa. Cuối cùng, tôi được lệnh đi thay chổ ấy vì đã xong thủ tục du học và bàn giao chức vụ cho Trung Tá Lê Bá Bình mới bị thương ở Đông Hà, Quảng Trị. Đầu tháng 8 năm 1972 tôi lên đường bay sang Quantico, Virginia nhập học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu của TQLC Hoa Kỳ trong 1 năm. Trong khi ấy, ngày 16 tháng 9 năm 1972, TQLC đã dựng cờ chiến thắng trên Cổ thành Quảng Trị. Tôi đã hảnh diện thuyết trình ngắn với các đồng môn TQLC Hoa Kỳ tại Quantico, Virginia. Đầu tháng 8 năm 1973, tôi quay về Việt Nam dù Nhà Trường cho tôi ở lại Mỹ thêm 2 tháng đi du hành quan sát tại Đệ 6 Hạm Đội ở Địa Trung Hải..


Lúc vào trình diện đã gặp ngay Tướng BTL về Sài Gòn nên ông bảo tôi bay theo ra hành quân. Tôi hảnh diện nói với Tư Lệnh tôi đã tốt nghiệp Trường Chỉ Huy và Tham mưu của TQLC Hoa Kỳ với cấp bằng hẳn hoi. Lần này ông cho biết tôi làm Chánh Văn Phòng cho ông thay thế bạn tôi là Trung Tá Nguyễn Đằng Tống ra TĐ4 TQLC. Tôi đáp ngay rằng tôi không có khả năng làm Chánh Văn Phòng. Ông tức giận bảo ông chưa làm sao bảo không được. Ở Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn tại Hương Điền , Huế, Thiếu Tá Đặng Văn Học ngày xưa khi tôi đến TĐ4 là Chuẩn Uý Ban 1, được lo chổ ăn ở cho tôi. Tôi lặng lẻ theo chân ông Tướng đi thăm các đơn vị trên chiếc trực thăng luôn cất cánh đúng 10 giờ sáng và luôn bay ra hướng Đông trước rồi đi đâu thì đi. Trong thời gian này, Trung Tá Joey Strickland nguyên là bạn cùng khoá Chỉ Huy và Tham Mưu với tôi bên Quantico,sang Việt Nam làm Sĩ Quan Liên Lạc của TQLC Hoa Kỳ làm việc trực tiếp với Tư Lệnh TQLC Việt Nam.Joey gặp tôi và luôn tỏ ra rất thân thiện cho mãi sau này.


Năm 1985, tôi và Joey đã gặp lại nhau trong chương trình 20/20 của Barbara Walter trên hệ thống ABC. Đó là người bạn Mỹ thứ hai thân với tôi sau Phil O Brady. Trung Tá Joey Strickland do bất mản với cuộc rút quân của Hoa kỳ nên đã bị giải ngũ sau năm 1975.


Cho đến một hôm, Đại Uý Đan tùy viên của Tướng Lân bảo tôi theo lệnh Ông Tướng lên Trực thăng bay ra Phi trường Phú Bài đón “Bà Tướng” đi Air Vienam ra thăm. Bất đắc dỉ tôi phải đi. ”Bà Tướng “ này , theo tôi biết là vợ của một Thiếu Tá Cảnh Sát đã ly dị, có liên hệ với Viện Thẩm Mỹ Bích ngọc, nay đang bắt bồ với ông Tướng. Tôi đặt tên là bà Cloudy. Khi chiếc phi cơ Air Vietnam đáp xuống Phú Bài, Đại Uý Đan chạy đi đón. Tôi đứng laị chờ bên chiếc trực thăng. Khi vừa thấy bà Cloudy bước tới một người lính cận vệ của Tướng L. nói lớn “ Bà Tướng tớí rồi” Tôi bổng nổi điên đá chàng này một phát, nói”Bà Tướng cái gì.” Vừa lúc Đại Uý Đan đưa bà Cloudy lên ghế giữa phi cơ. Tôi chỉ gật đầu chào rồi bước lên khi phi hành đoàn nổ máy.


Lần này, tôi biết mình phải chuẩn bị lên đường. Tôi không thể ngồi vào những chổ làm ra tiền cho cấp trên vì quen thói thẳng thắn. Nhưng cứ thây kệ Mình là SQ hiện dịch phải sống chết với Quân Đội. Được vài hôm sau khi bà Cloudy rời Hương Điền về Sài Gòn, Tướng Tư Lệnh gọi tôi vào. Ông nghiêm nghị lặng thinh một lát rồi nhếch mép nói “Tôi nghe nói mấy anh Sĩ quan Đà Lạt được huấn luyện rất gallant với mấy bà. Sao ông lại có thái độ với bà V. như thế “. Tôi đáp ngay “ Như tôi đã trình bày với Thiếu Tướng, tôi không thể làm Chánh Văn Phòng được“. Rồi tôi chậm rải nói tiếp :” Thiếu Tướng đưa tôi đi đâu cũng được kể cả đơn vị tác chiến“. Ông Tướng không nhìn tôi và không nói gì thêm sau khi đưa tay ra hiệu tôi ra khỏi phòng.


Tôi thơ thẩn ra ngôi nhà sàn làm quán nhậu của một người dân đánh cá, bên bờ Phá Tam Giang, gọi chai bia Con Cọp và miếng nực khô, ngắm cảnh sông nước nổi trôi. Tôi bổng nhớ lại ngày tôi cùng Nguyễn Đằng Tống, Đỗ Hữu Tùng mới ra trường về được đưa ngay xuống tàu về Cà Mâu gặp đơn vị. Sau khi chạy theo đám lính đổ bộ với hai bàn tay trắng lên Năm Căn. Đại Uý BTL gọi lên trình diện. Ngay giữa rừng đước sình lầy, chúng tôi đứng nghiêm chờ trong khi ông cứ mải cúi nhìn xem bản đồ.Mãi một lúc sau, ông nhìn lên, nói không hở môi” Trường Đà Lạt dạy các ông như thế à. Chó mèo cũng có tên”. Tôi nổi giận đưa tay chào và la lớn như hồi còn Tân Khóa sinh Võ Bị, ngay giữa vùng hành quân: ”Thiếu Uý T. N. T. số quân.. trình diện Đại Uý”. Kế tiếp là Tống và Tùng. Sau đó ba đứa tôi được phát 3 khẩu Shotgun lội theo 3 Đại đội cho hết cuộc hành quân Sóng Tình Thương. Đại Uý L. chỉ ở Tiểu Đoàn 1 năm rồi về lại Bộ Tư Lệnh do sức khỏe yếu kém.


Ngày hôm sau, Đại Tá Phạm Văn Chung, Tham Mưu Trưởng hành quân gọi tôi lên bảo Ông Tứơng nói cậu ra ngồi Phòng 3 lo việc tổ chức huấn luyện về Hành Quân Thủy Bộ cho các Sĩ quan cấp Đại đội trưởng, ở các Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn. Tôi vui vẻ trình diện Trung Tá Đỗ Kỳ và bắt tay ngay vào việc vì đó là “Nghề của chàng”. Tôi tha hồ gặp lại đám bạn bè cùng khóa bên Nhảy Dù, Không Quân, Bộ binh từ Huế ra Quảng trị. Nguyễn Xuân Phúc bảo mày ra tác chiến với tụi tao đi. Làm Chánh” Văn buồng” như đi bưng bô cho ngưòi ta ị vậy. Sống chết có số cả mày ơi.


Qua đến đầu tháng 10 năm 1973, một sáng sớm, khi Quảng Trị và Huế đang chìm ngập trong cơn lũ lụt tháng 10, Đại Tá Chung gọi tôi bảo mang ba –lô lên xe của Phòng 3 chạy ra Chợ Cạn, Quảng Trị để nhận bàn giao Tiểu đoàn 4 TQLC, với bạn cùng khóa Võ Bị Nguyễn Đằng Tống. Tống được phép về Sài Gòn cưới vợ và trở ra làm Lữ Đoàn Phó LĐ 147 cho Quyền Lữ Đoàn Trưởng Đỗ Hữu Tùng, cũng là bạn cùng khóa 16 Võ Bị. “Ba Trái Thúi” ngày xưa ở Tiểu đoàn 4 TQLC nay gặp lại nhau trên chiến trường Hỏa Tuyến Quảng Trị sôi sục lửa đạn.


“ Chàng từ đi vào nơi gió cát,
Đêm trăng này nghỉ mát nơi nao….”

( Chinh Phụ Ngâm)


Trần Ngọc Toàn

( Sinh Tồn chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Một Quảng Đời Binh Nghiệp

Trong thời gian qua, nhiều người bạn và ngay cả một số đàn em hỏi tôi sao không chịu yên thân ở hậu cứ sau ngày bị thương nặng ở Bình Giả. Khoảng giữa năm 1965, sau gần 6 tháng điều trị trong Quân Y Viện Đại Hàn, tại Vũng Tàu, tôi được xuất viện với đôi nạng gổ. Một tháng sau, tôi được gọi trở lại gặp Hội đồng Y Khoa và được phân loại 2 (phục vụ đơn vị không tác chiến). Điều dẽ hiểu là tôi chỉ đi không chạy được do vết thương làm mất 1/3 bắp thịt đùi phải
Tác giả/Nhân vật: Trần Ngọc Toàn

Trong thời gian qua, nhiều người bạn và ngay cả một số đàn em hỏi tôi sao không chịu yên thân ở hậu cứ sau ngày bị thương nặng ở Bình Giả.


Khoảng giữa năm 1965, sau gần 6 tháng điều trị trong Quân Y Viện Đại Hàn, tại Vũng Tàu, tôi được xuất viện với đôi nạng gổ. Một tháng sau, tôi được gọi trở lại gặp Hội đồng Y Khoa và được phân loại 2 (phục vụ đơn vị không tác chiến). Điều dẽ hiểu là tôi chỉ đi không chạy được do vết thương làm mất 1/3 bắp thịt đùi phải và lỏm mất thịt ở bắp chân phải. Nếu quyết tâm và chịu khó tập luyện, theo vật lý trị liệu, tôi có thể đi đứng bình thường. Có một điều đã thấm sâu trong tâm khảm tôi xuất thân là một Sĩ quan Hiện dịch được đào tạo từ trường Võ Bị Quốc Gia tại Đà Lạt. Chưa được một tháng sau, tôi được lệnh về Sài Gòn trình diện Bộ Tư Lệnh Liên Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đóng tại số 15 đường Lê Thánh Tôn. Tôi khập khiểng lên xe đò về Sài Gòn. Ngày hôm sau, tôi chống nạng vào trình diện Trung Tá Bùi Thế Lân nguyên là Đại Uý khi tôi đến đơn vị ngày ra trường. Ông Lân nhìn tôi như soi mói sau cặp kính cận dày của ông và chỉ nhếch mép nói cho tôi vừa đủ nghe. “Ông cầm Sự Vụ Lệnh về trường Quân Cảnh Vũng Tàu nhập học Khóa 3 Sĩ Quan Căn Bản rồi về đây lập Đại Đội 202 Quân Cảnh TQLC”. Thế thôi rồi ông cúi xuống tiếp tục đọc đống hồ sơ giấy tờ trước mặt. Tôi đưa tay chào rồi lẳng lặng quay ra phòng Văn thư nhận SVL.


Chưa bao giờ tôi thấy cô đơn như lúc này. Cô đơn hơn cả thời gian tôi bò một mình trong rừng 2 đêm 3 ngày sau khi bị 3 phát đạn trong trận Bình Giả, vào ngày 31 tháng 12 năm 1964. Lúc này, Trung Tướng Khang đã khá bận rộn với tình hình chính trị, sau ngày lật đỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nên mọi việc đều nằm trong tay của Trung Tá BTL là Tham Mưu Trưởng. Tôi ghé nhà bà chị họ nghỉ tạm và lại lịt khịt lên xe đò đi ngựơc về Vũng Tàu. Khóa 3 SQ Căn Bản Quân Cảnh gồm có khoảng 50 người với đa số Chuẩn Uý mới ra trường Võ Khoa Thủ Đức, với văn bằng tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa và 2 vị mang cấp Đại Uý xuất thân Khóa 10 Võ Bi Liên Quân Đà Lạt.


Ở trường Quân Cảnh tôi lấy được bằng thiện xạ súng Colt 45 nhờ bắn được tay trái. Bẩm sinh tôi thuận tay trái nên khi lên 5 tuổi tôi vào bàn ăn cầm đủa tay trái đã bị ông thân đập một phát vào tay. Từ đó, tôi tập cầm đủa bằng tay mặt nhưng khi cầm vật nặng như búa phải đổi tay trái. Do đó tôi rất thoải mái khi cầm súng lục bằng tay trái. Tuy với một chân tựa trên nạng, sau 3 tháng tôi đã tốt nghiệp Thủ khoa khóa 3 SQCB dưới quyền Chỉ huy Trưởng là Đại Uý Nguyễn Văn Lựơc. Khi Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh và Đại Uý Kinh, từ Bộ Tổng Tham Mưu ra chủ tọa ông nói tôi đã bị thương ngoài mặt trận sao không về binh chủng QC luôn. Tôi đáp là phải về lập Đại đội 202 QC cho binh chủng TQLC.


Đại đội 202 Quân Cảnh gồm toàn những người lính và Hạ Sĩ Quan từ các đơn vị tác chiến tuyển chọn về và cho đi học ngành Quân Cảnh. Từ đó họ hoạt động rất hữu hiệu và vững chắc trong binh chủng TQLC, từ hậu cứ đến khắp các nơi trên mặt trận. Lần đầu tiên, vào chiến dịch năm Mậu Thân 1968, đại đội 202 Quân Cảnh đã được Trung Tá Tôn Thất Sọan, Chiến Đoàn Trưởng CĐ147 TQLC trao tặng 1 Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu và huy chương ADBT với ngôi sao đồng khi đã hộ tống chuyển quân và tiếp tế cùng tãn thương qua các mặt trận ở Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định..


Ngày 1/10/ 1967 tôi được lên Đại Uý thực thụ. Sang năm 1968, do tình hình chiến sự tôi được giao phó kiêm nhiệm Đại đội trưởng ĐĐ Chỉ Huy Hành Chánh tức là Tổng Hành Dinh sau này và Trưởng Trại Lê Thánh Tôn. Tuy nhiên, vốn là SQ ngành hiện dịch tôi tự thấy mình bị kẹt với chức vụ đã “đụng trần nhà” với cấp bậc Đại Uý. Qua năm 1969, tôi xin đi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp tại Đà Lạt. Cùng khóa với tôi có Thiếu Tá Lê Văn Hiền, Đại Uý Phan Công Tôn và Nguyễn Đăng Hòa. Ba tháng sau tốt nghiệp trở về trình diện BTL Sư Đoàn, tôi được Đại Tá BTL gọi vào cho lệnh tôi làm Trưởng Phòng I kiêm TP Tổng Quản Trị của Bộ Tư Lệnh, kể từ ngày 15/6/1969. Lúc ấy Thiếu Tá Hoàng ngọc Bảo vốn xuất thân từ Truyền Tin đã được chấp thuận du học khóa Hành quân Thủy Bộ của TQLC Hoa Kỳ. Tôi phải tự học hỏi để đãm nhận cả 2 chức vụ này. Đầu tiên, tôi yêu cầu các SQ và HSQ Trưởng Ban báo cáo cho tôi biết công việc hàng ngày, hàng tuấn và hàng tháng của họ. Để rồi sau đó, tôi xin các huấn thị điều hành căn bản của BTTM ra so sánh lại, để biết việc và chấn chỉnh lại.


Ngày 1/1/1970 tôi được lên Thiếu Tá. Phụ tá của tôi bên Phòng I là Đại Uý Nguyễn Văn Nhiên và bên Phòng Tổng Quản Trị là Đại Uý Phan Kế Bạt. Phải công nhận nhờ vào vốn liếng học từ trường Võ Bị, tôi đã mau mắn bắt tay vào 2 phần hành chuyên môn ngoài khả năng tác chiến. Với cấp số chức vụ Trưởng Phòng TQT của Sư Đoàn là Trung Tá nhưng tôi không thích thú gì khi phải làm những việc do cấp trên chỉ định, như thuyên chuyển một số SQ mới ra Trường Thủ Đức về đơn vị này nọ không tác chiến, hoặc làm những bản tuyên dương cho những người thật sự không có công trạng kèm theo cấp số huy chương do BTTM hoặc Quân Đoàn cung cấp.


Khi ấy, Trung Tướng Lê Nguyên Khang đã kiêm nhiệm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô và Quân Đoàn 3. Ông chỉ có độ nửa giờ ghé văn phòng ký tên trên chánh bản. Còn lại đều do Đại Tá BTL ký hết. Kể cả việc phê điểm hàng 3 tháng cho các Lữ Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng, Trưởng Phòng của BTL. Tất cả đề nghị thăng thưởng , huy chương được đưa lên BTL Quân Đoàn hoặc BTTM. Không ai từ chối bác bỏ khi thấy tên của T/ T Khang. Đó là những huy chương “Ăn giổ” hay Huy chương “Lèo”. Có những người về làm Tham mưu ở Sài Gòn nhưng nhờ được phê điểm 99/100 và huy chương “Lèo” nên lên Trung Tá, Đại Tá trước cả bạn bè cùng khóa Sĩ quan ở đơn vị tác chiến. Có người lấy cả chục Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu theo kiểu “Ăn giổ”. Tôi chúa ghét nịnh hót và luồn cúi nên ngày càng khó chịu. Đồng thời tôi tôi cũng nhận ra có thể mình bị đưa ra đở đạn làm vật thiêu thân, nếu có tố giác tham nhũng từ phía trên do Thủ Tướng Hương chủ trương. Từ đó tôi tìm cách rời khỏi Phòng TQT. Trước hết tôi tư chuẩn bị một người thay thế bằng cách đề nghị đem Đại Uý Nguyễn Văn Diển là Trưởng Ban I Tiểu Đoàn 2 TQLC lên làm Phụ tá. Giữa năm 1974, Đại Uý Diển lên tới Trung Tá trong khi tệ hạ còn mang lon Thiếu Tá dù cầm Tiểu Đoàn ở Quảng Trị được một năm. Vừa đúng lúc, Mỹ lên kế hoạch rút quân và Việt Nam hóa chiến tranh.


Vào đầu tháng 6 năm 1971, đích thân Trung Tướng Lê Nguyên Khang gọi tôi lên trình diện và cho lệnh tôi đứng ra thành lập Bộ Chi Huy Căn Cứ lấy tên là Căn Cứ Sóng Thần, để nhận bàn giao căn cứ của Sư Đoàn 1 Luc Quân Hoa Kỳ taị ranh giới Dỉ An, Lái Thiêu và Thủ Đức. Ông còn nói “tôi giao cho ông vì không muốn tai tiếng xảy ra khi các đơn vị khác, bán buôn tham nhũng lúc nhận các căn cứ của Mỹ”. Tôi mừng hết lớn.


Căn cứ Sóng Thần

Ngay sau đó, tôi đã xin Đại Uý Tô Văn Cấp, xuất thân khóa 19 Võ Bị, đã bị thương nhiếu lần đang nằm ở Khối Bổ Sung, cùng với Đại Uý Nguyễn Kim Tiến cũng bị thương từ TĐ3TQLC để cùng tôi thành lập Bộ Chỉ Huy Căn Cứ Sóng Thần. Theo bảng cấp số đã được chấp thuận, căn cứ Sóng Thần do một Chỉ Huy Trưởng mang cấp Đại Tá, bao gồm Trung Tâm Huấn Luyện TQLC và hậu cứ các Tiểu Đoàn TQLC trừ TĐ4 TQLC ở Vũng Tàu. Ranh giới căn cứ tiếp giáp 3 quân hành chánh Thủ Đức, Dỉ An và Lái Thiêu (Bình Dương). Trong ấy có cả một phi trường với phi đạo cho phi cơ vận tải C123. Trong thơì gian từ tháng 9 năm 1971 đến tháng 6 năm 1972, phi đoàn Trực thăng 1/9 Không Kỵ Hoa Kỳ còn đồn trú trong căn cứ này, dưới sự phối hợp phòng thủ của BCH Căn cứ Sóng Thần TQLC. Chỉ trong vòng 1 tháng sau khi nhận lệnh, BCH Căn cứ đã thành hình và ngồi xuống tiếp nhận căn cứ, trong một buổi họp với vị Đại Tá Chỉ Huy Căn cứ Sư Đoàn 1 LQ Hoa Kỳ.


Theo lời bạn bè bảo tôi lên như diều vì cấp số Chỉ Huy Trưởng là Đại Tá, sau ngày rời Phòng Tổng Quản Trị Sư Đoàn. Nhưng, vào đầu năm 1972, khi Tiểu đoàn 2 TQLC do bạn cùng khóa Võ Bị của tôi chỉ huy là Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc trở về nghỉ tại hậu cứ sau cuộc hành quân. Hậu cứ này nằm ngay trong Căn cứ Sóng Thần.


Sáng hôm ấy, tôi lật đật chạy xe sang thăm bạn. Bạn tôi vẩn còn độc thân vui tính nên cứ thế tôi ào ào đi thẳng vào phòng riêng. Nào ngờ tôi đụng đầu ngay Ông Cụ thân sinh của Phúc, vốn là Giám Đốc Nha Địa Dư Đà Lạt khi chúng tôi còn trong trường Võ Bị. Bên cạnh còn có thêm một cụ nửa mà tôi đoán già đoán non là bạn của cụ thân sinh của Phúc. Cứ thế tôi vừa chào hỏi vừa tự nhiên ngồi xuống ghế sa-lon. Tôi chưa kịp nói gì thêm bổng cụ bạn đưa tay chỉ tôi nói tỉnh bơ : “ Sự nghiệp của ông này đến đây là chấm dứt rồi. Không những thế sau này còn có thể nguy hại đến tính mạng hoặc đi tù ít nhất 9,10 năm. Mà người này số mệnh đào hoa nên còn con rơi con rớt nửa, thôi nhé. Nếu muốn tránh đại họa thì nên đưa cả vợ con quy y cả đi là vừa.” Tôi vốn loại phản ứng chậm nên thầm nghĩ chắc Ông Cụ này nói đùa chơi và thật sự tôi cũng không tin bói toán..


Theo lẻ thường tôi đang trên đà đi lên trong binh nghiệp vì giử chức vụ cao hơn 2 cấp. Mà tôi không tham ô nhũng lạm buôn bán vật dụng trong căn cứ làm sao bị đi tù được. Sau ấy tôi thấy cụ đứng lên theo chân cụ thân sinh của Phúc đi nhìn quanh quẩn nơi ở của Phúc. Tôi thấy bất tiện lên lẳng lặng đi về. Phúc đưa chân bảo nhỏ rằng “Đấy là cụ Diển ấy mày ạ”. Tôi không biết cụ Diển là ai nên cũng gật gật bắt tay bạn ra về. Khi hỏi lại tôi mới biết cụ Diển là người xem tướng và tử vi cho Tổng Thống Thiệu, vốn là bạn thân của cụ thân sinh của Phúc, đã nhờ đến xem nơi ở và tướng cho Phúc. Tôi không biết gì nên vô tình gặp mặt. Mãi về sau này, khi Phúc đã hy sinh ngoài mặt trận Đà Nẵng, cuối tháng 3 năm 1973, tôi cố dò hỏi xem cụ Diển có nói gì về bạn của tôi không nhưng được biết cụ giữ im lặng cho tớí ngày cụ qua đời. Thiên cơ bất khả lậu chăng?


Còn tôi, mấy chục năm sau, nghĩ lại tự nhiên tôi thấy sao cụ nói về tôi đúng quá. Tôi vẩn còn mang lon Thiếu Tá cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, dù trên hồ sơ lưu trữ của Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ tôi đã lên Trung Tá từ ngày 1/1/1975, cùng với hai người khóa đàn em là Đinh Xuân Lãm K17 và Trần Văn Hợp K19 vì quyết định không phổ biến. Sau ngày mất nước tôi đã bị đi tù khổ sai và biệt xứ của CS đến 9 năm. Tuy vậy, sau khi nghe cụ Diển nói tôi cũng đưa cả gia đình vào chùa quy y nên vợ con của tôi cũng không khổ ải dưới chế độ CS sau năm 75. Và tôi cũng có một đứa con gái với ca sĩ Thanh Trúc ở Saì Gòn năm 1972.


Dù rất cứng rắn và giử mình trong sạch khi làm chỉ huy căn cứ Sóng Thần nhưng tôi không làm sao kiểm soát nổi hai tay đàn em thân tín của Trung Tướng K. và Đại Tá BTL khi họ mang những vật dụng và máy móc ra khỏi căn cứ với giấy cầm tay đưa cho Quân Cảnh. Hơn nửa khi thấy nhiều cấp lớn hơn nhìn vào chổ ngồi Chỉ Huy Trưởng Căn cứ nên tôi âm thầm lo tự học và rèn luyện thêm Anh Văn để xin du học tìm lối thoát. Gặp đúng lúc, Mỹ cho Sĩ quan Việt Nam du học các Đại học Mỹ, theo kế hoạch Việt Nam hóa nên tôi nạp đơn xin đi học khóa Kỹ sư Điện, dự trù vào cuối năm 1972. Một tháng sau, tôi được gọi về thi Anh văn tại Trường Sinh Ngữ Quân Đội với một vị Thiếu Tá Hải Quân và một Thiếu Uý Công Binh TQLC. Sau hai cuộc khảo nghiệm sơ khởi và chung kết tôi đạt được kết quả cao nhất là 93/100, so với vị Thiếu Tá HQ là 80/100. Thế là tôi được Phòng Cố Vấn Hải Quân gọi về trình diện lập thủ tục du học.


Sau khi đã may sắm quân phục xong tôi được gọi lên Phòng Cố Vấn Hải Quân. Nơi đây báo cho tôi biết tôi không đi du học được vì Tướng Buì Thế Lân đã gởi công điện hủy bỏ tất cả các khóa học trong và ngoài nước dành cho Sĩ Quan TQLC vì nhu cầu chiến trường. Tôi lủi thủi quay về để nhường chổ lại cho vị Thiếu Tá Hải Quân. Trong khi ấy, Đại Tá Nguyễn Thế Lương và Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc được đề cử đi học khóa Chỉ Huy và Thanm Mưu của TQLC Hoa Kỳ tại Quantico, Virginia. Nhưng sau kỳ thi khảo nghiêm cả hai đều thiếu điểm 60/100 nên quay trở ra Quảng Trị. Phúc gặp tôi bảo” Tao là dân Tóan nói tiếng Mỹ chỉ lèm bèm vài câu, lại cứ miệt mài hành quân riết có học hành Anh văn chó gì đâu mà thi với cử. Chỉ mong có dịp về Sài Gòn xả hơi dăm ngày thôi!”


Phòng Cố Vấn TQLC Hoa Kỳ cho Tướng BTL biết cấp số mổi năm dành cho TQLC Việt Nam chỉ có 1 chổ theo ngân sách. Nếu năm nay, TQLCVN bỏ trống có thể sang năm không còn nửa. Cuối cùng, tôi được lệnh đi thay chổ ấy vì đã xong thủ tục du học và bàn giao chức vụ cho Trung Tá Lê Bá Bình mới bị thương ở Đông Hà, Quảng Trị. Đầu tháng 8 năm 1972 tôi lên đường bay sang Quantico, Virginia nhập học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu của TQLC Hoa Kỳ trong 1 năm. Trong khi ấy, ngày 16 tháng 9 năm 1972, TQLC đã dựng cờ chiến thắng trên Cổ thành Quảng Trị. Tôi đã hảnh diện thuyết trình ngắn với các đồng môn TQLC Hoa Kỳ tại Quantico, Virginia. Đầu tháng 8 năm 1973, tôi quay về Việt Nam dù Nhà Trường cho tôi ở lại Mỹ thêm 2 tháng đi du hành quan sát tại Đệ 6 Hạm Đội ở Địa Trung Hải..


Lúc vào trình diện đã gặp ngay Tướng BTL về Sài Gòn nên ông bảo tôi bay theo ra hành quân. Tôi hảnh diện nói với Tư Lệnh tôi đã tốt nghiệp Trường Chỉ Huy và Tham mưu của TQLC Hoa Kỳ với cấp bằng hẳn hoi. Lần này ông cho biết tôi làm Chánh Văn Phòng cho ông thay thế bạn tôi là Trung Tá Nguyễn Đằng Tống ra TĐ4 TQLC. Tôi đáp ngay rằng tôi không có khả năng làm Chánh Văn Phòng. Ông tức giận bảo ông chưa làm sao bảo không được. Ở Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn tại Hương Điền , Huế, Thiếu Tá Đặng Văn Học ngày xưa khi tôi đến TĐ4 là Chuẩn Uý Ban 1, được lo chổ ăn ở cho tôi. Tôi lặng lẻ theo chân ông Tướng đi thăm các đơn vị trên chiếc trực thăng luôn cất cánh đúng 10 giờ sáng và luôn bay ra hướng Đông trước rồi đi đâu thì đi. Trong thời gian này, Trung Tá Joey Strickland nguyên là bạn cùng khoá Chỉ Huy và Tham Mưu với tôi bên Quantico,sang Việt Nam làm Sĩ Quan Liên Lạc của TQLC Hoa Kỳ làm việc trực tiếp với Tư Lệnh TQLC Việt Nam.Joey gặp tôi và luôn tỏ ra rất thân thiện cho mãi sau này.


Năm 1985, tôi và Joey đã gặp lại nhau trong chương trình 20/20 của Barbara Walter trên hệ thống ABC. Đó là người bạn Mỹ thứ hai thân với tôi sau Phil O Brady. Trung Tá Joey Strickland do bất mản với cuộc rút quân của Hoa kỳ nên đã bị giải ngũ sau năm 1975.


Cho đến một hôm, Đại Uý Đan tùy viên của Tướng Lân bảo tôi theo lệnh Ông Tướng lên Trực thăng bay ra Phi trường Phú Bài đón “Bà Tướng” đi Air Vienam ra thăm. Bất đắc dỉ tôi phải đi. ”Bà Tướng “ này , theo tôi biết là vợ của một Thiếu Tá Cảnh Sát đã ly dị, có liên hệ với Viện Thẩm Mỹ Bích ngọc, nay đang bắt bồ với ông Tướng. Tôi đặt tên là bà Cloudy. Khi chiếc phi cơ Air Vietnam đáp xuống Phú Bài, Đại Uý Đan chạy đi đón. Tôi đứng laị chờ bên chiếc trực thăng. Khi vừa thấy bà Cloudy bước tới một người lính cận vệ của Tướng L. nói lớn “ Bà Tướng tớí rồi” Tôi bổng nổi điên đá chàng này một phát, nói”Bà Tướng cái gì.” Vừa lúc Đại Uý Đan đưa bà Cloudy lên ghế giữa phi cơ. Tôi chỉ gật đầu chào rồi bước lên khi phi hành đoàn nổ máy.


Lần này, tôi biết mình phải chuẩn bị lên đường. Tôi không thể ngồi vào những chổ làm ra tiền cho cấp trên vì quen thói thẳng thắn. Nhưng cứ thây kệ Mình là SQ hiện dịch phải sống chết với Quân Đội. Được vài hôm sau khi bà Cloudy rời Hương Điền về Sài Gòn, Tướng Tư Lệnh gọi tôi vào. Ông nghiêm nghị lặng thinh một lát rồi nhếch mép nói “Tôi nghe nói mấy anh Sĩ quan Đà Lạt được huấn luyện rất gallant với mấy bà. Sao ông lại có thái độ với bà V. như thế “. Tôi đáp ngay “ Như tôi đã trình bày với Thiếu Tướng, tôi không thể làm Chánh Văn Phòng được“. Rồi tôi chậm rải nói tiếp :” Thiếu Tướng đưa tôi đi đâu cũng được kể cả đơn vị tác chiến“. Ông Tướng không nhìn tôi và không nói gì thêm sau khi đưa tay ra hiệu tôi ra khỏi phòng.


Tôi thơ thẩn ra ngôi nhà sàn làm quán nhậu của một người dân đánh cá, bên bờ Phá Tam Giang, gọi chai bia Con Cọp và miếng nực khô, ngắm cảnh sông nước nổi trôi. Tôi bổng nhớ lại ngày tôi cùng Nguyễn Đằng Tống, Đỗ Hữu Tùng mới ra trường về được đưa ngay xuống tàu về Cà Mâu gặp đơn vị. Sau khi chạy theo đám lính đổ bộ với hai bàn tay trắng lên Năm Căn. Đại Uý BTL gọi lên trình diện. Ngay giữa rừng đước sình lầy, chúng tôi đứng nghiêm chờ trong khi ông cứ mải cúi nhìn xem bản đồ.Mãi một lúc sau, ông nhìn lên, nói không hở môi” Trường Đà Lạt dạy các ông như thế à. Chó mèo cũng có tên”. Tôi nổi giận đưa tay chào và la lớn như hồi còn Tân Khóa sinh Võ Bị, ngay giữa vùng hành quân: ”Thiếu Uý T. N. T. số quân.. trình diện Đại Uý”. Kế tiếp là Tống và Tùng. Sau đó ba đứa tôi được phát 3 khẩu Shotgun lội theo 3 Đại đội cho hết cuộc hành quân Sóng Tình Thương. Đại Uý L. chỉ ở Tiểu Đoàn 1 năm rồi về lại Bộ Tư Lệnh do sức khỏe yếu kém.


Ngày hôm sau, Đại Tá Phạm Văn Chung, Tham Mưu Trưởng hành quân gọi tôi lên bảo Ông Tứơng nói cậu ra ngồi Phòng 3 lo việc tổ chức huấn luyện về Hành Quân Thủy Bộ cho các Sĩ quan cấp Đại đội trưởng, ở các Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn. Tôi vui vẻ trình diện Trung Tá Đỗ Kỳ và bắt tay ngay vào việc vì đó là “Nghề của chàng”. Tôi tha hồ gặp lại đám bạn bè cùng khóa bên Nhảy Dù, Không Quân, Bộ binh từ Huế ra Quảng trị. Nguyễn Xuân Phúc bảo mày ra tác chiến với tụi tao đi. Làm Chánh” Văn buồng” như đi bưng bô cho ngưòi ta ị vậy. Sống chết có số cả mày ơi.


Qua đến đầu tháng 10 năm 1973, một sáng sớm, khi Quảng Trị và Huế đang chìm ngập trong cơn lũ lụt tháng 10, Đại Tá Chung gọi tôi bảo mang ba –lô lên xe của Phòng 3 chạy ra Chợ Cạn, Quảng Trị để nhận bàn giao Tiểu đoàn 4 TQLC, với bạn cùng khóa Võ Bị Nguyễn Đằng Tống. Tống được phép về Sài Gòn cưới vợ và trở ra làm Lữ Đoàn Phó LĐ 147 cho Quyền Lữ Đoàn Trưởng Đỗ Hữu Tùng, cũng là bạn cùng khóa 16 Võ Bị. “Ba Trái Thúi” ngày xưa ở Tiểu đoàn 4 TQLC nay gặp lại nhau trên chiến trường Hỏa Tuyến Quảng Trị sôi sục lửa đạn.


“ Chàng từ đi vào nơi gió cát,
Đêm trăng này nghỉ mát nơi nao….”

( Chinh Phụ Ngâm)


Trần Ngọc Toàn

( Sinh Tồn chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm