Cõi Người Ta
Những cái chết lãng xẹt của các danh nhân thế giới
Những người nổi tiếng này không chỉ được thế giới biết đến với tài năng nổi trội mà còn bởi lý do tử vong vô cùng nhạt nhẽo.
http://kenh14.vn/la/nhung-cai-chet-lang-xet-cua-cac-danh-nhan-the-gioi-p1-20130803105312964.chn
Những người nổi tiếng này không chỉ được thế giới biết đến với tài năng nổi trội mà còn bởi lý do tử vong vô cùng nhạt nhẽo.
1. Chết vì bị... rùa rơi trúng đầu
Bức tranh minh họa lại tai nạn của nhà soạn kịch Ai Cập cổ đại.
Nhà soạn kịch lỗi lạc Aeshylus của Ai Cập cổ đại không chỉ được biết đến với gia tài tác phẩm đồ sộ và những cống hiến cho nền nhạc kịch nước nhà, mà còn nổi tiếng bởi cái chết bất ngờ và kỳ quặc của mình. Và nếu có nói cái chết của nhà soạn kịch này là khó hiểu nhất lịch sử Ai Cập cũng quả không sai.
Theo nhiều nguồn lịch sử ghi lại, ngọn ngành cái chết của tác gia Aeshylus được bắt nguồn từ một con đại bàng đói ăn. Con đại bàng quắp một con rùa bay ngang qua đầu vị tác gia. Nó định thả con rùa từ trên cao xuống đất để mai rùa vỡ ra, rồi ăn thịt bên trong.
Nhưng thật không may, nó lại nhìn nhầm chiếc đầu bị hói của nhà soạn kịch Aeshylus là một hòn đá. Kết quả là, ông chết vì bị con rùa rơi trúng đầu.
Tượng chân dung nhà soạn kịch Aeshylus.
Cái chết của nhà soạn kịch Aeshylus được ghi nhận là trường hợp duy nhất, mà trong đó, con người bị tử vong bởi rùa.
2. Cố với bắt ánh trăng nên chết đuối
Đại thi hào Lý Bạch không chỉ nổi tiếng bởi tài năng thi ca mà còn bởi cái chết lãng xẹt của ông.
Mặc dù Lý Bạch là một trong những nhà thơ đóng vai trò chủ chốt của nền thơ ca Trung Quốc, nhưng ông vẫn không thành công khi tiến xa ra nền thơ ca thế giới. Các tác phẩm của Lý Bạch luôn thấm đượm chất lãng mạn, lòng yêu cuồng nhiệt tới si mê dành cho thiên nhiên. Và cái chết lãng xẹt của ông, cũng chỉ bắt nguồn từ tình yêu này.
Chân dung thi tiên Lý Bạch.
Dân gian lưu truyền lại câu chuyện về cái chết của vị thi sĩ như sau, nhà thơ du ngoạn trên sông Thái Trạch, huyện Đang Đồ (thuộc thành phố Mã An Sơn, tỉnh An Huy) trong một đêm trăng rằm. Thấy ánh trăng phản chiếu xuống mặt nước đẹp, sẵn có hơi men trong người, ông đã cố với tay ra, rồi bị mất đà, ngã xuống nước mà chết đuối.
Tại nơi thi sĩ chết đuối có một cái đài, mà sau này người đời đặt tên là "Tróc nguyệt đài" (nghĩa là: Đài bắt trăng).
Tuy nhiên, cũng có nhiều bằng chứng lịch sử sau này ghi lại, có thể nhà thơ đã tự tử chứ không phải chết đuối.
Điều này có thể lấy bằng chứng từ bài thơ "Nguyệt hạ độc chước" - Một mình uống rượu dưới trăng mà nhà thơ viết trước ngày mình qua đời khoảng vài tuần.
3. Một viên gạch giết chết vị tướng quân sự tài ba
Vị tướng sống sót qua nhiều trận chiến vào sinh ra tử nhưng lại chết bởi một viên gạch lát của một bà cụ già.
Theo sử sách ghi lại, tướng Pyrrhos là nhà chiến thuật quân sự tài giỏi nhất Hy Lạp, đồng thời cũng là 1 một trong những vị tướng quân sự giỏi của thế giới.
Trong thời trị vì của mình, tướng Pyrrhos đã từng là Vua xứ Epirus, Vua xứ Macedonia cổ đại và chúa đảo Sicilia, Ý. Ông trở thành vị tướng Hy Lạp duy nhất chiến thắng Đế quốc La Mã trong vinh quang. Tuy đã sống sót sau vô số những cuộc chiến, những pha vào sinh ra tử đẫm máu, nhưng vị tướng tài ba Pyrrhos lại kết thúc cuộc đời mình bằng một cái chết lãng xẹt.
Trong cuộc tranh luận với dân chúng, tướng Pyrrhos bị kẹt ở một con phố chật hẹp. Đúng lúc, một phụ nữ lớn tuổi đã theo dõi ngài từ trên nóc nhà bà ta, sau đó ném một viên gạch lát xuống. Viên gạch rơi trúng tướng Pyrrhos khiến ngài bất tỉnh. Chỉ trong tức khắc, vị tướng quân sự tài ba đã trở thành một xác chết bất động trên đường.
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Những cái chết lãng xẹt của các danh nhân thế giới
Những người nổi tiếng này không chỉ được thế giới biết đến với tài năng nổi trội mà còn bởi lý do tử vong vô cùng nhạt nhẽo.
Những người nổi tiếng này không chỉ được thế giới biết đến với tài năng nổi trội mà còn bởi lý do tử vong vô cùng nhạt nhẽo.
1. Chết vì bị... rùa rơi trúng đầu
Bức tranh minh họa lại tai nạn của nhà soạn kịch Ai Cập cổ đại.
Nhà soạn kịch lỗi lạc Aeshylus của Ai Cập cổ đại không chỉ được biết đến với gia tài tác phẩm đồ sộ và những cống hiến cho nền nhạc kịch nước nhà, mà còn nổi tiếng bởi cái chết bất ngờ và kỳ quặc của mình. Và nếu có nói cái chết của nhà soạn kịch này là khó hiểu nhất lịch sử Ai Cập cũng quả không sai.
Theo nhiều nguồn lịch sử ghi lại, ngọn ngành cái chết của tác gia Aeshylus được bắt nguồn từ một con đại bàng đói ăn. Con đại bàng quắp một con rùa bay ngang qua đầu vị tác gia. Nó định thả con rùa từ trên cao xuống đất để mai rùa vỡ ra, rồi ăn thịt bên trong.
Nhưng thật không may, nó lại nhìn nhầm chiếc đầu bị hói của nhà soạn kịch Aeshylus là một hòn đá. Kết quả là, ông chết vì bị con rùa rơi trúng đầu.
Tượng chân dung nhà soạn kịch Aeshylus.
Cái chết của nhà soạn kịch Aeshylus được ghi nhận là trường hợp duy nhất, mà trong đó, con người bị tử vong bởi rùa.
2. Cố với bắt ánh trăng nên chết đuối
Đại thi hào Lý Bạch không chỉ nổi tiếng bởi tài năng thi ca mà còn bởi cái chết lãng xẹt của ông.
Mặc dù Lý Bạch là một trong những nhà thơ đóng vai trò chủ chốt của nền thơ ca Trung Quốc, nhưng ông vẫn không thành công khi tiến xa ra nền thơ ca thế giới. Các tác phẩm của Lý Bạch luôn thấm đượm chất lãng mạn, lòng yêu cuồng nhiệt tới si mê dành cho thiên nhiên. Và cái chết lãng xẹt của ông, cũng chỉ bắt nguồn từ tình yêu này.
Chân dung thi tiên Lý Bạch.
Dân gian lưu truyền lại câu chuyện về cái chết của vị thi sĩ như sau, nhà thơ du ngoạn trên sông Thái Trạch, huyện Đang Đồ (thuộc thành phố Mã An Sơn, tỉnh An Huy) trong một đêm trăng rằm. Thấy ánh trăng phản chiếu xuống mặt nước đẹp, sẵn có hơi men trong người, ông đã cố với tay ra, rồi bị mất đà, ngã xuống nước mà chết đuối.
Tại nơi thi sĩ chết đuối có một cái đài, mà sau này người đời đặt tên là "Tróc nguyệt đài" (nghĩa là: Đài bắt trăng).
Tuy nhiên, cũng có nhiều bằng chứng lịch sử sau này ghi lại, có thể nhà thơ đã tự tử chứ không phải chết đuối.
Điều này có thể lấy bằng chứng từ bài thơ "Nguyệt hạ độc chước" - Một mình uống rượu dưới trăng mà nhà thơ viết trước ngày mình qua đời khoảng vài tuần.
3. Một viên gạch giết chết vị tướng quân sự tài ba
Vị tướng sống sót qua nhiều trận chiến vào sinh ra tử nhưng lại chết bởi một viên gạch lát của một bà cụ già.
Theo sử sách ghi lại, tướng Pyrrhos là nhà chiến thuật quân sự tài giỏi nhất Hy Lạp, đồng thời cũng là 1 một trong những vị tướng quân sự giỏi của thế giới.
Trong thời trị vì của mình, tướng Pyrrhos đã từng là Vua xứ Epirus, Vua xứ Macedonia cổ đại và chúa đảo Sicilia, Ý. Ông trở thành vị tướng Hy Lạp duy nhất chiến thắng Đế quốc La Mã trong vinh quang. Tuy đã sống sót sau vô số những cuộc chiến, những pha vào sinh ra tử đẫm máu, nhưng vị tướng tài ba Pyrrhos lại kết thúc cuộc đời mình bằng một cái chết lãng xẹt.
Trong cuộc tranh luận với dân chúng, tướng Pyrrhos bị kẹt ở một con phố chật hẹp. Đúng lúc, một phụ nữ lớn tuổi đã theo dõi ngài từ trên nóc nhà bà ta, sau đó ném một viên gạch lát xuống. Viên gạch rơi trúng tướng Pyrrhos khiến ngài bất tỉnh. Chỉ trong tức khắc, vị tướng quân sự tài ba đã trở thành một xác chết bất động trên đường.
Song Phương chuyển