Cõi Người Ta
Mù như Văn Vĩ cũng thấy
Bằng hữu thân.
Hẳn bằng hữu không quên, mới đây thôi, cựu Phó Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ (kỳ cục thật) sau một hai lần (tệ hơn) áo gấm về làng đã tuyên bố vung vít về sự "thay đổi" của Cộng Sản Việt Nam. Rồi tới ông nhạc sĩ dinh tê (hồi nào chống Cộng quyết liệt) Phạm Duy cũng vậy, tung hê Vi xi (và đất nước) đã thay đổi đổi thay lắm rồi. Miệng người sang có gang có thép - ông số 2 (của chính thể VNCH) và (có thể là) ông số 1 của nền tân nhạc VN nói ra thì làm gì mà không có "chất lượng", trọng lượng. Bởi vậy, ở cái miền Miệt Dưới nầy, hơn hai chục năm rồi, tôi (và nhiều bằng hữu của tôi) đã dứt khoát không quay về cố quốc ngày nào còn chế độ Cộng Sản cai trị, khi nghe nhị vị trưởng thượng đó ngôn ra thì (cũng phải) tin chớ.
Ngẫm nghĩ, có thay đổi thật. Xã hội Việt Nam ta hoàn toàn lột xác thật. (Tốt hơn hoặc tệ hơn hậu xét). Ngay từ những ngày đầu tiên kết thúc chiến tranh (được gọi là) giải phóng, mà ngày nay ông Bùi Tín (cựu Đại Tá Tổng Biên Tập báo Quân Đội Nhân Dân Chúa Nhật) gọi là cuộc chiến tranh chiếm đóng, một màn thay đổi lớn lao chưa từng có. Đà tiến hóa của dân tộc bị kéo lùi cả nữa thế kỷ. Sự hưng thịnh của Miền Nam bị gọi là phồn vinh giả tạo bị bần cùng hóa để bằng (hoặc muốn hơn) sự nghèo đói thật sự của Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa. Sự đổi thay nầy, mù như Văn Vĩ cũng thấy. Đổi thay toàn diện mà Viện Bảo Sanh thành Xưởng đẻ, nghĩa địa, bãi tha ma thành cung thiếu nhi, cung văn hóa. Văn hóa phẩm đồi trụy tàn dư mỹ ngụy thành "văn hóa mới, nếp sống mới, đạo đức mới xã hội chủ nghĩa". Thực tế, thì cái nào tệ hại hơn cái nào, mù như Văn Vĩ cũng thấy.
Rồi thì - Bọn trây lười đĩ điếm phản quốc trốn chạy ra nước ngoài (hẳn nhiên ông Kỳ, ông Duy nằm trong thành phần ấy - dưới con mắt Hà Nội vài ba chục năm trước) được thay màu da trên xác, được khoác áo yêu nước thành núm ruột ngoài ngàn dặm, một bộ phận (tòng teng) không thể tách rời khỏi thân thể - Mù như Văn Vĩ cũng thấy. Ba mươi năm không có chiến tranh. Ba mươi năm sống nhờ đồng tiền do người Việt hải ngoại gửi về (làm gì có sỉ diện mà dám nói đó là đồng đô la đen - dơ bẩn), Đảng CSVN tồn tại. Rồi thì, vài ba tòa cao ốc mọc lên, vô số khách sạn, sòng bài (Casino, trường đua ngựa - đua chó) mọc lên, cờ bạc được thời nở rộ như nấm mối gặp mưa dầm. Khoảng cách giàu nghèo không biết lấy đơn vị gì để đo, tham nhũng bóc lột chèn ép không biết lấy tiêu chuẩn nào để định. Mù như Văn Vĩ cũng thấy.
Nói tóm lại (cho gọn) sự thay đổi là có thật, nhưng thay đổi ở chiều hướng nào là chuyện khác. Sự thay đổi quan điểm, cách nói v.v... của Vi xi và của những ông như ông Kỳ, ông Duy là... một thực tế. Nhưng cũng có thứ không bao giờ thay đổi. Đó là sự trả thù đê tiện. Trả thù người sống đã đành. Mộ bia của người chết (từ ngoài ngàn dặm) cũng bị đập phá cho bằng được. Người Cộng Sản VN vẫn ra rả đả kích (và xóa tên) vua Gia Long vì hành động của ông trả thù vua Quang Trung, nhưng chính họ lại lạnh lùng "vô tư" cày xới mồ mả của người khác chiến tuyến. Hai tấm bia để tưởng nhớ hằng nữa triệu vong linh dựng trên đảo (gần như hoang) Bidong và Galang đã bị họ trả thù. Hai tấm mộ bia đó có là gì mà họ coi là bị xúc phạm? Phóng viên Fadli của nhật báo Jakarta Post (xuất bản ngày 20.6.05) viết rằng "... tượng đài bị đục bỏ theo yêu cầu của chủ tịch nước VN viện cớ rằng nó xúc phạm tới VN".
Hà Nội xấu hổ vì đẩy con dân (theo cách nói của Nguyễn Thị Hồng Ngát và Tôn Nữ Thị Ninh) vào chỗ chết chăng? Nếu nhận thấy rằng, việc vài trăm ngàn người liều chết vì hai chữ tự do nó thể hiện trung thực khẩu hiệu đầu môi dối trá, khẩu phật tâm xà "không có gì quý hơn độc lập tự do" là đúng thì phải tôn trọng những oan hồn uổng tử vì hai chữ tự do đó chứ! Vong hồn người chết vì sinh kế, vì tai nạn lưu thông dọc quốc lộ (thí dụ như đèo Hải Vân) còn có nơi nương tựa, còn có am miếu để người thân cúng bái. Thế nhưng người chết vì cái "không có gì quý hơn là tự do" lại bị trả thù. Tấm bia tưởng niệm họ là điều xúc phạm, ê mặt chăng? Nếu thực sự Bắc Bộ Phủ cảm thấy như vậy, thì đây (có thể) là một sự thay đổi lớn lao. Biết nhục rồi chăng?
Có thể lắm. Hơn một thập niên trước, ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền nước CHXHCN Việt Nam tên Lê Văn Bàng bị tóm quả tang đang mò nghêu tại bãi cấm, đã trơ mặt "no English, no English" từ từ được đề bạt lên địa vị cao hơn. Có sao đâu. Ải Nam Quan, Suối Phi Khanh, Thác Bản Giốc, những địa danh cả dân tộc biết đến, sách sử ghi từ lâu, nay dâng cho thầy, dân tộc Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm tột độ, thế nhưng những người ngự trị ở Bắc Bộ Phủ thấy bị xúc phạm hay hãnh diện? Đất nước Việt Nam thành chợ trời bán trẻ con, phụ nữ để làm nô lệ tình dục, nô lệ lao động khổ sai cho các quốc gia láng giềng có làm cho Hà Nội cảm thấy bị xúc phạm chăng? Hay là những cái "vốn" đó vẫn còn làm ra tiền để Đảng sống? Ôi, những đồng riel đồng đô, đồng bath, đồng ringgit, đồng yen, đồng yuan, đồng Peso, đồng Đài tệ... sao mà nó thơm quá phải không các "đồng chí"?
Nỗi nhục lịch sử bị xúc phạm, nỗi nhục dân tộc hiện tại đang bị xúc phạm - mù như Văn Vĩ cũng thấy - thế mà cả một tập đoàn cai trị tai điếc mắt ngơ, lại chăm chăm nhìn vào bộ phận không thể tách rời khỏi thân thể "để chiêu dụ những "vốn quý" còn sống, còn sữa, o bế họ, hút máu họ (con đĩa nhiều vòi mà). Những "vốn quý" đã chết mà chết là hết, vô ích, không còn dính liền vào thân thể nữa thì tưởng nhớ làm chi cho gai mắt nhức tai. Chánh sách hẳn hoi. Chỉ đạo hẳn hoi, đến nơi đến chốn. Cái nào nên thay đổi. Cái nào kiên quyết giữ vững. Để làm gì, nhằm mục đích gì mù hơn Văn Vĩ cũng thấy. Thế mà lắm người cứ lấy tay che mặt trời. Người Cộng Sản (VN) trân tráo đã đành. Người chạy trốn, chối bỏ Cộng Sản sao lại tiếp tay với chúng một cách trơ trẽn. Người Miền Bắc (thuở xa xưa) có câu nói: "Sống vì mồ mả không sống cả cho bát cơm". Ý muốn nói rằng, sống phải nhớ đến nguồn gốc, danh dự của không riêng một gia đình, cá nhân. Của cả một giống nòi, chớ đừng sống chạy theo những cặn bã vật chất, hư danh. Cày xới mồ mả, đập phá mộ bia là những hành vi không (không bao giờ) là một tí ti văn hóa Việt. Hành động đó là sản phẩm của nền đạo đức mới, mới du nhập vào nước Việt Nam 5, 7 chục năm nay, nó sẽ bị nghiền nát - không lâu nữa đâu - phải vậy chăng bằng hữu.
Trần Đức Nhuận
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Mù như Văn Vĩ cũng thấy
Bằng hữu thân.
Hẳn bằng hữu không quên, mới đây thôi, cựu Phó Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ (kỳ cục thật) sau một hai lần (tệ hơn) áo gấm về làng đã tuyên bố vung vít về sự "thay đổi" của Cộng Sản Việt Nam. Rồi tới ông nhạc sĩ dinh tê (hồi nào chống Cộng quyết liệt) Phạm Duy cũng vậy, tung hê Vi xi (và đất nước) đã thay đổi đổi thay lắm rồi. Miệng người sang có gang có thép - ông số 2 (của chính thể VNCH) và (có thể là) ông số 1 của nền tân nhạc VN nói ra thì làm gì mà không có "chất lượng", trọng lượng. Bởi vậy, ở cái miền Miệt Dưới nầy, hơn hai chục năm rồi, tôi (và nhiều bằng hữu của tôi) đã dứt khoát không quay về cố quốc ngày nào còn chế độ Cộng Sản cai trị, khi nghe nhị vị trưởng thượng đó ngôn ra thì (cũng phải) tin chớ.
Ngẫm nghĩ, có thay đổi thật. Xã hội Việt Nam ta hoàn toàn lột xác thật. (Tốt hơn hoặc tệ hơn hậu xét). Ngay từ những ngày đầu tiên kết thúc chiến tranh (được gọi là) giải phóng, mà ngày nay ông Bùi Tín (cựu Đại Tá Tổng Biên Tập báo Quân Đội Nhân Dân Chúa Nhật) gọi là cuộc chiến tranh chiếm đóng, một màn thay đổi lớn lao chưa từng có. Đà tiến hóa của dân tộc bị kéo lùi cả nữa thế kỷ. Sự hưng thịnh của Miền Nam bị gọi là phồn vinh giả tạo bị bần cùng hóa để bằng (hoặc muốn hơn) sự nghèo đói thật sự của Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa. Sự đổi thay nầy, mù như Văn Vĩ cũng thấy. Đổi thay toàn diện mà Viện Bảo Sanh thành Xưởng đẻ, nghĩa địa, bãi tha ma thành cung thiếu nhi, cung văn hóa. Văn hóa phẩm đồi trụy tàn dư mỹ ngụy thành "văn hóa mới, nếp sống mới, đạo đức mới xã hội chủ nghĩa". Thực tế, thì cái nào tệ hại hơn cái nào, mù như Văn Vĩ cũng thấy.
Rồi thì - Bọn trây lười đĩ điếm phản quốc trốn chạy ra nước ngoài (hẳn nhiên ông Kỳ, ông Duy nằm trong thành phần ấy - dưới con mắt Hà Nội vài ba chục năm trước) được thay màu da trên xác, được khoác áo yêu nước thành núm ruột ngoài ngàn dặm, một bộ phận (tòng teng) không thể tách rời khỏi thân thể - Mù như Văn Vĩ cũng thấy. Ba mươi năm không có chiến tranh. Ba mươi năm sống nhờ đồng tiền do người Việt hải ngoại gửi về (làm gì có sỉ diện mà dám nói đó là đồng đô la đen - dơ bẩn), Đảng CSVN tồn tại. Rồi thì, vài ba tòa cao ốc mọc lên, vô số khách sạn, sòng bài (Casino, trường đua ngựa - đua chó) mọc lên, cờ bạc được thời nở rộ như nấm mối gặp mưa dầm. Khoảng cách giàu nghèo không biết lấy đơn vị gì để đo, tham nhũng bóc lột chèn ép không biết lấy tiêu chuẩn nào để định. Mù như Văn Vĩ cũng thấy.
Nói tóm lại (cho gọn) sự thay đổi là có thật, nhưng thay đổi ở chiều hướng nào là chuyện khác. Sự thay đổi quan điểm, cách nói v.v... của Vi xi và của những ông như ông Kỳ, ông Duy là... một thực tế. Nhưng cũng có thứ không bao giờ thay đổi. Đó là sự trả thù đê tiện. Trả thù người sống đã đành. Mộ bia của người chết (từ ngoài ngàn dặm) cũng bị đập phá cho bằng được. Người Cộng Sản VN vẫn ra rả đả kích (và xóa tên) vua Gia Long vì hành động của ông trả thù vua Quang Trung, nhưng chính họ lại lạnh lùng "vô tư" cày xới mồ mả của người khác chiến tuyến. Hai tấm bia để tưởng nhớ hằng nữa triệu vong linh dựng trên đảo (gần như hoang) Bidong và Galang đã bị họ trả thù. Hai tấm mộ bia đó có là gì mà họ coi là bị xúc phạm? Phóng viên Fadli của nhật báo Jakarta Post (xuất bản ngày 20.6.05) viết rằng "... tượng đài bị đục bỏ theo yêu cầu của chủ tịch nước VN viện cớ rằng nó xúc phạm tới VN".
Hà Nội xấu hổ vì đẩy con dân (theo cách nói của Nguyễn Thị Hồng Ngát và Tôn Nữ Thị Ninh) vào chỗ chết chăng? Nếu nhận thấy rằng, việc vài trăm ngàn người liều chết vì hai chữ tự do nó thể hiện trung thực khẩu hiệu đầu môi dối trá, khẩu phật tâm xà "không có gì quý hơn độc lập tự do" là đúng thì phải tôn trọng những oan hồn uổng tử vì hai chữ tự do đó chứ! Vong hồn người chết vì sinh kế, vì tai nạn lưu thông dọc quốc lộ (thí dụ như đèo Hải Vân) còn có nơi nương tựa, còn có am miếu để người thân cúng bái. Thế nhưng người chết vì cái "không có gì quý hơn là tự do" lại bị trả thù. Tấm bia tưởng niệm họ là điều xúc phạm, ê mặt chăng? Nếu thực sự Bắc Bộ Phủ cảm thấy như vậy, thì đây (có thể) là một sự thay đổi lớn lao. Biết nhục rồi chăng?
Có thể lắm. Hơn một thập niên trước, ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền nước CHXHCN Việt Nam tên Lê Văn Bàng bị tóm quả tang đang mò nghêu tại bãi cấm, đã trơ mặt "no English, no English" từ từ được đề bạt lên địa vị cao hơn. Có sao đâu. Ải Nam Quan, Suối Phi Khanh, Thác Bản Giốc, những địa danh cả dân tộc biết đến, sách sử ghi từ lâu, nay dâng cho thầy, dân tộc Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm tột độ, thế nhưng những người ngự trị ở Bắc Bộ Phủ thấy bị xúc phạm hay hãnh diện? Đất nước Việt Nam thành chợ trời bán trẻ con, phụ nữ để làm nô lệ tình dục, nô lệ lao động khổ sai cho các quốc gia láng giềng có làm cho Hà Nội cảm thấy bị xúc phạm chăng? Hay là những cái "vốn" đó vẫn còn làm ra tiền để Đảng sống? Ôi, những đồng riel đồng đô, đồng bath, đồng ringgit, đồng yen, đồng yuan, đồng Peso, đồng Đài tệ... sao mà nó thơm quá phải không các "đồng chí"?
Nỗi nhục lịch sử bị xúc phạm, nỗi nhục dân tộc hiện tại đang bị xúc phạm - mù như Văn Vĩ cũng thấy - thế mà cả một tập đoàn cai trị tai điếc mắt ngơ, lại chăm chăm nhìn vào bộ phận không thể tách rời khỏi thân thể "để chiêu dụ những "vốn quý" còn sống, còn sữa, o bế họ, hút máu họ (con đĩa nhiều vòi mà). Những "vốn quý" đã chết mà chết là hết, vô ích, không còn dính liền vào thân thể nữa thì tưởng nhớ làm chi cho gai mắt nhức tai. Chánh sách hẳn hoi. Chỉ đạo hẳn hoi, đến nơi đến chốn. Cái nào nên thay đổi. Cái nào kiên quyết giữ vững. Để làm gì, nhằm mục đích gì mù hơn Văn Vĩ cũng thấy. Thế mà lắm người cứ lấy tay che mặt trời. Người Cộng Sản (VN) trân tráo đã đành. Người chạy trốn, chối bỏ Cộng Sản sao lại tiếp tay với chúng một cách trơ trẽn. Người Miền Bắc (thuở xa xưa) có câu nói: "Sống vì mồ mả không sống cả cho bát cơm". Ý muốn nói rằng, sống phải nhớ đến nguồn gốc, danh dự của không riêng một gia đình, cá nhân. Của cả một giống nòi, chớ đừng sống chạy theo những cặn bã vật chất, hư danh. Cày xới mồ mả, đập phá mộ bia là những hành vi không (không bao giờ) là một tí ti văn hóa Việt. Hành động đó là sản phẩm của nền đạo đức mới, mới du nhập vào nước Việt Nam 5, 7 chục năm nay, nó sẽ bị nghiền nát - không lâu nữa đâu - phải vậy chăng bằng hữu.
Trần Đức Nhuận
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển