Cõi Người Ta
NGƯỜI CHẤT PHÁC - CAO MỴ NHÂN

(Click vào để nghe xem.....)
NGƯỜI CHẤT PHÁC - CAO MỴ NHÂN
Tình yêu của một người chất phác thật là
...tội nghiệp. Buổi đầu hai người gặp nhau rất tình cờ. Ông ấy tên
X., nên tôi cứ đoán là Xuân. Nhưng Nam nhi một đấng, mà tên Xuân, thì
với tôi...chán mớ đời đi chứ.
Cái tên Xuân theo tôi, phải là của
các bà, cô, hay bé gái. Nay người chất phác đĩnh cái
tên ngây thơ, vui tươi, đỏm đáng, an nhàn, vân vân ..., rồi cuối cùng
là hạnh phúc, thì trời ơi, tôi bỗng buồn nhẹ.
Ma sơ bảo rằng: buồn nhẹ là dấu hiệu mơ mộng,
hay làm thơvì tâm hồn mơ mộng, như vậy có người yêu thương mình ngay từ bước
đầu tiên ấy, là phải cám ơn Thượng Đế.
Hình như tôi chuyển sang buồn vừa rồi, tôi
không thích nghe "ma sơ" tán dương ông ta
chút nào, khi ông ta bê nguyên bó hoa loa kèn mầu trắng
đến nhà nguyện, ma sơ kêu tôi lên phòng khách gặp
ông X đó, vì tôi học Nội trú 3 năm, thời gian mùa
Phục sinh, tôi không về nhà.
Để giải tỏa nỗi buồn bực "vừa" như
mới nêu đoạn trên, tôi hậm hực hỏi ông X: "ông" đến
đây làm gì, tuần thánh có nhiều việc phải làm giúp ma sơ.
Người chất phác mỉm cười: Cần chi tôi đỡ
tay cho cô.
Trời, đã lờ đờ, còn xài chữ "đỡ
tay với chả đỡ chân, nghe như thời bố mẹ tôi quen nhau xưa
lắm rồi.
Không biết làm cách nào cho ông X rời phòng
khách nhà trường, vì thế nào tôi cũng có bạn tới rủ đi chơi hay
đi lễ.
Nếu nói đi lễ thì người chất phác sẽ ở lại
ngay, mà nói đi chơi, ông X sẽ bảo để ổng xin phép ma sơ cho tôi ra phố một
lát, nghĩa là vẫn bị ông X. ở cạnh hết buổi.
Tình trạng khiến từ buồn bực vừa đã
tăng thêm, có thể nói là quá nửa sự việc, chỉ còn non nửa nỗi chịu đựng,
nhưng chịu đựng gì mới được chứ.
Hình ảnh trước giờ lễ Chúa phục sinh thì từ
trên ban thờ xuống tới các dãy ghế đều sầu muộn, với tôi còn thê
thảm hơn, tại sao ông X. không biết được điều tôi đang không vui vì
ông ta.
Tôi lặng lẽ đứng trước tượng Đức Mẹ, bảo là lặng
thinh, nhưng sự thực trong lòng tôi đang tức bực lắm, tôi gục xuống chân
tượng Đức Mẹ, tuy đôi bàn chân tượng mẹ bé nhỏ xinh xinh, nhưng có một
sức mạnh lạ lắm, khiến tôi thổn thức khóc quên cả chung quanh.
Những ưu phiền nghe nhẹ hẳn đi,
lòng ... thênh thang hơn trước đó.
Ông X tuy vẫn đứng cách tôi một khoảng,
nhưng lặng lẽ, không ngó tôi nữa mà đầu lại cúi xuống, rồi quay
lưng bước khỏi khuôn viên tôi vẫn gọi là "hang Đức Mẹ".
Hình như dù chất phác tới đâu, người ta cũng
linh cảm được những điều gì đó không thuận thảo, không như ý.
Bây giờ tới lượt ông X. trầm ngâm, ngại
ngùng mỗi lần tình cờ đi ngang mặt tôi. Thoạt thì tôi vui lắm,
như trút được gánh nặng thời gian qua. Sau đó, tôi lại cáu kình vì thái độ ông
ta "xem thường" tôi chứ.
Tôi bắt đầu khó chịu với người chất
phác cách khác. Tự ái và tự tôn len vào tâm hồn tôi một cách ồ ạt. Vẫn có
những việc tôi phải như là làm chung với ông X., như đưa văn kiện
gì đó của ma sơ cho ông đánh máy và ỉn ra chẳng hạn ...
Ma sơ cũng không nói thêm điều gì. Một sự lạnh
lùng ...nghiêm trọng chi lạ.
Nhưng quý vị cũng biết là tính tôi năng động,
cởi mở, vậy mà cứ phải gặp một khối băng cứng ngắc
như ông X. đó.
Lúc này ông ta, người chất phác, thay
đổi hẳn tính tình, ông ít nói, ít lăng xăng đi lại trong sân trường, ngồi suốt
buổi trong cái phòng nhỏ làm việc, gọi là "nhà in",
trong đó có bàn máy chữ, máy quay roneo ...và một tủ giấy trắng khổ pelure.
Tuy tôi cảm thấy thoải mái, nhưng trong
lòng vẫn như có điều gì tồn tại, vướng víu, giá như không có sự
hiện diện của ông X. thì ...vui vẻ hơn, vì tôi vẫn
có những người quen biết tới trường thăm viếng.
Gần một năm sau, chúng tôi chuẩn bị ra trường.
Thời gian này bận lắm, tất cả đều đua nước
rút học hành, tôi cũng chẳng để ý gì thêm.
Được tin ông X. xin nghỉ việc để đi
tỉnh khác ở tận ngoài Trung. Ma sơ có vẻ không vui, vì cũng vài người đến trường
thử việc, nhưng bà chưa vừa ý người nào.
Sắp thi cử nên tôi cũng cảm thấy "chả
có gì quan trọng" trước tin người chất phác đi xa. Ông X đón tôi
ở cửa phòng khách nhà trường, tần ngần vài phút, rồi nhẹ giọng
nói:
Đi xa thì chắc chắn không gặp cô như lâu nay,
tôi chỉ xin cô một ...kỷ niệm bình thường, là mỗi năm tôi được thăm hỏi
chúc mừng sinh nhật cô. Nhưng tôi muốn cô cho biết, cô thích tặng phẩm gì, để
tôi cứ ...chỉ tặng phẩm đó gởi về cô, như một ước hẹn ...không
thành.
Trời đất, ngày sinh tôi thì phải hồn nhiên,
trong sáng, chứ đưa cái điều "không
thành" ra, thì tôi xin được miễn nhận quà tặng đó. . .
Tôi vùng vằng bước khỏi phòng
khách. Ông X nắm chặt một bàn tay tôi kéo tôi trở vô salon, cười
hoà nhã: ý cô muốn nói là ...phải thành, chứ không phải
"không thành" hả?
Ôi chao, ông X. ấy chẳng chất phác như tôi nghĩ.
Cũng biết trả lời mánh, chứ có vừa đâu.
Song, cái gì trên đời đã qua thì cho qua
đi, tôi nói: được rồi, muốn mỗi năm cho tôi quà sinh nhật
thì tuỳ, tôi cám ơn trước, giờ chia tay nhé.
Ngay ngày sinh của tôi năm đó, tôi nhận được
một bông hồng mầu vàng rất đẹp, bông hồng chưa nở hẳn, do chính
ông X. mang tới, trước ngày ra Trung.
Khi tặng bông hoa hồng vàng đó, người chất
phác chỉ cười nhẹ nhàng rồi vẫy tay chào, lên chiếc
Vespa cũ kỹ, phóng xe đi, tiếng động cơ nổ phành phạch. .., ồn cả đường
phố.
Những năm tiếp theo, mọi chuyện cứ lập lại
như lần đầu tiên, đến nỗi tôi sợ cái sự việc đó quá, kéo dài cả
nửa thế kỷ, dù bão loạn, di chuyển, thay đổi vạn chuyện, X. vẫn như
mùa xuân đúng hẹn về, bằng cách nào thì tôi chẳng biết.
Cho tới cách đây 10 năm, người chất phác biến
mất, tôi hết phải đợi cái thói quen: "mừng sinh nhật Mai A. 25/3."
của riêng ông ta.
Nhưng, những đóa hồng vàng từ vài nơi
gởi khác. ..đã như "ước hẹn không thành" tự nhiên,
bình thường Happy Birthday, những đóa hồng vàng hoà lẫn trong
thơ, mỗi năm một bài viết đúng ngày 25/3. kể từ 1960 tới
nay
Định tới ngày không còn hình ảnh làm
thơ sinh nhật nữa, thì tập thơ "Em Còn Không Mai A" sẽ ... trao tặng
bạn bè, Tôi gọi thầm trong lòng thôi: ông Xuân, lẽ nào ông
tên mùa Xuân thật, cứ mỗi năm dù muốn dù không, tôi vẫn phải gặp ông
một lần, hỡi người chất phác ở đời này.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
NGƯỜI CHẤT PHÁC - CAO MỴ NHÂN

(Click vào để nghe xem.....)
NGƯỜI CHẤT PHÁC - CAO MỴ NHÂN
Tình yêu của một người chất phác thật là
...tội nghiệp. Buổi đầu hai người gặp nhau rất tình cờ. Ông ấy tên
X., nên tôi cứ đoán là Xuân. Nhưng Nam nhi một đấng, mà tên Xuân, thì
với tôi...chán mớ đời đi chứ.
Cái tên Xuân theo tôi, phải là của
các bà, cô, hay bé gái. Nay người chất phác đĩnh cái
tên ngây thơ, vui tươi, đỏm đáng, an nhàn, vân vân ..., rồi cuối cùng
là hạnh phúc, thì trời ơi, tôi bỗng buồn nhẹ.
Ma sơ bảo rằng: buồn nhẹ là dấu hiệu mơ mộng,
hay làm thơvì tâm hồn mơ mộng, như vậy có người yêu thương mình ngay từ bước
đầu tiên ấy, là phải cám ơn Thượng Đế.
Hình như tôi chuyển sang buồn vừa rồi, tôi
không thích nghe "ma sơ" tán dương ông ta
chút nào, khi ông ta bê nguyên bó hoa loa kèn mầu trắng
đến nhà nguyện, ma sơ kêu tôi lên phòng khách gặp
ông X đó, vì tôi học Nội trú 3 năm, thời gian mùa
Phục sinh, tôi không về nhà.
Để giải tỏa nỗi buồn bực "vừa" như
mới nêu đoạn trên, tôi hậm hực hỏi ông X: "ông" đến
đây làm gì, tuần thánh có nhiều việc phải làm giúp ma sơ.
Người chất phác mỉm cười: Cần chi tôi đỡ
tay cho cô.
Trời, đã lờ đờ, còn xài chữ "đỡ
tay với chả đỡ chân, nghe như thời bố mẹ tôi quen nhau xưa
lắm rồi.
Không biết làm cách nào cho ông X rời phòng
khách nhà trường, vì thế nào tôi cũng có bạn tới rủ đi chơi hay
đi lễ.
Nếu nói đi lễ thì người chất phác sẽ ở lại
ngay, mà nói đi chơi, ông X sẽ bảo để ổng xin phép ma sơ cho tôi ra phố một
lát, nghĩa là vẫn bị ông X. ở cạnh hết buổi.
Tình trạng khiến từ buồn bực vừa đã
tăng thêm, có thể nói là quá nửa sự việc, chỉ còn non nửa nỗi chịu đựng,
nhưng chịu đựng gì mới được chứ.
Hình ảnh trước giờ lễ Chúa phục sinh thì từ
trên ban thờ xuống tới các dãy ghế đều sầu muộn, với tôi còn thê
thảm hơn, tại sao ông X. không biết được điều tôi đang không vui vì
ông ta.
Tôi lặng lẽ đứng trước tượng Đức Mẹ, bảo là lặng
thinh, nhưng sự thực trong lòng tôi đang tức bực lắm, tôi gục xuống chân
tượng Đức Mẹ, tuy đôi bàn chân tượng mẹ bé nhỏ xinh xinh, nhưng có một
sức mạnh lạ lắm, khiến tôi thổn thức khóc quên cả chung quanh.
Những ưu phiền nghe nhẹ hẳn đi,
lòng ... thênh thang hơn trước đó.
Ông X tuy vẫn đứng cách tôi một khoảng,
nhưng lặng lẽ, không ngó tôi nữa mà đầu lại cúi xuống, rồi quay
lưng bước khỏi khuôn viên tôi vẫn gọi là "hang Đức Mẹ".
Hình như dù chất phác tới đâu, người ta cũng
linh cảm được những điều gì đó không thuận thảo, không như ý.
Bây giờ tới lượt ông X. trầm ngâm, ngại
ngùng mỗi lần tình cờ đi ngang mặt tôi. Thoạt thì tôi vui lắm,
như trút được gánh nặng thời gian qua. Sau đó, tôi lại cáu kình vì thái độ ông
ta "xem thường" tôi chứ.
Tôi bắt đầu khó chịu với người chất
phác cách khác. Tự ái và tự tôn len vào tâm hồn tôi một cách ồ ạt. Vẫn có
những việc tôi phải như là làm chung với ông X., như đưa văn kiện
gì đó của ma sơ cho ông đánh máy và ỉn ra chẳng hạn ...
Ma sơ cũng không nói thêm điều gì. Một sự lạnh
lùng ...nghiêm trọng chi lạ.
Nhưng quý vị cũng biết là tính tôi năng động,
cởi mở, vậy mà cứ phải gặp một khối băng cứng ngắc
như ông X. đó.
Lúc này ông ta, người chất phác, thay
đổi hẳn tính tình, ông ít nói, ít lăng xăng đi lại trong sân trường, ngồi suốt
buổi trong cái phòng nhỏ làm việc, gọi là "nhà in",
trong đó có bàn máy chữ, máy quay roneo ...và một tủ giấy trắng khổ pelure.
Tuy tôi cảm thấy thoải mái, nhưng trong
lòng vẫn như có điều gì tồn tại, vướng víu, giá như không có sự
hiện diện của ông X. thì ...vui vẻ hơn, vì tôi vẫn
có những người quen biết tới trường thăm viếng.
Gần một năm sau, chúng tôi chuẩn bị ra trường.
Thời gian này bận lắm, tất cả đều đua nước
rút học hành, tôi cũng chẳng để ý gì thêm.
Được tin ông X. xin nghỉ việc để đi
tỉnh khác ở tận ngoài Trung. Ma sơ có vẻ không vui, vì cũng vài người đến trường
thử việc, nhưng bà chưa vừa ý người nào.
Sắp thi cử nên tôi cũng cảm thấy "chả
có gì quan trọng" trước tin người chất phác đi xa. Ông X đón tôi
ở cửa phòng khách nhà trường, tần ngần vài phút, rồi nhẹ giọng
nói:
Đi xa thì chắc chắn không gặp cô như lâu nay,
tôi chỉ xin cô một ...kỷ niệm bình thường, là mỗi năm tôi được thăm hỏi
chúc mừng sinh nhật cô. Nhưng tôi muốn cô cho biết, cô thích tặng phẩm gì, để
tôi cứ ...chỉ tặng phẩm đó gởi về cô, như một ước hẹn ...không
thành.
Trời đất, ngày sinh tôi thì phải hồn nhiên,
trong sáng, chứ đưa cái điều "không
thành" ra, thì tôi xin được miễn nhận quà tặng đó. . .
Tôi vùng vằng bước khỏi phòng
khách. Ông X nắm chặt một bàn tay tôi kéo tôi trở vô salon, cười
hoà nhã: ý cô muốn nói là ...phải thành, chứ không phải
"không thành" hả?
Ôi chao, ông X. ấy chẳng chất phác như tôi nghĩ.
Cũng biết trả lời mánh, chứ có vừa đâu.
Song, cái gì trên đời đã qua thì cho qua
đi, tôi nói: được rồi, muốn mỗi năm cho tôi quà sinh nhật
thì tuỳ, tôi cám ơn trước, giờ chia tay nhé.
Ngay ngày sinh của tôi năm đó, tôi nhận được
một bông hồng mầu vàng rất đẹp, bông hồng chưa nở hẳn, do chính
ông X. mang tới, trước ngày ra Trung.
Khi tặng bông hoa hồng vàng đó, người chất
phác chỉ cười nhẹ nhàng rồi vẫy tay chào, lên chiếc
Vespa cũ kỹ, phóng xe đi, tiếng động cơ nổ phành phạch. .., ồn cả đường
phố.
Những năm tiếp theo, mọi chuyện cứ lập lại
như lần đầu tiên, đến nỗi tôi sợ cái sự việc đó quá, kéo dài cả
nửa thế kỷ, dù bão loạn, di chuyển, thay đổi vạn chuyện, X. vẫn như
mùa xuân đúng hẹn về, bằng cách nào thì tôi chẳng biết.
Cho tới cách đây 10 năm, người chất phác biến
mất, tôi hết phải đợi cái thói quen: "mừng sinh nhật Mai A. 25/3."
của riêng ông ta.
Nhưng, những đóa hồng vàng từ vài nơi
gởi khác. ..đã như "ước hẹn không thành" tự nhiên,
bình thường Happy Birthday, những đóa hồng vàng hoà lẫn trong
thơ, mỗi năm một bài viết đúng ngày 25/3. kể từ 1960 tới
nay
Định tới ngày không còn hình ảnh làm
thơ sinh nhật nữa, thì tập thơ "Em Còn Không Mai A" sẽ ... trao tặng
bạn bè, Tôi gọi thầm trong lòng thôi: ông Xuân, lẽ nào ông
tên mùa Xuân thật, cứ mỗi năm dù muốn dù không, tôi vẫn phải gặp ông
một lần, hỡi người chất phác ở đời này.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)