Cõi Người Ta

NGHỀ ĐI TU

Văn hóa truyền thống dạy cho người Việt chúng ta kính trọng các bậc tu hành, vì những vị tu hành là những người đã dứt khoát trần tục, từ bỏ giàu sang danh vọng phú quý để tìm con đường tu thân, và từ đó, dẫn dắt người đời đến một cuộc sống thánh thiện, chân thiện mỹ…
NGHỀ ĐI TU
 
ĐINH LÂM THANH
 
Văn hóa truyền thống dạy cho người Việt chúng ta kính trọng các bậc tu hành, vì những vị tu hành là những người đã dứt khoát trần tục, từ bỏ giàu sang danh vọng phú quý để tìm con đường tu thân, và từ đó, dẫn dắt người đời đến một cuộc sống thánh thiện, chân thiện mỹ…Sở dĩ chúng ta trọng những người tu hành vì những vị nầy đã trở thành những kẻ hơn người. Họ đã từ bỏ được ba cái tầm thường ‘Tham Sân Si’ của giới phàm tục. Như vậy, những ai một khi quyết định xa gia đình, dứt bỏ phú quý danh vọng để tự nguyện trở thành kẻ phục vụ chúng sinh, lấy đức bác ái, tinh thần từ bi hỷ xả làm lý tưởng để lo cho đời sống tâm linh con người, đồng thời chấp nhận làm kẻ thấp hèn trong xã hội cũng như quên mình để hiến dâng cho lý tưởng, thì đều được xã hội quý trọng. Người Việt chúng ta rất sùng đạo, đó là vấn đề rất tốt phía tôn giáo. Nhưng hành động trọng cha, kính thầy một cách quá đáng, có thể nói rằng đi đến lố bịch của một số con chiên, Phật tử đã làm hư các thầy các cha đồng thời biến các vị tu hành trở thành Phật, thành Chúa, là thần thánh oai nghiêm và quyền uy vô lượng chứ không còn là những kẻ tu hành hèn mọn mà những vị nầy đã tâm nguyện dâng hiến để trọn đời phục vụ Phật tử, tín đồ cũng như con chiên!
 
Những hình ảnh chấp tay cúi đầu ‘con lạy thầy, con lạy cha’ làm cho các nhà tu hành quên hẳn vai trò một người tu hành để rồi những vị nầy tự ban cho mình cái quyền linh thiêng, đại diện cỏi trên ban phát ân huệ cho chúng sanh và bắt người phàm tục phục dịch cho mình. Hình ảnh và thái độ của thầy cha ngày nay thường bị hư hỏng và đôi lúc trịch trượng bởi hai  lý do. Trước hết là số người người sùng đạo có thái độ tôn trọng cha thầy một cách quá đáng: việc gì của thầy của cha làm đều tốt đều đẹp, lời thầy lời cha nói gì nghe cũng hay cũng phải. Thứ đến là một số tín đồ, giáo hữu cò mồi dựa vào tôn giáo để làm chính trị cũng như kinh doanh, họ bám vào thầy cha, nhà chùa, nhà thờ, theo sát thầy cha đánh trống thổi kèn, chấp tay lạy sống và khúm núm trình thưa như đang đứng trước mặt quan quyền vua chúa ngày xưa. Hành động nầy chẳng những đưa ‘cái tôi’ của thầy cha lên tận mây xanh, do đó, những cái tầm thường xấu xa trong lòng các vị tu hành đã không diệt được mà còn được thường xuyên bơm lên thì Tham Sân Si trong lòng các vị tu hành càng ngày càng lớn hơn những người phàm tục nữa ! Như vậy tu hành đã không đạt được kết quả…mà một khi cái Tham Sân Si trong các vị tu hành thường xuyên bị dồn nén thì sẽ bộc phát dữ dội. Nên nhớ rằng, các nhà tu hành một khi đã đi lạc đường, thì cái Tham Sân Si sẽ quậy tới bến còn hơn những người phàm tục !!!   
 
Cá nhân tôi là người trong cuộc và đã chứng kiến tận mắt hai trường hợp, từ đó lòng tôi mất đi rất nhiều kính trọng đối với một số vị tu hành :
 
1. Trong một cuộc biểu tình, tôi được giới thiệu với một vị linh mục còn trẻ hơn tôi. Sau câu chào hỏi thân mật xong thì vị linh mục quay mặt đi nơi khác, hình như có thái độ không muốn nói chuyện với tôi nữa vì tôi đã thẳng thắng kêu bằng cha và xưng tôi. Có lẽ chữ tôi trong cách xưng hô không thích hợp giữa một giáo dân với một vị linh mục nơi đông người đã làm giảm giá trị một vị tu hành nên vị nầy đã quay mặt đi giã vờ nói chuyện với những người chung quanh. Nếu tôi trịnh trọng gọi bằng cha thì phải xưng con như những người khác thì câu chuyện sẽ được tiếp tục trong tình thân mật ! Tôi có thể gọi cha và xưng con trong nhà thờ, lúc xem lễ hay vào tòa xưng tội theo con người Kytô hữu của tôi. Nhưng ngoài đời, trong một buổi biểu tình chính trị, thì giữa hai người tu hành và giáo dân cũng đều là những người dân tỵ nạn Việt Nam. Tôi nghĩ rằng một người già trên 70 xưng con với một vị linh mục còn trẻ giữa nơi công cộng thì cũng khó nghe ! Như vậy trong bộ áo màu đen quý trọng đang mặc trên linh mục nầy, cái sân si vẫn còn quá nặng mùi trần tục trong một vị tu hành.
 
2.  Dịp cúng thất cho một người trong gia đình, nhằm buổi cơm chay, tôi có dịp phải đi ngang qua phòng ăn - nối liền từ chân cầu thang đến chánh điện – trong lúc các vị sư đang dùng bữa. Chuyện đập vào mắt tôi, vị trụ trì ngồi đầu bàn, sau khi ăn hết chén cơm vị nầy ngồi yên, không quay lại, đưa cái chén ra phía sau…thì một Phật tử chấp tay vái lạy ba cái, cúi mình xuống và đưa hai tay lên khỏi đầu đở lấy cái chén, lấy cơm xong lại cung kính dâng lên vị trụ trì như lúc đầu…trong lúc tô cơm đang nằm ngay trước mặt và trong tầm tay của vị trụ trì ! Phía bên kia, một Phật tử cầm quạt đang phe phẩy để cho thầy dùng cơm mặc dù Paris lúc đó đang mát trời ! Tôi thấy vị trụ trì nầy đã quên hẳn mình là kẻ tu hành mà có thái độ trịch trượng như một vị vua chúa ngày trước.
 
Trở về với đề tài, nhiều người hỏi tôi thời đại nầy làm nghề gì sướng nhất, tôi có thể trả lời tức khắc không cần đắn đo suy nghĩ rằng : ‘Nghề Đi Tu’ !  Một nghề không đòi hỏi vốn kiến thức, không cần đầu tư tài chánh mà chỉ cần thuộc vài ba kinh – như loại tu hành quốc doanh - là có thể hành nghề một cách dễ dàng. Khi hành đạo, không cần làm việc, nhưng tài sản đất đai, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc do con chiên thiện nam tín nữ cung hiến cũng quá dư thừa cho phép những vị nầy ăn uống no say, vợ con đầy đủ và nếu muốn thì tình nhân cũng sẵn sàng có  ngay ! Nhà cửa được giảm hoặc miễn thuế, ăn khỏi tốn tiền, có người hầu hạ, có kẻ làm bếp dâng lên tận miệng. Có vị còn biến từ nhà ở cho đến nơi thờ phương thành cơ sở kinh doanh với giá bán cắt cổ từ cuốn sách cho đến gói thực phẩm. Tất cả hoạt động kinh tế đều theo hình thức chui và chỉ thu tiền mặt. Các lễ lộc phục vụ tôn giáo không có tình trạng miễn phí hoặc giảm giá cho nhà nghèo mà phải tuân theo theo từng bậc giá cả khác nhau. Cước phí xin lễ, cầu nguyện đối với các vị tu hành người nước ngoài hoàn toàn do tín hữu tự nguyện không bắt buộc theo một hình thức khuôn mẫu nào. Tôi chứng kiến một cha người Pháp từ đã chối số tiền lớn do một tín hữu người Việt Nam đến nhà thờ Tây xin lễ bình an cho gia đình. Chẳng những thế, nhà thờ còn làm hóa đơn chính thức để ghi vào sổ của nhà thờ. Nhưng trái lại, trong một dịp gặp một cha người Việt Nam để xin lễ, vị linh mục nầy cho giá đàng hoàng và tỏ vẽ không hài lòng khi tôi đề cập đến giá cả của nhà thờ !    
 
Từ chỗ nầy người ta xem các vị tu hành từ trong nước ra đến hải ngoại hành nghề tôn giáo với giá cả cắt cổ tín hữu và Phật tử một cách vô tội vạ. Riêng việc việc tang chế, giá cả được ấn định bao nhiêu tiền cho cha thầy đến tư gia, đến nhà xác để tụng niệm. Bao nhiêu tiền để tổ chức theo hình thức lớn, trung bình, nhỏ đối với một lễ tiễn đưa người quá cố, bao nhiêu tiền để mang cốt tro về chùa, nhà thờ… và bao nhiêu tiền theo đẳng cấp giàu sang hay bình dân để thuê một cái hộc để đựng hủ cốt người chết ! Tiền nhiều thì nhà chùa nhà thờ tổ chức lớn, với nhiều cha nhiều thầy làm lễ. Nhiều tiền thì tổ chức lễ riêng rẽ một cách trang trọng vào cuối tuần. Ít tiền thì tổ chức cầu siêu tập thể và vào những ngày giờ làm việc. Chính các thầy các cha đòi hỏi giá cả để tổ chức những buổi lễ đình đám cho hôn nhân, cầu siêu, án táng, đưa hài cốt về chùa, về nhà thờ. Những tiền lệ nầy đã tập cho tín đố Phật tử những tính xấu, xem thường việc linh thiêng tôn giáo đồng thời tạo cho những gia đình nghèo, thiếu phương tiện bị mặc cảm và đau lòng mỗi khi có người thân vừa nằm xuống.
 
Chắc tất cả mọi người đều công nhận rằng nghề đi tu chẳng những là một nghề ấm thân cho kẻ tu hành mà còn giúp họ trở thành triệu phú một sớm một chiều. Chẳng mất một giọt mồ hôi, suốt đời không đóng thuế, nhà cửa được giảm tiền điện nước lại còn hưởng trợ cấp đặc biệt của xã hội. Cuộc đời tu hành thật đáng giá ngàn vàng, chỉ một sáng một chiều trở thành triệu phú, trở nên kẻ ăn trên ngồi trước và được trọng vọng nhất trong thiên hạ : Nhà cao cửa rộng, đi Mercedec, BMW… có tài xế, ngày ăn no, đêm ngủ với vợ, ngày thì đệ tử tự nguyện ( !) thời gian rổi rảnh thì đếm bạc giấy rồi đem cất vào tủ sắt…Như vậy nghề tu hành thời nay của người Việt quả thật là tuyệt hảo và độc nhất vô nhị của thế giới tính, từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đến nay. Nhà thờ nhà chùa đã biến thành cái chợ và hơn nữa các nơi nầy còn cạnh tranh tổ chức văn nghệ mừng Xuân, ca hát ăn uống…thì chắc Chúa và Phật cũng phải quay mặt trước tình trạng tu hành thời nay. Bây giờ giới trẻ ai cũng muốn đi tu, một nghề ngồi mát ăn bát vàng mà được thiên hạ đội lên đầu, chắp tay vái lạy thì còn gì quý hơn khi phải phí cuộc đời gần hai chục năm trong các nhà trường để rồi vác bằng chạy đôn chạy đáo kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
 
Cái thiên đường ‘đỉnh cao trí tuệ’ và ‘cái nôi nhân loại’ của chế độ cộng sản đã đẻ ra nhiều nghề quái gở : Từ nghề ăn xin, mai mối, bịp bợm, nô lệ…đã nổi tiếng trên thế giới và bây giờ còn thêm nghề đi tu thật độc đáo vô cùng ‘hoành tráng’ không có một quốc gia nào bắt kịp… Chính cộng sản đã dàn dựng lên hình thức tu hành trưởng giả nầy từ ngay từ trong nước để chứng tỏ với thế giới rằng Việt Nam hòa toàn có tự do tôn giáo. Thật vậy, cần phải ghi nhận, trong nước đi đến đâu cũng gặp đầy dẫy nhà thờ, nhà chùa…là những khu vực nguy nga to lớn bên cạnh những ngôi nhà của con chiên, Phật tử vẫn còn nghèo nàn đói rách. Các thầy các cha thì đua nhau xin tiền để sửa sang cơ sở tôn giáo của mình càng lớn càng đẹp để tranh với  chùa, nhà thờ bên cạnh !!! Đi đâu các vị tu hành cũng hân hạnh khoe rằng, ông nầy bà nọ là Phật tử hoặc con chiên nằm trong khuôn hội hay họ đạo dưới quyền ! Các vị tu hành đâu có hay rằng dưới mắt Chúa và Phật những ông bà nầy là những tay ăn hối lộ, cướp của, giật vợ cướp chồng người ta, buôn bán cần sa, rửa tiền dơ mà các vị tu hành cứ đội lên đầu những người núp bóng tôn giáo cho mưu đồ chính trị, xem họ như một vinh hạnh của nhà chùa, nhà thờ. Các vị tu hành cứ giành nhau ôm chân các ông bà nầy và ca tụng hết mình…thì thật tội nghiệp cho Chúa và Phật quá ! Việc tu hành không màng nghĩ đến, kinh kệ hằng ngày không quan tâm mà thầy cha chỉ chú trọng đến các hình thức phô trương bên ngoài. Đó là cái nghiệp tham sân si đang lấn át các đức tính bình dị, liêm khiết, vị tha, bác ái trong con người các vị tu hành hiện nay. Tình trạng thầy cha mượn Phật-Chúa để phục vụ cho cái tham sân si vô đáy cá nhân đang thịnh hành đầy dẫy từ trong nước ra đến hải ngoại!.
 
Cộng sản đố kỵ tôn giáo nhưng chúng lại xây dựng một số giáo hội gọi là quốc doanh nhằm thu nạp những vị tu hành mà tâm vẫn còn nặng nợ trần gian đồng thời cộng sản còn ‘sản xuất’ ra một số sư đỏ, cha đỏ để phân hóa các giáo hội chính thống, đồng thời chia đôi khối giáo dân cũng như Phật tử làm nhiều phe phái nhằm phá hoại tôn giáo. Âm mưu của cộng sản là chúng tạo ra một lớp tu hành gồm thầy cha quốc doanh với tất cả những cái xấu xa hơn những người trần tục, không ngoài mục đích để cho giáo dân, Phật tử nhìn thấy tư cách các vị lãnh đạo tinh thần để rồi từ đó họ sẽ xa dần Chúa và Phật…
Trong nước chính cộng sản bỏ tiền xây dựng chùa, nhà thờ để đưa vào đó những cha thầy quốc doanh với hai mục đích. Một là chứng minh với thế giới rằng Việt Nam là nơi mà các tôn giáo đều được phát triển tối đa, và hai là, chùa nhà thờ là những cái ổ trú ẩn của những tên cộng sản đội lốt tôn giáo. Tình hình ở hải ngoai cũng vậy, chùa và nhà thờ mọc lên như nấm, nguy nga đồ sộ, nhưng thử tìm hiểu tiền ở đâu để các thầy cha vừa mua đất vừa xây những cơ sở tôn giáo vượt quá khả năng ? Đồng ý rằng tiền của do tín đồ Phật tử đóng góp, nhưng đó chỉ là số nhỏ nhằm che đậy bên ngoài, phần tài chính quan trọng là do cộng sản cung cấp để thành lập những động ổ an toàn cho bọn cộng sản mặc áo nâu, áo đen từ trong nước ra trú ẩn.    
 
Trong nước thì giáo gian Huỳnh công Minh, tổng thư ký tòa Tổng Giám Mục Sàigòn và cũng là ‘tổng tư lệnh’ giáo hội công giáo quốc doanh. Giáo gian nầy đang tận tình ‘điều khiển’ ngài Hồng Y Tổng Giám Mục ‘dính chàm’ Phạm Minh Mẫn. Do đó tín đồ không lạ gì khi ngài Hồng Y thi hành lệnh một cách tích cực, từ vụ Cờ Vàng cho đến ‘tống khứ’ Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đi Vatican chữa bệnh theo yêu cầu của cộng sản Hà Nội. Ngoài ra, linh mục nào muốn ăn ngon mặc đẹp, tiền bạc đầy túi, muốn được lấy vợ đẻ con chính thức công khai, muốn có nhà thờ to lớn và đông giáo dân (như Phan Khắc Từ) thì đến cúi mình trước mặt giáo gian Huỳnh Công Minh, ký giấy tờ cam kết rồi lãnh vài ba trăm triệu để xây nhà thờ và xây tổ ấm !     
 
Trước năm 1957 tôi thường đến thăm và dùng cơm chay với nhiều vị Thượng Tọa trụ trì tại các chùa nhỏ (chùa nghèo) trong vùng Gia Định cũng như với những vị linh mục dòng Phanxicô  hoặc dòng Vinh Sơn. Các vị nầy sống bình dị, mặc thô sơ, ăn uống thanh đạm. Khi tiếp xúc với những vị nầy tôi cảm nhận được Phật tính cũng như tinh thần Kytô thoát ra từ lời nói, cách cư xử đến cử chỉ và ánh mắt bao dung…Thâm tâm tôi lúc nào cũng quý trọng những vị chân tu nầy…Nhưng ngày nay, với chủ trương diệt tôn giáo, cộng sản đã sản xuất ra một số quốc doanh để mưu đồ phá hoại các tôn giáo chân chính và thành phần nầy hiện đang đầy dẫy từ trong nước ra đến hải ngoại. Các chất bổ béo trong cơ thể các vị tu hành ngày nay quá dư thừa, thân hình các vị tu hành phì nộn và đa số mang bệnh nhà giàu (tiểu đường, cao huyết áp…) vì các cha cai quản họ đạo được con chiên mời dùng bữa luân phiên từ nhà nầy qua nhà khác. Các thầy thì được Phật tử làm các món chay dưới dạng tôm rim, cá chiên, cua lột, thịt kho tàu…giúp cho các thầy tự đánh lừa cả thị, xúc, vị giác của mình để được ngon miệng. Như vậy cái si vẫn còn  quá lớn, làm sao cho trọn kiếp tu  !!!
 
Xin kết thúc bài viết : Chống cộng sản thì phải chú tâm đến vấn đề tôn giáo vận. Địch đã gài sẵn cha thầy quốc doanh vào nhà thờ, vào chùa…nếu chúng ta vô tình hay thiển cận, vẫn tôn vinh, nuôi dưỡng và đùm bọc thành phần nầy thì Phật tử con chiên đã tự chính mình ra tay diệt tôn giáo của mình.
 
Paris 17.03.2010 
 Trích trong 'Niềm Đau Còn Đó' xuất bản năm 2010 tại Mỹ. ISBN : 978-1-4507-1695-9

QuynhMai Post

Bàn ra tán vào (2)

Truong tran
Một bài viết thật chính xác!Vạch mặt sách lược của cs,dùng tôn giáo quốc doanh để tuyên truyền,để kinh tài,để bôi bác...Cho nên cs luôn nắm giữ ,nắm vững ,kiểm soát chặt các tôn giáo và cơ quan truyền thông (báo chí,phim ảnh,ca, nhạc, kịch,đài phát thanh,đài truyền hình,internet..)không có tư nhân nào được sờ vào..vì nó là tử huyệt của chúng,mất quyền kiểm soát này là chúng sẽ chết;nên tại hải ngoại,chúng tìm đủ cách chui sâu nằm kín trong mọi tôn giáo,đài phát thanh,truyền hình , báo chí...để khuynh đảo và gây chia rẽ trong mọi tổ chức cộng đồng.Tóm lại bên nào nắm được truyền thông và tôn giáo là bên đó thắng và sẽ thắng ( mới đây trên youtube có "nhà báo" Tuyết Mai nêu "câu hỏi" với nghệ sĩ Đính Hùng chẳng hạn)

----------------------------------------------------------------------------------

SR
Cha,sư du lịch Việt Nam...... Đảng ta chiêu đãi : ăn,nằm,quay phim...... Thế là..KẸT THẮT BUỒNG TIM,,,,,,, Trở thành công cụ,đảng kìm ,đảng sai

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

NGHỀ ĐI TU

Văn hóa truyền thống dạy cho người Việt chúng ta kính trọng các bậc tu hành, vì những vị tu hành là những người đã dứt khoát trần tục, từ bỏ giàu sang danh vọng phú quý để tìm con đường tu thân, và từ đó, dẫn dắt người đời đến một cuộc sống thánh thiện, chân thiện mỹ…
NGHỀ ĐI TU
 
ĐINH LÂM THANH
 
Văn hóa truyền thống dạy cho người Việt chúng ta kính trọng các bậc tu hành, vì những vị tu hành là những người đã dứt khoát trần tục, từ bỏ giàu sang danh vọng phú quý để tìm con đường tu thân, và từ đó, dẫn dắt người đời đến một cuộc sống thánh thiện, chân thiện mỹ…Sở dĩ chúng ta trọng những người tu hành vì những vị nầy đã trở thành những kẻ hơn người. Họ đã từ bỏ được ba cái tầm thường ‘Tham Sân Si’ của giới phàm tục. Như vậy, những ai một khi quyết định xa gia đình, dứt bỏ phú quý danh vọng để tự nguyện trở thành kẻ phục vụ chúng sinh, lấy đức bác ái, tinh thần từ bi hỷ xả làm lý tưởng để lo cho đời sống tâm linh con người, đồng thời chấp nhận làm kẻ thấp hèn trong xã hội cũng như quên mình để hiến dâng cho lý tưởng, thì đều được xã hội quý trọng. Người Việt chúng ta rất sùng đạo, đó là vấn đề rất tốt phía tôn giáo. Nhưng hành động trọng cha, kính thầy một cách quá đáng, có thể nói rằng đi đến lố bịch của một số con chiên, Phật tử đã làm hư các thầy các cha đồng thời biến các vị tu hành trở thành Phật, thành Chúa, là thần thánh oai nghiêm và quyền uy vô lượng chứ không còn là những kẻ tu hành hèn mọn mà những vị nầy đã tâm nguyện dâng hiến để trọn đời phục vụ Phật tử, tín đồ cũng như con chiên!
 
Những hình ảnh chấp tay cúi đầu ‘con lạy thầy, con lạy cha’ làm cho các nhà tu hành quên hẳn vai trò một người tu hành để rồi những vị nầy tự ban cho mình cái quyền linh thiêng, đại diện cỏi trên ban phát ân huệ cho chúng sanh và bắt người phàm tục phục dịch cho mình. Hình ảnh và thái độ của thầy cha ngày nay thường bị hư hỏng và đôi lúc trịch trượng bởi hai  lý do. Trước hết là số người người sùng đạo có thái độ tôn trọng cha thầy một cách quá đáng: việc gì của thầy của cha làm đều tốt đều đẹp, lời thầy lời cha nói gì nghe cũng hay cũng phải. Thứ đến là một số tín đồ, giáo hữu cò mồi dựa vào tôn giáo để làm chính trị cũng như kinh doanh, họ bám vào thầy cha, nhà chùa, nhà thờ, theo sát thầy cha đánh trống thổi kèn, chấp tay lạy sống và khúm núm trình thưa như đang đứng trước mặt quan quyền vua chúa ngày xưa. Hành động nầy chẳng những đưa ‘cái tôi’ của thầy cha lên tận mây xanh, do đó, những cái tầm thường xấu xa trong lòng các vị tu hành đã không diệt được mà còn được thường xuyên bơm lên thì Tham Sân Si trong lòng các vị tu hành càng ngày càng lớn hơn những người phàm tục nữa ! Như vậy tu hành đã không đạt được kết quả…mà một khi cái Tham Sân Si trong các vị tu hành thường xuyên bị dồn nén thì sẽ bộc phát dữ dội. Nên nhớ rằng, các nhà tu hành một khi đã đi lạc đường, thì cái Tham Sân Si sẽ quậy tới bến còn hơn những người phàm tục !!!   
 
Cá nhân tôi là người trong cuộc và đã chứng kiến tận mắt hai trường hợp, từ đó lòng tôi mất đi rất nhiều kính trọng đối với một số vị tu hành :
 
1. Trong một cuộc biểu tình, tôi được giới thiệu với một vị linh mục còn trẻ hơn tôi. Sau câu chào hỏi thân mật xong thì vị linh mục quay mặt đi nơi khác, hình như có thái độ không muốn nói chuyện với tôi nữa vì tôi đã thẳng thắng kêu bằng cha và xưng tôi. Có lẽ chữ tôi trong cách xưng hô không thích hợp giữa một giáo dân với một vị linh mục nơi đông người đã làm giảm giá trị một vị tu hành nên vị nầy đã quay mặt đi giã vờ nói chuyện với những người chung quanh. Nếu tôi trịnh trọng gọi bằng cha thì phải xưng con như những người khác thì câu chuyện sẽ được tiếp tục trong tình thân mật ! Tôi có thể gọi cha và xưng con trong nhà thờ, lúc xem lễ hay vào tòa xưng tội theo con người Kytô hữu của tôi. Nhưng ngoài đời, trong một buổi biểu tình chính trị, thì giữa hai người tu hành và giáo dân cũng đều là những người dân tỵ nạn Việt Nam. Tôi nghĩ rằng một người già trên 70 xưng con với một vị linh mục còn trẻ giữa nơi công cộng thì cũng khó nghe ! Như vậy trong bộ áo màu đen quý trọng đang mặc trên linh mục nầy, cái sân si vẫn còn quá nặng mùi trần tục trong một vị tu hành.
 
2.  Dịp cúng thất cho một người trong gia đình, nhằm buổi cơm chay, tôi có dịp phải đi ngang qua phòng ăn - nối liền từ chân cầu thang đến chánh điện – trong lúc các vị sư đang dùng bữa. Chuyện đập vào mắt tôi, vị trụ trì ngồi đầu bàn, sau khi ăn hết chén cơm vị nầy ngồi yên, không quay lại, đưa cái chén ra phía sau…thì một Phật tử chấp tay vái lạy ba cái, cúi mình xuống và đưa hai tay lên khỏi đầu đở lấy cái chén, lấy cơm xong lại cung kính dâng lên vị trụ trì như lúc đầu…trong lúc tô cơm đang nằm ngay trước mặt và trong tầm tay của vị trụ trì ! Phía bên kia, một Phật tử cầm quạt đang phe phẩy để cho thầy dùng cơm mặc dù Paris lúc đó đang mát trời ! Tôi thấy vị trụ trì nầy đã quên hẳn mình là kẻ tu hành mà có thái độ trịch trượng như một vị vua chúa ngày trước.
 
Trở về với đề tài, nhiều người hỏi tôi thời đại nầy làm nghề gì sướng nhất, tôi có thể trả lời tức khắc không cần đắn đo suy nghĩ rằng : ‘Nghề Đi Tu’ !  Một nghề không đòi hỏi vốn kiến thức, không cần đầu tư tài chánh mà chỉ cần thuộc vài ba kinh – như loại tu hành quốc doanh - là có thể hành nghề một cách dễ dàng. Khi hành đạo, không cần làm việc, nhưng tài sản đất đai, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc do con chiên thiện nam tín nữ cung hiến cũng quá dư thừa cho phép những vị nầy ăn uống no say, vợ con đầy đủ và nếu muốn thì tình nhân cũng sẵn sàng có  ngay ! Nhà cửa được giảm hoặc miễn thuế, ăn khỏi tốn tiền, có người hầu hạ, có kẻ làm bếp dâng lên tận miệng. Có vị còn biến từ nhà ở cho đến nơi thờ phương thành cơ sở kinh doanh với giá bán cắt cổ từ cuốn sách cho đến gói thực phẩm. Tất cả hoạt động kinh tế đều theo hình thức chui và chỉ thu tiền mặt. Các lễ lộc phục vụ tôn giáo không có tình trạng miễn phí hoặc giảm giá cho nhà nghèo mà phải tuân theo theo từng bậc giá cả khác nhau. Cước phí xin lễ, cầu nguyện đối với các vị tu hành người nước ngoài hoàn toàn do tín hữu tự nguyện không bắt buộc theo một hình thức khuôn mẫu nào. Tôi chứng kiến một cha người Pháp từ đã chối số tiền lớn do một tín hữu người Việt Nam đến nhà thờ Tây xin lễ bình an cho gia đình. Chẳng những thế, nhà thờ còn làm hóa đơn chính thức để ghi vào sổ của nhà thờ. Nhưng trái lại, trong một dịp gặp một cha người Việt Nam để xin lễ, vị linh mục nầy cho giá đàng hoàng và tỏ vẽ không hài lòng khi tôi đề cập đến giá cả của nhà thờ !    
 
Từ chỗ nầy người ta xem các vị tu hành từ trong nước ra đến hải ngoại hành nghề tôn giáo với giá cả cắt cổ tín hữu và Phật tử một cách vô tội vạ. Riêng việc việc tang chế, giá cả được ấn định bao nhiêu tiền cho cha thầy đến tư gia, đến nhà xác để tụng niệm. Bao nhiêu tiền để tổ chức theo hình thức lớn, trung bình, nhỏ đối với một lễ tiễn đưa người quá cố, bao nhiêu tiền để mang cốt tro về chùa, nhà thờ… và bao nhiêu tiền theo đẳng cấp giàu sang hay bình dân để thuê một cái hộc để đựng hủ cốt người chết ! Tiền nhiều thì nhà chùa nhà thờ tổ chức lớn, với nhiều cha nhiều thầy làm lễ. Nhiều tiền thì tổ chức lễ riêng rẽ một cách trang trọng vào cuối tuần. Ít tiền thì tổ chức cầu siêu tập thể và vào những ngày giờ làm việc. Chính các thầy các cha đòi hỏi giá cả để tổ chức những buổi lễ đình đám cho hôn nhân, cầu siêu, án táng, đưa hài cốt về chùa, về nhà thờ. Những tiền lệ nầy đã tập cho tín đố Phật tử những tính xấu, xem thường việc linh thiêng tôn giáo đồng thời tạo cho những gia đình nghèo, thiếu phương tiện bị mặc cảm và đau lòng mỗi khi có người thân vừa nằm xuống.
 
Chắc tất cả mọi người đều công nhận rằng nghề đi tu chẳng những là một nghề ấm thân cho kẻ tu hành mà còn giúp họ trở thành triệu phú một sớm một chiều. Chẳng mất một giọt mồ hôi, suốt đời không đóng thuế, nhà cửa được giảm tiền điện nước lại còn hưởng trợ cấp đặc biệt của xã hội. Cuộc đời tu hành thật đáng giá ngàn vàng, chỉ một sáng một chiều trở thành triệu phú, trở nên kẻ ăn trên ngồi trước và được trọng vọng nhất trong thiên hạ : Nhà cao cửa rộng, đi Mercedec, BMW… có tài xế, ngày ăn no, đêm ngủ với vợ, ngày thì đệ tử tự nguyện ( !) thời gian rổi rảnh thì đếm bạc giấy rồi đem cất vào tủ sắt…Như vậy nghề tu hành thời nay của người Việt quả thật là tuyệt hảo và độc nhất vô nhị của thế giới tính, từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đến nay. Nhà thờ nhà chùa đã biến thành cái chợ và hơn nữa các nơi nầy còn cạnh tranh tổ chức văn nghệ mừng Xuân, ca hát ăn uống…thì chắc Chúa và Phật cũng phải quay mặt trước tình trạng tu hành thời nay. Bây giờ giới trẻ ai cũng muốn đi tu, một nghề ngồi mát ăn bát vàng mà được thiên hạ đội lên đầu, chắp tay vái lạy thì còn gì quý hơn khi phải phí cuộc đời gần hai chục năm trong các nhà trường để rồi vác bằng chạy đôn chạy đáo kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
 
Cái thiên đường ‘đỉnh cao trí tuệ’ và ‘cái nôi nhân loại’ của chế độ cộng sản đã đẻ ra nhiều nghề quái gở : Từ nghề ăn xin, mai mối, bịp bợm, nô lệ…đã nổi tiếng trên thế giới và bây giờ còn thêm nghề đi tu thật độc đáo vô cùng ‘hoành tráng’ không có một quốc gia nào bắt kịp… Chính cộng sản đã dàn dựng lên hình thức tu hành trưởng giả nầy từ ngay từ trong nước để chứng tỏ với thế giới rằng Việt Nam hòa toàn có tự do tôn giáo. Thật vậy, cần phải ghi nhận, trong nước đi đến đâu cũng gặp đầy dẫy nhà thờ, nhà chùa…là những khu vực nguy nga to lớn bên cạnh những ngôi nhà của con chiên, Phật tử vẫn còn nghèo nàn đói rách. Các thầy các cha thì đua nhau xin tiền để sửa sang cơ sở tôn giáo của mình càng lớn càng đẹp để tranh với  chùa, nhà thờ bên cạnh !!! Đi đâu các vị tu hành cũng hân hạnh khoe rằng, ông nầy bà nọ là Phật tử hoặc con chiên nằm trong khuôn hội hay họ đạo dưới quyền ! Các vị tu hành đâu có hay rằng dưới mắt Chúa và Phật những ông bà nầy là những tay ăn hối lộ, cướp của, giật vợ cướp chồng người ta, buôn bán cần sa, rửa tiền dơ mà các vị tu hành cứ đội lên đầu những người núp bóng tôn giáo cho mưu đồ chính trị, xem họ như một vinh hạnh của nhà chùa, nhà thờ. Các vị tu hành cứ giành nhau ôm chân các ông bà nầy và ca tụng hết mình…thì thật tội nghiệp cho Chúa và Phật quá ! Việc tu hành không màng nghĩ đến, kinh kệ hằng ngày không quan tâm mà thầy cha chỉ chú trọng đến các hình thức phô trương bên ngoài. Đó là cái nghiệp tham sân si đang lấn át các đức tính bình dị, liêm khiết, vị tha, bác ái trong con người các vị tu hành hiện nay. Tình trạng thầy cha mượn Phật-Chúa để phục vụ cho cái tham sân si vô đáy cá nhân đang thịnh hành đầy dẫy từ trong nước ra đến hải ngoại!.
 
Cộng sản đố kỵ tôn giáo nhưng chúng lại xây dựng một số giáo hội gọi là quốc doanh nhằm thu nạp những vị tu hành mà tâm vẫn còn nặng nợ trần gian đồng thời cộng sản còn ‘sản xuất’ ra một số sư đỏ, cha đỏ để phân hóa các giáo hội chính thống, đồng thời chia đôi khối giáo dân cũng như Phật tử làm nhiều phe phái nhằm phá hoại tôn giáo. Âm mưu của cộng sản là chúng tạo ra một lớp tu hành gồm thầy cha quốc doanh với tất cả những cái xấu xa hơn những người trần tục, không ngoài mục đích để cho giáo dân, Phật tử nhìn thấy tư cách các vị lãnh đạo tinh thần để rồi từ đó họ sẽ xa dần Chúa và Phật…
Trong nước chính cộng sản bỏ tiền xây dựng chùa, nhà thờ để đưa vào đó những cha thầy quốc doanh với hai mục đích. Một là chứng minh với thế giới rằng Việt Nam là nơi mà các tôn giáo đều được phát triển tối đa, và hai là, chùa nhà thờ là những cái ổ trú ẩn của những tên cộng sản đội lốt tôn giáo. Tình hình ở hải ngoai cũng vậy, chùa và nhà thờ mọc lên như nấm, nguy nga đồ sộ, nhưng thử tìm hiểu tiền ở đâu để các thầy cha vừa mua đất vừa xây những cơ sở tôn giáo vượt quá khả năng ? Đồng ý rằng tiền của do tín đồ Phật tử đóng góp, nhưng đó chỉ là số nhỏ nhằm che đậy bên ngoài, phần tài chính quan trọng là do cộng sản cung cấp để thành lập những động ổ an toàn cho bọn cộng sản mặc áo nâu, áo đen từ trong nước ra trú ẩn.    
 
Trong nước thì giáo gian Huỳnh công Minh, tổng thư ký tòa Tổng Giám Mục Sàigòn và cũng là ‘tổng tư lệnh’ giáo hội công giáo quốc doanh. Giáo gian nầy đang tận tình ‘điều khiển’ ngài Hồng Y Tổng Giám Mục ‘dính chàm’ Phạm Minh Mẫn. Do đó tín đồ không lạ gì khi ngài Hồng Y thi hành lệnh một cách tích cực, từ vụ Cờ Vàng cho đến ‘tống khứ’ Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đi Vatican chữa bệnh theo yêu cầu của cộng sản Hà Nội. Ngoài ra, linh mục nào muốn ăn ngon mặc đẹp, tiền bạc đầy túi, muốn được lấy vợ đẻ con chính thức công khai, muốn có nhà thờ to lớn và đông giáo dân (như Phan Khắc Từ) thì đến cúi mình trước mặt giáo gian Huỳnh Công Minh, ký giấy tờ cam kết rồi lãnh vài ba trăm triệu để xây nhà thờ và xây tổ ấm !     
 
Trước năm 1957 tôi thường đến thăm và dùng cơm chay với nhiều vị Thượng Tọa trụ trì tại các chùa nhỏ (chùa nghèo) trong vùng Gia Định cũng như với những vị linh mục dòng Phanxicô  hoặc dòng Vinh Sơn. Các vị nầy sống bình dị, mặc thô sơ, ăn uống thanh đạm. Khi tiếp xúc với những vị nầy tôi cảm nhận được Phật tính cũng như tinh thần Kytô thoát ra từ lời nói, cách cư xử đến cử chỉ và ánh mắt bao dung…Thâm tâm tôi lúc nào cũng quý trọng những vị chân tu nầy…Nhưng ngày nay, với chủ trương diệt tôn giáo, cộng sản đã sản xuất ra một số quốc doanh để mưu đồ phá hoại các tôn giáo chân chính và thành phần nầy hiện đang đầy dẫy từ trong nước ra đến hải ngoại. Các chất bổ béo trong cơ thể các vị tu hành ngày nay quá dư thừa, thân hình các vị tu hành phì nộn và đa số mang bệnh nhà giàu (tiểu đường, cao huyết áp…) vì các cha cai quản họ đạo được con chiên mời dùng bữa luân phiên từ nhà nầy qua nhà khác. Các thầy thì được Phật tử làm các món chay dưới dạng tôm rim, cá chiên, cua lột, thịt kho tàu…giúp cho các thầy tự đánh lừa cả thị, xúc, vị giác của mình để được ngon miệng. Như vậy cái si vẫn còn  quá lớn, làm sao cho trọn kiếp tu  !!!
 
Xin kết thúc bài viết : Chống cộng sản thì phải chú tâm đến vấn đề tôn giáo vận. Địch đã gài sẵn cha thầy quốc doanh vào nhà thờ, vào chùa…nếu chúng ta vô tình hay thiển cận, vẫn tôn vinh, nuôi dưỡng và đùm bọc thành phần nầy thì Phật tử con chiên đã tự chính mình ra tay diệt tôn giáo của mình.
 
Paris 17.03.2010 
 Trích trong 'Niềm Đau Còn Đó' xuất bản năm 2010 tại Mỹ. ISBN : 978-1-4507-1695-9

QuynhMai Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm