Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã tìm ra lý do vì sao dây tai nghe của chúng ta cứ hay bị rối
Việc lôi tai nghe từ túi ra mà thấy nó rối theo những cách không-thể-rối-hơn-được-nữa luôn là tác nhân gây ra tình trạng "máu dồn lên não"...
Từ khi tai nghe điện thoại có dây được sinh ra, chúng đã luôn đi kèm với việc bị rối, đó mới chính là “thương hiệu” của tai nghe in-ear chứ không phải chất lượng hay nhãn hiệu.
Việc gỡ rối tai nghe cũng gây khó chịu không kém, nếu bạn không cẩn thận thì những sợi dây mỏng manh dễ đứt bên trong sẽ khiến bạn phải mua tai nghe mới.
Đáng buồn là ít có cách nào khắc phục vấn đề này, ngoài tự sắm cho mình một cái tai nghe Bluetooth, không dây thì chúng rối với nhau như thế nào được! Nhưng ít ra thì ta cũng biết được lý do tại sao chúng lại rối với nhau, ít nhiều là vậy.
Trong một bài nghiên cứu có tên Sự tự thắt nút của một sợi dây bị tác động bởi Dorian M. Raymer và Douglas E. Smith tại ban vật lý,
Đại học California, đã biểu diễn lại điều “kỳ diệu” này với thử nghiệm: đoạn dây được đặt trong một hộp kín và hộp đó sẽ được xoay vòng trong một khoảng thời gian ngắn.
Họ thấy rằng một đoạn dây ngắn hơn 46 centimet gần như sẽ không bao giờ rối.
Nhưng với khoảng cách giữa 46 centimet và 150 centimet, tỉ lệ bị rối của dây tăng lên đáng kể. Với một đoạn dây dài hơn nữa, thì tỉ lệ dây bị rối lên tới 50%.
Nhưng hóa ra tỉ lệ này không thực sự chính xác, bởi khi thử nghiệm đoạn dây dài dần ra, đến lúc nó được nhét chặt trong hộp thì nó hoàn toàn không thể rối được nữa.
Để có được những kết quả thử nghiệm này, Raymer và Smith đã thực hiện tới 3.415 lần xoay lắc chiếc hộp đựng dây kia.
Và theo như thông số thì bạn mang trong cặp một chiếc tai nghe thông thường, thì tỉ lệ chúng sẽ “tự thắt nút” sẽ ít nhất là 50%.
Tại sao lại là “ít nhất”? Tai nghe của bạn là hình chữ Y chứ không phải một đoạn dây thẳng như trong thử nghiệm. Raymer và Smith đã không thử nghiệm với một đoạn dây có nhánh (3.415 lần mà lại không thử, đáng tiếc), nhưng chúng ta có thể chắc chắn, bằng thực nghiệm, rằng chúng sẽ rối hơn và tỉ lệ rối sẽ cao hơn.
Dưới đây là giản đồ biểu thị cách chúng tự luồn vào với nhau trong một cái hộp bị xoay vòng. Thì ra ngày nào hai đầu dây tai nghe của chúng ta cũng “chim chuột” với nhau trong túi quần/ba lô như thế nào đây.
Nghiên cứu này đã chỉ cho chúng ta thấy rằng dây tai nghe của chúng ta có khả năng tự rối vào với nhau, và tất nhiên là được giúp đỡ một phần lớn bởi độ dài và môi trường chúng được cất giữ nữa.
Quan trọng hơn, nghiên cứu này đã giúp chúng ta có thể hoàn toàn đổ tội cho vật lý đã làm rối dây tai nghe, chứ không phải một thế lực siêu nhiên nào đó phá hoại hay do bạn xếp đồ không ngăn nắp gọn gàng.
Kết luận lại là bạn hoàn toàn có thể tránh được việc rối dây tai nghe (hay bất kì loại dây nào khác) bằng cách để im nó trên bàn thay vì nhét vào túi quần hay cặp sách, chắc chắn rằng tỉ lệ bị rối dây của bạn sẽ giảm xuống 0%.
Tham khảo BI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã tìm ra lý do vì sao dây tai nghe của chúng ta cứ hay bị rối
Việc lôi tai nghe từ túi ra mà thấy nó rối theo những cách không-thể-rối-hơn-được-nữa luôn là tác nhân gây ra tình trạng "máu dồn lên não"...
Từ khi tai nghe điện thoại có dây được sinh ra, chúng đã luôn đi kèm với việc bị rối, đó mới chính là “thương hiệu” của tai nghe in-ear chứ không phải chất lượng hay nhãn hiệu.
Việc gỡ rối tai nghe cũng gây khó chịu không kém, nếu bạn không cẩn thận thì những sợi dây mỏng manh dễ đứt bên trong sẽ khiến bạn phải mua tai nghe mới.
Đáng buồn là ít có cách nào khắc phục vấn đề này, ngoài tự sắm cho mình một cái tai nghe Bluetooth, không dây thì chúng rối với nhau như thế nào được! Nhưng ít ra thì ta cũng biết được lý do tại sao chúng lại rối với nhau, ít nhiều là vậy.
Trong một bài nghiên cứu có tên Sự tự thắt nút của một sợi dây bị tác động bởi Dorian M. Raymer và Douglas E. Smith tại ban vật lý,
Đại học California, đã biểu diễn lại điều “kỳ diệu” này với thử nghiệm: đoạn dây được đặt trong một hộp kín và hộp đó sẽ được xoay vòng trong một khoảng thời gian ngắn.
Họ thấy rằng một đoạn dây ngắn hơn 46 centimet gần như sẽ không bao giờ rối.
Nhưng với khoảng cách giữa 46 centimet và 150 centimet, tỉ lệ bị rối của dây tăng lên đáng kể. Với một đoạn dây dài hơn nữa, thì tỉ lệ dây bị rối lên tới 50%.
Nhưng hóa ra tỉ lệ này không thực sự chính xác, bởi khi thử nghiệm đoạn dây dài dần ra, đến lúc nó được nhét chặt trong hộp thì nó hoàn toàn không thể rối được nữa.
Để có được những kết quả thử nghiệm này, Raymer và Smith đã thực hiện tới 3.415 lần xoay lắc chiếc hộp đựng dây kia.
Và theo như thông số thì bạn mang trong cặp một chiếc tai nghe thông thường, thì tỉ lệ chúng sẽ “tự thắt nút” sẽ ít nhất là 50%.
Tại sao lại là “ít nhất”? Tai nghe của bạn là hình chữ Y chứ không phải một đoạn dây thẳng như trong thử nghiệm. Raymer và Smith đã không thử nghiệm với một đoạn dây có nhánh (3.415 lần mà lại không thử, đáng tiếc), nhưng chúng ta có thể chắc chắn, bằng thực nghiệm, rằng chúng sẽ rối hơn và tỉ lệ rối sẽ cao hơn.
Dưới đây là giản đồ biểu thị cách chúng tự luồn vào với nhau trong một cái hộp bị xoay vòng. Thì ra ngày nào hai đầu dây tai nghe của chúng ta cũng “chim chuột” với nhau trong túi quần/ba lô như thế nào đây.
Nghiên cứu này đã chỉ cho chúng ta thấy rằng dây tai nghe của chúng ta có khả năng tự rối vào với nhau, và tất nhiên là được giúp đỡ một phần lớn bởi độ dài và môi trường chúng được cất giữ nữa.
Quan trọng hơn, nghiên cứu này đã giúp chúng ta có thể hoàn toàn đổ tội cho vật lý đã làm rối dây tai nghe, chứ không phải một thế lực siêu nhiên nào đó phá hoại hay do bạn xếp đồ không ngăn nắp gọn gàng.
Kết luận lại là bạn hoàn toàn có thể tránh được việc rối dây tai nghe (hay bất kì loại dây nào khác) bằng cách để im nó trên bàn thay vì nhét vào túi quần hay cặp sách, chắc chắn rằng tỉ lệ bị rối dây của bạn sẽ giảm xuống 0%.
Tham khảo BI