Văn Học & Nghệ Thuật
Nhà báo âm nhạc được nể trọng nhất nước Mỹ
Nhà báo âm nhạc được nể trọng nhất nước Mỹ
- Nhiều rocker dữ dằn nhất đã từng lên án ông, họ gọi ông là gã nhà báo không có lỗ tai, nhiều tạp chí âm nhạc mời ông về rồi cũng phải tìm cách mời ông đi bởi ông quá gân, chẳng nể vì ai cả. Vậy mà hơn 40 năm trôi qua Robert Christgau vẫn là nhà báo viết về âm nhạc được nể trọng nhất nước Mỹ. Có người ghét ông, có người thích ông nhưng chưa ai dám coi thường Christgau.
Robert Christgau
37 năm ngồi một chỗ
Christgau có đi vài nơi như Esquire hay Rolling Stone nhưng tờ báo ông phụng sự lâu nhất và cũng là nơi đã đưa ông trở thành cây bút âm nhạc sắc sảo nhất vẫn là The Village Voice (trự sở tại New York, Mỹ). The Village Voice có tiếng nói khá lớn tại New York, tờ tuần báo này có khuynh hướng đánh mạnh vào lối sống văn hóa với những bài điều tra, phê bình có sức nặng. Tại đây, Christgau được giao giữ mục phê bình album và tùy theo quan điểm âm nhạc cá nhân mà ông được toàn quyền chấm điểm những album mới nhất. Nếu như những tạp chí âm nhạc, bảng xếp hạng thường chấm điểm theo thang ngôi sao (star rating) thì Christgau lại chơi thang điểm theo… chữ cái. Từ A+ đến E- Christgau miệt mài chấm từ năm 1969 đến 2006.
Nhà phê bình âm nhạc Jody Rosen từng nhận xét rằng “chẳng có tay nhà báo âm nhạc nào chấm điểm như gã này, hoàn toàn cảm tính, chưa kể lâu lâu còn văng tục, xỉa xói, châm biếm, đả kích, dùng tiếng lóng ngập tràn nhưng lại đọc rất hay, uyên thâm và đầy kiến thức”. Đến như album kinh điển Thriller của Michael Jackson, album được xem là bán chạy nhất mọi thời đại cũng chỉ được Christgau chấm B+ với lời nhận xét : “Ngoài bài Beat It mang đậm dấu ấn thiên tài thì toàn bộ những gì còn lại là hết sức thị trường”.
Thời điểm năm 1982, nhận xét của Robert Christgau gần như đi ngược lại xu hướng tâng bốc quá đầu của một loạt những tạp chí âm nhạc danh tiếng. Robert Christgau bảo rằng ông chỉ quan tâm đến cái lỗ tai của mình thôi. Độc giả nhiều người rất thích điều ấy. Như mới đây, khi album của rocker cựu trào Neil Young, Americana, được phát hành và không nhận được nhiều phê bình đáng chú ý của các tạp chí thì Christgau đã cho ngay điểm A bởi “album đã cuộn tròn được hết chất âm nhạc của nước Mỹ từ quá khứ cho đến nay, một album đáng để giới trẻ phải nô nức ghé nghe”.
Robert Christgau chẳng sợ ai nhưng rất công bằng. Ông chẳng bao giờ để những vấn đề tình cảm riêng tư lấn át sự phê bình của mình. Như trường hợp rocker huyền thoại, Lou Reed vì hết sức tức giận Christgau chấm album của mình chỉ cỡ B+ nên đã viết một bài hát chửi rủa ông. Trong bài hát có những đoạn chửi thẳng mặt sỗ sàng : “Các nhà phê bình đâu rồi. Cho tôi hỏi cái gã Robert Christgau ấy thường làm gì ở trên giường? Ý tôi gã đó đúng là một gã ngốc. Bạn có thể tưởng tượng cả năm trời tôi làm việc quần quật để cho ra một album và rồi nhận được B+ từ tờ Village Voice” (Take No Prisoners, album thu live năm 1978).
Đáp lại, Robert Christgau bảo rằng ông rất cảm ơn Lou vì đã đọc đúng tên của ông nhưng âm nhạc của album này nghe hết sức tệ hại và ông không ngần ngại cho điểm C+. Nếu Village Voice không có một tay viết âm nhạc như Robert Christgau thì chưa chắc đã nhận được sự quan tâm “hằn học” như vậy.
Robert Christgau còn rất nhiều lần khác bị đe dọa. Có người lập hẳn trang web xỉa xói ông và đe dọa gặp ngoài đời sẽ tẩn cho một trận. Nhóm Sonic Youth trong bài Kill Yr Idols có nhiều đoạn xỉ vả Christgau không ra gì thậm chí còn có những ca từ như “tôi sẽ giết ông”. Christgau bảo rằng “người ta thần tượng ca sĩ chứ chẳng ai thần tượng nhà phê bình chính vì thế tôi luôn cảm thấy bình an khi khen chê một ai đó. Còn chuyện họ bực tức hay thích thú gì đó thì họ tự giải quyết với đám fan của mình”.
|
|
Christgau là một trong những nhà báo viết về rock đầu tiên của Mỹ. Ông sinh năm 1942 tại New York và cả tuổi trẻ của mình Christgau được đắm mình trong rock vào đúng thời kỳ đẹp nhất của rock. Christgau từng rất mê Jazz nhưng rồi trong tâm bão của rock ông đã trở thành một tín đồ.
“Tôi yêu rock như yêu cuộc đời mình. Tôi có rất nhiều bạn bè chơi rock, nổi tiếng có, mất tăm cũng có, người sống, người đã qua đời. Tôi tôn trọng họ như tôn trọng những bài viết của mình và vì thế khi viết tôi để tất cả trái tim và lý trí của mình vào album đó, khi viết ra đó thật sự là tâm sự của tôi. Họ thích hay không là quyền của họ còn thì tôi luôn tự hào với những bài viết của mình”.
Christgau nghe, giao du và viết say sưa ngày này qua tháng nọ. Nhưng điểm nổi bật nhất của ông là không bao giờ hoài niệm. Christgau ít khi nào so sánh một nhóm nhạc thời kỳ này với ai đó trước đây, so sánh với một thời hoàng kim đã không còn trở lại. “Đa số bây giờ ai cũng thích hoài niệm, họ viết về âm nhạc nước Mỹ ngày xưa, rock hoàng kim thế này, rock chói sáng thế nọ. Tôi nghĩ thế là không công bằng. Những sản phẩm âm nhạc thời kỳ nào cũng có những tố chất đại diện cho hiện đại. Bạn phải nghe nó bằng lỗ tai của một người thừa hưởng những hình thái đã làm nên xã hội hiện đại. Thế thì âm nhạc mới phát triển. Những năm đầu 1980, lúc nào tôi cũng gào lên Hip-hop, hip-hop, hip-hop, lúc đó ai cũng bảo tôi khùng giờ thì hip-hop là một gương mặt đại diện cho văn hóa Mỹ còn gì và tôi nghĩ dòng nhạc này sẽ còn phát triển rất mạnh”, Christgau bày tỏ.
Chuyên mục bình luận album của Christgau giờ đã chuyển sang MSN Music sau khi tờ Village Voice bị bán cho một tập đoàn khác vào năm 2006. Ông từng có thời gian về tờ Rolling Stone nhưng rồi cũng phải ra đi không lâu sau đó do “đánh đấm” hơi nhiều, hơi khác với chủ trương của tạp chí âm nhạc nổi tiếng này. Người ta vẫn đọc đều đặn những bài viết của Christgau trên Playboy, Spin và Creem.
Christgau còn cho ra đời bảng thăm dò ý kiến âm nhạc có tên Pazz & Jop (đổi ngữ của Jazz & Pop). Bảng thăm dò này rất nổi tiếng, chỉ dành riêng cho khoảng 600 cây viết âm nhạc của Mỹ và mỗi năm sẽ trao giải thưởng cho một album hay nhất trong năm, bất kể thể loại. Người ta thống kê rất ít khi giải thưởng của Pazz & Jop trùng với Grammy và thường những album được trao lại thường có chiều sâu và kén người nghe. Năm 2011 ca sĩ Kanye West với album My Beautiful Dark Twisted Fantasy đã nhận được giải thưởng này trong sự bất ngờ của nhiều người bởi trước đó các bảng xếp hạng, kể cả iTunes không dám mở nhạc album này bởi nhiều người nhận xét nó quá bạo lực. Nhưng thực tế thì các nhà chuyên môn lại đánh giá rất cao album này.
Christgau cũng không ngại nói rằng hiện có quá nhiều tạp chí âm nhạc được “phong thánh” và điều đó sẽ dẫn đến lạm quyền. “Jann Wenner sáng lập ra tờ Rolling Stone lúc ban đầu rất tốt nhưng rồi khi có quyền lực thể chế và kinh tế ông đã biến tờ báo đi theo một kiểu khác. Tôi không thích thế. MTV là một kênh âm nhạc hay và giải thưởng của nó khá hấp dẫn. Nhưng rồi khi nó nổi tiếng toàn cầu thì một năm bạn sẽ được xem đến 4 lần trao thưởng. Quá lố, tôi cũng không thích như thế. Khi bạn cầm trong tay quyền lực về kinh tế và thể chế bạn sẽ bị lung lay bởi những tiêu chuẩn và về lâu dài bạn sẽ mất đi tiếng nói ban đầu của mình. Hơn bốn thập niên qua tôi vẫn vậy bởi tôi không được phong thánh và cũng bởi tôi hiểu được cốt rễ cuộc chơi”.
Vài thập niên qua Christgau vẫn sống ở New York, cùng vợ và cô con gái Nina. Ông vẫn viết đều đặn và chưa bao giờ muốn nghỉ ngơi. “Tôi đã sống quá lâu với nó và làm báo giống như linh hồn tôi vậy, tất cả chỉ kết thúc khi tôi xuống lỗ”, Christgau tâm sự.
Còn nhà phê bình âm nhạc Jody Rosen thì không ngần ngại tiết lộ một thức tế : “Tất cả các cây viết âm nhạc hiện nay ai cũng mang trong mình một sự ganh đua âm thầm, đó là muốn thay thế vị trí của Christgau nhưng điều đó vẫn còn lâu lắm”.
Nguyên Minh
(TT&VH Cuối tuần)
Bàn ra tán vào (0)
Nhà báo âm nhạc được nể trọng nhất nước Mỹ
Nhà báo âm nhạc được nể trọng nhất nước Mỹ
- Nhiều rocker dữ dằn nhất đã từng lên án ông, họ gọi ông là gã nhà báo không có lỗ tai, nhiều tạp chí âm nhạc mời ông về rồi cũng phải tìm cách mời ông đi bởi ông quá gân, chẳng nể vì ai cả. Vậy mà hơn 40 năm trôi qua Robert Christgau vẫn là nhà báo viết về âm nhạc được nể trọng nhất nước Mỹ. Có người ghét ông, có người thích ông nhưng chưa ai dám coi thường Christgau.
Robert Christgau
37 năm ngồi một chỗ
Christgau có đi vài nơi như Esquire hay Rolling Stone nhưng tờ báo ông phụng sự lâu nhất và cũng là nơi đã đưa ông trở thành cây bút âm nhạc sắc sảo nhất vẫn là The Village Voice (trự sở tại New York, Mỹ). The Village Voice có tiếng nói khá lớn tại New York, tờ tuần báo này có khuynh hướng đánh mạnh vào lối sống văn hóa với những bài điều tra, phê bình có sức nặng. Tại đây, Christgau được giao giữ mục phê bình album và tùy theo quan điểm âm nhạc cá nhân mà ông được toàn quyền chấm điểm những album mới nhất. Nếu như những tạp chí âm nhạc, bảng xếp hạng thường chấm điểm theo thang ngôi sao (star rating) thì Christgau lại chơi thang điểm theo… chữ cái. Từ A+ đến E- Christgau miệt mài chấm từ năm 1969 đến 2006.
Nhà phê bình âm nhạc Jody Rosen từng nhận xét rằng “chẳng có tay nhà báo âm nhạc nào chấm điểm như gã này, hoàn toàn cảm tính, chưa kể lâu lâu còn văng tục, xỉa xói, châm biếm, đả kích, dùng tiếng lóng ngập tràn nhưng lại đọc rất hay, uyên thâm và đầy kiến thức”. Đến như album kinh điển Thriller của Michael Jackson, album được xem là bán chạy nhất mọi thời đại cũng chỉ được Christgau chấm B+ với lời nhận xét : “Ngoài bài Beat It mang đậm dấu ấn thiên tài thì toàn bộ những gì còn lại là hết sức thị trường”.
Thời điểm năm 1982, nhận xét của Robert Christgau gần như đi ngược lại xu hướng tâng bốc quá đầu của một loạt những tạp chí âm nhạc danh tiếng. Robert Christgau bảo rằng ông chỉ quan tâm đến cái lỗ tai của mình thôi. Độc giả nhiều người rất thích điều ấy. Như mới đây, khi album của rocker cựu trào Neil Young, Americana, được phát hành và không nhận được nhiều phê bình đáng chú ý của các tạp chí thì Christgau đã cho ngay điểm A bởi “album đã cuộn tròn được hết chất âm nhạc của nước Mỹ từ quá khứ cho đến nay, một album đáng để giới trẻ phải nô nức ghé nghe”.
Robert Christgau chẳng sợ ai nhưng rất công bằng. Ông chẳng bao giờ để những vấn đề tình cảm riêng tư lấn át sự phê bình của mình. Như trường hợp rocker huyền thoại, Lou Reed vì hết sức tức giận Christgau chấm album của mình chỉ cỡ B+ nên đã viết một bài hát chửi rủa ông. Trong bài hát có những đoạn chửi thẳng mặt sỗ sàng : “Các nhà phê bình đâu rồi. Cho tôi hỏi cái gã Robert Christgau ấy thường làm gì ở trên giường? Ý tôi gã đó đúng là một gã ngốc. Bạn có thể tưởng tượng cả năm trời tôi làm việc quần quật để cho ra một album và rồi nhận được B+ từ tờ Village Voice” (Take No Prisoners, album thu live năm 1978).
Đáp lại, Robert Christgau bảo rằng ông rất cảm ơn Lou vì đã đọc đúng tên của ông nhưng âm nhạc của album này nghe hết sức tệ hại và ông không ngần ngại cho điểm C+. Nếu Village Voice không có một tay viết âm nhạc như Robert Christgau thì chưa chắc đã nhận được sự quan tâm “hằn học” như vậy.
Robert Christgau còn rất nhiều lần khác bị đe dọa. Có người lập hẳn trang web xỉa xói ông và đe dọa gặp ngoài đời sẽ tẩn cho một trận. Nhóm Sonic Youth trong bài Kill Yr Idols có nhiều đoạn xỉ vả Christgau không ra gì thậm chí còn có những ca từ như “tôi sẽ giết ông”. Christgau bảo rằng “người ta thần tượng ca sĩ chứ chẳng ai thần tượng nhà phê bình chính vì thế tôi luôn cảm thấy bình an khi khen chê một ai đó. Còn chuyện họ bực tức hay thích thú gì đó thì họ tự giải quyết với đám fan của mình”.
|
|
Christgau là một trong những nhà báo viết về rock đầu tiên của Mỹ. Ông sinh năm 1942 tại New York và cả tuổi trẻ của mình Christgau được đắm mình trong rock vào đúng thời kỳ đẹp nhất của rock. Christgau từng rất mê Jazz nhưng rồi trong tâm bão của rock ông đã trở thành một tín đồ.
“Tôi yêu rock như yêu cuộc đời mình. Tôi có rất nhiều bạn bè chơi rock, nổi tiếng có, mất tăm cũng có, người sống, người đã qua đời. Tôi tôn trọng họ như tôn trọng những bài viết của mình và vì thế khi viết tôi để tất cả trái tim và lý trí của mình vào album đó, khi viết ra đó thật sự là tâm sự của tôi. Họ thích hay không là quyền của họ còn thì tôi luôn tự hào với những bài viết của mình”.
Christgau nghe, giao du và viết say sưa ngày này qua tháng nọ. Nhưng điểm nổi bật nhất của ông là không bao giờ hoài niệm. Christgau ít khi nào so sánh một nhóm nhạc thời kỳ này với ai đó trước đây, so sánh với một thời hoàng kim đã không còn trở lại. “Đa số bây giờ ai cũng thích hoài niệm, họ viết về âm nhạc nước Mỹ ngày xưa, rock hoàng kim thế này, rock chói sáng thế nọ. Tôi nghĩ thế là không công bằng. Những sản phẩm âm nhạc thời kỳ nào cũng có những tố chất đại diện cho hiện đại. Bạn phải nghe nó bằng lỗ tai của một người thừa hưởng những hình thái đã làm nên xã hội hiện đại. Thế thì âm nhạc mới phát triển. Những năm đầu 1980, lúc nào tôi cũng gào lên Hip-hop, hip-hop, hip-hop, lúc đó ai cũng bảo tôi khùng giờ thì hip-hop là một gương mặt đại diện cho văn hóa Mỹ còn gì và tôi nghĩ dòng nhạc này sẽ còn phát triển rất mạnh”, Christgau bày tỏ.
Chuyên mục bình luận album của Christgau giờ đã chuyển sang MSN Music sau khi tờ Village Voice bị bán cho một tập đoàn khác vào năm 2006. Ông từng có thời gian về tờ Rolling Stone nhưng rồi cũng phải ra đi không lâu sau đó do “đánh đấm” hơi nhiều, hơi khác với chủ trương của tạp chí âm nhạc nổi tiếng này. Người ta vẫn đọc đều đặn những bài viết của Christgau trên Playboy, Spin và Creem.
Christgau còn cho ra đời bảng thăm dò ý kiến âm nhạc có tên Pazz & Jop (đổi ngữ của Jazz & Pop). Bảng thăm dò này rất nổi tiếng, chỉ dành riêng cho khoảng 600 cây viết âm nhạc của Mỹ và mỗi năm sẽ trao giải thưởng cho một album hay nhất trong năm, bất kể thể loại. Người ta thống kê rất ít khi giải thưởng của Pazz & Jop trùng với Grammy và thường những album được trao lại thường có chiều sâu và kén người nghe. Năm 2011 ca sĩ Kanye West với album My Beautiful Dark Twisted Fantasy đã nhận được giải thưởng này trong sự bất ngờ của nhiều người bởi trước đó các bảng xếp hạng, kể cả iTunes không dám mở nhạc album này bởi nhiều người nhận xét nó quá bạo lực. Nhưng thực tế thì các nhà chuyên môn lại đánh giá rất cao album này.
Christgau cũng không ngại nói rằng hiện có quá nhiều tạp chí âm nhạc được “phong thánh” và điều đó sẽ dẫn đến lạm quyền. “Jann Wenner sáng lập ra tờ Rolling Stone lúc ban đầu rất tốt nhưng rồi khi có quyền lực thể chế và kinh tế ông đã biến tờ báo đi theo một kiểu khác. Tôi không thích thế. MTV là một kênh âm nhạc hay và giải thưởng của nó khá hấp dẫn. Nhưng rồi khi nó nổi tiếng toàn cầu thì một năm bạn sẽ được xem đến 4 lần trao thưởng. Quá lố, tôi cũng không thích như thế. Khi bạn cầm trong tay quyền lực về kinh tế và thể chế bạn sẽ bị lung lay bởi những tiêu chuẩn và về lâu dài bạn sẽ mất đi tiếng nói ban đầu của mình. Hơn bốn thập niên qua tôi vẫn vậy bởi tôi không được phong thánh và cũng bởi tôi hiểu được cốt rễ cuộc chơi”.
Vài thập niên qua Christgau vẫn sống ở New York, cùng vợ và cô con gái Nina. Ông vẫn viết đều đặn và chưa bao giờ muốn nghỉ ngơi. “Tôi đã sống quá lâu với nó và làm báo giống như linh hồn tôi vậy, tất cả chỉ kết thúc khi tôi xuống lỗ”, Christgau tâm sự.
Còn nhà phê bình âm nhạc Jody Rosen thì không ngần ngại tiết lộ một thức tế : “Tất cả các cây viết âm nhạc hiện nay ai cũng mang trong mình một sự ganh đua âm thầm, đó là muốn thay thế vị trí của Christgau nhưng điều đó vẫn còn lâu lắm”.
Nguyên Minh
(TT&VH Cuối tuần)