Cõi Người Ta
Năm Ngọ, nói chuyện ngựa
Theo các nhà khảo cổ, ngựa có từ 50 triệu năm trước. Thoạt tiên, nó nhỏ như con nai, tên khoa học là Eohipus, chúng chạy rất nhanh để tránh thú dữ. Theo thời gian chúng tiến hoá hình dạng như ngày nay.
Năm nay là năm Ngọ, tức năm con ngựa. Ngọ là con Giáp thứ 7 trong 12 con Giáp, kết hợp với chữ Giáp đứng đầu 10 Thiên Can thành năm Giáp Ngọ.
SINH HỌC TỔNG QUÁT VỀ NGỰA
Ngựa được nuôi bởi con người, được nhận dạng, phân loại bởi hình dáng và màu lông. Tầm vóc ngựa đua cao khoảng 14 tới 16 gang tay, nặng từ 400 tới 500 kg. Ngựa nhỏ nhất là ngựa Falbella cao khoảng 48 cm (19 inches) hoặc thấp hơn 5 gang tay và chỉ nặng 14 kg (30 pounds). Ngựa to nhất là ngựa Belgian cao 1 met 8 (6 feet) hoặc 18 gang tay, nặng 1.450 kg.
Ngựa có lông, bờm và đuôi dài. Lông ngựa mọc dày vào mùa Đông và rụng vào mùa Xuân. Những màu lông ngựa là đen, nâu, xám, màu kem, vàng và trắng. Bờm và đuôi ngựa có thể khác màu với màu lông ngựa. Mắt ngựa to nhứt trong loài động vật và lồi nên ngựa nhìn thấy xuyên suốt từ trước ra đàng sau. Ngựa có thể nhìn ban đêm thật rõ. Ngựa có sự khó khăn về nhận thức màu sắc. Nó phân biệt được màu đỏ và màu xanh nhưng không phân biệt được màu xanh dương và bóng xám.
Ngựa có hàm răng mạnh khoẻ. Ngựa đực thường có 40 răng, ngựa cái 36 răng. Giữa răng cửa và răng hàm đàng sau là một khoảng trống nên người ta lợi dụng nơi đó để dặt hàm thiếc. Ngựa có thể đóng kín mũi lại để tránh gió bụi. Đôi tai to lớn của ngựa có thể chuyển động để định hướng, thu nhận âm thanh.
Chân ngựa với khớp xương có sự cấu tạo đăc biệt nên nó chạy rất nhanh. Tốc độ tối đa của ngựa là 70 cây số/giờ (45 miles/hr)
Khi ngựa trưởng thành từ 1 tuổi trở lên, có thể kết bạn. Chu kỳ chấp nhận sự giao phối của ngựa cái là 21 ngày, nhứt là ở 5 ngày đầu. Chu kỳ nầy ngưng vào mùa Đông. Mùa Xuân là mùa ngựa sinh sản.
Ngựa sống liên kết và có sự cư xử hòa nhã với nhau để tránh sự tranh giành ăn, uống và tranh giành giao phối với ngựa cái. Chúng liên lạc với nhau bằng điệu bộ thể lý hơn là những âm thanh, thí dụ khi ngựa vảnh tai lại đàng sau là ra hiệu sự phản đối.
NGUỒN GỐC VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA GIỐNG NGỰA
Theo các nhà khảo cổ, ngựa có từ 50 triệu năm trước. Thoạt tiên, nó nhỏ như con nai, tên khoa học là Eohipus, chúng chạy rất nhanh để tránh thú dữ. Theo thời gian chúng tiến hoá hình dạng như ngày nay.
Khoảng 700 năm sau Tây Lịch, nhà tiên tri Mohammed tin tưởng mình là truyền nhân của đáng Allah đã đi rao giảng đạo Hồi bằng cách chỉ huy đoàn kỵ mã Ả-Rập dẫm nát Châu Âu. Kẻ bại trận phải chọn con đường theo Allah hay là chết. Đế quốc nầy mở rộng tới bờ Địa Trung Hải, sang Phi Châu, bao gồm cả Tây Ban Nha. Trước khi đế quốc nầy sụp đô, Tây Ban Nha đã bị cai trị hàng trăm nam. Do đó, ngựa Ả-Rập pha giống ngựa Tây Ban Nha thành một giống ngựa tốt và là tổ tiên của ngựa Châu Mỹ.
Mấy trăm năm sau, Thành Cát Tư Hãn kéo rốc cả bộ lạc với kỵ binh chiếm gần hết nước Trung Hoa, Tây Hạ, Triều Tiên, Ba Tư, Ấn Độ, Thổ Nhỉ Kỳ và một phần đất nước Nga Sô. Quân Mông có tài cưỡi ngựa cả ngày không biết mệt mỏi lại hung bạo, hiếu sát. Vó ngựa của kỵ binh Mông Cổ tới đâu. cỏ cũng không mọc nổi! Chúng gieo rắc tang thương khắp cõi Á sang Âu. Nhưng, hai làn sang xâm chiếm nước ta đều bị thảm bại vao đời nhà Trần (Trần Nhân Tông).
Sự lai giống ngựa theo sự bành trướng của đế quốc Hồi Giáo và Mông Cổ lan tràn khắp thế giới, trong đó ngựa Ả-Rập lai giống ngựa Tây Ban Nha, được gây giống ở các nước châu Âu, còn ngựa Mông Cổ thì được gây giống ở Á Châu.
Năm 1518, môt người Tây Ban Nha tên Don Hermando Cortés dẫn môt đoàn kỵ binh gôm 16 con ngựa đổ bộ lên Mexico tìm vàng. Nước Mỹ thời đó chưa có ngựa nên dân da đỏ thấy kỵ binh của Tây Ban Nha xuất hiên (nhìn xa như con vật 4 chân lại có đầu người) nên sợ hãi, bỏ chạy, mặc dù quân số đông gấp bội mà phải đầu hàng. Sau nầy, dân da đỏ học lóm cách cưỡi ngựa của Tây Ban Nha để săn bán và đánh trận, chống lại người da trắng. Sau nhiều trận đánh, người Mỹ thấy ngựa là chiến vật lợi hại của người da đỏ nên Đại tá Ronard Mckenzie đã nhận lệnh, chỉ huy đoàn kỵ binh thứ 4 đã thảm sát toàn bộ lạc Kiowas và 1.400 con ngựa!
Sau khi định cư ở Mỹ một thời gian, vào khoảng thế kỷ 16, di dân Tây Ban Nha không chịu nổi sự khắc nghiệt khí hậu của vùng đất mới nên rút toàn bộ về nước, bỏ lại tất cả gia súc, trong đó có ngựa. Chúng trở thành thú hoang, sinh sôi nẩy nở rất nhanh, rất nhiều.
Gần một thế kỷ sau, người Châu Âu trở lại Mỹ để khẩn hoang, canh tác thì ngựa đã chạy hàng đàn, có đàn gần cả chục ngàn con.
Năm 1918, nước Mỹ có 29 triệu con ngựa. Năm 1926, số ngựa chỉ còn 3 triệu vì bị ảnh hượng của nền văn minh cơ giới từ thế kỷ 20. Vậy mà cơ lực của xe hơi, máy cày, máy kéo, phi cơ.. kể cả sức tống của phi thuyền không gian đều lấy đơn vị là “Mã lực”. Thì ra dù con người đã văn minh, nhưng vẫn còn hoài niệm về ngựa, cho nên mới có tên “Mustang”cho loại xe thể thao đầu tiên, rồi đến Bronco I (ngựa chưa thuần hoá), Bronco II, rồi “Pinto” (ngựa lang), “Colt” (ngựa tơ).
PHIẾM LUẬN VỀ NGỰA
Người ta thường quan niệm đời người ngắn ngủi như ông Cao Bá Quát đã nói trong bài tho “Uống rượu tiêu sầu”:
Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,
Ý nầy cũng giống nhu câu “ Thời gian như bóng câu qua cửa sổ”. Bởi vậy mà nhiều người yêu cuồng sống vội để không luyến tiếc khi tuổi đời đã bóng xé về chiều. Các cô, các cậu, các ông, các bà ăn diện bảnh bao, thường bị người đời mỉa mai rằng: “Con ấy, bà ấy,thằng ấy, ông ấy sao mà ngựa quá!”. Những kẻ xấu xa, gian ác thường bị người ta gọi là bọn “Đầu trâu, mặt ngựa!”. Bọn nầy thường hay kết hợp với nhau thành băng nhóm nên người ta phê phán là “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.
Những người đã phạm tội lỗi, không biết ăn năn cải hối mà vẫn tái phạm, người ta chê rằng: “Ngựa quen đường cũ”. Để trừng trị những kẻ phạm tội ác, ngày xưa ở La Mã có luật hành hình tội nhân bằng “Tứ mã phân thay”. Cách xử tử nầy trông thật khủng khiếp! Sau nầy, thế giới văn minh xet xử tội nhân theo pháp luật rõ ràng và tại các toà án, người ta có làm “Vành móng ngựa”- nơi phạm nhân đứng trước toà thọ án. Vành móng ngựa ngày nay để tượng trưng cho uy lực của pháp luật.
Cổ nhân đã dạy chúng ta trước khi phát ngôn phải uốn lưỡi bảy lần để không nói những lời quá dáng, xúc phạm đến kẻ khác. Lời dạy ấy được gói ghém trong câu: “ Nhứt ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi theo được). Trong xã hội loài người, có nhiều lời khuyên của cổ nhân hãy biết yêu thương nhau, trong đó có câu: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, để cho con người biết sớt chia vui buồn, gian khổ ... cùng nhau.
Trong những cuộc tranh đua về thể thao hay trên các lãnh vực khác, những người tưởng rằng sẽ thua nhưng rốt cuộc lại thắng, người ta cho đó là “Ngựa về ngược”. Những người lòng dạ trung trực, ngay thẳng người ta thường ví “Thẳng như ruột ngựa”. (Ruột ngựa dài 22m, có một khoảng gọi là manh tràng là một túi kín đáy, dài 1m, đường kính 0,20m co thể chứa 30 lít thức ăn. Manh tràng có nhiều vi khuẩn với nhiệm vụ làm lên men thức ăn làm cho sự tiêu hoá dễ dàng. Manh tràng là khúc ruột thẳng cho nên người ta nói: “thẳng như ruột ngựa”).
Theo những thầy tướng số thì những nàng “cuời như ngựa hí” là những nàng..rất dâm! Những anh trẻ tuổi tánh tình bốc đồng, tự cao, tự đại lại háo thắng, hay công kích kẻ khác, bị người đời cho rằng “Ngựa non háu đá. Thường trong số những người tài giỏi, có người hay có tật nầy tật nọ, hay trở chứng bất ngờ cho nên người ta nói: “Ngựa hay lắm tật” hay là “ Ngựa chứng ngựa hay. Khi bị công kích, bị giáng những đòn cân não quá đau đớn, người ta tức tối vô cùng, cái tức ấy được ví: “Tức như bị ngựa đá”, nhứt là khi bị người yêu phản bội.
Những cô nhẹ dạ non lòng thường bị những chàng “Sở Khanh” dụ dỗ rồi nửa chừng chàng “Quất ngựa truy phong” để cho nàng mang nỗi khổ đau của kẻ bị phụ tình. Để ví những gương mặt dài khác thường, người ta dùng câu: “Mặt dài như mặt ngựa’. Để chỉ sự lẻ loi của một người, người ta hay nói kẻ ấy “đơn thân độc mã. Chúng ta sống ở đời nhiều năm tháng mới thấu rõ nhân tình thế thái. Do đó, cổ nhân có câu:
Để nhắc nhở người ta phải thích nghi với hoàn cảnh sống, phải giao hoà tình cảm với người chung quanh, tục ngữ có câu: “Núi dốc khó cho ngựa, người trái tính khó cho người thân. Nếu chúng ta đã nhận được tiếng thơm là người tài giỏi thì phải giữ chữ tín với mọi người, không thay đổi lập trường, lời nói nên tục ngữ có câu: “Ngựa hay không thay dáng chạy, người tốt không đổi thay lời.
Người ta thường tặng bức tranh “Mã đáo thành công”cho những của hiệu kinh doanh, buôn bán trong ngày khai trương. Câu trên nếu viết đầy đủ gòm có 2 vế đối nhau theo lối văn biền ngẫu: “ Mã đáo thành công, kỳ khai đắc thắng”. Câu trên cũng có thể chúc cầu cho người trên đường lập công danh hay những người sắp ra quân đánh giặc.
Trên chiến trường ngày xưa, những chiến sĩ ngồi trên lưng ngựa thường là bậc trượng phu, khí phách, có “Tinh thần mã thượng”, không đánh người dưới ngựa. Tướng Mã Viện tức Phục Ba Tướng Quân đã bộc lộ chí khí nam nhi qua câu nói: “Đại trượng phu nên chết ở chiến trường, lấy da ngựa bọc thây mà chôn chớ không chết trên giường nhi nữ”. Người xưa ca tụng những người có chí lớn, ngồi trên yên ngựa nên có câu : “Mã thượng đắc thiên hạ”, nghĩa là ngồi trên lưng ngựa để giành được thiên hạ.
Lời nói của Mã Viện khiến người viết nhớ đến chuyện “Thượng Mã Phong”. Từ ngữ nầy nhằm nhắc nhở các “đấng trượng phu” coi chừng bị “đứt bóng” thình lình ở chốn.. phòng the vì chứng “Thượng Mã Phong”. Đó là chứng bệnh chết trên ..thân thể ngọc ngà của giai nhân (chớ không phải chết trên lưng ngựa ở chiến trường) vì chàng quá “happy” tuôn hết “hồ lô”sinh khí (không đóng nắp). Để chữa chứng bệnh nầy chỉ cần lấy vật bén nhọn như “cái trâm em cài” đâm vào đầu xương cụt cho chảy máu thì cứu được chàng, nhưng phải giữ nguyên vị trí cũ. Đừng hốt hoảng mà hất chàng “té xuống ngựa” sẽ không cứu được!
HÌNH ẢNH CON NGỰA TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM
Qua những tác phẩm nổi tiếng trong văn chương Việt Nam, hình ảnh con ngựa được lồng vào cho nhiều cảnh huống khác nhau rất sinh động. Trong tác phẩm “Chinh Phụ Ngâm”, nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn do Bà Đoàn Thị Điẻm dịch sang chữ Nôm, hình ảnh chàng trai xếp bút nghiên theo việc đao cung được diễn tả như sau:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Lúc chàng trai hào kiệt làm người chinh phu đi chiến đấu ở phương xa, hình ảnh con ngựa luôn gắn bó với chàng:
Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn,
. . . . . . . . . . .
Trong tác phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du, tác giả đã vẽ hình ảnh chàng Kim Trọng mặc áo xanh, cưỡi ngựa bạch đi du ngoạn trong tiết thanh minh rất đẹp:
Tuyết in sắc ngựa câu dòn,
Trong đoạn Thúc Sinh từ giả Kiều để về thăm nhà, tác giả đã diễn tả hình ảnh buổi chia ly trong khung cảnh trời vừa chớm Thu:
Lúc Kiều bán mình chuộc cha, nàng nhờ em là Thúy Vân thay mình để nên chuyện tơ duyên với Kim Trọng vì kiếp nầy nàng đã lỗi nguyền với chàng:
Tái sinh chưa dứt hương thề
Có một bài thơ nổi tiếng của Thanh Tịnh diễn tả sự mong chờ mòn mỏi của người chinh phụ qua bao tháng năm dài. Nàng nương song của, nhìn xa để tìm bóng ngựa hồng của người chinh phu về, nhưng đau buồn thay khi ngụa về, chiếc yên lại vắng bóng chàng kỵ sĩ. Bài thơ nầy tựa đề là “Mòn mỏi”:
- Em ơi! nhẹ cuốn bức rèm tơ
- Xa nhìn trong cõi trời mây
- Bên rừng em hãy lặng nhìn theo
- Bên rừng ngọn gió rung cây
- Tên chị ai giao giữa gió chiều
- Sóng chiều đưa chiếc thuyền lan
- Nầy lặng em ơi! lặng lặng nhìn,
- Ngựa hồng đã đến bên hiên
Ông Nguyễn Đình Chiểu, tác giả của tác phẩm “Lục Vân Tiên”có làm một bài thơ vịnh con ngựa Tiêu Sương là ngựa quý của vua nhà Lương. bị vua Tống sai người bắt trộm, nhưng ngựa có nghĩa, nhớ cố quốc, nó bỏ ăn cho đến chết. Bài thơ ấy tựa đề là:
Ngựa Tiêu sương
Một điển cố văn học “Ngựa hồ hí gió Bấc, chim Việt đậu cành Nam’, nguyên chữ Hán là:” Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi’, cũng mang ý nghĩa thương nhà nhớ nước như bài thơ trên. Nước Hồ ở phía Bắc nước Trung Hoa có môt loài ngựa quý, khi bị đem cống cho Trung Hoa, mỗi lần nghe hơi gió Bấc thì nó cất tiếng hí vang. Nước Việt ở phía Nam Trung Hoa có một loài chim quý, khi bị đem cống cho Trung Hoa, nó tìm cành cây ở phía Nam mà đậu. Loài vật còn có nghĩa đối với nước non, sao con người lại nở vong ân với Tổ Quốc!
Theo câu nói đầy chí khí hùng anh của Tướng Mã Viện nêu trên phần phiếm luận nên có điển tích văn học là “Mã cách lý thi”( Da ngựa bọc thây). Bài cổ thi tựa đề là “Lương Châu từ” cũng nói lên hào khí của người chiến sĩ sắp lên yên ngựa để xông pha nơi chiến địa:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Bài dịch thơ ( của Tô Kiều Ngân ):
Rượu Bồ đào, chén dạ quang,
Thời xưa, những nho sinh theo việc bút nghiên, giồi mài kinh sử, được vợ hiền tần tảo sớm hôm nuôi chàng ăn học với ước mong một ngày chàng đổ đạt hiển vinh “Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”.
Ca dao Việt Nam cũng có những câu ca dao mang hình ảnh con ngựa phi:
Rồng chầu xứ Huế
Trong kho tàng cổ văn Việt Nam, có tác phẩm “Lục súc tranh công” kể chuyện 6 con vật trâu, chó, ngựa, dê, gà, heo tranh nhau kể công. Đầu tiên, trâu ganh tị với chó, chó cãi lại rồi chó ganh tỵ với ngựa, ngựa ganh tị với dê, dê ganh tị với gà, gà ganh tị với heo. Sau, nhờ chủ nhà giải hòa, sáu con vật cảm thông nhau và con nào cũng an phận làm công việc của con ấy. Xin trích một đoạn ngựa bị trâu, chó công kích nên nổi giận, phản kích:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
NGỰA TRONG ÂM NHẠC VIỆT NAM
Hình ảnh con ngựa cũng được khai thác rất nhiều trong âm nhạc Việt Nam. Bộ môn Cổ Nhạc Miền Nam có nhựng bài bản như Lý Ngựa Ô Nam, Lý Ngựa Ô Bắc, Hướng Mã Hồi Thành, Sơn Đông Hướng Mã.. Tân nhạc thì có rất nhiều bài có đề cập tới ngựa như:
- Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang ( của Ngọc Chánh và Phạm Duy)
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhiều nhạc phẩm mang hình ảnh con ngựa mặc dù tựa đề không mang chữ ngựa như nhạc phẩm:
- Một cõi đi về (...một ngày đầu Thu nghe chân ngựa đi về chốn xa...)
Các nhạc sĩ khác cũng có những nhạc phẩm mang hình ảnh con ngựa như:
- Hát trên đồi Tăng Nhơn Phú ( của Vũ Đức Sao Biển )
NHỮNG CHUYỆN VỀ NGỰA
1- Chuyện Phù Đổng Thiên Vương và con ngựa sắt.
Đời vua Hùng Vương thứ 6, có giặc Ân hung bạo sang xâm chiếm nước ta, không ai chống nổi. Vua sai sứ đi rao, tìm nhân tài dẹp giặc. Bấy giờ ở làng Phù Đổng (nay thuộc huyện Võ giang, tỉnh Bắc Ninh) có một đứa bé xin đi đánh giặc Ân. Sứ giả về tâu với vua. Vua lấy làm lạ truyền cho đứa bé nhập triều. Đứa bé xin đúc cho một con ngựa sắt và cái roi cũng bằng sắt, Khi ngựa và roi đức xong, đứa bé vươn vai thành người cao lớn lên một trượng rồi nhảy lên lưng ngựa, cầm roi đi đánh giặc. Sau khi phá tan giặc Ân, người và ngựa đến Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, lập đền thờ ở làng Phù Đổng, về sau phong là Phù Đổng Thiên Vương.
2- Chuyện Tái Ông Thất Mã.
Ở gần cửa ải, có một ông già bị mất một con ngựa. Mọi người đều tỏ ý tiếc cho ông. Ông nói: “Biết đâu đó lại chẳng là điều may mắn!”. It lâu sau, con ngựa ấy dẫn một con ngựa Hồ là loài ngựa tốt về nhà ông. Mọi người đều mừng cho ông già. Ông nói: “ Biết đâu đó chẳng là cái hoạ”.
Đứa con trai của ông rất thích cưỡi con ngựa Hồ, chẳng may ngựa phi nhanh quá, nó té ngựa và bị què chân. Mọi người lại đến an ủi ông già. Ông ta nói “ Biết đâu đó lại chẳng là phúc lớn”.
Năm sau, quân Hồ tràn vào, trai tráng bị bắt lính, ra trận chết rất nhiều, riêng con trai của ông già bị què chân nên không bị bắt lính.
3- Chuyện bộ xương ngựa đáng giá ngàn vàng.
Năm 318 trước Công Nguyên, nước Yến có loạn. Lợi dụng thời cơ nầy, nước Tề tiến đánh nước Yến, giết chết Yến Vương Khoái. Ít lâu sau, Yến Chiêu Vương lên ngôi. Để thu hồi đất đai bị mất, Yến Chiêu Vương đến nhà Quách Hoè, một hiền giả của nước Yến trước đó để hỏi kế sách thực hiện ý muốn của mình. Quách Hoè thưa rằng:
- Nhà vua nào xây dựng được nghiệp đế là do đã biết coi người hiền là thầy giáo của mình. Nhà vua nào xây dựng được nghiệp vương là do đã coi người hiền là bạn của mình. Nhà vua nào hoàn thành được nghiệp bá là do đã coi người hiền là đại thần, còn vị vua nào không giữ được đất nước của mình là do coi người hiền như kẻ nô dịch của mình. Nếu bệ hạ thực sự muốn nghe lời chỉ bảo của người hiền, cung kính lễ phép, coi họ là thầy thì mọi người hiền trong thiên hạ sẽ quy tụ về nước Yến. Yến Chiêu Vương nói:
- Trẫm thực lòng muốn học tập tất cả mọi người hiền, chỉ có điều không biết trước hết nên gặp gỡ ai là thích hợp nhất?
- Đời xưa, có một vị quốc vương đã bỏ ra một ngàn lượng vàng để tìm mua một con thiên lý mã, nhưng 3 năm trôi qua mà vẫn không mua được. Có một vị đại thần tâu xin chịu vất vả vì bệ hạ một chuyến. Sau 3 tháng, vị đại thần tìm được một con thiên lý mã, nhưng nó đã chết!. Ông liền bỏ ra năm trăm lượng vàng để mua bộ xương con ngựa ấy đem về. Vị quốc vương kia giận dữ, quát mắng:
- Ai cho phép nhà ngươi dùng số vàng lớn như vậy của trẫm để mua về một bộ xương ngựa?
Vị đại thần nọ tâu:
Quả nhiên chưa đầy một năm, nhà vua đã mua được 3 con thiên lý mã vừa ý. Kể xong câu chuyện. Quách Hoè thưa
- Ngày nay, nếu bệ hạ thực sự muốn cầu tìm người hiền tài làm thầy dạy thì xin hãy bắt đầu từ thảo dân. Ngay đến Quách Hoè tôi, sức hèn, tài mọn mà còn được nhà vua trọng dụng thì những người có tài hơn thảo dân sẽ nghĩ sao? Nhứa định từ nơi xa ngàn dặm họ sẽ vội vàng tìm đến đây thôi!
Yến Chiêu Vương thấy có lý bèn xây cho Quách Hoè một ngôi nhà và thật sự coi ông là thầy dạy.
Câu chuyện lan truyền ra nhiều nơi, rất nhiều người hiền tài từ khắp các nước chung quanh kéo tới gặp Yến Chiêu Vương. Yến Chiêu Vương nhờ dựa vào họ, cuối cùng đánh bại nước Tề, thu hồi được những đất đai bị mất.
4- Con ngựa thành Troy
Hỳ Lạp trong thời thượng cổ, ở mạn Bắc Tiểu Á Tế Á có thành Troy là đô thị giàu có, dân cư đông đúc, Hy Lạp muốn đánh chiếm đã 10 năm mà không được. Tướng Odysseus của Hy Lạp bày mưu làm một con ngựa bằng gỗ rất lớn, rỗng ruột, có bánh xe để di chuyển. Ông cho một toán quân sĩ đục trong bụng ngựa rồi kéo quân, đẩy con ngựa gỗ đến trước cửa thành Troy, giả vờ như muốn khiêu chiến. Trong thành Troy, quân sĩ cũng chuẩn bị phòng thủ. Nhưng, quân Hy Lạp bỗng rút quân, làm như thay đổi ý định không tấn công thành Troy nữa. Họ bỏ lại con ngựa gỗ trước mặt thành.
Quan quân của thành Troy thấy vậy bèn mở cửa thành, đẩy con ngựa gỗ vào thành, mở tiệc ăn mừng..chiến thắng và thu được.. “chiến lợi phẩm”. Đêm ấy quan quân trong thành Troy say vùi trong men rượu. Đến khuya, toán quân trong bụng ngựa gỗ mở nấp, đu dây xuống, giết chết hết lính canh rồi mở của thành cho lực lượng quân Hy Lạp mai phục bên ngoài tràn vào đánh chiếm thành Troy.
LỜI CUỐI CHO CHUYỆN NGỰA
Năm Ngọ nào cũng nghe nhiều người bàn tán 4 câu sấm của ông Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Không biết 2 câu sấm nầy có ứng nghiệm vào năm Ngọ nầy và năm Thân, năm Dậu kế tiếp hay không? Nếu xét theo tình hình thế giới thì thì hy vọng 2 câu sấm ấy đoán đúng cho năm Giáp Ngọ nầy và năm Bính Thân, năm Đinh Dậu sắp tới. Ở Syria thì nhân dân nổi dậy muốn lật đổ chính quyền hiện tại. Ở Trung Đông thì Iran và Palestine muốn triệt tiêu Do Thái. Do Thái muốn đánh Iran trước khi Iran xài bom nguyên tử. Ở Á Châu thì Trung Quốc chiếm biển đảo của VN. Bắc Hàn đe doạ tấn công Nam Hàn. Nếu thực sự Bắc Hàn dám hành động thì Mỹ sẽ bênh vực Nam Hàn và liên minh của Mỹ sẽ có Ấn Độ, Úc châu. Nhật Bản. Trung Quốc sẽ bênh vực đàn em Bắc Hàn. Nếu Bắc Hàn dùng bom nguyên tử thì Mỹ cũng sẽ trả đũa bằng bom nguyên tử và Trung Quốc sẽ phải di tản số dân khổng lồ ở phần đất sát biên giới Bắc Hàn, kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái đến bi đát. Cộng Sản Việt Nam sẽ không còn chỗ dựa vào quan thầy nữa. Đó là cơ hội cho Dân tộc VN vùng lên lật bạo quyền để đất nước thoát khỏi ách thống trị độc tài của đảng CSVN, xây dựng lại nền Tự Do Dân Chủ, tạo cuộc sống ấm no hạnh phúc sau bao năm chịu thống khổ, lầm than. Đó là niềm hy vọng 4 câu sấm trên sẽ ứng nghiệm như vậy (?)
Kha Lăng Đa
Năm Ngọ, nói chuyện ngựa
Kha Lăng Đa
Năm nay là năm Ngọ, tức năm con ngựa. Ngọ là con Giáp thứ 7 trong 12 con Giáp, kết hợp với chữ Giáp đứng đầu 10 Thiên Can thành năm Giáp Ngọ.
SINH HỌC TỔNG QUÁT VỀ NGỰA
Ngựa được nuôi bởi con người, được nhận dạng, phân loại bởi hình dáng và màu lông. Tầm vóc ngựa đua cao khoảng 14 tới 16 gang tay, nặng từ 400 tới 500 kg. Ngựa nhỏ nhất là ngựa Falbella cao khoảng 48 cm (19 inches) hoặc thấp hơn 5 gang tay và chỉ nặng 14 kg (30 pounds). Ngựa to nhất là ngựa Belgian cao 1 met 8 (6 feet) hoặc 18 gang tay, nặng 1.450 kg.
Ngựa có lông, bờm và đuôi dài. Lông ngựa mọc dày vào mùa Đông và rụng vào mùa Xuân. Những màu lông ngựa là đen, nâu, xám, màu kem, vàng và trắng. Bờm và đuôi ngựa có thể khác màu với màu lông ngựa. Mắt ngựa to nhứt trong loài động vật và lồi nên ngựa nhìn thấy xuyên suốt từ trước ra đàng sau. Ngựa có thể nhìn ban đêm thật rõ. Ngựa có sự khó khăn về nhận thức màu sắc. Nó phân biệt được màu đỏ và màu xanh nhưng không phân biệt được màu xanh dương và bóng xám.
Ngựa có hàm răng mạnh khoẻ. Ngựa đực thường có 40 răng, ngựa cái 36 răng. Giữa răng cửa và răng hàm đàng sau là một khoảng trống nên người ta lợi dụng nơi đó để dặt hàm thiếc. Ngựa có thể đóng kín mũi lại để tránh gió bụi. Đôi tai to lớn của ngựa có thể chuyển động để định hướng, thu nhận âm thanh.
Chân ngựa với khớp xương có sự cấu tạo đăc biệt nên nó chạy rất nhanh. Tốc độ tối đa của ngựa là 70 cây số/giờ (45 miles/hr)
Khi ngựa trưởng thành từ 1 tuổi trở lên, có thể kết bạn. Chu kỳ chấp nhận sự giao phối của ngựa cái là 21 ngày, nhứt là ở 5 ngày đầu. Chu kỳ nầy ngưng vào mùa Đông. Mùa Xuân là mùa ngựa sinh sản.
Ngựa sống liên kết và có sự cư xử hòa nhã với nhau để tránh sự tranh giành ăn, uống và tranh giành giao phối với ngựa cái. Chúng liên lạc với nhau bằng điệu bộ thể lý hơn là những âm thanh, thí dụ khi ngựa vảnh tai lại đàng sau là ra hiệu sự phản đối.
NGUỒN GỐC VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA GIỐNG NGỰA
Theo các nhà khảo cổ, ngựa có từ 50 triệu năm trước. Thoạt tiên, nó nhỏ như con nai, tên khoa học là Eohipus, chúng chạy rất nhanh để tránh thú dữ. Theo thời gian chúng tiến hoá hình dạng như ngày nay.
Khoảng 700 năm sau Tây Lịch, nhà tiên tri Mohammed tin tưởng mình là truyền nhân của đáng Allah đã đi rao giảng đạo Hồi bằng cách chỉ huy đoàn kỵ mã Ả-Rập dẫm nát Châu Âu. Kẻ bại trận phải chọn con đường theo Allah hay là chết. Đế quốc nầy mở rộng tới bờ Địa Trung Hải, sang Phi Châu, bao gồm cả Tây Ban Nha. Trước khi đế quốc nầy sụp đô, Tây Ban Nha đã bị cai trị hàng trăm nam. Do đó, ngựa Ả-Rập pha giống ngựa Tây Ban Nha thành một giống ngựa tốt và là tổ tiên của ngựa Châu Mỹ.
Mấy trăm năm sau, Thành Cát Tư Hãn kéo rốc cả bộ lạc với kỵ binh chiếm gần hết nước Trung Hoa, Tây Hạ, Triều Tiên, Ba Tư, Ấn Độ, Thổ Nhỉ Kỳ và một phần đất nước Nga Sô. Quân Mông có tài cưỡi ngựa cả ngày không biết mệt mỏi lại hung bạo, hiếu sát. Vó ngựa của kỵ binh Mông Cổ tới đâu. cỏ cũng không mọc nổi! Chúng gieo rắc tang thương khắp cõi Á sang Âu. Nhưng, hai làn sang xâm chiếm nước ta đều bị thảm bại vao đời nhà Trần (Trần Nhân Tông).
Sự lai giống ngựa theo sự bành trướng của đế quốc Hồi Giáo và Mông Cổ lan tràn khắp thế giới, trong đó ngựa Ả-Rập lai giống ngựa Tây Ban Nha, được gây giống ở các nước châu Âu, còn ngựa Mông Cổ thì được gây giống ở Á Châu.
Năm 1518, môt người Tây Ban Nha tên Don Hermando Cortés dẫn môt đoàn kỵ binh gôm 16 con ngựa đổ bộ lên Mexico tìm vàng. Nước Mỹ thời đó chưa có ngựa nên dân da đỏ thấy kỵ binh của Tây Ban Nha xuất hiên (nhìn xa như con vật 4 chân lại có đầu người) nên sợ hãi, bỏ chạy, mặc dù quân số đông gấp bội mà phải đầu hàng. Sau nầy, dân da đỏ học lóm cách cưỡi ngựa của Tây Ban Nha để săn bán và đánh trận, chống lại người da trắng. Sau nhiều trận đánh, người Mỹ thấy ngựa là chiến vật lợi hại của người da đỏ nên Đại tá Ronard Mckenzie đã nhận lệnh, chỉ huy đoàn kỵ binh thứ 4 đã thảm sát toàn bộ lạc Kiowas và 1.400 con ngựa!
Sau khi định cư ở Mỹ một thời gian, vào khoảng thế kỷ 16, di dân Tây Ban Nha không chịu nổi sự khắc nghiệt khí hậu của vùng đất mới nên rút toàn bộ về nước, bỏ lại tất cả gia súc, trong đó có ngựa. Chúng trở thành thú hoang, sinh sôi nẩy nở rất nhanh, rất nhiều.
Gần một thế kỷ sau, người Châu Âu trở lại Mỹ để khẩn hoang, canh tác thì ngựa đã chạy hàng đàn, có đàn gần cả chục ngàn con.
Năm 1918, nước Mỹ có 29 triệu con ngựa. Năm 1926, số ngựa chỉ còn 3 triệu vì bị ảnh hượng của nền văn minh cơ giới từ thế kỷ 20. Vậy mà cơ lực của xe hơi, máy cày, máy kéo, phi cơ.. kể cả sức tống của phi thuyền không gian đều lấy đơn vị là “Mã lực”. Thì ra dù con người đã văn minh, nhưng vẫn còn hoài niệm về ngựa, cho nên mới có tên “Mustang”cho loại xe thể thao đầu tiên, rồi đến Bronco I (ngựa chưa thuần hoá), Bronco II, rồi “Pinto” (ngựa lang), “Colt” (ngựa tơ).
PHIẾM LUẬN VỀ NGỰA
Người ta thường quan niệm đời người ngắn ngủi như ông Cao Bá Quát đã nói trong bài tho “Uống rượu tiêu sầu”:
Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,
Cảnh phù dù trông thấy cũng nực cười”
Ý nầy cũng giống nhu câu “ Thời gian như bóng câu qua cửa sổ”. Bởi vậy mà nhiều người yêu cuồng sống vội để không luyến tiếc khi tuổi đời đã bóng xé về chiều. Các cô, các cậu, các ông, các bà ăn diện bảnh bao, thường bị người đời mỉa mai rằng: “Con ấy, bà ấy,thằng ấy, ông ấy sao mà ngựa quá!”. Những kẻ xấu xa, gian ác thường bị người ta gọi là bọn “Đầu trâu, mặt ngựa!”. Bọn nầy thường hay kết hợp với nhau thành băng nhóm nên người ta phê phán là “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.
Những người đã phạm tội lỗi, không biết ăn năn cải hối mà vẫn tái phạm, người ta chê rằng: “Ngựa quen đường cũ”. Để trừng trị những kẻ phạm tội ác, ngày xưa ở La Mã có luật hành hình tội nhân bằng “Tứ mã phân thay”. Cách xử tử nầy trông thật khủng khiếp! Sau nầy, thế giới văn minh xet xử tội nhân theo pháp luật rõ ràng và tại các toà án, người ta có làm “Vành móng ngựa”- nơi phạm nhân đứng trước toà thọ án. Vành móng ngựa ngày nay để tượng trưng cho uy lực của pháp luật.
Cổ nhân đã dạy chúng ta trước khi phát ngôn phải uốn lưỡi bảy lần để không nói những lời quá dáng, xúc phạm đến kẻ khác. Lời dạy ấy được gói ghém trong câu: “ Nhứt ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi theo được). Trong xã hội loài người, có nhiều lời khuyên của cổ nhân hãy biết yêu thương nhau, trong đó có câu: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, để cho con người biết sớt chia vui buồn, gian khổ ... cùng nhau.
Trong những cuộc tranh đua về thể thao hay trên các lãnh vực khác, những người tưởng rằng sẽ thua nhưng rốt cuộc lại thắng, người ta cho đó là “Ngựa về ngược”. Những người lòng dạ trung trực, ngay thẳng người ta thường ví “Thẳng như ruột ngựa”. (Ruột ngựa dài 22m, có một khoảng gọi là manh tràng là một túi kín đáy, dài 1m, đường kính 0,20m co thể chứa 30 lít thức ăn. Manh tràng có nhiều vi khuẩn với nhiệm vụ làm lên men thức ăn làm cho sự tiêu hoá dễ dàng. Manh tràng là khúc ruột thẳng cho nên người ta nói: “thẳng như ruột ngựa”).
Theo những thầy tướng số thì những nàng “cuời như ngựa hí” là những nàng..rất dâm! Những anh trẻ tuổi tánh tình bốc đồng, tự cao, tự đại lại háo thắng, hay công kích kẻ khác, bị người đời cho rằng “Ngựa non háu đá. Thường trong số những người tài giỏi, có người hay có tật nầy tật nọ, hay trở chứng bất ngờ cho nên người ta nói: “Ngựa hay lắm tật” hay là “ Ngựa chứng ngựa hay. Khi bị công kích, bị giáng những đòn cân não quá đau đớn, người ta tức tối vô cùng, cái tức ấy được ví: “Tức như bị ngựa đá”, nhứt là khi bị người yêu phản bội.
Những cô nhẹ dạ non lòng thường bị những chàng “Sở Khanh” dụ dỗ rồi nửa chừng chàng “Quất ngựa truy phong” để cho nàng mang nỗi khổ đau của kẻ bị phụ tình. Để ví những gương mặt dài khác thường, người ta dùng câu: “Mặt dài như mặt ngựa’. Để chỉ sự lẻ loi của một người, người ta hay nói kẻ ấy “đơn thân độc mã. Chúng ta sống ở đời nhiều năm tháng mới thấu rõ nhân tình thế thái. Do đó, cổ nhân có câu:
“Trường đồ tri mã lực
Sự cụu kiến nhân tình”
Để nhắc nhở người ta phải thích nghi với hoàn cảnh sống, phải giao hoà tình cảm với người chung quanh, tục ngữ có câu: “Núi dốc khó cho ngựa, người trái tính khó cho người thân. Nếu chúng ta đã nhận được tiếng thơm là người tài giỏi thì phải giữ chữ tín với mọi người, không thay đổi lập trường, lời nói nên tục ngữ có câu: “Ngựa hay không thay dáng chạy, người tốt không đổi thay lời.
Người ta thường tặng bức tranh “Mã đáo thành công”cho những của hiệu kinh doanh, buôn bán trong ngày khai trương. Câu trên nếu viết đầy đủ gòm có 2 vế đối nhau theo lối văn biền ngẫu: “ Mã đáo thành công, kỳ khai đắc thắng”. Câu trên cũng có thể chúc cầu cho người trên đường lập công danh hay những người sắp ra quân đánh giặc.
Trên chiến trường ngày xưa, những chiến sĩ ngồi trên lưng ngựa thường là bậc trượng phu, khí phách, có “Tinh thần mã thượng”, không đánh người dưới ngựa. Tướng Mã Viện tức Phục Ba Tướng Quân đã bộc lộ chí khí nam nhi qua câu nói: “Đại trượng phu nên chết ở chiến trường, lấy da ngựa bọc thây mà chôn chớ không chết trên giường nhi nữ”. Người xưa ca tụng những người có chí lớn, ngồi trên yên ngựa nên có câu : “Mã thượng đắc thiên hạ”, nghĩa là ngồi trên lưng ngựa để giành được thiên hạ.
Lời nói của Mã Viện khiến người viết nhớ đến chuyện “Thượng Mã Phong”. Từ ngữ nầy nhằm nhắc nhở các “đấng trượng phu” coi chừng bị “đứt bóng” thình lình ở chốn.. phòng the vì chứng “Thượng Mã Phong”. Đó là chứng bệnh chết trên ..thân thể ngọc ngà của giai nhân (chớ không phải chết trên lưng ngựa ở chiến trường) vì chàng quá “happy” tuôn hết “hồ lô”sinh khí (không đóng nắp). Để chữa chứng bệnh nầy chỉ cần lấy vật bén nhọn như “cái trâm em cài” đâm vào đầu xương cụt cho chảy máu thì cứu được chàng, nhưng phải giữ nguyên vị trí cũ. Đừng hốt hoảng mà hất chàng “té xuống ngựa” sẽ không cứu được!
HÌNH ẢNH CON NGỰA TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM
Qua những tác phẩm nổi tiếng trong văn chương Việt Nam, hình ảnh con ngựa được lồng vào cho nhiều cảnh huống khác nhau rất sinh động. Trong tác phẩm “Chinh Phụ Ngâm”, nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn do Bà Đoàn Thị Điẻm dịch sang chữ Nôm, hình ảnh chàng trai xếp bút nghiên theo việc đao cung được diễn tả như sau:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao,
Giả nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió Thu
. . . . . . . . . . . . .
Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử,
Tới Man Khê bàn sự Phục Ba.
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chành sắc trắng như là tuyết in.
. . . . . . . . . .
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
. . . . . . .
Tiếng nhạc ngựa lần xen tiếng trống,
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.
Hà lương chia rẽ đường này,
Bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi.
Lúc chàng trai hào kiệt làm người chinh phu đi chiến đấu ở phương xa, hình ảnh con ngựa luôn gắn bó với chàng:
Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn,
Dòng nước sâu ngựa nản chân bon,
Ôm yên, gối trống đã chồn,
Nằm vùng cát tráng, ngủ cồn rêu xanh.
. . . . . . . . .
Tưởng chàng trãi nhiều bề nắn nỏ,
Ba thước gươm, một cổ nhung yên,
Xông pha gió bãi trăng ngàn,
Tên reo đầu ngựa, giáo lan mặt thành.
. . . . . . . . . . .
Chàng ruỗi ngựa dặm trường mây phủ,
Thiếp dạo hài lầu cũ rêu in,
Gió Xuân ngày một vắng tin,
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì.
Trong tác phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du, tác giả đã vẽ hình ảnh chàng Kim Trọng mặc áo xanh, cưỡi ngựa bạch đi du ngoạn trong tiết thanh minh rất đẹp:
Tuyết in sắc ngựa câu dòn,
Cỏ pha màu áo, nhuộm non da trời.
. . . . . . . .
Gió chiều như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn trông theo.
Dưới dòng nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu, bóng chiều thướt tha.
Trong đoạn Thúc Sinh từ giả Kiều để về thăm nhà, tác giả đã diễn tả hình ảnh buổi chia ly trong khung cảnh trời vừa chớm Thu:
Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong Thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Lúc Kiều bán mình chuộc cha, nàng nhờ em là Thúy Vân thay mình để nên chuyện tơ duyên với Kim Trọng vì kiếp nầy nàng đã lỗi nguyền với chàng:
Tái sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.
Có một bài thơ nổi tiếng của Thanh Tịnh diễn tả sự mong chờ mòn mỏi của người chinh phụ qua bao tháng năm dài. Nàng nương song của, nhìn xa để tìm bóng ngựa hồng của người chinh phu về, nhưng đau buồn thay khi ngụa về, chiếc yên lại vắng bóng chàng kỵ sĩ. Bài thơ nầy tựa đề là “Mòn mỏi”:
- Em ơi! nhẹ cuốn bức rèm tơ
Tìm thử chân mây khói toả mờ
Có bóng tình quân muôn dặm ruỗi
Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ
- Xa nhìn trong cõi trời mây
Chị ơi! em thấy một cây liễu buồn
- Bên rừng em hãy lặng nhìn theo
Có phải chăng em ngựa xuống đèo?
Chị ngỡ như chàng lên tiêếng gọi
Trên mình ngựa hí, lạc vang reo
- Bên rừng ngọn gió rung cây
Chị ơi! con nhạn lạc bầy kêu sương
- Tên chị ai giao giữa gió chiều
Phải chăng em hởi tiếng chàng kêu
Trên dòng sông lặng em nhìn thử
Có phải chăng người của chị yêu?
- Sóng chiều đưa chiếc thuyền lan
Chị ơi! con sáo gọi ngàn bên sông
Ô kìa bên cõi trời Đông
Ngựa ai còn ruỗi dặm hồng xa xa
- Nầy lặng em ơi! lặng lặng nhìn,
Phải chăng mình ngựa sắc hồng in
Nhẹ nhàng em sẽ buông rèm xuống
Chị sợ trong sương bóng ngựa chìm
- Ngựa hồng đã đến bên hiên
Chị ơi! trên ngựa chiếc yên..vắng người
Ông Nguyễn Đình Chiểu, tác giả của tác phẩm “Lục Vân Tiên”có làm một bài thơ vịnh con ngựa Tiêu Sương là ngựa quý của vua nhà Lương. bị vua Tống sai người bắt trộm, nhưng ngựa có nghĩa, nhớ cố quốc, nó bỏ ăn cho đến chết. Bài thơ ấy tựa đề là:
Ngựa Tiêu sương
Tiếng đồn ngàn dặm ngựa Tiêu suong,
Lầm đứa gian mưu nghĩ khá thương.
Giậm vó chẳng màng ăn cỏ Tống,
Quay đầu lại hí nhớ tàu Lương.
Chẳng cho chủ khác ngồi lưng cổ,
Thà chịu vua ta nắm khớp cương.
Ngựa nghĩa còn cưu nhà nước cũ,
Làm người bao nở phụ quê hương.
Một điển cố văn học “Ngựa hồ hí gió Bấc, chim Việt đậu cành Nam’, nguyên chữ Hán là:” Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi’, cũng mang ý nghĩa thương nhà nhớ nước như bài thơ trên. Nước Hồ ở phía Bắc nước Trung Hoa có môt loài ngựa quý, khi bị đem cống cho Trung Hoa, mỗi lần nghe hơi gió Bấc thì nó cất tiếng hí vang. Nước Việt ở phía Nam Trung Hoa có một loài chim quý, khi bị đem cống cho Trung Hoa, nó tìm cành cây ở phía Nam mà đậu. Loài vật còn có nghĩa đối với nước non, sao con người lại nở vong ân với Tổ Quốc!
Theo câu nói đầy chí khí hùng anh của Tướng Mã Viện nêu trên phần phiếm luận nên có điển tích văn học là “Mã cách lý thi”( Da ngựa bọc thây). Bài cổ thi tựa đề là “Lương Châu từ” cũng nói lên hào khí của người chiến sĩ sắp lên yên ngựa để xông pha nơi chiến địa:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Bài dịch thơ ( của Tô Kiều Ngân ):
Rượu Bồ đào, chén dạ quang,
Mới vừa muốn uống đã vang tiếng tỳ.
Say nằm trận địa, cười chi?
Xưa nay chinh chiến người đi không về.
Thời xưa, những nho sinh theo việc bút nghiên, giồi mài kinh sử, được vợ hiền tần tảo sớm hôm nuôi chàng ăn học với ước mong một ngày chàng đổ đạt hiển vinh “Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”.
Ca dao Việt Nam cũng có những câu ca dao mang hình ảnh con ngựa phi:
Rồng chầu xứ Huế
Ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài
Thương người xa xứ lạc loài tới đây
Tới đây thì phải ở đây
Bao giờ bén rể xanh cây mới về.
Trong kho tàng cổ văn Việt Nam, có tác phẩm “Lục súc tranh công” kể chuyện 6 con vật trâu, chó, ngựa, dê, gà, heo tranh nhau kể công. Đầu tiên, trâu ganh tị với chó, chó cãi lại rồi chó ganh tỵ với ngựa, ngựa ganh tị với dê, dê ganh tị với gà, gà ganh tị với heo. Sau, nhờ chủ nhà giải hòa, sáu con vật cảm thông nhau và con nào cũng an phận làm công việc của con ấy. Xin trích một đoạn ngựa bị trâu, chó công kích nên nổi giận, phản kích:
. . . . . . . . . . . .
Ngựa nghe nói tím gan, nổ phổi
Liền chạy ra hầm hí vang tai
“Ớ nầy nầy, tao bảo chúng bây
Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa?
Tuy rằng thú cũng hai giống thú
Thú như tao ai dám phân lê
Tao cũng từng đi quán về quê
Đã ghe trận đánh Nam, dẹp Bắc
Mỏi gối nưng phò xã tắc
Mòn lưng cúi đội vương công
Ngày ngày chầu chực sân rồng
Bữa bữa dựa kề loan giá
Ông Cao Tổ năm năm thượng mã
Mới dựng nên cơ nghiệp Lưu gia
Ông Quan Công sáu ải thoát qua
Vì cậy có Thanh Long, Xích Thố
. . . . . . . . . . . . . .
Hai câu thơ của vua Trần Thánh Tông ( tức Thánh Tông Thượng Hoàng vì vua tại ngôi là Trần Nhân Tông) còn ghi chép trong lịch sử khi quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta bị Trần Hưng Đạo với tài điều binh khiển tướng đã phá tan 50 vạn quân thù. Vua Trần Nhân Tông đem bọn tướng giặc bị bắt là Ô Mã Nhi, Phàn Tiêp, Tích Lệ, Cơ Ngọc đến trước chiêu lăng để làm lễ hiến phù. Thánh Tông Thượng Hoàng hân hoan khi thấy đất nước thái bình và chợt thấy chân của những con ngựa đá trước chiêu lăng bị dính bùn đất như đã xông trận trở về nên cảm hứng đặt 2 câu thơ:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
Dịch nôm:
Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông thiên cổ vũng âu vàng
NGỰA TRONG ÂM NHẠC VIỆT NAM
Hình ảnh con ngựa cũng được khai thác rất nhiều trong âm nhạc Việt Nam. Bộ môn Cổ Nhạc Miền Nam có nhựng bài bản như Lý Ngựa Ô Nam, Lý Ngựa Ô Bắc, Hướng Mã Hồi Thành, Sơn Đông Hướng Mã.. Tân nhạc thì có rất nhiều bài có đề cập tới ngựa như:
- Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang ( của Ngọc Chánh và Phạm Duy)
- Ngựa Phi Đường Xa ( của Lê Yên )
- Người Kỵ Mã Trong Sương Chiều ( của Văn Sanh )
- Ngẫu Hứng Ngựa Ô ( của Trần Tiến )
- Chàng Dũng Sĩ Và Con Ngựa Vàng ( tức Đạo Ca 3 của Phạm Thiên Thư và Phạm Duy )
- Ngựa Hồng ( tức Rong Ca 9 của Phạm Duy )
- Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa ( của Lê Uyên Phương )
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhiều nhạc phẩm mang hình ảnh con ngựa mặc dù tựa đề không mang chữ ngựa như nhạc phẩm:
- Một cõi đi về (...một ngày đầu Thu nghe chân ngựa đi về chốn xa...)
- Dầu chân địa đàng (...ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần...)
- Xa dấu mặt trời (...vó ngựa trên đời hay dấu chim bay...)
- Xin mặt trời ngủ yên (...ôi chinh chiến đã mang theo bạn bè, ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương...)
- Phúc âm buồn (...ngựa xa rồi, người vẫn ngồi, bụi về với mây...)
Các nhạc sĩ khác cũng có những nhạc phẩm mang hình ảnh con ngựa như:
- Hát trên đồi Tăng Nhơn Phú ( của Vũ Đức Sao Biển )
(...ngựa hồng bao năm rồi tìm cuộc vui, sao quanh đời ta còn vọng mãi chút hương xưa ngày thơ ấu...)
- Sài Gòn ( của Y Vân )
(... ngựa xe như ngước trên đường vẫn qua mau...)
- Chinh phụ ca ( của Phạm Duy )
(...ngựa hồng âu yếm bước sang , trên lưng có chàng trai tráng...)
- Ghé bến Sài Gòn ( của Văn Phụng )
(... ngựa xe như nước rộng ràng... ) . . . . . . . . . . . . .
NHỮNG CHUYỆN VỀ NGỰA
1- Chuyện Phù Đổng Thiên Vương và con ngựa sắt.
Đời vua Hùng Vương thứ 6, có giặc Ân hung bạo sang xâm chiếm nước ta, không ai chống nổi. Vua sai sứ đi rao, tìm nhân tài dẹp giặc. Bấy giờ ở làng Phù Đổng (nay thuộc huyện Võ giang, tỉnh Bắc Ninh) có một đứa bé xin đi đánh giặc Ân. Sứ giả về tâu với vua. Vua lấy làm lạ truyền cho đứa bé nhập triều. Đứa bé xin đúc cho một con ngựa sắt và cái roi cũng bằng sắt, Khi ngựa và roi đức xong, đứa bé vươn vai thành người cao lớn lên một trượng rồi nhảy lên lưng ngựa, cầm roi đi đánh giặc. Sau khi phá tan giặc Ân, người và ngựa đến Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, lập đền thờ ở làng Phù Đổng, về sau phong là Phù Đổng Thiên Vương.
2- Chuyện Tái Ông Thất Mã.
Ở gần cửa ải, có một ông già bị mất một con ngựa. Mọi người đều tỏ ý tiếc cho ông. Ông nói: “Biết đâu đó lại chẳng là điều may mắn!”. It lâu sau, con ngựa ấy dẫn một con ngựa Hồ là loài ngựa tốt về nhà ông. Mọi người đều mừng cho ông già. Ông nói: “ Biết đâu đó chẳng là cái hoạ”.
Đứa con trai của ông rất thích cưỡi con ngựa Hồ, chẳng may ngựa phi nhanh quá, nó té ngựa và bị què chân. Mọi người lại đến an ủi ông già. Ông ta nói “ Biết đâu đó lại chẳng là phúc lớn”.
Năm sau, quân Hồ tràn vào, trai tráng bị bắt lính, ra trận chết rất nhiều, riêng con trai của ông già bị què chân nên không bị bắt lính.
3- Chuyện bộ xương ngựa đáng giá ngàn vàng.
Năm 318 trước Công Nguyên, nước Yến có loạn. Lợi dụng thời cơ nầy, nước Tề tiến đánh nước Yến, giết chết Yến Vương Khoái. Ít lâu sau, Yến Chiêu Vương lên ngôi. Để thu hồi đất đai bị mất, Yến Chiêu Vương đến nhà Quách Hoè, một hiền giả của nước Yến trước đó để hỏi kế sách thực hiện ý muốn của mình. Quách Hoè thưa rằng:
- Nhà vua nào xây dựng được nghiệp đế là do đã biết coi người hiền là thầy giáo của mình. Nhà vua nào xây dựng được nghiệp vương là do đã coi người hiền là bạn của mình. Nhà vua nào hoàn thành được nghiệp bá là do đã coi người hiền là đại thần, còn vị vua nào không giữ được đất nước của mình là do coi người hiền như kẻ nô dịch của mình. Nếu bệ hạ thực sự muốn nghe lời chỉ bảo của người hiền, cung kính lễ phép, coi họ là thầy thì mọi người hiền trong thiên hạ sẽ quy tụ về nước Yến. Yến Chiêu Vương nói:
- Trẫm thực lòng muốn học tập tất cả mọi người hiền, chỉ có điều không biết trước hết nên gặp gỡ ai là thích hợp nhất?
Quách Hoè không trực tiếp trả lời câu hỏi của nhà vua mà ông kể cho nhà vua nghe câu chuyện sau đây:
- Đời xưa, có một vị quốc vương đã bỏ ra một ngàn lượng vàng để tìm mua một con thiên lý mã, nhưng 3 năm trôi qua mà vẫn không mua được. Có một vị đại thần tâu xin chịu vất vả vì bệ hạ một chuyến. Sau 3 tháng, vị đại thần tìm được một con thiên lý mã, nhưng nó đã chết!. Ông liền bỏ ra năm trăm lượng vàng để mua bộ xương con ngựa ấy đem về. Vị quốc vương kia giận dữ, quát mắng:
- Ai cho phép nhà ngươi dùng số vàng lớn như vậy của trẫm để mua về một bộ xương ngựa?
Vị đại thần nọ tâu:
- Một con thiên lý mã đã chết mà đã dám mua tới năm trăm lượng vàng, huống hồ chi một con thiên lý mã đang sống thì sẽ mua tới bao nhiêu? Người trong thiên hạ tất nhiên ai nấy đều cho rằng bệ hạ thực sự muốn mua thiên lý mã và nhứt định họ sẽ đem thiên lý mã tới cửa triều đình.
Quả nhiên chưa đầy một năm, nhà vua đã mua được 3 con thiên lý mã vừa ý. Kể xong câu chuyện. Quách Hoè thưa
- Ngày nay, nếu bệ hạ thực sự muốn cầu tìm người hiền tài làm thầy dạy thì xin hãy bắt đầu từ thảo dân. Ngay đến Quách Hoè tôi, sức hèn, tài mọn mà còn được nhà vua trọng dụng thì những người có tài hơn thảo dân sẽ nghĩ sao? Nhứa định từ nơi xa ngàn dặm họ sẽ vội vàng tìm đến đây thôi!
Yến Chiêu Vương thấy có lý bèn xây cho Quách Hoè một ngôi nhà và thật sự coi ông là thầy dạy.
Câu chuyện lan truyền ra nhiều nơi, rất nhiều người hiền tài từ khắp các nước chung quanh kéo tới gặp Yến Chiêu Vương. Yến Chiêu Vương nhờ dựa vào họ, cuối cùng đánh bại nước Tề, thu hồi được những đất đai bị mất.
4- Con ngựa thành Troy
Hỳ Lạp trong thời thượng cổ, ở mạn Bắc Tiểu Á Tế Á có thành Troy là đô thị giàu có, dân cư đông đúc, Hy Lạp muốn đánh chiếm đã 10 năm mà không được. Tướng Odysseus của Hy Lạp bày mưu làm một con ngựa bằng gỗ rất lớn, rỗng ruột, có bánh xe để di chuyển. Ông cho một toán quân sĩ đục trong bụng ngựa rồi kéo quân, đẩy con ngựa gỗ đến trước cửa thành Troy, giả vờ như muốn khiêu chiến. Trong thành Troy, quân sĩ cũng chuẩn bị phòng thủ. Nhưng, quân Hy Lạp bỗng rút quân, làm như thay đổi ý định không tấn công thành Troy nữa. Họ bỏ lại con ngựa gỗ trước mặt thành.
Quan quân của thành Troy thấy vậy bèn mở cửa thành, đẩy con ngựa gỗ vào thành, mở tiệc ăn mừng..chiến thắng và thu được.. “chiến lợi phẩm”. Đêm ấy quan quân trong thành Troy say vùi trong men rượu. Đến khuya, toán quân trong bụng ngựa gỗ mở nấp, đu dây xuống, giết chết hết lính canh rồi mở của thành cho lực lượng quân Hy Lạp mai phục bên ngoài tràn vào đánh chiếm thành Troy.
LỜI CUỐI CHO CHUYỆN NGỰA
Năm Ngọ nào cũng nghe nhiều người bàn tán 4 câu sấm của ông Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề, dương cước, anh hùng tận
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình
Không biết 2 câu sấm nầy có ứng nghiệm vào năm Ngọ nầy và năm Thân, năm Dậu kế tiếp hay không? Nếu xét theo tình hình thế giới thì thì hy vọng 2 câu sấm ấy đoán đúng cho năm Giáp Ngọ nầy và năm Bính Thân, năm Đinh Dậu sắp tới. Ở Syria thì nhân dân nổi dậy muốn lật đổ chính quyền hiện tại. Ở Trung Đông thì Iran và Palestine muốn triệt tiêu Do Thái. Do Thái muốn đánh Iran trước khi Iran xài bom nguyên tử. Ở Á Châu thì Trung Quốc chiếm biển đảo của VN. Bắc Hàn đe doạ tấn công Nam Hàn. Nếu thực sự Bắc Hàn dám hành động thì Mỹ sẽ bênh vực Nam Hàn và liên minh của Mỹ sẽ có Ấn Độ, Úc châu. Nhật Bản. Trung Quốc sẽ bênh vực đàn em Bắc Hàn. Nếu Bắc Hàn dùng bom nguyên tử thì Mỹ cũng sẽ trả đũa bằng bom nguyên tử và Trung Quốc sẽ phải di tản số dân khổng lồ ở phần đất sát biên giới Bắc Hàn, kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái đến bi đát. Cộng Sản Việt Nam sẽ không còn chỗ dựa vào quan thầy nữa. Đó là cơ hội cho Dân tộc VN vùng lên lật bạo quyền để đất nước thoát khỏi ách thống trị độc tài của đảng CSVN, xây dựng lại nền Tự Do Dân Chủ, tạo cuộc sống ấm no hạnh phúc sau bao năm chịu thống khổ, lầm than. Đó là niềm hy vọng 4 câu sấm trên sẽ ứng nghiệm như vậy (?)
Kha Lăng Đa
Bàn ra tán vào (0)
Năm Ngọ, nói chuyện ngựa
Theo các nhà khảo cổ, ngựa có từ 50 triệu năm trước. Thoạt tiên, nó nhỏ như con nai, tên khoa học là Eohipus, chúng chạy rất nhanh để tránh thú dữ. Theo thời gian chúng tiến hoá hình dạng như ngày nay.
Năm Ngọ, nói chuyện ngựa
Kha Lăng Đa
Năm nay là năm Ngọ, tức năm con ngựa. Ngọ là con Giáp thứ 7 trong 12 con Giáp, kết hợp với chữ Giáp đứng đầu 10 Thiên Can thành năm Giáp Ngọ.
SINH HỌC TỔNG QUÁT VỀ NGỰA
Ngựa được nuôi bởi con người, được nhận dạng, phân loại bởi hình dáng và màu lông. Tầm vóc ngựa đua cao khoảng 14 tới 16 gang tay, nặng từ 400 tới 500 kg. Ngựa nhỏ nhất là ngựa Falbella cao khoảng 48 cm (19 inches) hoặc thấp hơn 5 gang tay và chỉ nặng 14 kg (30 pounds). Ngựa to nhất là ngựa Belgian cao 1 met 8 (6 feet) hoặc 18 gang tay, nặng 1.450 kg.
Ngựa có lông, bờm và đuôi dài. Lông ngựa mọc dày vào mùa Đông và rụng vào mùa Xuân. Những màu lông ngựa là đen, nâu, xám, màu kem, vàng và trắng. Bờm và đuôi ngựa có thể khác màu với màu lông ngựa. Mắt ngựa to nhứt trong loài động vật và lồi nên ngựa nhìn thấy xuyên suốt từ trước ra đàng sau. Ngựa có thể nhìn ban đêm thật rõ. Ngựa có sự khó khăn về nhận thức màu sắc. Nó phân biệt được màu đỏ và màu xanh nhưng không phân biệt được màu xanh dương và bóng xám.
Ngựa có hàm răng mạnh khoẻ. Ngựa đực thường có 40 răng, ngựa cái 36 răng. Giữa răng cửa và răng hàm đàng sau là một khoảng trống nên người ta lợi dụng nơi đó để dặt hàm thiếc. Ngựa có thể đóng kín mũi lại để tránh gió bụi. Đôi tai to lớn của ngựa có thể chuyển động để định hướng, thu nhận âm thanh.
Chân ngựa với khớp xương có sự cấu tạo đăc biệt nên nó chạy rất nhanh. Tốc độ tối đa của ngựa là 70 cây số/giờ (45 miles/hr)
Khi ngựa trưởng thành từ 1 tuổi trở lên, có thể kết bạn. Chu kỳ chấp nhận sự giao phối của ngựa cái là 21 ngày, nhứt là ở 5 ngày đầu. Chu kỳ nầy ngưng vào mùa Đông. Mùa Xuân là mùa ngựa sinh sản.
Ngựa sống liên kết và có sự cư xử hòa nhã với nhau để tránh sự tranh giành ăn, uống và tranh giành giao phối với ngựa cái. Chúng liên lạc với nhau bằng điệu bộ thể lý hơn là những âm thanh, thí dụ khi ngựa vảnh tai lại đàng sau là ra hiệu sự phản đối.
NGUỒN GỐC VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA GIỐNG NGỰA
Theo các nhà khảo cổ, ngựa có từ 50 triệu năm trước. Thoạt tiên, nó nhỏ như con nai, tên khoa học là Eohipus, chúng chạy rất nhanh để tránh thú dữ. Theo thời gian chúng tiến hoá hình dạng như ngày nay.
Khoảng 700 năm sau Tây Lịch, nhà tiên tri Mohammed tin tưởng mình là truyền nhân của đáng Allah đã đi rao giảng đạo Hồi bằng cách chỉ huy đoàn kỵ mã Ả-Rập dẫm nát Châu Âu. Kẻ bại trận phải chọn con đường theo Allah hay là chết. Đế quốc nầy mở rộng tới bờ Địa Trung Hải, sang Phi Châu, bao gồm cả Tây Ban Nha. Trước khi đế quốc nầy sụp đô, Tây Ban Nha đã bị cai trị hàng trăm nam. Do đó, ngựa Ả-Rập pha giống ngựa Tây Ban Nha thành một giống ngựa tốt và là tổ tiên của ngựa Châu Mỹ.
Mấy trăm năm sau, Thành Cát Tư Hãn kéo rốc cả bộ lạc với kỵ binh chiếm gần hết nước Trung Hoa, Tây Hạ, Triều Tiên, Ba Tư, Ấn Độ, Thổ Nhỉ Kỳ và một phần đất nước Nga Sô. Quân Mông có tài cưỡi ngựa cả ngày không biết mệt mỏi lại hung bạo, hiếu sát. Vó ngựa của kỵ binh Mông Cổ tới đâu. cỏ cũng không mọc nổi! Chúng gieo rắc tang thương khắp cõi Á sang Âu. Nhưng, hai làn sang xâm chiếm nước ta đều bị thảm bại vao đời nhà Trần (Trần Nhân Tông).
Sự lai giống ngựa theo sự bành trướng của đế quốc Hồi Giáo và Mông Cổ lan tràn khắp thế giới, trong đó ngựa Ả-Rập lai giống ngựa Tây Ban Nha, được gây giống ở các nước châu Âu, còn ngựa Mông Cổ thì được gây giống ở Á Châu.
Năm 1518, môt người Tây Ban Nha tên Don Hermando Cortés dẫn môt đoàn kỵ binh gôm 16 con ngựa đổ bộ lên Mexico tìm vàng. Nước Mỹ thời đó chưa có ngựa nên dân da đỏ thấy kỵ binh của Tây Ban Nha xuất hiên (nhìn xa như con vật 4 chân lại có đầu người) nên sợ hãi, bỏ chạy, mặc dù quân số đông gấp bội mà phải đầu hàng. Sau nầy, dân da đỏ học lóm cách cưỡi ngựa của Tây Ban Nha để săn bán và đánh trận, chống lại người da trắng. Sau nhiều trận đánh, người Mỹ thấy ngựa là chiến vật lợi hại của người da đỏ nên Đại tá Ronard Mckenzie đã nhận lệnh, chỉ huy đoàn kỵ binh thứ 4 đã thảm sát toàn bộ lạc Kiowas và 1.400 con ngựa!
Sau khi định cư ở Mỹ một thời gian, vào khoảng thế kỷ 16, di dân Tây Ban Nha không chịu nổi sự khắc nghiệt khí hậu của vùng đất mới nên rút toàn bộ về nước, bỏ lại tất cả gia súc, trong đó có ngựa. Chúng trở thành thú hoang, sinh sôi nẩy nở rất nhanh, rất nhiều.
Gần một thế kỷ sau, người Châu Âu trở lại Mỹ để khẩn hoang, canh tác thì ngựa đã chạy hàng đàn, có đàn gần cả chục ngàn con.
Năm 1918, nước Mỹ có 29 triệu con ngựa. Năm 1926, số ngựa chỉ còn 3 triệu vì bị ảnh hượng của nền văn minh cơ giới từ thế kỷ 20. Vậy mà cơ lực của xe hơi, máy cày, máy kéo, phi cơ.. kể cả sức tống của phi thuyền không gian đều lấy đơn vị là “Mã lực”. Thì ra dù con người đã văn minh, nhưng vẫn còn hoài niệm về ngựa, cho nên mới có tên “Mustang”cho loại xe thể thao đầu tiên, rồi đến Bronco I (ngựa chưa thuần hoá), Bronco II, rồi “Pinto” (ngựa lang), “Colt” (ngựa tơ).
PHIẾM LUẬN VỀ NGỰA
Người ta thường quan niệm đời người ngắn ngủi như ông Cao Bá Quát đã nói trong bài tho “Uống rượu tiêu sầu”:
Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,
Cảnh phù dù trông thấy cũng nực cười”
Ý nầy cũng giống nhu câu “ Thời gian như bóng câu qua cửa sổ”. Bởi vậy mà nhiều người yêu cuồng sống vội để không luyến tiếc khi tuổi đời đã bóng xé về chiều. Các cô, các cậu, các ông, các bà ăn diện bảnh bao, thường bị người đời mỉa mai rằng: “Con ấy, bà ấy,thằng ấy, ông ấy sao mà ngựa quá!”. Những kẻ xấu xa, gian ác thường bị người ta gọi là bọn “Đầu trâu, mặt ngựa!”. Bọn nầy thường hay kết hợp với nhau thành băng nhóm nên người ta phê phán là “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.
Những người đã phạm tội lỗi, không biết ăn năn cải hối mà vẫn tái phạm, người ta chê rằng: “Ngựa quen đường cũ”. Để trừng trị những kẻ phạm tội ác, ngày xưa ở La Mã có luật hành hình tội nhân bằng “Tứ mã phân thay”. Cách xử tử nầy trông thật khủng khiếp! Sau nầy, thế giới văn minh xet xử tội nhân theo pháp luật rõ ràng và tại các toà án, người ta có làm “Vành móng ngựa”- nơi phạm nhân đứng trước toà thọ án. Vành móng ngựa ngày nay để tượng trưng cho uy lực của pháp luật.
Cổ nhân đã dạy chúng ta trước khi phát ngôn phải uốn lưỡi bảy lần để không nói những lời quá dáng, xúc phạm đến kẻ khác. Lời dạy ấy được gói ghém trong câu: “ Nhứt ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi theo được). Trong xã hội loài người, có nhiều lời khuyên của cổ nhân hãy biết yêu thương nhau, trong đó có câu: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, để cho con người biết sớt chia vui buồn, gian khổ ... cùng nhau.
Trong những cuộc tranh đua về thể thao hay trên các lãnh vực khác, những người tưởng rằng sẽ thua nhưng rốt cuộc lại thắng, người ta cho đó là “Ngựa về ngược”. Những người lòng dạ trung trực, ngay thẳng người ta thường ví “Thẳng như ruột ngựa”. (Ruột ngựa dài 22m, có một khoảng gọi là manh tràng là một túi kín đáy, dài 1m, đường kính 0,20m co thể chứa 30 lít thức ăn. Manh tràng có nhiều vi khuẩn với nhiệm vụ làm lên men thức ăn làm cho sự tiêu hoá dễ dàng. Manh tràng là khúc ruột thẳng cho nên người ta nói: “thẳng như ruột ngựa”).
Theo những thầy tướng số thì những nàng “cuời như ngựa hí” là những nàng..rất dâm! Những anh trẻ tuổi tánh tình bốc đồng, tự cao, tự đại lại háo thắng, hay công kích kẻ khác, bị người đời cho rằng “Ngựa non háu đá. Thường trong số những người tài giỏi, có người hay có tật nầy tật nọ, hay trở chứng bất ngờ cho nên người ta nói: “Ngựa hay lắm tật” hay là “ Ngựa chứng ngựa hay. Khi bị công kích, bị giáng những đòn cân não quá đau đớn, người ta tức tối vô cùng, cái tức ấy được ví: “Tức như bị ngựa đá”, nhứt là khi bị người yêu phản bội.
Những cô nhẹ dạ non lòng thường bị những chàng “Sở Khanh” dụ dỗ rồi nửa chừng chàng “Quất ngựa truy phong” để cho nàng mang nỗi khổ đau của kẻ bị phụ tình. Để ví những gương mặt dài khác thường, người ta dùng câu: “Mặt dài như mặt ngựa’. Để chỉ sự lẻ loi của một người, người ta hay nói kẻ ấy “đơn thân độc mã. Chúng ta sống ở đời nhiều năm tháng mới thấu rõ nhân tình thế thái. Do đó, cổ nhân có câu:
“Trường đồ tri mã lực
Sự cụu kiến nhân tình”
Để nhắc nhở người ta phải thích nghi với hoàn cảnh sống, phải giao hoà tình cảm với người chung quanh, tục ngữ có câu: “Núi dốc khó cho ngựa, người trái tính khó cho người thân. Nếu chúng ta đã nhận được tiếng thơm là người tài giỏi thì phải giữ chữ tín với mọi người, không thay đổi lập trường, lời nói nên tục ngữ có câu: “Ngựa hay không thay dáng chạy, người tốt không đổi thay lời.
Người ta thường tặng bức tranh “Mã đáo thành công”cho những của hiệu kinh doanh, buôn bán trong ngày khai trương. Câu trên nếu viết đầy đủ gòm có 2 vế đối nhau theo lối văn biền ngẫu: “ Mã đáo thành công, kỳ khai đắc thắng”. Câu trên cũng có thể chúc cầu cho người trên đường lập công danh hay những người sắp ra quân đánh giặc.
Trên chiến trường ngày xưa, những chiến sĩ ngồi trên lưng ngựa thường là bậc trượng phu, khí phách, có “Tinh thần mã thượng”, không đánh người dưới ngựa. Tướng Mã Viện tức Phục Ba Tướng Quân đã bộc lộ chí khí nam nhi qua câu nói: “Đại trượng phu nên chết ở chiến trường, lấy da ngựa bọc thây mà chôn chớ không chết trên giường nhi nữ”. Người xưa ca tụng những người có chí lớn, ngồi trên yên ngựa nên có câu : “Mã thượng đắc thiên hạ”, nghĩa là ngồi trên lưng ngựa để giành được thiên hạ.
Lời nói của Mã Viện khiến người viết nhớ đến chuyện “Thượng Mã Phong”. Từ ngữ nầy nhằm nhắc nhở các “đấng trượng phu” coi chừng bị “đứt bóng” thình lình ở chốn.. phòng the vì chứng “Thượng Mã Phong”. Đó là chứng bệnh chết trên ..thân thể ngọc ngà của giai nhân (chớ không phải chết trên lưng ngựa ở chiến trường) vì chàng quá “happy” tuôn hết “hồ lô”sinh khí (không đóng nắp). Để chữa chứng bệnh nầy chỉ cần lấy vật bén nhọn như “cái trâm em cài” đâm vào đầu xương cụt cho chảy máu thì cứu được chàng, nhưng phải giữ nguyên vị trí cũ. Đừng hốt hoảng mà hất chàng “té xuống ngựa” sẽ không cứu được!
HÌNH ẢNH CON NGỰA TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM
Qua những tác phẩm nổi tiếng trong văn chương Việt Nam, hình ảnh con ngựa được lồng vào cho nhiều cảnh huống khác nhau rất sinh động. Trong tác phẩm “Chinh Phụ Ngâm”, nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn do Bà Đoàn Thị Điẻm dịch sang chữ Nôm, hình ảnh chàng trai xếp bút nghiên theo việc đao cung được diễn tả như sau:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao,
Giả nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió Thu
. . . . . . . . . . . . .
Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử,
Tới Man Khê bàn sự Phục Ba.
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chành sắc trắng như là tuyết in.
. . . . . . . . . .
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
. . . . . . .
Tiếng nhạc ngựa lần xen tiếng trống,
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.
Hà lương chia rẽ đường này,
Bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi.
Lúc chàng trai hào kiệt làm người chinh phu đi chiến đấu ở phương xa, hình ảnh con ngựa luôn gắn bó với chàng:
Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn,
Dòng nước sâu ngựa nản chân bon,
Ôm yên, gối trống đã chồn,
Nằm vùng cát tráng, ngủ cồn rêu xanh.
. . . . . . . . .
Tưởng chàng trãi nhiều bề nắn nỏ,
Ba thước gươm, một cổ nhung yên,
Xông pha gió bãi trăng ngàn,
Tên reo đầu ngựa, giáo lan mặt thành.
. . . . . . . . . . .
Chàng ruỗi ngựa dặm trường mây phủ,
Thiếp dạo hài lầu cũ rêu in,
Gió Xuân ngày một vắng tin,
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì.
Trong tác phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du, tác giả đã vẽ hình ảnh chàng Kim Trọng mặc áo xanh, cưỡi ngựa bạch đi du ngoạn trong tiết thanh minh rất đẹp:
Tuyết in sắc ngựa câu dòn,
Cỏ pha màu áo, nhuộm non da trời.
. . . . . . . .
Gió chiều như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn trông theo.
Dưới dòng nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu, bóng chiều thướt tha.
Trong đoạn Thúc Sinh từ giả Kiều để về thăm nhà, tác giả đã diễn tả hình ảnh buổi chia ly trong khung cảnh trời vừa chớm Thu:
Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong Thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
Lúc Kiều bán mình chuộc cha, nàng nhờ em là Thúy Vân thay mình để nên chuyện tơ duyên với Kim Trọng vì kiếp nầy nàng đã lỗi nguyền với chàng:
Tái sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.
Có một bài thơ nổi tiếng của Thanh Tịnh diễn tả sự mong chờ mòn mỏi của người chinh phụ qua bao tháng năm dài. Nàng nương song của, nhìn xa để tìm bóng ngựa hồng của người chinh phu về, nhưng đau buồn thay khi ngụa về, chiếc yên lại vắng bóng chàng kỵ sĩ. Bài thơ nầy tựa đề là “Mòn mỏi”:
- Em ơi! nhẹ cuốn bức rèm tơ
Tìm thử chân mây khói toả mờ
Có bóng tình quân muôn dặm ruỗi
Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ
- Xa nhìn trong cõi trời mây
Chị ơi! em thấy một cây liễu buồn
- Bên rừng em hãy lặng nhìn theo
Có phải chăng em ngựa xuống đèo?
Chị ngỡ như chàng lên tiêếng gọi
Trên mình ngựa hí, lạc vang reo
- Bên rừng ngọn gió rung cây
Chị ơi! con nhạn lạc bầy kêu sương
- Tên chị ai giao giữa gió chiều
Phải chăng em hởi tiếng chàng kêu
Trên dòng sông lặng em nhìn thử
Có phải chăng người của chị yêu?
- Sóng chiều đưa chiếc thuyền lan
Chị ơi! con sáo gọi ngàn bên sông
Ô kìa bên cõi trời Đông
Ngựa ai còn ruỗi dặm hồng xa xa
- Nầy lặng em ơi! lặng lặng nhìn,
Phải chăng mình ngựa sắc hồng in
Nhẹ nhàng em sẽ buông rèm xuống
Chị sợ trong sương bóng ngựa chìm
- Ngựa hồng đã đến bên hiên
Chị ơi! trên ngựa chiếc yên..vắng người
Ông Nguyễn Đình Chiểu, tác giả của tác phẩm “Lục Vân Tiên”có làm một bài thơ vịnh con ngựa Tiêu Sương là ngựa quý của vua nhà Lương. bị vua Tống sai người bắt trộm, nhưng ngựa có nghĩa, nhớ cố quốc, nó bỏ ăn cho đến chết. Bài thơ ấy tựa đề là:
Ngựa Tiêu sương
Tiếng đồn ngàn dặm ngựa Tiêu suong,
Lầm đứa gian mưu nghĩ khá thương.
Giậm vó chẳng màng ăn cỏ Tống,
Quay đầu lại hí nhớ tàu Lương.
Chẳng cho chủ khác ngồi lưng cổ,
Thà chịu vua ta nắm khớp cương.
Ngựa nghĩa còn cưu nhà nước cũ,
Làm người bao nở phụ quê hương.
Một điển cố văn học “Ngựa hồ hí gió Bấc, chim Việt đậu cành Nam’, nguyên chữ Hán là:” Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi’, cũng mang ý nghĩa thương nhà nhớ nước như bài thơ trên. Nước Hồ ở phía Bắc nước Trung Hoa có môt loài ngựa quý, khi bị đem cống cho Trung Hoa, mỗi lần nghe hơi gió Bấc thì nó cất tiếng hí vang. Nước Việt ở phía Nam Trung Hoa có một loài chim quý, khi bị đem cống cho Trung Hoa, nó tìm cành cây ở phía Nam mà đậu. Loài vật còn có nghĩa đối với nước non, sao con người lại nở vong ân với Tổ Quốc!
Theo câu nói đầy chí khí hùng anh của Tướng Mã Viện nêu trên phần phiếm luận nên có điển tích văn học là “Mã cách lý thi”( Da ngựa bọc thây). Bài cổ thi tựa đề là “Lương Châu từ” cũng nói lên hào khí của người chiến sĩ sắp lên yên ngựa để xông pha nơi chiến địa:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Bài dịch thơ ( của Tô Kiều Ngân ):
Rượu Bồ đào, chén dạ quang,
Mới vừa muốn uống đã vang tiếng tỳ.
Say nằm trận địa, cười chi?
Xưa nay chinh chiến người đi không về.
Thời xưa, những nho sinh theo việc bút nghiên, giồi mài kinh sử, được vợ hiền tần tảo sớm hôm nuôi chàng ăn học với ước mong một ngày chàng đổ đạt hiển vinh “Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”.
Ca dao Việt Nam cũng có những câu ca dao mang hình ảnh con ngựa phi:
Rồng chầu xứ Huế
Ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài
Thương người xa xứ lạc loài tới đây
Tới đây thì phải ở đây
Bao giờ bén rể xanh cây mới về.
Trong kho tàng cổ văn Việt Nam, có tác phẩm “Lục súc tranh công” kể chuyện 6 con vật trâu, chó, ngựa, dê, gà, heo tranh nhau kể công. Đầu tiên, trâu ganh tị với chó, chó cãi lại rồi chó ganh tỵ với ngựa, ngựa ganh tị với dê, dê ganh tị với gà, gà ganh tị với heo. Sau, nhờ chủ nhà giải hòa, sáu con vật cảm thông nhau và con nào cũng an phận làm công việc của con ấy. Xin trích một đoạn ngựa bị trâu, chó công kích nên nổi giận, phản kích:
. . . . . . . . . . . .
Ngựa nghe nói tím gan, nổ phổi
Liền chạy ra hầm hí vang tai
“Ớ nầy nầy, tao bảo chúng bây
Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa?
Tuy rằng thú cũng hai giống thú
Thú như tao ai dám phân lê
Tao cũng từng đi quán về quê
Đã ghe trận đánh Nam, dẹp Bắc
Mỏi gối nưng phò xã tắc
Mòn lưng cúi đội vương công
Ngày ngày chầu chực sân rồng
Bữa bữa dựa kề loan giá
Ông Cao Tổ năm năm thượng mã
Mới dựng nên cơ nghiệp Lưu gia
Ông Quan Công sáu ải thoát qua
Vì cậy có Thanh Long, Xích Thố
. . . . . . . . . . . . . .
Hai câu thơ của vua Trần Thánh Tông ( tức Thánh Tông Thượng Hoàng vì vua tại ngôi là Trần Nhân Tông) còn ghi chép trong lịch sử khi quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta bị Trần Hưng Đạo với tài điều binh khiển tướng đã phá tan 50 vạn quân thù. Vua Trần Nhân Tông đem bọn tướng giặc bị bắt là Ô Mã Nhi, Phàn Tiêp, Tích Lệ, Cơ Ngọc đến trước chiêu lăng để làm lễ hiến phù. Thánh Tông Thượng Hoàng hân hoan khi thấy đất nước thái bình và chợt thấy chân của những con ngựa đá trước chiêu lăng bị dính bùn đất như đã xông trận trở về nên cảm hứng đặt 2 câu thơ:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
Dịch nôm:
Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông thiên cổ vũng âu vàng
NGỰA TRONG ÂM NHẠC VIỆT NAM
Hình ảnh con ngựa cũng được khai thác rất nhiều trong âm nhạc Việt Nam. Bộ môn Cổ Nhạc Miền Nam có nhựng bài bản như Lý Ngựa Ô Nam, Lý Ngựa Ô Bắc, Hướng Mã Hồi Thành, Sơn Đông Hướng Mã.. Tân nhạc thì có rất nhiều bài có đề cập tới ngựa như:
- Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang ( của Ngọc Chánh và Phạm Duy)
- Ngựa Phi Đường Xa ( của Lê Yên )
- Người Kỵ Mã Trong Sương Chiều ( của Văn Sanh )
- Ngẫu Hứng Ngựa Ô ( của Trần Tiến )
- Chàng Dũng Sĩ Và Con Ngựa Vàng ( tức Đạo Ca 3 của Phạm Thiên Thư và Phạm Duy )
- Ngựa Hồng ( tức Rong Ca 9 của Phạm Duy )
- Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa ( của Lê Uyên Phương )
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhiều nhạc phẩm mang hình ảnh con ngựa mặc dù tựa đề không mang chữ ngựa như nhạc phẩm:
- Một cõi đi về (...một ngày đầu Thu nghe chân ngựa đi về chốn xa...)
- Dầu chân địa đàng (...ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần...)
- Xa dấu mặt trời (...vó ngựa trên đời hay dấu chim bay...)
- Xin mặt trời ngủ yên (...ôi chinh chiến đã mang theo bạn bè, ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương...)
- Phúc âm buồn (...ngựa xa rồi, người vẫn ngồi, bụi về với mây...)
Các nhạc sĩ khác cũng có những nhạc phẩm mang hình ảnh con ngựa như:
- Hát trên đồi Tăng Nhơn Phú ( của Vũ Đức Sao Biển )
(...ngựa hồng bao năm rồi tìm cuộc vui, sao quanh đời ta còn vọng mãi chút hương xưa ngày thơ ấu...)
- Sài Gòn ( của Y Vân )
(... ngựa xe như ngước trên đường vẫn qua mau...)
- Chinh phụ ca ( của Phạm Duy )
(...ngựa hồng âu yếm bước sang , trên lưng có chàng trai tráng...)
- Ghé bến Sài Gòn ( của Văn Phụng )
(... ngựa xe như nước rộng ràng... ) . . . . . . . . . . . . .
NHỮNG CHUYỆN VỀ NGỰA
1- Chuyện Phù Đổng Thiên Vương và con ngựa sắt.
Đời vua Hùng Vương thứ 6, có giặc Ân hung bạo sang xâm chiếm nước ta, không ai chống nổi. Vua sai sứ đi rao, tìm nhân tài dẹp giặc. Bấy giờ ở làng Phù Đổng (nay thuộc huyện Võ giang, tỉnh Bắc Ninh) có một đứa bé xin đi đánh giặc Ân. Sứ giả về tâu với vua. Vua lấy làm lạ truyền cho đứa bé nhập triều. Đứa bé xin đúc cho một con ngựa sắt và cái roi cũng bằng sắt, Khi ngựa và roi đức xong, đứa bé vươn vai thành người cao lớn lên một trượng rồi nhảy lên lưng ngựa, cầm roi đi đánh giặc. Sau khi phá tan giặc Ân, người và ngựa đến Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, lập đền thờ ở làng Phù Đổng, về sau phong là Phù Đổng Thiên Vương.
2- Chuyện Tái Ông Thất Mã.
Ở gần cửa ải, có một ông già bị mất một con ngựa. Mọi người đều tỏ ý tiếc cho ông. Ông nói: “Biết đâu đó lại chẳng là điều may mắn!”. It lâu sau, con ngựa ấy dẫn một con ngựa Hồ là loài ngựa tốt về nhà ông. Mọi người đều mừng cho ông già. Ông nói: “ Biết đâu đó chẳng là cái hoạ”.
Đứa con trai của ông rất thích cưỡi con ngựa Hồ, chẳng may ngựa phi nhanh quá, nó té ngựa và bị què chân. Mọi người lại đến an ủi ông già. Ông ta nói “ Biết đâu đó lại chẳng là phúc lớn”.
Năm sau, quân Hồ tràn vào, trai tráng bị bắt lính, ra trận chết rất nhiều, riêng con trai của ông già bị què chân nên không bị bắt lính.
3- Chuyện bộ xương ngựa đáng giá ngàn vàng.
Năm 318 trước Công Nguyên, nước Yến có loạn. Lợi dụng thời cơ nầy, nước Tề tiến đánh nước Yến, giết chết Yến Vương Khoái. Ít lâu sau, Yến Chiêu Vương lên ngôi. Để thu hồi đất đai bị mất, Yến Chiêu Vương đến nhà Quách Hoè, một hiền giả của nước Yến trước đó để hỏi kế sách thực hiện ý muốn của mình. Quách Hoè thưa rằng:
- Nhà vua nào xây dựng được nghiệp đế là do đã biết coi người hiền là thầy giáo của mình. Nhà vua nào xây dựng được nghiệp vương là do đã coi người hiền là bạn của mình. Nhà vua nào hoàn thành được nghiệp bá là do đã coi người hiền là đại thần, còn vị vua nào không giữ được đất nước của mình là do coi người hiền như kẻ nô dịch của mình. Nếu bệ hạ thực sự muốn nghe lời chỉ bảo của người hiền, cung kính lễ phép, coi họ là thầy thì mọi người hiền trong thiên hạ sẽ quy tụ về nước Yến. Yến Chiêu Vương nói:
- Trẫm thực lòng muốn học tập tất cả mọi người hiền, chỉ có điều không biết trước hết nên gặp gỡ ai là thích hợp nhất?
Quách Hoè không trực tiếp trả lời câu hỏi của nhà vua mà ông kể cho nhà vua nghe câu chuyện sau đây:
- Đời xưa, có một vị quốc vương đã bỏ ra một ngàn lượng vàng để tìm mua một con thiên lý mã, nhưng 3 năm trôi qua mà vẫn không mua được. Có một vị đại thần tâu xin chịu vất vả vì bệ hạ một chuyến. Sau 3 tháng, vị đại thần tìm được một con thiên lý mã, nhưng nó đã chết!. Ông liền bỏ ra năm trăm lượng vàng để mua bộ xương con ngựa ấy đem về. Vị quốc vương kia giận dữ, quát mắng:
- Ai cho phép nhà ngươi dùng số vàng lớn như vậy của trẫm để mua về một bộ xương ngựa?
Vị đại thần nọ tâu:
- Một con thiên lý mã đã chết mà đã dám mua tới năm trăm lượng vàng, huống hồ chi một con thiên lý mã đang sống thì sẽ mua tới bao nhiêu? Người trong thiên hạ tất nhiên ai nấy đều cho rằng bệ hạ thực sự muốn mua thiên lý mã và nhứt định họ sẽ đem thiên lý mã tới cửa triều đình.
Quả nhiên chưa đầy một năm, nhà vua đã mua được 3 con thiên lý mã vừa ý. Kể xong câu chuyện. Quách Hoè thưa
- Ngày nay, nếu bệ hạ thực sự muốn cầu tìm người hiền tài làm thầy dạy thì xin hãy bắt đầu từ thảo dân. Ngay đến Quách Hoè tôi, sức hèn, tài mọn mà còn được nhà vua trọng dụng thì những người có tài hơn thảo dân sẽ nghĩ sao? Nhứa định từ nơi xa ngàn dặm họ sẽ vội vàng tìm đến đây thôi!
Yến Chiêu Vương thấy có lý bèn xây cho Quách Hoè một ngôi nhà và thật sự coi ông là thầy dạy.
Câu chuyện lan truyền ra nhiều nơi, rất nhiều người hiền tài từ khắp các nước chung quanh kéo tới gặp Yến Chiêu Vương. Yến Chiêu Vương nhờ dựa vào họ, cuối cùng đánh bại nước Tề, thu hồi được những đất đai bị mất.
4- Con ngựa thành Troy
Hỳ Lạp trong thời thượng cổ, ở mạn Bắc Tiểu Á Tế Á có thành Troy là đô thị giàu có, dân cư đông đúc, Hy Lạp muốn đánh chiếm đã 10 năm mà không được. Tướng Odysseus của Hy Lạp bày mưu làm một con ngựa bằng gỗ rất lớn, rỗng ruột, có bánh xe để di chuyển. Ông cho một toán quân sĩ đục trong bụng ngựa rồi kéo quân, đẩy con ngựa gỗ đến trước cửa thành Troy, giả vờ như muốn khiêu chiến. Trong thành Troy, quân sĩ cũng chuẩn bị phòng thủ. Nhưng, quân Hy Lạp bỗng rút quân, làm như thay đổi ý định không tấn công thành Troy nữa. Họ bỏ lại con ngựa gỗ trước mặt thành.
Quan quân của thành Troy thấy vậy bèn mở cửa thành, đẩy con ngựa gỗ vào thành, mở tiệc ăn mừng..chiến thắng và thu được.. “chiến lợi phẩm”. Đêm ấy quan quân trong thành Troy say vùi trong men rượu. Đến khuya, toán quân trong bụng ngựa gỗ mở nấp, đu dây xuống, giết chết hết lính canh rồi mở của thành cho lực lượng quân Hy Lạp mai phục bên ngoài tràn vào đánh chiếm thành Troy.
LỜI CUỐI CHO CHUYỆN NGỰA
Năm Ngọ nào cũng nghe nhiều người bàn tán 4 câu sấm của ông Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề, dương cước, anh hùng tận
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình
Không biết 2 câu sấm nầy có ứng nghiệm vào năm Ngọ nầy và năm Thân, năm Dậu kế tiếp hay không? Nếu xét theo tình hình thế giới thì thì hy vọng 2 câu sấm ấy đoán đúng cho năm Giáp Ngọ nầy và năm Bính Thân, năm Đinh Dậu sắp tới. Ở Syria thì nhân dân nổi dậy muốn lật đổ chính quyền hiện tại. Ở Trung Đông thì Iran và Palestine muốn triệt tiêu Do Thái. Do Thái muốn đánh Iran trước khi Iran xài bom nguyên tử. Ở Á Châu thì Trung Quốc chiếm biển đảo của VN. Bắc Hàn đe doạ tấn công Nam Hàn. Nếu thực sự Bắc Hàn dám hành động thì Mỹ sẽ bênh vực Nam Hàn và liên minh của Mỹ sẽ có Ấn Độ, Úc châu. Nhật Bản. Trung Quốc sẽ bênh vực đàn em Bắc Hàn. Nếu Bắc Hàn dùng bom nguyên tử thì Mỹ cũng sẽ trả đũa bằng bom nguyên tử và Trung Quốc sẽ phải di tản số dân khổng lồ ở phần đất sát biên giới Bắc Hàn, kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái đến bi đát. Cộng Sản Việt Nam sẽ không còn chỗ dựa vào quan thầy nữa. Đó là cơ hội cho Dân tộc VN vùng lên lật bạo quyền để đất nước thoát khỏi ách thống trị độc tài của đảng CSVN, xây dựng lại nền Tự Do Dân Chủ, tạo cuộc sống ấm no hạnh phúc sau bao năm chịu thống khổ, lầm than. Đó là niềm hy vọng 4 câu sấm trên sẽ ứng nghiệm như vậy (?)
Kha Lăng Đa