Quán Bên Đường

Nhà Tan - Mệ

Theo tôi nghĩ, không người Việt Nam nào sống ly hương lại không nhớ tới tháng Tư của năm 1975. Nhữag người còn nhớ tới quê hương, gọi tháng này là Tháng Tư Đen

Lời nói đầu: Với lòng biết ơn sâu xa của gia đình chúng tôi đối với:

· - Đại Tá Lê Văn Thịnh, Trưởng Khối Huấn Luyện/TTHLKQ.

· - Trung Tá Nguyễn Văn Quý, Giám Đốc Trường Quân Sự ờ/TTHLKQ.

· - Trung Tá Trịnh Văn Thân, Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị/SĐ2KQ.

· - Trung Úy Xuyến, Đại Đội Phòng Vệ/SĐ2KQ.

· - Trung Úy Châu, Trường Phi Hành/TTHLKQ.

· và nhiều quân nhân khác đã cứu giúp gia đình chúng tôi mà chúng tôi không biết tên, nên tôi xin kể chuyện sau đây.

Theo tôi nghĩ, không người Việt Nam nào sống ly hương lại không nhớ tới tháng Tư của năm 1975. Nhữag người còn nhớ tới quê hương, gọi tháng này là Tháng Tư Đen, tháng thầm họa vì đất nước rơi vào tay Cộng Sản ngày 30 tháng Tư.

Hằng năm vào tháng này, nếu ai nhớ lại những biến cố xãy ra năm xưa, đều cầm thấy đau xót về hận mất nước. Mà hể nước mất thì nhà tan. Nhưng tôi chắc rằng, một số lớn đồng bào Việt chúng ta hiện sống lưu vong, đều đã trải qua cảnh nhà tan trước khi mất nước, đó là những đồng bào Miền Bắc, đã lìa bở quê cha đất tổ, xuôi về Miền Nam vào năn 1954 khi Hiệp Định Genève được ký kết ngày 20 tháng 7, chia cắt đất nước làm đôi lấy Sông Bến Hầi và Vĩ Tuyến 17 làm ranh giới. Sau đó là những đồng bào, trong đó có các gia đình quân nhân, đã bỏ hết tất cả, chỉ với hai bàn tay trắng, từ Miền Trung và Cao Nguyên chạy về Saigon khi chưa mất nước.

Giữa tháng 3 năm 1975, lúc đó đang phục vụ tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, Nha Trang, tôi rất bàng hoàng khi nghe tin dữ Banmethuot thất thủ về tay cộng sản. Ban đầu tôi không tin hẳn, cho rằng đây chỉ là một cuộc tấn công thăm dò của cộng sản nhắm vào một thị trấn không mấy quan trọng, để đo lường mức độ phản ứng của quân nhân Miền Nam chúng ta. Thế nào rồi đây Quân Đoàn 2 cũng phản công đẩy lui cộng sản và chiếm lại Banmethuot. Những ước đoán của tôi sai, khi Quân Đoàn 2, trong đó có cả Sư Đoàn 6 Không Quân, đóng ở Pleiku, không những đã không phản công mà lại bỏ Cao Nguyên rút về Nha Trang. Một tuần lễ sau đó, tiếp đến Quân Đoàn 1, trong đó có cả Sư Đoàn 1 Không Quân, đóng ở Đà Nẳng cũng bỏ Miền Trung rút về Saigon.

Sự bàng hoàng lúc ban đầu nay trở thành rúng động, vì kể như Miền Nam đã mất đi một nửa lãnh thổ là Cao Nguyên và Miền Trung và tiềm lực quân sự cũng giảm đi một nửa. Miền Nam có 4 Quân Đoàn, 1,2,3 và 4 mà nay Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 đã tan rả. Biết bao nhiêu gia đình đồng bào và nhứt là các gia đình quân nhân đã tan nát vì thiệt hại nhân mạng và của cải do bởi hai cuộc rút lui Cao Nguyên và Miền Trung này.

Trong hai tuần lễ cuối tháng 3/1975, dân chúng Nha Trang đã sống qua những giờ phút bấp bênh và hãi hùng. Mọi người đều theo dõi một cách hồi hộp hai cuộc di tản Cao Nguyên và Miền Trung vì nghĩ rằng thảm họa có thể sẽ xãy đến cho mình không biết lúc nào. Vì thành phố Nha Trang lúc đó là địa đầu phía Bắc của Miền Nam, là nơi đang đón tiếp đồng bào tỵ nạn từ các nơi tới. Riêng gia đình tôi, bình nhật cũng đã đông đảo, nay đón tiếp thêm ba gia đình bà con hay bạn bè. Còn các cứ điểm quân sự Nha Trang nói chung và Căn Cứ Không Quân nói riêng là các nơi thu nhận tàn lực của Quân Đoàn 2 và Sư Đoàn 6 Không Quân từ Pleiku tới. Sinh hoạt Nha Trang lúc này hết sức nhộn nhịp, hay nói đúng hơn là hỗn loạn bởi thiếu chỗ ở và khan hiếm thực phẩm.

Có tin đồn, Nha Trang phải cố thủ bằng mọi giá, để bảo vệ quê hương của Tổng Thống là Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, giáp ranh giới phía Nam của tỉnh Khánh Hoà. Lời đồn này tuy vô căn cứ, nhưng chính vị chỉ huy trực tiếp của tôi đã xác nhận trong một buổi họp đơn vị, rằng theo lệnh của Tổng Thống, nếu Nha Trang thất thủ, các Tướng lãnh có tới 8 vị, trong đó có hai Tướng Không Quân, tự lột lon lấy, chứ Tổng Thống không muốn nghe lời *parce que* (nguyên văn), tức là các lời giải thích này nọ như khi mất Cao Nguyên và Miền Trung.

Nghe như thế, tôi rất an tâm. Thời gian này, mọi đơn vị ở Nha Trang đều đặt trong tình trạng báo động. Tối nào cũng có điểm danh, các cấp chỉ huy trung gian đều họp mặt, báo cáo tình trạng quân số hiện diện, cắt cử phòng thủ, sau đó mới đề cập tới tình hình chiến sự hiện tại. Đây chẳng qua là hình thức điểm danh các cấp chỉ huy mà thôi, nên chẳng ai muốn bàn luận thế sự, vì ai cũng đang lo âu về gánh nặng gia đình, mong muốn được đưa gia đình về Saigon trước, để có thể tránh cảnh hổn loạn chết chóc, nếu sau này Nha Trang có lệnh rút lui. Mặc dầu tôi và các cấp chỉ huy trung gian đã chuyển đạt lệnh của thượng cấp, nhưng cũng không thể trấn an tinh thần các thuộc cấp. Họ đều chuẩn bị sẳn sàng và tìm cách, nếu có dịp là đưa ngay gia đình rời khởi Nha Trang bằng mọi cách càng sớm càng tốt. Trường hợp gia đình tôi lại khác.

Ngày đó là ngày 1 tháng 4 nẩm 1975, cách đúng 22 năm. Tôi được chỉ định đi công tác Saigon, thuyết trình tại Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Trung Cấp Không Quân nằm trong Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt. Trong buổi họp đơn vị hôm trước ngày đi công tác, tôi có trình bày với Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng, rằng tình hình chiến sự có vẻ khẩn trương và nguy ngập như thế này, tôi có nên đi công tác Saigon không? Hiểu được thâm ý của tôi, lo lắng cho gia đình và nhà tôi đau nặng, hiện đang nằm điều trị tại Bệnh Xá/Căn Cứ Không Quân Nha Trang và con cái chúng tôi cũng đang còn ở tại đây, Chuẩn Tướng trả lời rằng *Anh cứ đi công tác Saigon, chiều về, không đến nổi nào. Trong thời gian anh vắng mặt, nếu có chuyện bất trắc xãy ra, tôi sẽ lo liệu cho gia đình anh*. Nghe vậy, tôi rất an tâm.

Sáng tinh sương, lúc 5 giờ tôi đã thức dậy, mặc dầu đêm đó tôi ít ngủ vì đến Bệnh Xá thăm nhà tôi, người bệnh duy nhứt lúc đó, đến quá khuya mới về ngủ ở văn phòng bởi lệnh cấm trại, hai nữa vì bồn chồn lo âu, nếu Nha Trang phải di tản thì gia đình tôi sẽ ra sao? Có an toàn thoát nạn không? Sợ cảnh hổn loạn di tản lại tái diển như hai lần vừa qua. Vì lúc đó kinh hoàng quá độ, không ai còn nghe lời ai, hổn quân hổn quan, vô trật tự, chen lấn nhau lên tàu thủy đến đổi bị lật úp, hay khi lên phi cơ đè nhau mà chết. Có người không vào trong lòng phi cơ được, đã bám vào chân đáp của phi cơ bất kể nguy hiểm. Những thảm trạng này ám ảnh tâm trí tôi, làm tôi mất ngủ. Dẩu sao sáng nay bắt buộc phải dậy sớm vì giờ cất cánh dự định là 6 giờ sáng. Chỉ có một giờ vừa để sửa soạn và ghé thăm nhà tôi trước khi cất cánh, vì T-41 bay hai tiếng đồng hồ mới tới Saigon. 9 giờ sáng bắt đầu thuyết trình.

Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Trung Cấp Không Quân trước kia đồn trú ở Nha Trang, nay đã dời về Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt, cạnh Bộ Tư Lệnh Không Quân, nhưng vẫn trực thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Không/Nha Trang, mà tôi là người đại điện cho Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng trực tiếp giám sát trường này. Dẩu không phải công vụ chính thức, hằng tháng đôi ba lần tôi cũng về đây gặp Đại Tá Giám Đốc Trường bàn luận một vài vấn đề huấn luyện.

Sáng nay trước giờ đi công tác, tôi ghé lại Bệnh Xá thăm nhà tôi. Bệnh tình của nhà tôi dai dẳng đã mấy năm nay, đã được các bác sỉ Việt Nam và Đại Hàn khám nghiệm. Người thì bảo nhà tôi lao phổi tới thời kỳ thứ ba rồi, kẻ cho rằng đau bao tử, có vị lại đoán đau thận, nhưng không bác sĩ nào đoan quyết một cách đích xác. Bằng chứng là họ đã đề nghị đưa nhà tôi về Saigon tìm các danh y chửa trị. Tôi cũng có ý định này, nhưng chưa dứt khoát vì thiếu tin tưởng tiến bộ y học trong trường hợp giải phẩu nội thương. Hai nữa, nhà tôi tuy lâu lâu bị cơn bệnh hành hạ, ngất lên xỉu xuống trong vài ngày, chẳng thuốc men gì cả, rồi bệnh tình cũng qua đi, trở lại sinh hoạt như thường.

Khi gặp mặt, thấy nhà tôi đang chuyền *sérum*, tôi có cảm tưởng bệnh tình nhà tôi trầm trọng thêm. Tôi chưa kịp mở lời, thì nhà tôi, với giọng nói yếu ớt đã hởi han về con cái đang ở nhà và tình hình bên ngoài. Để trấn an, tôi trả lời các con cái bình yên và tình hình bên ngoài lắng dịu. Nắm tay nhà tôi để an ủi, tôi nhắc lại, tôi đi công tác Saigon, chiều trở về, Nha Trang không mất đâu, đừng sợ hãi mà hãy an tâm để chóng lành bệnh. Vì hiểu ý nhau, biết đây là nói đùa, nhà tôi tuy mệt nhọc cũng cố gắng làm vui, nhếch miệng cười để cho tôi an lòng ra đi.

Đến bải đậu, phi cơ đã sẳn sàng. Phi cơ 4 chỗ ngồi, tuy tôi bay một mình nhưng không bao giờ còn ghế trống, nhứt là trên lộ trình Nha Trang-Saigon-Nha Trang, bao giờ cũng có quân nhân đi công tác hay nghỉ phép quá giang. Mấy hôm rày có lệnh cấm trại 100% nên không có quân nhân nào đi theo, vì tôi không thấy có người nào đứng chờ tôi ở dưới cánh phi cơ như các lần trước, tôi đinh ninh hôm nay sẽ bay solo. Nhưng không. Khi vừa tới chỗ phi cơ đậu, thấy Trung Úy Bằng, Trưởng Phi Đạo đang có mặt ở đó. Tôi nghỉ rằng đây cũng là sự thường tình mà thôi. Nhưng khi gặp nhau, Trung Úy Bằng nhìn tôi với vẻ mặt khẩn trương và giọng nói ấp úng khi ngỏ lời xin tôi chở gia dình anh ta về Saigon. Tôi đồng ý một cách vui vẻ vì nay đã có người cùng đồng hành, đở trống vắng.

Nghe vậy, Trung Úy Bằng vui ra mặt, tức tốc chạy vào nhà chứa phi cơ lái xe Jeep trở ra, trên xe có gia đình anh ta đang ngồi đợi sẳn. Khi gia đình anh Bằng lên phi cơ xong, tôi di chuyển ra phi đạo. Nhìn qua cửa kiếng thấy nét mặt anh Bằng rạng rỡ, vừa cười vừa vẩy tay chào. Giờ đây tôi mới chợt hiểu là anh ta sợ bại lộ, nên không để gia đình đứng đợi ở gần phi cơ và tôi chắc rằng anh ta đã gặp trở ngại với Trạm Hàng Không Quân Sự/Sư Đoàn 2 Không Quân, khi xin cho gia đình đi phi cơ quân sự vì quá đông. Và nhứt là trong những ngày gần đây Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân cũng không có phi vụ liên lạc, nay gia đình anh Bằng được tôi chở về Saigon là điều hết sức may mắn. Theo tôi, đúng hơn, đây là sự đền bù xứng đáng, vì Trung Úy Bằng là một sĩ quan gương mẫu, có cảm tình với tất cầ đồng đội và riêng với cá nhân tôi.

Hôm nay thời tiết tốt, trời trong sáng, gió êm, nên phi cơ đáp ở phi trườợng Tân Sơn Nhứt đúng như giờ dự định. Vì còn một giờ đồng hồ nữa mới tới giờ thuyết trình, tôi ghé Câu Lạc Bộ ăn điểm tâm và xem lại lần chót bài thuyết trình đã soạn.

Tôi đến Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Trung Cấp Không Quân sớm hơn giờ dự định chừng năm bảy phút, để có thì giờ hàn huyên với Đaị Tá Giám Đốc Trường trước khi thuyết trình. Đúng 9 giờ chúng tôi cùng vào hội trường. Trong lúc Đại Tá Giám Đốc giới thiệu tôi với các học viên, tôi có dịp quan sát, thấy bầu không khí có vẽ nặng nề và buồn tẻ. Trên mặt sĩ quan học viên nào cũng lộ vẽ lo âu. Thời gian dành cho tôi hai tiếng đồng hồ, vừa phần thuyết trình, vừa phần giải đáp. Tôi thích nhứt là phần giải đáp. Qua sự hăng say hay miển cưởng bàn luận đề tài thuyết trình, tôi mới có thể biết được thành công hay thất bại. Và hôm nay tôi đã thất bại, vì không một sĩ quan học viên nào đặt câu hởi liên quan tới đề tài thuyết trình của tôi về *Các Đặc Tính Không Quân*, mà chỉ hỏi tin tức về chiến sự và tình hình đất nước, nhứt là tin tức về hai cuộc di tản Cao Nguyên và Miền Trung.

Cảm thông nổi lo âu của các sĩ quan học viên, nhứt là những sĩ quan thuộc Sư Đoàn 6 Không Quân ở Pleiku và Sư Đoàn 1 Không Quân ở Đà Nẳng, hai đại đơn vị này đều đã di tản, ai cũng có gia đình và thân nhân đang lâm cảnh loạn ly, mà họ là gia chủ đang bắt buộc có mặt tại đây. Tôi chấm dứt buổi thuyết trình sớm hơn giờ dự liệu, để có thì giờ bàn luận với Đại Tá Giám Đốc Trường về tình trạng khóa học đang diển tiến, nên dời lại hay tiếp tục, vì không những tinh thần học viên mà ngay cả các cán bộ nhà trường cũng giao động. Vấn đề quan trọng này ngoài thẩm quyền của hai chúng tôi, nên tôi đề nghị với Đại Tá Giám Đốc Trường sẽ trình lên thượng cấp khi tôi trở về tới đơn vị.

Trưa ấy chúng tôi dùng cơm ở Hội Quán Huỳnh Hữu Bạc. Xong, Đại Tá Giám Đốc Trường lái xe đưa tôi ra bải đậu phi cơ để tôi trở về Nha Trang. Tôi không thấy một ai đứng đợi dưới cánh phi cơ để quá giang như mọi lần. Đây là chuyến bay liên lạc duy nhứt lộ trình Saigon-Nha Trang tôi bay một mình.

Đúng 1 giờ trưa, tôi quay máy và thử máy. Xong, tôi xin phép Đài Kiểm Soát Không Lưu di chuyển và chỉ thị cất cánh, liền được lệnh của Đài, bảo tôi phải giữ tại chỗ và tôi sẽ được gọi lại sau. Đợi cả mười phút chẳng thấy nhắc nhở tới, tôi gọi Đài Kiểm Soát Không Lưu lần thứ hai xin phép di chuyển và chỉ thị cất cánh. Nhưng vẫn nhận lệnh ở tại vị trí như lần trước. Hết sức ngạc nhiên, tôi liền quay mũi phi cơ về hướng phi đạo, thấy phi cơ vận tải cất cánh với nhịp độ đều đặn. Nhìn gần hơn, thấy một đoàn phi cơ vận tải đủ loại nối đuôi dọc theo đường di chuyển. Tôi bèn chú ý theo dỏi đối thoại giữa Đài Kiểm Soát Không Lưu, Phòng Hành Quân Chiến Cuộc và các phi cơ. Giờ đây tôi mới hiểu, đoàn phi cơ vận tải kia đang trên đường thi hành lệnh di tản Nha Trang. Tôi hốt hoảng, trống ngực đánh liên hồi, hai chân run rẩy đạp thắng không vững. Tôi nghĩ tới Nha Trang, nơi đơn vị của tôi đang trú đóng và gia đình tôi đang ở đó; nhà tôi bệnh nặng đang nằm tại Bệnh Xá trong Căn Cứ Không Quân, trong lúc con cái chúng tôi đang ở nhà ngoài phố. Đầu óc tôi choáng váng khi nghĩ tới những cảnh di tản hãi hùng vừa qua tại Cao Nguyên và Miền Trung. Cảnh hổn loạn này cũng có thể xãy tới cho Nha Trang.

Thông thường trong hoàn cảnh khẩn cấp nhưng vì giao thông cách trở, người ta thường ước mơ như chim có cánh để di chuyển cho lẹ. Nay tôi đang ở trong lòng chim sắt, máy mạnh, cánh tốt, bay nhanh, nhưng không được phép bay đến nơi đơn vị và gia đình đang lâm nguy, còn gì sốt ruột cho bằng.

Không biết bao nhiêu lần, cứ mươi, mười lăm phút tôi gọi lại Đài Kiểm Soát Không Lưu một lần xin phép di chuyển và chỉ thị cất cánh; nhưng mãi sau hơn hai giờ chờ đợi dưới đất, tôi mới được phép cất cánh, lúc đó quá 3 giờ chiều.

Phi cơ vừa ra phi đạo, chưa kịp nhắm hàng, tôi đã tống hết ga, phi cơ rời mặt đất rất sớm. Tôi ước gì cứ để tay ga ở vị trí tối đa như thế và lấy hướng thẳng, chui mây băng núi để có thể về tới Nha Trang sớm chừng nào hay chừng đó. Nhưng tôi kịp suy nghĩ lại, nếu tôi không thể giữ được mạng sống của mình, thì làm sao có thể giúp đỡ được người khác. Tôi dằn lòng và bình tĩnh lấy hướng Phan Thiết rồi bay dọc theo bờ biển, là phi trình an toàn về các chiều mùa hè, để về Nha Trang. Suốt hành trình, đầu óc tôi mệt mõi, chân tay rã rời, vì luôn bị ám ảnh bởi những chuyện giả tưỡng không may như đang giá họa lên gia đình tôi.

5 giờ 30 chiều tôi về tới Nha Trang. Cảnh tượng hổn loạn diển ra dưới mắt. Trong vòng phi đạo rất nhiều phi cơ vận tải đủ loại, quân sự có, dân sự có, đang bay chờ đợi và hệ thống vô tuyến không lưu không được tôn trọng. Dưới đất, lính tráng và dân chúng tràn ngập không những các bãi đậu phi cơ mà họ còn tiến sát vào cạnh phi đạo. Họ di chuyển hết sức vô trật tự, có khi chạy băng ngang phi đạo nữa. Vài trực thăng bị tai nạn nằm ngổn ngang sát hai bên phi đạo, rất nguy hiểm cho phi cơ cất cánh hay hạ cánh. Bởi thế nên tôi xin chỉ thị của Đài Kiểm Soát Không Lưu/Nha Trang và được phép đáp ở phi đạo phụ, nằm chéo ở quảng ba phần tư Tây Bắc của phi đạo chính. Phi đạo này ngắn hẹp và bằng sỏi, chỉ dành riêng cho phi cơ nhẹ thực tập hạ cánh ép buộc mà thôi.

Hạ cánh an toàn, nhưng tôi phải hết sức vất vả tránh người khi di chuyển về bến đậu. Bải đậu vắng teo, hăng ga thưa thớt chỉ còn đôi ba chiếc phi cơ đang kiểm kỳ. Phi cơ vừa tắt máy, tôi tức tốc chạy bộ (vì không có xe) đến Trường Phi Hành gần nhứt, rồi thẳng đến văn phòng của Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng, hai nơi này đều trống vắng. Nhìn các cơ sở và doanh trại, nhứt là khu khóa sinh, thấy quân nhân thưa thớt, có lẽ giờ này họ đang tập trung ở các trạm hàng không.

Tôi cắm đầu chạy tới Bệnh Xá để tìm nhà tôi, không thấy một ai cả. Ban đầu tôi hoang mang, nhưng khi nhớ lại lời bảo đảm của Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng đã nói với tôi hồi hôm trong buổi họp, tôi bình tĩnh lại ngay, nghĩ rằng, thế nào nhà tôi cũng được đưa về Saigon nếu không bằng phi cơ vận tải thì cũng bằng phi cơ T-41 của đơn vị. Tôi chỉ lo lắng bệnh tình nhà tôi mà thôi, sẽ rất trở ngại khi di chuyển dưới đất cũng như khi đưa lên phi cơ.

Giờ đây tôi nghĩ tới con cái chúng tôi. Sẳn có điện thoại của Bệnh Xá, tôi gọi về nhà tôi ở ngoài Căn Cứ Không Quân. Gọi đi gọi lại cả chục lần chẳng nghe ai trả lời. Tôi hốt hoảng chạy ra cổng Long Vân để về nhà. Cửa cổng đóng kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập, nơi đây đang diển ra cảnh tác chiến sát khí đằng đằng. Bên trong, lính phòng vệ Không Quân canh giử hết sức chặt chẽ, súng ống cầm tay sẳn sàng nhả đạn. Hai bên cổng lại còn bố trí hai súng máy, Bên ngoài cổng, dân chúng và lính Bộ Binh súng ống đầy mình, tập trung rất đông đảo, xô đẩy, chen lấn cố tìm cách vào bên trong. Phần tôi lại rất muốn ra bên ngoài để tìm gặp các con chúng tôi, nhưng không thể mở cổng được vì dân chúng và lính tráng sẽ tràn vào, gây hổn loạn như khi di tản Căn Cứ Không Quân Đà Nẳng cách nay một tuần lễ.

Tôi đành phải đi về phía ranh giới giáp với Quân Nhu, định nhảy hàng rào để ra ngoài. Vừa lúc ấy gặp Đại Tá Lê Văn Thịnh, Trưởng Khối Huấn Luyện/TTHLKQ đang lái xe tới. Tôi hết sức mừng rở vì Đại Tá Thịnh là cấp chỉ huy cao cấp có thể cho tôi biết rõ ràng các sự việc xãy ra tại đây trong thời gian tôi công tác vắng mặt. Và biết đâu tôi cũng dò la được tin tức của gia đình tôi. Bao nhiêu câu hỏi dồn dập tôi đặt ra và được Đại Tá Thịnh trả lời như sau:

- Sáng nay được lệnh di tản, Sư Đoàn 2 Không Quân và Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân đã đưa các phi cơ khả dụng của đơn vị rời khỏi Nha Trang ngay.
- Một số quân nhân cơ hữu và những quân dụng và máy móc thiết yếu được phi cơ vận tải chở về Saigon.
- Số quân nhân và gia đình binh sĩ còn lại đang tụ tập ở Trạm Hàng Không Quân Sự/Sư Đoàn 2 Không Quân để được vận chuyển nốt.
- Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân đang cùng với Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Không Quân điều khiển cuộc di tản, hiện hai vị này ở tại Phòng Hành Quân của Sư Đoàn 2 Không Quân.
- Chính Đại Tá Thịnh đã đưa nhà tôi lên phi cơ và có nhìn thấy các con cái chúng tôi quanh quẩn trong Căn Cứ Không Quân Nha Trang này.

Hay tin này tôi vui mừng vô cùng và cám ơn Đại Tá Thịnh không hết lời vì nhà tôi đã thoát được, nhưng lòng vẫn chưa yên vì không biết hoàn cảnh của các con chúng tôi ra sao, đã rời Nha Trang chưa. Tôi nhờ Đại Tá Thịnh chở tôi trên xe đi tìm chúng nó tại Trạm Hàng Không Quân Sự/Sư Đoàn 2 Không Quân và tại Trạm Hàng Không Dân Sự vừa mới thiết lập cấp thời, dành cho phi cơ các hảng hàng không được sung công để trợ giúp di tản Nha Trang, trạm hàng không dân sự này nằm ở phía Tây Bắc phi đạo. Tìm hai nơi này không thấy, tôi yêu cầu Đại Tá Thịnh cho tôi xuống xe, để tự đi bộ kiếm lấy trong đám dân chúng đang tụ tập khắp nơi trong căn cứ.

Trước khi chia tay, Đại Tá Thịnh xin lỗi vì gấp gáp đã quên trao cho tôi gói đồ ăn, gồm một chục xoài cát và mấy chục lọn nem, bảo đây là quà của Thiếu Tá Nguyễn Văn Tấn nhờ trao lại. Thật hết sức bất ngờ, trong giờ phút ly loạn này mà còn có người tưởng nhớ tới tôi. Thiếu Tá Tấn là bạn đồng đội, chúng tôi cùng phục vụ tại Căn Cứ Không Quân Đà Nẳng vào nhửng năm cuối thập niên 50 cho tới cuối năm 1963: sau đó mỗi người mỗi phương. Tôi còn trong quân ngủ, Thiêu Tá Tấn giãi ngủ làm ăn bên ngoài, chúng tôi cách biệt cả chục năm chưa hề gặp lại. Nhân có công tác chở xăng tiếp tế cho các đơn vị quân đội ở Nha Trang, Thiếu Tá Tấn biết tôi lúc này đang phục vụ tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, nên bảo tài xế mang quà biếu chúng tôi, nhằm lúc Nha Trang hổn loạn, gia đình chúng tôi phân tán, nên gói quà này được trao qua nhiều người, cuối cùng mới tới tay tôi. Không ngờ xa cách đã lâu mà cảm tình giữa chúng tôi không hề phai lạt.

Bình nhựt, tôi rất thích hai món ăn này, nhưng giờ đây, lòng tôi rối như tơ vò không còn muốn thưởng thức. Nhưng cũng không phải vì lẽ này mà vì số lượng quá nhiều, một mình tôi không thể dùng hết, nên tôi đã nhờ Đại Tá Thịnh nhận, vì ông ta còn phải hết sức vất vả lo di tản số khóa sinh đông đảo còn lại.

Tôi chen lấn giữa rừng người, đi tới đâu gặp người quen, tôi đều hỏi thăm tin tức con cái chúng tôi. Có người bảo có thấy chúng nó leo được lên phi cơ. Tuy mơ hồ, nhưng tôi cũng cầu mong như thế. Tôi nhầm tính, nhà tôi đã vượt thoát và nếu con cái chúng tôi rời khởi Nha Trang, thì giờ này, xế chiều, đã về tới Saigon rồi, đang tá túc tại nhà chú em tôi tại Cẩn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt, là nơi có thể nương náu. Tôi tìm cách điện thoại và sau đó hết sức vui mừng khi ở đằng đường dây bên kia, chú em tôi cho biết nhà tôi và con cái đã về tới, chỳ còn thiếu hai đứa nữa thôi. Tôi dặn dò chú em tôi hết sức cẩn thận, nếu nhà tôi có hỏi, hãy nói rằng hai đứa con kia đang ở với tôi, mặc tôi chưa tìm thấy chúng nó, vì nhà tôi đang đau nặng, sợ biết hung tin mất con, có thể chết ngất được.

Trời sẩm tối mà chưa tìm thấy chúng nó, bây giờ tôi mới thật sự lo âu vì không còn thì giờ nữa. Tâm tư tôi bị dằn vặt hết sức khổ sở vì tiến thối lưỡng nan: bỏ đi không đành, ở lại thiếu an ninh. Tôi nguyện cầu và thầm nghĩ, hai đứa con này 16, 17 tuổi, khoẻ mạnh, lanh lợi, biết đâu rằng đã thoát được ra khỏi Nha Trang bằng những phương tiện khác. Để phi cơ tối nay ở đây không an toàn; phần tôi có thể thoát thân bằng phương tiện khác, nhưng nếu phi cơ bị phá hũy thì tôi sợ bị khiển phạt. Chính sự kiện này đã làm tôi nhức đầu. Sau khi cân nhắc, tôi quyết định rời Nha Trang, lại gặp phải vấn đề nan giải khác, là phi cơ không đủ xăng để bay trở lại Saigon, vì các quân nhân thuộc toán tiếp tế xăng đã tan hàng, không còn ai phụ trách nữa. Tôi cất cánh và dự định sẽ đáp ở Căn Cứ Không Quân Phan Rang, chỉ cách Nha Trang nửa giờ bay, là nơi vẫn còn yên tĩnh, vì đây là Bản Doanh của Sư Đoàn 6 Không Quân sau khi rút khỏi Pleiku. Ngoài ra còn có Trường Phi Hành phản lực T-37 thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân cũng trú đóng tại đây. Đến Phan Rang ngủ đêm, rồi mọi chuyện sẽ tính sau.

Tôi cho mấy quân nhân cùng đi theo. Trước khi cất cánh, tôi nói một cách nghiêm chỉnh rằng, nếu rủi ro xãy ra tai nạn vì bay đêm nguy hiểm, chúng ta cùng chết, các anh đừng oán trách tôi nhé. Chẳng những họ không sợ mà còn tỏ vẻ vui mừng nữa. Riêng lòng tôi ngổn ngang trăm mối. Cất cánh bình yên và đáp ở Căn Cứ Không Quân Phan Rang an toàn. Suốt nửa giờ bay tôi luôn luôn chú ý tới kim đồng hồ chỉ mức xăng. Nếu như phi cơ tôi hồi chiều không bị giữ lại dưới đất hơn hai tiếng đồng hồ lúc xin cất cánh ở Tân Sơn Nhứt thì tôi có thừa xăng bay trở lại Saigon.

Tôi di chuyển về bến đậu của T-37, thấy có nhiều phi cơ T-41 của Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân cũng đang đậu ở đó. Tôi rất vui mừng vì gặp lại một số đông quân nhân cơ hữu thuộc Trường Phi Hành T-41 và hy vọng sẽ dò la được tin tức của con chúng tôi, nhưng tôi thất vọng hoàn toàn vì không ai hay biết. Tôi vội vã điện thoại và cứ nửa giờ một lần, tôi gọi chú em tôi ở Saigon một lần, để hỏi tin tức về hai đứa thất lạc. Lần nào cũng được trả lời, chúng nó chưa thấy tới. Tôi hết sức buồn rầu, lòng nặng trĩu. Bây giờ tôi mới tự trách mình ngu xuẩn, vô trách nhiệm, có lỗi với gia đình. Tôi muốn quay trở lại Nha Trang tìm kiếm, nhưng xin tiếp tế xăng không được.

Hết sức chán nãn, tôi rời phòng diện thoại, ra ngoài tìm sự yên tĩnh, vì bên trong mọi người bàn luận xôn xao về biến cố vừa qua. Tôi đi lang thang dọc theo bãi đậu phi cơ T-37, thấy ánh đèn của một phi cơ đang di chuyển về phía tôi. Tuy còn ở xa, nhưng tôi cũng có thể đoán được đây là phi cơ T-41 của Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, vì tiếng máy nổ nghe rất quen thuộc. Phi cơ vào bến đậu, tắt đèn, tắt máy từ lâu, trong lúc tôi lửng thửng tiến lại để dò la tin tức, thì cũng vừa lúc gặp mấy người từ phía phi cơ đi tới. Chưa kịp hởi han điều gì, tôi há hốc mồm, sửng sờ vì vui mừng thấy hai đứa con tôi hiện ra trước mặt. Đây là nổi vui mừng vô biên độc nhất trong đời tôi từ trước đến nay. Tôi hết sức xúc động, muốn hét lên thật lớn lời cảm tạ của tôi đối với Ơn Trên đã thương xót, nên nhận lời tôi khấn nguyện. Nếu mất con, tôi có thể điên được vì tội lỗi và ân hận. Tôi cám ơn Trung Úy Châu thuộc Trường Phi Hành, rồi hối hả điện thoại về Saigon. Khi báo tin, tôi nhờ chú em tôi nhấn mạnh là hai đứa con này đang đứng cạnh tôi. Và tôi chắc rằng, khi nghe tin vui này, nhà tôi dẫu có đau nặng liệt giường cũng có thể ngồi dậy được.

Giờ đó đã khuya, tôi hỏi các con tôi có đói không, chúng trả lời ăn no rồi. Chúng tôi an tâm, sữa soạn đi ngủ. Tôi đã từ chối các tiện nghi của Trung Tá Đàng Thiện Nguơn, Giám Đốc Trường Phi Hành T-37 dành cho tôi. Và cũng để tạ ơn nỗi vui mừng vừa qua, cùng hoà đồng với quân nhân và gia đình họ cũng đang lâm cảnh bất trắc này, ba cha con chúng tôi cùng nằm dưới sàn lót vinyl của Phòng Hành Quân của trường. Vì đầu óc căng thẳng và mệt mõi, nên khi đặt mình xuống tôi đã ngủ một giấc ngon lành cho tới sáng. Khi bừng mắt dậy thì mọi người, kể cả con chúng tôi đều đã thức dậy từ trước rồi. Bây giờ đã ở nơi an toàn, không phải vội vã nữa. Chúng tôi đến Câu Lạc Bộ ăn sáng, rồi mới lên đường.

Việc trước tiên là xin đỗ xăng, tưỡng rằng hồi đêm mới gặp trở ngại, không ngờ sáng nay lại khó khăn hơn. Lần này tôi liên lạc tận văn phòng Trưởng Khối Yếm Cứ của Sư Đoàn cũng không có kết quả. Sự rút lui của Sư Đoàn 2 Không Quân khỏi Nha Trang đã làm rúng động tinh thần quân nhân các cấp ở Căn Cứ Không Quân Phan Rang này. Một số quân nhân không còn tôn trọng kỷ luật nữa, ngay cả lệnh của cấp chỉ huy trực tiếp họ cũng không tuân, thì kể như họ quá liều rồi. Chỉ có tác động tâm lý may ra thành công, vì ước muốn của ai trong giờ phút dầu sôi lửa bổng này cũng đều như nhau. Thấu hiểu như vậy, nên tôi đã bằng lòng chở gia đình của quân nhân phụ trách tiếp tế xăng, gồm vợ và hai con nhờ về Saigon, mặc dầu ghế ngồi chỉ còn một chỗ trống. Tôi nhớ lại, cách nay không lâu, hồi di tản Căn Cứ Không Quân Đà Nẳng, có những U-17 chở tới 7, 8 người, cửa không thể đóng lại được mà vẫn cất cánh và hạ cánh an toàn. Đối với T-41 chở 4 người lớn nhẹ cân như chúng tôi và hai em bé, tôi nghĩ rằng không trở ngại, mặc dầu chưa trải qua bao giờ. Anh quân nhân tiếp tế xăng rất cẩn thận, sợ tôi nuốt lời, anh đưa vợ con vào ngồi trong lòng phi cơ của tôi xong đâu vào đấy, rồi mới mỡ vòi đỗ xăng.

Với sáu người, phi cơ cất cánh bình thường nhẹ nhàng. Sau gần hai tiếng đồng hồ bay, phi cơ đáp ở Tân Sơn Nhứt. Chúng tôi vội vã về họp mặt gia đình vì nhà tôi cần thấy tận mặt chúng tôi trước khi vào nằm Bệnh Xá lại trong căn cứ không quân.

Trong vòng mới có 36 giờ đồng hồ mà biết bao nhiêu chuyện đã xãy ra cho gia đình chúng tôi. Ai cũng muốn tranh nhau kể chuyện riêng của mình trong biến cố nhà tan vừa qua. Sau đây xin thuật lại lời nhà tôi và con cái kể:

Trường hợp nhà tôi. Sau khi tôi rời khỏi Bệnh Xá/ Căn Cứ Không Quân Nha Trang, nơi nhà tôi đang nằm điều trị, nhà tôi thiếp đi vì mệt. Khi tĩnh dậy, nghe tiếng phi cơ bay luợn ồn ào xen lẩn với tiếng súng bắn dữ dội, nhà tôi liền hỏi y tá và bác sĩ Nguyễn Ngọc An về sự náo nhiệt đang xãy ra. Được trả lời rằng, chính họ cũng không biết. Nói xong, họ biến mất dạng luôn, không còn trở lại nữa. Nằm một mình trên lầu hai của Bệnh Xá, nghe tiếng chân người chạy rần rần và tiếng la hét dội lại, nhà tôi rất hoãng sợ, lo âu vì bản thân đau nặng không ngồi dậy được, trong lúc chồng đi vắng, các con cái đang ở nhà ngoài căn cứ không quân. Nếu có chuyện bất trắc thì tính liệu làm sao. Giờ đây chỉ mong ước có người bên cạnh để được an tâm, nhưng gọi mãi và dỏi mắt tìm kiếm chẳng thấy một ai. Bệnh Xá lúc này hoang vắng khác thường, nếu không có tiếng động bên ngoài, thì đây là Nhà Xác.

Vào khoảng xế trưa, Đại Tá Thịnh cùng tài xế xuất hiện tại Bệnh Xá. Vừa mừng, nhưng cũng rất đổi ngạc nhiên, nhà tôi liền hỏi sao không thấy y tá và bác sĩ. Được trầ lời rằng, họ đã bỏ đi từ lâu rồi. Đại Tá Thịnh cùng với tài xế, thay y tá, gở kim nơi tay đang chuyền *sérum*, rồi xin phép bế nhà tôi xuống lầu, bỏ lên xe Jeep chở ra phi đạo. Cho tới giờ phút đó, nhà tôi chỉ biết mập mờ rằng có sự lọạn xộn, nhưng không biết họ sẽ đưa mình đi đâu.

Lúc đó hỗn loạn, phi cơ bay trên trời thì nhiều, nhưng không mấy hoa tiêu dám đáp xuống, sợ dân chúng tràn lên quá đông, phi cơ không cất cánh lên được. Bởi vậy khi phi cơ đáp xuống, hoa tiêu vẫn để máy quay đều, nhắm chừng vài phút sau, số người vào bên trong phi cơ vừa đủ trọng lượng là di chuyển ngay, mặc dầu lúc đó còn biết bao nhiêu người khác đang xô đẩy, chen lấn, tranh nhau bước lên phi cơ. Trường hợp đưa nhà tôi lên phi cơ bằng cách: Đại Tá Thịnh đã nhờ Đài Kiểm Soát Không Lưu Nha Trang liên lạc với phi hành đoàn trước, khi phi cơ đáp xuống đang đi chậm trên đường di chuyển, Đại Tá Thịnh lái xe Jeep chạy theo ra dấu hiệu, phi cơ dừng lại trong tích tắc, mở cửa rồi đưa nhà tôi lên phi cơ. Sau giây phút đó, nhà tôi mệt lã, thiếp đi cho tới khi bay về tới Saigon. Có kẽ hỏi nhà tôi muốn về đâu, nhà tôi chưa định thần được, nên không biết trả lời ra sao. May thay gặp người quen biết sẳn lòng chở bằng xe Vespa, nhưng nhà tôi ngồi không vửng, nên vị này đã nhờ xe GMC 10 bánh vừa đi ngang qua, nhờ chở nhà tôi về nhà chú em. ( Rất tiếc, nhà tôi không nhớ tên ân nhân này. Nay xin những nơi đây lời chân thành cám ơn của chúng tôi ).

Phần các con thất lạc. Chuyện đáng thuật lại, ba đứa con lớn đang ở nhà ngoài căn cứ không quân, thấy đân chúng đua nhau chạy loạn, chúng hoảng hốt chạy theo. Khi vào tới cổng Long Vân, nghe tiếng súng bắn, chúng hoảng sợ, định chạy trở lui về nhà. May thay gặp được mấy quân nhân quen biết đưa được vào bên trong Căn Cứ Không Quân. Đứa gái lớn lạc mất hai đứa em trai khi vừa vào bên trong cổng Long Vân, nhưng may mắn lại gặp Trung Tá Nguyễn Văn Quí, Giám Đốc Trường Quân Sự/TTHLKQ, chở đến Trạm Hàng Không Quân Sự/SĐ2KQ, đưa lên phi cơ. Đứa gái lớn này hoảng sợ đến nổi khi về tới Saigon, áo quần lem luốc, đi chân không, trong lúc hai tay xách hai chiếc dép, miệng cứ lẩm bẩm, rằng em trai nó đã bị lính bắn chết ở cổng Long Vân rồi, vì khi đi ngang đây nghe tiếng súng bắn dữ dội. Bởi thế, nên gia đình hết sức cẩn thận, sợ nhà tôi nghe được lời này sẽ hại cho sức khoẻ vì nhà tôi đang đau nặng.

Phần hai đứa con trai khi đã vào được bên trong căn cứ không quân, thấy chị chúng nó được Trung Tá Quí giúp đỡ, hai đứa hết sức mừng rỡ vì nay rảnh tay. Chúng nó tháp tùng cùng đám đông, đi đó đi đây, nhặt những quân trang quân dụng, kể cầ súng ống do quân nhân bỏ lại, rồi trang phục cho mình có vẽ oai hùng để làm * le* với dân chúng. Mới 16, 17 tuổi mà được mặc quân phục, lại có mang súng nữa, không oai vệ sao được. Chúng nó bắn súng chỉ thiên, bị Trung Úy Xuyến, Phòng Vệ Không Quân bắt gặp. Chẳng những chúng không bị rầy la, mà còn được Trung Úy Xuyến chở trên xe Jeep cho làm cận vệ đi tuần tiểu khắp căn cứ, rồi sang Quân Nhu sát bên cạnh, nhặt đồ hộp và nước uống, ăn nhậu thỏa thích. Đến tối đang đi tuần tiểu, thấy một T-41 đang di chuyển, Trung Úy Xuyến chận lại, nhìn bên trong chỉ thấy một hoa tiêu và bà cụ già, có lẽ là người mẹ, Trung Úy Xuyến đã xin cho hai đứa tháp tùng phi cơ và cầu chúc thượng lộ bình an.

Trong lúc thuật chuyện, tôi có hỏi hai đứa chúng nó, tại sao không chịu tìm cách rời Nha Trang sớm, nếu kẹt lại thì sao. Nhưng chúng nó trả lời không có gì đáng sợ. Và khi gặp được Trung Úy Xuyến rồi, thì thế nào cũng rời khỏi Nha Trang được. Cùng lắm thì chúng nó tìm cách chạy về Hải Quân hay Cầu Đá quá giang tàu thủy. Nếu không được nữa, thì bơi ra khơi, thế nào cũng được cứu thoát. Tuy chuyện tính toán thoát nạn có vẽ con nít, nhưng xét về khả năng bơi lội thì chúng nó có thể làm được. Vì cuối tuần nào, sau khi ăn một bửa sáng thật no, chúng nó ra biển bơi cả ngày, chiều mới trở lại vào bờ.

xxx

Tại sao gia đình tôi ở lại Nha Trang cho tới phút chót?

Từ khi mất Banmehuot, Pleiku, toàn bộ Cao Nguyên rồi Miền Trung cho đến ngày mất Nha Trang đúng hai tuần lễ. Tôi cũng như mọi người đều theo dỏi hồi hộp tin tức chiến sự và tình hình chính trị trong nước. Hằng ngày nghe thuật những cảnh di tản bi thảm và hãi hùng, lẽ nào tôi không nghĩ tới sự an nguy của gia đình tôi một khi Nha Trang lâm vào cảnh hổn loạn kia. Gia đình hai vị Tướng Không Quân và một số lớn gia đình các cấp đều đã rời khỏi Nha Trang. Tôi cũng đã chuẩn bị sẳn sàng, đưa gia đình về Saigon trước cả một tuần lễ, khi nhà tôi chưa đau nặng. Nhưng tại sao gia đình tôi kẹt lại cho tới phút chót di tản?

Nhà chúng tôi ở Nha Trang, đường Lê Văn Duyệt góc đường Hàm Nghi, cách cổng Long Vân non một cây số. Mười một năm qua chưa hề xãy ra bất cứ chuyện gì liên quan tới vấn đề an ninh, vì nhà ở sát Khu Gia Binh Hạ Sĩ Quan Không Quân. Chính vì lý do này mà gia đình chúng tôi không thể rời Nha Trang như chúng tôi dự định. Mất Cao Nguyên, mất Miền Trung làm rúng động tinh thần mọi người con dân Miền Nam. Thời gian đó, các hạ sĩ quan ở Khu Gia Binh quan sát và theo dởi sinh hoạt của gia đình chúng tôi một cách hết sức kỹ lưỡng. Có lẽ vì sự hiện diện của gia đình chúng tôi đã làm giảm bớt sự giao động tinh thần nơi các gia đình hạ sĩ quan, nên Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng /Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân đã yêu cầu gia đình chúng tôi ở lại.

Một hôm tôi thấy Chuẩn Tướng phu nhân ở văn phòng của Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng, bà về Saigon mấy hôm trước, thấy buồn nên trở lại Nha Trang, Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng có vẽ không hài lòng, thúc dục bà hãy trở lại Saigon ngay. Nay yêu cầu gia đình tôi ở lại, có lẽ Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng nghĩ rằng, nếu phút chót có lệnh di tản, thế nào tôi cũng có thể chu toàn cho gia đình tôi được. Nhưng không ngờ chuyện xãy ra trong lúc tôi đi công tác.

Hằng ngày chứng kiến cảnh gia đình các cấp tấp nập về Saigon, cũng như chính tôi đã giúp đỡ nhiều gia đình rời Nha Trang, tôi rất sốt ruột và cũng muốn gia đình tôi về nơi an toàn, để được an tâm. Nhưng tôi không thể làm được vì nể nang lời yêu cầu của cấp chỉ huy trực tiếp. Nếu có ai bảo rằng tôi tuân lệnh một cách mù quáng dại dột, thì tôi cũng không thể biện minh.

Vào những ngày cuối tháng 3/1975, tình hình có vẻ rất nguy ngập. Đêm 30 rạng 31 tháng 3 năm 1975, tức là chỉ cách ngày mất Nha Trang có 36 tiếng đồng hồ, vào lúc 1 giờ sáng, tôi lén lút như vi phạm kỷ luật, đưa các con cái nhở chúng tôi về Saigon bằng chuyến bay phi cơ quân sự, trên đường di tản Phù Cát, ghé Nha Trang còn nhiều chỗ trống, do Trung Tá Trịnh Văn Thân, Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị/SĐ2KQ thông báo vào lúc nửa đêm. Con cái chúng tôi bị đánh thức dậy bất ngờ trong lúc đang ngủ, không kịp ăn mặc đàng hoàng, để kịp chở ra Trạm Hàng Không Quân Sự. Chỉ còn lại ba đứa lớn ở lại với chúng tôi.

Trong lúc hành sự. tôi nghĩ rằng, lợi dụng trong nhà tôi có đông người đang tá túc, nếu tôi có đưa gia đình đi bớt trong đêm khuya, gia đình binh sĩ ở cạnh sẽ không để ý. Nay nghĩ kỹ lại, tôi rất cám đội Ơn Trên đã soi sáng cho tôi có một quyết định dứt khoát và vô kỷ luật và đã ban cho phương tiện đúng lúc để gia đình tôi đi bằng an. Nếu không có chuyến bay định mệnh này, qua ngày Nha Trang thất thủ, trong lúc tôi phải đi công tác xa, nhà tôi đau nặng, nằm tại Bệnh Xá, mười một đứa con chúng tôi ở nhà ngoài sẽ khốn nạn biết chừng nào. Ai sẽ lo bão bọc chúng nó?

Vào phút chót tôi phải đi công tác. Chỉ trong khoảng thời gian tôi vắng mặt chưa tròn một ngày là lúc Nha Trang di tản. Gia đình chúng tôi lâm cảnh tứ tán, mỗi người mỗi nơi, tự tìm cách thoát thân, chứ tôi không giúp được gì, chỉ nhờ các ân nhân. Tôi cũng không ngờ, sáng ngày 1 tháng 4 năm 1975 ra đi là vĩợnh biệt ngôi nhà thân yêu và tối cất cánh là mãi mãi xa lìa Nha Trang luyến thương.

Gia đình chúng tôi về Saigon với hai bàn tay trắng, trở thành dân tỵ nạn. Cơm ăn áo mặc đều do bà con giúp đỡ. Nhưng dẩu sao gia đình chúng tôi cũng may mắn rất nhiều khi nhớ tới trong cảnh biến loạn vừa qua, biết bao gia đình khác đã trải qua phân ly, chết chóc, đau khỗ gấp trăm lần. Cám đội Ơn Trên.

Ngày 1 tháng 4 năm 1997

Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhà Tan - Mệ

Theo tôi nghĩ, không người Việt Nam nào sống ly hương lại không nhớ tới tháng Tư của năm 1975. Nhữag người còn nhớ tới quê hương, gọi tháng này là Tháng Tư Đen

Lời nói đầu: Với lòng biết ơn sâu xa của gia đình chúng tôi đối với:

· - Đại Tá Lê Văn Thịnh, Trưởng Khối Huấn Luyện/TTHLKQ.

· - Trung Tá Nguyễn Văn Quý, Giám Đốc Trường Quân Sự ờ/TTHLKQ.

· - Trung Tá Trịnh Văn Thân, Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị/SĐ2KQ.

· - Trung Úy Xuyến, Đại Đội Phòng Vệ/SĐ2KQ.

· - Trung Úy Châu, Trường Phi Hành/TTHLKQ.

· và nhiều quân nhân khác đã cứu giúp gia đình chúng tôi mà chúng tôi không biết tên, nên tôi xin kể chuyện sau đây.

Theo tôi nghĩ, không người Việt Nam nào sống ly hương lại không nhớ tới tháng Tư của năm 1975. Nhữag người còn nhớ tới quê hương, gọi tháng này là Tháng Tư Đen, tháng thầm họa vì đất nước rơi vào tay Cộng Sản ngày 30 tháng Tư.

Hằng năm vào tháng này, nếu ai nhớ lại những biến cố xãy ra năm xưa, đều cầm thấy đau xót về hận mất nước. Mà hể nước mất thì nhà tan. Nhưng tôi chắc rằng, một số lớn đồng bào Việt chúng ta hiện sống lưu vong, đều đã trải qua cảnh nhà tan trước khi mất nước, đó là những đồng bào Miền Bắc, đã lìa bở quê cha đất tổ, xuôi về Miền Nam vào năn 1954 khi Hiệp Định Genève được ký kết ngày 20 tháng 7, chia cắt đất nước làm đôi lấy Sông Bến Hầi và Vĩ Tuyến 17 làm ranh giới. Sau đó là những đồng bào, trong đó có các gia đình quân nhân, đã bỏ hết tất cả, chỉ với hai bàn tay trắng, từ Miền Trung và Cao Nguyên chạy về Saigon khi chưa mất nước.

Giữa tháng 3 năm 1975, lúc đó đang phục vụ tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, Nha Trang, tôi rất bàng hoàng khi nghe tin dữ Banmethuot thất thủ về tay cộng sản. Ban đầu tôi không tin hẳn, cho rằng đây chỉ là một cuộc tấn công thăm dò của cộng sản nhắm vào một thị trấn không mấy quan trọng, để đo lường mức độ phản ứng của quân nhân Miền Nam chúng ta. Thế nào rồi đây Quân Đoàn 2 cũng phản công đẩy lui cộng sản và chiếm lại Banmethuot. Những ước đoán của tôi sai, khi Quân Đoàn 2, trong đó có cả Sư Đoàn 6 Không Quân, đóng ở Pleiku, không những đã không phản công mà lại bỏ Cao Nguyên rút về Nha Trang. Một tuần lễ sau đó, tiếp đến Quân Đoàn 1, trong đó có cả Sư Đoàn 1 Không Quân, đóng ở Đà Nẳng cũng bỏ Miền Trung rút về Saigon.

Sự bàng hoàng lúc ban đầu nay trở thành rúng động, vì kể như Miền Nam đã mất đi một nửa lãnh thổ là Cao Nguyên và Miền Trung và tiềm lực quân sự cũng giảm đi một nửa. Miền Nam có 4 Quân Đoàn, 1,2,3 và 4 mà nay Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 đã tan rả. Biết bao nhiêu gia đình đồng bào và nhứt là các gia đình quân nhân đã tan nát vì thiệt hại nhân mạng và của cải do bởi hai cuộc rút lui Cao Nguyên và Miền Trung này.

Trong hai tuần lễ cuối tháng 3/1975, dân chúng Nha Trang đã sống qua những giờ phút bấp bênh và hãi hùng. Mọi người đều theo dõi một cách hồi hộp hai cuộc di tản Cao Nguyên và Miền Trung vì nghĩ rằng thảm họa có thể sẽ xãy đến cho mình không biết lúc nào. Vì thành phố Nha Trang lúc đó là địa đầu phía Bắc của Miền Nam, là nơi đang đón tiếp đồng bào tỵ nạn từ các nơi tới. Riêng gia đình tôi, bình nhật cũng đã đông đảo, nay đón tiếp thêm ba gia đình bà con hay bạn bè. Còn các cứ điểm quân sự Nha Trang nói chung và Căn Cứ Không Quân nói riêng là các nơi thu nhận tàn lực của Quân Đoàn 2 và Sư Đoàn 6 Không Quân từ Pleiku tới. Sinh hoạt Nha Trang lúc này hết sức nhộn nhịp, hay nói đúng hơn là hỗn loạn bởi thiếu chỗ ở và khan hiếm thực phẩm.

Có tin đồn, Nha Trang phải cố thủ bằng mọi giá, để bảo vệ quê hương của Tổng Thống là Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, giáp ranh giới phía Nam của tỉnh Khánh Hoà. Lời đồn này tuy vô căn cứ, nhưng chính vị chỉ huy trực tiếp của tôi đã xác nhận trong một buổi họp đơn vị, rằng theo lệnh của Tổng Thống, nếu Nha Trang thất thủ, các Tướng lãnh có tới 8 vị, trong đó có hai Tướng Không Quân, tự lột lon lấy, chứ Tổng Thống không muốn nghe lời *parce que* (nguyên văn), tức là các lời giải thích này nọ như khi mất Cao Nguyên và Miền Trung.

Nghe như thế, tôi rất an tâm. Thời gian này, mọi đơn vị ở Nha Trang đều đặt trong tình trạng báo động. Tối nào cũng có điểm danh, các cấp chỉ huy trung gian đều họp mặt, báo cáo tình trạng quân số hiện diện, cắt cử phòng thủ, sau đó mới đề cập tới tình hình chiến sự hiện tại. Đây chẳng qua là hình thức điểm danh các cấp chỉ huy mà thôi, nên chẳng ai muốn bàn luận thế sự, vì ai cũng đang lo âu về gánh nặng gia đình, mong muốn được đưa gia đình về Saigon trước, để có thể tránh cảnh hổn loạn chết chóc, nếu sau này Nha Trang có lệnh rút lui. Mặc dầu tôi và các cấp chỉ huy trung gian đã chuyển đạt lệnh của thượng cấp, nhưng cũng không thể trấn an tinh thần các thuộc cấp. Họ đều chuẩn bị sẳn sàng và tìm cách, nếu có dịp là đưa ngay gia đình rời khởi Nha Trang bằng mọi cách càng sớm càng tốt. Trường hợp gia đình tôi lại khác.

Ngày đó là ngày 1 tháng 4 nẩm 1975, cách đúng 22 năm. Tôi được chỉ định đi công tác Saigon, thuyết trình tại Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Trung Cấp Không Quân nằm trong Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt. Trong buổi họp đơn vị hôm trước ngày đi công tác, tôi có trình bày với Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng, rằng tình hình chiến sự có vẻ khẩn trương và nguy ngập như thế này, tôi có nên đi công tác Saigon không? Hiểu được thâm ý của tôi, lo lắng cho gia đình và nhà tôi đau nặng, hiện đang nằm điều trị tại Bệnh Xá/Căn Cứ Không Quân Nha Trang và con cái chúng tôi cũng đang còn ở tại đây, Chuẩn Tướng trả lời rằng *Anh cứ đi công tác Saigon, chiều về, không đến nổi nào. Trong thời gian anh vắng mặt, nếu có chuyện bất trắc xãy ra, tôi sẽ lo liệu cho gia đình anh*. Nghe vậy, tôi rất an tâm.

Sáng tinh sương, lúc 5 giờ tôi đã thức dậy, mặc dầu đêm đó tôi ít ngủ vì đến Bệnh Xá thăm nhà tôi, người bệnh duy nhứt lúc đó, đến quá khuya mới về ngủ ở văn phòng bởi lệnh cấm trại, hai nữa vì bồn chồn lo âu, nếu Nha Trang phải di tản thì gia đình tôi sẽ ra sao? Có an toàn thoát nạn không? Sợ cảnh hổn loạn di tản lại tái diển như hai lần vừa qua. Vì lúc đó kinh hoàng quá độ, không ai còn nghe lời ai, hổn quân hổn quan, vô trật tự, chen lấn nhau lên tàu thủy đến đổi bị lật úp, hay khi lên phi cơ đè nhau mà chết. Có người không vào trong lòng phi cơ được, đã bám vào chân đáp của phi cơ bất kể nguy hiểm. Những thảm trạng này ám ảnh tâm trí tôi, làm tôi mất ngủ. Dẩu sao sáng nay bắt buộc phải dậy sớm vì giờ cất cánh dự định là 6 giờ sáng. Chỉ có một giờ vừa để sửa soạn và ghé thăm nhà tôi trước khi cất cánh, vì T-41 bay hai tiếng đồng hồ mới tới Saigon. 9 giờ sáng bắt đầu thuyết trình.

Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Trung Cấp Không Quân trước kia đồn trú ở Nha Trang, nay đã dời về Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt, cạnh Bộ Tư Lệnh Không Quân, nhưng vẫn trực thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Không/Nha Trang, mà tôi là người đại điện cho Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng trực tiếp giám sát trường này. Dẩu không phải công vụ chính thức, hằng tháng đôi ba lần tôi cũng về đây gặp Đại Tá Giám Đốc Trường bàn luận một vài vấn đề huấn luyện.

Sáng nay trước giờ đi công tác, tôi ghé lại Bệnh Xá thăm nhà tôi. Bệnh tình của nhà tôi dai dẳng đã mấy năm nay, đã được các bác sỉ Việt Nam và Đại Hàn khám nghiệm. Người thì bảo nhà tôi lao phổi tới thời kỳ thứ ba rồi, kẻ cho rằng đau bao tử, có vị lại đoán đau thận, nhưng không bác sĩ nào đoan quyết một cách đích xác. Bằng chứng là họ đã đề nghị đưa nhà tôi về Saigon tìm các danh y chửa trị. Tôi cũng có ý định này, nhưng chưa dứt khoát vì thiếu tin tưởng tiến bộ y học trong trường hợp giải phẩu nội thương. Hai nữa, nhà tôi tuy lâu lâu bị cơn bệnh hành hạ, ngất lên xỉu xuống trong vài ngày, chẳng thuốc men gì cả, rồi bệnh tình cũng qua đi, trở lại sinh hoạt như thường.

Khi gặp mặt, thấy nhà tôi đang chuyền *sérum*, tôi có cảm tưởng bệnh tình nhà tôi trầm trọng thêm. Tôi chưa kịp mở lời, thì nhà tôi, với giọng nói yếu ớt đã hởi han về con cái đang ở nhà và tình hình bên ngoài. Để trấn an, tôi trả lời các con cái bình yên và tình hình bên ngoài lắng dịu. Nắm tay nhà tôi để an ủi, tôi nhắc lại, tôi đi công tác Saigon, chiều trở về, Nha Trang không mất đâu, đừng sợ hãi mà hãy an tâm để chóng lành bệnh. Vì hiểu ý nhau, biết đây là nói đùa, nhà tôi tuy mệt nhọc cũng cố gắng làm vui, nhếch miệng cười để cho tôi an lòng ra đi.

Đến bải đậu, phi cơ đã sẳn sàng. Phi cơ 4 chỗ ngồi, tuy tôi bay một mình nhưng không bao giờ còn ghế trống, nhứt là trên lộ trình Nha Trang-Saigon-Nha Trang, bao giờ cũng có quân nhân đi công tác hay nghỉ phép quá giang. Mấy hôm rày có lệnh cấm trại 100% nên không có quân nhân nào đi theo, vì tôi không thấy có người nào đứng chờ tôi ở dưới cánh phi cơ như các lần trước, tôi đinh ninh hôm nay sẽ bay solo. Nhưng không. Khi vừa tới chỗ phi cơ đậu, thấy Trung Úy Bằng, Trưởng Phi Đạo đang có mặt ở đó. Tôi nghỉ rằng đây cũng là sự thường tình mà thôi. Nhưng khi gặp nhau, Trung Úy Bằng nhìn tôi với vẻ mặt khẩn trương và giọng nói ấp úng khi ngỏ lời xin tôi chở gia dình anh ta về Saigon. Tôi đồng ý một cách vui vẻ vì nay đã có người cùng đồng hành, đở trống vắng.

Nghe vậy, Trung Úy Bằng vui ra mặt, tức tốc chạy vào nhà chứa phi cơ lái xe Jeep trở ra, trên xe có gia đình anh ta đang ngồi đợi sẳn. Khi gia đình anh Bằng lên phi cơ xong, tôi di chuyển ra phi đạo. Nhìn qua cửa kiếng thấy nét mặt anh Bằng rạng rỡ, vừa cười vừa vẩy tay chào. Giờ đây tôi mới chợt hiểu là anh ta sợ bại lộ, nên không để gia đình đứng đợi ở gần phi cơ và tôi chắc rằng anh ta đã gặp trở ngại với Trạm Hàng Không Quân Sự/Sư Đoàn 2 Không Quân, khi xin cho gia đình đi phi cơ quân sự vì quá đông. Và nhứt là trong những ngày gần đây Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân cũng không có phi vụ liên lạc, nay gia đình anh Bằng được tôi chở về Saigon là điều hết sức may mắn. Theo tôi, đúng hơn, đây là sự đền bù xứng đáng, vì Trung Úy Bằng là một sĩ quan gương mẫu, có cảm tình với tất cầ đồng đội và riêng với cá nhân tôi.

Hôm nay thời tiết tốt, trời trong sáng, gió êm, nên phi cơ đáp ở phi trườợng Tân Sơn Nhứt đúng như giờ dự định. Vì còn một giờ đồng hồ nữa mới tới giờ thuyết trình, tôi ghé Câu Lạc Bộ ăn điểm tâm và xem lại lần chót bài thuyết trình đã soạn.

Tôi đến Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Trung Cấp Không Quân sớm hơn giờ dự định chừng năm bảy phút, để có thì giờ hàn huyên với Đaị Tá Giám Đốc Trường trước khi thuyết trình. Đúng 9 giờ chúng tôi cùng vào hội trường. Trong lúc Đại Tá Giám Đốc giới thiệu tôi với các học viên, tôi có dịp quan sát, thấy bầu không khí có vẽ nặng nề và buồn tẻ. Trên mặt sĩ quan học viên nào cũng lộ vẽ lo âu. Thời gian dành cho tôi hai tiếng đồng hồ, vừa phần thuyết trình, vừa phần giải đáp. Tôi thích nhứt là phần giải đáp. Qua sự hăng say hay miển cưởng bàn luận đề tài thuyết trình, tôi mới có thể biết được thành công hay thất bại. Và hôm nay tôi đã thất bại, vì không một sĩ quan học viên nào đặt câu hởi liên quan tới đề tài thuyết trình của tôi về *Các Đặc Tính Không Quân*, mà chỉ hỏi tin tức về chiến sự và tình hình đất nước, nhứt là tin tức về hai cuộc di tản Cao Nguyên và Miền Trung.

Cảm thông nổi lo âu của các sĩ quan học viên, nhứt là những sĩ quan thuộc Sư Đoàn 6 Không Quân ở Pleiku và Sư Đoàn 1 Không Quân ở Đà Nẳng, hai đại đơn vị này đều đã di tản, ai cũng có gia đình và thân nhân đang lâm cảnh loạn ly, mà họ là gia chủ đang bắt buộc có mặt tại đây. Tôi chấm dứt buổi thuyết trình sớm hơn giờ dự liệu, để có thì giờ bàn luận với Đại Tá Giám Đốc Trường về tình trạng khóa học đang diển tiến, nên dời lại hay tiếp tục, vì không những tinh thần học viên mà ngay cả các cán bộ nhà trường cũng giao động. Vấn đề quan trọng này ngoài thẩm quyền của hai chúng tôi, nên tôi đề nghị với Đại Tá Giám Đốc Trường sẽ trình lên thượng cấp khi tôi trở về tới đơn vị.

Trưa ấy chúng tôi dùng cơm ở Hội Quán Huỳnh Hữu Bạc. Xong, Đại Tá Giám Đốc Trường lái xe đưa tôi ra bải đậu phi cơ để tôi trở về Nha Trang. Tôi không thấy một ai đứng đợi dưới cánh phi cơ để quá giang như mọi lần. Đây là chuyến bay liên lạc duy nhứt lộ trình Saigon-Nha Trang tôi bay một mình.

Đúng 1 giờ trưa, tôi quay máy và thử máy. Xong, tôi xin phép Đài Kiểm Soát Không Lưu di chuyển và chỉ thị cất cánh, liền được lệnh của Đài, bảo tôi phải giữ tại chỗ và tôi sẽ được gọi lại sau. Đợi cả mười phút chẳng thấy nhắc nhở tới, tôi gọi Đài Kiểm Soát Không Lưu lần thứ hai xin phép di chuyển và chỉ thị cất cánh. Nhưng vẫn nhận lệnh ở tại vị trí như lần trước. Hết sức ngạc nhiên, tôi liền quay mũi phi cơ về hướng phi đạo, thấy phi cơ vận tải cất cánh với nhịp độ đều đặn. Nhìn gần hơn, thấy một đoàn phi cơ vận tải đủ loại nối đuôi dọc theo đường di chuyển. Tôi bèn chú ý theo dỏi đối thoại giữa Đài Kiểm Soát Không Lưu, Phòng Hành Quân Chiến Cuộc và các phi cơ. Giờ đây tôi mới hiểu, đoàn phi cơ vận tải kia đang trên đường thi hành lệnh di tản Nha Trang. Tôi hốt hoảng, trống ngực đánh liên hồi, hai chân run rẩy đạp thắng không vững. Tôi nghĩ tới Nha Trang, nơi đơn vị của tôi đang trú đóng và gia đình tôi đang ở đó; nhà tôi bệnh nặng đang nằm tại Bệnh Xá trong Căn Cứ Không Quân, trong lúc con cái chúng tôi đang ở nhà ngoài phố. Đầu óc tôi choáng váng khi nghĩ tới những cảnh di tản hãi hùng vừa qua tại Cao Nguyên và Miền Trung. Cảnh hổn loạn này cũng có thể xãy tới cho Nha Trang.

Thông thường trong hoàn cảnh khẩn cấp nhưng vì giao thông cách trở, người ta thường ước mơ như chim có cánh để di chuyển cho lẹ. Nay tôi đang ở trong lòng chim sắt, máy mạnh, cánh tốt, bay nhanh, nhưng không được phép bay đến nơi đơn vị và gia đình đang lâm nguy, còn gì sốt ruột cho bằng.

Không biết bao nhiêu lần, cứ mươi, mười lăm phút tôi gọi lại Đài Kiểm Soát Không Lưu một lần xin phép di chuyển và chỉ thị cất cánh; nhưng mãi sau hơn hai giờ chờ đợi dưới đất, tôi mới được phép cất cánh, lúc đó quá 3 giờ chiều.

Phi cơ vừa ra phi đạo, chưa kịp nhắm hàng, tôi đã tống hết ga, phi cơ rời mặt đất rất sớm. Tôi ước gì cứ để tay ga ở vị trí tối đa như thế và lấy hướng thẳng, chui mây băng núi để có thể về tới Nha Trang sớm chừng nào hay chừng đó. Nhưng tôi kịp suy nghĩ lại, nếu tôi không thể giữ được mạng sống của mình, thì làm sao có thể giúp đỡ được người khác. Tôi dằn lòng và bình tĩnh lấy hướng Phan Thiết rồi bay dọc theo bờ biển, là phi trình an toàn về các chiều mùa hè, để về Nha Trang. Suốt hành trình, đầu óc tôi mệt mõi, chân tay rã rời, vì luôn bị ám ảnh bởi những chuyện giả tưỡng không may như đang giá họa lên gia đình tôi.

5 giờ 30 chiều tôi về tới Nha Trang. Cảnh tượng hổn loạn diển ra dưới mắt. Trong vòng phi đạo rất nhiều phi cơ vận tải đủ loại, quân sự có, dân sự có, đang bay chờ đợi và hệ thống vô tuyến không lưu không được tôn trọng. Dưới đất, lính tráng và dân chúng tràn ngập không những các bãi đậu phi cơ mà họ còn tiến sát vào cạnh phi đạo. Họ di chuyển hết sức vô trật tự, có khi chạy băng ngang phi đạo nữa. Vài trực thăng bị tai nạn nằm ngổn ngang sát hai bên phi đạo, rất nguy hiểm cho phi cơ cất cánh hay hạ cánh. Bởi thế nên tôi xin chỉ thị của Đài Kiểm Soát Không Lưu/Nha Trang và được phép đáp ở phi đạo phụ, nằm chéo ở quảng ba phần tư Tây Bắc của phi đạo chính. Phi đạo này ngắn hẹp và bằng sỏi, chỉ dành riêng cho phi cơ nhẹ thực tập hạ cánh ép buộc mà thôi.

Hạ cánh an toàn, nhưng tôi phải hết sức vất vả tránh người khi di chuyển về bến đậu. Bải đậu vắng teo, hăng ga thưa thớt chỉ còn đôi ba chiếc phi cơ đang kiểm kỳ. Phi cơ vừa tắt máy, tôi tức tốc chạy bộ (vì không có xe) đến Trường Phi Hành gần nhứt, rồi thẳng đến văn phòng của Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng, hai nơi này đều trống vắng. Nhìn các cơ sở và doanh trại, nhứt là khu khóa sinh, thấy quân nhân thưa thớt, có lẽ giờ này họ đang tập trung ở các trạm hàng không.

Tôi cắm đầu chạy tới Bệnh Xá để tìm nhà tôi, không thấy một ai cả. Ban đầu tôi hoang mang, nhưng khi nhớ lại lời bảo đảm của Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng đã nói với tôi hồi hôm trong buổi họp, tôi bình tĩnh lại ngay, nghĩ rằng, thế nào nhà tôi cũng được đưa về Saigon nếu không bằng phi cơ vận tải thì cũng bằng phi cơ T-41 của đơn vị. Tôi chỉ lo lắng bệnh tình nhà tôi mà thôi, sẽ rất trở ngại khi di chuyển dưới đất cũng như khi đưa lên phi cơ.

Giờ đây tôi nghĩ tới con cái chúng tôi. Sẳn có điện thoại của Bệnh Xá, tôi gọi về nhà tôi ở ngoài Căn Cứ Không Quân. Gọi đi gọi lại cả chục lần chẳng nghe ai trả lời. Tôi hốt hoảng chạy ra cổng Long Vân để về nhà. Cửa cổng đóng kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập, nơi đây đang diển ra cảnh tác chiến sát khí đằng đằng. Bên trong, lính phòng vệ Không Quân canh giử hết sức chặt chẽ, súng ống cầm tay sẳn sàng nhả đạn. Hai bên cổng lại còn bố trí hai súng máy, Bên ngoài cổng, dân chúng và lính Bộ Binh súng ống đầy mình, tập trung rất đông đảo, xô đẩy, chen lấn cố tìm cách vào bên trong. Phần tôi lại rất muốn ra bên ngoài để tìm gặp các con chúng tôi, nhưng không thể mở cổng được vì dân chúng và lính tráng sẽ tràn vào, gây hổn loạn như khi di tản Căn Cứ Không Quân Đà Nẳng cách nay một tuần lễ.

Tôi đành phải đi về phía ranh giới giáp với Quân Nhu, định nhảy hàng rào để ra ngoài. Vừa lúc ấy gặp Đại Tá Lê Văn Thịnh, Trưởng Khối Huấn Luyện/TTHLKQ đang lái xe tới. Tôi hết sức mừng rở vì Đại Tá Thịnh là cấp chỉ huy cao cấp có thể cho tôi biết rõ ràng các sự việc xãy ra tại đây trong thời gian tôi công tác vắng mặt. Và biết đâu tôi cũng dò la được tin tức của gia đình tôi. Bao nhiêu câu hỏi dồn dập tôi đặt ra và được Đại Tá Thịnh trả lời như sau:

- Sáng nay được lệnh di tản, Sư Đoàn 2 Không Quân và Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân đã đưa các phi cơ khả dụng của đơn vị rời khỏi Nha Trang ngay.
- Một số quân nhân cơ hữu và những quân dụng và máy móc thiết yếu được phi cơ vận tải chở về Saigon.
- Số quân nhân và gia đình binh sĩ còn lại đang tụ tập ở Trạm Hàng Không Quân Sự/Sư Đoàn 2 Không Quân để được vận chuyển nốt.
- Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân đang cùng với Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Không Quân điều khiển cuộc di tản, hiện hai vị này ở tại Phòng Hành Quân của Sư Đoàn 2 Không Quân.
- Chính Đại Tá Thịnh đã đưa nhà tôi lên phi cơ và có nhìn thấy các con cái chúng tôi quanh quẩn trong Căn Cứ Không Quân Nha Trang này.

Hay tin này tôi vui mừng vô cùng và cám ơn Đại Tá Thịnh không hết lời vì nhà tôi đã thoát được, nhưng lòng vẫn chưa yên vì không biết hoàn cảnh của các con chúng tôi ra sao, đã rời Nha Trang chưa. Tôi nhờ Đại Tá Thịnh chở tôi trên xe đi tìm chúng nó tại Trạm Hàng Không Quân Sự/Sư Đoàn 2 Không Quân và tại Trạm Hàng Không Dân Sự vừa mới thiết lập cấp thời, dành cho phi cơ các hảng hàng không được sung công để trợ giúp di tản Nha Trang, trạm hàng không dân sự này nằm ở phía Tây Bắc phi đạo. Tìm hai nơi này không thấy, tôi yêu cầu Đại Tá Thịnh cho tôi xuống xe, để tự đi bộ kiếm lấy trong đám dân chúng đang tụ tập khắp nơi trong căn cứ.

Trước khi chia tay, Đại Tá Thịnh xin lỗi vì gấp gáp đã quên trao cho tôi gói đồ ăn, gồm một chục xoài cát và mấy chục lọn nem, bảo đây là quà của Thiếu Tá Nguyễn Văn Tấn nhờ trao lại. Thật hết sức bất ngờ, trong giờ phút ly loạn này mà còn có người tưởng nhớ tới tôi. Thiếu Tá Tấn là bạn đồng đội, chúng tôi cùng phục vụ tại Căn Cứ Không Quân Đà Nẳng vào nhửng năm cuối thập niên 50 cho tới cuối năm 1963: sau đó mỗi người mỗi phương. Tôi còn trong quân ngủ, Thiêu Tá Tấn giãi ngủ làm ăn bên ngoài, chúng tôi cách biệt cả chục năm chưa hề gặp lại. Nhân có công tác chở xăng tiếp tế cho các đơn vị quân đội ở Nha Trang, Thiếu Tá Tấn biết tôi lúc này đang phục vụ tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, nên bảo tài xế mang quà biếu chúng tôi, nhằm lúc Nha Trang hổn loạn, gia đình chúng tôi phân tán, nên gói quà này được trao qua nhiều người, cuối cùng mới tới tay tôi. Không ngờ xa cách đã lâu mà cảm tình giữa chúng tôi không hề phai lạt.

Bình nhựt, tôi rất thích hai món ăn này, nhưng giờ đây, lòng tôi rối như tơ vò không còn muốn thưởng thức. Nhưng cũng không phải vì lẽ này mà vì số lượng quá nhiều, một mình tôi không thể dùng hết, nên tôi đã nhờ Đại Tá Thịnh nhận, vì ông ta còn phải hết sức vất vả lo di tản số khóa sinh đông đảo còn lại.

Tôi chen lấn giữa rừng người, đi tới đâu gặp người quen, tôi đều hỏi thăm tin tức con cái chúng tôi. Có người bảo có thấy chúng nó leo được lên phi cơ. Tuy mơ hồ, nhưng tôi cũng cầu mong như thế. Tôi nhầm tính, nhà tôi đã vượt thoát và nếu con cái chúng tôi rời khởi Nha Trang, thì giờ này, xế chiều, đã về tới Saigon rồi, đang tá túc tại nhà chú em tôi tại Cẩn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt, là nơi có thể nương náu. Tôi tìm cách điện thoại và sau đó hết sức vui mừng khi ở đằng đường dây bên kia, chú em tôi cho biết nhà tôi và con cái đã về tới, chỳ còn thiếu hai đứa nữa thôi. Tôi dặn dò chú em tôi hết sức cẩn thận, nếu nhà tôi có hỏi, hãy nói rằng hai đứa con kia đang ở với tôi, mặc tôi chưa tìm thấy chúng nó, vì nhà tôi đang đau nặng, sợ biết hung tin mất con, có thể chết ngất được.

Trời sẩm tối mà chưa tìm thấy chúng nó, bây giờ tôi mới thật sự lo âu vì không còn thì giờ nữa. Tâm tư tôi bị dằn vặt hết sức khổ sở vì tiến thối lưỡng nan: bỏ đi không đành, ở lại thiếu an ninh. Tôi nguyện cầu và thầm nghĩ, hai đứa con này 16, 17 tuổi, khoẻ mạnh, lanh lợi, biết đâu rằng đã thoát được ra khỏi Nha Trang bằng những phương tiện khác. Để phi cơ tối nay ở đây không an toàn; phần tôi có thể thoát thân bằng phương tiện khác, nhưng nếu phi cơ bị phá hũy thì tôi sợ bị khiển phạt. Chính sự kiện này đã làm tôi nhức đầu. Sau khi cân nhắc, tôi quyết định rời Nha Trang, lại gặp phải vấn đề nan giải khác, là phi cơ không đủ xăng để bay trở lại Saigon, vì các quân nhân thuộc toán tiếp tế xăng đã tan hàng, không còn ai phụ trách nữa. Tôi cất cánh và dự định sẽ đáp ở Căn Cứ Không Quân Phan Rang, chỉ cách Nha Trang nửa giờ bay, là nơi vẫn còn yên tĩnh, vì đây là Bản Doanh của Sư Đoàn 6 Không Quân sau khi rút khỏi Pleiku. Ngoài ra còn có Trường Phi Hành phản lực T-37 thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân cũng trú đóng tại đây. Đến Phan Rang ngủ đêm, rồi mọi chuyện sẽ tính sau.

Tôi cho mấy quân nhân cùng đi theo. Trước khi cất cánh, tôi nói một cách nghiêm chỉnh rằng, nếu rủi ro xãy ra tai nạn vì bay đêm nguy hiểm, chúng ta cùng chết, các anh đừng oán trách tôi nhé. Chẳng những họ không sợ mà còn tỏ vẻ vui mừng nữa. Riêng lòng tôi ngổn ngang trăm mối. Cất cánh bình yên và đáp ở Căn Cứ Không Quân Phan Rang an toàn. Suốt nửa giờ bay tôi luôn luôn chú ý tới kim đồng hồ chỉ mức xăng. Nếu như phi cơ tôi hồi chiều không bị giữ lại dưới đất hơn hai tiếng đồng hồ lúc xin cất cánh ở Tân Sơn Nhứt thì tôi có thừa xăng bay trở lại Saigon.

Tôi di chuyển về bến đậu của T-37, thấy có nhiều phi cơ T-41 của Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân cũng đang đậu ở đó. Tôi rất vui mừng vì gặp lại một số đông quân nhân cơ hữu thuộc Trường Phi Hành T-41 và hy vọng sẽ dò la được tin tức của con chúng tôi, nhưng tôi thất vọng hoàn toàn vì không ai hay biết. Tôi vội vã điện thoại và cứ nửa giờ một lần, tôi gọi chú em tôi ở Saigon một lần, để hỏi tin tức về hai đứa thất lạc. Lần nào cũng được trả lời, chúng nó chưa thấy tới. Tôi hết sức buồn rầu, lòng nặng trĩu. Bây giờ tôi mới tự trách mình ngu xuẩn, vô trách nhiệm, có lỗi với gia đình. Tôi muốn quay trở lại Nha Trang tìm kiếm, nhưng xin tiếp tế xăng không được.

Hết sức chán nãn, tôi rời phòng diện thoại, ra ngoài tìm sự yên tĩnh, vì bên trong mọi người bàn luận xôn xao về biến cố vừa qua. Tôi đi lang thang dọc theo bãi đậu phi cơ T-37, thấy ánh đèn của một phi cơ đang di chuyển về phía tôi. Tuy còn ở xa, nhưng tôi cũng có thể đoán được đây là phi cơ T-41 của Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, vì tiếng máy nổ nghe rất quen thuộc. Phi cơ vào bến đậu, tắt đèn, tắt máy từ lâu, trong lúc tôi lửng thửng tiến lại để dò la tin tức, thì cũng vừa lúc gặp mấy người từ phía phi cơ đi tới. Chưa kịp hởi han điều gì, tôi há hốc mồm, sửng sờ vì vui mừng thấy hai đứa con tôi hiện ra trước mặt. Đây là nổi vui mừng vô biên độc nhất trong đời tôi từ trước đến nay. Tôi hết sức xúc động, muốn hét lên thật lớn lời cảm tạ của tôi đối với Ơn Trên đã thương xót, nên nhận lời tôi khấn nguyện. Nếu mất con, tôi có thể điên được vì tội lỗi và ân hận. Tôi cám ơn Trung Úy Châu thuộc Trường Phi Hành, rồi hối hả điện thoại về Saigon. Khi báo tin, tôi nhờ chú em tôi nhấn mạnh là hai đứa con này đang đứng cạnh tôi. Và tôi chắc rằng, khi nghe tin vui này, nhà tôi dẫu có đau nặng liệt giường cũng có thể ngồi dậy được.

Giờ đó đã khuya, tôi hỏi các con tôi có đói không, chúng trả lời ăn no rồi. Chúng tôi an tâm, sữa soạn đi ngủ. Tôi đã từ chối các tiện nghi của Trung Tá Đàng Thiện Nguơn, Giám Đốc Trường Phi Hành T-37 dành cho tôi. Và cũng để tạ ơn nỗi vui mừng vừa qua, cùng hoà đồng với quân nhân và gia đình họ cũng đang lâm cảnh bất trắc này, ba cha con chúng tôi cùng nằm dưới sàn lót vinyl của Phòng Hành Quân của trường. Vì đầu óc căng thẳng và mệt mõi, nên khi đặt mình xuống tôi đã ngủ một giấc ngon lành cho tới sáng. Khi bừng mắt dậy thì mọi người, kể cả con chúng tôi đều đã thức dậy từ trước rồi. Bây giờ đã ở nơi an toàn, không phải vội vã nữa. Chúng tôi đến Câu Lạc Bộ ăn sáng, rồi mới lên đường.

Việc trước tiên là xin đỗ xăng, tưỡng rằng hồi đêm mới gặp trở ngại, không ngờ sáng nay lại khó khăn hơn. Lần này tôi liên lạc tận văn phòng Trưởng Khối Yếm Cứ của Sư Đoàn cũng không có kết quả. Sự rút lui của Sư Đoàn 2 Không Quân khỏi Nha Trang đã làm rúng động tinh thần quân nhân các cấp ở Căn Cứ Không Quân Phan Rang này. Một số quân nhân không còn tôn trọng kỷ luật nữa, ngay cả lệnh của cấp chỉ huy trực tiếp họ cũng không tuân, thì kể như họ quá liều rồi. Chỉ có tác động tâm lý may ra thành công, vì ước muốn của ai trong giờ phút dầu sôi lửa bổng này cũng đều như nhau. Thấu hiểu như vậy, nên tôi đã bằng lòng chở gia đình của quân nhân phụ trách tiếp tế xăng, gồm vợ và hai con nhờ về Saigon, mặc dầu ghế ngồi chỉ còn một chỗ trống. Tôi nhớ lại, cách nay không lâu, hồi di tản Căn Cứ Không Quân Đà Nẳng, có những U-17 chở tới 7, 8 người, cửa không thể đóng lại được mà vẫn cất cánh và hạ cánh an toàn. Đối với T-41 chở 4 người lớn nhẹ cân như chúng tôi và hai em bé, tôi nghĩ rằng không trở ngại, mặc dầu chưa trải qua bao giờ. Anh quân nhân tiếp tế xăng rất cẩn thận, sợ tôi nuốt lời, anh đưa vợ con vào ngồi trong lòng phi cơ của tôi xong đâu vào đấy, rồi mới mỡ vòi đỗ xăng.

Với sáu người, phi cơ cất cánh bình thường nhẹ nhàng. Sau gần hai tiếng đồng hồ bay, phi cơ đáp ở Tân Sơn Nhứt. Chúng tôi vội vã về họp mặt gia đình vì nhà tôi cần thấy tận mặt chúng tôi trước khi vào nằm Bệnh Xá lại trong căn cứ không quân.

Trong vòng mới có 36 giờ đồng hồ mà biết bao nhiêu chuyện đã xãy ra cho gia đình chúng tôi. Ai cũng muốn tranh nhau kể chuyện riêng của mình trong biến cố nhà tan vừa qua. Sau đây xin thuật lại lời nhà tôi và con cái kể:

Trường hợp nhà tôi. Sau khi tôi rời khỏi Bệnh Xá/ Căn Cứ Không Quân Nha Trang, nơi nhà tôi đang nằm điều trị, nhà tôi thiếp đi vì mệt. Khi tĩnh dậy, nghe tiếng phi cơ bay luợn ồn ào xen lẩn với tiếng súng bắn dữ dội, nhà tôi liền hỏi y tá và bác sĩ Nguyễn Ngọc An về sự náo nhiệt đang xãy ra. Được trả lời rằng, chính họ cũng không biết. Nói xong, họ biến mất dạng luôn, không còn trở lại nữa. Nằm một mình trên lầu hai của Bệnh Xá, nghe tiếng chân người chạy rần rần và tiếng la hét dội lại, nhà tôi rất hoãng sợ, lo âu vì bản thân đau nặng không ngồi dậy được, trong lúc chồng đi vắng, các con cái đang ở nhà ngoài căn cứ không quân. Nếu có chuyện bất trắc thì tính liệu làm sao. Giờ đây chỉ mong ước có người bên cạnh để được an tâm, nhưng gọi mãi và dỏi mắt tìm kiếm chẳng thấy một ai. Bệnh Xá lúc này hoang vắng khác thường, nếu không có tiếng động bên ngoài, thì đây là Nhà Xác.

Vào khoảng xế trưa, Đại Tá Thịnh cùng tài xế xuất hiện tại Bệnh Xá. Vừa mừng, nhưng cũng rất đổi ngạc nhiên, nhà tôi liền hỏi sao không thấy y tá và bác sĩ. Được trầ lời rằng, họ đã bỏ đi từ lâu rồi. Đại Tá Thịnh cùng với tài xế, thay y tá, gở kim nơi tay đang chuyền *sérum*, rồi xin phép bế nhà tôi xuống lầu, bỏ lên xe Jeep chở ra phi đạo. Cho tới giờ phút đó, nhà tôi chỉ biết mập mờ rằng có sự lọạn xộn, nhưng không biết họ sẽ đưa mình đi đâu.

Lúc đó hỗn loạn, phi cơ bay trên trời thì nhiều, nhưng không mấy hoa tiêu dám đáp xuống, sợ dân chúng tràn lên quá đông, phi cơ không cất cánh lên được. Bởi vậy khi phi cơ đáp xuống, hoa tiêu vẫn để máy quay đều, nhắm chừng vài phút sau, số người vào bên trong phi cơ vừa đủ trọng lượng là di chuyển ngay, mặc dầu lúc đó còn biết bao nhiêu người khác đang xô đẩy, chen lấn, tranh nhau bước lên phi cơ. Trường hợp đưa nhà tôi lên phi cơ bằng cách: Đại Tá Thịnh đã nhờ Đài Kiểm Soát Không Lưu Nha Trang liên lạc với phi hành đoàn trước, khi phi cơ đáp xuống đang đi chậm trên đường di chuyển, Đại Tá Thịnh lái xe Jeep chạy theo ra dấu hiệu, phi cơ dừng lại trong tích tắc, mở cửa rồi đưa nhà tôi lên phi cơ. Sau giây phút đó, nhà tôi mệt lã, thiếp đi cho tới khi bay về tới Saigon. Có kẽ hỏi nhà tôi muốn về đâu, nhà tôi chưa định thần được, nên không biết trả lời ra sao. May thay gặp người quen biết sẳn lòng chở bằng xe Vespa, nhưng nhà tôi ngồi không vửng, nên vị này đã nhờ xe GMC 10 bánh vừa đi ngang qua, nhờ chở nhà tôi về nhà chú em. ( Rất tiếc, nhà tôi không nhớ tên ân nhân này. Nay xin những nơi đây lời chân thành cám ơn của chúng tôi ).

Phần các con thất lạc. Chuyện đáng thuật lại, ba đứa con lớn đang ở nhà ngoài căn cứ không quân, thấy đân chúng đua nhau chạy loạn, chúng hoảng hốt chạy theo. Khi vào tới cổng Long Vân, nghe tiếng súng bắn, chúng hoảng sợ, định chạy trở lui về nhà. May thay gặp được mấy quân nhân quen biết đưa được vào bên trong Căn Cứ Không Quân. Đứa gái lớn lạc mất hai đứa em trai khi vừa vào bên trong cổng Long Vân, nhưng may mắn lại gặp Trung Tá Nguyễn Văn Quí, Giám Đốc Trường Quân Sự/TTHLKQ, chở đến Trạm Hàng Không Quân Sự/SĐ2KQ, đưa lên phi cơ. Đứa gái lớn này hoảng sợ đến nổi khi về tới Saigon, áo quần lem luốc, đi chân không, trong lúc hai tay xách hai chiếc dép, miệng cứ lẩm bẩm, rằng em trai nó đã bị lính bắn chết ở cổng Long Vân rồi, vì khi đi ngang đây nghe tiếng súng bắn dữ dội. Bởi thế, nên gia đình hết sức cẩn thận, sợ nhà tôi nghe được lời này sẽ hại cho sức khoẻ vì nhà tôi đang đau nặng.

Phần hai đứa con trai khi đã vào được bên trong căn cứ không quân, thấy chị chúng nó được Trung Tá Quí giúp đỡ, hai đứa hết sức mừng rỡ vì nay rảnh tay. Chúng nó tháp tùng cùng đám đông, đi đó đi đây, nhặt những quân trang quân dụng, kể cầ súng ống do quân nhân bỏ lại, rồi trang phục cho mình có vẽ oai hùng để làm * le* với dân chúng. Mới 16, 17 tuổi mà được mặc quân phục, lại có mang súng nữa, không oai vệ sao được. Chúng nó bắn súng chỉ thiên, bị Trung Úy Xuyến, Phòng Vệ Không Quân bắt gặp. Chẳng những chúng không bị rầy la, mà còn được Trung Úy Xuyến chở trên xe Jeep cho làm cận vệ đi tuần tiểu khắp căn cứ, rồi sang Quân Nhu sát bên cạnh, nhặt đồ hộp và nước uống, ăn nhậu thỏa thích. Đến tối đang đi tuần tiểu, thấy một T-41 đang di chuyển, Trung Úy Xuyến chận lại, nhìn bên trong chỉ thấy một hoa tiêu và bà cụ già, có lẽ là người mẹ, Trung Úy Xuyến đã xin cho hai đứa tháp tùng phi cơ và cầu chúc thượng lộ bình an.

Trong lúc thuật chuyện, tôi có hỏi hai đứa chúng nó, tại sao không chịu tìm cách rời Nha Trang sớm, nếu kẹt lại thì sao. Nhưng chúng nó trả lời không có gì đáng sợ. Và khi gặp được Trung Úy Xuyến rồi, thì thế nào cũng rời khỏi Nha Trang được. Cùng lắm thì chúng nó tìm cách chạy về Hải Quân hay Cầu Đá quá giang tàu thủy. Nếu không được nữa, thì bơi ra khơi, thế nào cũng được cứu thoát. Tuy chuyện tính toán thoát nạn có vẽ con nít, nhưng xét về khả năng bơi lội thì chúng nó có thể làm được. Vì cuối tuần nào, sau khi ăn một bửa sáng thật no, chúng nó ra biển bơi cả ngày, chiều mới trở lại vào bờ.

xxx

Tại sao gia đình tôi ở lại Nha Trang cho tới phút chót?

Từ khi mất Banmehuot, Pleiku, toàn bộ Cao Nguyên rồi Miền Trung cho đến ngày mất Nha Trang đúng hai tuần lễ. Tôi cũng như mọi người đều theo dỏi hồi hộp tin tức chiến sự và tình hình chính trị trong nước. Hằng ngày nghe thuật những cảnh di tản bi thảm và hãi hùng, lẽ nào tôi không nghĩ tới sự an nguy của gia đình tôi một khi Nha Trang lâm vào cảnh hổn loạn kia. Gia đình hai vị Tướng Không Quân và một số lớn gia đình các cấp đều đã rời khỏi Nha Trang. Tôi cũng đã chuẩn bị sẳn sàng, đưa gia đình về Saigon trước cả một tuần lễ, khi nhà tôi chưa đau nặng. Nhưng tại sao gia đình tôi kẹt lại cho tới phút chót di tản?

Nhà chúng tôi ở Nha Trang, đường Lê Văn Duyệt góc đường Hàm Nghi, cách cổng Long Vân non một cây số. Mười một năm qua chưa hề xãy ra bất cứ chuyện gì liên quan tới vấn đề an ninh, vì nhà ở sát Khu Gia Binh Hạ Sĩ Quan Không Quân. Chính vì lý do này mà gia đình chúng tôi không thể rời Nha Trang như chúng tôi dự định. Mất Cao Nguyên, mất Miền Trung làm rúng động tinh thần mọi người con dân Miền Nam. Thời gian đó, các hạ sĩ quan ở Khu Gia Binh quan sát và theo dởi sinh hoạt của gia đình chúng tôi một cách hết sức kỹ lưỡng. Có lẽ vì sự hiện diện của gia đình chúng tôi đã làm giảm bớt sự giao động tinh thần nơi các gia đình hạ sĩ quan, nên Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng /Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân đã yêu cầu gia đình chúng tôi ở lại.

Một hôm tôi thấy Chuẩn Tướng phu nhân ở văn phòng của Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng, bà về Saigon mấy hôm trước, thấy buồn nên trở lại Nha Trang, Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng có vẽ không hài lòng, thúc dục bà hãy trở lại Saigon ngay. Nay yêu cầu gia đình tôi ở lại, có lẽ Chuẩn Tướng Chỉ Huy Trưởng nghĩ rằng, nếu phút chót có lệnh di tản, thế nào tôi cũng có thể chu toàn cho gia đình tôi được. Nhưng không ngờ chuyện xãy ra trong lúc tôi đi công tác.

Hằng ngày chứng kiến cảnh gia đình các cấp tấp nập về Saigon, cũng như chính tôi đã giúp đỡ nhiều gia đình rời Nha Trang, tôi rất sốt ruột và cũng muốn gia đình tôi về nơi an toàn, để được an tâm. Nhưng tôi không thể làm được vì nể nang lời yêu cầu của cấp chỉ huy trực tiếp. Nếu có ai bảo rằng tôi tuân lệnh một cách mù quáng dại dột, thì tôi cũng không thể biện minh.

Vào những ngày cuối tháng 3/1975, tình hình có vẻ rất nguy ngập. Đêm 30 rạng 31 tháng 3 năm 1975, tức là chỉ cách ngày mất Nha Trang có 36 tiếng đồng hồ, vào lúc 1 giờ sáng, tôi lén lút như vi phạm kỷ luật, đưa các con cái nhở chúng tôi về Saigon bằng chuyến bay phi cơ quân sự, trên đường di tản Phù Cát, ghé Nha Trang còn nhiều chỗ trống, do Trung Tá Trịnh Văn Thân, Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị/SĐ2KQ thông báo vào lúc nửa đêm. Con cái chúng tôi bị đánh thức dậy bất ngờ trong lúc đang ngủ, không kịp ăn mặc đàng hoàng, để kịp chở ra Trạm Hàng Không Quân Sự. Chỉ còn lại ba đứa lớn ở lại với chúng tôi.

Trong lúc hành sự. tôi nghĩ rằng, lợi dụng trong nhà tôi có đông người đang tá túc, nếu tôi có đưa gia đình đi bớt trong đêm khuya, gia đình binh sĩ ở cạnh sẽ không để ý. Nay nghĩ kỹ lại, tôi rất cám đội Ơn Trên đã soi sáng cho tôi có một quyết định dứt khoát và vô kỷ luật và đã ban cho phương tiện đúng lúc để gia đình tôi đi bằng an. Nếu không có chuyến bay định mệnh này, qua ngày Nha Trang thất thủ, trong lúc tôi phải đi công tác xa, nhà tôi đau nặng, nằm tại Bệnh Xá, mười một đứa con chúng tôi ở nhà ngoài sẽ khốn nạn biết chừng nào. Ai sẽ lo bão bọc chúng nó?

Vào phút chót tôi phải đi công tác. Chỉ trong khoảng thời gian tôi vắng mặt chưa tròn một ngày là lúc Nha Trang di tản. Gia đình chúng tôi lâm cảnh tứ tán, mỗi người mỗi nơi, tự tìm cách thoát thân, chứ tôi không giúp được gì, chỉ nhờ các ân nhân. Tôi cũng không ngờ, sáng ngày 1 tháng 4 năm 1975 ra đi là vĩợnh biệt ngôi nhà thân yêu và tối cất cánh là mãi mãi xa lìa Nha Trang luyến thương.

Gia đình chúng tôi về Saigon với hai bàn tay trắng, trở thành dân tỵ nạn. Cơm ăn áo mặc đều do bà con giúp đỡ. Nhưng dẩu sao gia đình chúng tôi cũng may mắn rất nhiều khi nhớ tới trong cảnh biến loạn vừa qua, biết bao gia đình khác đã trải qua phân ly, chết chóc, đau khỗ gấp trăm lần. Cám đội Ơn Trên.

Ngày 1 tháng 4 năm 1997

Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm