Sức khỏe và đời sống
Nhịn đói để giảm cân
1. Nhịn đói để giảm calories:
Năm mới thường là dịp để chúng ta có một chút suy tư về mối liên hệ giữa calories từ thức ăn và sức khoẻ.
Trong vòng một thập niên vừa qua, nhiều nghiên cứu cho biết thêm về sự tương quan giữa cơ thể con người và calories ăn vào. Bạn có thể đã nghe và đọc những bài viết của tôi về sự tai hại của đường cũng như những thành kiến về chất béo và cholesterol cần được thay đổi. Ngay trong đầu năm 2016, cơ quan USDA của Mỹ đã công bố những lời khuyên mới về ẩm thực, theo đó đã bỏ đi những hạn chế về thức ăn có chứa cholesterol và đồ béo.
Trong thế kỷ trước, chất béo được xem là nguồn gốc của bệnh tật và ăn nhiều sẽ làm cho người ta béo thêm. Điều đáng ngạc nhiên là khi “xã hội văn minh tiên tiến” càng ít ăn đồ béo thì người dân ngày lại càng béo thêm ra, người chết vì bệnh tim mạch, vì bệnh ung thư các loại ngày càng tăng thêm. Lý do, để cho những đồ ăn có ít chất béo ăn được ngon miệng, người ta lại xoay ra làm cho thức ăn thêm vị ngọt nhất là khi đường High Fructose Corn Serup được chế biến từ bột bắp, quá rẻ. Những nghiên cứu mới lại cho thấy chính đường, vâng, chính đường mới làm cho bệnh tim mạch tăng cao, và cũng chính đường góp phần làm tăng lượng cholesterol xấu LDL trong máu.
Từ đó có nhiều phong trào ăn kiêng cử được nẩy mầm trong vòng những năm gần đây. Ăn kiểu gì thì mặc kệ, nhưng muốn giảm cân thì phải bớt calories xuống. Để bớt calories, đương nhiên là phải ăn ít lại. Nói thì dễ nhưng làm không phải dễ.
Một số nghiên cứu cho thấy, người ăn ít sẽ ít bị bệnh tật và sống lâu hơn. Đã từ lâu cha mẹ và xã hội “dạy” cho chúng ta phải ăn no đủ, cơm ngày ba bữa. Tuy nhiên khuynh hướng mới cho thấy lâu lâu nhịn đói lại tốt cho cơ thể. Năm ngoái, tôi có trình bày một nghiên cứu cho thấy nếu mỗi tháng, 5 ngày, giảm lượng calories xuống còn một nửa, có thể không những giảm cân mà còn khoẻ thêm. Những người tình nguyện sau một thời gian cũng ăn ít lại trong 25 ngày không kiêng cử của tháng.
Hồi Tháng Hai năm 2015, một nghiên cứu khác từ trường Đại Học University of Florida đăng trên tờ báo y khoa Rejuvenation Research, người tình nguyện được cho ăn theo phương pháp bữa đói, bữa no. Trong ngày đói, họ chỉ ăn 25% phần trăm calories trung bình, và trong ngày no, được ăn bù lên 175%. Sau 6 tháng, mọi người đều giảm cân, lượng insulin trong máu giảm, tương xứng với sự giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường. Đồng thời có một chất protein gọi là SIRT tăng cao. Chất SIRT được biết làm tăng tuổi thọ trong các loại chuột. Ngoài ra trong khi nhịn đói, các tế bào yếu của cơ thể bị loại bỏ. Một điều quan sát khác, sau một thời gian, những ngày được cho ăn no, những người tình nguyện cũng bớt thèm ăn và trên thực tế, ăn ít đi.
Nhịn đói, nhất là bữa có, bữa không, hay cho dù 5 ngày mỗi tháng xem ra cũng không phải dễ, nếu chúng ta không có quyết tâm. Gần đây có một phương pháp khác để khó quên… nhịn đói, đó là phương pháp nhịn 16 tiếng mỗi ngày. Tức là sau bữa ăn tối, sẽ nhịn 16 tiếng tới bữa ăn kế, hay nói nôm na là không ăn điểm tâm. Ngày xưa chúng ta thường bị cha mẹ la mắng khi bỏ bữa ăn sáng, ngày nay nó được khoa học xác nhận là tốt cho cơ thể.
Nếu bạn chọn theo cách ăn nầy thì nên nhớ là phải uống nước đầy đủ nhé.
2. Đường giả có độc hại hay không?
Liên quan tới chuyện giảm calories, càng ngày những nghiên cứu cho thấy đường thật không tốt cho cơ thể. Để giảm calories, chúng biết phải bớt đường. Câu hỏi lại được đặt ra là, đường giả có thật sự độc hại cho cơ thể hay không?
Cũng theo lời khuyên mới của cơ quan USDA thì nên ăn tối đa là 10 muỗng cà phê đường mỗi ngày tính luôn cả thức uống, nước trái cây, sinh tố v.v… Tuy nhiên, chỉ với một lon Coke, đã chứa 10 muỗng đường rồi. Trung bình một người Mỹ, kể cả người Mỹ gốc Việt, ăn khoảng 40 muỗng đường mỗi ngày. Bạn có thể không tin, nhưng chuyện có thật ,nếu tính tất cả những thức ăn thức uống có chứa đường trong ngày. Bạn cũng nên biết, ăn nhiều đường sẽ dễ béo phì, lở loét mạch máu, đau khớp xương, bị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, và cả bệnh ung thư các loại.
Ở Mỹ hiện nay có 5 loại đường giả được chính thức công nhận bởi cơ quan FDA, đó là: acesulfame potassium (Sunett, Sweet One), aspartame (Equal, Nutrasweet, Sugar Twin), neotame (Newtame), saccharin (Sweet’N Low, Sweet Twin, Necta Sweet) và sucralose (Splenda). Riêng đường stevia (Truvia) thì chưa được FDA công nhận vì nhiều nghiên cứu mới cho thấy đường stevia vẫn gây ra bệnh tiểu đường, có ảnh hưởng đến hệ sinh dục và sanh sản, bệnh tim mạch, và bệnh thận.
Theo cơ quan FDA thì tất cả 5 loại đường giả kể trên đều an toàn, miễn là đừng dùng nhiều. Thí dụ, không quá 23 gói (packets) Splenda, Sweet One, Newtame, 45 gói Sweet’N Low, hay 75 gói Equal mỗi ngày.
Nghe ra thì quá an toàn phải không? Thế thì tại sao nhiều người vẫn sợ?
Nói chung thì tất cả các loại đường giả nầy đều là những hoá chất, tình cờ được khám phá khi đi tìm chế thuốc, thí dụ như thuốc trừ sâu rầy hay từ bò hóng khói than đá. Bạn có thể tìm đọc những bài viết cũ của BS. Minh để tìm hiểu thêm về nguồn gốc các loại đường giả.
Tuy nhiên những nghiên cứu mới nhất vẫn còn hỗn độn về các loại đường giả. Một số nghiên cứu cho thấy đường giả vẫn làm cho người ta tăng cân và bị bệnh tiểu đường, bị bệnh tim mạch, và thậm chí ung thư bọng đái. Cho đến nay, cơ quan FDA của Mỹ vẫn cương quyết là chưa đủ bằng chứng để kết luận.
Trong khi chờ đợi những nghiên cứu mới có thể làm sáng tỏ hơn về sự an toàn của đường giả, chúng ta cũng nên cẩn thận. Tuy nhiên nếu dùng một vài gói nhỏ mỗi ngày như cho cà phê dễ uống thì có lẽ cũng không sao.
BS Hồ Ngọc Minh
Nhịn đói để giảm cân
1. Nhịn đói để giảm calories:
Năm mới thường là dịp để chúng ta có một chút suy tư về mối liên hệ giữa calories từ thức ăn và sức khoẻ.
Trong vòng một thập niên vừa qua, nhiều nghiên cứu cho biết thêm về sự tương quan giữa cơ thể con người và calories ăn vào. Bạn có thể đã nghe và đọc những bài viết của tôi về sự tai hại của đường cũng như những thành kiến về chất béo và cholesterol cần được thay đổi. Ngay trong đầu năm 2016, cơ quan USDA của Mỹ đã công bố những lời khuyên mới về ẩm thực, theo đó đã bỏ đi những hạn chế về thức ăn có chứa cholesterol và đồ béo.
Trong thế kỷ trước, chất béo được xem là nguồn gốc của bệnh tật và ăn nhiều sẽ làm cho người ta béo thêm. Điều đáng ngạc nhiên là khi “xã hội văn minh tiên tiến” càng ít ăn đồ béo thì người dân ngày lại càng béo thêm ra, người chết vì bệnh tim mạch, vì bệnh ung thư các loại ngày càng tăng thêm. Lý do, để cho những đồ ăn có ít chất béo ăn được ngon miệng, người ta lại xoay ra làm cho thức ăn thêm vị ngọt nhất là khi đường High Fructose Corn Serup được chế biến từ bột bắp, quá rẻ. Những nghiên cứu mới lại cho thấy chính đường, vâng, chính đường mới làm cho bệnh tim mạch tăng cao, và cũng chính đường góp phần làm tăng lượng cholesterol xấu LDL trong máu.
Từ đó có nhiều phong trào ăn kiêng cử được nẩy mầm trong vòng những năm gần đây. Ăn kiểu gì thì mặc kệ, nhưng muốn giảm cân thì phải bớt calories xuống. Để bớt calories, đương nhiên là phải ăn ít lại. Nói thì dễ nhưng làm không phải dễ.
Một số nghiên cứu cho thấy, người ăn ít sẽ ít bị bệnh tật và sống lâu hơn. Đã từ lâu cha mẹ và xã hội “dạy” cho chúng ta phải ăn no đủ, cơm ngày ba bữa. Tuy nhiên khuynh hướng mới cho thấy lâu lâu nhịn đói lại tốt cho cơ thể. Năm ngoái, tôi có trình bày một nghiên cứu cho thấy nếu mỗi tháng, 5 ngày, giảm lượng calories xuống còn một nửa, có thể không những giảm cân mà còn khoẻ thêm. Những người tình nguyện sau một thời gian cũng ăn ít lại trong 25 ngày không kiêng cử của tháng.
Hồi Tháng Hai năm 2015, một nghiên cứu khác từ trường Đại Học University of Florida đăng trên tờ báo y khoa Rejuvenation Research, người tình nguyện được cho ăn theo phương pháp bữa đói, bữa no. Trong ngày đói, họ chỉ ăn 25% phần trăm calories trung bình, và trong ngày no, được ăn bù lên 175%. Sau 6 tháng, mọi người đều giảm cân, lượng insulin trong máu giảm, tương xứng với sự giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường. Đồng thời có một chất protein gọi là SIRT tăng cao. Chất SIRT được biết làm tăng tuổi thọ trong các loại chuột. Ngoài ra trong khi nhịn đói, các tế bào yếu của cơ thể bị loại bỏ. Một điều quan sát khác, sau một thời gian, những ngày được cho ăn no, những người tình nguyện cũng bớt thèm ăn và trên thực tế, ăn ít đi.
Nhịn đói, nhất là bữa có, bữa không, hay cho dù 5 ngày mỗi tháng xem ra cũng không phải dễ, nếu chúng ta không có quyết tâm. Gần đây có một phương pháp khác để khó quên… nhịn đói, đó là phương pháp nhịn 16 tiếng mỗi ngày. Tức là sau bữa ăn tối, sẽ nhịn 16 tiếng tới bữa ăn kế, hay nói nôm na là không ăn điểm tâm. Ngày xưa chúng ta thường bị cha mẹ la mắng khi bỏ bữa ăn sáng, ngày nay nó được khoa học xác nhận là tốt cho cơ thể.
Nếu bạn chọn theo cách ăn nầy thì nên nhớ là phải uống nước đầy đủ nhé.
2. Đường giả có độc hại hay không?
Liên quan tới chuyện giảm calories, càng ngày những nghiên cứu cho thấy đường thật không tốt cho cơ thể. Để giảm calories, chúng biết phải bớt đường. Câu hỏi lại được đặt ra là, đường giả có thật sự độc hại cho cơ thể hay không?
Cũng theo lời khuyên mới của cơ quan USDA thì nên ăn tối đa là 10 muỗng cà phê đường mỗi ngày tính luôn cả thức uống, nước trái cây, sinh tố v.v… Tuy nhiên, chỉ với một lon Coke, đã chứa 10 muỗng đường rồi. Trung bình một người Mỹ, kể cả người Mỹ gốc Việt, ăn khoảng 40 muỗng đường mỗi ngày. Bạn có thể không tin, nhưng chuyện có thật ,nếu tính tất cả những thức ăn thức uống có chứa đường trong ngày. Bạn cũng nên biết, ăn nhiều đường sẽ dễ béo phì, lở loét mạch máu, đau khớp xương, bị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, và cả bệnh ung thư các loại.
Ở Mỹ hiện nay có 5 loại đường giả được chính thức công nhận bởi cơ quan FDA, đó là: acesulfame potassium (Sunett, Sweet One), aspartame (Equal, Nutrasweet, Sugar Twin), neotame (Newtame), saccharin (Sweet’N Low, Sweet Twin, Necta Sweet) và sucralose (Splenda). Riêng đường stevia (Truvia) thì chưa được FDA công nhận vì nhiều nghiên cứu mới cho thấy đường stevia vẫn gây ra bệnh tiểu đường, có ảnh hưởng đến hệ sinh dục và sanh sản, bệnh tim mạch, và bệnh thận.
Theo cơ quan FDA thì tất cả 5 loại đường giả kể trên đều an toàn, miễn là đừng dùng nhiều. Thí dụ, không quá 23 gói (packets) Splenda, Sweet One, Newtame, 45 gói Sweet’N Low, hay 75 gói Equal mỗi ngày.
Nghe ra thì quá an toàn phải không? Thế thì tại sao nhiều người vẫn sợ?
Nói chung thì tất cả các loại đường giả nầy đều là những hoá chất, tình cờ được khám phá khi đi tìm chế thuốc, thí dụ như thuốc trừ sâu rầy hay từ bò hóng khói than đá. Bạn có thể tìm đọc những bài viết cũ của BS. Minh để tìm hiểu thêm về nguồn gốc các loại đường giả.
Tuy nhiên những nghiên cứu mới nhất vẫn còn hỗn độn về các loại đường giả. Một số nghiên cứu cho thấy đường giả vẫn làm cho người ta tăng cân và bị bệnh tiểu đường, bị bệnh tim mạch, và thậm chí ung thư bọng đái. Cho đến nay, cơ quan FDA của Mỹ vẫn cương quyết là chưa đủ bằng chứng để kết luận.
Trong khi chờ đợi những nghiên cứu mới có thể làm sáng tỏ hơn về sự an toàn của đường giả, chúng ta cũng nên cẩn thận. Tuy nhiên nếu dùng một vài gói nhỏ mỗi ngày như cho cà phê dễ uống thì có lẽ cũng không sao.
BS Hồ Ngọc Minh