Cõi Người Ta
NGƯỜI TRONG CUỘC - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI TRONG CUỘC - CAO MỴ NHÂN
Bên kia đầu giây mới "A
lo", tôi đã nhận ra ngay tiếng của phu nhân cố
Trung tướng Ngô Quang Trưởng, cựu Tư lệnh Quân đoàn I /Quân khu
I của ...tôi, như từ ngày xưa, tôi hay xí phần đùa rỡn thế. . .
Tôi vội vã hỏi ngay: tại sao hôm nay "Rồng"
lại kêu cho nhà "Tôm" vậy?
Bà Tường Nhung, mấy lúc sau này, bà quả phụ
Trung tướng Ngô Quang Trưởng hay dùng danh xưng Tường Nhung, như
tên 2 ông Tường Đằng và Tường Giang, ba người con của cố Văn sĩ Thạch
Lam, cụ Thạch Lam là con thứ 6 của dòng họ Nguyễn Tường.
Nếu kể cả cụ Nguyễn Thị Thế, bậc nữ lưu đứng
thứ 5, và là thân mẫu 2 nhà văn Duy Lam và Thế Uyên (đã mất).
Bà Tường Nhung cười vui vẻ, hết sức dịu
dàng nói:
Hôm trước mình có qua bên đó, Nam Cali, gặp tuốt
các bà ngoài mình, tức là quý phu nhân của
các "quan to" ngoài Quân khu I.
Không quan to sao được, vì toàn quý
vị Chỉ huy trưởng, Trung đoàn trưởng ... Chỉ tiếc là cái số
phone của Cao Mỵ Nhân lại ghi trong cuốn sổ của ông Tướng, nên hôm nay về mới
kêu đây.
Cũng cả năm không liên lạc, tôi mừng quá, vì tôi
định hỏi thăm vài ba chuyện mà bà Tường Nhung biết, lý do bà là người
...trong cuộc vậy thôi.
Bà Tường Nhung là người phụ nữ hết sức bình dị,
tuy đã bước qua cái khung cửa bát tuần, nhưng ngó như quanh 60
thôi, mà còn có vẻ trẻ hơn nữa, bởi vì bản tính rất vui vẻ, cởi mở.
Sau bài viết "Thạch Lam, Bố
tôi" cách đây mấy năm, đăng ở tuần báo Saigon times, vì gia
đình thi sĩ Thái Tú Hạp giám đốc báo đó, gia đình nhà văn Duy Lam, và
tôi cùng phục vụ ở Bộ Tư Lệnh QĐI/ QKI cả chục năm, nên
thân thiết lắm.
Bà Tường Nhung cười tiếp lời rằng: mình có
"nhà văn, nhà viếc "gì đâu, viết chơi thôi, có ông kia mới
tập trung một số bài viết toàn người nhà, ra thành tập rồi, để mình gởi tặng
Cao Mỵ Nhân một quyển nhé.
Buồn cười quá, khi họ bảo mỗi người viết một
bài về các bà mẹ ấy mà. Mình, là phu nhân Trung tưởng Trưởng, nghĩ bài
"Thạch Lam, Bố tôi" thì đã đăng, cứ loay hoay
mãi. Tới lúc đi VN lần thứ tư. Ra Hà Nội, về Hải Dương ...
Tự dưng thấy nhớ ngày xưa quá.
Sau ra cái đê Yên Phụ đó, Cao Mỵ Nhân nhớ không,
tôi thực tình có nhớ gì đâu, tôi cười trừ.
Bà Tường Nhung nhớ ngay cái hình ảnh chiếc
xe tang màu đen với 4 con ngựa màu đen chở ... , bà xuống giọng trầm ...
Thế là bà viết ngay cái bài đăng trong quyển sách đó.
Tôi hỏi thăm chuyện ở Hải Dương, trại Cẩm
Giàng trong một số trang sách cùng những tài liệu về các tác giả Tự
Lực Văn Đoàn, của dòng họ Nguyễn Tường là các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo cùng
cụ thân sinh bà là nhà văn Thạch Lam.
Bà cho biết có một số sách Tự Lực Văn Đoàn đã thấy
tái bản.
Tên đường Thạch Lam được ghi ở 3
nơi: Hải Dương, Hội An và Saigon.
Chúng tôi có nhắc lại những kỷ niệm với nhà văn
Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, người em út của thế hệ quý cụ, cũng đã quy
tiên ít năm nay rồi.
Hiện nay con cháu của cụ Tường Bách ở ngay
thủ đô tị nạn Bolsa, nhưng bao năm trời cách biệt quê hương, con cháu cụ
chỉ thông thạo 2 ngôn ngữ sau: Mỹ và Tàu.
Lý do quý cụ bận nhiều việc quá, cụ bà Tường
Bách lại là giáo sư gốc Trung Hoa, dạy học ở Quảng Châu nhiều chục
năm, rồi sang định cư ở Hoa Kỳ.
Trước khi cụ bà mãn phần, có để lại hồi ký bằng Việt
ngữ: "Nguyễn Tường Bách và tôi" Tác giả Hứa Bảo Liên.
Cả một dòng họ với 8/10 Sĩ số thành
viên tham gia Văn học nghệ thuật, 4/10 tham gia Các chiều hướng cách
mạng, đảng phái chính trị, nên có thể nói là dòng họ lớn có tiếng tăm,
trên 2/3 chiều dài thế kỷ.
Nguyễn Tường Nhung, đó là danh hiệu mới
nhất của bà, cũng xuyên suốt những mùa xuân từ thủa thiếu nữ tới bây
giờ, trưởng trụ trong chiến tranh VN một cách thực tế đến không
cần rào đón nữa.
Với tâm tư hồn nhiên, tình cảm lạc
quan thế, mà cũng thoáng chút mơ màng ...thâm cung bí sử, tôi lắng lòng một
phút, rồi thăm hỏi ...xa vời:
Bà Trung tướng, em muốn hỏi một
câu mà ...ngại quá.
Bên kia đầu giây có tiếng cười nhẹ:
Hỏi đi, bây giờ còn gì mà ngại nữa. ..
Ý phu nhân Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh
QĐI/ QKI của ...tôi, nghĩ rằng vị Tư Lệnh mà cuộc đời riêng, đã trở thành
huyền thoại, thì hành trình 80 năm qua của bà, như trỏ lại ...tiếng
khóc ban sơ, kiếp khác lại mong chờ. (tôi bị ảnh hưởng lời ca của nhạc
sĩ Lam Phương quá trời rồi)
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
NGƯỜI TRONG CUỘC - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI TRONG CUỘC - CAO MỴ NHÂN
Bên kia đầu giây mới "A
lo", tôi đã nhận ra ngay tiếng của phu nhân cố
Trung tướng Ngô Quang Trưởng, cựu Tư lệnh Quân đoàn I /Quân khu
I của ...tôi, như từ ngày xưa, tôi hay xí phần đùa rỡn thế. . .
Tôi vội vã hỏi ngay: tại sao hôm nay "Rồng"
lại kêu cho nhà "Tôm" vậy?
Bà Tường Nhung, mấy lúc sau này, bà quả phụ
Trung tướng Ngô Quang Trưởng hay dùng danh xưng Tường Nhung, như
tên 2 ông Tường Đằng và Tường Giang, ba người con của cố Văn sĩ Thạch
Lam, cụ Thạch Lam là con thứ 6 của dòng họ Nguyễn Tường.
Nếu kể cả cụ Nguyễn Thị Thế, bậc nữ lưu đứng
thứ 5, và là thân mẫu 2 nhà văn Duy Lam và Thế Uyên (đã mất).
Bà Tường Nhung cười vui vẻ, hết sức dịu
dàng nói:
Hôm trước mình có qua bên đó, Nam Cali, gặp tuốt
các bà ngoài mình, tức là quý phu nhân của
các "quan to" ngoài Quân khu I.
Không quan to sao được, vì toàn quý
vị Chỉ huy trưởng, Trung đoàn trưởng ... Chỉ tiếc là cái số
phone của Cao Mỵ Nhân lại ghi trong cuốn sổ của ông Tướng, nên hôm nay về mới
kêu đây.
Cũng cả năm không liên lạc, tôi mừng quá, vì tôi
định hỏi thăm vài ba chuyện mà bà Tường Nhung biết, lý do bà là người
...trong cuộc vậy thôi.
Bà Tường Nhung là người phụ nữ hết sức bình dị,
tuy đã bước qua cái khung cửa bát tuần, nhưng ngó như quanh 60
thôi, mà còn có vẻ trẻ hơn nữa, bởi vì bản tính rất vui vẻ, cởi mở.
Sau bài viết "Thạch Lam, Bố
tôi" cách đây mấy năm, đăng ở tuần báo Saigon times, vì gia
đình thi sĩ Thái Tú Hạp giám đốc báo đó, gia đình nhà văn Duy Lam, và
tôi cùng phục vụ ở Bộ Tư Lệnh QĐI/ QKI cả chục năm, nên
thân thiết lắm.
Bà Tường Nhung cười tiếp lời rằng: mình có
"nhà văn, nhà viếc "gì đâu, viết chơi thôi, có ông kia mới
tập trung một số bài viết toàn người nhà, ra thành tập rồi, để mình gởi tặng
Cao Mỵ Nhân một quyển nhé.
Buồn cười quá, khi họ bảo mỗi người viết một
bài về các bà mẹ ấy mà. Mình, là phu nhân Trung tưởng Trưởng, nghĩ bài
"Thạch Lam, Bố tôi" thì đã đăng, cứ loay hoay
mãi. Tới lúc đi VN lần thứ tư. Ra Hà Nội, về Hải Dương ...
Tự dưng thấy nhớ ngày xưa quá.
Sau ra cái đê Yên Phụ đó, Cao Mỵ Nhân nhớ không,
tôi thực tình có nhớ gì đâu, tôi cười trừ.
Bà Tường Nhung nhớ ngay cái hình ảnh chiếc
xe tang màu đen với 4 con ngựa màu đen chở ... , bà xuống giọng trầm ...
Thế là bà viết ngay cái bài đăng trong quyển sách đó.
Tôi hỏi thăm chuyện ở Hải Dương, trại Cẩm
Giàng trong một số trang sách cùng những tài liệu về các tác giả Tự
Lực Văn Đoàn, của dòng họ Nguyễn Tường là các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo cùng
cụ thân sinh bà là nhà văn Thạch Lam.
Bà cho biết có một số sách Tự Lực Văn Đoàn đã thấy
tái bản.
Tên đường Thạch Lam được ghi ở 3
nơi: Hải Dương, Hội An và Saigon.
Chúng tôi có nhắc lại những kỷ niệm với nhà văn
Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, người em út của thế hệ quý cụ, cũng đã quy
tiên ít năm nay rồi.
Hiện nay con cháu của cụ Tường Bách ở ngay
thủ đô tị nạn Bolsa, nhưng bao năm trời cách biệt quê hương, con cháu cụ
chỉ thông thạo 2 ngôn ngữ sau: Mỹ và Tàu.
Lý do quý cụ bận nhiều việc quá, cụ bà Tường
Bách lại là giáo sư gốc Trung Hoa, dạy học ở Quảng Châu nhiều chục
năm, rồi sang định cư ở Hoa Kỳ.
Trước khi cụ bà mãn phần, có để lại hồi ký bằng Việt
ngữ: "Nguyễn Tường Bách và tôi" Tác giả Hứa Bảo Liên.
Cả một dòng họ với 8/10 Sĩ số thành
viên tham gia Văn học nghệ thuật, 4/10 tham gia Các chiều hướng cách
mạng, đảng phái chính trị, nên có thể nói là dòng họ lớn có tiếng tăm,
trên 2/3 chiều dài thế kỷ.
Nguyễn Tường Nhung, đó là danh hiệu mới
nhất của bà, cũng xuyên suốt những mùa xuân từ thủa thiếu nữ tới bây
giờ, trưởng trụ trong chiến tranh VN một cách thực tế đến không
cần rào đón nữa.
Với tâm tư hồn nhiên, tình cảm lạc
quan thế, mà cũng thoáng chút mơ màng ...thâm cung bí sử, tôi lắng lòng một
phút, rồi thăm hỏi ...xa vời:
Bà Trung tướng, em muốn hỏi một
câu mà ...ngại quá.
Bên kia đầu giây có tiếng cười nhẹ:
Hỏi đi, bây giờ còn gì mà ngại nữa. ..
Ý phu nhân Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh
QĐI/ QKI của ...tôi, nghĩ rằng vị Tư Lệnh mà cuộc đời riêng, đã trở thành
huyền thoại, thì hành trình 80 năm qua của bà, như trỏ lại ...tiếng
khóc ban sơ, kiếp khác lại mong chờ. (tôi bị ảnh hưởng lời ca của nhạc
sĩ Lam Phương quá trời rồi)
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)