Mỗi Ngày Một Chuyện
NỖI BÂNG KHUÂNG - CAO MỴ NHÂN
NỖI
BÂNG KHUÂNG - CAO MỴ NHÂN
Trong thế giới văn chương " tiền chiến VN ", cũng khá đông quý vị thi
sĩ lớn, thường được kể là Huy Cận , Xuân Diệu , Thế Lữ , Lưu trọng Lư , Chế Lan
Viên , Tế Hanh ...
Xuống một đợt , kê theo " tiếng tăm ...thơ " và ảnh hưởng phổ
biến trong giới mộ điệu , là quý thi sĩ Nguyễn Bính , Thâm Tâm , Trần huyền
Trân ...
Nữ lưu thi sĩ , xin đan cử 3 vị theo thứ tự bắc trung nam : Anh Thơ , Tương Phố
, Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội .
Phạm vi chuyện kể này , không ghi tất cả quý thi sĩ tiền chiến VN đầy đủ
được .
Tôi chỉ xin mon men ngó chiếu thơ của thi sĩ Thế Lữ , là một thành viên
trong Tự Lực Văn Đoàn , một trong 2 vị đặc trách bộ môn thơ , Tú Mỡ và Thế Lữ
.
Ai cũng biết , nhất là học sinh chúng tôi ngày xưa , từ hồi tiểu học , rằng thi
sĩ Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ ( 1907 - 1989 ) , người đa tài về thơ ca ,
kịch nghệ...
Tôi sẽ chỉ kể chuyện vòng ngoài của chiếu thơ Thế Lữ rực rỡ hào quang danh vọng
văn chương đó thôi .
Thế thì ngày thông thương nam bắc 1975 , thi sĩ Thế Lữ mới 68 tuổi , vô
nam cùng một số quý vị thi văn sĩ cùng thời như Huy Cận , Xuân Diệu vv...
Quý vị nêu trên thường tới lui biệt thự Úc Viên của nữ sĩ Mộng Tuyết
...thăm xã giao .
Đó cũng là lý do thi sĩ Vũ Hoàng Chương cùng gia đình đang tá túc ở " Gác
Mây " trên tầng 1 Úc Viên , phải dọn qua hẻm chùa Kim Liên Khánh Hội , ở
với gia đình cố thi sĩ Đinh Hùng sau cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975 .
Năm 1987 , tức là đã 12 năm sau " tháng 4 đen " của dân miền nam ,
Saigon đã lác đác có những câu lạc bộ Văn nghệ các quận trong thành phố.
Câu lạc bộ Dưỡng sinh Viện Y Dược Học Dân Tộc cũng có những buổi sinh hoạt văn
nghệ giúp các cụ cao niên và bệnh nhân , nên tôi cũng tổ chức một buổi giới
thiệu thơ tiền chiến , nhưng không dành riêng một tác giả nào .
Bỗng tôi thấy 2 phụ nữ đứng tuổi , mặc áo dài từ dưới cầu thang đi lên
lầu 2 của ngôi nhà 3 tầng , ngoài bệnh viện Y Dược học Dân tộc , tọa lạc tai
ngã tư Công Lý , Nguyễn Minh Chiếu xưa , bước vô hội trường CLB Dưỡng Sinh ,
nơi tôi đang sắp xếp chương trình thi ca buổi ấy .
Một trong hai phụ nữ là bà Huệ Đăng , thường cùng bà Kim Bảng ngâm thơ
trong ban Cổ nhạc Bắc Phần , của Đài phát thanh Saigon trước 1975 .
Hai bà tới với nhã ý : chỉ ngâm thơ nếu có thi sĩ Thế Lữ hiện diện .
Tôi đính chính là chúng tôi không mời thi sĩ Thế Lữ , vì cụ đã 80 tuổi rồi
( 1987 ) , buổi đó chỉ là sinh hoạt trong phạm vi nhỏ .
Hai năm sau , 1989 , cụ thi sĩ Thế Lữ mãn phần , rong chơi dương thế 82 năm
...
Vào khoảng cuối thế kỷ trước đây , nhà văn Viễn Sơn , tức Bác sĩ Nguyễn Tường
Bách , người thứ 7 trong anh em dòng Nguyễn Tường , ra mắt cuốn hồi ký
chính trị Trên Sông Hồng Cuồn Cuộn , do giáo sư Lưu Trung Khảo tổ chức ở thủ đô
tị nạn Bolsa , Hoa kỳ .
Cụ Viễn Sơn Bác sĩ Nguyễn Tường Bách mời tôi trình bầy bài thơ " Giây
Phút Chạnh Lòng " của thi sĩ Thế Lữ , tặng nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường
Tam , đã được in trong phần cuối cuốn tiểu thuyết Đoạn Tuyệt , viết năm 1936
.
Với tư tưởng canh tân xã hội , các nhà văn thơ trong Tự Lực Văn Đoàn , đã viết
nhiều sách truyện , điển hình như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam , Hoàng Đạo Nguyễn
Tường Long , toàn là tiểu thuyết luận đề nóng bỏng , muốn xô ngã những bức
tường rêu xã hội cổ hủ , dựng nên hình ảnh " nhân vật Dũng " trong và
ngoài tác phẩm Đoạn Tuyệt .
Hoá cho nên ,nỗi bâng khuâng trong " Giây Phút Chạnh Lòng " của thi
sĩ Thế Lữ , cũng là nỗi bâng khuâng chung cho tất cả những " hình
ảnh Dũng " nêu trên .
Để tham khảo về quý vị thành viên trong Tự lực Văn Đoàn gồm 4 nhà văn :
Khái Hưng , Nhất Linh , Hoàng Đạo , Thạch Lam , 2 nhà thơ chính Tú Mỡ , Thế Lữ
, một nhà thơ vẫn trong tranh cãi , mà ngay khi còn hiện diện , cuối thế kỷ vừa
qua , vẫn chưa ai ghi vào danh sách Tự Lực Văn Đoàn là Thi sĩ Xuân Diệu .
Vẫn trong tôn chỉ , tôi viết theo những kỷ niệm nhỏ mà tôi được biết rất tình
cờ , về nhà thơ Xuân Diệu có ở Tự Lực Văn Đoàn không ?
Năm 1982 ,sau khi tôi đã đi tù cải tạo về ,vốn ở hội thơ Quỳnh Dao do nữ
sĩ Mộng Tuyết niên trưởng Thứ 3 , sau 2 nữ sĩ quá cố : Cao Ngọc Anh và
Đào Vân Khanh , nên tôi thường tới Úc Viên gặp nữ sĩ Mộng Tuyết . Tại đó
tôi gặp nữ sĩ Anh Thơ , người đoạt giải thơ do Tự Lực Văn Đoàn tổ chức .
Nữ sĩ Anh Thơ cho tôi coi bản chứng chỉ, ghi nhận nữ sĩ Anh Thơ trúng
giải Tự lực Văn Đoàn có 3 thi sĩ ký tên : Tú Mỡ , Thế Lữ . Xuân Diệu
.
Những ngày ở trong nước , tôi không thấy vấn đề trên được đặt ra . Bởi vì những
ngày đó 2 thi sĩ Thế Lữ , Xuân Diệu còn tại thế , việc xác nhận nào khó khăn gì
, còn nhà thơ Tú Mỡ thì vắng mặt cõi đời .
Tới khi ra Hải ngoại , khoảng thập niên cuối thế kỷ trước , bắt đầu có diễn đàn
: thi sĩ Xuân Diệu có ở Tự Lực Văn đoàn không ? Rất nhiều ý kiến , nhưng
, có một nhân chứng sống nhất là nhà văn Bác sĩ Nguyễn Tường Bách , bút hiệu
Viễn Sơn , khi còn tại thế , lại chẳng thấy vị nào tới hỏi .
Ý tôi muốn nói là nhà văn Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách cũng ở Tự lực Văn
đoàn , cụ chuyên lo các việc Văn phòng , xếp đặt nội vụ , chăm lo tác phẩm in
ấn ...cho quý vị thành viên TLVĐ ,hẳn phải rõ thi sĩ Xuân Diệu với TLVĐ rồi
.
Trở lại thi sĩ lớn Thế Lữ , theo như các sưu tầm , thì tác phẩm không nhiều ,
là thơ mới thật , nhưng thơ của thi sĩ Thế Lữ mang âm hưởng đặc biệt , tình cảm
trong nỗi thao thức , mong chờ một điều gì đó , không giống thơ mới của các vị
tiền chiến khác .
Tất nhiên quý vị khi tìm hiểu thơ thi sĩ Thế Lữ thì có nhiều tài liệu lắm ,
riêng tôi thấy 3 bài sau đây là người nghe biết ngay thơ Thế Lữ , khỏi lo bị lầm
:
Tiếng sáo Thiên thai
Giây phút chạnh lòng , và độc đáo nhất : Nhớ Rừng .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Click vào để nghe
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NỖI BÂNG KHUÂNG - CAO MỴ NHÂN
NỖI
BÂNG KHUÂNG - CAO MỴ NHÂN
Trong thế giới văn chương " tiền chiến VN ", cũng khá đông quý vị thi
sĩ lớn, thường được kể là Huy Cận , Xuân Diệu , Thế Lữ , Lưu trọng Lư , Chế Lan
Viên , Tế Hanh ...
Xuống một đợt , kê theo " tiếng tăm ...thơ " và ảnh hưởng phổ
biến trong giới mộ điệu , là quý thi sĩ Nguyễn Bính , Thâm Tâm , Trần huyền
Trân ...
Nữ lưu thi sĩ , xin đan cử 3 vị theo thứ tự bắc trung nam : Anh Thơ , Tương Phố
, Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội .
Phạm vi chuyện kể này , không ghi tất cả quý thi sĩ tiền chiến VN đầy đủ
được .
Tôi chỉ xin mon men ngó chiếu thơ của thi sĩ Thế Lữ , là một thành viên
trong Tự Lực Văn Đoàn , một trong 2 vị đặc trách bộ môn thơ , Tú Mỡ và Thế Lữ
.
Ai cũng biết , nhất là học sinh chúng tôi ngày xưa , từ hồi tiểu học , rằng thi
sĩ Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ ( 1907 - 1989 ) , người đa tài về thơ ca ,
kịch nghệ...
Tôi sẽ chỉ kể chuyện vòng ngoài của chiếu thơ Thế Lữ rực rỡ hào quang danh vọng
văn chương đó thôi .
Thế thì ngày thông thương nam bắc 1975 , thi sĩ Thế Lữ mới 68 tuổi , vô
nam cùng một số quý vị thi văn sĩ cùng thời như Huy Cận , Xuân Diệu vv...
Quý vị nêu trên thường tới lui biệt thự Úc Viên của nữ sĩ Mộng Tuyết
...thăm xã giao .
Đó cũng là lý do thi sĩ Vũ Hoàng Chương cùng gia đình đang tá túc ở " Gác
Mây " trên tầng 1 Úc Viên , phải dọn qua hẻm chùa Kim Liên Khánh Hội , ở
với gia đình cố thi sĩ Đinh Hùng sau cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975 .
Năm 1987 , tức là đã 12 năm sau " tháng 4 đen " của dân miền nam ,
Saigon đã lác đác có những câu lạc bộ Văn nghệ các quận trong thành phố.
Câu lạc bộ Dưỡng sinh Viện Y Dược Học Dân Tộc cũng có những buổi sinh hoạt văn
nghệ giúp các cụ cao niên và bệnh nhân , nên tôi cũng tổ chức một buổi giới
thiệu thơ tiền chiến , nhưng không dành riêng một tác giả nào .
Bỗng tôi thấy 2 phụ nữ đứng tuổi , mặc áo dài từ dưới cầu thang đi lên
lầu 2 của ngôi nhà 3 tầng , ngoài bệnh viện Y Dược học Dân tộc , tọa lạc tai
ngã tư Công Lý , Nguyễn Minh Chiếu xưa , bước vô hội trường CLB Dưỡng Sinh ,
nơi tôi đang sắp xếp chương trình thi ca buổi ấy .
Một trong hai phụ nữ là bà Huệ Đăng , thường cùng bà Kim Bảng ngâm thơ
trong ban Cổ nhạc Bắc Phần , của Đài phát thanh Saigon trước 1975 .
Hai bà tới với nhã ý : chỉ ngâm thơ nếu có thi sĩ Thế Lữ hiện diện .
Tôi đính chính là chúng tôi không mời thi sĩ Thế Lữ , vì cụ đã 80 tuổi rồi
( 1987 ) , buổi đó chỉ là sinh hoạt trong phạm vi nhỏ .
Hai năm sau , 1989 , cụ thi sĩ Thế Lữ mãn phần , rong chơi dương thế 82 năm
...
Vào khoảng cuối thế kỷ trước đây , nhà văn Viễn Sơn , tức Bác sĩ Nguyễn Tường
Bách , người thứ 7 trong anh em dòng Nguyễn Tường , ra mắt cuốn hồi ký
chính trị Trên Sông Hồng Cuồn Cuộn , do giáo sư Lưu Trung Khảo tổ chức ở thủ đô
tị nạn Bolsa , Hoa kỳ .
Cụ Viễn Sơn Bác sĩ Nguyễn Tường Bách mời tôi trình bầy bài thơ " Giây
Phút Chạnh Lòng " của thi sĩ Thế Lữ , tặng nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường
Tam , đã được in trong phần cuối cuốn tiểu thuyết Đoạn Tuyệt , viết năm 1936
.
Với tư tưởng canh tân xã hội , các nhà văn thơ trong Tự Lực Văn Đoàn , đã viết
nhiều sách truyện , điển hình như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam , Hoàng Đạo Nguyễn
Tường Long , toàn là tiểu thuyết luận đề nóng bỏng , muốn xô ngã những bức
tường rêu xã hội cổ hủ , dựng nên hình ảnh " nhân vật Dũng " trong và
ngoài tác phẩm Đoạn Tuyệt .
Hoá cho nên ,nỗi bâng khuâng trong " Giây Phút Chạnh Lòng " của thi
sĩ Thế Lữ , cũng là nỗi bâng khuâng chung cho tất cả những " hình
ảnh Dũng " nêu trên .
Để tham khảo về quý vị thành viên trong Tự lực Văn Đoàn gồm 4 nhà văn :
Khái Hưng , Nhất Linh , Hoàng Đạo , Thạch Lam , 2 nhà thơ chính Tú Mỡ , Thế Lữ
, một nhà thơ vẫn trong tranh cãi , mà ngay khi còn hiện diện , cuối thế kỷ vừa
qua , vẫn chưa ai ghi vào danh sách Tự Lực Văn Đoàn là Thi sĩ Xuân Diệu .
Vẫn trong tôn chỉ , tôi viết theo những kỷ niệm nhỏ mà tôi được biết rất tình
cờ , về nhà thơ Xuân Diệu có ở Tự Lực Văn Đoàn không ?
Năm 1982 ,sau khi tôi đã đi tù cải tạo về ,vốn ở hội thơ Quỳnh Dao do nữ
sĩ Mộng Tuyết niên trưởng Thứ 3 , sau 2 nữ sĩ quá cố : Cao Ngọc Anh và
Đào Vân Khanh , nên tôi thường tới Úc Viên gặp nữ sĩ Mộng Tuyết . Tại đó
tôi gặp nữ sĩ Anh Thơ , người đoạt giải thơ do Tự Lực Văn Đoàn tổ chức .
Nữ sĩ Anh Thơ cho tôi coi bản chứng chỉ, ghi nhận nữ sĩ Anh Thơ trúng
giải Tự lực Văn Đoàn có 3 thi sĩ ký tên : Tú Mỡ , Thế Lữ . Xuân Diệu
.
Những ngày ở trong nước , tôi không thấy vấn đề trên được đặt ra . Bởi vì những
ngày đó 2 thi sĩ Thế Lữ , Xuân Diệu còn tại thế , việc xác nhận nào khó khăn gì
, còn nhà thơ Tú Mỡ thì vắng mặt cõi đời .
Tới khi ra Hải ngoại , khoảng thập niên cuối thế kỷ trước , bắt đầu có diễn đàn
: thi sĩ Xuân Diệu có ở Tự Lực Văn đoàn không ? Rất nhiều ý kiến , nhưng
, có một nhân chứng sống nhất là nhà văn Bác sĩ Nguyễn Tường Bách , bút hiệu
Viễn Sơn , khi còn tại thế , lại chẳng thấy vị nào tới hỏi .
Ý tôi muốn nói là nhà văn Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách cũng ở Tự lực Văn
đoàn , cụ chuyên lo các việc Văn phòng , xếp đặt nội vụ , chăm lo tác phẩm in
ấn ...cho quý vị thành viên TLVĐ ,hẳn phải rõ thi sĩ Xuân Diệu với TLVĐ rồi
.
Trở lại thi sĩ lớn Thế Lữ , theo như các sưu tầm , thì tác phẩm không nhiều ,
là thơ mới thật , nhưng thơ của thi sĩ Thế Lữ mang âm hưởng đặc biệt , tình cảm
trong nỗi thao thức , mong chờ một điều gì đó , không giống thơ mới của các vị
tiền chiến khác .
Tất nhiên quý vị khi tìm hiểu thơ thi sĩ Thế Lữ thì có nhiều tài liệu lắm ,
riêng tôi thấy 3 bài sau đây là người nghe biết ngay thơ Thế Lữ , khỏi lo bị lầm
:
Tiếng sáo Thiên thai
Giây phút chạnh lòng , và độc đáo nhất : Nhớ Rừng .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Click vào để nghe