Tin nóng trong ngày
Những toan tính chiến lược đằng sau cuộc chiến Israel-Hamas
Về phần mình, Hamas cũng tuyên bố chiến thắng trên chiến trường và trên bàn hội nghị. Thủ tướng chính phủ Hamas, ông Ismail Hanya, tuyên bố: “Chúng tôi đã dạy cho kẻ thù xiônít (Israel) một bài học”. Kết thúc cuộc chiến với sự tàn phá tối đa sức mạnh quân sự của Hamas và tổn thất tối thiếu của phía Israel, Thủ tướng Netanyahu đang chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử sắp tới.
Ảnh bloomberg.com
Sau 8 ngày giao tranh ác liệt và đàm phán kéo dài, Israel và Hamas đã thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến tàn phá nặng nề Dải Gaza, làm thiệt mạng hơn 150 người Palestine và khiến cho hơn 1.300 người bị thương.
Cả hai bên đều khoe “chiến thắng”
Phía Israel coi thỏa thuận đình chiến là một thắng lợi. Trong cuộc họp báo tối 21/11, Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak và Ngoại trưởng Avigdor Lieberman đều tỏ ý hài lòng, nói rằng Israel đã đạt được tất cả các mục tiêu chính trị-quân sự.
Có thể nói việc Israel dùng máy bay, tàu chiến bắn phá Dải Gaza là một phần trong chiến lược lâu dài của Nhà nước Do Thái, với trọng tâm là ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran, nước đã đe dọa “xóa sổ Israel khỏi bản đồ thế giới”.
Thủ tướng Netanyahu muốn giải quyết dứt điểm hậu họa và lôi kéo Mỹ bước vào con đường đối đầu quân sự để giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran, trước khi nó biến thành “thảm họa chiến lược”. Israel cũng muốn lôi kéo Gaza ra khỏi quỹ đạo của Tehran và lấp đầy những lỗ hổng an ninh mà Dải Gaza lại là một trong những lỗ hổng nguy hiểm nhất.
Các vụ phóng tên lửa kéo dài từ Dải Gaza sang lãnh thổ Israel đã gây áp lực nặng nề đối với Thủ tướng Israel vì cuộc tổng tuyển cử (dự kiến vào cuối tháng 1/2013) đang đến gần. Thủ tướng Netanyahu đã chọn phương án dùng không quân tấn công, trong khi không muốn bị sa lầy vào một cuộc chiến trên bộ “hao người, tốn của”. Sau khi đạt được mục tiêu triệt phá phần lớn kho tên lửa của Hamas ở Dải Gaza và nhận được cam kết hậu thuẫn của Mỹ, Israel đã đồng ý ngừng bắn và tìm cách ràng buộc Hamas bằng một thỏa thuận đình chiến có hiệu lực tới…15 năm.
Ngoài ra, Israel cũng muốn “thử lửa” Hệ thống phòng thủ Iron Dome (Vòm Sắt) để chuẩn bị chống trả các cuộc tấn công tên lửa với qui mô lớn gấp bội từ Hezbollah ở Lebanon, một khi nước này tấn công triệt phá các cơ sở hạt nhân của Iran. Israel đã chi ra 560 triệu USD cho chương trình Iron Dome và Mỹ đã đóng góp vào đó 275 triệu USD. Chính phủ Israel dự trù chi thêm 190 triệu USD nữa để bố trí thêm nhiều dàn tên lửa đánh chặn Iron Dome.
Trên thực tế, Iron Dome đã bắn hạ ít nhất 389 quả tên lửa phóng từ Dải Gaza, kể từ khi Israel bắt đầu cuộc tấn công nhắm vào các phần tử chủ chiến ở Dải Gaza ngày 14/11, với tỷ lệ bắn hạ mục tiêu trên 80%.
Về phần mình, Tổ chức Hồi giáo Hamas cũng tìm cách củng cố quyền lực ở các vùng lãnh thổ của người Palestine, thiết lập quan hệ với “Tổ chức anh em Hồi giáo” đang cầm quyền ở Ai Cập và vươn xa hơn nữa trên trường quốc tế. Hamas muốn hạ thấp uy tín của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.
Thông qua cuộc chiến 8 ngày vừa qua, Hamas muốn chứng tỏ rằng họ mới là tổ chức bảo vệ quyền lợi chân chính của nhân dân Palestine, chứ không theo đuổi đường lối thỏa hiệp của Tổng thống Abbas. Bước ra khỏi cuộc chiến này, vốn liếng chính trị của Hamas tăng thêm đáng kể ở trong và ngoài những vùng lãnh thổ Palestine.
Thông qua các vụ nã tên lửa dai dẳng vào lãnh thổ Israel, Hamas cũng buộc Tel Avip và Cairo đàm phán trực tiếp với tổ chức này. Mục tiêu của Hamas là đòi phía Israel (và cả Ai Cập) chấm dứt phong tỏa Dai Gaza do họ quản lý và đã phần nào đạt được khi thỏa thuận ngừng bắn dẫn đến việc khai thông các cửa khẩu cho hàng hóa, dân chúng ra vào Dải Gaza. (Chỉ có điều phía Israel không chịu mở cửa khẩu hoàn toàn vì lo ngại vũ khí lại được tuồn vào Dải Gaza).
Cả Mỹ lẫn Iran đều đứng sau cuộc chiến
Theo các nhà phân tích, có một nguyên nhân sâu xa ít ai ngờ tới là là việc nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei rút lại cam kết đàm phán trực tiếp với Mỹ về chương trình hạt nhân của Iran đã khiến cho chính quyền Obama “bật đèn xanh” cho Israel không kích Dải Gaza.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia và cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger đã lên tiếng cảnh báo về khả năng xảy ra một “thảm họa chiến lược”, nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. “Thảm họa chiến lược” này là vô cùng nguy hiểm đối với Israel. Ông Kissinger ngụ ý hành động đánh đòn phủ đầu là không thể tránh khỏi và chính điều này đã dẫn việc Tổng thống Obama ủng hộ các cuộc tấn công của Israel ở Dải Gaza.
Tổng thống Obama và Thủ tướng Netanyahu.
Tổng thống Obama đã quyết định sử dụng chiến dịch của Israel chống lại Hamas làm đòn bẩy quân sự để ép nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei chấp nhận đàm phán.
Trong khi đó, giới phân tích Nga cho rằng Iran là “ngư ông đắc lợi” trong cuộc chiến Israel-Hamas. Do bị sa vào cuộc chiến chống Hamas, chiến dịch tấn công các cơ sở hạt nhân Iran của Israel xem ra đã bị trì hoãn.
Trước đó, cuộc đột kích ném bom tầm xa của Israel xóa sổ một nhà máy Yamrouk (Sudan) sản xuất các tên lửa đạn đạo Shahab và Fajar của Iran… chính là một sự tập dượt cho một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Trong vụ tập kích này, các máy bay phản lực chiến đấu F-15I của Israel, được tiếp dầu trên không, đã vượt một chặng đường 3.900 km trong vòng 4 tiếng đồng hồ, bay qua Biển Đỏ, sau đó xâm nhập không phận Sudan từ phía Đông để tránh bị phát hiện bởi các hệ thống phòng không Ai Cập.
Để cản phá các cuộc tấn công của Israel (và có thể Mỹ cũng bị lôi kéo vào cuộc), Iran đã ký kết một thỏa thuận quân sự với Hamas và cung cấp tên lửa tầm xa Fajr-5 cho tổ chức này để “quấy rối” Israel. Số tên lửa Fajr-5 đã dược tháo rời và được chuyển từ Sudan qua Bán đảo Sinai (Ai Cập) và được chuyển tới Dải Gaza thông qua các đường hầm buôn lậu. Các tên lửa này được lắp ráp lại với sự trợ giúp của các chuyên gia kỹ thuật người Iran và Hezbollah có mặt ở Dải Gaza.
Iran đã cung cấp vũ khí cho các chiến binh ở Dải Gaza, trong đó có tên lửa Fajr-5
Trong cuộc chiến Israel-Hamas, Tehran đã công khai kêu gọi các nước Hồi giáo cung cấp vũ khí cho Hamas đánh quân xâm lược. Không những thế, theo debkafile, tàu Cargo Star của Iran mang theo 220 tên lửa tầm ngắn và 50 quả tên lửa tầm xa Fajr-5 đã rời cảng Bandar Abbas (miền Nam Iran) ngày 18/11 hướng tới Biển Đỏ để cung cấp cho phong trào vũ trang Hamas và Jihad tại Dải Gaza.
Chỉ huy chính trị của Tổ chức Hồi giáo Hamas, ông Khaled Meshaal, ngày 21/11 tại Cairo cũng khẳng định Iran đã cung cấp vũ khí cho các chiến binh ở Dải Gaza, khi tuyên bố: “Một phần vũ khí của Palestine được sản xuất bên trong Dải Gaza, còn số còn lại được cung cấp bởi một số nước khác, trong đó có Iran”.
Bàn ra tán vào (0)
Những toan tính chiến lược đằng sau cuộc chiến Israel-Hamas
Về phần mình, Hamas cũng tuyên bố chiến thắng trên chiến trường và trên bàn hội nghị. Thủ tướng chính phủ Hamas, ông Ismail Hanya, tuyên bố: “Chúng tôi đã dạy cho kẻ thù xiônít (Israel) một bài học”. Kết thúc cuộc chiến với sự tàn phá tối đa sức mạnh quân sự của Hamas và tổn thất tối thiếu của phía Israel, Thủ tướng Netanyahu đang chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử sắp tới.
Ảnh bloomberg.com
Sau 8 ngày giao tranh ác liệt và đàm phán kéo dài, Israel và Hamas đã thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến tàn phá nặng nề Dải Gaza, làm thiệt mạng hơn 150 người Palestine và khiến cho hơn 1.300 người bị thương.
Cả hai bên đều khoe “chiến thắng”
Phía Israel coi thỏa thuận đình chiến là một thắng lợi. Trong cuộc họp báo tối 21/11, Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak và Ngoại trưởng Avigdor Lieberman đều tỏ ý hài lòng, nói rằng Israel đã đạt được tất cả các mục tiêu chính trị-quân sự.
Có thể nói việc Israel dùng máy bay, tàu chiến bắn phá Dải Gaza là một phần trong chiến lược lâu dài của Nhà nước Do Thái, với trọng tâm là ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran, nước đã đe dọa “xóa sổ Israel khỏi bản đồ thế giới”.
Thủ tướng Netanyahu muốn giải quyết dứt điểm hậu họa và lôi kéo Mỹ bước vào con đường đối đầu quân sự để giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran, trước khi nó biến thành “thảm họa chiến lược”. Israel cũng muốn lôi kéo Gaza ra khỏi quỹ đạo của Tehran và lấp đầy những lỗ hổng an ninh mà Dải Gaza lại là một trong những lỗ hổng nguy hiểm nhất.
Các vụ phóng tên lửa kéo dài từ Dải Gaza sang lãnh thổ Israel đã gây áp lực nặng nề đối với Thủ tướng Israel vì cuộc tổng tuyển cử (dự kiến vào cuối tháng 1/2013) đang đến gần. Thủ tướng Netanyahu đã chọn phương án dùng không quân tấn công, trong khi không muốn bị sa lầy vào một cuộc chiến trên bộ “hao người, tốn của”. Sau khi đạt được mục tiêu triệt phá phần lớn kho tên lửa của Hamas ở Dải Gaza và nhận được cam kết hậu thuẫn của Mỹ, Israel đã đồng ý ngừng bắn và tìm cách ràng buộc Hamas bằng một thỏa thuận đình chiến có hiệu lực tới…15 năm.
Ngoài ra, Israel cũng muốn “thử lửa” Hệ thống phòng thủ Iron Dome (Vòm Sắt) để chuẩn bị chống trả các cuộc tấn công tên lửa với qui mô lớn gấp bội từ Hezbollah ở Lebanon, một khi nước này tấn công triệt phá các cơ sở hạt nhân của Iran. Israel đã chi ra 560 triệu USD cho chương trình Iron Dome và Mỹ đã đóng góp vào đó 275 triệu USD. Chính phủ Israel dự trù chi thêm 190 triệu USD nữa để bố trí thêm nhiều dàn tên lửa đánh chặn Iron Dome.
Trên thực tế, Iron Dome đã bắn hạ ít nhất 389 quả tên lửa phóng từ Dải Gaza, kể từ khi Israel bắt đầu cuộc tấn công nhắm vào các phần tử chủ chiến ở Dải Gaza ngày 14/11, với tỷ lệ bắn hạ mục tiêu trên 80%.
Về phần mình, Tổ chức Hồi giáo Hamas cũng tìm cách củng cố quyền lực ở các vùng lãnh thổ của người Palestine, thiết lập quan hệ với “Tổ chức anh em Hồi giáo” đang cầm quyền ở Ai Cập và vươn xa hơn nữa trên trường quốc tế. Hamas muốn hạ thấp uy tín của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.
Thông qua cuộc chiến 8 ngày vừa qua, Hamas muốn chứng tỏ rằng họ mới là tổ chức bảo vệ quyền lợi chân chính của nhân dân Palestine, chứ không theo đuổi đường lối thỏa hiệp của Tổng thống Abbas. Bước ra khỏi cuộc chiến này, vốn liếng chính trị của Hamas tăng thêm đáng kể ở trong và ngoài những vùng lãnh thổ Palestine.
Thông qua các vụ nã tên lửa dai dẳng vào lãnh thổ Israel, Hamas cũng buộc Tel Avip và Cairo đàm phán trực tiếp với tổ chức này. Mục tiêu của Hamas là đòi phía Israel (và cả Ai Cập) chấm dứt phong tỏa Dai Gaza do họ quản lý và đã phần nào đạt được khi thỏa thuận ngừng bắn dẫn đến việc khai thông các cửa khẩu cho hàng hóa, dân chúng ra vào Dải Gaza. (Chỉ có điều phía Israel không chịu mở cửa khẩu hoàn toàn vì lo ngại vũ khí lại được tuồn vào Dải Gaza).
Cả Mỹ lẫn Iran đều đứng sau cuộc chiến
Theo các nhà phân tích, có một nguyên nhân sâu xa ít ai ngờ tới là là việc nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei rút lại cam kết đàm phán trực tiếp với Mỹ về chương trình hạt nhân của Iran đã khiến cho chính quyền Obama “bật đèn xanh” cho Israel không kích Dải Gaza.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia và cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger đã lên tiếng cảnh báo về khả năng xảy ra một “thảm họa chiến lược”, nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. “Thảm họa chiến lược” này là vô cùng nguy hiểm đối với Israel. Ông Kissinger ngụ ý hành động đánh đòn phủ đầu là không thể tránh khỏi và chính điều này đã dẫn việc Tổng thống Obama ủng hộ các cuộc tấn công của Israel ở Dải Gaza.
Tổng thống Obama và Thủ tướng Netanyahu.
Tổng thống Obama đã quyết định sử dụng chiến dịch của Israel chống lại Hamas làm đòn bẩy quân sự để ép nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei chấp nhận đàm phán.
Trong khi đó, giới phân tích Nga cho rằng Iran là “ngư ông đắc lợi” trong cuộc chiến Israel-Hamas. Do bị sa vào cuộc chiến chống Hamas, chiến dịch tấn công các cơ sở hạt nhân Iran của Israel xem ra đã bị trì hoãn.
Trước đó, cuộc đột kích ném bom tầm xa của Israel xóa sổ một nhà máy Yamrouk (Sudan) sản xuất các tên lửa đạn đạo Shahab và Fajar của Iran… chính là một sự tập dượt cho một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Trong vụ tập kích này, các máy bay phản lực chiến đấu F-15I của Israel, được tiếp dầu trên không, đã vượt một chặng đường 3.900 km trong vòng 4 tiếng đồng hồ, bay qua Biển Đỏ, sau đó xâm nhập không phận Sudan từ phía Đông để tránh bị phát hiện bởi các hệ thống phòng không Ai Cập.
Để cản phá các cuộc tấn công của Israel (và có thể Mỹ cũng bị lôi kéo vào cuộc), Iran đã ký kết một thỏa thuận quân sự với Hamas và cung cấp tên lửa tầm xa Fajr-5 cho tổ chức này để “quấy rối” Israel. Số tên lửa Fajr-5 đã dược tháo rời và được chuyển từ Sudan qua Bán đảo Sinai (Ai Cập) và được chuyển tới Dải Gaza thông qua các đường hầm buôn lậu. Các tên lửa này được lắp ráp lại với sự trợ giúp của các chuyên gia kỹ thuật người Iran và Hezbollah có mặt ở Dải Gaza.
Iran đã cung cấp vũ khí cho các chiến binh ở Dải Gaza, trong đó có tên lửa Fajr-5
Trong cuộc chiến Israel-Hamas, Tehran đã công khai kêu gọi các nước Hồi giáo cung cấp vũ khí cho Hamas đánh quân xâm lược. Không những thế, theo debkafile, tàu Cargo Star của Iran mang theo 220 tên lửa tầm ngắn và 50 quả tên lửa tầm xa Fajr-5 đã rời cảng Bandar Abbas (miền Nam Iran) ngày 18/11 hướng tới Biển Đỏ để cung cấp cho phong trào vũ trang Hamas và Jihad tại Dải Gaza.
Chỉ huy chính trị của Tổ chức Hồi giáo Hamas, ông Khaled Meshaal, ngày 21/11 tại Cairo cũng khẳng định Iran đã cung cấp vũ khí cho các chiến binh ở Dải Gaza, khi tuyên bố: “Một phần vũ khí của Palestine được sản xuất bên trong Dải Gaza, còn số còn lại được cung cấp bởi một số nước khác, trong đó có Iran”.