Xe cán chó
Mười năm Raul Castro cầm quyền : Một cuộc cách mạng khác của Cuba ( Của thằng Con trai hắn )
Ngày 31/07/2016 đánh dấu đúng mười năm chuyển giao quyền lực từ « Lider Maximo » (lãnh tụ tối cao) Fidel Castro, người khai sinh cách mạng Cuba, và em trai ông là Raul Castro.
Chủ tịch Cuba Raul Castro (giữa) nói chuyện với con trai, Alejandro Castro Espin (thứ 3 từ trái) trong lễ kỷ niệm lần thứ 63 cuộc nổi dậy ở Moncada do Fidel lãnh đạo, 26/07/2016. |
Ngày 31/07/2016 đánh dấu đúng mười năm chuyển giao quyền lực từ « Lider
Maximo » (lãnh tụ tối cao) Fidel Castro, người khai sinh cách mạng Cuba,
và em trai ông là Raul Castro. Nắm quyền từ một thập kỷ qua, ban đầu
chỉ là lâm thời, sau đó chính thức được bầu lên vào năm 2008, Raul
Castro đã trở thành người kiến tạo quá trình xích lại gần với Hoa Kỳ, và
sự mở cửa tương đối về kinh tế tại đảo quốc. Chúng ta hãy quay lại với
trang sử quan trọng này của Cuba.
Ngày 31/07/2006, thư ký riêng của Fidel Castro, Carlos Valenciaga, xuất
hiện trên đài truyền hình quốc gia để đọc một thông báo chính thức. Lần
đầu tiên kể từ khi khởi đầu cuộc cách mạng năm 1959, Fidel Castro loan
báo trong « Tuyên bố của tổng tư lệnh với nhân dân Cuba », là ông sẽ
nhường lại chức tổng bí thư đảng Cộng Sản, cũng như chức chủ tịch Hội
đồng Nhà nước và tổng tư lệnh quân đội, cho người em là Raul Castro, trẻ
hơn ông 5 tuổi.
Bản thông báo dài khoảng 12 phút nói rõ do phải phẫu thuật khẩn cấp để
chữa bệnh xuất huyết đường ruột, Fidel sẽ không làm việc trong nhiều
tuần lễ. Những tuần lễ đã chuyển thành những tháng, và việc chuyển giao
quyền lực kéo dài vô tận. Raul Castro, cho đến lúc đó chỉ là cố vấn,
luôn mờ nhạt sau chiếc bóng của người anh, đã liên tục xuất hiện công
khai.
Raul Castro, 26/07/2016.
Từ bóng tối ra ánh sáng
|
Là phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1959,
nhân vật mãi mãi là số hai, Raul Castro thường được mô tả tuy cũng giáo
điều nhưng lại thực dụng hơn ông anh. Raul là một trong những nhân vật
chính trong cuộc cách mạng vũ trang và cả quá trình trấn áp tiếp theo,
với vai trò giám đốc công an và tình báo. Ông nổi tiếng nghiêm khắc và
nhạt nhẽo, khác xa sự thu hút của « Lider Maximo » và những bài diễn văn
tràng giang đại hải của lãnh tụ.
Con người trong bóng tối ấy đã nắm lấy quyền lực. Tình trạng bất định
ngự trị trên đất nước, trong lúc nghi vấn về tương lại của đảo quốc và
của chế độ đã được đặt ra. Thế giới dò xét, người Cuba chờ đợi. Như sự
vắng mặt của Fidel vẫn kéo dài. Thỉnh thoảng lại thấy đăng những tấm ảnh
của « Comandante » (tổng tư lệnh) mặc áo khoác Adidas, và những « cảm
nghĩ »ký tên Fidel trên tờ Granma, nhật báo của đảng Cộng Sản, như là
bằng chứng tối hậu cho thấy cha đẻ cách mạng Cuba vẫn còn sống sờ sờ ra
đó.
Ngày 26/07/2007, nhân dịp Quốc khánh, và gần một năm sau khi người anh
nhập viện, tổng bí thư lâm thời đã « xuất chiêu » với một bài diễn văn
chấn động. Ông loan báo « những thay đổi về cơ cấu và quan điểm ». Tuy
vẫn còn chung chung, nhưng tuyên bố này đã nhẹ nhàng báo trước một kỷ
nguyên mới.
Ngày 18/02/2008, Fidel Castro thông báo : « Tôi không muốn, và cũng
không chấp nhận làm chủ tịch Hội đồng Nhà nước ». Sáu hôm sau, vào ngày
24/02, Raul Castro được Quốc hội bầu vào chức vụ này, kiêm luôn chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng.
Sự chuyển đổi khó nhọc đã có được một bước ngoặt và bắt đầu tăng tốc. Từ
nay đã chính thức là người đứng đầu đất nước, xung quanh Raul là những
cán bộ lão thành, như một dấu hiệu của sự kế tục. Rồi ông bắt đầu sắp
xếp lại bộ máy, không sử dụng những cánh tay mặt và cộng sự của Fidel
nữa, thay đổi nhiều bộ trưởng để đặt vào đó những người thân cận của
mình. Đặc biệt là bổ nhiệm nhân vận tín cẩn nhất làm lãnh đạo Gaesa, tập
đoàn quản lý phần lớn nền kinh tế đất nước, và cho con trai làm bộ
trưởng Nội vụ.
Tân lãnh đạo hoàn chỉnh chiếc vương miện vào tháng 4/2011, với Đại hội 6
của đảng Cộng Sản Cuba. Raul Castro được bầu làm tổng bí thư. Bộ máy
của đảng Cộng Sản có lãnh đạo mới, chuyển giao quyền lực đã hoàn tất.
Fidel Castro, trong bộ quần áo thể thao màu xanh sẫm, nắm lấy bàn tay
trái của người em giơ lên, và như vậy đã xác nhận sự kế tục qua hình ảnh
mang nặng tính biểu tượng.
Xếp hàng vào rạp xi-nê ở La Habana, 24/07/2016. |
Cải cách kinh tế
Năm năm sau, hai anh em lại xuất hiện bên cạnh nhau, sau Đại hội 7 đảng
Cộng Sản Cuba vào tháng Tư năm ngoái. Trong thời gian đó, chính phủ của
Raul Castro đã thực hiện một số cải cách kinh tế.
Người dân Cuba từ nay có thể mua bán nhà đất và xe hơi, được mua máy
tính và điện thoại di động, trong khi lãnh vực tư nhân thăng tiến đáng
kể. Khu vực ngoài quốc doanh thu dụng đến 30% dân số hoạt động, theo con
số chính thức, tương đương 1,4 triệu người lao động.
Nhưng sự trỗi dậy của lãnh vực tư nhân không phải ai cũng hoan nghênh.
Bởi vì nếu 178 nghề nghiệp khác nhau đã được tự do hóa, những nghề khác
như bác sĩ, giáo viên, luật sư hay kỹ sư vẫn luôn bị lệ thuộc vào Nhà
nước. Janette Habel, giảng viên của Viện nghiên cứu châu Mỹ la-tinh
(IHEAL) giải thích sự đối xử khác biệt này đã khiến « bất bình đẳng xã
hội tăng cao ». Bà phân tích : « Một số người đã làm giàu một cách ngoạn
mục, nhưng điều này lại khiến những người khác bị xuống cấp về mặt xã
hội và nghề nghiệp ».
Ngoài ra còn phải kể thêm « nạn quan liêu với tâm lý thâm căn cố đế từ
thời Liên Xô cũ, và cơ chế nặng nề của các định chế » - chuyên gia về
Cuba trên nhấn mạnh. Những cơ chế này đã chận đứng những thay đổi. Trước
những phản kháng, chủ yếu từ bộ máy nhà nước, hai anh em nhà Castro
trong Đại hội vừa rồi của đảng Cộng Sản Cuba, đã cùng hứa hẹn việc mở
cửa đảo quốc cho nền kinh tế thị trường sẽ được dần dà tiến hành với
nhịp độ vừa phải, bất chấp những chờ đợi sau việc hòa giải với Hoa Kỳ.
Xích gần lại với Mỹ
Việc tái lập quan hệ ngoại giao với kẻ thù lịch sử là một trong những hồ
sơ chủ yếu của chính quyền Raul Castro, nhưng con đường vẫn còn chông
gai. Từ sau loan báo chấn động về việc xích gần lại với Hoa Kỳ vào cuối
năm 2014, hai nước tuy đã có được những bước tiến cụ thể, nhưng dù vậy
việc bình thường hóa toàn bộ quan hệ vẫn có nguy cơ kéo dài, do nhiều
bất đồng từ thời chiến tranh lạnh để lại.
Cuba đòi hỏi phải dỡ bỏ lệnh cấm vận áp đặt từ năm 1962. Tổng thống
Obama đã giảm nhẹ một phần, nhưng ông không thành công trước một Quốc
hội do phe Cộng Hòa chiếm đa số - Quốc hội Mỹ không chấp nhận cho dỡ bỏ
hoàn toàn. La Habana cũng đòi trả lại căn cứ Guantanamo, bỏ các luật
nhập cư cổ vũ người Cuba ra đi, và 300 triệu đô la bồi thường cho những
thiệt hại do lệnh cấm vận gây ra. Về phía Hoa Kỳ thì đòi Cuba phải đền
bù 10 tỉ đô la cho những công ty Mỹ bị tịch thu tài sản sau cuộc cách
mạng 1959. Và vấn đề nhân quyền, tự do tiếp tục là những điểm nhạy cảm
giữa đôi bên.
Theo ông Jeffrey De Laurentis, một trong những người làm nên quá trình
tan băng, thì tiến trình bình thường hóa quan hệ « vừa phức tạp vừa lâu
dài ». Trong khi tổng thống Barack Obama sắp sửa chấm dứt nhiệm kỳ trong
năm 2017, nhà ngoại giao Mỹ thú nhận với AFP là « tập trung tiến lên
phía trước trong những tháng cuối cùng của chính quyền Obama ». Và nói
thêm : « Tôi có cảm tưởng là các đối tác Cuba cũng muốn thế ».
Về phía ông Raul Castro, 85 tuổi, sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2018 và
hứa hẹn sẽ rời chức vụ. Giờ đây vấn đề chuyển giao quyền lực được đặt
ra, sau 68 năm dưới « chế độ Castro », trong đó có 10 năm dưới quyền ông
Raul. Giảng viên Janette Habel ghi nhận, nếu Miguel Diaz-Canel – sinh
năm 1960, hiện là phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước - được cho là sẽ lên
nắm chức chủ tịch thay Raul Castro, không có ai nổi bật để tiếp nhận
chức lãnh đạo đảng. Chuyên gia này nhấn mạnh Cuba « đang trong bước
ngoặt lịch sử quan trọng » và « đang ở ngã tư đường với rất nhiều bất
định ».
Thụy My
(RFI)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Mười năm Raul Castro cầm quyền : Một cuộc cách mạng khác của Cuba ( Của thằng Con trai hắn )
Ngày 31/07/2016 đánh dấu đúng mười năm chuyển giao quyền lực từ « Lider Maximo » (lãnh tụ tối cao) Fidel Castro, người khai sinh cách mạng Cuba, và em trai ông là Raul Castro.
Chủ tịch Cuba Raul Castro (giữa) nói chuyện với con trai, Alejandro Castro Espin (thứ 3 từ trái) trong lễ kỷ niệm lần thứ 63 cuộc nổi dậy ở Moncada do Fidel lãnh đạo, 26/07/2016. |
Ngày 31/07/2016 đánh dấu đúng mười năm chuyển giao quyền lực từ « Lider
Maximo » (lãnh tụ tối cao) Fidel Castro, người khai sinh cách mạng Cuba,
và em trai ông là Raul Castro. Nắm quyền từ một thập kỷ qua, ban đầu
chỉ là lâm thời, sau đó chính thức được bầu lên vào năm 2008, Raul
Castro đã trở thành người kiến tạo quá trình xích lại gần với Hoa Kỳ, và
sự mở cửa tương đối về kinh tế tại đảo quốc. Chúng ta hãy quay lại với
trang sử quan trọng này của Cuba.
Ngày 31/07/2006, thư ký riêng của Fidel Castro, Carlos Valenciaga, xuất
hiện trên đài truyền hình quốc gia để đọc một thông báo chính thức. Lần
đầu tiên kể từ khi khởi đầu cuộc cách mạng năm 1959, Fidel Castro loan
báo trong « Tuyên bố của tổng tư lệnh với nhân dân Cuba », là ông sẽ
nhường lại chức tổng bí thư đảng Cộng Sản, cũng như chức chủ tịch Hội
đồng Nhà nước và tổng tư lệnh quân đội, cho người em là Raul Castro, trẻ
hơn ông 5 tuổi.
Bản thông báo dài khoảng 12 phút nói rõ do phải phẫu thuật khẩn cấp để
chữa bệnh xuất huyết đường ruột, Fidel sẽ không làm việc trong nhiều
tuần lễ. Những tuần lễ đã chuyển thành những tháng, và việc chuyển giao
quyền lực kéo dài vô tận. Raul Castro, cho đến lúc đó chỉ là cố vấn,
luôn mờ nhạt sau chiếc bóng của người anh, đã liên tục xuất hiện công
khai.
Raul Castro, 26/07/2016.
Từ bóng tối ra ánh sáng
|
Là phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1959,
nhân vật mãi mãi là số hai, Raul Castro thường được mô tả tuy cũng giáo
điều nhưng lại thực dụng hơn ông anh. Raul là một trong những nhân vật
chính trong cuộc cách mạng vũ trang và cả quá trình trấn áp tiếp theo,
với vai trò giám đốc công an và tình báo. Ông nổi tiếng nghiêm khắc và
nhạt nhẽo, khác xa sự thu hút của « Lider Maximo » và những bài diễn văn
tràng giang đại hải của lãnh tụ.
Con người trong bóng tối ấy đã nắm lấy quyền lực. Tình trạng bất định
ngự trị trên đất nước, trong lúc nghi vấn về tương lại của đảo quốc và
của chế độ đã được đặt ra. Thế giới dò xét, người Cuba chờ đợi. Như sự
vắng mặt của Fidel vẫn kéo dài. Thỉnh thoảng lại thấy đăng những tấm ảnh
của « Comandante » (tổng tư lệnh) mặc áo khoác Adidas, và những « cảm
nghĩ »ký tên Fidel trên tờ Granma, nhật báo của đảng Cộng Sản, như là
bằng chứng tối hậu cho thấy cha đẻ cách mạng Cuba vẫn còn sống sờ sờ ra
đó.
Ngày 26/07/2007, nhân dịp Quốc khánh, và gần một năm sau khi người anh
nhập viện, tổng bí thư lâm thời đã « xuất chiêu » với một bài diễn văn
chấn động. Ông loan báo « những thay đổi về cơ cấu và quan điểm ». Tuy
vẫn còn chung chung, nhưng tuyên bố này đã nhẹ nhàng báo trước một kỷ
nguyên mới.
Ngày 18/02/2008, Fidel Castro thông báo : « Tôi không muốn, và cũng
không chấp nhận làm chủ tịch Hội đồng Nhà nước ». Sáu hôm sau, vào ngày
24/02, Raul Castro được Quốc hội bầu vào chức vụ này, kiêm luôn chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng.
Sự chuyển đổi khó nhọc đã có được một bước ngoặt và bắt đầu tăng tốc. Từ
nay đã chính thức là người đứng đầu đất nước, xung quanh Raul là những
cán bộ lão thành, như một dấu hiệu của sự kế tục. Rồi ông bắt đầu sắp
xếp lại bộ máy, không sử dụng những cánh tay mặt và cộng sự của Fidel
nữa, thay đổi nhiều bộ trưởng để đặt vào đó những người thân cận của
mình. Đặc biệt là bổ nhiệm nhân vận tín cẩn nhất làm lãnh đạo Gaesa, tập
đoàn quản lý phần lớn nền kinh tế đất nước, và cho con trai làm bộ
trưởng Nội vụ.
Tân lãnh đạo hoàn chỉnh chiếc vương miện vào tháng 4/2011, với Đại hội 6
của đảng Cộng Sản Cuba. Raul Castro được bầu làm tổng bí thư. Bộ máy
của đảng Cộng Sản có lãnh đạo mới, chuyển giao quyền lực đã hoàn tất.
Fidel Castro, trong bộ quần áo thể thao màu xanh sẫm, nắm lấy bàn tay
trái của người em giơ lên, và như vậy đã xác nhận sự kế tục qua hình ảnh
mang nặng tính biểu tượng.
Xếp hàng vào rạp xi-nê ở La Habana, 24/07/2016. |
Cải cách kinh tế
Năm năm sau, hai anh em lại xuất hiện bên cạnh nhau, sau Đại hội 7 đảng
Cộng Sản Cuba vào tháng Tư năm ngoái. Trong thời gian đó, chính phủ của
Raul Castro đã thực hiện một số cải cách kinh tế.
Người dân Cuba từ nay có thể mua bán nhà đất và xe hơi, được mua máy
tính và điện thoại di động, trong khi lãnh vực tư nhân thăng tiến đáng
kể. Khu vực ngoài quốc doanh thu dụng đến 30% dân số hoạt động, theo con
số chính thức, tương đương 1,4 triệu người lao động.
Nhưng sự trỗi dậy của lãnh vực tư nhân không phải ai cũng hoan nghênh.
Bởi vì nếu 178 nghề nghiệp khác nhau đã được tự do hóa, những nghề khác
như bác sĩ, giáo viên, luật sư hay kỹ sư vẫn luôn bị lệ thuộc vào Nhà
nước. Janette Habel, giảng viên của Viện nghiên cứu châu Mỹ la-tinh
(IHEAL) giải thích sự đối xử khác biệt này đã khiến « bất bình đẳng xã
hội tăng cao ». Bà phân tích : « Một số người đã làm giàu một cách ngoạn
mục, nhưng điều này lại khiến những người khác bị xuống cấp về mặt xã
hội và nghề nghiệp ».
Ngoài ra còn phải kể thêm « nạn quan liêu với tâm lý thâm căn cố đế từ
thời Liên Xô cũ, và cơ chế nặng nề của các định chế » - chuyên gia về
Cuba trên nhấn mạnh. Những cơ chế này đã chận đứng những thay đổi. Trước
những phản kháng, chủ yếu từ bộ máy nhà nước, hai anh em nhà Castro
trong Đại hội vừa rồi của đảng Cộng Sản Cuba, đã cùng hứa hẹn việc mở
cửa đảo quốc cho nền kinh tế thị trường sẽ được dần dà tiến hành với
nhịp độ vừa phải, bất chấp những chờ đợi sau việc hòa giải với Hoa Kỳ.
Xích gần lại với Mỹ
Việc tái lập quan hệ ngoại giao với kẻ thù lịch sử là một trong những hồ
sơ chủ yếu của chính quyền Raul Castro, nhưng con đường vẫn còn chông
gai. Từ sau loan báo chấn động về việc xích gần lại với Hoa Kỳ vào cuối
năm 2014, hai nước tuy đã có được những bước tiến cụ thể, nhưng dù vậy
việc bình thường hóa toàn bộ quan hệ vẫn có nguy cơ kéo dài, do nhiều
bất đồng từ thời chiến tranh lạnh để lại.
Cuba đòi hỏi phải dỡ bỏ lệnh cấm vận áp đặt từ năm 1962. Tổng thống
Obama đã giảm nhẹ một phần, nhưng ông không thành công trước một Quốc
hội do phe Cộng Hòa chiếm đa số - Quốc hội Mỹ không chấp nhận cho dỡ bỏ
hoàn toàn. La Habana cũng đòi trả lại căn cứ Guantanamo, bỏ các luật
nhập cư cổ vũ người Cuba ra đi, và 300 triệu đô la bồi thường cho những
thiệt hại do lệnh cấm vận gây ra. Về phía Hoa Kỳ thì đòi Cuba phải đền
bù 10 tỉ đô la cho những công ty Mỹ bị tịch thu tài sản sau cuộc cách
mạng 1959. Và vấn đề nhân quyền, tự do tiếp tục là những điểm nhạy cảm
giữa đôi bên.
Theo ông Jeffrey De Laurentis, một trong những người làm nên quá trình
tan băng, thì tiến trình bình thường hóa quan hệ « vừa phức tạp vừa lâu
dài ». Trong khi tổng thống Barack Obama sắp sửa chấm dứt nhiệm kỳ trong
năm 2017, nhà ngoại giao Mỹ thú nhận với AFP là « tập trung tiến lên
phía trước trong những tháng cuối cùng của chính quyền Obama ». Và nói
thêm : « Tôi có cảm tưởng là các đối tác Cuba cũng muốn thế ».
Về phía ông Raul Castro, 85 tuổi, sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2018 và
hứa hẹn sẽ rời chức vụ. Giờ đây vấn đề chuyển giao quyền lực được đặt
ra, sau 68 năm dưới « chế độ Castro », trong đó có 10 năm dưới quyền ông
Raul. Giảng viên Janette Habel ghi nhận, nếu Miguel Diaz-Canel – sinh
năm 1960, hiện là phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước - được cho là sẽ lên
nắm chức chủ tịch thay Raul Castro, không có ai nổi bật để tiếp nhận
chức lãnh đạo đảng. Chuyên gia này nhấn mạnh Cuba « đang trong bước
ngoặt lịch sử quan trọng » và « đang ở ngã tư đường với rất nhiều bất
định ».
Thụy My
(RFI)