Nhân Vật
Nguyễn Thanh Sơn sắp “bay” – may cho ngành ngoại giao bớt một kẻ nói láo
Đọc bài “nịnh thối” tay thứ trưởng đầy nét xôi thịt trên VietnamNet sớm nay (mà lại không phải chỉ lần đầu với trang báo mạng này), tay bịt mũi, tay phải gõ phím vội, vì muốn loan tin mừng cho ngành ngoại giao và kiều bào.
Từ khi nghe tin Sơn lên thứ trưởng, không ít thông tin xấu đã được loan ra trên mạng, nào là từng thuộc thành phần “đầu nậu” chuyên đánh hàng ở sân bay thủ đô Moscou, Nga, gọi là “bộ đội”. Chẳng biết xoay sở kiểu gì mà cũng có được cái học vị “TS”, cộng cả các loại bằng B, C, D ngoại ngữ rất hài, rồi leo dần lên ghế chính trị. Nào là những hình ảnh được tung lên mạng, từ nhiều năm trước, khoe khoang tiền quyền kết thông gia với Phó giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh.
Nhưng đó cũng chỉ là những đàm tiếu. Còn hiện thực về một con người thì không dễ thấy, ngoài một phát ngôn gần đây gây phản ứng dữ dội trên mạng, trong cộng đồng người Việt. Phải chăng đó là cái cớ để tống khứ Sơn khỏi ghế ngoại giao, nhưng cũng có thể được cho “lên” tí nữa trên danh nghĩa, theo cái cách khá phổ biến ở xứ này, gọi là nhất cử lưỡng tiện, làm vừa lòng cả phe nọ lẫn phái kia.
Xin tạm đưa lại dưới đây 3 bài báo, trước hết là video trên PhốBolsaTV.com (hiện đã có gần 1.000
phản hồi) – một đài mạng bị cho là tay sai cộng sản trong nước, kế đến
là bài của Người Buôn Gió với những nhận xét sắc sảo, và một nữa chính
là bài “nịnh thối” trên VietnamNet.
———-
———–
Vì sao thứ trưởng BNG Nguyễn Thanh Sơn phát ngôn ẩu.?
Trong dịp ông Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, kiều bào hải ngoại đã nhân dịp ông sang đã biểu tình để bày tỏ một số quan điểm của họ. Việc biểu tình này ở Hoa Kỳ là hợp hiến, hợp pháp.
Thông thường thì hầu như cứ các quan chức cấp cao Việt Nam ngày nay, đến làm việc ở những nước mà có đông đảo kiều bào đi tị nạn năm 75 đều bị các kiều bào biểu tình để bày tỏ quan điểm của họ. Có một số người bày tỏ quan điểm về các vấn đề cũ, nhưng đặc biệt số người biểu tình những năm gần đây với nội dung về những chuyện thiết thực, có tính thời sự ngày càng nhiều hơn. Đó là các vấn đề về nhân quyền, chủ quyền.
Nhưng đặc biệt là tin tức , hình ảnh những cuộc biểu tình này không bao giờ được báo chí, quan chức trong nước nhắc đến. Đảng và NN muốn che đậy sự thật để giữ uy tín của mình với nhân dân trong nước, những hình ảnh nào ảnh hưởng không lợi cho uy tín lãnh đạo được phải được dấu nhẹm.
Các đại sứ quán VN ở các nước có quan chức VN cao cấp đến, mỗi dịp đó phải vất vả huy động học sinh, sinh viên, gia đình, người thân để đóng vai quần chúng. Cầm cờ đỏ sao vàng,hoa được bố trí ở góc nào đó để máy quay ghi hình. Phát lại cho bà con trong nước xem là lãnh đạo Đảng và NN ta sang đâu cũng được bà con VK yêu mến.
Thế nhưng trái với quy luật mọi khi là dấu biệt về chuyện kiều bào hải ngoại biểu tình phản đối lãnh đạo. Lần sang Mỹ của ông Sang mới đây, chuyện này được nhắc đến một cách chính thức từ một viên chức ngoại giao cao cấp hàm thứ trưởng. Ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng BNG VN đã công khai xác nhận rằng đã có biểu tình phản đối ông Trương Tấn Sang.
Chuyện biểu tình thì rõ như ban ngày, không chỉ ông Sang mà bất kể nguyên thủ nào của CHXHCN VN sang Mỹ hay vài nước khác đều gặp vậy từ trước đến nay. Nhưng tại sao lần này mới được nhắc tới. Đáng ra ông Sơn khi phát biểu, phải nói thêm rằng chuyện biểu tình phản đối của người VK không chỉ lần này, không chỉ với ông Sang. Thế nhưng ông Sơn chỉ nói ngắn gọn là biểu tình phản đối ông Sang.
Chả lẽ riêng ông Trương Tấn Sang là VK đối xử vậy.?
Hàm ý của Nguyễn Thanh Sơn là gì, khi cuộc gặp gỡ và làm việc của ông Sang không có kết quả gì rõ rệt với Mỹ, không được đón tiếp trọng thị như các nguyên thủ khác. Một chuyến đi vốn đã không thành công bên ngoài của ông Sang với phía Mỹ. Nay lại được thứ trưởng Sơn bồi thêm một đòn nữa về phía kiều bào. Uy tín của ông Sang còn có gì sau chuyến đi này.?
Có chăng việc ông Nguyễn Thanh Sơn đang muốn hạ uy tín của chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua chuyến đến một cường quốc lớn nhất thế giới.?
Đó là nhìn về một góc, tuy nhiên xem bài trả lời của ông Sơn. Cho thấy ông Sơn và NN Việt Nam có vẻ sẵn sàng đối diện với sự thật. Đã dám nhắc đến vấn đề của người biểu tình hải ngoại, đối thoại không né tránh. Đó là điểm sáng duy nhất làm khởi điểm để có thể mong đợi tương lai, nhà nước VN có chủ trương sát thực tế với đồng bào hải ngoại khi nhìn nhận ý kiến của họ.
Nhưng theo góc nhìn tích cực này, thì ông Nguyễn Thanh Sơn lại phạm một sai lầm lớn, thậm chí là rất lớn. Là ông cáo buộc những người hải ngoại biểu tình chống ông Sang, là do nhận được chút tiền, có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Một nhận xét quá hàm hồ, khi con số kiều bào Mỹ gửi tiền về VN qua đường kiều hối cả hàng tỷ USD một năm, con số xác thực mà không ai có thể bác bỏ.
Với nhận xét kiểu này, thì việc nhà nước VN thay đổi cách nhìn tích cực về VK chắc hẳn chẳng phải theo chiều hướng tương lai có cuộc đối thoại hay tìm hiểu lẫn nhau nữa. Cơ hội tưởng như để đến gần nhau lại là cơ hội để Nguyễn Thanh Sơn khắc sâu thêm vết thương giữa kiều bào hải ngoại với nhà nước Việt Nam.
Nếu như lời nói của ông Nguyễn Thanh Sơn là sai lầm, có lẽ còn hy vọng về một tập thể lãnh đạo VN đoàn kết, một hướng đi hòa giải dân tộc trong chủ trương của ĐCS và NN VN. Và nếu là sai lầm thì chắc hẳn Nguyễn Thanh Sơn phải bị kỷ luật.
Còn nếu thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn không rụng cái lông chân. Có lẽ những suy luận về việc có âm mưu hạ thấp uy tín ông Sang, công kích kiều bào chẳng phải là suy đoán hàm hồ. Qua đó cho thấy sự chia rẽ đấu đá nội bộ lãnh đạo VN, cũng như đường lối bảo thủ trong đối ngoại, nhất là với Hoa Kỳ và đồng bào hải ngoại.
——–
Ông ‘Việt kiều trưởng’
– Có những kiều bào yêu mến gọi ông là “Việt kiều trưởng”. Không ít người nhắn tin chia sẻ lưu luyến khi phong thanh tin ông có thể nhận nhiệm vụ mới.
Trong căn phòng làm việc ở trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn bận rộn các cuộc điện thoại nhắc các đơn vị rốt ráo hoàn tất chuẩn bị Xuân Quê hương 2014 – hay “Tết kiều bào” thường niên.
Mấy năm trở lại đây, cứ nhằm đúng ngày 23 tháng Chạp, kiều bào khắp nơi trên thế giới có một cái Tết chung ở Hà Nội trước khi đón Tết riêng bên gia đình, người thân, trong chương trình Xuân Quê hương do UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.
Nhiều kiều bào hay nhắc nhau “hẹn ở Xuân Quê hương”, như lời hẹn trở về gặp gỡ vào dịp ý nghĩa nhất trong năm.
Suốt 6-7 năm công tác ở UB, trong rất nhiều chương trình không chỉ Xuân Quê hương, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ rằng tình cảm chung của kiều bào với quê hương, đất nước luôn rộng lớn, sâu đậm.
Cá nhân ông cũng trải nghiệm những tình cảm của kiều bào mà ông cho rằng tất cả đến từ sự chân thành mở ra từ hai phía. Có những kiều bào ở Thái Lan yêu mến gọi ông là “Việt kiều trưởng”. Không ít người nhắn tin chia sẻ lưu luyến khi phong thanh tin ông có thể nhận nhiệm vụ mới.
Phải đột phá mạnh hơn
Nước chảy đúng là đá sẽ mòn, vết thương để lâu thì tự lành. Nhưng nhìn cả trong chính sách, thực tiễn triển khai công tác hòa hợp dân tộc trong nhiều năm qua của Đảng, Nhà nước, rõ ràng công việc không thể thụ động, thưa ông?
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ngay sau giải phóng đã luôn trăn trở đất nước thống nhất, đưa giang sơn về một mối nhưng chưa thống nhất được lòng dân. Hòa hợp dân tộc là việc phải làm. Có một thế kẹt về thời gian khi đất nước sau chiến tranh triền miên rơi vào những khó khăn liên tiếp.
Từ cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, sự bao vây cấm vận của Mỹ, và cả liên tiếp đối phó với sự xâm nhập phá hoại của các tổ chức phản động bên ngoài… Những sóng gió, khó khăn chung của đất nước đã làm cho một bộ phận những người dân trong nước nao núng bởi những khó khăn về kinh tế, bởi sự bất ổn định, cho nên họ đã ra đi.
Cộng đồng người Việt ra đi sau chiến tranh và định cư ở nước ngoài rất đặc thù, không giống các cộng đồng ngoại kiều khác. Những thuyền nhân ra đi đa số là vì mục tiêu kinh tế chứ không phải mục đích chính trị.
Có bộ phận những người ra đi sau các cuộc chiến tranh mang theo tư tưởng hận thù của những người thua trận và được tuyên truyền rất nhiều điều ghê sợ không có thực về chủ nghĩa cộng sản.
Sau hơn 20 năm nỗ lực đổi mới, đất nước giành được những thắng lợi, thay đổi mạnh mẽ đáng kể trên mọi lĩnh vực, mở cửa hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới bên ngoài. Điều đó tác động rất mạnh đến nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có các tổ chức còn có tư tưởng cực đoan chống lại nhà nước của chúng ta.
Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đã khẳng định rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam, tức là những người máu mủ ruột thịt thực sự, không phân biệt đó là thành phần nào, đó là ai.
Đường lối, chính sách của Đảng khẳng định họ là nguồn lực quan trọng để góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy phải làm sao khối người Việt Nam ở nước ngoài cũng phải là khối đoàn kết thống nhất như nhân dân trong nước, cả 2 bên gắn bó với nhau.
Điểm nhấn tạo lan tỏa
Đã có không ít chính sách hiện thực hóa nghị quyết 36. Việc triển khai thực thi đã có những cơ sở nhất định kể từ khi ban hành nghị quyết này trong 10 năm qua. Theo Thứ trưởng, cần tiếp tục đẩy mạnh ra sao công tác kiều bào, hướng tới hòa giải dân tộc trọn vẹn?
10 năm qua, không ít chính sách đã hiện thực hóa chủ trương nghị quyết 36. Dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa, đưa kiều bào ra Trường Sa, tổ chức đại lễ cầu siêu, chính sách mua nhà và sở hữu nhà ở trong nước cho kiều bào, thu hút đầu tư của kiều bào, luật quốc tịch… là rất nhiều việc cụ thể đã làm.
Để thống nhất được lòng dân trọn vẹn, cần có những bước đột phá mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta sẽ tiếp tục củng cố triển khai thực hiện các chính sách cụ thể đối với kiều bào nói chung, cả từ trong nước và ngoài nước. Chính sách thì rộng mở cho những người làm công tác về kiều bào những biên độ lớn, nhưng tôi nghĩ cần tìm những “điểm rơi”, điểm nhấn thích hợp, triển khai hiệu quả để tạo hiệu ứng lan tỏa.
Ở góc độ cơ quan trực tiếp triển khai các chính sách, để tiếp tục phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài một cách vững mạnh, đoàn kết, tôi vẫn luôn cho rằng phải quan tâm tiếp cận những người bảo thủ còn có tư tưởng hận thù với đất nước, với dân tộc.
Với những người làm công tác vận động và tiếp cận với số người Việt ở nước ngoài còn mang tư tưởng cực đoan, chống đối Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích dân tộc đòi hỏi phải có một tấm lòng chân thành, dũng cảm, khôn khéo để đối thoại. Từ đối thoại mới có thể giải thích cho họ thấy được đường lối chính sách, thực chất vấn đề của đất nước lúc khó khăn mà họ đã ra đi sau chiến tranh.
Vấn đề tiếp cận họ ra sao? Khi tiếp cận được giải thích, vận động bằng cách nào để họ chấp nhận đối thoại? Họ là người tha hương thì trong lòng họ có những mặc cảm, nghe rất nhiều thông tin một chiều về đời sống, tình hình chính trị, kinh tế trong nước trong suốt thời gian qua.
Mong muốn thực sự của chúng ta là đoàn kết dân tộc, người Việt Nam ở bất cứ đâu đều là con Lạc cháu Hồng, đều chung một mái nhà, một nguồn gốc tổ tiên.
Xuân Linh – Hồng Nhì
http://chepsuviet.com/2014/02/03/nguyen-thanh-son-sap-bay-may-cho-nganh-ngoai-giao-bot-mot-ke-noi-lao/
Bàn ra tán vào (3)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Nguyễn Thanh Sơn sắp “bay” – may cho ngành ngoại giao bớt một kẻ nói láo
Đọc bài “nịnh thối” tay thứ trưởng đầy nét xôi thịt trên VietnamNet sớm nay (mà lại không phải chỉ lần đầu với trang báo mạng này), tay bịt mũi, tay phải gõ phím vội, vì muốn loan tin mừng cho ngành ngoại giao và kiều bào.
Từ khi nghe tin Sơn lên thứ trưởng, không ít thông tin xấu đã được loan ra trên mạng, nào là từng thuộc thành phần “đầu nậu” chuyên đánh hàng ở sân bay thủ đô Moscou, Nga, gọi là “bộ đội”. Chẳng biết xoay sở kiểu gì mà cũng có được cái học vị “TS”, cộng cả các loại bằng B, C, D ngoại ngữ rất hài, rồi leo dần lên ghế chính trị. Nào là những hình ảnh được tung lên mạng, từ nhiều năm trước, khoe khoang tiền quyền kết thông gia với Phó giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh.
Nhưng đó cũng chỉ là những đàm tiếu. Còn hiện thực về một con người thì không dễ thấy, ngoài một phát ngôn gần đây gây phản ứng dữ dội trên mạng, trong cộng đồng người Việt. Phải chăng đó là cái cớ để tống khứ Sơn khỏi ghế ngoại giao, nhưng cũng có thể được cho “lên” tí nữa trên danh nghĩa, theo cái cách khá phổ biến ở xứ này, gọi là nhất cử lưỡng tiện, làm vừa lòng cả phe nọ lẫn phái kia.
Xin tạm đưa lại dưới đây 3 bài báo, trước hết là video trên PhốBolsaTV.com (hiện đã có gần 1.000
phản hồi) – một đài mạng bị cho là tay sai cộng sản trong nước, kế đến
là bài của Người Buôn Gió với những nhận xét sắc sảo, và một nữa chính
là bài “nịnh thối” trên VietnamNet.
———-
———–
Vì sao thứ trưởng BNG Nguyễn Thanh Sơn phát ngôn ẩu.?
Trong dịp ông Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, kiều bào hải ngoại đã nhân dịp ông sang đã biểu tình để bày tỏ một số quan điểm của họ. Việc biểu tình này ở Hoa Kỳ là hợp hiến, hợp pháp.
Thông thường thì hầu như cứ các quan chức cấp cao Việt Nam ngày nay, đến làm việc ở những nước mà có đông đảo kiều bào đi tị nạn năm 75 đều bị các kiều bào biểu tình để bày tỏ quan điểm của họ. Có một số người bày tỏ quan điểm về các vấn đề cũ, nhưng đặc biệt số người biểu tình những năm gần đây với nội dung về những chuyện thiết thực, có tính thời sự ngày càng nhiều hơn. Đó là các vấn đề về nhân quyền, chủ quyền.
Nhưng đặc biệt là tin tức , hình ảnh những cuộc biểu tình này không bao giờ được báo chí, quan chức trong nước nhắc đến. Đảng và NN muốn che đậy sự thật để giữ uy tín của mình với nhân dân trong nước, những hình ảnh nào ảnh hưởng không lợi cho uy tín lãnh đạo được phải được dấu nhẹm.
Các đại sứ quán VN ở các nước có quan chức VN cao cấp đến, mỗi dịp đó phải vất vả huy động học sinh, sinh viên, gia đình, người thân để đóng vai quần chúng. Cầm cờ đỏ sao vàng,hoa được bố trí ở góc nào đó để máy quay ghi hình. Phát lại cho bà con trong nước xem là lãnh đạo Đảng và NN ta sang đâu cũng được bà con VK yêu mến.
Thế nhưng trái với quy luật mọi khi là dấu biệt về chuyện kiều bào hải ngoại biểu tình phản đối lãnh đạo. Lần sang Mỹ của ông Sang mới đây, chuyện này được nhắc đến một cách chính thức từ một viên chức ngoại giao cao cấp hàm thứ trưởng. Ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng BNG VN đã công khai xác nhận rằng đã có biểu tình phản đối ông Trương Tấn Sang.
Chuyện biểu tình thì rõ như ban ngày, không chỉ ông Sang mà bất kể nguyên thủ nào của CHXHCN VN sang Mỹ hay vài nước khác đều gặp vậy từ trước đến nay. Nhưng tại sao lần này mới được nhắc tới. Đáng ra ông Sơn khi phát biểu, phải nói thêm rằng chuyện biểu tình phản đối của người VK không chỉ lần này, không chỉ với ông Sang. Thế nhưng ông Sơn chỉ nói ngắn gọn là biểu tình phản đối ông Sang.
Chả lẽ riêng ông Trương Tấn Sang là VK đối xử vậy.?
Hàm ý của Nguyễn Thanh Sơn là gì, khi cuộc gặp gỡ và làm việc của ông Sang không có kết quả gì rõ rệt với Mỹ, không được đón tiếp trọng thị như các nguyên thủ khác. Một chuyến đi vốn đã không thành công bên ngoài của ông Sang với phía Mỹ. Nay lại được thứ trưởng Sơn bồi thêm một đòn nữa về phía kiều bào. Uy tín của ông Sang còn có gì sau chuyến đi này.?
Có chăng việc ông Nguyễn Thanh Sơn đang muốn hạ uy tín của chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua chuyến đến một cường quốc lớn nhất thế giới.?
Đó là nhìn về một góc, tuy nhiên xem bài trả lời của ông Sơn. Cho thấy ông Sơn và NN Việt Nam có vẻ sẵn sàng đối diện với sự thật. Đã dám nhắc đến vấn đề của người biểu tình hải ngoại, đối thoại không né tránh. Đó là điểm sáng duy nhất làm khởi điểm để có thể mong đợi tương lai, nhà nước VN có chủ trương sát thực tế với đồng bào hải ngoại khi nhìn nhận ý kiến của họ.
Nhưng theo góc nhìn tích cực này, thì ông Nguyễn Thanh Sơn lại phạm một sai lầm lớn, thậm chí là rất lớn. Là ông cáo buộc những người hải ngoại biểu tình chống ông Sang, là do nhận được chút tiền, có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Một nhận xét quá hàm hồ, khi con số kiều bào Mỹ gửi tiền về VN qua đường kiều hối cả hàng tỷ USD một năm, con số xác thực mà không ai có thể bác bỏ.
Với nhận xét kiểu này, thì việc nhà nước VN thay đổi cách nhìn tích cực về VK chắc hẳn chẳng phải theo chiều hướng tương lai có cuộc đối thoại hay tìm hiểu lẫn nhau nữa. Cơ hội tưởng như để đến gần nhau lại là cơ hội để Nguyễn Thanh Sơn khắc sâu thêm vết thương giữa kiều bào hải ngoại với nhà nước Việt Nam.
Nếu như lời nói của ông Nguyễn Thanh Sơn là sai lầm, có lẽ còn hy vọng về một tập thể lãnh đạo VN đoàn kết, một hướng đi hòa giải dân tộc trong chủ trương của ĐCS và NN VN. Và nếu là sai lầm thì chắc hẳn Nguyễn Thanh Sơn phải bị kỷ luật.
Còn nếu thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn không rụng cái lông chân. Có lẽ những suy luận về việc có âm mưu hạ thấp uy tín ông Sang, công kích kiều bào chẳng phải là suy đoán hàm hồ. Qua đó cho thấy sự chia rẽ đấu đá nội bộ lãnh đạo VN, cũng như đường lối bảo thủ trong đối ngoại, nhất là với Hoa Kỳ và đồng bào hải ngoại.
——–
Ông ‘Việt kiều trưởng’
– Có những kiều bào yêu mến gọi ông là “Việt kiều trưởng”. Không ít người nhắn tin chia sẻ lưu luyến khi phong thanh tin ông có thể nhận nhiệm vụ mới.
Trong căn phòng làm việc ở trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn bận rộn các cuộc điện thoại nhắc các đơn vị rốt ráo hoàn tất chuẩn bị Xuân Quê hương 2014 – hay “Tết kiều bào” thường niên.
Mấy năm trở lại đây, cứ nhằm đúng ngày 23 tháng Chạp, kiều bào khắp nơi trên thế giới có một cái Tết chung ở Hà Nội trước khi đón Tết riêng bên gia đình, người thân, trong chương trình Xuân Quê hương do UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức.
Nhiều kiều bào hay nhắc nhau “hẹn ở Xuân Quê hương”, như lời hẹn trở về gặp gỡ vào dịp ý nghĩa nhất trong năm.
Suốt 6-7 năm công tác ở UB, trong rất nhiều chương trình không chỉ Xuân Quê hương, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ rằng tình cảm chung của kiều bào với quê hương, đất nước luôn rộng lớn, sâu đậm.
Cá nhân ông cũng trải nghiệm những tình cảm của kiều bào mà ông cho rằng tất cả đến từ sự chân thành mở ra từ hai phía. Có những kiều bào ở Thái Lan yêu mến gọi ông là “Việt kiều trưởng”. Không ít người nhắn tin chia sẻ lưu luyến khi phong thanh tin ông có thể nhận nhiệm vụ mới.
Phải đột phá mạnh hơn
Nước chảy đúng là đá sẽ mòn, vết thương để lâu thì tự lành. Nhưng nhìn cả trong chính sách, thực tiễn triển khai công tác hòa hợp dân tộc trong nhiều năm qua của Đảng, Nhà nước, rõ ràng công việc không thể thụ động, thưa ông?
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ngay sau giải phóng đã luôn trăn trở đất nước thống nhất, đưa giang sơn về một mối nhưng chưa thống nhất được lòng dân. Hòa hợp dân tộc là việc phải làm. Có một thế kẹt về thời gian khi đất nước sau chiến tranh triền miên rơi vào những khó khăn liên tiếp.
Từ cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, sự bao vây cấm vận của Mỹ, và cả liên tiếp đối phó với sự xâm nhập phá hoại của các tổ chức phản động bên ngoài… Những sóng gió, khó khăn chung của đất nước đã làm cho một bộ phận những người dân trong nước nao núng bởi những khó khăn về kinh tế, bởi sự bất ổn định, cho nên họ đã ra đi.
Cộng đồng người Việt ra đi sau chiến tranh và định cư ở nước ngoài rất đặc thù, không giống các cộng đồng ngoại kiều khác. Những thuyền nhân ra đi đa số là vì mục tiêu kinh tế chứ không phải mục đích chính trị.
Có bộ phận những người ra đi sau các cuộc chiến tranh mang theo tư tưởng hận thù của những người thua trận và được tuyên truyền rất nhiều điều ghê sợ không có thực về chủ nghĩa cộng sản.
Sau hơn 20 năm nỗ lực đổi mới, đất nước giành được những thắng lợi, thay đổi mạnh mẽ đáng kể trên mọi lĩnh vực, mở cửa hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới bên ngoài. Điều đó tác động rất mạnh đến nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có các tổ chức còn có tư tưởng cực đoan chống lại nhà nước của chúng ta.
Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đã khẳng định rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam, tức là những người máu mủ ruột thịt thực sự, không phân biệt đó là thành phần nào, đó là ai.
Đường lối, chính sách của Đảng khẳng định họ là nguồn lực quan trọng để góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy phải làm sao khối người Việt Nam ở nước ngoài cũng phải là khối đoàn kết thống nhất như nhân dân trong nước, cả 2 bên gắn bó với nhau.
Điểm nhấn tạo lan tỏa
Đã có không ít chính sách hiện thực hóa nghị quyết 36. Việc triển khai thực thi đã có những cơ sở nhất định kể từ khi ban hành nghị quyết này trong 10 năm qua. Theo Thứ trưởng, cần tiếp tục đẩy mạnh ra sao công tác kiều bào, hướng tới hòa giải dân tộc trọn vẹn?
10 năm qua, không ít chính sách đã hiện thực hóa chủ trương nghị quyết 36. Dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa, đưa kiều bào ra Trường Sa, tổ chức đại lễ cầu siêu, chính sách mua nhà và sở hữu nhà ở trong nước cho kiều bào, thu hút đầu tư của kiều bào, luật quốc tịch… là rất nhiều việc cụ thể đã làm.
Để thống nhất được lòng dân trọn vẹn, cần có những bước đột phá mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta sẽ tiếp tục củng cố triển khai thực hiện các chính sách cụ thể đối với kiều bào nói chung, cả từ trong nước và ngoài nước. Chính sách thì rộng mở cho những người làm công tác về kiều bào những biên độ lớn, nhưng tôi nghĩ cần tìm những “điểm rơi”, điểm nhấn thích hợp, triển khai hiệu quả để tạo hiệu ứng lan tỏa.
Ở góc độ cơ quan trực tiếp triển khai các chính sách, để tiếp tục phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài một cách vững mạnh, đoàn kết, tôi vẫn luôn cho rằng phải quan tâm tiếp cận những người bảo thủ còn có tư tưởng hận thù với đất nước, với dân tộc.
Với những người làm công tác vận động và tiếp cận với số người Việt ở nước ngoài còn mang tư tưởng cực đoan, chống đối Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích dân tộc đòi hỏi phải có một tấm lòng chân thành, dũng cảm, khôn khéo để đối thoại. Từ đối thoại mới có thể giải thích cho họ thấy được đường lối chính sách, thực chất vấn đề của đất nước lúc khó khăn mà họ đã ra đi sau chiến tranh.
Vấn đề tiếp cận họ ra sao? Khi tiếp cận được giải thích, vận động bằng cách nào để họ chấp nhận đối thoại? Họ là người tha hương thì trong lòng họ có những mặc cảm, nghe rất nhiều thông tin một chiều về đời sống, tình hình chính trị, kinh tế trong nước trong suốt thời gian qua.
Mong muốn thực sự của chúng ta là đoàn kết dân tộc, người Việt Nam ở bất cứ đâu đều là con Lạc cháu Hồng, đều chung một mái nhà, một nguồn gốc tổ tiên.
Xuân Linh – Hồng Nhì
http://chepsuviet.com/2014/02/03/nguyen-thanh-son-sap-bay-may-cho-nganh-ngoai-giao-bot-mot-ke-noi-lao/