Sức khỏe và đời sống
Ngủ ít làm giảm tuổi thọ, ngủ nướng thì sao?
daikynguyenvn.com
Ngủ ít làm giảm tuổi thọ, ngủ nướng thì sao?
Còn rất nhiều huyền bí liên quan đến giấc ngủ mà các nhà khoa học chưa khám phá được, tuy nhiên họ đã thấy được mối liên hệ giữa thời gian ngủ và tuổi thọ của bạn.
Ăn uống, ngủ nghỉ là những nhu cầu tối thiểu mà cơ thể bạn cần được đáp ứng hàng ngày. Một giấc ngủ sâu giúp cơ thể bạn lấy lại năng lượng sau cả ngày hoạt động mệt mỏi. Thời điểm đi ngủ có thể thay đổi tuỳ theo mùa, vùng miền, đặc thù công việc nhưng thời lượng ngủ liên quan nhiều đến lứa tuổi. Trẻ con thường ngủ nhiều, người già sẽ ngủ ít đi.
Ngủ nhiều có nguy cơ chết sớm, ngủ bao nhiêu là đủ?
Các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã công bố nghiên cứu thú vị nhất về sự liên quan giữa giấc ngủ với tuổi thọ của con người. Ngủ bao nhiêu là đủ để sống khỏe?
Nghiên cứu được thực hiện kéo dài gần 15 năm trên cơ sở khảo sát và lập hồ sơ theo dõi thói quen ngủ của 70.000 người từ 45-83 tuổi tại Thụy Điển.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên báo Uppsala Daily News, 5 nhà nghiên cứu trực tiếp tham gia quá trình khảo sát đã đặt câu hỏi chung cho tất cả mọi người về thời gian ngủ, tình trạng hiệu suất công việc và các hoạt động giải trí ngoài giờ khác.
Trong thời gian nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cũng đã ghi chép lại số liệu của 1,45 triệu người chết trong giai đoạn khảo sát.
Kết quả cho thấy, những người ngủ đủ 7 giờ/ngày có thể sống lâu hơn 1 năm so với những người ngủ nhiều hơn 8 giờ/ngày và ít hơn 6 giờ/ngày. Số giờ ngủ chênh lệch càng cao, tuổi thọ càng giảm.
Các chuyên gia khẳng định, thời gian ngủ ảnh hưởng đáng kể hoạt động của con người, ngủ nhiều hay ít liên quan trực tiếp đến tuổi thọ, nghiên cứu này chính là câu trả lời.
Ngủ quá nhiều hay quá ít đều chắc chắn gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ. Dù bạn có tin hay không thì chất lượng giấc ngủ đánh giá chính xác chất lượng sống. Những người không thể tạo cho mình một thói quen đi ngủ đúng giờ thì phải chấp nhận tuổi thọ ngắn ngủi hơn những người khác.
(chuyên gia Thorbjorn Oaks Tate đăng trên tạp chí American Jnl of Epidemiology)
Ngủ ít ảnh hưởng đến sức khoẻ là điều hiển nhiên nhưng tại sao ngủ nhiều cũng gây gại sức khoẻ. Theo nguyên lý của y học cổ truyền “thái quá bất cập”, thừa hay thiếu đều không tốt. Ngủ nhiều dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch, tiểu đường, khiến đầu óc lơ mơ, hiệu suất công việc trong ngày giảm sút… thậm chí trầm cảm.
Một số biện pháp để cải thiện chất lượng giấc ngủ:
- Không làm việc quá sức trong ngày khiến bạn mệt mỏi vào buổi tối.
- Không thức quá khuya, uống các đồ uống gây kích thích gần giờ ngủ như rượu, cà phê…
- Xác định mục tiêu sống khiến bạn biết quý trọng thời gian hơn.
- Nếu khó ngủ bạn có thể chọn các bản nhạc du dương để ru bạn vào giấc ngủ.
- Ngồi thiền trước giờ đi ngủ để tâm thái trở nên ổn định. Danh y Hoa Đà có dạy: Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau, là cách tốt nhất để đi vào giấc ngủ.
Y học hiện đại đã chứng minh, những người ngủ sớm dậy sớm, áp lực tinh thần sẽ rất nhỏ, không dễ mắc các bệnh liên quan tới tinh thần.
Hoàng Kỳ tổng hợp
Ngủ ít làm giảm tuổi thọ, ngủ nướng thì sao?
daikynguyenvn.com
Ngủ ít làm giảm tuổi thọ, ngủ nướng thì sao?
Còn rất nhiều huyền bí liên quan đến giấc ngủ mà các nhà khoa học chưa khám phá được, tuy nhiên họ đã thấy được mối liên hệ giữa thời gian ngủ và tuổi thọ của bạn.
Ăn uống, ngủ nghỉ là những nhu cầu tối thiểu mà cơ thể bạn cần được đáp ứng hàng ngày. Một giấc ngủ sâu giúp cơ thể bạn lấy lại năng lượng sau cả ngày hoạt động mệt mỏi. Thời điểm đi ngủ có thể thay đổi tuỳ theo mùa, vùng miền, đặc thù công việc nhưng thời lượng ngủ liên quan nhiều đến lứa tuổi. Trẻ con thường ngủ nhiều, người già sẽ ngủ ít đi.
Ngủ nhiều có nguy cơ chết sớm, ngủ bao nhiêu là đủ?
Các nhà nghiên cứu Thụy Điển đã công bố nghiên cứu thú vị nhất về sự liên quan giữa giấc ngủ với tuổi thọ của con người. Ngủ bao nhiêu là đủ để sống khỏe?
Nghiên cứu được thực hiện kéo dài gần 15 năm trên cơ sở khảo sát và lập hồ sơ theo dõi thói quen ngủ của 70.000 người từ 45-83 tuổi tại Thụy Điển.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên báo Uppsala Daily News, 5 nhà nghiên cứu trực tiếp tham gia quá trình khảo sát đã đặt câu hỏi chung cho tất cả mọi người về thời gian ngủ, tình trạng hiệu suất công việc và các hoạt động giải trí ngoài giờ khác.
Trong thời gian nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cũng đã ghi chép lại số liệu của 1,45 triệu người chết trong giai đoạn khảo sát.
Kết quả cho thấy, những người ngủ đủ 7 giờ/ngày có thể sống lâu hơn 1 năm so với những người ngủ nhiều hơn 8 giờ/ngày và ít hơn 6 giờ/ngày. Số giờ ngủ chênh lệch càng cao, tuổi thọ càng giảm.
Các chuyên gia khẳng định, thời gian ngủ ảnh hưởng đáng kể hoạt động của con người, ngủ nhiều hay ít liên quan trực tiếp đến tuổi thọ, nghiên cứu này chính là câu trả lời.
Ngủ quá nhiều hay quá ít đều chắc chắn gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ. Dù bạn có tin hay không thì chất lượng giấc ngủ đánh giá chính xác chất lượng sống. Những người không thể tạo cho mình một thói quen đi ngủ đúng giờ thì phải chấp nhận tuổi thọ ngắn ngủi hơn những người khác.
(chuyên gia Thorbjorn Oaks Tate đăng trên tạp chí American Jnl of Epidemiology)
Ngủ ít ảnh hưởng đến sức khoẻ là điều hiển nhiên nhưng tại sao ngủ nhiều cũng gây gại sức khoẻ. Theo nguyên lý của y học cổ truyền “thái quá bất cập”, thừa hay thiếu đều không tốt. Ngủ nhiều dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch, tiểu đường, khiến đầu óc lơ mơ, hiệu suất công việc trong ngày giảm sút… thậm chí trầm cảm.
Một số biện pháp để cải thiện chất lượng giấc ngủ:
- Không làm việc quá sức trong ngày khiến bạn mệt mỏi vào buổi tối.
- Không thức quá khuya, uống các đồ uống gây kích thích gần giờ ngủ như rượu, cà phê…
- Xác định mục tiêu sống khiến bạn biết quý trọng thời gian hơn.
- Nếu khó ngủ bạn có thể chọn các bản nhạc du dương để ru bạn vào giấc ngủ.
- Ngồi thiền trước giờ đi ngủ để tâm thái trở nên ổn định. Danh y Hoa Đà có dạy: Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau, là cách tốt nhất để đi vào giấc ngủ.
Y học hiện đại đã chứng minh, những người ngủ sớm dậy sớm, áp lực tinh thần sẽ rất nhỏ, không dễ mắc các bệnh liên quan tới tinh thần.
Hoàng Kỳ tổng hợp