Trang lá cải

Người giàu hà tiện hay hào phóng?

Có thể đôi lúc bạn thấy trong một quán bar, người giàu nhất trong nhóm có vẻ là người chậm nhất rút ví khi đến lượt trả tiền một chầu rượu. Phải chăng tính họ vẫn luôn bủn xỉn như thế
money make it rain cash money dollar bills
Một chuỗi nghiên cứu có vẻ cho thấy người giàu keo kiệt hơn và ít đáng tin cậy hơn, nhưng điều này có đúng không?

Có thể đôi lúc bạn thấy trong một quán bar, người giàu nhất trong nhóm có vẻ là người chậm nhất rút ví khi đến lượt trả tiền một chầu rượu. Phải chăng tính họ vẫn luôn bủn xỉn như thế và vì thế mà họ giàu? Hay là vì họ giàu nên họ mới bủn xỉn?

Đây là một câu hỏi phức tạp và có thể được tiếp cận theo nhiều cách. Ta có thể lấy một nhóm người được cho là quan tâm đến chủ đề tiền, như là các nhà kinh tế, và so sánh sự hào phóng của họ với những người khác. Một nghiên cứu từ 1993 đã thực hiện việc này và thấy con số các sinh viên kinh tế thừa nhận không bỏ một đồng nào cho từ thiện gấp đôi số sinh viên như vậy học môn kiến trúc và tâm lý học. Nghiên cứu này cũng cho thấy sinh viên kinh tế cư xử kém thành thực trong trò chơi cần hợp tác như trò chơi Prisoner’s Dilemma.

image

Khi đánh giá sinh viên trong suốt quá trình học người ta thấy những sinh viên học các môn khác có mức hào phóng nhỉnh hơn lên vào thời gian sắp tốt nghiệp trong khi các sinh viên kinh tế vẫn giữ ở mức kém hào phóng trong suốt quá trình học. Tất nhiên đây là nói trung bình, chứ sinh viên kinh tế có tính vị tha thì cũng có.

Thực tế có một số bằng chứng cho hay những người nhiều tiền hoặc sống ở những khu khá giả có thể có tính vị tha nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu đã thử rải ở 20 địa điểm khác nhau ở London, mỗi địa điểm rải 15 bức thư, có đề địa chỉ và dán tem, trên mặt đường. Rồi họ đợi xem sẽ nhận được bao nhiêu bức thư do người tử tế qua đường nhặt và bỏ vào hòm thư. Ở những khu giàu có như Wimbledon thì 87% thư tới được nơi gửi, ở khu nghèo như Shadwell, chỉ 37%.

Những người giàu cũng thường có vẻ thể hiện hào phóng hơn qua những “hành động vị tha đặc biệt”, nghĩa là hành động ít được quần chúng thừa nhận và khó có hy vọng được đền đáp. Thí dụ Kristin Brethel-Haurwitz và Abigail Marsh ở Đại học Georgetown đã thử tìm hiểu vì sao tỷ lệ hiến thận cho người lạ thay đổi nhiều thế ở các bang khác nhau ở Mỹ.

black and white money cash

Họ đã xem xét nhiều yếu tố kể cả lòng mộ đạo, nhưng yếu tố tiên đoán mạnh nhất là mức thu nhập trung bình. Đơn giản là ở các bang giàu hơn thì có nhiều trường hợp hiến thận hơn. Điều này không nhất thiết để chứng minh rằng cá nhân người giàu thì dễ hiến thận hơn người nghèo. Điều nêu lên ở đây là với nhiều lòng vị tha sẽ đưa đến cuộc sống khá giả trong quần chúng, nhưng cũng có thể vì khá giả hơn nên quần chúng có lòng vị tha hơn.

Do vậy trừ trường hợp đặc biệt của các sinh viên kinh tế còn thì những người giàu thể hiện là tốt qua nghiên cứu này. Nhưng với nghiên cứu của Paul Piff thuộc đại học Berkeley, California, thì không hẳn như vậy. Trong một nghiên cứu, ông cho một loạt lựa chọn tuyên bố để thử mức tự cho mình có quyền làm gì, thí dụ như ‘nếu tôi trên tàu Titanic, tôi đáng được lên thuyền cức hộ đầu tiên.’ Điều đáng ngạc nhiên là một số người đồng ý với tuyên bố đó và họ thường là người giàu, hơn là người nghèo. Người giàu cũng thường cho rằng họ không bao giờ sai và giỏi mọi việc, và thường nhìn gương kiểm tra hình thức trước khi chụp ảnh.

Trong một nghiên cứu khác, Piff tập hợp một nhóm người có thu nhập khác nhau, có người tới 200.000 USD một năm, và đưa cho mỗi người 10 USD để làm quà tặng, cho bao nhiêu là tùy họ. Piff thấy rằng người nghèo phóng khoáng hơn người giàu.

image
Nhưng nhớ rằng những người này là giàu trước khi họ tham gia vào thử nghiệm của Piff. Có thể không phải vì họ giàu nên họ cư xử như vậy, nhưng với cách cư xử như vậy đã giúp họ trở nên giàu. Có thể do cân nhắc kỹ với đồng tiền cộng với lòng tự tin cao nên họ trở nên giàu.

Sẽ như thế nào nếu làm ai đó giàu lên một cách giả tạo? Họ sẽ thay đổi không? Để nghiên cứu Piff đã tổ chức chơi trò chơi Monopoly với “sự cải biến” thế. Việc tung đồng xu mở đầu trò chơi làm cho một người chơi có số tiền gấp đôi đối phương và nhận được 2 lần tiền mỗi lần vượt qua “Go”. Không có gì đáng ngạc nhiên, những người chơi có ưu thế bắt đầu thắng ván đó, nhưng Piff theo dõi sự tiến triển qua gương một chiều để xem cái gì sẽ thay đổi khi người đó được “giàu” lên một cách giả tạo. Nhiều người nói to hơn, hò reo và cho xe đua nhảy chạy ầm ầm quanh bàn cờ. Một số quơ phần bánh quấn thừng ở trong bát để trên bàn nhiều hơn phần của mình, và sau trò chơi, khi được hỏi vì sao họ thắng, họ bảo họ đã tập trung suy nghĩ và quyết định khôn khéo. Không một ai nói về lợi thế tài chính họ có được khi trò chơi bắt đầu. Do vậy có lẽ khi có tiền, thậm chí là tạm thời, có thể làm con người thấy mình quan trọng.

image

Piff cũng bỏ thời gian nấp gần vệt qua đường dành cho bộ hành ở Bay Area, San Francisco, để xem tài xế xe rẻ tiền hay xe đắt tiền hay dừng lại. Tất cả xe rẻ tiền đều dừng, chỉ 1/2 tài xế xe đắt tiền là dừng lấy lệ. Nhưng nghiên cứu này là khá nhỏ. Và tất nhiên là loại xe chỉ là tiêu chí đại diện của sự giàu có. Có thể xe là do tài xế của chủ xe lái hoặc xe là xe mua chịu của người không giàu.

image
Tỉ phú Warren Buffett tạo ra Giving Pledge vào năm 2010 để động viên những người siêu giàu để lại tài sản cho hoạt động thiện nguyện.

Stefan Trautmann ở Đại học Heidelberg đã thử tránh những bất trắc nói trên bằng một cuộc khảo sát có căn cứ đích xác với 9.000 người, thực hiện 4 lần một năm ở Hà Lan. Ông thấy rằng những người có địa vị kinh tế xã hội cao hơn có vẻ độc lập hơn và ít dính líu với người khác hơn. Nhưng khi họ chơi các trò chơi cần lòng tin tài chính thì người giàu dễ phản bội đối phương hơn là người nghèo.

Những nghiên cứu xem xét cư xử vị tha có vẻ mâu thuẫn, vậy những con số khó giải thích về tiền cho cho từ thiện thì như thế nào? Có phải trường hợp của Warren Buffet (nhà tỷ phú nguyện cho 99% sự giàu có của mình) là sự đặc biệt hiếm hoi hay là người giàu cho tiền với tỷ lệ trung bình cao hơn so với tiền lương? Ta có thể so sánh phần tiền mang cho từ thiện với tiền thu nhập. Những nghiên cứu cũ về lòng vị tha cho thấy biểu đồ này theo hình nụ cười vểnh lên (chữ U), với người nghèo nhất và giàu nhất lấy thu nhập của mình ủng hộ từ thiện với tỷ lệ cao hơn, trong khi những người ở khoảng giữa ủng hộ ít hơn.

Nhưng nghiên cứu cũ này đã bỏ ra ngoài những người không cho từ thiện một tý nào, điển hình là những người rất nghèo nên không đủ tiền để cho ai, và có thể làm sai các con số.

image
Để tính đến việc này, những nhà nghiên cứu ở đại học Boston đã xem xét trong giải thu nhập từ 10.000 USD đến 300.000 USD, thấy rằng tỷ lệ trung bình rút thu nhập để cho từ thiện ở Mỹ là không đổi và khoảng 2,3%. Nhưng khi ta nhìn vào những người có thu nhập ở đỉnh cao (2% thu nhập là 300.000 USD), họ cho đi trung bình là 4,4% thu nhập. Do vậy xét theo nhóm thì những người siêu giàu có thể coi là những người hào phóng hơn về ủng hộ từ thiện.

Nhìn chung, nghiên cứu ở Boston mới thấy rằng người giàu không hào phóng hơn cũng như không bủ xỉn hơn tất cả những người còn lại chúng ta, trừ những người ở đỉnh trên cùng. Có thể bạn nói rằng họ có khả năng tài chính để cho, nhưng dù sao thì  họ đã quyết định làm như vậy.

image
Vậy lần tới bạn nhận thấy ai đó giàu mà chậm trả phần tiền của họ ở quán bar thì đó là bản tính của họ chứ không phải đồng tiền làm họ bần tiện. Nghiên cứu cho thấy có rất nhiều sự hào phóng ở người giàu, nhưng có thể điều đáng để đề phòng là cư xử như thể mình có quyền, đặc biệt là khi chơi Monopoly.


http://baomai.blogspot.com/2016/09/nguoi-giau-ha-tien-hay-hao-phong.html
Claudia Hammond

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Người giàu hà tiện hay hào phóng?

Có thể đôi lúc bạn thấy trong một quán bar, người giàu nhất trong nhóm có vẻ là người chậm nhất rút ví khi đến lượt trả tiền một chầu rượu. Phải chăng tính họ vẫn luôn bủn xỉn như thế
money make it rain cash money dollar bills
Một chuỗi nghiên cứu có vẻ cho thấy người giàu keo kiệt hơn và ít đáng tin cậy hơn, nhưng điều này có đúng không?

Có thể đôi lúc bạn thấy trong một quán bar, người giàu nhất trong nhóm có vẻ là người chậm nhất rút ví khi đến lượt trả tiền một chầu rượu. Phải chăng tính họ vẫn luôn bủn xỉn như thế và vì thế mà họ giàu? Hay là vì họ giàu nên họ mới bủn xỉn?

Đây là một câu hỏi phức tạp và có thể được tiếp cận theo nhiều cách. Ta có thể lấy một nhóm người được cho là quan tâm đến chủ đề tiền, như là các nhà kinh tế, và so sánh sự hào phóng của họ với những người khác. Một nghiên cứu từ 1993 đã thực hiện việc này và thấy con số các sinh viên kinh tế thừa nhận không bỏ một đồng nào cho từ thiện gấp đôi số sinh viên như vậy học môn kiến trúc và tâm lý học. Nghiên cứu này cũng cho thấy sinh viên kinh tế cư xử kém thành thực trong trò chơi cần hợp tác như trò chơi Prisoner’s Dilemma.

image

Khi đánh giá sinh viên trong suốt quá trình học người ta thấy những sinh viên học các môn khác có mức hào phóng nhỉnh hơn lên vào thời gian sắp tốt nghiệp trong khi các sinh viên kinh tế vẫn giữ ở mức kém hào phóng trong suốt quá trình học. Tất nhiên đây là nói trung bình, chứ sinh viên kinh tế có tính vị tha thì cũng có.

Thực tế có một số bằng chứng cho hay những người nhiều tiền hoặc sống ở những khu khá giả có thể có tính vị tha nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu đã thử rải ở 20 địa điểm khác nhau ở London, mỗi địa điểm rải 15 bức thư, có đề địa chỉ và dán tem, trên mặt đường. Rồi họ đợi xem sẽ nhận được bao nhiêu bức thư do người tử tế qua đường nhặt và bỏ vào hòm thư. Ở những khu giàu có như Wimbledon thì 87% thư tới được nơi gửi, ở khu nghèo như Shadwell, chỉ 37%.

Những người giàu cũng thường có vẻ thể hiện hào phóng hơn qua những “hành động vị tha đặc biệt”, nghĩa là hành động ít được quần chúng thừa nhận và khó có hy vọng được đền đáp. Thí dụ Kristin Brethel-Haurwitz và Abigail Marsh ở Đại học Georgetown đã thử tìm hiểu vì sao tỷ lệ hiến thận cho người lạ thay đổi nhiều thế ở các bang khác nhau ở Mỹ.

black and white money cash

Họ đã xem xét nhiều yếu tố kể cả lòng mộ đạo, nhưng yếu tố tiên đoán mạnh nhất là mức thu nhập trung bình. Đơn giản là ở các bang giàu hơn thì có nhiều trường hợp hiến thận hơn. Điều này không nhất thiết để chứng minh rằng cá nhân người giàu thì dễ hiến thận hơn người nghèo. Điều nêu lên ở đây là với nhiều lòng vị tha sẽ đưa đến cuộc sống khá giả trong quần chúng, nhưng cũng có thể vì khá giả hơn nên quần chúng có lòng vị tha hơn.

Do vậy trừ trường hợp đặc biệt của các sinh viên kinh tế còn thì những người giàu thể hiện là tốt qua nghiên cứu này. Nhưng với nghiên cứu của Paul Piff thuộc đại học Berkeley, California, thì không hẳn như vậy. Trong một nghiên cứu, ông cho một loạt lựa chọn tuyên bố để thử mức tự cho mình có quyền làm gì, thí dụ như ‘nếu tôi trên tàu Titanic, tôi đáng được lên thuyền cức hộ đầu tiên.’ Điều đáng ngạc nhiên là một số người đồng ý với tuyên bố đó và họ thường là người giàu, hơn là người nghèo. Người giàu cũng thường cho rằng họ không bao giờ sai và giỏi mọi việc, và thường nhìn gương kiểm tra hình thức trước khi chụp ảnh.

Trong một nghiên cứu khác, Piff tập hợp một nhóm người có thu nhập khác nhau, có người tới 200.000 USD một năm, và đưa cho mỗi người 10 USD để làm quà tặng, cho bao nhiêu là tùy họ. Piff thấy rằng người nghèo phóng khoáng hơn người giàu.

image
Nhưng nhớ rằng những người này là giàu trước khi họ tham gia vào thử nghiệm của Piff. Có thể không phải vì họ giàu nên họ cư xử như vậy, nhưng với cách cư xử như vậy đã giúp họ trở nên giàu. Có thể do cân nhắc kỹ với đồng tiền cộng với lòng tự tin cao nên họ trở nên giàu.

Sẽ như thế nào nếu làm ai đó giàu lên một cách giả tạo? Họ sẽ thay đổi không? Để nghiên cứu Piff đã tổ chức chơi trò chơi Monopoly với “sự cải biến” thế. Việc tung đồng xu mở đầu trò chơi làm cho một người chơi có số tiền gấp đôi đối phương và nhận được 2 lần tiền mỗi lần vượt qua “Go”. Không có gì đáng ngạc nhiên, những người chơi có ưu thế bắt đầu thắng ván đó, nhưng Piff theo dõi sự tiến triển qua gương một chiều để xem cái gì sẽ thay đổi khi người đó được “giàu” lên một cách giả tạo. Nhiều người nói to hơn, hò reo và cho xe đua nhảy chạy ầm ầm quanh bàn cờ. Một số quơ phần bánh quấn thừng ở trong bát để trên bàn nhiều hơn phần của mình, và sau trò chơi, khi được hỏi vì sao họ thắng, họ bảo họ đã tập trung suy nghĩ và quyết định khôn khéo. Không một ai nói về lợi thế tài chính họ có được khi trò chơi bắt đầu. Do vậy có lẽ khi có tiền, thậm chí là tạm thời, có thể làm con người thấy mình quan trọng.

image

Piff cũng bỏ thời gian nấp gần vệt qua đường dành cho bộ hành ở Bay Area, San Francisco, để xem tài xế xe rẻ tiền hay xe đắt tiền hay dừng lại. Tất cả xe rẻ tiền đều dừng, chỉ 1/2 tài xế xe đắt tiền là dừng lấy lệ. Nhưng nghiên cứu này là khá nhỏ. Và tất nhiên là loại xe chỉ là tiêu chí đại diện của sự giàu có. Có thể xe là do tài xế của chủ xe lái hoặc xe là xe mua chịu của người không giàu.

image
Tỉ phú Warren Buffett tạo ra Giving Pledge vào năm 2010 để động viên những người siêu giàu để lại tài sản cho hoạt động thiện nguyện.

Stefan Trautmann ở Đại học Heidelberg đã thử tránh những bất trắc nói trên bằng một cuộc khảo sát có căn cứ đích xác với 9.000 người, thực hiện 4 lần một năm ở Hà Lan. Ông thấy rằng những người có địa vị kinh tế xã hội cao hơn có vẻ độc lập hơn và ít dính líu với người khác hơn. Nhưng khi họ chơi các trò chơi cần lòng tin tài chính thì người giàu dễ phản bội đối phương hơn là người nghèo.

Những nghiên cứu xem xét cư xử vị tha có vẻ mâu thuẫn, vậy những con số khó giải thích về tiền cho cho từ thiện thì như thế nào? Có phải trường hợp của Warren Buffet (nhà tỷ phú nguyện cho 99% sự giàu có của mình) là sự đặc biệt hiếm hoi hay là người giàu cho tiền với tỷ lệ trung bình cao hơn so với tiền lương? Ta có thể so sánh phần tiền mang cho từ thiện với tiền thu nhập. Những nghiên cứu cũ về lòng vị tha cho thấy biểu đồ này theo hình nụ cười vểnh lên (chữ U), với người nghèo nhất và giàu nhất lấy thu nhập của mình ủng hộ từ thiện với tỷ lệ cao hơn, trong khi những người ở khoảng giữa ủng hộ ít hơn.

Nhưng nghiên cứu cũ này đã bỏ ra ngoài những người không cho từ thiện một tý nào, điển hình là những người rất nghèo nên không đủ tiền để cho ai, và có thể làm sai các con số.

image
Để tính đến việc này, những nhà nghiên cứu ở đại học Boston đã xem xét trong giải thu nhập từ 10.000 USD đến 300.000 USD, thấy rằng tỷ lệ trung bình rút thu nhập để cho từ thiện ở Mỹ là không đổi và khoảng 2,3%. Nhưng khi ta nhìn vào những người có thu nhập ở đỉnh cao (2% thu nhập là 300.000 USD), họ cho đi trung bình là 4,4% thu nhập. Do vậy xét theo nhóm thì những người siêu giàu có thể coi là những người hào phóng hơn về ủng hộ từ thiện.

Nhìn chung, nghiên cứu ở Boston mới thấy rằng người giàu không hào phóng hơn cũng như không bủ xỉn hơn tất cả những người còn lại chúng ta, trừ những người ở đỉnh trên cùng. Có thể bạn nói rằng họ có khả năng tài chính để cho, nhưng dù sao thì  họ đã quyết định làm như vậy.

image
Vậy lần tới bạn nhận thấy ai đó giàu mà chậm trả phần tiền của họ ở quán bar thì đó là bản tính của họ chứ không phải đồng tiền làm họ bần tiện. Nghiên cứu cho thấy có rất nhiều sự hào phóng ở người giàu, nhưng có thể điều đáng để đề phòng là cư xử như thể mình có quyền, đặc biệt là khi chơi Monopoly.


http://baomai.blogspot.com/2016/09/nguoi-giau-ha-tien-hay-hao-phong.html
Claudia Hammond

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm