Quán Bên Đường

Những suy nghĩ về Cuộc chiến Việt Nam của một người Việt tỵ nạn

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng của tôi đến những người chủ nguyên thuỷ của vùng đất mà chúng ta đang hội tụ và cám ơn các vị đã khuất cũng như hiện tiền đã cho phép chúng ta được tổ chức buổi họp mặt này.

Kính thưa:
- Ngài Alex Chernov, Toàn Quyền của TB Victoria và phu nhân.
- Ô. Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do TB. Victoria
- Cựu Trung tướng David McLachlan, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến tại VN
- Cựu Phó Đề Đốc Ken Doolan, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc Châu
- Ô. Hoàng Chính Đan, Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH- Victoria
- Mr. Bob Elworthy, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến tại VN – TB. Victoria.
- Cựu Thiếu tá Bruce Davis, Thư ký Hội Huấn Luyện Viên Quân Sự Úc –TB Victoria.  
- Mr. Steve Lowe, Chủ tịch Ủy Ban Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh VN tại Dandenong.
- Dân biểu Andrew Elsbury, đơn vị Vùng Miền Tây Melbourne, Đại diện Thủ Hiến Victoria Ted Baillieu.
- Dân biểu James Merlino, Bộ trưởng đối lập về giáo dục, đại diện cho Lãnh tụ đảng Đối Lập.
- Ô. Ian Mac Phees. Cựu Tổng Trưởng Di Trú Úc người đã thi hành chính sách mỡ cửa nhận người Việt tỵ nạn tại Úc.
- Dân biểu Marsha Thompson, Đơn vị Footscray.
- Dân biểu Telmo Langiller, Đơn vị Derimut.
- Ô. Chin Tan, Chủ tịch Ủy Ban Đa Văn Hoá Sự Vụ Victoria
- Nghị viên Sal Sanli, Thị trưởng Thành phố Maribyrnong
- Quý vị nghị viên Hội Đồng Thành Maribyrnong: Cr. Sarah Carter, Cr. Catherine Cumming.
- Nghị viên Trương Văn Lợi, Hội Đồng Thành Phố Greater Dandenong.
- Đại đức Thích Phước Tấn, Chùa Quanh Minh
- Ô. Lữ Kim Huy, Đầu Tộc Đạo Cao Đài Victoria
- Cụ Lê Minh Trung, Hội Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Victoria    
- Ô. Nguyễn Việt Long, Chủ tịch RSL Victoria- Chi nhánh Footscray
- Quý vị Cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN và người phối ngẫu
- Quý vị Cựu chiến binh QLVNCH và người phối ngẫu
- Kính thưa quý vị quan khách,

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng của tôi đến những người chủ nguyên thuỷ của vùng đất mà chúng ta đang hội tụ và cám ơn các vị đã khuất cũng như hiện tiền đã cho phép chúng ta được tổ chức buổi họp mặt này. Tôi xin được kính cẩn dâng bài nói chuyện này để bày tỏ lòng tri ân của tôi đến:
•    521 chiến binh Úc đã hy sinh tại VN và hơn 55 ngàn chiến binh Úc đã tham chiến tại chiến trường VN.
•    Hơn ba triệu chiến sĩ , quân, dân, cán, chính của VNCH đã anh dũng hy sinh để bảo vệ cho tự do và dân chủ của miền Nam VN và để bảo vệ cho thế giới tự do chống lại hiểm họa Cộng Sản.
•    Hàng vạn quân, cán, chính của VNCH đã chết trong các trại tù lao động khổ sai vớ i mỹ từ “Tập Trung Cải Tạo” của CSVN sau ngày Sài Gòn thất thủ.
•    Hàng ngàn thân nhân của các sĩ quan và công chức cao cấp và trung cấp của VNCH đã chết trong các vùng “Kinh Tế Mới” vì bệnh tật, đói khát và kiệt quệ.
•    Hơn nửa triệu người Việt tỵ nạn, nam, phụ ,lảo, ấu đã bị giết, xử tữ, chết trong lao tù hay trên đường tìm tự do, và
•    Hàng ngàn các nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền được biết đến hay vô danh đã chết trong các ngục tù CS hay đang bị giam cầm chỉ vì họ đã dám đứng lên tranh đấu cho quyền làm người và nhân vị của người dân VN sau ngày miền Nam VN rơi vào tay CS.
Ước gì sự hy sinh của những người đã hiến dâng sanh mạng của họ để cho chúng ta có thể hưởng được tự do và dân chủ hôm nay luôn được nhớ đến và trân kính bỡi những nỗ lực bền chí của chúng ta trong việc chống lại những thể chế hoặc chính quyền độc tài bất cứ nơi đâu. LEST WE FORGET – Muôn Đời Ghi Tạc.

Tôi xin chân thành cảm tạ Ban Chấp Hành CĐNVTD-Victoria đã dành cho tôi vinh dự cao cã được trình bày với quý vị trong buổi dạ tiệc vinh danh việc tham chiến của Úc Châu để trợ giúp bảo vệ sự tự do và dân chủ của người dân miền Nam VN cách dây 50 năm.

Được trao cho trách vụ nói về những suy nghĩ của tôi về cuộc chiến VN, tôi cảm thấy vừa thiếu khả năng vừa không xứng đáng vì tuổi đời và thiếu kinh nghiệm tham dự với tư cách là một người lính của tôi trong cuộc chiến tranh này. Có rất nhiều vị trong cử toạ đêm hôm nay, những người mà tôi coi là người hùng, những người đã trực tiếp chiến đấu và cảm nghiệm về cuộc chiến trong cũng như sau khi nó chấm dứt rất nhiều hơn tôi, những người xứng đáng hơn tôi nhiều để chia xẽ những mẩu chuyện và suy nghĩ của họ về cuộc chiến này. Vì thế với tất cả lòng kính trọng và tri ân, tôi hy vọng rằng phần trình bày của tôi có thể diễn đạt xứng đáng được phần nào những hy sinh anh dũng mà quý vị đã cống hiến cho sự tự do và dân chủ của Úc Đại Lợi và Miền Nam VN.

(Hình của Đại tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn I Kỵ Binh Nguyễn Xuân Hường)

Những suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi về cuộc chiến đến từ những gì tôi, là một người trẻ, đã chứng kiến, nghe thấy hay được thuật lại. Tôi sanh năm 1961 tại Sài Gòn, VN. Như nhiều gia đình khác tại miền Nam VN, cha tôi là một người lính và là một sĩ quan trong QLVNCH khi ông lập gia đình với mẹ tôi. Cha tôi lên đến cấp bực Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng và trở thành vị Tư Lệnh của Lữ Đoàn I Kỵ Binh thuộc Quân Đoàn I, Quân Khu I đóng tại Huế, Trung phần VN. Mặc dù tôi hãy còn quá trẻ để có thể hiểu thấu đáo những phức tạp của cuộc chiến, gia đình tôi và tôi cũng đã bị chi phối bỡi cuộc chiến như mọi người dân miền Nam VN khác.

Tôi xin được, trước hết, bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân của gia đình tôi đến nước Úc ân nhân đã đón nhận gia đình chúng tôi với tư cách là người tỵ nạn CS cách đây 33 năm. Tôi xin tri ân 521 chiến binh Úc đã hy sinh và hơn 55 ngàn cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN. Nhờ vào sự tham gia của quý vị mà người dân miền Nam chúng tôi đã hưỡng được thêm một thời gian tự do nữa và các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á đã có thêm thì giờ để củng cố nền dân chủ và khả năng quốc phòng của họ hầu chống lại sự đe doạ của chủ nghĩa CS. Quý vị là những Anh Hùng, những Chiến sĩ Tự Do và những vị Ân Nhân của dân tộc chúng tôi. Xin ghi nhận và cảm thông những đau khổ, nỗi nhục nhằn, sự xua đuổi, những tan vỡ trong gia đình và những cuộc đời tan nát mà rất nhiều người trong số quý vị đã phải chịu đựng vì chúng tôi khi quý vị hồi hương từ chiến trường VN. Đúng thế, quý vị đã chiến đấu và hy sinh cho dân tộc và đất nườc của chúng tôi đơn giản chỉ vì nó đã là và vẫn còn là luân lý của nước Úc hôm nay, đó là Quân Đội Úc sẽ đáp lời yêu cầu của các quốc gia đồng minh và của LHQ để bảo vệ nền hoà bình, tự do và dân chủ của thế giới ở bất cứ nơi đâu. Chính nhờ vào hành động và sự hy sinh của quý vị mà gia đình tôi, tôi và toàn thể người dân Úc được hưởng tự do và đời sống đặc thù của nước Úc hôm nay.

Thứ đến, tôi xin được vinh danh và bày tỏ lòng tri ân của tôi đến các chiến sĩ của QLVNCH đã qua đời hay còn hiện diện với chúng ta. Vì, cũng giống như các đồng đội chiến binh Úc Đại Lợi của quý vị, người lính VNCH cũng đã lãnh chịu những cuộc tấn công láo khoét, cực kỳ bất công và không trung thực của giới truyền thông Tây Phương đối với QLVNCH. Một cuộc bút chiến mà quý vị không có khả năng hay thời gian để chống trả lại. Mặc cho vô số những chiến công hiển hách và to lớn mà QLVNCH đã đạt được, đặc biệt là sau khi quân đội Hoa Kỳ đã rút đi, vai trò vô cùng trọng đại của quý vị trong cuộc chiến đã thường xuyên bị làm ngơ hay coi thường. Người lính và quân đội VNCH đã bị coi thường, chê bai và bị gán cho đủ loại danh từ bỉ ổi như: tay sai của Mỹ, vô kỷ luật, hèn nhát, không tự đánh một mình được, không thắng được ai, không chánh danh và vô số những từ ngữ khác bỡi những cơ quan ngôn luận thân Cộng của Tây phương.

Đêm nay, tôi xin được ôn lại một trong những chiến công hiển hách và nổi tiếng tiêu biểu mà Quân đội VNCH đã thực hiện trong chiến tranh VN để chứng minh và vinh danh tinh thần chiến đấu gan dạ và những hy sinh thật sự của người chiến binh VNCH và người dân miền Nam VN Tự Do.

Kính thưa quý vị,

Nếu nói đến sự tham gia của Úc Đại Lợi tại chiến trường VN, chúng ta liên tưởng đến ngay Trận chiến Long Tân  như là một biểu tượng của sự can trường và chuyên nghiệp của người lính Úc Đại Lợi, thì đối với Quân Lực VNCH và người dân miền Nam VN, chúng tôi có trận chiến An Lộc như là một biểu tượng anh dũng, can trường và quyết tâm của quân đội và người dân VNCH trong việc chống lại sự xâm lăng của quân đội Cộng Sản Bắc Việt (CSBV)
 
Trị trấn An Lộc là một thị trấn nhỏ nhưng nằm ở một vị trí chiến lược trên Quốc lộ số 13, chỉ cách Sài Gòn 90 cây số với một dân số khoảng 15 ngàn người. Thị xã này được bảo vệ bởi dưới một sư đoàn bao gồm nhiều đơn vị bộ binh và binh chủng khác nhau trong đó có cả những đơn vị nhân dân tự vệ. Cuối tháng Ba và vào đầu tháng Tư năm 1972, quân đội CSBV đưới sự điều động và chỉ huy của Võ Nguyên Giáp (mà CSBV cho là người hùng Điện Biên Phủ của chúng) đã tung ra 3 cuộc tấn công đại quy mô tại 3 địa điểm chiến lược của miền Nam VN với ý đồ cắt miền Nam thành 3 mảnh. Ba thành phố này là: Quảng Trị nơi có vùng Phi Quân Sự, Kontum ở Tây Nguyên và An Lộc một thị xã của ngỏ và là con đường trực chỉ 90 km vào Thủ đô Sài Gòn.

Hà Nội muốn lợi dụng tối đa việc rút quân của Hoa Kỳ để tiến chiếm toàn bộ miền Nam VN và trắc nghiệm khả năng chiến đấu, thực lực và tinh thần của Quân đội VNCH sau khi Hoa Kỳ đã rút lui. Giáp đã tin chắc, cũng giống như hấu hết các thông tín xã ngoại quốc lúc bấy giờ, rằng không có lính Mỹ cái quân đội mà họ cho là “hèn nhát và yếu ớt” VNCH, khi phải chống đỡ một mình, sẽ tan rã và dễ dàng bị tiêu diệt và tràn ngập bỡi quân đội được cho là  “tinh nhuệ” được trang bị đầy đủ bỡi Nga Sô và Trung Cộng của chúng.

Vào ngày 13-4-1972, thị xã nhỏ bé chỉ có 4 cây số vuông An Lộc đã bị tấn công, khởi đầu bằng hàng loạt những cuộc pháo kích với hơn 8000 hoả tiễn và đạn đại pháo đủ loại mỗi ngày. Hằng ngàn người dân An Lộc đã dồn vào trú ẩn tại ngôi thánh đường và tại nhà thương duy nhất của thị xã sau khi hầu hết mọi nơi của thị xã đã bị CSBV nã pháo một cách vô tội vạ. Dân An Lộc tin rằng CS sẽ không pháo kích vào nhà thờ hay bệnh viện thể theo quy ước của chiến tranh. Nhưng họ đã lầm. Sau khi biết chắc là hầu hết người dân An Lộc đã quy tụ tại hai nơi này. Chúng cho pháo kích trực tiếp vào những nơi ấy. Con số thường dân tữ vong đã lên đến độ không tưởng tượng được.

Bảo vệ thị trấn chiến lược An Lộc là binh sĩ của sư đoàn 5 QLVNCH do Chuẩn tướng Lê Văn Hưng chỉ huy. Bộ Chỉ Huy của ông đóng tại trung tâm của thị xã này. Tổng số quân trú phòng của VNCH là 6850 binh sĩ và không có thiếp giáp hay pháo binh hỗ trợ. Họ phải đương đầu với một lực lượng tấn công của gần 4 sư đoàn CSBV (Sư đoàn 5, 7 và 9) gồm 40.000 quân, với hơn 100 xe tăng và 9 trung đoàn Pháo binh. Nhưng quân CSBV đã vô cùng kinh ngạc khi thị xã nhỏ bé này đã không khuất phục mặc dù mỗi ngày trung bình có khoảng 4000 đầu đạn hoả tiển và đại pháo đã nã xuống đầu họ và hàng loạt những đợt tấn công biển người với hàng ngàn lính CSBV có xe tăng và pháo binh yểm trợ đã tấn công họ. Mặc dù tổn thất về nhân mạng của binh sĩ và thường dân An Lộc rất nặng nề, và đối đầu với một nghịch cảnh hầu như vô vọng, binh sĩ VNCH trú phòng, người dân An Lộc và tướng Hưng nhất quyết không khuất phục. Họ đã phá vỡ mọi đợt tấn công của Cộng quân trong 66 ngày khói lữa! Tổng cộng hơn 200 ngàn loạt đạn của vũ khí đủ loại đã bắn và pháo vào quân dân trú phòng (trong số đó 80 ngàn là đạn đại bác, gấp 3 lần tổng số đạn đại bác đã bắn vào Điện Biên Phủ). 4000 trong số 6850 binh sĩ trú phòng bị tử thương, hơn 8000 thường dân bị chết và không một căn nhà hay cấu trúc nào của thị xã này còn tồn tại. Nói một cách khác, toàn thể trị trấn An Lộc đã trở thành bình điạ.

Khi trận chiến kết thức, thể theo những tài liệu của CSBV, Quân đội CS có 30 ngàn lính tử trận, toàn bộ xe tăng đánh vào An lộc đã bị triệt hạ bởi quân trú phòng và trọng pháo của họ hầu như bị tiêu diệt trọn bỡi các cuộc dội bom của không quân Hoa Kỳ.

Tiến sĩ sử gia Lewis Sorley tường thuật lại câu trả lời của Đại tướng Abrams của Hoa Kỳ khi ông giận dữ trả lời những phóng viên và những kẻ chỉ trích, mặc dù họ đã thấy tận mắt những bằng chứng hiển nhiên về sự chiến đấu và chiến thắng anh dũng của QLVNCH, vẫn cho rằng miền Nam VN đã đánh bại lực lượng tấn công chỉ vì nhờ vào sự yểm trợ của không quân Hoa Kỳ. Tướng Abrams tuyên bố: “Tôi không tin rằng việc giử vững tuyến phòng thủ này có thể tồn tại mà không có sự yễm trợ không lực của Hoa Kỳ. Nhưng việc cần phải có xãy ra trước đó là binh sĩ Việt Nam, một số lượng lớn của số binh sĩ này, phải chống trả lại. Nếu họ không làm thế thì cho dù số lượng không trợ của chúng tôi có tăng gấp 10 lần đi nữa cũng chẳng có thể nào ngăn được bọn chúng (CSBV)”

(Di ảnh Tướng Lê Văn Hưng)

Tướng Lê Văn Hưng, người đã giử vững tuyến phòng thủ An Lộc chống lại lực lượng địch quân mạnh hơn gấp bội lần, mặc dù ông đã phải cùng một lúc đối phó với mối quan hệ càng lúc càng xấu đi với vị cố vấn Mỹ của ông, người khuyên ông nên bỏ cuộc và rút quân khi tình hình của An Lộc trở nên tuyệt vọng, đã nhất quyết tiếp tục chiến đấu ngay cã khi Cộng quân đã tràn vào bộ chỉ huy và bắn trực xạ B-40 vào lô cốt của ông. Chính nhờ vào lời thề của tướng Hưng với binh sĩ của ông là ông thà chết chứ không đầu hàng giặc đã là chất keo gắn bó quân dân trú phòng trong những giờ phút đen tối và tuyệt vọng nhất của cuộc bao vây của CSBV.

(Di ảnh Tướng Lê Nguyên Vỹ)

Cã Tướng Lê Văn Hưng và vị Tư lịnh phó Sư đoàn 5 Bộ Binh của ông tại An Lộc, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, về sau được vinh thăng Chuẩn tướng đã tự sát chứ không đầu hàng CS sau ngày Sài Gòn thất thủ. Xin kính cẩn tri ân.

Trận chiến An Lộc đã chứng minh rằng Quân đội VNCH không phải là một quân đội hèn nhát hay không có khả năng. Khi có chỉ huy giỏi, các đơn vị và binh sĩ VNCH chiến đấu vô cùng dũng cảm, không những chỉ ở các trận đánh lớn như tái chiếm Cổ thành Quảng Trị hay tử thủ và giải toả An Lộc mà ở vô số các trận đánh vô danh khách mà tên của chúng không được ghi nhận trong quân sữ chiến tranh VN.

Đến tháng 5 năm 1972, Quân đội VNCH đã chiếm lại Quảng Trị, đánh bại cuộc tấn công của Cộng quân tại Kontom và giải thoát An Lộc mà không có sự tham chiến nào của lính Mỹ. Điều này đã chứng minh một cách hiển nhiên khả năng, uy tín, sự can trường, và anh dũng của QLVNCH  khi phải đối đầu với những thữ thách lớn lao và trên hết mọi thứ, sự chính danh của Quân đội VNCH trong việc bảo vệ dân chúng miền Nam và nhân loại trên thế giới chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa Cộng Sản.
Sau khi miền Nam thất thủ, vì thuộc về phiá thất trận, số phận của QLVNCH lại càng trở nên tồi tệ hơn nữa trong những cuốn sách viết bỡi kẻ chiến thắng và những tay bồi bút ngoại quốc ủng hộ Hà Nội. Sự thật luôn luôn là nạn nhân đầu tiên của chiến tranh, đặc biệt là sự thật của quân đội thất trận. Cha tôi thường hay nói rằng: Quân đội VNCH đã không chỉ chống cự trên một cuộc chiến, họ phải đánh nhau với kẻ thù trên chiến trường mà còn phải đánh nhau với kẻ thù trên chiến trường báo chí và truyền hình ở Washington D.C; Paris, Sydney và Melbourne v.v... Tôi đã chứng kiến sự tức giận, bực bội và thất vọng ra mặt của cha tôi khi ông đọc những bằi báo cáo sai lạc hay những lời bình phẩm thiên vị của những ký giả ngoại quốc về chính cuộc chiến và thậm chí về những trận chiến mà cha tôi và binh sĩ của ông mới tham dự xong. Nhưng cũng như mọi người trong quân lực VNCH, cha tôi và những chiến binh của ông đã không có thì giờ cho chính trị quốc tế, họ phải tiếp tục tiến bước và chống trã mãnh liệt để bảo vệ quê hương và dân tôi khỏi hoạ xâm lăng.

Đối với tôi, cha tôi và tất cả những người lính của quân lực QLVNCH mà tôi biết đến chưa hề là những binh sĩ hèn yếu hay thiếu kỷ luật. Như đại đa số binh lính và sĩ quan của QLVNCH, cha tôi là một người lính chuyên nghiệp, gương mẫu, tận tụy, ái quốc và thành thật. Ông đã nhận được những huân chương cao quý nhất của QLVNCH như: Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương và hơn 30 huân chương chiến công và anh dũng bội tinh đủ loại trong đời binh nghiệp của ông. Cha tôi cũng như quân nhân các cấp của quân đội VNCH rất kính nể các chiến binh của quân đội Hoàng Gia Úc-Đại-Lợi về những kinh nghiệm về du kích chiến và sự chuyên nghiệp của họ.  Gia đình tôi và tôi còn sống ngày hôm nay cũng là vì sự hy sinh, sức bền bỉ chịu đựng và tinh thần dũng cảm vượt thắng mọi nghiệt ngã của những người đã bận quân phục như quý vị. Sự Tự Do mà chúng tôi, những người dân miền Nam VN có được, từ sự can đảm, hy sinh và tận tuỵ của quý vị, tuy ngắn ngủi, nhưng quý giá vô biên và đã trở thành lý do tại sao hơn 2 triệu người Việt tỵ nạn đã liều mạng ra đi sau ngày miền Nam thất thủ để tìm lại tự do. Nó cũng tiếp tục là động lực thúc đẩy cho vô số các nhà tranh đấu dân chủ trong cũng như ngoài nước VN tiếp tục đòi hỏi sự tự do đã mất ấy cho người dân VN.

Đối với tôi, dầu là một người VN lớn lên trong thời chiến nhưng cuộc sống của tôi rất tự do, an bình và hạnh phúc cho đến khi thế giới vô tư của tôi bị phá vỡ bỡi cuộc tấn công Tết Mậu Thân của CSBV năm 1968, khi người dân miền Nam và tôi chứng kiến một cách hãi hùng cuộc tập sát của hơn 7000 công chức và thường dân vô tội bỡi quân CS xâm lược tại Huế. Tại Ban Mê Thuột nơi gia đình tôi ở, hàng ngàn thuờng dân đã bị chết và hàng chục gia đình của các viên chức cao cấp của chính phủ VNCH đã bị thảm sát toàn bộ. Chỉ vài năm sau đó  1972 tôi lại nhìn thấy hình ảnh và đọc những tin tức về “Cuộc Tàn Sát ở Đại Lộ Kinh Hoàng” khi hàng ngàn thuờng dân vô tội trốn chạy quân CS đã bị bắn, giết sạch không tha đến cã một em bé hoặc một con chó mèo bởi đạn đại liên và pháo binh của quân xâm lược khi chúng tạm chiếm Quảng Trị. Tôi không thể nào hiểu được tại sao miền Bắc, chính đồng bào của tôi, đã xâm lăng và giết chóc người dân miền Nam với bom, đạn và hoả tiển để giải phóng chúng tôi khỏi cái gì? Người dân Nam VN đang sống trong tự do và không muốn đánh lại ai cã. Chúng tôi chỉ muốn là mình. Thể chế dân chủ của miền Nam có thể chưa hoàn chỉnh, nhưng người dân chúng tôi được quyền tự do ứng cữ Quốc Hội và chọn một chính phủ và tổng thống. Không ai buộc chúng tôi phải nói, phải làm hay phải bầu cho ai mà chúng tôi không muốn cã. Người dân có toàn quyền tự do biểu tình chống đối một cách công khai trên đường phố trên bất kỳ những vấn đề gì mà họ muốn tỏ bày. Nếu cuộc chiến VN  là 1 cuộc quần chúng tự động nổi dậy chống Mỹ và chính quyền miền Nam như cộng sản nói, thì tại sao ngưòi dân Miền Nam luôn luôn chạy thục mạng xa họ chứ chưa hề chạy về phía họ? Tôi sẽ không bao giờ quên được cãnh tượng hãi hùng của hàng triệu người, dùng đủ mọi cách và bằng đủ mọi phương tiện để trốn chạy bước tiến của quân đội CSBVvào 2 tháng cuối cùng của cuộc chiến năm 1975. Hình ảnh một người dân cố bám lấy trục của bánh xe của một phi cơ quân sự đang cất cánh tại phi trường Đà Nẳng là một câu trả lời hùng hồn và rỏ ràng cho những ai đã hoặc còn tin rằng cuộc chiến VN là một cuộc chiến do người dân miền Nam tự nổi dậy và là một cuộc chiến giải phóng hoàn toàn tự nguyện của họ.

Đối với tôi, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Thái Lan và Hoa Kỳ lả những đồng minh của VNCH, và với tư cách là đồng minh quý vị đã đáp lại lời yêu cầu trợ giúp chống lại kẻ thù chung của tự do và dân chủ.

Đối với tôi, khi những đất nước đồng minh của chúng ta bị kẻ thù tấn công mà Úc Châu không can dự là một điều phi luân.

Đối với tôi, Nam VN đã bị tấn công, VNCH đã không gây chiến, không muốn chiến tranh, không xâm lăng ai và chỉ tự bảo vệ mình chống lại sự tấn công của miền Bắc, kẽ nhận được sự viện trợ thật to lớn từ Nga Sô, Trung Cộng, và các quốc gia khác trong khối cộng sản. Hoa Kỳ, Úc Đại lợi, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Tân Tây Lan và Thái Lan chỉ hưởng ứng lời cầu cứu để giúp VNCH bảo vệ sự tự do và dân chủ của dân chúng miền Nam VN.

Đối với tôi, cướp đi sự tự do của bất kỳ ai là một tội phạm, và làm ngơ không giúp một người nào đó bảo vệ sự tự do của họ là một tội phạm.      

(Hình của Đại tá Nguyễn Xuân Hường)

Tôi hãnh diện về cha tôi và những chiến sĩ của QLVNCH. Họ không hề muốn chiến tranh, nhưng khi quốc gia bị giặc tấn công, họ làm tất cã những gì họ có thể và với tất cả những gì họ có được để bảo vệ cho người dân tôi đối với quân xâm lăng. Sau Hiệp Định Paris 1973, cái hiệp định lẽ ra sẽ đem lại một cuộc ngưng chiến vĩnh viễn và đưa đến việc chấm dứt chiến tranh sau khi người Mỹ hoàn tất việc rút quân ra khỏi VN, cha của tôi đã phải chứng kiến một cách vô vọng sự gia tăng một cách ào ạt viện trợ quân sự của Liên Xô và Trung Cộng cho Hà Nội trong khi quân đội VNCH ngày càng nhận ít đi sự trợ giúp từ Hoa Kỳ đến độ tới tháng sáu năm 1974, mỗi người lính VNCH chỉ còn được cấp phát 200 viên đạn khi đi hành quân thay vì 400 viên như trước đó, pháo binh chỉ còn cấp số 10 quả đạn thay vì 180 quả, chiến đấu cơ đã phải bị đình bay, trực thăng tải thương phải biến thành trực thăng chiến đấu vì thiếu xăng và cơ phận thay thế, trong số 30 chiếc phi cơ vận tải C-130 chỉ có 5 chiếc còn bay được số còn lại bất khiển dụng vì thiếu cơ phận. Chiến xa của cha tôi đã trở thành vô dụng vì thiếu nhiên liệu. Rất nhiều thương binh đã thiệt mạng vì thiếu phương tiện chuyên chỡ hoặc trực thăng tải thương. Tuy nhiên cha tôi và quân đội VNCH đã tiếp tục chiến đấu đến giờ phút cuối cùng, nhiều người đã tiếp tục chiến đấu sau khi TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Mặc dù cha tôi đã không tuẩn tiết không đầu hàng giặc như 5 vị tướng anh hùng và rất nhiều những sĩ quan và binh sĩ QLVNCH đã làm vì niềm tin Công Giáo, ông đã ở 13 năm tù trong các nhà tù “lao động khổ sai” của Cộng Sản.

Tương tự như nhiều cựu chiến binh QLVNCH khác, cha tôi trở thành một người trầm mặc, hiếm khi nào ông nói về những gian lao ông đã trải qua, về cảm giác bị phản bội bỡi việc Hoa Kỳ đã bỏ rơi và quay lưng lại trên những lời cam kết sẽ hỗ trợ khi VNCH gặp nguy khốn, và nổi nhục của ông về sự thất bại của mình với tư cách người lính trong việc bảo vệ quốc gia và đồng bào ông trước đại hoạ CS. Giống như cuộc đời binh nghiệp thầm lặng nhưng anh dũng của mình, cha tôi chọn con đường đau khổ đơn độc. Dưới mắt tôi, ông vẫn là một chiến binh anh dũng chấp nhận số phận hẩm hiu của mình một cách can đảm. Là một vị tư lệnh, một trong những trách vụ mà ông sợ nhất là việc thông báo cho cha mẹ, vợ con và thân nhân của một người lính hung tin người lính ấy đã vị quốc vong thân. Tôi có thể mườn tượng ra được sự đớn đau và cảm giác mất mác của từng gia đình của 521 chiến binh Úc tử trận và trên hơn 200,000 binh sĩ VNCH đã hy sinh cho sự tự do của chúng ta hôm nay. Xin tri ân quý vị,

Kính thưa ngài Toàn Quyền, quý vị cựu chiến binh cùng toàn thể quý vị,

Để kỷ niệm 50 năm, Cộng vĐồng Người Việt Tự Do Úc Châu đã, đang và sẽ tổ chức nhiều buổi lễ và hình thức tri ân khác nhau đối với các cựu chiến binh tham chiến tại VN. Riêng về phần tôi, cách tốt nhất tôi nghĩ tôi có thể vinh danh mọi người và từng người trong quý vị, cựu chiến binh Úc và VNCH, là cống hiến cuộc đời của tôi để bảo vệ sự Tự Do và Dân Chủ của nước Úc và tiếp tục sứ mệnh chưa hoàn tất mà quý vị đã khỡi sự cho đất nước và người dân mièn Nam VN cách đây 50 năm.

Thế hệ của quý vị đã giúp ghi vào tâm khảm tôi và những thế hệ nối tiếp người Úc sau này hiểu thế nào là hy sinh và quên mình để bảo vệ sự tự do và dân chủ của Đất Nước. Tôi biết và đoan chắc rằng quý vị cũng đã từng trãi nghiệm qua câu nói: “Sometimes the dragon wins” “Đôi khi con rồng nó thắng”       

(Hình “Đôi khi con rồng nó thắng” )

Nhưng, những suy nghĩ của tôi về cuộc chiến VN rất đơn giản và rỏ ràng:

•    Quân lực VNCH và Đồng Minh đã không thua trận. Họ đã bị phản bội bởi chính quyền Mỹ, nhũng phong trào phản chiến bị lừa phỉnh hành động theo cảm tính, và một số giới truyền thông phản chiến báo cáo và trình bày không trung thực về cuộc chiến chính nghĩa này.
•    Cựu quân nhân QLVNCH và cựu quân nhân Úc tham chiến tại VN đã chiến đấu cho một cuộc chiến CHÁNH NGHĨA. Quý vị đã phụng sự quốc gia trong danh dự và làm tròn bổn phận của mình.
•    Vai trò và vị thế của quý vị trong lịch sữ và trong tâm khãm chúng tôi đã được khắc ghi, vĩnh cửu, đáng tôn thờ.
•    Tôi hãnh diện được có liên hệ và là hậu duệ của một thế hệ cha, ông đã chiến đấu trong cuộc chiến VN anh dũng và cao quý này.
•    Quý vị xứng đáng ngẫng cao đầu và hãnh diện vì lịch sữ đã chứng minh quý vị đúng.
•    Chế độ phi nhân, phi dân chủ, chà đạp nhân quyền Cộng sản tại VN ngày hôm nay đã chứng minh rằng quý vị đã đúng
•    Cái chết của hơn 500 ngàn người Việt tỵ nạn trốn chạy chế độ CS đã chứng minh quý vị là đúng.
•    Sự hiện diện của hơn 200 ngàn người Úc gốc Việt tìm tự do và những công dân tốt là con cháu họ đã sanh ra và trưởng thành ở Úc đã chứng minh quý vị đã đúng.
•    Đối với chúng tôi, quý vị đã là “những Chiến sĩ cho Tự Do”, quý vị đang là “những Chiến sĩ cho Tự Do” và sẽ mãi mãi là “những Chiến sĩ cho Tự Do” của người chúng tôi.
•    Từ ngữ không thể diễn đạt được hết lòng tri ân sâu xa của chúng tôi đối với những gì quý vị đã hy sinh.
•    Mong rằng mỗi người trong chúng ta sống và hành động xứng đáng với những sự hy sinh cao cã của họ (người lính VNCH và Đồng Minh)

Xin vui lòng nhận nơi đây 3 lạy của riêng tôi như một biểu lộ của lòng biết ơn, sự kính phục muôn đời của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản chúng tôi đến với quý vị: những người Cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN và các cựu chiến binh QLVNCH khắp mọi nơi trên thế giới.

Nguyễn Thế Phong
- Cựu Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu
- Đại sứ Nhân Dân Úc Đại Lợi 2012.                 
 

















Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những suy nghĩ về Cuộc chiến Việt Nam của một người Việt tỵ nạn

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng của tôi đến những người chủ nguyên thuỷ của vùng đất mà chúng ta đang hội tụ và cám ơn các vị đã khuất cũng như hiện tiền đã cho phép chúng ta được tổ chức buổi họp mặt này.

Kính thưa:
- Ngài Alex Chernov, Toàn Quyền của TB Victoria và phu nhân.
- Ô. Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do TB. Victoria
- Cựu Trung tướng David McLachlan, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến tại VN
- Cựu Phó Đề Đốc Ken Doolan, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc Châu
- Ô. Hoàng Chính Đan, Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH- Victoria
- Mr. Bob Elworthy, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc Tham Chiến tại VN – TB. Victoria.
- Cựu Thiếu tá Bruce Davis, Thư ký Hội Huấn Luyện Viên Quân Sự Úc –TB Victoria.  
- Mr. Steve Lowe, Chủ tịch Ủy Ban Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh VN tại Dandenong.
- Dân biểu Andrew Elsbury, đơn vị Vùng Miền Tây Melbourne, Đại diện Thủ Hiến Victoria Ted Baillieu.
- Dân biểu James Merlino, Bộ trưởng đối lập về giáo dục, đại diện cho Lãnh tụ đảng Đối Lập.
- Ô. Ian Mac Phees. Cựu Tổng Trưởng Di Trú Úc người đã thi hành chính sách mỡ cửa nhận người Việt tỵ nạn tại Úc.
- Dân biểu Marsha Thompson, Đơn vị Footscray.
- Dân biểu Telmo Langiller, Đơn vị Derimut.
- Ô. Chin Tan, Chủ tịch Ủy Ban Đa Văn Hoá Sự Vụ Victoria
- Nghị viên Sal Sanli, Thị trưởng Thành phố Maribyrnong
- Quý vị nghị viên Hội Đồng Thành Maribyrnong: Cr. Sarah Carter, Cr. Catherine Cumming.
- Nghị viên Trương Văn Lợi, Hội Đồng Thành Phố Greater Dandenong.
- Đại đức Thích Phước Tấn, Chùa Quanh Minh
- Ô. Lữ Kim Huy, Đầu Tộc Đạo Cao Đài Victoria
- Cụ Lê Minh Trung, Hội Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Victoria    
- Ô. Nguyễn Việt Long, Chủ tịch RSL Victoria- Chi nhánh Footscray
- Quý vị Cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN và người phối ngẫu
- Quý vị Cựu chiến binh QLVNCH và người phối ngẫu
- Kính thưa quý vị quan khách,

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng của tôi đến những người chủ nguyên thuỷ của vùng đất mà chúng ta đang hội tụ và cám ơn các vị đã khuất cũng như hiện tiền đã cho phép chúng ta được tổ chức buổi họp mặt này. Tôi xin được kính cẩn dâng bài nói chuyện này để bày tỏ lòng tri ân của tôi đến:
•    521 chiến binh Úc đã hy sinh tại VN và hơn 55 ngàn chiến binh Úc đã tham chiến tại chiến trường VN.
•    Hơn ba triệu chiến sĩ , quân, dân, cán, chính của VNCH đã anh dũng hy sinh để bảo vệ cho tự do và dân chủ của miền Nam VN và để bảo vệ cho thế giới tự do chống lại hiểm họa Cộng Sản.
•    Hàng vạn quân, cán, chính của VNCH đã chết trong các trại tù lao động khổ sai vớ i mỹ từ “Tập Trung Cải Tạo” của CSVN sau ngày Sài Gòn thất thủ.
•    Hàng ngàn thân nhân của các sĩ quan và công chức cao cấp và trung cấp của VNCH đã chết trong các vùng “Kinh Tế Mới” vì bệnh tật, đói khát và kiệt quệ.
•    Hơn nửa triệu người Việt tỵ nạn, nam, phụ ,lảo, ấu đã bị giết, xử tữ, chết trong lao tù hay trên đường tìm tự do, và
•    Hàng ngàn các nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền được biết đến hay vô danh đã chết trong các ngục tù CS hay đang bị giam cầm chỉ vì họ đã dám đứng lên tranh đấu cho quyền làm người và nhân vị của người dân VN sau ngày miền Nam VN rơi vào tay CS.
Ước gì sự hy sinh của những người đã hiến dâng sanh mạng của họ để cho chúng ta có thể hưởng được tự do và dân chủ hôm nay luôn được nhớ đến và trân kính bỡi những nỗ lực bền chí của chúng ta trong việc chống lại những thể chế hoặc chính quyền độc tài bất cứ nơi đâu. LEST WE FORGET – Muôn Đời Ghi Tạc.

Tôi xin chân thành cảm tạ Ban Chấp Hành CĐNVTD-Victoria đã dành cho tôi vinh dự cao cã được trình bày với quý vị trong buổi dạ tiệc vinh danh việc tham chiến của Úc Châu để trợ giúp bảo vệ sự tự do và dân chủ của người dân miền Nam VN cách dây 50 năm.

Được trao cho trách vụ nói về những suy nghĩ của tôi về cuộc chiến VN, tôi cảm thấy vừa thiếu khả năng vừa không xứng đáng vì tuổi đời và thiếu kinh nghiệm tham dự với tư cách là một người lính của tôi trong cuộc chiến tranh này. Có rất nhiều vị trong cử toạ đêm hôm nay, những người mà tôi coi là người hùng, những người đã trực tiếp chiến đấu và cảm nghiệm về cuộc chiến trong cũng như sau khi nó chấm dứt rất nhiều hơn tôi, những người xứng đáng hơn tôi nhiều để chia xẽ những mẩu chuyện và suy nghĩ của họ về cuộc chiến này. Vì thế với tất cả lòng kính trọng và tri ân, tôi hy vọng rằng phần trình bày của tôi có thể diễn đạt xứng đáng được phần nào những hy sinh anh dũng mà quý vị đã cống hiến cho sự tự do và dân chủ của Úc Đại Lợi và Miền Nam VN.

(Hình của Đại tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn I Kỵ Binh Nguyễn Xuân Hường)

Những suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi về cuộc chiến đến từ những gì tôi, là một người trẻ, đã chứng kiến, nghe thấy hay được thuật lại. Tôi sanh năm 1961 tại Sài Gòn, VN. Như nhiều gia đình khác tại miền Nam VN, cha tôi là một người lính và là một sĩ quan trong QLVNCH khi ông lập gia đình với mẹ tôi. Cha tôi lên đến cấp bực Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng và trở thành vị Tư Lệnh của Lữ Đoàn I Kỵ Binh thuộc Quân Đoàn I, Quân Khu I đóng tại Huế, Trung phần VN. Mặc dù tôi hãy còn quá trẻ để có thể hiểu thấu đáo những phức tạp của cuộc chiến, gia đình tôi và tôi cũng đã bị chi phối bỡi cuộc chiến như mọi người dân miền Nam VN khác.

Tôi xin được, trước hết, bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân của gia đình tôi đến nước Úc ân nhân đã đón nhận gia đình chúng tôi với tư cách là người tỵ nạn CS cách đây 33 năm. Tôi xin tri ân 521 chiến binh Úc đã hy sinh và hơn 55 ngàn cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN. Nhờ vào sự tham gia của quý vị mà người dân miền Nam chúng tôi đã hưỡng được thêm một thời gian tự do nữa và các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á đã có thêm thì giờ để củng cố nền dân chủ và khả năng quốc phòng của họ hầu chống lại sự đe doạ của chủ nghĩa CS. Quý vị là những Anh Hùng, những Chiến sĩ Tự Do và những vị Ân Nhân của dân tộc chúng tôi. Xin ghi nhận và cảm thông những đau khổ, nỗi nhục nhằn, sự xua đuổi, những tan vỡ trong gia đình và những cuộc đời tan nát mà rất nhiều người trong số quý vị đã phải chịu đựng vì chúng tôi khi quý vị hồi hương từ chiến trường VN. Đúng thế, quý vị đã chiến đấu và hy sinh cho dân tộc và đất nườc của chúng tôi đơn giản chỉ vì nó đã là và vẫn còn là luân lý của nước Úc hôm nay, đó là Quân Đội Úc sẽ đáp lời yêu cầu của các quốc gia đồng minh và của LHQ để bảo vệ nền hoà bình, tự do và dân chủ của thế giới ở bất cứ nơi đâu. Chính nhờ vào hành động và sự hy sinh của quý vị mà gia đình tôi, tôi và toàn thể người dân Úc được hưởng tự do và đời sống đặc thù của nước Úc hôm nay.

Thứ đến, tôi xin được vinh danh và bày tỏ lòng tri ân của tôi đến các chiến sĩ của QLVNCH đã qua đời hay còn hiện diện với chúng ta. Vì, cũng giống như các đồng đội chiến binh Úc Đại Lợi của quý vị, người lính VNCH cũng đã lãnh chịu những cuộc tấn công láo khoét, cực kỳ bất công và không trung thực của giới truyền thông Tây Phương đối với QLVNCH. Một cuộc bút chiến mà quý vị không có khả năng hay thời gian để chống trả lại. Mặc cho vô số những chiến công hiển hách và to lớn mà QLVNCH đã đạt được, đặc biệt là sau khi quân đội Hoa Kỳ đã rút đi, vai trò vô cùng trọng đại của quý vị trong cuộc chiến đã thường xuyên bị làm ngơ hay coi thường. Người lính và quân đội VNCH đã bị coi thường, chê bai và bị gán cho đủ loại danh từ bỉ ổi như: tay sai của Mỹ, vô kỷ luật, hèn nhát, không tự đánh một mình được, không thắng được ai, không chánh danh và vô số những từ ngữ khác bỡi những cơ quan ngôn luận thân Cộng của Tây phương.

Đêm nay, tôi xin được ôn lại một trong những chiến công hiển hách và nổi tiếng tiêu biểu mà Quân đội VNCH đã thực hiện trong chiến tranh VN để chứng minh và vinh danh tinh thần chiến đấu gan dạ và những hy sinh thật sự của người chiến binh VNCH và người dân miền Nam VN Tự Do.

Kính thưa quý vị,

Nếu nói đến sự tham gia của Úc Đại Lợi tại chiến trường VN, chúng ta liên tưởng đến ngay Trận chiến Long Tân  như là một biểu tượng của sự can trường và chuyên nghiệp của người lính Úc Đại Lợi, thì đối với Quân Lực VNCH và người dân miền Nam VN, chúng tôi có trận chiến An Lộc như là một biểu tượng anh dũng, can trường và quyết tâm của quân đội và người dân VNCH trong việc chống lại sự xâm lăng của quân đội Cộng Sản Bắc Việt (CSBV)
 
Trị trấn An Lộc là một thị trấn nhỏ nhưng nằm ở một vị trí chiến lược trên Quốc lộ số 13, chỉ cách Sài Gòn 90 cây số với một dân số khoảng 15 ngàn người. Thị xã này được bảo vệ bởi dưới một sư đoàn bao gồm nhiều đơn vị bộ binh và binh chủng khác nhau trong đó có cả những đơn vị nhân dân tự vệ. Cuối tháng Ba và vào đầu tháng Tư năm 1972, quân đội CSBV đưới sự điều động và chỉ huy của Võ Nguyên Giáp (mà CSBV cho là người hùng Điện Biên Phủ của chúng) đã tung ra 3 cuộc tấn công đại quy mô tại 3 địa điểm chiến lược của miền Nam VN với ý đồ cắt miền Nam thành 3 mảnh. Ba thành phố này là: Quảng Trị nơi có vùng Phi Quân Sự, Kontum ở Tây Nguyên và An Lộc một thị xã của ngỏ và là con đường trực chỉ 90 km vào Thủ đô Sài Gòn.

Hà Nội muốn lợi dụng tối đa việc rút quân của Hoa Kỳ để tiến chiếm toàn bộ miền Nam VN và trắc nghiệm khả năng chiến đấu, thực lực và tinh thần của Quân đội VNCH sau khi Hoa Kỳ đã rút lui. Giáp đã tin chắc, cũng giống như hấu hết các thông tín xã ngoại quốc lúc bấy giờ, rằng không có lính Mỹ cái quân đội mà họ cho là “hèn nhát và yếu ớt” VNCH, khi phải chống đỡ một mình, sẽ tan rã và dễ dàng bị tiêu diệt và tràn ngập bỡi quân đội được cho là  “tinh nhuệ” được trang bị đầy đủ bỡi Nga Sô và Trung Cộng của chúng.

Vào ngày 13-4-1972, thị xã nhỏ bé chỉ có 4 cây số vuông An Lộc đã bị tấn công, khởi đầu bằng hàng loạt những cuộc pháo kích với hơn 8000 hoả tiễn và đạn đại pháo đủ loại mỗi ngày. Hằng ngàn người dân An Lộc đã dồn vào trú ẩn tại ngôi thánh đường và tại nhà thương duy nhất của thị xã sau khi hầu hết mọi nơi của thị xã đã bị CSBV nã pháo một cách vô tội vạ. Dân An Lộc tin rằng CS sẽ không pháo kích vào nhà thờ hay bệnh viện thể theo quy ước của chiến tranh. Nhưng họ đã lầm. Sau khi biết chắc là hầu hết người dân An Lộc đã quy tụ tại hai nơi này. Chúng cho pháo kích trực tiếp vào những nơi ấy. Con số thường dân tữ vong đã lên đến độ không tưởng tượng được.

Bảo vệ thị trấn chiến lược An Lộc là binh sĩ của sư đoàn 5 QLVNCH do Chuẩn tướng Lê Văn Hưng chỉ huy. Bộ Chỉ Huy của ông đóng tại trung tâm của thị xã này. Tổng số quân trú phòng của VNCH là 6850 binh sĩ và không có thiếp giáp hay pháo binh hỗ trợ. Họ phải đương đầu với một lực lượng tấn công của gần 4 sư đoàn CSBV (Sư đoàn 5, 7 và 9) gồm 40.000 quân, với hơn 100 xe tăng và 9 trung đoàn Pháo binh. Nhưng quân CSBV đã vô cùng kinh ngạc khi thị xã nhỏ bé này đã không khuất phục mặc dù mỗi ngày trung bình có khoảng 4000 đầu đạn hoả tiển và đại pháo đã nã xuống đầu họ và hàng loạt những đợt tấn công biển người với hàng ngàn lính CSBV có xe tăng và pháo binh yểm trợ đã tấn công họ. Mặc dù tổn thất về nhân mạng của binh sĩ và thường dân An Lộc rất nặng nề, và đối đầu với một nghịch cảnh hầu như vô vọng, binh sĩ VNCH trú phòng, người dân An Lộc và tướng Hưng nhất quyết không khuất phục. Họ đã phá vỡ mọi đợt tấn công của Cộng quân trong 66 ngày khói lữa! Tổng cộng hơn 200 ngàn loạt đạn của vũ khí đủ loại đã bắn và pháo vào quân dân trú phòng (trong số đó 80 ngàn là đạn đại bác, gấp 3 lần tổng số đạn đại bác đã bắn vào Điện Biên Phủ). 4000 trong số 6850 binh sĩ trú phòng bị tử thương, hơn 8000 thường dân bị chết và không một căn nhà hay cấu trúc nào của thị xã này còn tồn tại. Nói một cách khác, toàn thể trị trấn An Lộc đã trở thành bình điạ.

Khi trận chiến kết thức, thể theo những tài liệu của CSBV, Quân đội CS có 30 ngàn lính tử trận, toàn bộ xe tăng đánh vào An lộc đã bị triệt hạ bởi quân trú phòng và trọng pháo của họ hầu như bị tiêu diệt trọn bỡi các cuộc dội bom của không quân Hoa Kỳ.

Tiến sĩ sử gia Lewis Sorley tường thuật lại câu trả lời của Đại tướng Abrams của Hoa Kỳ khi ông giận dữ trả lời những phóng viên và những kẻ chỉ trích, mặc dù họ đã thấy tận mắt những bằng chứng hiển nhiên về sự chiến đấu và chiến thắng anh dũng của QLVNCH, vẫn cho rằng miền Nam VN đã đánh bại lực lượng tấn công chỉ vì nhờ vào sự yểm trợ của không quân Hoa Kỳ. Tướng Abrams tuyên bố: “Tôi không tin rằng việc giử vững tuyến phòng thủ này có thể tồn tại mà không có sự yễm trợ không lực của Hoa Kỳ. Nhưng việc cần phải có xãy ra trước đó là binh sĩ Việt Nam, một số lượng lớn của số binh sĩ này, phải chống trả lại. Nếu họ không làm thế thì cho dù số lượng không trợ của chúng tôi có tăng gấp 10 lần đi nữa cũng chẳng có thể nào ngăn được bọn chúng (CSBV)”

(Di ảnh Tướng Lê Văn Hưng)

Tướng Lê Văn Hưng, người đã giử vững tuyến phòng thủ An Lộc chống lại lực lượng địch quân mạnh hơn gấp bội lần, mặc dù ông đã phải cùng một lúc đối phó với mối quan hệ càng lúc càng xấu đi với vị cố vấn Mỹ của ông, người khuyên ông nên bỏ cuộc và rút quân khi tình hình của An Lộc trở nên tuyệt vọng, đã nhất quyết tiếp tục chiến đấu ngay cã khi Cộng quân đã tràn vào bộ chỉ huy và bắn trực xạ B-40 vào lô cốt của ông. Chính nhờ vào lời thề của tướng Hưng với binh sĩ của ông là ông thà chết chứ không đầu hàng giặc đã là chất keo gắn bó quân dân trú phòng trong những giờ phút đen tối và tuyệt vọng nhất của cuộc bao vây của CSBV.

(Di ảnh Tướng Lê Nguyên Vỹ)

Cã Tướng Lê Văn Hưng và vị Tư lịnh phó Sư đoàn 5 Bộ Binh của ông tại An Lộc, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, về sau được vinh thăng Chuẩn tướng đã tự sát chứ không đầu hàng CS sau ngày Sài Gòn thất thủ. Xin kính cẩn tri ân.

Trận chiến An Lộc đã chứng minh rằng Quân đội VNCH không phải là một quân đội hèn nhát hay không có khả năng. Khi có chỉ huy giỏi, các đơn vị và binh sĩ VNCH chiến đấu vô cùng dũng cảm, không những chỉ ở các trận đánh lớn như tái chiếm Cổ thành Quảng Trị hay tử thủ và giải toả An Lộc mà ở vô số các trận đánh vô danh khách mà tên của chúng không được ghi nhận trong quân sữ chiến tranh VN.

Đến tháng 5 năm 1972, Quân đội VNCH đã chiếm lại Quảng Trị, đánh bại cuộc tấn công của Cộng quân tại Kontom và giải thoát An Lộc mà không có sự tham chiến nào của lính Mỹ. Điều này đã chứng minh một cách hiển nhiên khả năng, uy tín, sự can trường, và anh dũng của QLVNCH  khi phải đối đầu với những thữ thách lớn lao và trên hết mọi thứ, sự chính danh của Quân đội VNCH trong việc bảo vệ dân chúng miền Nam và nhân loại trên thế giới chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa Cộng Sản.
Sau khi miền Nam thất thủ, vì thuộc về phiá thất trận, số phận của QLVNCH lại càng trở nên tồi tệ hơn nữa trong những cuốn sách viết bỡi kẻ chiến thắng và những tay bồi bút ngoại quốc ủng hộ Hà Nội. Sự thật luôn luôn là nạn nhân đầu tiên của chiến tranh, đặc biệt là sự thật của quân đội thất trận. Cha tôi thường hay nói rằng: Quân đội VNCH đã không chỉ chống cự trên một cuộc chiến, họ phải đánh nhau với kẻ thù trên chiến trường mà còn phải đánh nhau với kẻ thù trên chiến trường báo chí và truyền hình ở Washington D.C; Paris, Sydney và Melbourne v.v... Tôi đã chứng kiến sự tức giận, bực bội và thất vọng ra mặt của cha tôi khi ông đọc những bằi báo cáo sai lạc hay những lời bình phẩm thiên vị của những ký giả ngoại quốc về chính cuộc chiến và thậm chí về những trận chiến mà cha tôi và binh sĩ của ông mới tham dự xong. Nhưng cũng như mọi người trong quân lực VNCH, cha tôi và những chiến binh của ông đã không có thì giờ cho chính trị quốc tế, họ phải tiếp tục tiến bước và chống trã mãnh liệt để bảo vệ quê hương và dân tôi khỏi hoạ xâm lăng.

Đối với tôi, cha tôi và tất cả những người lính của quân lực QLVNCH mà tôi biết đến chưa hề là những binh sĩ hèn yếu hay thiếu kỷ luật. Như đại đa số binh lính và sĩ quan của QLVNCH, cha tôi là một người lính chuyên nghiệp, gương mẫu, tận tụy, ái quốc và thành thật. Ông đã nhận được những huân chương cao quý nhất của QLVNCH như: Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương và hơn 30 huân chương chiến công và anh dũng bội tinh đủ loại trong đời binh nghiệp của ông. Cha tôi cũng như quân nhân các cấp của quân đội VNCH rất kính nể các chiến binh của quân đội Hoàng Gia Úc-Đại-Lợi về những kinh nghiệm về du kích chiến và sự chuyên nghiệp của họ.  Gia đình tôi và tôi còn sống ngày hôm nay cũng là vì sự hy sinh, sức bền bỉ chịu đựng và tinh thần dũng cảm vượt thắng mọi nghiệt ngã của những người đã bận quân phục như quý vị. Sự Tự Do mà chúng tôi, những người dân miền Nam VN có được, từ sự can đảm, hy sinh và tận tuỵ của quý vị, tuy ngắn ngủi, nhưng quý giá vô biên và đã trở thành lý do tại sao hơn 2 triệu người Việt tỵ nạn đã liều mạng ra đi sau ngày miền Nam thất thủ để tìm lại tự do. Nó cũng tiếp tục là động lực thúc đẩy cho vô số các nhà tranh đấu dân chủ trong cũng như ngoài nước VN tiếp tục đòi hỏi sự tự do đã mất ấy cho người dân VN.

Đối với tôi, dầu là một người VN lớn lên trong thời chiến nhưng cuộc sống của tôi rất tự do, an bình và hạnh phúc cho đến khi thế giới vô tư của tôi bị phá vỡ bỡi cuộc tấn công Tết Mậu Thân của CSBV năm 1968, khi người dân miền Nam và tôi chứng kiến một cách hãi hùng cuộc tập sát của hơn 7000 công chức và thường dân vô tội bỡi quân CS xâm lược tại Huế. Tại Ban Mê Thuột nơi gia đình tôi ở, hàng ngàn thuờng dân đã bị chết và hàng chục gia đình của các viên chức cao cấp của chính phủ VNCH đã bị thảm sát toàn bộ. Chỉ vài năm sau đó  1972 tôi lại nhìn thấy hình ảnh và đọc những tin tức về “Cuộc Tàn Sát ở Đại Lộ Kinh Hoàng” khi hàng ngàn thuờng dân vô tội trốn chạy quân CS đã bị bắn, giết sạch không tha đến cã một em bé hoặc một con chó mèo bởi đạn đại liên và pháo binh của quân xâm lược khi chúng tạm chiếm Quảng Trị. Tôi không thể nào hiểu được tại sao miền Bắc, chính đồng bào của tôi, đã xâm lăng và giết chóc người dân miền Nam với bom, đạn và hoả tiển để giải phóng chúng tôi khỏi cái gì? Người dân Nam VN đang sống trong tự do và không muốn đánh lại ai cã. Chúng tôi chỉ muốn là mình. Thể chế dân chủ của miền Nam có thể chưa hoàn chỉnh, nhưng người dân chúng tôi được quyền tự do ứng cữ Quốc Hội và chọn một chính phủ và tổng thống. Không ai buộc chúng tôi phải nói, phải làm hay phải bầu cho ai mà chúng tôi không muốn cã. Người dân có toàn quyền tự do biểu tình chống đối một cách công khai trên đường phố trên bất kỳ những vấn đề gì mà họ muốn tỏ bày. Nếu cuộc chiến VN  là 1 cuộc quần chúng tự động nổi dậy chống Mỹ và chính quyền miền Nam như cộng sản nói, thì tại sao ngưòi dân Miền Nam luôn luôn chạy thục mạng xa họ chứ chưa hề chạy về phía họ? Tôi sẽ không bao giờ quên được cãnh tượng hãi hùng của hàng triệu người, dùng đủ mọi cách và bằng đủ mọi phương tiện để trốn chạy bước tiến của quân đội CSBVvào 2 tháng cuối cùng của cuộc chiến năm 1975. Hình ảnh một người dân cố bám lấy trục của bánh xe của một phi cơ quân sự đang cất cánh tại phi trường Đà Nẳng là một câu trả lời hùng hồn và rỏ ràng cho những ai đã hoặc còn tin rằng cuộc chiến VN là một cuộc chiến do người dân miền Nam tự nổi dậy và là một cuộc chiến giải phóng hoàn toàn tự nguyện của họ.

Đối với tôi, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Thái Lan và Hoa Kỳ lả những đồng minh của VNCH, và với tư cách là đồng minh quý vị đã đáp lại lời yêu cầu trợ giúp chống lại kẻ thù chung của tự do và dân chủ.

Đối với tôi, khi những đất nước đồng minh của chúng ta bị kẻ thù tấn công mà Úc Châu không can dự là một điều phi luân.

Đối với tôi, Nam VN đã bị tấn công, VNCH đã không gây chiến, không muốn chiến tranh, không xâm lăng ai và chỉ tự bảo vệ mình chống lại sự tấn công của miền Bắc, kẽ nhận được sự viện trợ thật to lớn từ Nga Sô, Trung Cộng, và các quốc gia khác trong khối cộng sản. Hoa Kỳ, Úc Đại lợi, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Tân Tây Lan và Thái Lan chỉ hưởng ứng lời cầu cứu để giúp VNCH bảo vệ sự tự do và dân chủ của dân chúng miền Nam VN.

Đối với tôi, cướp đi sự tự do của bất kỳ ai là một tội phạm, và làm ngơ không giúp một người nào đó bảo vệ sự tự do của họ là một tội phạm.      

(Hình của Đại tá Nguyễn Xuân Hường)

Tôi hãnh diện về cha tôi và những chiến sĩ của QLVNCH. Họ không hề muốn chiến tranh, nhưng khi quốc gia bị giặc tấn công, họ làm tất cã những gì họ có thể và với tất cả những gì họ có được để bảo vệ cho người dân tôi đối với quân xâm lăng. Sau Hiệp Định Paris 1973, cái hiệp định lẽ ra sẽ đem lại một cuộc ngưng chiến vĩnh viễn và đưa đến việc chấm dứt chiến tranh sau khi người Mỹ hoàn tất việc rút quân ra khỏi VN, cha của tôi đã phải chứng kiến một cách vô vọng sự gia tăng một cách ào ạt viện trợ quân sự của Liên Xô và Trung Cộng cho Hà Nội trong khi quân đội VNCH ngày càng nhận ít đi sự trợ giúp từ Hoa Kỳ đến độ tới tháng sáu năm 1974, mỗi người lính VNCH chỉ còn được cấp phát 200 viên đạn khi đi hành quân thay vì 400 viên như trước đó, pháo binh chỉ còn cấp số 10 quả đạn thay vì 180 quả, chiến đấu cơ đã phải bị đình bay, trực thăng tải thương phải biến thành trực thăng chiến đấu vì thiếu xăng và cơ phận thay thế, trong số 30 chiếc phi cơ vận tải C-130 chỉ có 5 chiếc còn bay được số còn lại bất khiển dụng vì thiếu cơ phận. Chiến xa của cha tôi đã trở thành vô dụng vì thiếu nhiên liệu. Rất nhiều thương binh đã thiệt mạng vì thiếu phương tiện chuyên chỡ hoặc trực thăng tải thương. Tuy nhiên cha tôi và quân đội VNCH đã tiếp tục chiến đấu đến giờ phút cuối cùng, nhiều người đã tiếp tục chiến đấu sau khi TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Mặc dù cha tôi đã không tuẩn tiết không đầu hàng giặc như 5 vị tướng anh hùng và rất nhiều những sĩ quan và binh sĩ QLVNCH đã làm vì niềm tin Công Giáo, ông đã ở 13 năm tù trong các nhà tù “lao động khổ sai” của Cộng Sản.

Tương tự như nhiều cựu chiến binh QLVNCH khác, cha tôi trở thành một người trầm mặc, hiếm khi nào ông nói về những gian lao ông đã trải qua, về cảm giác bị phản bội bỡi việc Hoa Kỳ đã bỏ rơi và quay lưng lại trên những lời cam kết sẽ hỗ trợ khi VNCH gặp nguy khốn, và nổi nhục của ông về sự thất bại của mình với tư cách người lính trong việc bảo vệ quốc gia và đồng bào ông trước đại hoạ CS. Giống như cuộc đời binh nghiệp thầm lặng nhưng anh dũng của mình, cha tôi chọn con đường đau khổ đơn độc. Dưới mắt tôi, ông vẫn là một chiến binh anh dũng chấp nhận số phận hẩm hiu của mình một cách can đảm. Là một vị tư lệnh, một trong những trách vụ mà ông sợ nhất là việc thông báo cho cha mẹ, vợ con và thân nhân của một người lính hung tin người lính ấy đã vị quốc vong thân. Tôi có thể mườn tượng ra được sự đớn đau và cảm giác mất mác của từng gia đình của 521 chiến binh Úc tử trận và trên hơn 200,000 binh sĩ VNCH đã hy sinh cho sự tự do của chúng ta hôm nay. Xin tri ân quý vị,

Kính thưa ngài Toàn Quyền, quý vị cựu chiến binh cùng toàn thể quý vị,

Để kỷ niệm 50 năm, Cộng vĐồng Người Việt Tự Do Úc Châu đã, đang và sẽ tổ chức nhiều buổi lễ và hình thức tri ân khác nhau đối với các cựu chiến binh tham chiến tại VN. Riêng về phần tôi, cách tốt nhất tôi nghĩ tôi có thể vinh danh mọi người và từng người trong quý vị, cựu chiến binh Úc và VNCH, là cống hiến cuộc đời của tôi để bảo vệ sự Tự Do và Dân Chủ của nước Úc và tiếp tục sứ mệnh chưa hoàn tất mà quý vị đã khỡi sự cho đất nước và người dân mièn Nam VN cách đây 50 năm.

Thế hệ của quý vị đã giúp ghi vào tâm khảm tôi và những thế hệ nối tiếp người Úc sau này hiểu thế nào là hy sinh và quên mình để bảo vệ sự tự do và dân chủ của Đất Nước. Tôi biết và đoan chắc rằng quý vị cũng đã từng trãi nghiệm qua câu nói: “Sometimes the dragon wins” “Đôi khi con rồng nó thắng”       

(Hình “Đôi khi con rồng nó thắng” )

Nhưng, những suy nghĩ của tôi về cuộc chiến VN rất đơn giản và rỏ ràng:

•    Quân lực VNCH và Đồng Minh đã không thua trận. Họ đã bị phản bội bởi chính quyền Mỹ, nhũng phong trào phản chiến bị lừa phỉnh hành động theo cảm tính, và một số giới truyền thông phản chiến báo cáo và trình bày không trung thực về cuộc chiến chính nghĩa này.
•    Cựu quân nhân QLVNCH và cựu quân nhân Úc tham chiến tại VN đã chiến đấu cho một cuộc chiến CHÁNH NGHĨA. Quý vị đã phụng sự quốc gia trong danh dự và làm tròn bổn phận của mình.
•    Vai trò và vị thế của quý vị trong lịch sữ và trong tâm khãm chúng tôi đã được khắc ghi, vĩnh cửu, đáng tôn thờ.
•    Tôi hãnh diện được có liên hệ và là hậu duệ của một thế hệ cha, ông đã chiến đấu trong cuộc chiến VN anh dũng và cao quý này.
•    Quý vị xứng đáng ngẫng cao đầu và hãnh diện vì lịch sữ đã chứng minh quý vị đúng.
•    Chế độ phi nhân, phi dân chủ, chà đạp nhân quyền Cộng sản tại VN ngày hôm nay đã chứng minh rằng quý vị đã đúng
•    Cái chết của hơn 500 ngàn người Việt tỵ nạn trốn chạy chế độ CS đã chứng minh quý vị là đúng.
•    Sự hiện diện của hơn 200 ngàn người Úc gốc Việt tìm tự do và những công dân tốt là con cháu họ đã sanh ra và trưởng thành ở Úc đã chứng minh quý vị đã đúng.
•    Đối với chúng tôi, quý vị đã là “những Chiến sĩ cho Tự Do”, quý vị đang là “những Chiến sĩ cho Tự Do” và sẽ mãi mãi là “những Chiến sĩ cho Tự Do” của người chúng tôi.
•    Từ ngữ không thể diễn đạt được hết lòng tri ân sâu xa của chúng tôi đối với những gì quý vị đã hy sinh.
•    Mong rằng mỗi người trong chúng ta sống và hành động xứng đáng với những sự hy sinh cao cã của họ (người lính VNCH và Đồng Minh)

Xin vui lòng nhận nơi đây 3 lạy của riêng tôi như một biểu lộ của lòng biết ơn, sự kính phục muôn đời của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản chúng tôi đến với quý vị: những người Cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN và các cựu chiến binh QLVNCH khắp mọi nơi trên thế giới.

Nguyễn Thế Phong
- Cựu Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu
- Đại sứ Nhân Dân Úc Đại Lợi 2012.                 
 

















BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm