Quán Bên Đường
Mưa, nhớ người Chiến sĩ
Ở Orange County, những cơn mưa của mùa thu đang đổ xuống thành phố.
Mưa, buồn và nhớ Việt Nam da diết.
Tôi nhớ những buổi trưa Saigon mưa, khi trời vẫn nắng. Nhớ những quán cà phê ở góc mấy con phố thân quen, ở tuổi 19, 20, gặp gỡ bạn bè trong cơn mưa: có đứa về thăm nhà từ mặt trận, có đứa đang chờ đi Thủ Ðức, đi Ðà Lạt nhập ngũ, có đứa thất tình vì người yêu đi lấy chồng, có đứa nói đến chuyện tình yêu với cặp mắt sáng rỡ của hạnh phúc...
Nhớ những chiều mưa lê thê, buồn đến não ruột ở Huế, cho dù tôi chỉ sống ở đó một thời gian ngắn của tuổi thơ, hay lúc về thăm Huế lại khi trưởng thành.
Mưa Saigon là những đêm lạnh và ướt át, có tiếng rao hàng buồn buồn của bà cụ bán bánh chưng, hay tiếng mời gọi ngọt ngào của chị bán chè bột khoai, tảo tần khuya sớm nuôi con.
Mưa ở quê nhà còn mang hình ảnh mấy người đạp cyclo, còng lưng đạp xe dưới những lằn roi lạnh của mưa...
Rồi làm sao không nhớ cho được, mưa của Saigon sau tháng Tư 1975, khi cuộc đời của người dân miền Nam đảo lộn dù hòa bình đã đến. Mọi người dân Saigon, bất kể giàu, nghèo, sang, hèn, đã phải tràn ra đường để kiếm sống, dù mưa hay nắng.
Tôi nhớ đến những quán cà phê, mà tôi là một trong các chủ nhân của chúng, mọc lên như nấm trên khắp các lề đường quanh trung tâm Saigon như Công Lý, Pasteur... dưới mấy tấm lều sơ sài, chống chọi với những cơn mưa, tưởng như không bao giờ dứt.
Nhớ những ngày đứng co ro dưới hàng hiên của mấy căn cao ốc, cầu cho mưa tạnh để còn bày hàng ra bán chợ trời.
Nhớ, với đôi chút tủi thân, thấy mình dầm mưa, đứng trong đầm thủy lợi để làm công tác lao động không lương cho nhà nước Cộng sản.
Nhớ một đêm mưa của 30 năm trước, ra đi trong nước mắt, không biết tương lai mình đi về đâu trong chuyến vượt biên sắp đến...
Mưa bây giờ, trong thời gian có ngày Lễ Chiến sĩ Trận Vong, như những giòng nước mắt, chảy xuống để thương tiếc cho bất cứ người chiến sĩ nào bỏ mình cho lý tưởng tư do, trong đó, dĩ nhiên có những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.
Ở Mỹ, hàng năm, Lễ Chiến sĩ Trận Vong được tổ chức trang trọng vào ngày 11/11, để tưởng nhớ và ngưỡng phục cái chết của hàng ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ “vị quốc vong thân” trong nhiều cuộc chiến tranh khác nhau trên thế giới.
Trong khi đó, tại quê hương của những Chiến sĩ Việt Nam Công Hòa, đau xót thay, cái chết của họ lại bị nhà cầm quyền Công Sản cố tình lãng quên. Ngay cả nơi yên nghỉ ngàn đời của họ là Nghĩa Trang Quân Ðội cũng bị xâm phạm hay muốn phá hủy.
Sự thù hận của con người với nhau thật là dễ sợ bạn nhỉ. Ðã thế, nó đã và đang tiếp tực xẩy ra giữa những người Việt Nam với nhau, có cùng tổ tiên, cùng màu da, cùng tiếng nói.
Cái chế độ với những con người cai trị CS có trái tim sắt máu và tàn nhẫn như thế, không hiểu sao cho đến nay vẫn còn tồn tại?
Tuy nhiên mỗi năm, chúng ta biết rằng, trong nhiều ngôi nhà ở miền Nam VN, những nén hương vẫn đang tiếp tục được thắp lên, những lời cầu nguyện vẫn âm thầm được lập lại cho những người cha, người chồng, người anh, người con..., người lính trận, đã ra đi trong lửa đạn.
Những người lính đó đã trải qua bao nhiệu tháng ngày gian khổ trên thao trường và chiến trường. Sau đó họ tan tác bay đi muôn nơi, chiến đấu trong những binh chủng khác nhau.
Có thể họ đã rất ít gặp nhau lại trong thời gian chiến tranh bởi đời sống của người quân nhân với bổn phận và trách nhiệm không cho họ có được những ngày tháng rảnh rỗi và nhàn hạ. Cũng có thể tình cờ, họ đã từng sát cánh bên nhau trong lửa đạn, chia với nhau điếu thuốc, bữa cơm đạm bạc của người lính.
Thế rồi, tháng Tư năm 1975 đã chấm dứt đời lính một cách bất ngờ và đau thương. Cái hòa bình mà mọi người dân Việt Nam trông đợi, đặc biệt những người lính cầm súng để chiến đấu cho lý tưởng tự do, lại xảy ra với những tiếp nối của hận thù và chia ly.
Ðã có những người lính rời quê hương ra đi ngay sau khi đất nuớc đổi thay. Ðã có những người ở lại để bị đày ải trong những trại cải tạo. Rồi sau đó khi sống sót và được thả ra thì họ phải tiếp nối những ngày tháng đói khổ trên những đường phố Saigon vì bị kỳ thị và đối xử bất công của chế độ cầm quyền.
Cũng đã có một số đông những người lính cũ ấy sau đó, cùng những đồng bào của mình vượt biển tìm tự do. Ðã có những nguời bỏ mình trên biển cả, trong rừng sâu và đã có những người đặt chân được đến một đất nước xa lạ để bắt đầu một quãng đời mới khi tóc đã hai mầu.
Tôi cũng chỉ là một cô gái bình thường lớn lên trong một đất nuớc chiến tranh. Thế nhưng, vì được sống ở thành phố cho nên những suy nghĩ của tôi về cuộc chiến lúc ấy vẫn là những suy nghĩ rất ngây thơ và nông cạn.
Khi còn vị thành niên, những ánh hỏa châu hay tiếng bom đạn vẫn còn ở xa thành phố nên không làm cho tôi sơ hãi. Việc mấy bà chị mình gặp gỡ, yêu rồi làm vợ mấy ông nhà binh cũng không có gì lạ đối với tôi. Rồi đến khi hai ông anh ruột, mấy người anh em bà con, bạn bè phải đi lính, cho dù thấy buồn vì xa họ, tôi đã nghĩ một cách tự nhiên và ích kỷ rằng con trai thì phải đi lính và rồi họ sẽ trở về...
Mãi đến khi cuộc tấn công của Cộng sản vào Tết Mậu Thân xảy ra, tôi mới thực sự cảm nhận được chiến tranh lúc đó gần gũi đời sống của mình như thế nào.
Khi đó, tôi mới thấy mình ngưỡng phục cái hình ảnh oai hùng và can đảm của những người lính trong cuộc tái chiếm cổ thành Quảng Trị. Tôi mới thấy đau đớn và xúc động trước cảnh tàn ác của Công sản với các mồ chôn tập thể những người dân Huế vô tội.
Rồi khi trở thành biên tập viên Ðài Phát thanh Quân đội và sau đó là phóng viên Ðài Phát Thanh Saigon, cái nhìn của tôi về chiến tranh Việt Nam chính chắn hơn. Tôi có được những cảm thông, những nhận xét của một người trưởng thành, của một người ghi nhận thời sự. Nhờ đó, những hình ảnh và câu chuyện về chiến tranh, về những người lính... bao quanh đời sống tôi, ảnh hưởng đến những suy nghĩ và việc làm của tôi.
Tôi đã từng trải qua những ngày tháng hồi hộp chờ đợi và theo dõi cuộc tử thủ An Lộc; cảm phục tinh thần chiến đấu của những người lính biệt cách dù; hãnh diện có được một vị tướng anh hùng như Lê Văn Hưng; mừng rỡ khi thị xã này được giải tỏa.
Bên cạnh đó, mỗi ngày ở đài phát thanh, tin tức từ chiến trường đưa về với con số những người lính tử trận làm tôi chạnh lòng.
Tôi thấy mình một lúc nào đó, run rẩy và đau xót, trước làn sóng người dân và những người lính bảo vệ họ, bị giết vì đạn pháo kích trên quốc lô 1 trong bước đường di tản vào tháng 3, tháng 4 năm 1975.
Tôi nhớ mình đã vô cùng khâm phục trước tin tức những sinh viên sĩ quan khóa cuối cùng của trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, rời khỏi quân trường trong vòng trật tự. Nếu tôi không lầm thì đó là khóa sĩ quan cuối cùng mà tôi được tham dự để tường thuật cho đài Saigon về lễ gắn Alpha của họ cuối năm 1974.
Tôi cũng nhớ đến những người lính vô danh hay các vị tướng anh hùng đã tuẫn tiết vào những giây phút cuối cùng sau lệnh đầu hàng 30/4/1075.
Nhớ, thương và ngưỡng mộ.
Những người lính Việt Nam Công Hòa là một phần lịch sử của nước Việt Nam. Chính vì thuộc về lịch sử nên tôi cho rằng không một ai có thể phủ nhận, nhất là cho dù những người đang nắm quyền hành trên quê hương của chúng ta có bóp méo lịch sử đến đâu chăng nữa.
Ít ra, những chiến sĩ VNCH đã bỏ mình cho tổ quốc và quê hương đã và đang tiếp tục được những đồng đội và đồng hương của họ, hiện đang sinh sống trên các xứ sở tự do, vinh danh và tổ chức các buổi lễ tiếc thương và tưởng niệm để linh hồn họ được an ủi nơi cõi khác.
Những người lính VNCH của một thời quá khứ, xin gởi đến các chú, các anh, các bạn lòng trân trọng và quí mến.
“Hỡi người chiến sĩ, đã để lại chiến nón sắt bên bờ lau sậy này,
Bây giờ anh ở đâu?”
(Người tình không chân dung - Hoàng Trọng)
Hẹn bạn thư sau nhé! (Y.T)
Tác giả : Yến Tuyết/Sống Magazine
Mưa, nhớ người Chiến sĩ
Ở Orange County, những cơn mưa của mùa thu đang đổ xuống thành phố.
Mưa, buồn và nhớ Việt Nam da diết.
Tôi nhớ những buổi trưa Saigon mưa, khi trời vẫn nắng. Nhớ những quán cà phê ở góc mấy con phố thân quen, ở tuổi 19, 20, gặp gỡ bạn bè trong cơn mưa: có đứa về thăm nhà từ mặt trận, có đứa đang chờ đi Thủ Ðức, đi Ðà Lạt nhập ngũ, có đứa thất tình vì người yêu đi lấy chồng, có đứa nói đến chuyện tình yêu với cặp mắt sáng rỡ của hạnh phúc...
Nhớ những chiều mưa lê thê, buồn đến não ruột ở Huế, cho dù tôi chỉ sống ở đó một thời gian ngắn của tuổi thơ, hay lúc về thăm Huế lại khi trưởng thành.
Mưa Saigon là những đêm lạnh và ướt át, có tiếng rao hàng buồn buồn của bà cụ bán bánh chưng, hay tiếng mời gọi ngọt ngào của chị bán chè bột khoai, tảo tần khuya sớm nuôi con.
Mưa ở quê nhà còn mang hình ảnh mấy người đạp cyclo, còng lưng đạp xe dưới những lằn roi lạnh của mưa...
Rồi làm sao không nhớ cho được, mưa của Saigon sau tháng Tư 1975, khi cuộc đời của người dân miền Nam đảo lộn dù hòa bình đã đến. Mọi người dân Saigon, bất kể giàu, nghèo, sang, hèn, đã phải tràn ra đường để kiếm sống, dù mưa hay nắng.
Tôi nhớ đến những quán cà phê, mà tôi là một trong các chủ nhân của chúng, mọc lên như nấm trên khắp các lề đường quanh trung tâm Saigon như Công Lý, Pasteur... dưới mấy tấm lều sơ sài, chống chọi với những cơn mưa, tưởng như không bao giờ dứt.
Nhớ những ngày đứng co ro dưới hàng hiên của mấy căn cao ốc, cầu cho mưa tạnh để còn bày hàng ra bán chợ trời.
Nhớ, với đôi chút tủi thân, thấy mình dầm mưa, đứng trong đầm thủy lợi để làm công tác lao động không lương cho nhà nước Cộng sản.
Nhớ một đêm mưa của 30 năm trước, ra đi trong nước mắt, không biết tương lai mình đi về đâu trong chuyến vượt biên sắp đến...
Mưa bây giờ, trong thời gian có ngày Lễ Chiến sĩ Trận Vong, như những giòng nước mắt, chảy xuống để thương tiếc cho bất cứ người chiến sĩ nào bỏ mình cho lý tưởng tư do, trong đó, dĩ nhiên có những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.
Ở Mỹ, hàng năm, Lễ Chiến sĩ Trận Vong được tổ chức trang trọng vào ngày 11/11, để tưởng nhớ và ngưỡng phục cái chết của hàng ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ “vị quốc vong thân” trong nhiều cuộc chiến tranh khác nhau trên thế giới.
Trong khi đó, tại quê hương của những Chiến sĩ Việt Nam Công Hòa, đau xót thay, cái chết của họ lại bị nhà cầm quyền Công Sản cố tình lãng quên. Ngay cả nơi yên nghỉ ngàn đời của họ là Nghĩa Trang Quân Ðội cũng bị xâm phạm hay muốn phá hủy.
Sự thù hận của con người với nhau thật là dễ sợ bạn nhỉ. Ðã thế, nó đã và đang tiếp tực xẩy ra giữa những người Việt Nam với nhau, có cùng tổ tiên, cùng màu da, cùng tiếng nói.
Cái chế độ với những con người cai trị CS có trái tim sắt máu và tàn nhẫn như thế, không hiểu sao cho đến nay vẫn còn tồn tại?
Tuy nhiên mỗi năm, chúng ta biết rằng, trong nhiều ngôi nhà ở miền Nam VN, những nén hương vẫn đang tiếp tục được thắp lên, những lời cầu nguyện vẫn âm thầm được lập lại cho những người cha, người chồng, người anh, người con..., người lính trận, đã ra đi trong lửa đạn.
Những người lính đó đã trải qua bao nhiệu tháng ngày gian khổ trên thao trường và chiến trường. Sau đó họ tan tác bay đi muôn nơi, chiến đấu trong những binh chủng khác nhau.
Có thể họ đã rất ít gặp nhau lại trong thời gian chiến tranh bởi đời sống của người quân nhân với bổn phận và trách nhiệm không cho họ có được những ngày tháng rảnh rỗi và nhàn hạ. Cũng có thể tình cờ, họ đã từng sát cánh bên nhau trong lửa đạn, chia với nhau điếu thuốc, bữa cơm đạm bạc của người lính.
Thế rồi, tháng Tư năm 1975 đã chấm dứt đời lính một cách bất ngờ và đau thương. Cái hòa bình mà mọi người dân Việt Nam trông đợi, đặc biệt những người lính cầm súng để chiến đấu cho lý tưởng tự do, lại xảy ra với những tiếp nối của hận thù và chia ly.
Ðã có những người lính rời quê hương ra đi ngay sau khi đất nuớc đổi thay. Ðã có những người ở lại để bị đày ải trong những trại cải tạo. Rồi sau đó khi sống sót và được thả ra thì họ phải tiếp nối những ngày tháng đói khổ trên những đường phố Saigon vì bị kỳ thị và đối xử bất công của chế độ cầm quyền.
Cũng đã có một số đông những người lính cũ ấy sau đó, cùng những đồng bào của mình vượt biển tìm tự do. Ðã có những nguời bỏ mình trên biển cả, trong rừng sâu và đã có những người đặt chân được đến một đất nước xa lạ để bắt đầu một quãng đời mới khi tóc đã hai mầu.
Tôi cũng chỉ là một cô gái bình thường lớn lên trong một đất nuớc chiến tranh. Thế nhưng, vì được sống ở thành phố cho nên những suy nghĩ của tôi về cuộc chiến lúc ấy vẫn là những suy nghĩ rất ngây thơ và nông cạn.
Khi còn vị thành niên, những ánh hỏa châu hay tiếng bom đạn vẫn còn ở xa thành phố nên không làm cho tôi sơ hãi. Việc mấy bà chị mình gặp gỡ, yêu rồi làm vợ mấy ông nhà binh cũng không có gì lạ đối với tôi. Rồi đến khi hai ông anh ruột, mấy người anh em bà con, bạn bè phải đi lính, cho dù thấy buồn vì xa họ, tôi đã nghĩ một cách tự nhiên và ích kỷ rằng con trai thì phải đi lính và rồi họ sẽ trở về...
Mãi đến khi cuộc tấn công của Cộng sản vào Tết Mậu Thân xảy ra, tôi mới thực sự cảm nhận được chiến tranh lúc đó gần gũi đời sống của mình như thế nào.
Khi đó, tôi mới thấy mình ngưỡng phục cái hình ảnh oai hùng và can đảm của những người lính trong cuộc tái chiếm cổ thành Quảng Trị. Tôi mới thấy đau đớn và xúc động trước cảnh tàn ác của Công sản với các mồ chôn tập thể những người dân Huế vô tội.
Rồi khi trở thành biên tập viên Ðài Phát thanh Quân đội và sau đó là phóng viên Ðài Phát Thanh Saigon, cái nhìn của tôi về chiến tranh Việt Nam chính chắn hơn. Tôi có được những cảm thông, những nhận xét của một người trưởng thành, của một người ghi nhận thời sự. Nhờ đó, những hình ảnh và câu chuyện về chiến tranh, về những người lính... bao quanh đời sống tôi, ảnh hưởng đến những suy nghĩ và việc làm của tôi.
Tôi đã từng trải qua những ngày tháng hồi hộp chờ đợi và theo dõi cuộc tử thủ An Lộc; cảm phục tinh thần chiến đấu của những người lính biệt cách dù; hãnh diện có được một vị tướng anh hùng như Lê Văn Hưng; mừng rỡ khi thị xã này được giải tỏa.
Bên cạnh đó, mỗi ngày ở đài phát thanh, tin tức từ chiến trường đưa về với con số những người lính tử trận làm tôi chạnh lòng.
Tôi thấy mình một lúc nào đó, run rẩy và đau xót, trước làn sóng người dân và những người lính bảo vệ họ, bị giết vì đạn pháo kích trên quốc lô 1 trong bước đường di tản vào tháng 3, tháng 4 năm 1975.
Tôi nhớ mình đã vô cùng khâm phục trước tin tức những sinh viên sĩ quan khóa cuối cùng của trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, rời khỏi quân trường trong vòng trật tự. Nếu tôi không lầm thì đó là khóa sĩ quan cuối cùng mà tôi được tham dự để tường thuật cho đài Saigon về lễ gắn Alpha của họ cuối năm 1974.
Tôi cũng nhớ đến những người lính vô danh hay các vị tướng anh hùng đã tuẫn tiết vào những giây phút cuối cùng sau lệnh đầu hàng 30/4/1075.
Nhớ, thương và ngưỡng mộ.
Những người lính Việt Nam Công Hòa là một phần lịch sử của nước Việt Nam. Chính vì thuộc về lịch sử nên tôi cho rằng không một ai có thể phủ nhận, nhất là cho dù những người đang nắm quyền hành trên quê hương của chúng ta có bóp méo lịch sử đến đâu chăng nữa.
Ít ra, những chiến sĩ VNCH đã bỏ mình cho tổ quốc và quê hương đã và đang tiếp tục được những đồng đội và đồng hương của họ, hiện đang sinh sống trên các xứ sở tự do, vinh danh và tổ chức các buổi lễ tiếc thương và tưởng niệm để linh hồn họ được an ủi nơi cõi khác.
Những người lính VNCH của một thời quá khứ, xin gởi đến các chú, các anh, các bạn lòng trân trọng và quí mến.
“Hỡi người chiến sĩ, đã để lại chiến nón sắt bên bờ lau sậy này,
Bây giờ anh ở đâu?”
(Người tình không chân dung - Hoàng Trọng)
Hẹn bạn thư sau nhé! (Y.T)
Tác giả : Yến Tuyết/Sống Magazine