Quán Bên Đường
NÓ và TÔI
NÓ và TÔI |
Chiếc Caribou cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất đưa Quan, Hiền cùng một số tân binh đến phi trường Nha Trang. Hiền và Quan rất thân nhau, hai đứa học cùng trường, ở cùng xóm. Chiếc GMC đậu sẵn từ lâu chờ đưa họ đến quân trường Đồng Đế để thụ huấn khóa 3/72 Hạ Sĩ Quan Trừ Bị. Tất cả tập họp trước cổng quân trường. Ở đây có hình phù hiệu của quân trường là thanh kiếm bạc với mặt trời trên biển cả bao la và một tượng lính bằng đồng sơn đen, cán bộ hướng dẫn nói:
- Chừng nào các anh đen như tượng lính này thì mới ra trường.
Quan xoay qua nói nhỏ đủ Hiền nghe:
- Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó.
Hiền nói nhỏ:
- Nghe sao ớn da gà quá mậy!
Từ cổng quân trường, tất cả tân binh phải chạy trên cát nóng khoảng một cây số mới tới khu tiếp nhận khóa sinh. Quan nói:
- Đây là bài chào sân đầu tiên của quân trường, mệt muốn đứt hơi luôn !
Hiền chọc Quan:
- Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó.
Mặc dù rất mệt nhưng Quan cũng cố gắng nhăn răng cười và hỏi:
- Còn nước không cho tao uống một chút coi?
Sau khi cán bộ sinh hoạt nội quy, các tân binh được phát quân trang, quân dụng tại đây và lãnh phần ăn chiều. Bữa ăn đầu tiên mỗi phần được ba con cá mối kho muối, mỗi con chừng hơn ngón tay cái, một chén canh rau muống và một trái chuối. Ăn chiều xong, Quan và Hiền thả bộ dọc theo bờ biển. Quan chỉ tay ngọn đồi cạnh sân bắn nói: “Dải đồi này trông giống như người con gái nằm xỏa tóc, và trên đồi còn xây một tượng lính đứng thế thao diễn nghỉ”. Và đến giờ Hiền vẫn còn nhớ hai câu thơ mà khóa sinh đã đặt:
“Anh đứng nghìn năm thao diễn nghỉ,
Em nằm xỏa tóc đợi chờ anh”
Sau một tuần lễ tương đối khuây khỏa chỉ ăn uống, tập dịch để chờ đủ quân số cho một tiểu đoàn khóa sinh. Hiền và Quan được đưa chung vào tiểu đoàn Phan Đình Phùng. Hôm nay là ngày thứ bảy nên tất cả tân binh đưa xuống khu cắt tóc. Những anh thợ cắt tóc được lệnh cắt không quá ba phân phía trên, zero phân sau ót, không than van, không năn nỉ. Hiền và Quan cảm thấy đau khổ như cô Hương trong “Nửa Đời Hương Phấn” khi cắt tóc đi tu.
Sau bốn tuần huấn nhục, đứa nào đứa nấy hốc hác, te tua.. Ăn cũng chạy, ra bãi học cũng chạy, đâu phải chạy không, vừa mang ba lô, vừa hát, vừa chạy. Năm phút tập họp, năm phút ăn, năm phút tắm, năm phút đánh răng súc miệng. Quan, Hiền cùng khóa sinh chỉ còn cách là mặc quần áo, mang giày mà ngủ. Anh nào bị trễ cho những sinh hoạt trên thì bị khóa sinh Đại Đội Trưởng thân tặng năm mươi cái nhảy xổm với ba lô và súng đạn cho lần đầu, lần thứ nhì tăng gấp đôi. Trên đường gặp khóa đàn anh đi qua mà chỉ cần một anh không chào, là cả đại đội te tua. Tùy niên trưởng đưa ra hình phạt, có khi năm mươi cái hít đất, có khi nhảy xổm.
Bốn tuần huấn nhục xong, cả tiểu đoàn được đi phép dạo phố. Đứa nào đầu cũng trọc lóc, da thì đen thui như Cambodian, ra phố thật không giống ai. Quan thấy Hiền liếc nhìn mấy nàng tiên cá Nha Trang, Quan nói:
- Đỉa mà đòi đeo chân vịt.
Hiền nói:
- Đỉa với vịt cũng bằng nhau thôi.
Sáu tháng thụ huấn chầm chậm trôi qua, những bài được học như thế bắn đứng, bắn nằm. Những anh nào bắn nhiều lần mà không trúng mục tiêu, bị cán bộ huấn luyện viên đá vào mông và đọc to đến khi nào huấn luyện viên bảo ngưng. “Đường nhắm đúng là một đường thẳng tưởng tượng, từ mắt người xạ thủ, xuyên qua lỗ chiếu môn, đến giữa điểm của đỉnh đầu ruồi.” Những bài học khác như: Quân phong, quân kỷ, phục kích, phản phục kích, vượt sông, tìm phương hướng, chấm tọa độ điểm đứng, di hành đêm, mưu sinh thoát hiểm, leo núi, tuột núi, đi dây tử thần. Cán bộ nói: “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”.
Có lần Quan nói với Hiền:
- Đọc báo Diều Hâu, tao chịu cái ông tướng Đỗ Cao Trí, ổng nói Hạ Sĩ Quan quyết định chiến trường.
Hiền đáp:
- Thì đúng thôi, mình được trui rèn từ Đồng Đế, một quân trường khét tiếng, mà cấp Trung Sĩ là cấp chỉ huy có nhiều quân nhất. Nhưng mà tính của tao thì thích lon Trung Tướng hơn.
Cuối cùng Hiền và Quan cũng cảm thấy hãnh diện khi thấy khóa đàn em nhìn mình một cách thèm thuồng. Ngày mãn khóa, Hiền và Quan rủ nhau đi Nhảy Dù hay Thủy Quân Lục Chiến, nhưng vì điểm ra trường của họ thấp ưu tiên hơn những người được chọn đơn vị trước. Nhảy Dù cũng như Thủy Quân Lục Chiến không còn chỗ nữa, thôi thì còn Thiết Giáp, đó cũng là cái số mà Hiền và Quan đã gắn liền với Binh Chủng Thiết Giáp.
“Một bi đông nước mắt,
Ba nón sắt mồ hôi,
Đổi lấy cánh gà thôi
Mang trên vai Trung Sĩ”
Chiếc C-130 bốc một số tân Trung Sĩ về Sài Gòn để trình diện đơn vị mới. Sau một tuần nghỉ phép trôi nhanh, Quan và Hiền lên Thủ Đức trình diện trường Thiết Giáp để thụ huấn khóa Căn Bản Thiết Giáp, Hiền và Quan bắt đầu thành tinh. Đêm nào cũng nhậu nhẹt, đánh bi-da ở khu Gia Binh, dù về Sài Gòn vào những ngày cuối tuần.
Mãn khóa Căn bản Thiết Giáp, Hiền và Quan chọn về Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, Quan trình diện Chi Đoàn 1/5 Chiến Xa, Hiền trình diện Chi Đoàn 2/5 Thiết Kỵ. Đơn vị Hiền đang hành quân vùng Tân Uyên. Từ đó về sau, Hiền ít khi gặp lại Quan. Mãi tới đầu tháng 10/1972 họ gặp lại ở chiến trường Xà Bang, Bình Giã. Chi Đội của Quan tăng phái cho Chi Đoàn 2/5. Họ bắt tay mừng rỡ. Đây là một trận tao ngộ và qui ước chiến. Đánh ròng rã suốt gần hai tháng liền. Sáng sớm địch và ta cơm nước xong là bắt đầu đánh tới chiều thì ngưng để tản thương, bổ sung quân số, cơm nước, ngủ. Cứ như thế, tiếp tục ngày này sang ngày kia.
Hè năm 1974, Chi Đoàn Chiến xa của Quan phối hợp với Chi Đoàn của Hiền cùng một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 48 BB xuất quân đánh trận An Điền, Tỉnh Bình Dương. Chi Đoàn Chiến Xa của Quan được lệnh qua sông trước, Chi Đoàn Hiền theo sau yểm trợ cho Bộ Binh tiến chiếm mục tiêu.
Ở đây, địch có chiến xa T-54, PT-76, đại pháo 130 ly. Chiếm xong mục tiêu, Hiền đến gặp Quan nói:
- Tao thấy Chi Đội mầy đi đầu, tiến chiếm mục tiêu đẹp quá!
Quan nói:
- M-41 không phải là đối thủ của T-54, và là lần đầu tiên đụng chiến xa địch rất gần, tao muốn đái ra quần, nhưng cố làm tĩnh.
Quan rủ Hiền ra chợ Bến Cát nhậu, thấy hai chị em, con của chủ quán dễ thương và là học sinh, Quan hỏi :
- Mấy cô thích lính Cộng Hòa hay Việt Cộng?
Các cô nói thật chân tình:
- Mấy anh lính Cộng Hòa mua trả tiền đàng hoàng, còn giữ làng xóm nữa, mấy ông VC tối bò ra xin, bắt dân đi dân công, mà còn phải đóng thuế nữa !
Hiền nói:
- Người dân ở đây rất khổ mà mình không đủ sức bảo vệ họ !
Thật đúng là: “Dân tộc ta sao nỡ quá đọa đày…” – Lời của nhà văn Phan Nhật Nam. Hiền và Quan cũng chia tay ở đây !
Khi Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh cùng Trung Đoàn 52, Sư Đoàn 18 BB rút về lập tuyến phòng thủ mới tại Trảng Bôm, Hiền có dịp gặp lại Quan, vẫn nụ cười cố hữu, Quan bắt tay Hiền nói:
- Tụi nó đông gấp mười, mà có nhiều chiến xa T-54 nữa, chắc mình chịu không nỗi đâu !
Hiền nói nửa đùa, nửa trấn an:
- Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó.
Rạng sáng ngày 27/4/1975, sau khi cả một trung đoàn địch bị tiêu diệt, địch quân tung vào chiến trường cả một sư đoàn, chúng ồ ạt tấn công biển người với nhiều chiến xa T-54. Lúc này với nổ lực của Thiết Đoàn đã hạ được bảy, tám chiếc T-54, Chi Đội Chiến Xa của Quan đã hạ được hai chiếc T-54 địch. Vừa nghe báo cáo trên hệ thống của Thiết Đoàn, thì chiếc của Quan bị trúng một quả đạn 100 ly của T-54. Quan đã ra đi và nước mắt Hiền rơi thật nhanh xuống ! “Bạn tôi thân mến, đã liệt oanh ngã xuống, khắp đơn vị tiếc thương ! ” Quan thật sự đã đến nơi an nghỉ cuối cùng. Vĩnh biệt Quan !
Cũng nhờ bức tường lửa của bom Naphal đã chặn đứng đợt tấn công vũ bão của BV, đơn vị Hiền rút về lập tuyến phòng thủ mới với Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến tại Hố Nai. Hiền cũng bị thương trong trận cuối cùng này và được đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa. Điều trị được hai ngày thì bị đuổi ra. Trên đường về với vết thương nơi tay chưa lành hẳn, Hiền thất thểu lê từng bước về nhà. Gần đến nhà, má Quan chặn Hiền lại hỏi về Quan. Thấy Hiền nghẹn ngào, má Quan nói trong nước mắt: “Con đừng giấu Dì nữa, con về mà không thấy Quan, Dì biết liền !” Nước mắt Hiền lại rơi thật nhanh xuống đất. Má Quan thất thểu bước vào nhà. Hiền quay đi không dám nhìn lại. Ít lâu sau, ba Quan vào, Hiền mới từ từ kể lại.
Viết cho Hiền, 19/6/2011
Kỵ Binh Nguyễn Hiếu
http://baovecovang.wordpress.com/2011/06/29/no-va-toi-kb-nguy%E1%BB%85n-hi%E1%BA%BFu/
NÓ và TÔI
NÓ và TÔI |
Chiếc Caribou cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất đưa Quan, Hiền cùng một số tân binh đến phi trường Nha Trang. Hiền và Quan rất thân nhau, hai đứa học cùng trường, ở cùng xóm. Chiếc GMC đậu sẵn từ lâu chờ đưa họ đến quân trường Đồng Đế để thụ huấn khóa 3/72 Hạ Sĩ Quan Trừ Bị. Tất cả tập họp trước cổng quân trường. Ở đây có hình phù hiệu của quân trường là thanh kiếm bạc với mặt trời trên biển cả bao la và một tượng lính bằng đồng sơn đen, cán bộ hướng dẫn nói:
- Chừng nào các anh đen như tượng lính này thì mới ra trường.
Quan xoay qua nói nhỏ đủ Hiền nghe:
- Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó.
Hiền nói nhỏ:
- Nghe sao ớn da gà quá mậy!
Từ cổng quân trường, tất cả tân binh phải chạy trên cát nóng khoảng một cây số mới tới khu tiếp nhận khóa sinh. Quan nói:
- Đây là bài chào sân đầu tiên của quân trường, mệt muốn đứt hơi luôn !
Hiền chọc Quan:
- Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó.
Mặc dù rất mệt nhưng Quan cũng cố gắng nhăn răng cười và hỏi:
- Còn nước không cho tao uống một chút coi?
Sau khi cán bộ sinh hoạt nội quy, các tân binh được phát quân trang, quân dụng tại đây và lãnh phần ăn chiều. Bữa ăn đầu tiên mỗi phần được ba con cá mối kho muối, mỗi con chừng hơn ngón tay cái, một chén canh rau muống và một trái chuối. Ăn chiều xong, Quan và Hiền thả bộ dọc theo bờ biển. Quan chỉ tay ngọn đồi cạnh sân bắn nói: “Dải đồi này trông giống như người con gái nằm xỏa tóc, và trên đồi còn xây một tượng lính đứng thế thao diễn nghỉ”. Và đến giờ Hiền vẫn còn nhớ hai câu thơ mà khóa sinh đã đặt:
“Anh đứng nghìn năm thao diễn nghỉ,
Em nằm xỏa tóc đợi chờ anh”
Sau một tuần lễ tương đối khuây khỏa chỉ ăn uống, tập dịch để chờ đủ quân số cho một tiểu đoàn khóa sinh. Hiền và Quan được đưa chung vào tiểu đoàn Phan Đình Phùng. Hôm nay là ngày thứ bảy nên tất cả tân binh đưa xuống khu cắt tóc. Những anh thợ cắt tóc được lệnh cắt không quá ba phân phía trên, zero phân sau ót, không than van, không năn nỉ. Hiền và Quan cảm thấy đau khổ như cô Hương trong “Nửa Đời Hương Phấn” khi cắt tóc đi tu.
Sau bốn tuần huấn nhục, đứa nào đứa nấy hốc hác, te tua.. Ăn cũng chạy, ra bãi học cũng chạy, đâu phải chạy không, vừa mang ba lô, vừa hát, vừa chạy. Năm phút tập họp, năm phút ăn, năm phút tắm, năm phút đánh răng súc miệng. Quan, Hiền cùng khóa sinh chỉ còn cách là mặc quần áo, mang giày mà ngủ. Anh nào bị trễ cho những sinh hoạt trên thì bị khóa sinh Đại Đội Trưởng thân tặng năm mươi cái nhảy xổm với ba lô và súng đạn cho lần đầu, lần thứ nhì tăng gấp đôi. Trên đường gặp khóa đàn anh đi qua mà chỉ cần một anh không chào, là cả đại đội te tua. Tùy niên trưởng đưa ra hình phạt, có khi năm mươi cái hít đất, có khi nhảy xổm.
Bốn tuần huấn nhục xong, cả tiểu đoàn được đi phép dạo phố. Đứa nào đầu cũng trọc lóc, da thì đen thui như Cambodian, ra phố thật không giống ai. Quan thấy Hiền liếc nhìn mấy nàng tiên cá Nha Trang, Quan nói:
- Đỉa mà đòi đeo chân vịt.
Hiền nói:
- Đỉa với vịt cũng bằng nhau thôi.
Sáu tháng thụ huấn chầm chậm trôi qua, những bài được học như thế bắn đứng, bắn nằm. Những anh nào bắn nhiều lần mà không trúng mục tiêu, bị cán bộ huấn luyện viên đá vào mông và đọc to đến khi nào huấn luyện viên bảo ngưng. “Đường nhắm đúng là một đường thẳng tưởng tượng, từ mắt người xạ thủ, xuyên qua lỗ chiếu môn, đến giữa điểm của đỉnh đầu ruồi.” Những bài học khác như: Quân phong, quân kỷ, phục kích, phản phục kích, vượt sông, tìm phương hướng, chấm tọa độ điểm đứng, di hành đêm, mưu sinh thoát hiểm, leo núi, tuột núi, đi dây tử thần. Cán bộ nói: “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”.
Có lần Quan nói với Hiền:
- Đọc báo Diều Hâu, tao chịu cái ông tướng Đỗ Cao Trí, ổng nói Hạ Sĩ Quan quyết định chiến trường.
Hiền đáp:
- Thì đúng thôi, mình được trui rèn từ Đồng Đế, một quân trường khét tiếng, mà cấp Trung Sĩ là cấp chỉ huy có nhiều quân nhất. Nhưng mà tính của tao thì thích lon Trung Tướng hơn.
Cuối cùng Hiền và Quan cũng cảm thấy hãnh diện khi thấy khóa đàn em nhìn mình một cách thèm thuồng. Ngày mãn khóa, Hiền và Quan rủ nhau đi Nhảy Dù hay Thủy Quân Lục Chiến, nhưng vì điểm ra trường của họ thấp ưu tiên hơn những người được chọn đơn vị trước. Nhảy Dù cũng như Thủy Quân Lục Chiến không còn chỗ nữa, thôi thì còn Thiết Giáp, đó cũng là cái số mà Hiền và Quan đã gắn liền với Binh Chủng Thiết Giáp.
“Một bi đông nước mắt,
Ba nón sắt mồ hôi,
Đổi lấy cánh gà thôi
Mang trên vai Trung Sĩ”
Chiếc C-130 bốc một số tân Trung Sĩ về Sài Gòn để trình diện đơn vị mới. Sau một tuần nghỉ phép trôi nhanh, Quan và Hiền lên Thủ Đức trình diện trường Thiết Giáp để thụ huấn khóa Căn Bản Thiết Giáp, Hiền và Quan bắt đầu thành tinh. Đêm nào cũng nhậu nhẹt, đánh bi-da ở khu Gia Binh, dù về Sài Gòn vào những ngày cuối tuần.
Mãn khóa Căn bản Thiết Giáp, Hiền và Quan chọn về Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, Quan trình diện Chi Đoàn 1/5 Chiến Xa, Hiền trình diện Chi Đoàn 2/5 Thiết Kỵ. Đơn vị Hiền đang hành quân vùng Tân Uyên. Từ đó về sau, Hiền ít khi gặp lại Quan. Mãi tới đầu tháng 10/1972 họ gặp lại ở chiến trường Xà Bang, Bình Giã. Chi Đội của Quan tăng phái cho Chi Đoàn 2/5. Họ bắt tay mừng rỡ. Đây là một trận tao ngộ và qui ước chiến. Đánh ròng rã suốt gần hai tháng liền. Sáng sớm địch và ta cơm nước xong là bắt đầu đánh tới chiều thì ngưng để tản thương, bổ sung quân số, cơm nước, ngủ. Cứ như thế, tiếp tục ngày này sang ngày kia.
Hè năm 1974, Chi Đoàn Chiến xa của Quan phối hợp với Chi Đoàn của Hiền cùng một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 48 BB xuất quân đánh trận An Điền, Tỉnh Bình Dương. Chi Đoàn Chiến Xa của Quan được lệnh qua sông trước, Chi Đoàn Hiền theo sau yểm trợ cho Bộ Binh tiến chiếm mục tiêu.
Ở đây, địch có chiến xa T-54, PT-76, đại pháo 130 ly. Chiếm xong mục tiêu, Hiền đến gặp Quan nói:
- Tao thấy Chi Đội mầy đi đầu, tiến chiếm mục tiêu đẹp quá!
Quan nói:
- M-41 không phải là đối thủ của T-54, và là lần đầu tiên đụng chiến xa địch rất gần, tao muốn đái ra quần, nhưng cố làm tĩnh.
Quan rủ Hiền ra chợ Bến Cát nhậu, thấy hai chị em, con của chủ quán dễ thương và là học sinh, Quan hỏi :
- Mấy cô thích lính Cộng Hòa hay Việt Cộng?
Các cô nói thật chân tình:
- Mấy anh lính Cộng Hòa mua trả tiền đàng hoàng, còn giữ làng xóm nữa, mấy ông VC tối bò ra xin, bắt dân đi dân công, mà còn phải đóng thuế nữa !
Hiền nói:
- Người dân ở đây rất khổ mà mình không đủ sức bảo vệ họ !
Thật đúng là: “Dân tộc ta sao nỡ quá đọa đày…” – Lời của nhà văn Phan Nhật Nam. Hiền và Quan cũng chia tay ở đây !
Khi Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh cùng Trung Đoàn 52, Sư Đoàn 18 BB rút về lập tuyến phòng thủ mới tại Trảng Bôm, Hiền có dịp gặp lại Quan, vẫn nụ cười cố hữu, Quan bắt tay Hiền nói:
- Tụi nó đông gấp mười, mà có nhiều chiến xa T-54 nữa, chắc mình chịu không nỗi đâu !
Hiền nói nửa đùa, nửa trấn an:
- Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó.
Rạng sáng ngày 27/4/1975, sau khi cả một trung đoàn địch bị tiêu diệt, địch quân tung vào chiến trường cả một sư đoàn, chúng ồ ạt tấn công biển người với nhiều chiến xa T-54. Lúc này với nổ lực của Thiết Đoàn đã hạ được bảy, tám chiếc T-54, Chi Đội Chiến Xa của Quan đã hạ được hai chiếc T-54 địch. Vừa nghe báo cáo trên hệ thống của Thiết Đoàn, thì chiếc của Quan bị trúng một quả đạn 100 ly của T-54. Quan đã ra đi và nước mắt Hiền rơi thật nhanh xuống ! “Bạn tôi thân mến, đã liệt oanh ngã xuống, khắp đơn vị tiếc thương ! ” Quan thật sự đã đến nơi an nghỉ cuối cùng. Vĩnh biệt Quan !
Cũng nhờ bức tường lửa của bom Naphal đã chặn đứng đợt tấn công vũ bão của BV, đơn vị Hiền rút về lập tuyến phòng thủ mới với Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến tại Hố Nai. Hiền cũng bị thương trong trận cuối cùng này và được đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa. Điều trị được hai ngày thì bị đuổi ra. Trên đường về với vết thương nơi tay chưa lành hẳn, Hiền thất thểu lê từng bước về nhà. Gần đến nhà, má Quan chặn Hiền lại hỏi về Quan. Thấy Hiền nghẹn ngào, má Quan nói trong nước mắt: “Con đừng giấu Dì nữa, con về mà không thấy Quan, Dì biết liền !” Nước mắt Hiền lại rơi thật nhanh xuống đất. Má Quan thất thểu bước vào nhà. Hiền quay đi không dám nhìn lại. Ít lâu sau, ba Quan vào, Hiền mới từ từ kể lại.
Viết cho Hiền, 19/6/2011
Kỵ Binh Nguyễn Hiếu
http://baovecovang.wordpress.com/2011/06/29/no-va-toi-kb-nguy%E1%BB%85n-hi%E1%BA%BFu/