Cõi Người Ta
Nhưng Chắc Chắn Không Gớm Tởm Bằng Thiên Đường XHCN: Có phải một thiên đường ?!
Những cánh chim bồ câu mang khát vọng hòa bình chạm khắc công phu phía trước nhà bảo tàng Nhân dân Triều Tiên, nay nhìn thấy bạc màu nắng gió dường
Những cánh chim bồ câu mang khát vọng hòa bình chạm khắc công phu phía trước nhà bảo tàng Nhân dân Triều Tiên, nay nhìn thấy bạc màu nắng gió dường như đã rã rời tuyệt vọng, vì vẫn còn đó những tháp canh đối diện, họng súng đen ngòm chĩa thẳng vào nhau, và những người lính Nam Hàn quân phục rằn ri , những người lính Bắc Hàn quân phục màu cỏ úa, vẫn chằm chằm nhìn nhau đầy cảnh giác và thách thức!
Vẫn còn đó tòa nhà màu da trời của Liên hơp quốc, cừa sổ vuông vức, như những con mắt mệt mỏi nhòm xuống chiếc bàn đặt trong căn phòng nằm giữa đường ranh biên giới, một nửa bàn ở miền Bắc, một bàn ở miển Nam, một hạt bụi trên mặt bàn cũng không được chạm vào.
Vẫn còn đó cánh cổng sắt mầu rêu, nặng nể chặn ngang con đường nối liền Nam-Bắc !
Vẫn còn đó những chiếc loa phóng thanh, những chóa đèn pha cực mạnh từ hai phía, sẵn sàng mở hết Volume và công suất, làm điếc tai và làm lóa mắt nhau trong trò chơi khiêu khích ...
Khu phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên ra đời hơn nừa thế kỷ trước, cùng thời Khu phi quân sự Việt Nam, nằm trên vĩ tuyến 38, tại làng Panmunggeon, tỉnh Gyconggi, vẫn đậm màu chiến tranh, lạnh lùng và căng thẳng, như khối u nhức nhối trên cơ thể người yêu hòa bình xứ sở Kim Chi.
- Mỗi ngày người đại diện miền Bắc và người đại diện miền Nam ở khu phi quân sự nói chuyện điện thoại với nhau hai lần, vào lúc 5 giờ sáng và 4 giờ chiều! Những cuộc nói chuyện hàng ngày ấy cũng như những cuộc đàm phán hàng tuần, chỉ là để đàm phán hơn là tìm ra một giải pháp hòa bình! Không khí chiến tranh vẫn hừng hực như miệng núi lửa sắp phun trào!
Mới cách đây không lâu, phía Triều Tiên phóng liên tiếp ba quả tên lửa và đặt súng máy hạng nặng ở vùng phi quân sự, lớn tiếng đe đọa bóp nát Hàn Quốc , trong khi liên quân Hàn –Mỹ phô trương sức mạnh máy bay, tàu ngầm trong cuộc tập trận trên biển.
Sau sự kiện nóng bỏng đó, phía Triều Tiên chủ động đề nghị nối lại đàm phán để tái hoạt động khu công nghiệp Hàn Quốc trên lãnh thổ Triều Tiên. Mới đàm phán hai lần thì bị ngắt quãng, bởi phía Triều Tiên đột ngột thay trưởng đoàn, và không thèm nói chuyện điện thoại như thường lệ.
Kim Jong Chi nói với chúng tôi:
- Người dân Hàn Quốc quan tâm đến vấn đề chiến tranh và hòa bình như quan tâm đến thời tiết mỗi ngày. Hòa bình là khát vọng của mọi nhà, mọi người, nhưng vấn đề thống nhất Triều Tiên lại có sự phân hóa. Người lớn tuổi vẫn khao khát thống nhất ,bởi tình cảm gia đình, quê hương, nhưng lớp trẻ thì ngược lại. Họ sợ thống nhất sẽ phài san xẻ quyền lợi vật chất, khi mức thu nhập bình quân hiện nay quá chênh lệch. Ở Hàn Quốc GDP bình quân đầu người 22. 424 đô la, còn Triều Tiên chưa tới 1.000 đô la. ..
Câu chuyện về mảnh đất cuối cùng của thời chiến tranh lạnh còn tồn tại không chỉ làm du khách Việt Nam tò mò, mà còn gợi mối liên tưởng về quá khứ. Dòng sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, cùng với bao nhiêu kỷ niệm về "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm" bỗng hiện lên trong ký ức tôi!
Cuộc chiến tranh hơn mười ngàn ngày của chúng ta đã lùi vào dĩ vãng gần bốn mươi năm, vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương,sông Bến Hải không còn chia cắt. Nhưng vĩ tuyến 38 phân chia cắt Nam-Bắc Triểu Tiên còn đó, và chiến tranh vẫn đang ám ảnh họ. Kim Jong Chí nói, người dân Hàn Quốc lúc nào cũng thắc thỏm lo chiến tranh xảy ra. Và người ta đã làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn lưỡi hái tử thần đó.
Giữa trưa nắng chang chang, mấy chục cựu chiến binh già, có người chống nạng, có người đi xe lăn, tập trung ở quảng trường Oanhamun trung tâm Thủ đô Seoul biểu tình phản đối Triều Tiên. Họ vẽ hình Kim Jong Un có một cái tai rất to vểnh lên, rồi chĩa loa vào, thay nhau hét “Hòa bình, Hòa bình!” . Cách đó không xa, một cuộc biểu tình khác, căng biểu ngữ tiếng Hàn, tiếng Anh và cả tiếng Việt, phản đối Mỹ chuẩn bị xây dựng một căn cứ quân sự trên đất Hàn.
Có đến Thủ đô Seoul mới hiểu cái giá sẽ phải trả nếu để cuộc chiến tranh xảy ra. Một thành phố gần 11 triệu dân, hiện đại, giàu đẹp nhất nhì châu Á, chỉ cách đường biên giới Triểu Tiên 50 km, sẽ ra sao nếu những trái tên lửa đạn đạo từ bên kia phóng tới? Chỉ cần một nhà máy điện nguyên tử bị trúng đạn, sẽ gây thảm họa gấp mười lần thảm họa Chernobyl, không chỉ gần một triệu người Hàn quốc chết và bị thương như cuộc chiến tranh 1950-1953, mà sẽ là hàng chục triệu người.
- Cầu mong điều ấy đừng xảy ra với Hàn quốc, Triều Tiên, với bất kỳ xứ sở nào trên thế giới nhỏ bé này!
Tôi và người bạn đứng trên sân thượng tòa nhà cao tầng bên bờ sông Hàn ngắm nhìn Seoul. Đêm hè lộng gió, thành phố mênh mông, rực rỡ, chói chang, huyền ảo dưới bầu trời xanh thẳm.
Gần 11 triệu dân, nhưng Seoul không đông đúc đến ngột ngạt như Sài Gòn , Hà Nội. Hình như mọi người ít ra đường, mà dành nhiều thời gian sống và làm việc trong các tòa nhà chung cư, công sở, trường học, cửa hàng và những khu vui chơi. Trên đường phố không có bóng dáng một chiếc xe gắn máy, cũng không có xe đạp, chỉ toàn xe hơi nối đuôi nhau xuôi ngược. Những đại lộ bảy tám làn xe, nhưng người ta không xây dải phân cách, chỉ kẻ sơn. Những vạch trắng vạch vàng, những ký hiệu tươi rói trên mặt nhựa đen bóng tạo mặt bằng thông thoáng và sang trọng. Không thấy bóng dáng một cảnh sát giao thông nào, và dù mật độ xe lưu thông dày, vẫn không hề lộn xộn chen lấn. Tôi có cảm giác không có bánh xe nào đè trên những vạch phân luồng. Ý thức tự chủ, tính tự giác tôn trọng luật lệ của người dân Seoul thật đáng khâm phục.
Singapore nồi tiếng sạch và xanh, Seoul còn sạch và xanh hơn. Không hiểu bằng cách nào người ta giữ đường phố sạch đến thế. Từ vỉa hè tới lòng đường, từ trung tâm đến ngoại ô đều sạch như lau. Dù ngay miệng hố ga thoát nước hay chỗ ngồi đợi xe buýt cũng không có rác. Thay vào đó là hoa. Khắp các nẻo đường, dưới bóng những hàng cây ngân hà xanh ngắt, là hoa. Hoa trồng lề đường, hoa treo lên lan can, hoa quấn quanh những cây đèn đường lộng lẫy. Thành phố rực rỡ đủ sắc hoa. Buồi sáng đi trên phố, mùi thơm tự nhiên của hoa thoảng trong không khí trong lành.
Một người bạn nói với tôi:
- Ở Sêoul mỗi người dân đều chau chuốt cho bản thân và thành phố.Người ta không bước ra đường khi chưa mặc đẹp, đặc biệt là những cô gái trang điểm rất công phu. Mỗi chiếc xe khi vào đổ xăng đều được chủ cây xăng lau chùi sạch bóng trước khi lăn bánh trên đường phố. Mỗi đoạn đường đều có người túc trực quét dọn. Ngoài công nhân vệ sinh còn có những người tình nguyện nhặt rác. Anh hãy nhìn những cụ già bảy tám chục tuổi nhưng còn khỏe mạnh kia , họ tình nguyện đi lượn rác đấy. Niềm vui của họ là được góp phần làm cho thành phố sạch đẹp hơn.
Seoul giàu đẹp, xanh, sạch, trận tự, văn minh, nền nếp, mang phong cách châu Âu. Một người bạn làm trong ngành du lịch nói với tôi như vậy.
Sáu mươi năm trước, khi vừa ngừng bắn, nền kinh tế Hàn quốc kiệt quệ, nạn thất nghiệp tràn lan, người dân nghèo đói cùng cực. Thành phố Seoul bị Phát xít Nhật tàn phá, rồi chiến tranh hủy diệt, xơ xác điêu tàn. Cung điện Kyeong – Bok nguy nga có lịch sử 500 năm biến thành đống gạch vụn. Người ăn xin , chết đói đầy đường, trộm cướp , băng đảng tội ác, đĩ điếm, và bao nhiêu tệ nạn xã hội khác chất chồng như những bãi rác hai bờ sông Hàn.
Gần hai thập kỷ sau đó, nhà lãnh đạo Park Chung Hee, dựa vảo Mỹ, cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường, kéo Hàn quốc từ đáy vực thẳm lên, đồng thời lập lại kỷ cương đất nước. Gần hai mươi năm, Park Chung Hee đã làm biến đồi toàn bộ đất nước Hàn Quốc, từ nghèo nàn lạc hậu sang giàu có văn minh. Nhưng ông đã phải trả giá cho chế độ độc tài của mình bằng chính mạng sống của ông vào ngày 26-10-1979 tại Tòa nhà xanh ở Thủ đô Seoul.
Bây giờ người Hàn Quốc nói rằng, nếu không có chính sách cứng rắn được chỉ huy bằng bộ óc thông minh và bàn tay thép của tổng thống Park Chung Hee , thì Hàn Quốc không được như hôm nay. Năm 1960, bình quân thu nhập của Hàn quốc 80 đô la, năm 2012 là 22.424 tăng 280,3 lần. Từ đáy vực thẳm, nền kinh tế Hàn Quốc nhảy vọt lên, đứng thứ 4 châu Á, nền tảng đạo đức và văn hóa truyền thống được chấn hưng cùng kỷ cương phép nước.
Đương kim tổng thống Park Geun Hye , năm nay sáu mươi tuổi, là con gái tướng Park Chung Hee. Ba mươi bốn năm trước, khi cà bố và mẹ cùng bị ám sát, bà quyết định không lấy chồng, dành trọn cuộc đời hoạt động chính trị. Bà đã trải qua những năm tháng tù đày, kiên cường tranh đấu, giờ hiên ngang chiếm lĩnh đỉnh cao nhất của quyền lực. Lần đầu tiên lịch sử Hàn Quốc ghi nhận một phụ nữ làm chủ Tòa nhà xanh (The Blue House) nơi thân phụ đã làm chủ suốt gần hai thập kỷ. Bà Kim Geun Hye khẳng định làm theo chính sách cứng rắn của cha mình, và đó cũng là cách đa số người dân Hàn quốc lựa chọn bằng lá phiếu bầu cho bà .
Nhưng rất nhiều thách thức đang ở phía trước người phụ nữ thông minh can đảm và không kém sắt thép này. Tuy mức tăng trường kinh tế từ 3,3% năm 2012 lên 4,4 % đầu năm 2013, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao nhất từ trước đến nay là 3,4%, trong đó lứa tuổi lao động từ 25 đến 29 chiếm 8%. Quan hệ với Bắc Triều Tiên mỗi ngày càng nóng lên, và đây chính là lửa để thử vàng tài năng và bản lĩnh của nữ Tổng thống Park Geun Hye.
Bà là người chủ thứ 10 của tòa Phủ tổng thống nằm giữa khu đất giàu phong thủy nhất thủ đô Seoul. The Blue House dựa lưng vào quả núi thiêng, nhìn xa giống hệt một con hổ hai con mắt lồi trô trố rất oai phong. Người ta nói những người chủ của toà nhà này khi đương chức rất hanh thông, nhưng khi về hưu và cuối đời thường gặp nhiều tai tiếng, rủi ro. Nói vậy nhưng như Tổng thống Jeon Du-hwan, khi nghỉ hưu vẫn lưu lại tiếng thơm!
Tại khu đất thiêng ấy, cách đây không lâu, bà Park Geun Hyen đã dùng tiền riêng của gia đình mình cho người nghèo, và hứa dành hết tâm sức lo cho dân, điều hành một chính phủ trong sạch, thẳng tay chống tham nhũng. Chính sách bà lựa chọn hôm nay, theo lời bà, cứng rắn với tham nhũng và Triểu Tiên, nhưng mở rộng tấm lòng đối với nhân dân Hàn Quốc. Khác hẳn với chế độ độc tài Park Chung Hee, người dân Hàn quốc bây giờ có quyền tự do dân chủ như bất kỳ một nước phương tây nào. Họ được quyền nói thẳng suy nghĩ của mình , được tự do mít tinh, biểu tình theo khuôn khổ pháp luật, được nhà nước chăm lo cuộc sống vật chất tinh thần ,và hơn hết nhân phẩm được tôn trọng. Không chỉ đối với người Hàn, mà đối với những người quốc tịch khác sống làm việc ở Hàn quốc cũng được tôn trọng. Từ lúc nhập cảnh vảo sân bay Inchoo đến những ngày thăm quan Hàn quốc, chúng tôi luôn được chào đó bằng nụ cười và cử chỉ gục đầu khiêm nhường.
Khi tôi vô tình làm rơi tờ giấy khai nhập cảnh,thỉ chính người công an cửa khẩu ở sân bay cúi xuống nhặt lên, đưa cho tôi bằng hai tay, miệng mỉn cười thân thiện.
Tôi tính cờ gặp một đoàn khách du lịch đặc biệt hơn bốn chục người, đi từng cặp , chồng Hàn, vợ Việt. Đó là những cặp vợ chồng từ vùng nông thôn tỉnh Bu San đi thăm quan thủ đô Seoul và đảo Jeju.
Cô Kim Jong Chi nói với chúng tôi:
- Hiện nay có hàng ngàn phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc. Những cô dâu Việt trên đất Hàn ngôn ngữ bất đồng, phong tục tập quán khác biệt, bị kỳ thị và do đó không ít cặp tình cảm vợ chồng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều cô dâu mặc cảm, đã có người tự tử. Bà Kim Geun Hye yêu cầu chính quyền các cấp phải giải quyết ngay những vấn đề đó. Các văn phòng trợ giúp pháp lý miễn phí đã được mở cửa, những “Câu lạc bộ dâu Việt” được thành lập, và một sáng kiến của tỉnh Bu San mới ra đời là tổ chức các chuyến du lịch cho các cặp vợ chồng Hàn-Việt. Người ta hy vọng qua mỗi chuyến du lịch, cô dâu Việt mở hiểu biết thêm nền văn hóa Hàn, yêu đất nước Hàn hơn và cũng là dịp để tình cảm vợ chồng gắn bó với nhau hơn.
Tình cờ gặp nhau, các em các cháu mừng tủi chia sẻ với chúng tôi những thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống làm dâu xứ người.
Cháu Ly , quê huyện Đầm Dơi, Cà Mâu lấy chồng được 6 năm và đã có hai cô con gái. Ly nói:
- Từ ngày lấy chồng sang bên này con chưa bị chồng đánh lần nào. Nhưng bố mẹ chồng thì rất khắt khe và hay nói . Nhiều khi con cãi bừa rồi xin lỗi cũng qua chuyện.
- Về kinh tế thì sao?
- Con bán phụ tùng ô tô, ăn lương giờ. Mỗi giờ được 5.000 W , ngày làm 8 giờ, được 40.000 W.
-Vậy là quy ra tiền Việt, mỗi ngày được 800.000, con tiêu sao hết?
Linh thật thà:
-Ở bên này đắt đỏ lắm bác ơi. Một trái quýt một ngàn Won bằng 20 ngàn đồng , trong khi ở miền Tây quê con mười ngàn một kg.
Cháu Thanh quê Hải Dương tâm sự:
- Chồng cháu và nói chung đàn ông Hàn quốc uống rượu dữ lắm. Mà uống say là sinh chuyện, chửi mắng, đôi khi đánh vợ. Theo luật pháp Hàn quốc, 70% lương của người chồng phải để vợ quản lý. Nhưng đó là ở công sở, và vợ chồng đều là người Hàn. Chúng cháu lấy chồng nhà quê cực lắm bác ạ!
Thanh rưng rưng nước mắt. Cháu bảo cố gom góp tiền về thăm quê hương nhưng hơn một năm rổi chưa đủ tiền mua vé máy bay và chút quà cho bố mẹ.
Quả thực làm dâu xứ người không dễ dàng gì. Nhìn hơn bốn mươi cặp vợ chồng , chung tôi thấy hầu hết không tương xứng về hình thức. Những người chồng đều già,dáng dấp nông dân, ít học hành. Những người vợ rất trẻ nhưng gương mặt buồn, thất vọng.
Anh bạn hướng dẫn viên du lịch nói với tôi:
- Phải nói thẳng đàn ông Hàn không đủ khả năng lấy vợ Hàn mới lấy vợ Việt. Muốn lấy vợ Hàn họ phải có tối thiểu 50.000 đô la, có hình thức và công việc làm ổn định. Nếu ở Seoul, muốn cưới vợ còn phải có nhà , xe. Con gái Hàn kén chồng giàu sang và bản thân họ cũng phải có ít nhất 30.000 làm vốn trước khi lấy chồng.
Một căn phòng chung cư bình thường khu Băc sông Hàn là 500.000 đô la, còn căn phòng sang trọng 100 mét vuông khu Nam là 1.000.000 đô la. Đấy là giá trung bình, có nơi đắt gấp vài lần. Khoảng cách giàu nghèo ở Seoul nói riêng, Hàn quốc nói chung cách biệt rất xa, và không thể hòa đồng . Khu Bắc sông Hàn và khu Nam sông hàn như hai thế giới riêng biệt sang hèn.
Muốn sống được ở Thủ đô Seoul phải có mức lương tồi thiểu 5.000 đô la. Tiền thuê nhà, tiền trả góp mua xe hơi, tiền mời bạn bè ăn uống không thể thiếu. Áp lực công việc, tiền bạc luôn đè nặng lên vai người đàn ông Hàn quốc. Họ phải cố gắng vươn lên, không được phép lừng chừng . Chả riêng cô dâu người Việt mà nhiều người Hàn cũng tự tử vì áp lực đó.
Cô Kim Jong Chi nói với chúng tôi:
- Đàn ông Seoul không bao giờ về nhà trước 11 giờ đêm. Làm việc liên tục từ sáng đến chiểu, đầu óc căng thẳng buộc họ phải đi ăn uống, giải trí cho khuây khỏa. Đó cũng là thời gian để tìm đối tác và tạo quan mối quan hệ làm ăn lâu dài. Làm nhân viên tuyệt đối không được từ chối khi sếp mời đi nhậu. Ba lần sếp mời mà vắng mặt đồng nghĩa với việc sẽ vắng mặt mãi mãi ở công sở. Khi uống rượu cấp dưới phải rót rượu cho cấp trên, và sau khi cụng ly thì quay mặt ra hướng khác mà dốc cạn rồi chụp chiếc ly lên đầu. Cụng ly mà không uống, hoặc nhìn thẳng vào mặt sếp khi uống là mất lịch sự, bị mất việc có ngày.
Bên cạnh sự sang trọng, bóng bẩy, là cuộc sống đời thường không ít gai góc.
Seoul, Hàn Quốc có phải là thiên đường ?!.
M.D
Minh Diện
( Buivanbong Blog )
http://www.tintuchangngayonline.com/2013/06/minh-dien-co-phai-mot-thien-uong.html
Bàn ra tán vào (0)
Nhưng Chắc Chắn Không Gớm Tởm Bằng Thiên Đường XHCN: Có phải một thiên đường ?!
Những cánh chim bồ câu mang khát vọng hòa bình chạm khắc công phu phía trước nhà bảo tàng Nhân dân Triều Tiên, nay nhìn thấy bạc màu nắng gió dường
Những cánh chim bồ câu mang khát vọng hòa bình chạm khắc công phu phía trước nhà bảo tàng Nhân dân Triều Tiên, nay nhìn thấy bạc màu nắng gió dường như đã rã rời tuyệt vọng, vì vẫn còn đó những tháp canh đối diện, họng súng đen ngòm chĩa thẳng vào nhau, và những người lính Nam Hàn quân phục rằn ri , những người lính Bắc Hàn quân phục màu cỏ úa, vẫn chằm chằm nhìn nhau đầy cảnh giác và thách thức!
Vẫn còn đó tòa nhà màu da trời của Liên hơp quốc, cừa sổ vuông vức, như những con mắt mệt mỏi nhòm xuống chiếc bàn đặt trong căn phòng nằm giữa đường ranh biên giới, một nửa bàn ở miền Bắc, một bàn ở miển Nam, một hạt bụi trên mặt bàn cũng không được chạm vào.
Vẫn còn đó cánh cổng sắt mầu rêu, nặng nể chặn ngang con đường nối liền Nam-Bắc !
Vẫn còn đó những chiếc loa phóng thanh, những chóa đèn pha cực mạnh từ hai phía, sẵn sàng mở hết Volume và công suất, làm điếc tai và làm lóa mắt nhau trong trò chơi khiêu khích ...
Khu phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên ra đời hơn nừa thế kỷ trước, cùng thời Khu phi quân sự Việt Nam, nằm trên vĩ tuyến 38, tại làng Panmunggeon, tỉnh Gyconggi, vẫn đậm màu chiến tranh, lạnh lùng và căng thẳng, như khối u nhức nhối trên cơ thể người yêu hòa bình xứ sở Kim Chi.
- Mỗi ngày người đại diện miền Bắc và người đại diện miền Nam ở khu phi quân sự nói chuyện điện thoại với nhau hai lần, vào lúc 5 giờ sáng và 4 giờ chiều! Những cuộc nói chuyện hàng ngày ấy cũng như những cuộc đàm phán hàng tuần, chỉ là để đàm phán hơn là tìm ra một giải pháp hòa bình! Không khí chiến tranh vẫn hừng hực như miệng núi lửa sắp phun trào!
Mới cách đây không lâu, phía Triều Tiên phóng liên tiếp ba quả tên lửa và đặt súng máy hạng nặng ở vùng phi quân sự, lớn tiếng đe đọa bóp nát Hàn Quốc , trong khi liên quân Hàn –Mỹ phô trương sức mạnh máy bay, tàu ngầm trong cuộc tập trận trên biển.
Sau sự kiện nóng bỏng đó, phía Triều Tiên chủ động đề nghị nối lại đàm phán để tái hoạt động khu công nghiệp Hàn Quốc trên lãnh thổ Triều Tiên. Mới đàm phán hai lần thì bị ngắt quãng, bởi phía Triều Tiên đột ngột thay trưởng đoàn, và không thèm nói chuyện điện thoại như thường lệ.
Kim Jong Chi nói với chúng tôi:
- Người dân Hàn Quốc quan tâm đến vấn đề chiến tranh và hòa bình như quan tâm đến thời tiết mỗi ngày. Hòa bình là khát vọng của mọi nhà, mọi người, nhưng vấn đề thống nhất Triều Tiên lại có sự phân hóa. Người lớn tuổi vẫn khao khát thống nhất ,bởi tình cảm gia đình, quê hương, nhưng lớp trẻ thì ngược lại. Họ sợ thống nhất sẽ phài san xẻ quyền lợi vật chất, khi mức thu nhập bình quân hiện nay quá chênh lệch. Ở Hàn Quốc GDP bình quân đầu người 22. 424 đô la, còn Triều Tiên chưa tới 1.000 đô la. ..
Câu chuyện về mảnh đất cuối cùng của thời chiến tranh lạnh còn tồn tại không chỉ làm du khách Việt Nam tò mò, mà còn gợi mối liên tưởng về quá khứ. Dòng sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, cùng với bao nhiêu kỷ niệm về "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm" bỗng hiện lên trong ký ức tôi!
Cuộc chiến tranh hơn mười ngàn ngày của chúng ta đã lùi vào dĩ vãng gần bốn mươi năm, vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương,sông Bến Hải không còn chia cắt. Nhưng vĩ tuyến 38 phân chia cắt Nam-Bắc Triểu Tiên còn đó, và chiến tranh vẫn đang ám ảnh họ. Kim Jong Chí nói, người dân Hàn Quốc lúc nào cũng thắc thỏm lo chiến tranh xảy ra. Và người ta đã làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn lưỡi hái tử thần đó.
Giữa trưa nắng chang chang, mấy chục cựu chiến binh già, có người chống nạng, có người đi xe lăn, tập trung ở quảng trường Oanhamun trung tâm Thủ đô Seoul biểu tình phản đối Triều Tiên. Họ vẽ hình Kim Jong Un có một cái tai rất to vểnh lên, rồi chĩa loa vào, thay nhau hét “Hòa bình, Hòa bình!” . Cách đó không xa, một cuộc biểu tình khác, căng biểu ngữ tiếng Hàn, tiếng Anh và cả tiếng Việt, phản đối Mỹ chuẩn bị xây dựng một căn cứ quân sự trên đất Hàn.
Có đến Thủ đô Seoul mới hiểu cái giá sẽ phải trả nếu để cuộc chiến tranh xảy ra. Một thành phố gần 11 triệu dân, hiện đại, giàu đẹp nhất nhì châu Á, chỉ cách đường biên giới Triểu Tiên 50 km, sẽ ra sao nếu những trái tên lửa đạn đạo từ bên kia phóng tới? Chỉ cần một nhà máy điện nguyên tử bị trúng đạn, sẽ gây thảm họa gấp mười lần thảm họa Chernobyl, không chỉ gần một triệu người Hàn quốc chết và bị thương như cuộc chiến tranh 1950-1953, mà sẽ là hàng chục triệu người.
- Cầu mong điều ấy đừng xảy ra với Hàn quốc, Triều Tiên, với bất kỳ xứ sở nào trên thế giới nhỏ bé này!
Tôi và người bạn đứng trên sân thượng tòa nhà cao tầng bên bờ sông Hàn ngắm nhìn Seoul. Đêm hè lộng gió, thành phố mênh mông, rực rỡ, chói chang, huyền ảo dưới bầu trời xanh thẳm.
Gần 11 triệu dân, nhưng Seoul không đông đúc đến ngột ngạt như Sài Gòn , Hà Nội. Hình như mọi người ít ra đường, mà dành nhiều thời gian sống và làm việc trong các tòa nhà chung cư, công sở, trường học, cửa hàng và những khu vui chơi. Trên đường phố không có bóng dáng một chiếc xe gắn máy, cũng không có xe đạp, chỉ toàn xe hơi nối đuôi nhau xuôi ngược. Những đại lộ bảy tám làn xe, nhưng người ta không xây dải phân cách, chỉ kẻ sơn. Những vạch trắng vạch vàng, những ký hiệu tươi rói trên mặt nhựa đen bóng tạo mặt bằng thông thoáng và sang trọng. Không thấy bóng dáng một cảnh sát giao thông nào, và dù mật độ xe lưu thông dày, vẫn không hề lộn xộn chen lấn. Tôi có cảm giác không có bánh xe nào đè trên những vạch phân luồng. Ý thức tự chủ, tính tự giác tôn trọng luật lệ của người dân Seoul thật đáng khâm phục.
Singapore nồi tiếng sạch và xanh, Seoul còn sạch và xanh hơn. Không hiểu bằng cách nào người ta giữ đường phố sạch đến thế. Từ vỉa hè tới lòng đường, từ trung tâm đến ngoại ô đều sạch như lau. Dù ngay miệng hố ga thoát nước hay chỗ ngồi đợi xe buýt cũng không có rác. Thay vào đó là hoa. Khắp các nẻo đường, dưới bóng những hàng cây ngân hà xanh ngắt, là hoa. Hoa trồng lề đường, hoa treo lên lan can, hoa quấn quanh những cây đèn đường lộng lẫy. Thành phố rực rỡ đủ sắc hoa. Buồi sáng đi trên phố, mùi thơm tự nhiên của hoa thoảng trong không khí trong lành.
Một người bạn nói với tôi:
- Ở Sêoul mỗi người dân đều chau chuốt cho bản thân và thành phố.Người ta không bước ra đường khi chưa mặc đẹp, đặc biệt là những cô gái trang điểm rất công phu. Mỗi chiếc xe khi vào đổ xăng đều được chủ cây xăng lau chùi sạch bóng trước khi lăn bánh trên đường phố. Mỗi đoạn đường đều có người túc trực quét dọn. Ngoài công nhân vệ sinh còn có những người tình nguyện nhặt rác. Anh hãy nhìn những cụ già bảy tám chục tuổi nhưng còn khỏe mạnh kia , họ tình nguyện đi lượn rác đấy. Niềm vui của họ là được góp phần làm cho thành phố sạch đẹp hơn.
Seoul giàu đẹp, xanh, sạch, trận tự, văn minh, nền nếp, mang phong cách châu Âu. Một người bạn làm trong ngành du lịch nói với tôi như vậy.
Sáu mươi năm trước, khi vừa ngừng bắn, nền kinh tế Hàn quốc kiệt quệ, nạn thất nghiệp tràn lan, người dân nghèo đói cùng cực. Thành phố Seoul bị Phát xít Nhật tàn phá, rồi chiến tranh hủy diệt, xơ xác điêu tàn. Cung điện Kyeong – Bok nguy nga có lịch sử 500 năm biến thành đống gạch vụn. Người ăn xin , chết đói đầy đường, trộm cướp , băng đảng tội ác, đĩ điếm, và bao nhiêu tệ nạn xã hội khác chất chồng như những bãi rác hai bờ sông Hàn.
Gần hai thập kỷ sau đó, nhà lãnh đạo Park Chung Hee, dựa vảo Mỹ, cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường, kéo Hàn quốc từ đáy vực thẳm lên, đồng thời lập lại kỷ cương đất nước. Gần hai mươi năm, Park Chung Hee đã làm biến đồi toàn bộ đất nước Hàn Quốc, từ nghèo nàn lạc hậu sang giàu có văn minh. Nhưng ông đã phải trả giá cho chế độ độc tài của mình bằng chính mạng sống của ông vào ngày 26-10-1979 tại Tòa nhà xanh ở Thủ đô Seoul.
Bây giờ người Hàn Quốc nói rằng, nếu không có chính sách cứng rắn được chỉ huy bằng bộ óc thông minh và bàn tay thép của tổng thống Park Chung Hee , thì Hàn Quốc không được như hôm nay. Năm 1960, bình quân thu nhập của Hàn quốc 80 đô la, năm 2012 là 22.424 tăng 280,3 lần. Từ đáy vực thẳm, nền kinh tế Hàn Quốc nhảy vọt lên, đứng thứ 4 châu Á, nền tảng đạo đức và văn hóa truyền thống được chấn hưng cùng kỷ cương phép nước.
Đương kim tổng thống Park Geun Hye , năm nay sáu mươi tuổi, là con gái tướng Park Chung Hee. Ba mươi bốn năm trước, khi cà bố và mẹ cùng bị ám sát, bà quyết định không lấy chồng, dành trọn cuộc đời hoạt động chính trị. Bà đã trải qua những năm tháng tù đày, kiên cường tranh đấu, giờ hiên ngang chiếm lĩnh đỉnh cao nhất của quyền lực. Lần đầu tiên lịch sử Hàn Quốc ghi nhận một phụ nữ làm chủ Tòa nhà xanh (The Blue House) nơi thân phụ đã làm chủ suốt gần hai thập kỷ. Bà Kim Geun Hye khẳng định làm theo chính sách cứng rắn của cha mình, và đó cũng là cách đa số người dân Hàn quốc lựa chọn bằng lá phiếu bầu cho bà .
Nhưng rất nhiều thách thức đang ở phía trước người phụ nữ thông minh can đảm và không kém sắt thép này. Tuy mức tăng trường kinh tế từ 3,3% năm 2012 lên 4,4 % đầu năm 2013, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao nhất từ trước đến nay là 3,4%, trong đó lứa tuổi lao động từ 25 đến 29 chiếm 8%. Quan hệ với Bắc Triều Tiên mỗi ngày càng nóng lên, và đây chính là lửa để thử vàng tài năng và bản lĩnh của nữ Tổng thống Park Geun Hye.
Bà là người chủ thứ 10 của tòa Phủ tổng thống nằm giữa khu đất giàu phong thủy nhất thủ đô Seoul. The Blue House dựa lưng vào quả núi thiêng, nhìn xa giống hệt một con hổ hai con mắt lồi trô trố rất oai phong. Người ta nói những người chủ của toà nhà này khi đương chức rất hanh thông, nhưng khi về hưu và cuối đời thường gặp nhiều tai tiếng, rủi ro. Nói vậy nhưng như Tổng thống Jeon Du-hwan, khi nghỉ hưu vẫn lưu lại tiếng thơm!
Tại khu đất thiêng ấy, cách đây không lâu, bà Park Geun Hyen đã dùng tiền riêng của gia đình mình cho người nghèo, và hứa dành hết tâm sức lo cho dân, điều hành một chính phủ trong sạch, thẳng tay chống tham nhũng. Chính sách bà lựa chọn hôm nay, theo lời bà, cứng rắn với tham nhũng và Triểu Tiên, nhưng mở rộng tấm lòng đối với nhân dân Hàn Quốc. Khác hẳn với chế độ độc tài Park Chung Hee, người dân Hàn quốc bây giờ có quyền tự do dân chủ như bất kỳ một nước phương tây nào. Họ được quyền nói thẳng suy nghĩ của mình , được tự do mít tinh, biểu tình theo khuôn khổ pháp luật, được nhà nước chăm lo cuộc sống vật chất tinh thần ,và hơn hết nhân phẩm được tôn trọng. Không chỉ đối với người Hàn, mà đối với những người quốc tịch khác sống làm việc ở Hàn quốc cũng được tôn trọng. Từ lúc nhập cảnh vảo sân bay Inchoo đến những ngày thăm quan Hàn quốc, chúng tôi luôn được chào đó bằng nụ cười và cử chỉ gục đầu khiêm nhường.
Khi tôi vô tình làm rơi tờ giấy khai nhập cảnh,thỉ chính người công an cửa khẩu ở sân bay cúi xuống nhặt lên, đưa cho tôi bằng hai tay, miệng mỉn cười thân thiện.
Tôi tính cờ gặp một đoàn khách du lịch đặc biệt hơn bốn chục người, đi từng cặp , chồng Hàn, vợ Việt. Đó là những cặp vợ chồng từ vùng nông thôn tỉnh Bu San đi thăm quan thủ đô Seoul và đảo Jeju.
Cô Kim Jong Chi nói với chúng tôi:
- Hiện nay có hàng ngàn phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc. Những cô dâu Việt trên đất Hàn ngôn ngữ bất đồng, phong tục tập quán khác biệt, bị kỳ thị và do đó không ít cặp tình cảm vợ chồng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều cô dâu mặc cảm, đã có người tự tử. Bà Kim Geun Hye yêu cầu chính quyền các cấp phải giải quyết ngay những vấn đề đó. Các văn phòng trợ giúp pháp lý miễn phí đã được mở cửa, những “Câu lạc bộ dâu Việt” được thành lập, và một sáng kiến của tỉnh Bu San mới ra đời là tổ chức các chuyến du lịch cho các cặp vợ chồng Hàn-Việt. Người ta hy vọng qua mỗi chuyến du lịch, cô dâu Việt mở hiểu biết thêm nền văn hóa Hàn, yêu đất nước Hàn hơn và cũng là dịp để tình cảm vợ chồng gắn bó với nhau hơn.
Tình cờ gặp nhau, các em các cháu mừng tủi chia sẻ với chúng tôi những thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống làm dâu xứ người.
Cháu Ly , quê huyện Đầm Dơi, Cà Mâu lấy chồng được 6 năm và đã có hai cô con gái. Ly nói:
- Từ ngày lấy chồng sang bên này con chưa bị chồng đánh lần nào. Nhưng bố mẹ chồng thì rất khắt khe và hay nói . Nhiều khi con cãi bừa rồi xin lỗi cũng qua chuyện.
- Về kinh tế thì sao?
- Con bán phụ tùng ô tô, ăn lương giờ. Mỗi giờ được 5.000 W , ngày làm 8 giờ, được 40.000 W.
-Vậy là quy ra tiền Việt, mỗi ngày được 800.000, con tiêu sao hết?
Linh thật thà:
-Ở bên này đắt đỏ lắm bác ơi. Một trái quýt một ngàn Won bằng 20 ngàn đồng , trong khi ở miền Tây quê con mười ngàn một kg.
Cháu Thanh quê Hải Dương tâm sự:
- Chồng cháu và nói chung đàn ông Hàn quốc uống rượu dữ lắm. Mà uống say là sinh chuyện, chửi mắng, đôi khi đánh vợ. Theo luật pháp Hàn quốc, 70% lương của người chồng phải để vợ quản lý. Nhưng đó là ở công sở, và vợ chồng đều là người Hàn. Chúng cháu lấy chồng nhà quê cực lắm bác ạ!
Thanh rưng rưng nước mắt. Cháu bảo cố gom góp tiền về thăm quê hương nhưng hơn một năm rổi chưa đủ tiền mua vé máy bay và chút quà cho bố mẹ.
Quả thực làm dâu xứ người không dễ dàng gì. Nhìn hơn bốn mươi cặp vợ chồng , chung tôi thấy hầu hết không tương xứng về hình thức. Những người chồng đều già,dáng dấp nông dân, ít học hành. Những người vợ rất trẻ nhưng gương mặt buồn, thất vọng.
Anh bạn hướng dẫn viên du lịch nói với tôi:
- Phải nói thẳng đàn ông Hàn không đủ khả năng lấy vợ Hàn mới lấy vợ Việt. Muốn lấy vợ Hàn họ phải có tối thiểu 50.000 đô la, có hình thức và công việc làm ổn định. Nếu ở Seoul, muốn cưới vợ còn phải có nhà , xe. Con gái Hàn kén chồng giàu sang và bản thân họ cũng phải có ít nhất 30.000 làm vốn trước khi lấy chồng.
Một căn phòng chung cư bình thường khu Băc sông Hàn là 500.000 đô la, còn căn phòng sang trọng 100 mét vuông khu Nam là 1.000.000 đô la. Đấy là giá trung bình, có nơi đắt gấp vài lần. Khoảng cách giàu nghèo ở Seoul nói riêng, Hàn quốc nói chung cách biệt rất xa, và không thể hòa đồng . Khu Bắc sông Hàn và khu Nam sông hàn như hai thế giới riêng biệt sang hèn.
Muốn sống được ở Thủ đô Seoul phải có mức lương tồi thiểu 5.000 đô la. Tiền thuê nhà, tiền trả góp mua xe hơi, tiền mời bạn bè ăn uống không thể thiếu. Áp lực công việc, tiền bạc luôn đè nặng lên vai người đàn ông Hàn quốc. Họ phải cố gắng vươn lên, không được phép lừng chừng . Chả riêng cô dâu người Việt mà nhiều người Hàn cũng tự tử vì áp lực đó.
Cô Kim Jong Chi nói với chúng tôi:
- Đàn ông Seoul không bao giờ về nhà trước 11 giờ đêm. Làm việc liên tục từ sáng đến chiểu, đầu óc căng thẳng buộc họ phải đi ăn uống, giải trí cho khuây khỏa. Đó cũng là thời gian để tìm đối tác và tạo quan mối quan hệ làm ăn lâu dài. Làm nhân viên tuyệt đối không được từ chối khi sếp mời đi nhậu. Ba lần sếp mời mà vắng mặt đồng nghĩa với việc sẽ vắng mặt mãi mãi ở công sở. Khi uống rượu cấp dưới phải rót rượu cho cấp trên, và sau khi cụng ly thì quay mặt ra hướng khác mà dốc cạn rồi chụp chiếc ly lên đầu. Cụng ly mà không uống, hoặc nhìn thẳng vào mặt sếp khi uống là mất lịch sự, bị mất việc có ngày.
Bên cạnh sự sang trọng, bóng bẩy, là cuộc sống đời thường không ít gai góc.
Seoul, Hàn Quốc có phải là thiên đường ?!.
M.D
Minh Diện
( Buivanbong Blog )
http://www.tintuchangngayonline.com/2013/06/minh-dien-co-phai-mot-thien-uong.html