Xe cán chó
Ngòi nổ "Như Phong" trong ván bài triệt Phạm Quang Nghị
Như vậy phát súng khai hỏa của ông Như Phong đã thành công. Ông chính là tác giả của bài báo -Kỳ lạ „pháo đài „ dòm xuống Lăng Bác – đăng trên tờ Năng lượng mới ngày 15/9/2015 (1).
Nhìn từ tầng 15 vào khu trung tâm chính trị Ba Đình/ Hà Nội | nguồn: ảnh của Kinh Đô TCI |
Kiến trúc tòa nhà 8 B Lê Trực và thiết kế mới của số 1 Hoàng Hoa Thám
Như vậy phát súng khai hỏa của ông Như Phong đã thành công. Ông chính là tác giả của bài báo -Kỳ lạ „pháo đài „ dòm xuống Lăng Bác – đăng trên tờ Năng lượng mới ngày 15/9/2015 (1).
Tin nóng nêu một vấn đề cực nhạy cảm đã nhanh chóng lan rộng trong dư luận. Các tờ báo khác vội vã đưa tin và khai thác sâu về đề tài này.
Các nhân vật có vai vế một thời, nay đã nghỉ hưu, vội vã lên tiếng. Các nhà có chuyên môn về quy hoạch cũng đồng loạt lên tiếng. Báo chí dồn dập phản hồi thông tin. Có nghĩa là dư luận chung không đồng tình với tòa nhà thương mại sát khu vực này. Ngay sau đó Chính phủ vào cuộc và buộc phải có những cuộc thanh tra để trả lời dư luận. Có nghĩa là rất đúng bài bản.
Tờ Năng lượng mới sau khi đăng bài báo cũng thận trọng chờ đợi. Họ không vội tung tiếp các bài khác. Nhưng sau khi các báo đồng loạt đưa tin, thanh tra Chính phủ vào cuộc thì họ cho đăng liên tục các bài bình luận thêm về sự kiện này.
Tòa nhà 8 B ở phố Lê Trực mọc lên chẳng phải bất ngờ chút nào cả. Nó đã được công ty Kinh Đô TCI quảng cáo là tháp Kinh Đô- Tower. Các sự kiện trước đó cũng từng được đăng tải nhiều trên báo chí. Có nghĩa là nó không hề lén lút chen vào quy hoạch. Nó đã từng được Chính phủ hối thúc cấp giấy phép năm 2013. Vì thế các ban ngành liên quan đều buộc phải hỗ trợ , thẩm định và cho phép.
Ở đất Thủ đô Hà Nội một công trình đồ sộ như thế đương nhiên không thể tự xây ngẫu hứng được. Tất cả được quản lý rất chặt chẽ. Ngay ở đường phố ngoại ô một người dân muốn đặt một thùng nước di động miễn phí cho khách qua lại lúc cơ nhỡ. Thế mà còn bị công an, thanh tra giao thông kiểm soát chặt chẽ, thậm chí là cả thành phố, cả xã hội đều lên tiếng thì huống hồ gì một công trình như 8 B Lê Trực có thể sao nhãng được.
Hàng ngày hàng nghìn lượt người đi qua lại nơi này, nhìn tòa nhà mọc lên ai mà chả tự hỏi, ai là chủ công trình? Và công trình gì thế nhỉ? Thế nhưng ai cũng tự biết, công trình này buộc phải có đủ điều kiện và cấp xét duyệt phải là một cơ quan tối cao của Nhà nước.
Không khó lắm để lần theo thông tin, ai và nơi nào tác động để công ty Kinh Đô TCI xây tòa nhà này. Trong năm 2013 chính phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ thị cho thành phố Hà Nội, bộ Xây dựng và các cơ quan hữu quan xem xét , duyệt thiết kế và cấp phép xây dựng (2).
Vì thế khi sự vụ được nêu trên báo chí truyền thông thì công ty may Lê trực ( đơn vị trực tiếp của công ty Kinh Đô TCI) đã khẳng định có đầy đủ giấy phép, thậm chí về an ninh khoảng không còn có thẩm định của bộ Quốc phòng, về quy hoạch của viện thiết kế bộ Xây dựng và các cơ quan khác của thành phố Hà Nội.
Một công trình mà từng được Chính phủ cấp phép nay lại chính bị Chính phủ yêu cầu báo cáo thì thực là khôi hài. Nếu thực sự chỉ là phản hồi lại dư luận báo chí thì chỉ cần văn phòng của phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lên tiếng và xác nhận thì xem như vụ việc bình thường. Thế nhưng ông phó Thủ tướng phụ trách về công nghiệp và xây dựng cơ bản im lặng.
Nhưng điều đặc biệt ở đây là chính Thủ tướng chính phủ yêu cầu thành phố Hà Nội , bộ Quốc phòng và bộ Xây dựng trả lời cụ thể.
Bộ quốc phòng lên tiếng đầu tiên. Bộ cho rằng có nhận xét thẩm định an ninh khoảng không, nhưng không công nhận cấp phép tòa nhà được phép xây cao như thế. Xây dựng cao như thế là do doanh nghiệp tự ý.
Thành phố Hà Nội cũng vội vàng lên tiếng. Thành phố cho rằng việc cho xây tòa nhà là theo chỉ thị ở cấp trên, việc thanh tra có đúng và có sai. Việc xây cao vượt tầng là do…công ty tự ý.
Bộ Xây dựng chưa lên tiếng, nhưng có lẽ kết quả cũng tương tự như thành phố Hà Nội.
Như vậy „ trăm dâu đổ đầu tằm“. Công ty Kinh Đô TCI không còn có lý do gì để trưng tiếp bằng chứng có giấy phép chính danh để đấu tiếp với Thủ tướng chính phủ và vội vã „ khấu đầu chịu tội“, nhận hết mọi sai lầm về phía mình.
Bài báo của ông Như Phong được tung ra đúng thời điểm cực kỳ nhạy cảm và thành công. Đương nhiên ông Như Phong xưa nay có quan tâm gì đến Kiến trúc hay An ninh khoảng không hay quy hoạch vùng lõi Hà Nội. Nhưng ông là người được chọn để „ nêu bóng“. Bình thường một tờ báo mà đăng thông tin có tính đụng chạm tới nhiều cơ quan cao cấp như vậy thì bên Tuyên giáo đã để mắt tới. Hoặc là rút bài hoặc phải đặt vấn đề kiểu khác chứ không đến mức thả lỏng tự do. Như vậy ông Như Phong cũng chỉ là một quân cờ trong ván bài lớn mà thôi.
Điều đáng chú ý là bài báo gây dư luận rộng rãi đúng lúc các cơ quan Bộ và cấp trung ương đang tiến hành đại hội Đảng, nhằm tiến cử nhân sự cho đại hội toàn Đảng trong dịp tới.
Những yếu tố có tính chất „ lạ“, „ phương Bắc“ được thay thế bằng chủ thể „ dân tộc“, „ độc lập“.
Yếu tố Biển Đông đã thay đổi cục diện mới của nhân sự cao cấp Việt Nam.
Một động thái mới nhất là bên bộ Quốc phòng có thay đổi lớn về nhân sự. Hai thượng tướng chủ chốt được thăng hàm đại tướng. Một lúc 4 tướng được nâng lên chức thứ trưởng.
Những thay đổi lớn đối với nhân sự ở thành phố Hà Nội hay bộ Xây dựng cũng chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng ở các cơ quan dân sự thì chưa cần phải can thiệp vội vàng vì mọi hoạt động bên dân sự cần có lộ trình bài bản.
Tòa nhà cao tầng 8 B Lê Trực chỉ là một khối kiến trúc kính- bê tông. Thế nhưng người ta đã biết sử dụng nó trong một ván bài đầy mưu lược, một mũi tên „ dư luận“ nhưng trúng nhiều mục tiêu, đúng thời điểm. Người điều khiển quân cờ thực sự là cao thủ.
Dân Choa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Ngòi nổ "Như Phong" trong ván bài triệt Phạm Quang Nghị
Như vậy phát súng khai hỏa của ông Như Phong đã thành công. Ông chính là tác giả của bài báo -Kỳ lạ „pháo đài „ dòm xuống Lăng Bác – đăng trên tờ Năng lượng mới ngày 15/9/2015 (1).
Nhìn từ tầng 15 vào khu trung tâm chính trị Ba Đình/ Hà Nội | nguồn: ảnh của Kinh Đô TCI |
Kiến trúc tòa nhà 8 B Lê Trực và thiết kế mới của số 1 Hoàng Hoa Thám
Như vậy phát súng khai hỏa của ông Như Phong đã thành công. Ông chính là tác giả của bài báo -Kỳ lạ „pháo đài „ dòm xuống Lăng Bác – đăng trên tờ Năng lượng mới ngày 15/9/2015 (1).
Tin nóng nêu một vấn đề cực nhạy cảm đã nhanh chóng lan rộng trong dư luận. Các tờ báo khác vội vã đưa tin và khai thác sâu về đề tài này.
Các nhân vật có vai vế một thời, nay đã nghỉ hưu, vội vã lên tiếng. Các nhà có chuyên môn về quy hoạch cũng đồng loạt lên tiếng. Báo chí dồn dập phản hồi thông tin. Có nghĩa là dư luận chung không đồng tình với tòa nhà thương mại sát khu vực này. Ngay sau đó Chính phủ vào cuộc và buộc phải có những cuộc thanh tra để trả lời dư luận. Có nghĩa là rất đúng bài bản.
Tờ Năng lượng mới sau khi đăng bài báo cũng thận trọng chờ đợi. Họ không vội tung tiếp các bài khác. Nhưng sau khi các báo đồng loạt đưa tin, thanh tra Chính phủ vào cuộc thì họ cho đăng liên tục các bài bình luận thêm về sự kiện này.
Tòa nhà 8 B ở phố Lê Trực mọc lên chẳng phải bất ngờ chút nào cả. Nó đã được công ty Kinh Đô TCI quảng cáo là tháp Kinh Đô- Tower. Các sự kiện trước đó cũng từng được đăng tải nhiều trên báo chí. Có nghĩa là nó không hề lén lút chen vào quy hoạch. Nó đã từng được Chính phủ hối thúc cấp giấy phép năm 2013. Vì thế các ban ngành liên quan đều buộc phải hỗ trợ , thẩm định và cho phép.
Ở đất Thủ đô Hà Nội một công trình đồ sộ như thế đương nhiên không thể tự xây ngẫu hứng được. Tất cả được quản lý rất chặt chẽ. Ngay ở đường phố ngoại ô một người dân muốn đặt một thùng nước di động miễn phí cho khách qua lại lúc cơ nhỡ. Thế mà còn bị công an, thanh tra giao thông kiểm soát chặt chẽ, thậm chí là cả thành phố, cả xã hội đều lên tiếng thì huống hồ gì một công trình như 8 B Lê Trực có thể sao nhãng được.
Hàng ngày hàng nghìn lượt người đi qua lại nơi này, nhìn tòa nhà mọc lên ai mà chả tự hỏi, ai là chủ công trình? Và công trình gì thế nhỉ? Thế nhưng ai cũng tự biết, công trình này buộc phải có đủ điều kiện và cấp xét duyệt phải là một cơ quan tối cao của Nhà nước.
Không khó lắm để lần theo thông tin, ai và nơi nào tác động để công ty Kinh Đô TCI xây tòa nhà này. Trong năm 2013 chính phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ thị cho thành phố Hà Nội, bộ Xây dựng và các cơ quan hữu quan xem xét , duyệt thiết kế và cấp phép xây dựng (2).
Vì thế khi sự vụ được nêu trên báo chí truyền thông thì công ty may Lê trực ( đơn vị trực tiếp của công ty Kinh Đô TCI) đã khẳng định có đầy đủ giấy phép, thậm chí về an ninh khoảng không còn có thẩm định của bộ Quốc phòng, về quy hoạch của viện thiết kế bộ Xây dựng và các cơ quan khác của thành phố Hà Nội.
Một công trình mà từng được Chính phủ cấp phép nay lại chính bị Chính phủ yêu cầu báo cáo thì thực là khôi hài. Nếu thực sự chỉ là phản hồi lại dư luận báo chí thì chỉ cần văn phòng của phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lên tiếng và xác nhận thì xem như vụ việc bình thường. Thế nhưng ông phó Thủ tướng phụ trách về công nghiệp và xây dựng cơ bản im lặng.
Nhưng điều đặc biệt ở đây là chính Thủ tướng chính phủ yêu cầu thành phố Hà Nội , bộ Quốc phòng và bộ Xây dựng trả lời cụ thể.
Bộ quốc phòng lên tiếng đầu tiên. Bộ cho rằng có nhận xét thẩm định an ninh khoảng không, nhưng không công nhận cấp phép tòa nhà được phép xây cao như thế. Xây dựng cao như thế là do doanh nghiệp tự ý.
Thành phố Hà Nội cũng vội vàng lên tiếng. Thành phố cho rằng việc cho xây tòa nhà là theo chỉ thị ở cấp trên, việc thanh tra có đúng và có sai. Việc xây cao vượt tầng là do…công ty tự ý.
Bộ Xây dựng chưa lên tiếng, nhưng có lẽ kết quả cũng tương tự như thành phố Hà Nội.
Như vậy „ trăm dâu đổ đầu tằm“. Công ty Kinh Đô TCI không còn có lý do gì để trưng tiếp bằng chứng có giấy phép chính danh để đấu tiếp với Thủ tướng chính phủ và vội vã „ khấu đầu chịu tội“, nhận hết mọi sai lầm về phía mình.
Bài báo của ông Như Phong được tung ra đúng thời điểm cực kỳ nhạy cảm và thành công. Đương nhiên ông Như Phong xưa nay có quan tâm gì đến Kiến trúc hay An ninh khoảng không hay quy hoạch vùng lõi Hà Nội. Nhưng ông là người được chọn để „ nêu bóng“. Bình thường một tờ báo mà đăng thông tin có tính đụng chạm tới nhiều cơ quan cao cấp như vậy thì bên Tuyên giáo đã để mắt tới. Hoặc là rút bài hoặc phải đặt vấn đề kiểu khác chứ không đến mức thả lỏng tự do. Như vậy ông Như Phong cũng chỉ là một quân cờ trong ván bài lớn mà thôi.
Điều đáng chú ý là bài báo gây dư luận rộng rãi đúng lúc các cơ quan Bộ và cấp trung ương đang tiến hành đại hội Đảng, nhằm tiến cử nhân sự cho đại hội toàn Đảng trong dịp tới.
Những yếu tố có tính chất „ lạ“, „ phương Bắc“ được thay thế bằng chủ thể „ dân tộc“, „ độc lập“.
Yếu tố Biển Đông đã thay đổi cục diện mới của nhân sự cao cấp Việt Nam.
Một động thái mới nhất là bên bộ Quốc phòng có thay đổi lớn về nhân sự. Hai thượng tướng chủ chốt được thăng hàm đại tướng. Một lúc 4 tướng được nâng lên chức thứ trưởng.
Những thay đổi lớn đối với nhân sự ở thành phố Hà Nội hay bộ Xây dựng cũng chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng ở các cơ quan dân sự thì chưa cần phải can thiệp vội vàng vì mọi hoạt động bên dân sự cần có lộ trình bài bản.
Tòa nhà cao tầng 8 B Lê Trực chỉ là một khối kiến trúc kính- bê tông. Thế nhưng người ta đã biết sử dụng nó trong một ván bài đầy mưu lược, một mũi tên „ dư luận“ nhưng trúng nhiều mục tiêu, đúng thời điểm. Người điều khiển quân cờ thực sự là cao thủ.
Dân Choa