Cõi Người Ta
Mùi Mỹ
Ở Mỹ sao ai mặc quần áo cũng thơm tho quá trời, mọi thứ của họ có một mùi rất riêng, không phải là mùi nước hoa hàng hiệu, cũng chẳng phải là mùi xà bông giặt đồ giữ lại hương thơm trên áo quần, cậu mợ không giải thích được nên cứ tạm gọi đó là “mùi Mỹ”.
Cali Today News - Cậu mợ Tư năm nay đã gần 60 tuổi. Sau bao nhiêu năm làm lụng vất vả, nuôi ba dứa con ăn học thành tài, cậu mợ cũng tích góp được ít tiền để sang Mỹ du lịch, để biết xứ cờ hoa, thiên đường Mỹ quốc là như thế nào mà bao nhiêu người cũng mơ ước được đặt chân đến. Hồi những năm đầu thập niên 80, cậu mợ Tư cũng năm lần bảy lượt đánh cược số mạng mình theo những chuyến vượt biên nhưng rồi bất thành. Bây giờ chuẩn bị được sang Mỹ du lịch nên cậu mợ Tư rất hào hứng. Đi khoe hàng xóm láng giềng ở khắp con phố khu nhà cậu mợ, rồi mấy người khách hàng đến công ty cậu mua bán, giao dịch cũng được nghe cậu khoe sắp đi Mỹ du lịch.
Vương Vi
TNG chuyển
Cali Today News - Cậu mợ Tư năm nay đã gần 60 tuổi. Sau bao nhiêu năm làm lụng vất vả, nuôi ba dứa con ăn học thành tài, cậu mợ cũng tích góp được ít tiền để sang Mỹ du lịch, để biết xứ cờ hoa, thiên đường Mỹ quốc là như thế nào mà bao nhiêu người cũng mơ ước được đặt chân đến. Hồi những năm đầu thập niên 80, cậu mợ Tư cũng năm lần bảy lượt đánh cược số mạng mình theo những chuyến vượt biên nhưng rồi bất thành. Bây giờ chuẩn bị được sang Mỹ du lịch nên cậu mợ Tư rất hào hứng. Đi khoe hàng xóm láng giềng ở khắp con phố khu nhà cậu mợ, rồi mấy người khách hàng đến công ty cậu mua bán, giao dịch cũng được nghe cậu khoe sắp đi Mỹ du lịch.
Lúc sang đây, cậu mợ Tư thấy ở Mỹ sao ai mặc quần áo cũng thơm tho
quá trời, mọi thứ của họ có một mùi rất riêng, không phải là mùi nước
hoa hàng hiệu, cũng chẳng phải là mùi xà bông giặt đồ giữ lại hương thơm
trên áo quần, cậu mợ không giải thích được nên cứ tạm gọi đó là “mùi
Mỹ”. Rồi cứ gặp mặt người này người nọ, bà con họ hàng, bạn bè thân quen
sau nhiều năm xa cách, suốt ngày cậu mợ Tư cứ tò mò muốn biết sao mấy
người ở Mỹ ăn mặc thơm quá.
Ở Mỹ du lịch được hai tuần, cậu mợ Tư cũng phát hiện ra được là ở
đây, mỗi khi giặt đồ xong, người ta không có phơi đồ ngoài nắng, không
có cây sào móc đồ ngoài sân nhà, mà dùng máy sấy quần áo. Mỗi khi dùng
máy sấy có bỏ mấy miếng giấy thơm, gọi là fabric softener vào, nhờ miếng
giấy thơm này mà quần áo lúc nào cũng có mùi thơm như cậu mợ Tư gọi là
mùi Mỹ. Nhiều người cũng bỏ giấy thơm này vào tủ quần áo, thùng carton
đựng đồ đạc nên cái gì cũng thơm phưng phức, và còn tránh được côn trùng
như kiến. Cậu mợ Tư biết được điều này nên thích lắm. Thế là trước ngày
về lại Việt Nam, đi mua cả một vali to toàn giấy thơm sấy quần áo. Đến
nỗi cô tiếp viên kiếm soát vé người Việt Nam ở sân bay khi nhận ký gởi
hành lý của cậu mợ Tư cũng ngạc nhiên hỏi trong vali đựng gì đem về Việt
Nam mà ngửi mùi thơm quá. Cô nghe nói cái vali đựng toàn giấy thơm sấy
quần áo cũng thấy mắc cười.
Đến khi về lại Việt Nam, cậu mợ Tư đem giấy thơm sấy quần áo để
vương vãi khắp nơi trong nhà, từ tủ đựng quần áo, ghế sofa ở phòng khách
đến cả trong chiếc xe hơi Mercedes đời mới của cậu. Ai hỏi đến thì cậu
mợ Tư cũng khoe là giấy thơm mang từ Mỹ về để có mùi thơm mà được gọi là
mùi Mỹ. Rồi qua mấy hôm sau, hai vợ chồng cậu Tư đi ra nhiều cửa hàng
bán điện máy ở ngay trung tâm thành phố để tìm mua một cái máy sấy quần
áo để mang về nhà, kiên quyết thay đổi cách giặt giũ quần áo để có được
mùi Mỹ, không mang quần áo đi phơi nắng phơi gió trên cây sào phía sau
hiên nhà nữa mà đem quần áo đi sất khô với giấy thơm. Lúc đến cửa hàng
điện máy hỏi mua máy sấy quần áo, ai ai trong cửa hàng từ ông bà chủ đến
nhân viên bán hàng cũng ngạc nhiên, vì từ trước đến giờ khách hàng đến
đây chỉ mua máy giặt quần áo, chứ chẳng có một người khách nào đến tìm
mua máy sấy quần áo cả. Rồi mấy người trong cửa hàng cũng khăng khăng
cho là cậu mơ Tư là Việt kiều mới trở về nước sống, chứ người Việt trong
nước không ai biết đến máy sấy quần áo và cũng chẳng ai xài đến loại
máy này cả. Rồi chờ đến cả tháng sau, khó khăn lắm cậu mợ Tư mới đặt mua
được một cái máy sấy quần áo ở một cửa hàng điện tử lớn nhất ở trung
tâm thành phố. Lúc khiêng cái máy sấy về nhà, cậu Tư đêm đó quên cả ngủ
để mày mò cách sử dụng máy. Rồi mang đống quần áo dơ ra bỏ vào máy giặt,
xong đem sấy thử với cả xấp giấy thơm. Cái gối, cái rèm cửa che nắng
cũng mang đi giặt sấy, cái giẻ chùi bếp bao nhiêu năm nay chẳng mấy quan
tâm giặt cho sạch thì hôm nay cũng được đem đi giặt sấy thơm tho. Rồi
cứ mỗi chiều đi làm về, cậu Tư lại lật đật chạy về nhà, hốt đống quần
áo, chăn nệm, mền gối rèm cửa, mà mợ Tư đã để sẵn để đem đi giặt sấy.
Xong lại mang ra hít lấy hít để mùi Mỹ thơm phức.
Vậy đó, ở cái xứ Mỹ này, từ những thứ nhỏ nhặt nhất như hương thơm
từ một tờ giấy cũng có sức hút kì lạ làm người Việt ở quê nhà mê mệt.
TNG chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Mùi Mỹ
Ở Mỹ sao ai mặc quần áo cũng thơm tho quá trời, mọi thứ của họ có một mùi rất riêng, không phải là mùi nước hoa hàng hiệu, cũng chẳng phải là mùi xà bông giặt đồ giữ lại hương thơm trên áo quần, cậu mợ không giải thích được nên cứ tạm gọi đó là “mùi Mỹ”.
Cali Today News - Cậu mợ Tư năm nay đã gần 60 tuổi.
Sau bao nhiêu năm làm lụng vất vả, nuôi ba dứa con ăn học thành tài, cậu
mợ cũng tích góp được ít tiền để sang Mỹ du lịch, để biết xứ cờ hoa,
thiên đường Mỹ quốc là như thế nào mà bao nhiêu người cũng mơ ước được
đặt chân đến. Hồi những năm đầu thập niên 80, cậu mợ Tư cũng năm lần bảy
lượt đánh cược số mạng mình theo những chuyến vượt biên nhưng rồi bất
thành. Bây giờ chuẩn bị được sang Mỹ du lịch nên cậu mợ Tư rất hào hứng.
Đi khoe hàng xóm láng giềng ở khắp con phố khu nhà cậu mợ, rồi mấy
người khách hàng đến công ty cậu mua bán, giao dịch cũng được nghe cậu
khoe sắp đi Mỹ du lịch.
Vương Vi
TNG chuyển
Lúc sang đây, cậu mợ Tư thấy ở Mỹ sao ai mặc quần áo cũng thơm tho
quá trời, mọi thứ của họ có một mùi rất riêng, không phải là mùi nước
hoa hàng hiệu, cũng chẳng phải là mùi xà bông giặt đồ giữ lại hương thơm
trên áo quần, cậu mợ không giải thích được nên cứ tạm gọi đó là “mùi
Mỹ”. Rồi cứ gặp mặt người này người nọ, bà con họ hàng, bạn bè thân quen
sau nhiều năm xa cách, suốt ngày cậu mợ Tư cứ tò mò muốn biết sao mấy
người ở Mỹ ăn mặc thơm quá.
Ở Mỹ du lịch được hai tuần, cậu mợ Tư cũng phát hiện ra được là ở
đây, mỗi khi giặt đồ xong, người ta không có phơi đồ ngoài nắng, không
có cây sào móc đồ ngoài sân nhà, mà dùng máy sấy quần áo. Mỗi khi dùng
máy sấy có bỏ mấy miếng giấy thơm, gọi là fabric softener vào, nhờ miếng
giấy thơm này mà quần áo lúc nào cũng có mùi thơm như cậu mợ Tư gọi là
mùi Mỹ. Nhiều người cũng bỏ giấy thơm này vào tủ quần áo, thùng carton
đựng đồ đạc nên cái gì cũng thơm phưng phức, và còn tránh được côn trùng
như kiến. Cậu mợ Tư biết được điều này nên thích lắm. Thế là trước ngày
về lại Việt Nam, đi mua cả một vali to toàn giấy thơm sấy quần áo. Đến
nỗi cô tiếp viên kiếm soát vé người Việt Nam ở sân bay khi nhận ký gởi
hành lý của cậu mợ Tư cũng ngạc nhiên hỏi trong vali đựng gì đem về Việt
Nam mà ngửi mùi thơm quá. Cô nghe nói cái vali đựng toàn giấy thơm sấy
quần áo cũng thấy mắc cười.
Đến khi về lại Việt Nam, cậu mợ Tư đem giấy thơm sấy quần áo để
vương vãi khắp nơi trong nhà, từ tủ đựng quần áo, ghế sofa ở phòng khách
đến cả trong chiếc xe hơi Mercedes đời mới của cậu. Ai hỏi đến thì cậu
mợ Tư cũng khoe là giấy thơm mang từ Mỹ về để có mùi thơm mà được gọi là
mùi Mỹ. Rồi qua mấy hôm sau, hai vợ chồng cậu Tư đi ra nhiều cửa hàng
bán điện máy ở ngay trung tâm thành phố để tìm mua một cái máy sấy quần
áo để mang về nhà, kiên quyết thay đổi cách giặt giũ quần áo để có được
mùi Mỹ, không mang quần áo đi phơi nắng phơi gió trên cây sào phía sau
hiên nhà nữa mà đem quần áo đi sất khô với giấy thơm. Lúc đến cửa hàng
điện máy hỏi mua máy sấy quần áo, ai ai trong cửa hàng từ ông bà chủ đến
nhân viên bán hàng cũng ngạc nhiên, vì từ trước đến giờ khách hàng đến
đây chỉ mua máy giặt quần áo, chứ chẳng có một người khách nào đến tìm
mua máy sấy quần áo cả. Rồi mấy người trong cửa hàng cũng khăng khăng
cho là cậu mơ Tư là Việt kiều mới trở về nước sống, chứ người Việt trong
nước không ai biết đến máy sấy quần áo và cũng chẳng ai xài đến loại
máy này cả. Rồi chờ đến cả tháng sau, khó khăn lắm cậu mợ Tư mới đặt mua
được một cái máy sấy quần áo ở một cửa hàng điện tử lớn nhất ở trung
tâm thành phố. Lúc khiêng cái máy sấy về nhà, cậu Tư đêm đó quên cả ngủ
để mày mò cách sử dụng máy. Rồi mang đống quần áo dơ ra bỏ vào máy giặt,
xong đem sấy thử với cả xấp giấy thơm. Cái gối, cái rèm cửa che nắng
cũng mang đi giặt sấy, cái giẻ chùi bếp bao nhiêu năm nay chẳng mấy quan
tâm giặt cho sạch thì hôm nay cũng được đem đi giặt sấy thơm tho. Rồi
cứ mỗi chiều đi làm về, cậu Tư lại lật đật chạy về nhà, hốt đống quần
áo, chăn nệm, mền gối rèm cửa, mà mợ Tư đã để sẵn để đem đi giặt sấy.
Xong lại mang ra hít lấy hít để mùi Mỹ thơm phức.
Vậy đó, ở cái xứ Mỹ này, từ những thứ nhỏ nhặt nhất như hương thơm
từ một tờ giấy cũng có sức hút kì lạ làm người Việt ở quê nhà mê mệt.
TNG chuyển