Cõi Người Ta
NHỚ CÁNH DIỀU HÂU - CAO MỴ NHÂN
NHỚ CÁNH DIỀU HÂU - CAO MỴ NHÂN
Khu phố tôi đang ở, hai bên vệ đường, nhà nào cũng có một cây cao to, thân nó
mầu trắng nhưng không thật thẳng như coy sao ở Trảng Bom xưa, lá nhỏ bằng một
lóng tay, hoa tròn như nút áo bé hơn nửa chiếc lá xí xi đó.
Trên những vòm cây to cao ấy, có những tổ quạ, mà đã hơn một lần tôi kể chuyện
" Ô sào " vỡ tổ .
Hôm nay trở lại với một Ô sào khác, không bị vỡ tổ, nhưng có một con chim quạ
đã nằm trong tổ nó mấy ngày rồi, không kêu tiếng "quà quạ" như thường
lệ... tôi tò mò ngó thử .
Con chim quạ buồn, mắt nó hờ hững diềm mi, không ngó khoảng trống trước mặt,
hình như nó cũng biết ...nhớ nhung chi đó như người, có lẽ nào con quạ đó đang
nhớ một cánh "diều hâu"...
Bà May đang cầm cái kính "viễn vọng " của tôi, ngó lên lùm cây, thở
ra, giọng buồn buồn:
Nó đang sầu vời vợi bà ạ, có lẽ nó đang nhớ một cánh diều hâu nào đó thật, nó
khiến tôi cảm thấy có nỗi gì ...sót sa trong lòng quá .
Vừa ngạc nhiên chuyện con quạ nằm co quắp trong tổ nó rồi, tới lượt tôi tức
cười thứ . ..ngôn ngữ của bà May.
Tôi lấy lại kính "viễn vọng " thần sầu nêu trên, chiếu thẳng vào cái
tổ quạ buồn phiền, có con chim đang thương nhớ bạn đường.
Nó ngửng đầu lên, khẽ nhúc nhích, rồi lại nằm mẹp xuống đáy tổ, nó rên lên run
rẩy, khiến tôi quên mất bà May đứng bên cạnh, tôi thủ thỉ cho chính tôi nghe,
chứ nó là chim mà hiểu được quái gì:
" Quạ ơi, sao cả đời mi sống với bộ trang phục đen, còn biết gì là sung
với sướng, mà mi vẫn có cánh diều hâu trong cuộc đời này. Còn ta ăn sung, mặc
sướng, người tri kỷ thân kính của ta lại ở tận đâu đâu ..."
Hình như con chim nghe tôi bày tỏ, nó cũng biết xúc động, như con chó Mi Nê của
nhà tôi nó cũng biết nhớ nhung, nên con chim quạ u sầu ấy, nó vụt đứng thẳng
dậy, rồi bước ra khỏi tổ, đậu trên một cành cây.
Hình ảnh giống như con gái My Sa của tôi hiện ở xa tôi nửa vòng trái đất, nó đã
từng phải đứng một mình để đối phó với hoàn cảnh khó khăn của My Sa ấy, cả về
tinh thần lẫn vật chất.
Xét cho cùng thì so với 3 đứa My Sa, Mi Nê và Quạ nêu trên, tôi là người lớn
tuổi nhất, là người đa đoan nhất ...
Bà May, hàng xóm bên kia đường, vẫn luận điệu dở hơi hỏi tôi: "Bộ bà
thương con quạ đó lắm hả?"
Sao bà hỏi tôi vậy ? Tôi trả lời, con vật thì cũng giống con người, chỉ có
không biết nói, nhưng nó xài ngôn ngữ của nó.
Tôi vừa được đọc 2 bộ sưu tầm: những con chim yến và tổ yến, với những con
thiên nga bà ạ . Hai loài vật thượng đẳng này, chúng thuỷ chung hết biết luôn,
một trong con trống hoặc con mái mất đi, là con còn lại ở vậy suốt đời mới đáng
nể chứ.
Ô chứ bà quên con quạ rầu rĩ mấy hôm nay rồi à? Biết đâu nó cũng đang thương
nhớ cánh diều hâu kia . Nhưng có thể con quạ, hay diều hâu mà bà tự tôn phong
cho nó, cũng thông minh, hào hoa, đã và đang ở nhà quạ bạn tình của nó.
Ấy muốn biết thì phải nhờ một giáo sư ngôn ngữ học toàn thể vạn vật, để hỏi cho
ra lẽ đời sống thực tế của muông thú ra sao.
Cũng đừng suy diễn, làm như thông thuộc tiếng chim, tiếng chó đến tuyệt hảo ...
Có thể phiên dịch cho chúng ta biết chúng, chim muông đang thế nào chẳng hạn .
Thôi thì Thượng Đế sinh ra, muôn loài không thông cảm nhiều cũng thông cảm ít,
chớ chả lẽ ...cứ khó hiểu là " don' t speeking, sorry
..."
Rồi tuy cùng dưới một bầu trời, mà tưởng như đang đứng ở đôi bờ không gian giữa
hai hành tinh không bằng.
Thấy bà May đang ...say đắm nhìn tôi, có lẽ nào tôi diễn tả về chim , chó hay
quá, bà nghe đến mắc khờ ra , tôi suýt phì cười, trong lúc bà May lại rơm rớm
nước mắt , bà lắc đầu :
Mỵ ơi, bà có biết là những bài diễn văn của những người bị tình phụ hay lắm
không ?
Sao lại hỏi tôi như thế ?
Là vì từ nãy tuy lan man ...lý luận về sự buồn phiền của chó, của chim, con quạ
của bà nó cũng mẫn cảm, đến phải chui ra khỏi tổ, để nghe loài người bàn tán về
mình.
Thế nên, ngày xưa, những nhà giàu sang, họ thường nuôi một con chim hoàng oanh
ở trong lồng, treo trước hiên lãm thuý, hầu giúp những khuê phụ, sầu nữ ...nỉ
non, than vãn với nó.
Ngay đến vị hoàng tử trong truyện cổ Tấm Cám, cũng phải nuôi con chim vàng anh
để bầu bạn.
Nên, nếu không phải thì thôi, nếu phải, thì con chim ô thước sầu tư kia, cũng
có thể chia xẻ với bạn những ngày buồn chán, nhớ nhung gì đó chứ.
Bà May à, tôi chẳng buồn chán gì, nhớ nhung thì có thể, bởi vì người nào không
biết nhớ, ấy là kẻ vô tâm nhất, chứ đừng bảo vô tình thôi nhé.
Vì thế, ngày xưa ông xã tôi hỏi tôi rằng: " Nếu ngài Trời hiện ra, nói M
chỉ được chọn một trong 2 điều, cho M lựa nhé:
"Nếu Anh phải chết đi, coi như em được trọn vẹn Anh. Hay: Anh vẫn sống,
nhưng của người khác".
Tôi bình tĩnh trả lời: " Anh vẫn sống, dù của người khác cũng được. Có
nghĩa là không thấy nhau cũng được, nhưng biết chắc Anh còn hiện diện ở đời này".
Thế thì thôi chứ, còn gì hơn ...tấm lòng vị tha của tôi nè. Song, nhượng bộ như
thế mà vẫn không được như ý đấy, nghĩa là ông ấy vẫn chết và vẫn không phải của
mình ...khiến chẳng còn gì để nói nữa .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
(Cõi
Người Ta)
Bàn ra tán vào (0)
NHỚ CÁNH DIỀU HÂU - CAO MỴ NHÂN
NHỚ CÁNH DIỀU HÂU - CAO MỴ NHÂN
Khu phố tôi đang ở, hai bên vệ đường, nhà nào cũng có một cây cao to, thân nó
mầu trắng nhưng không thật thẳng như coy sao ở Trảng Bom xưa, lá nhỏ bằng một
lóng tay, hoa tròn như nút áo bé hơn nửa chiếc lá xí xi đó.
Trên những vòm cây to cao ấy, có những tổ quạ, mà đã hơn một lần tôi kể chuyện
" Ô sào " vỡ tổ .
Hôm nay trở lại với một Ô sào khác, không bị vỡ tổ, nhưng có một con chim quạ
đã nằm trong tổ nó mấy ngày rồi, không kêu tiếng "quà quạ" như thường
lệ... tôi tò mò ngó thử .
Con chim quạ buồn, mắt nó hờ hững diềm mi, không ngó khoảng trống trước mặt,
hình như nó cũng biết ...nhớ nhung chi đó như người, có lẽ nào con quạ đó đang
nhớ một cánh "diều hâu"...
Bà May đang cầm cái kính "viễn vọng " của tôi, ngó lên lùm cây, thở
ra, giọng buồn buồn:
Nó đang sầu vời vợi bà ạ, có lẽ nó đang nhớ một cánh diều hâu nào đó thật, nó
khiến tôi cảm thấy có nỗi gì ...sót sa trong lòng quá .
Vừa ngạc nhiên chuyện con quạ nằm co quắp trong tổ nó rồi, tới lượt tôi tức
cười thứ . ..ngôn ngữ của bà May.
Tôi lấy lại kính "viễn vọng " thần sầu nêu trên, chiếu thẳng vào cái
tổ quạ buồn phiền, có con chim đang thương nhớ bạn đường.
Nó ngửng đầu lên, khẽ nhúc nhích, rồi lại nằm mẹp xuống đáy tổ, nó rên lên run
rẩy, khiến tôi quên mất bà May đứng bên cạnh, tôi thủ thỉ cho chính tôi nghe,
chứ nó là chim mà hiểu được quái gì:
" Quạ ơi, sao cả đời mi sống với bộ trang phục đen, còn biết gì là sung
với sướng, mà mi vẫn có cánh diều hâu trong cuộc đời này. Còn ta ăn sung, mặc
sướng, người tri kỷ thân kính của ta lại ở tận đâu đâu ..."
Hình như con chim nghe tôi bày tỏ, nó cũng biết xúc động, như con chó Mi Nê của
nhà tôi nó cũng biết nhớ nhung, nên con chim quạ u sầu ấy, nó vụt đứng thẳng
dậy, rồi bước ra khỏi tổ, đậu trên một cành cây.
Hình ảnh giống như con gái My Sa của tôi hiện ở xa tôi nửa vòng trái đất, nó đã
từng phải đứng một mình để đối phó với hoàn cảnh khó khăn của My Sa ấy, cả về
tinh thần lẫn vật chất.
Xét cho cùng thì so với 3 đứa My Sa, Mi Nê và Quạ nêu trên, tôi là người lớn
tuổi nhất, là người đa đoan nhất ...
Bà May, hàng xóm bên kia đường, vẫn luận điệu dở hơi hỏi tôi: "Bộ bà
thương con quạ đó lắm hả?"
Sao bà hỏi tôi vậy ? Tôi trả lời, con vật thì cũng giống con người, chỉ có
không biết nói, nhưng nó xài ngôn ngữ của nó.
Tôi vừa được đọc 2 bộ sưu tầm: những con chim yến và tổ yến, với những con
thiên nga bà ạ . Hai loài vật thượng đẳng này, chúng thuỷ chung hết biết luôn,
một trong con trống hoặc con mái mất đi, là con còn lại ở vậy suốt đời mới đáng
nể chứ.
Ô chứ bà quên con quạ rầu rĩ mấy hôm nay rồi à? Biết đâu nó cũng đang thương
nhớ cánh diều hâu kia . Nhưng có thể con quạ, hay diều hâu mà bà tự tôn phong
cho nó, cũng thông minh, hào hoa, đã và đang ở nhà quạ bạn tình của nó.
Ấy muốn biết thì phải nhờ một giáo sư ngôn ngữ học toàn thể vạn vật, để hỏi cho
ra lẽ đời sống thực tế của muông thú ra sao.
Cũng đừng suy diễn, làm như thông thuộc tiếng chim, tiếng chó đến tuyệt hảo ...
Có thể phiên dịch cho chúng ta biết chúng, chim muông đang thế nào chẳng hạn .
Thôi thì Thượng Đế sinh ra, muôn loài không thông cảm nhiều cũng thông cảm ít,
chớ chả lẽ ...cứ khó hiểu là " don' t speeking, sorry
..."
Rồi tuy cùng dưới một bầu trời, mà tưởng như đang đứng ở đôi bờ không gian giữa
hai hành tinh không bằng.
Thấy bà May đang ...say đắm nhìn tôi, có lẽ nào tôi diễn tả về chim , chó hay
quá, bà nghe đến mắc khờ ra , tôi suýt phì cười, trong lúc bà May lại rơm rớm
nước mắt , bà lắc đầu :
Mỵ ơi, bà có biết là những bài diễn văn của những người bị tình phụ hay lắm
không ?
Sao lại hỏi tôi như thế ?
Là vì từ nãy tuy lan man ...lý luận về sự buồn phiền của chó, của chim, con quạ
của bà nó cũng mẫn cảm, đến phải chui ra khỏi tổ, để nghe loài người bàn tán về
mình.
Thế nên, ngày xưa, những nhà giàu sang, họ thường nuôi một con chim hoàng oanh
ở trong lồng, treo trước hiên lãm thuý, hầu giúp những khuê phụ, sầu nữ ...nỉ
non, than vãn với nó.
Ngay đến vị hoàng tử trong truyện cổ Tấm Cám, cũng phải nuôi con chim vàng anh
để bầu bạn.
Nên, nếu không phải thì thôi, nếu phải, thì con chim ô thước sầu tư kia, cũng
có thể chia xẻ với bạn những ngày buồn chán, nhớ nhung gì đó chứ.
Bà May à, tôi chẳng buồn chán gì, nhớ nhung thì có thể, bởi vì người nào không
biết nhớ, ấy là kẻ vô tâm nhất, chứ đừng bảo vô tình thôi nhé.
Vì thế, ngày xưa ông xã tôi hỏi tôi rằng: " Nếu ngài Trời hiện ra, nói M
chỉ được chọn một trong 2 điều, cho M lựa nhé:
"Nếu Anh phải chết đi, coi như em được trọn vẹn Anh. Hay: Anh vẫn sống,
nhưng của người khác".
Tôi bình tĩnh trả lời: " Anh vẫn sống, dù của người khác cũng được. Có
nghĩa là không thấy nhau cũng được, nhưng biết chắc Anh còn hiện diện ở đời này".
Thế thì thôi chứ, còn gì hơn ...tấm lòng vị tha của tôi nè. Song, nhượng bộ như
thế mà vẫn không được như ý đấy, nghĩa là ông ấy vẫn chết và vẫn không phải của
mình ...khiến chẳng còn gì để nói nữa .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
(Cõi
Người Ta)