Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 22 - 11 -2024:

xxxx


HoaLuc 6
****************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

4 phút

(Yonhap) – 20 năm liên tiếp, Bắc Triều Tiên bị lên án vi phạm nhân quyền. Nghị quyết đã được Ủy Ban Xã hội, Nhân đạo và Văn hóa Liên Hiệp Quốc thông qua, không cần biểu quyết, ngày 20/11/2024, như thông lệ từ năm 2005. Nghị quyết kêu gọi chế độ Kim Jong Un bãi bỏ mọi biện pháp và quy định hạn chế quyền tự do lương tâm. Cùng ngày, một nhóm làm việc về bắt giữ tùy tiện, trực thuộc Liên Hiệp quốc, đã ra kết luận về những vụ Trung Quốc bắt người Bắc Triều Tiên đào tẩu hồi hương năm 2023 là « tước đoạt tự do một cách tùy tiện ». Trong số hàng trăm người bị ép hồi hương có Kim Cheol Ok, trốn ở lại Trung Quốc sau Á Vận Hội Hàng Châu tháng 10/2023.

(Reuters) – Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không ở vùng đông bắc, gần Ukraina. Trong thông điệp video đăng trên Facebook tối 20/11/2024, bộ trưởng Quốc Phòng Hungary giải thích cho biện pháp này là do mối đe dọa « lớn chưa từng có » vì chiến tranh Nga-Ukraina ngày càng nghiêm trọng. Biện pháp được thông qua sau khi bộ trưởng Kristof Szalay-Bobrovniczky họp với thủ tướng Viktor Orban. Ngoài ra, nhiều lực lượng trong quân đội Hungary cũng được đặt trong tình trạng báo động cấp độ cao.

(AFP) - Ủy Ban Châu Âu hoàn tất nội các. Sau nhiều buổi thương lượng khó khăn, tối 20/11/2024, cánh hữu, cánh trung, xã hội-dân chủ cuối cùng cũng tìm được thỏa thuận tại Nghị Viện Châu Âu ở Bruxelles. Lần đầu tiên, một vị trí phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu được giao cho phe cực hữu : ông Raffaele Fitto, thành viên đảng Fratteli Ý của thủ tướng Giorgia Meloni. Thành phần nội các mới sẽ còn phải chờ được đưa ra bỏ phiếu trong phiên toàn thể Nghị Viện ngày 27/11 ở Strasbourg để chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/12 dưới sự điều hành của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen.

(AFP) – Ford thông báo hủy 4.000 việc làm ở châu Âu cho đến năm 2027. Theo thông báo ngày 20/11/2024 của Ford, con số này tương đương với khoảng 14% tổng số nhân viên của tập đoàn Mỹ tại châu Âu. Được coi là trụ cột trong ngành công nghiệp xe hơi, nhà sản xuất Mỹ cũng không tránh được sự sụt giảm trên thị trường từ khoảng 20 năm nay và đặc biệt là do bị Trung Quốc cạnh tranh. Năm 2023, Ford đã phải sa thải 3.800 nhân viên ở châu Âu.

(RFI) – Nga muốn tăng cường hợp tác an ninh với Trung Phi. Theo điện Kremlin, tổng thống Vladimir Putin đã trao đổi với tổng thống Trung Phi Faustin-Archange Touadéra sáng 20/11/2024 và « nhấn mạnh đến cuộc chiến chống khủng bố và đảm bảo ổn định » ở Cộng hòa Trung Phi. Vấn đề này luôn được Nga thúc đẩy ở châu Phi, đặc biệt là vùng Sahel để chống lại sự hiện diện và ảnh hưởng của các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp.

(Yonhap Hải quân Hàn Quốc và Pháp, ngày 20/11/2024, tập trận chung. Theo thông báo của hải quân Hàn Quốc, cuộc tập trận diễn ra ngoài khơi thành phố cảng Busan, với sự tham gia của tàu khu trục ROKS Choi Young và trực thăng Lynx của Hàn Quốc, cùng với tàu khu trục Prairial của Pháp, nhằm tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong năm nay, hải quân Hàn Quốc đã thực hiện các cuộc tập trận tương tự với các nước Hà Lan, Đức và Úc.

(AFP Tư pháp Ý cáo buộc hai người làm gián điệp cho Nga. Các công tố viên, hôm qua 20/11/2024, thông báo mở cuộc điều tra nhắm vào hai đối tượng bị nghi ngờ hợp tác với các cơ quan tình báo Nga từ tháng 05/2023, cung cấp cho Matxcơva hình ảnh các cơ sở quân sự và thông tin nhạy cảm liên quan đến chuyên viên về drone và an ninh mạng.

(AFP) – Trung Quốc điều một tàu chiến hiện đại đến Hồng Kông. Tàu Hainan, được coi là sẽ đóng vai trò quan trọng đối với tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông và Đài Loan, đã cập cảng Hồng Kông hôm nay 21/11/2024, trong khuôn khổ chiến dịch truyền thông nhằm tôn vinh sức mạnh quân sự ngày càng hiện đại của Trung Quốc. Tàu đổ bộ lớn nặng 36.000 tấn này có khả năng mang theo trực thăng, được đánh giá là một bước tiến lớn đối với hải quân Trung Quốc khi được đưa vào sử dụng vào năm 2021.


***********

Xếp hạng của Stanford: Mỹ vượt xa Trung Quốc, dẫn đầu về sáng kiến AI


Quảng cáo về AI trên cửa kính một khách sạn ở Davos, Thụy Sĩ, nơi tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới. (ảnh chụp ngày 15/1/2024).
Quảng cáo về AI trên cửa kính một khách sạn ở Davos, Thụy Sĩ, nơi tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới. (ảnh chụp ngày 15/1/2024).

Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, vượt qua Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu và các biện pháp quan trọng khác về sáng kiến AI, theo chỉ số mới công bố của Đại học Stanford.

Không có cách chắc chắn nào để xếp hạng vị trí lãnh đạo AI toàn cầu nhưng các nhà nghiên cứu của Stanford đã nỗ lực bằng cách đo lường “sự sôi động” của ngành AI trên nhiều khía cạnh khác nhau, từ mức độ nghiên cứu và đầu tư đang diễn ra cho đến mức độ công nghệ đang được theo đuổi có trách nhiệm như thế nào để ngăn ngừa tác hại.

Nhà khoa học máy tính Ray Perrault, giám đốc ủy ban chỉ đạo điều hành Chỉ số AI của Stanford, cho biết “Khoảng cách thực sự đang nới rộng” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. “Hoa Kỳ đang đầu tư nhiều hơn, ít nhất là ở cấp độ thành lập công ty và tài trợ cho công ty”.

Viện AI đặt trọng tâm vào con người của trường đại học có trụ sở tại California — có quan hệ với ngành công nghệ AI của Thung lũng Silicon — đã công bố phúc trình vào ngày 21/11 khi các quan chức AI của chính phủ Hoa Kỳ và một số đồng minh họp tại San Francisco trong tuần này để so sánh các ghi chú về các biện pháp an toàn AI.

Sau đây là những quốc gia lọt vào top 10:

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ xếp hạng số 1 trong danh sách của Stanford và liên tục giữ vị trí đó kể từ năm 2018 khi vượt qua Trung Quốc. Theo phúc trình, Hoa Kỳ đã vượt xa Trung Quốc về đầu tư AI tư nhân, đạt 67,2 tỷ đô la tại Hoa Kỳ vào năm ngoái so với 7,8 tỷ đô la tại Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng dẫn đầu trong việc công bố nghiên cứu AI có trách nhiệm. Không có gì ngạc nhiên khi nơi có các công ty AI thương mại hùng mạnh như Google và Meta, cùng với những công ty mới như OpenAI và Anthropic, đã tạo ra nhiều mô hình AI đáng chú ý có ảnh hưởng đến cách công nghệ này đang được phát triển và ứng dụng. Hoa Kỳ cũng nhận được một số điểm vì có một số luật liên quan đến AI được đề ra mặc dù Quốc hội vẫn chưa thông qua bất kỳ quy định chung nào về AI.

Trung Quốc

Cơ quan sở hữu trí tuệ của Liên hiệp quốc cho biết vào đầu năm nay, Trung Quốc đã yêu cầu cấp nhiều bằng sáng chế hơn bất kỳ quốc gia nào khác liên quan đến AI. Các nhà nghiên cứu của Stanford coi đó là một thước đo về sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc trong sáng kiến AI nhưng không đủ để dẫn đầu. Tuy nhiên, phúc trình nói rằng “Việc Trung Quốc tập trung vào phát triển các công nghệ AI tiên tiến và tăng cường đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển R&D đã đưa nước này trở thành một cường quốc AI lớn”. Các trường đại học của Trung Quốc đã sản xuất một số lượng lớn các ấn phẩm nghiên cứu liên quan đến AI và có các nhà lãnh đạo thương mại phát triển các mô hình AI đáng chú ý, chẳng hạn như Baidu và chatbot Ernie của họ.

Vương quốc Anh

Vương quốc Anh đứng ở vị trí thứ 3, nơi cũng được xếp hạng cao về nghiên cứu và phát triển, và cơ sở hạ tầng giáo dục do các trường đại học khoa học máy tính hàng đầu đào tạo ra lực lượng lao động AI lành nghề. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của công ty con AI của Google là DeepMind, người đồng sáng lập của công ty này gần đây đã giành giải Nobel; và “đề cập tới AI trong các phiên làm việc của quốc hội nhiều hơn” so với bất kỳ quốc gia nào khác. Năm ngoái, Vương quốc Anh đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh về an toàn AI quốc tế đầu tiên trên thế giới.

Ấn Độ

Theo phúc trình, Ấn Độ đứng ngay sau Vương quốc Anh, nhờ “cộng đồng nghiên cứu AI mạnh mẽ”, những cải thiện trong đầu tư kinh tế gắn liền với AI và diễn ngôn công khai mạnh mẽ về AI trên truyền thông xã hội.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Việc UAE tập trung có chủ đích vào AI dường như đã mang lại thành quả khi quốc gia Trung Đông này đạt được vị trí thứ năm. Đây là một trong những đích đến hàng đầu cho các khoản đầu tư AI. Đầu năm nay, Microsoft cho biết họ đã đầu tư 1,5 tỷ đô la vào công ty công nghệ G42 có trụ sở tại UAE, được giám sát bởi cố vấn an ninh quốc gia quyền lực của quốc gia này. Có trụ sở tại Abu Dhabi, G42 điều hành các trung tâm dữ liệu và đã xây dựng được mô hình AI tiếng Ả Rập hàng đầu thế giới, được gọi là Jais.

Các quốc gia còn lại trong top 10

Các nước còn lại trong top 10 bao gồm Pháp, ở vị trí thứ 6. Tiếp theo là Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản và Singapore. Pháp, quê hương của công ty khởi nghiệp AI đang gây sốt Mistral, được xếp hạng cao về chính sách và quản trị AI. Cả Pháp và Đức đều là một phần của Đạo luật AI toàn diện mới của Liên hiệp châu Âu, đặt ra các biện pháp bảo vệ đối với một loạt các ứng dụng AI dựa trên mức độ rủi ro của chúng. EU cũng theo chân Hoa Kỳ trong việc phát triển một kế hoạch mở rộng sản xuất chất bán dẫn trong khối.


*********

Một số vũ khí Mỹ vẫn được chuyển cho Ukraine sau khi ông Biden mãn nhiệm


Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết một số lô hàng vũ khí chuyển đến Ukraine có thể mất thời gian.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết một số lô hàng vũ khí chuyển đến Ukraine có thể mất thời gian.

Một số chuyến chuyển giao vũ khí của Hoa Kỳ cho Ukraine có thể diễn ra sau khi nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden kết thúc vào tháng 1, các quan chức Ngũ Giác Đài nói với VOA, lưu ý rằng sẽ mất thời gian để một số khí tài nhất định đến được Ukraine.

“Như bạn đã biết, một số thiết bị và một số hệ thống có thể đến Ukraine rất nhanh và bạn đã thấy điều đó xảy ra trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Đôi khi, mất nhiều thời gian hơn ... và có thể lâu hơn nhiều tuần; có thể là nhiều tháng”, Phó phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Sabrina Singh cho VOA biết hôm 14 tháng 11.

Bà Singh lưu ý rằng theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, hay USAI, việc chuyển giao vũ khí có thể mất nhiều năm.

“Nói tóm lại, một số thiết bị sẽ đến Ukraine cực kỳ nhanh chóng. Nhưng sau đó, có một số mất nhiều thời gian hơn”, bà nói.

Hoa Kỳ vẫn còn quỹ cho hai chương trình lớn hỗ trợ quốc phòng Ukraine — PDA hay Quyền rút tiền của Tổng thống và USAI. Chương trình đầu tiên cho phép cung cấp vũ khí từ các kho dự trữ hiện có của Hoa Kỳ, đảm bảo giao hàng nhanh hơn. Chương trình thứ hai liên quan đến việc mua vũ khí từ ngành công nghiệp, một quá trình có thể mất nhiều thời gian hơn.

Tính đến tháng 11, Hoa Kỳ còn khoảng 9 tỷ đô la để hỗ trợ quân sự cho Ukraine, Ngũ Giác Đài báo cáo. Trong số này, khoảng 7 tỷ đô la có sẵn theo chương trình PDA, bao gồm khoảng 4 tỷ đô la được Quốc hội phê duyệt vào tháng 4 và thêm 2,8 tỷ đô la được cung cấp sau khi Bộ Quốc phòng điều chỉnh kế toán. Khoảng 2,2 tỷ đô la có sẵn thông qua chương trình USAI.

Vào ngày 20 tháng 11, Hoa Kỳ đã công bố một gói hỗ trợ an ninh bổ sung cho Ukraine trị giá 275 triệu đô la. Gói này bao gồm đạn dược cho hệ thống phi đạn, đạn pháo và vũ khí chống tăng.

Các quan chức Ngũ Giác Đài đã xác nhận với VOA rằng Bộ Quốc phòng cam kết phân bổ tất cả các quỹ PDA còn lại được Quốc hội ủy quyền trước ngày 20 tháng 1 và các quỹ bổ sung có được sau khi tính toán lại. Tổng số chính xác sẽ phụ thuộc vào các đánh giá đang diễn ra về nhu cầu quốc phòng của Ukraine và hậu cần cung cấp hỗ trợ.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết một số lô hàng vũ khí chuyển đến Ukraine có thể mất thời gian.

“Mọi thứ sẽ không được chuyển ngay lập tức”, ông nói với các phóng viên trong chuyến thăm Ý vào tháng 10. “Ví dụ, những thứ chúng tôi đang mua hiện nay có thể sẽ xuất hiện sau vài tháng nữa”.

Bộ trưởng cho biết thêm rằng một số vật tư từ kho dự trữ của Hoa Kỳ được tân trang trước khi chuyển đến Ukraine. “Và một lần nữa, không phải ngay lập tức, có thể mất vài tuần hoặc trong một số trường hợp, vài tháng”, ông nói.

Ông Austin nhấn mạnh rằng Ngũ Giác Đài đã cung cấp một kế hoạch cho người Ukraine và tin tưởng rằng việc chuyển giao vũ khí sẽ diễn ra theo đúng lịch trình dự kiến.

Nếu chính quyền Trump sắp tới quyết định dừng một số đợt chuyển giao còn lại, họ có thể làm như vậy. Tuy nhiên, trong trường hợp này, họ sẽ phải hủy bỏ nghĩa vụ viện trợ mà chính quyền Biden đã thực hiện trước đó, ông Austin cho biết vào tháng trước tại Ý.

Vào ngày 12 tháng 11, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, Thiếu tướng Pat Ryder, cho biết rằng trong khoảng thời gian từ khi Quốc hội thông qua khoản tài trợ bổ sung vào tháng 4 đến giữa tháng 10, Hoa Kỳ đã chuyển giao 83% số đạn dược đã cam kết từ kho dự trữ của mình, 67% các cam kết phòng không quan trọng khác và 60% khả năng hỗ trợ pháo binh và không quân tầm gần.

“Kể từ khi thông qua khoản tài trợ bổ sung, chúng tôi đã chuyển giao hàng trăm nghìn quả đạn pháo, hàng nghìn xe bọc thép, hàng nghìn quả đạn cho HIMARS và vũ khí chống tăng, hàng chục hệ thống pháo binh, khả năng phòng không đáng kể, bao gồm một đơn vị Patriot, hàng trăm máy bay đánh chặn và hàng chục hệ thống khác”, ông Ryder nói.

“Và cùng với các đồng minh và đối tác của chúng ta, việc chuyển giao hệ thống phòng không chiến lược mà chúng ta cam kết cung cấp tại hội nghị thượng đỉnh NATO đã gần hoàn tất”, ông cho biết.


***********

Putin nói Nga bắn thử một phi đạn tầm trung mới vào Ukraine


Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11/2024 tuyên bố Moscow đã tấn công vào một nhà máy phi đạn ở Dnipro, Ukraine, với một phi đạn mới có tên là “Oreshnik”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11/2024 tuyên bố Moscow đã tấn công vào một nhà máy phi đạn ở Dnipro, Ukraine, với một phi đạn mới có tên là “Oreshnik”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11 tuyên bố Moscow đã thử nghiệm một phi đạn tầm trung mới trong một cuộc tấn công vào Ukraine và ông cảnh báo có thể sử dụng vũ khí này để chống lại các quốc gia đã cho phép Kyiv sử dụng phi đạn của họ để tấn công Nga.

Cuộc tấn công của Nga vào thành phố Dnipro, miền trung Ukraine hôm 21/11 là để đáp trả các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong tuần này, sử dụng phi đạn tầm xa của Hoa Kỳ và Anh, ông Putin nói trong một bài phát biểu trên truyền hình toàn quốc.

Ông Putin tuyên bố rằng Nga sẽ đưa ra cảnh báo trước nếu họ tiến hành thêm các cuộc tấn công bằng phi đạn như vậy vào Ukraine để cho phép dân thường sơ tán đến nơi an toàn. Và ông cảnh báo rằng các hệ thống phòng không của Hoa Kỳ sẽ không có khả năng đánh chặn phi đạn của Nga.

Putin cho biết cuộc tấn công vào Dnipro nhắm vào một nhà máy phi đạn với một phi đạn mới có tên gọi là “Oreshnik”.

“Chúng tôi tin rằng chúng tôi có quyền sử dụng vũ khí của mình chống lại các cơ sở quân sự của các quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ chống lại các cơ sở của chúng tôi”, ông nói. “Và trong trường hợp leo thang các hành động gây hấn, chúng tôi sẽ phản ứng kiên quyết theo cách tương tự”.

Loan báo của ông Putin được đưa ra vài giờ sau khi Ukraine tuyên bố rằng Nga đêm qua đã phóng một phi đạn đạn đạo xuyên lục địa vào thành phố Dnipro, miền trung Ukraine. Nhưng các quan chức Hoa Kỳ cho biết đánh giá ban đầu của Hoa Kỳ cho thấy cuộc tấn công được thực hiện bằng một phi đạn đạn đạo tầm trung.

Hai người đã bị thương trong cuộc tấn công, và một cơ sở công nghiệp và một trung tâm phục hồi chức năng cho người khuyết tật đã bị hư hại, theo các quan chức địa phương.

Cuộc tấn công diễn ra trong một tuần căng thẳng leo thang, khi Hoa Kỳ nới lỏng các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng phi đạn tầm xa do Hoa Kỳ sản xuất bên trong nước Nga và ông Putin hạ thấp ngưỡng phóng vũ khí hạt nhân.

Không quân Ukraine cho biết trong một tuyên bố rằng cuộc tấn công Dnipro được phát động từ khu vực Astrakhan của Nga, trên Biển Caspi.

“Hôm nay, người hàng xóm điên rồ của chúng ta một lần nữa cho thấy bản chất thực sự của mình”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói vài giờ trước bài phát biểu của ông Putin. “Và cho thấy ông ta sợ hãi như thế nào”.

Đầu tuần này, chính quyền Biden đã cho phép Ukraine sử dụng phi đạn tầm xa do Hoa Kỳ cung cấp để tấn công sâu hơn vào bên trong nước Nga — một động thái khiến Moscow phản ứng tức giận.

Vài ngày sau, Ukraine đã bắn một số phi đạn vào Nga, theo Điện Kremlin. Cùng ngày, ông Putin đã ký một học thuyết mới cho phép phản ứng hạt nhân tiềm tàng ngay cả khi có một cuộc tấn công thông thường vào Nga của bất kỳ quốc gia nào được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ.

Học thuyết này được xây dựng một cách bao quát để tránh cam kết chắc chắn sử dụng vũ khí hạt nhân. Để đáp trả, các nước phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ, lên án Nga sử dụng lời lẽ và hành vi hạt nhân vô trách nhiệm trong suốt cuộc chiến để đe dọa Ukraine và các quốc gia khác.

Họ cũng bày tỏ sự thất vọng trước việc triển khai hàng nghìn quân lính Triều Tiên đến Nga để chiến đấu chống lại Ukraine.

Cũng trong ngày 21/11, Nga cũng tấn công thành phố quê hương Kryvyi Rih của ông Zelenskyy, khiến 26 người bị thương, người đứng đầu chính quyền khu vực, Serhii Lysak, cho biết. Cuộc tấn công bằng phi đạn đã gây thiệt hại cho một tòa nhà hành chính, ít nhất năm tòa nhà dân cư nhiều tầng và các phương tiện dân sự.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố rằng hệ thống phòng không của họ đã bắn hạ hai phi đạn Storm Shadow do Anh sản xuất, sáu phi đạn HIMARS và 67 máy bay không người lái.

Tuyên bố không nêu rõ Storm Shadow bị bắn hạ khi nào, ở đâu hoặc chúng nhắm vào mục tiêu gì. Trước đó, Nga đã báo cáo bắn hạ một số phi đạn trên Bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập bất hợp pháp.

Sau hơn 1.000 ngày chiến tranh, Nga chiếm ưu thế, với quân đội lớn hơn của mình đang tiến vào Donetsk và người dân Ukraine phải chịu đựng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và phi đạn liên tục.

Các nhà phân tích và quan sát viên cho rằng nới lỏng các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng phi đạn phương Tây khó có thể thay đổi tiến trình của cuộc chiến, nhưng nó khiến quân đội Nga rơi vào thế dễ bị tổn thương hơn và có thể làm phức tạp thêm hoạt động hậu cần vốn rất quan trọng trong chiến tranh.

Ông Putin cũng cảnh báo rằng động thái đó sẽ có nghĩa là Nga và NATO đang trong tình trạng chiến tranh.


*********

Việt Nam dẫn độ cựu quân nhân tình nguyện tại Ukraine; phe đối lập Belarus quan ngại

Reuters

Việt Nam vừa trục xuất một nhân vật đối lập nổi tiếng của Belarus về lại nước này, nơi ông phải đối mặt với án tù nặng nề hoặc có thể là án tử hình, theo các đối thủ lưu vong của Tổng thống Alexander Lukashenko.

Ông Vasily Veremeychik, 34 tuổi, là cựu quân nhân trong trung đoàn Kalinouski, lực lượng tình nguyện người Belarus đã chiến đấu cho Ukraine trong cuộc chiến chống Nga. Ông đã tham gia các cuộc biểu tình rầm rộ vào năm 2020 chống lại ông Lukashenko, một đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau cuộc bầu cử mà phe đối lập và phương Tây cho rằng có gian lận.

Ông Veremeychik cũng là nghị sĩ dân cử trong quốc hội Belarus lưu vong gồm 80 người, làm việc cùng với lãnh đạo phe đối lập lưu vong Sviatlana Tsikhanouskaya. Việc ông phải quay trở lại Belarus được chính quyền ở đó cho là một thắng lợi lớn cho bộ máy an ninh nhà nước KGB.

Hôm 20/11, truyền hình nhà nước chiếu cảnh ông bị đưa đến thủ đô Minsk trên một chiếc máy bay trống và bị hai nhân viên an ninh dẫn xuống cầu thang với khuôn mặt được làm mờ, trước khi bị đưa đi bằng một chiếc xe van. Kèm theo video là những bản nhạc dồn dập, kịch tính.

Đứng trên đường băng sân bay và nói trước camera, Konstantin Bychek, người đứng đầu cục điều tra của KGB Belarus, cho biết vụ án của ông Veremeychik là lời cảnh báo đối với những người mà ông mô tả là những kẻ cực đoan và khủng bố. Ông nói thêm rằng những người như vậy nên biết rằng “công lý của Belarus sẽ bắt kịp họ ở bất kỳ địa điểm nào trên trái đất”.

Reuters đã đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Tư pháp Belarus bình luận.

Ông Franak Viacorka, trợ lý cấp cao của Tsikhanouskaya, nói với Reuters rằng Veremeychik là chiến sĩ đầu tiên của trung đoàn Kalinouski bị chính quyền Belarus bắt giữ và có khả năng phải đối mặt với mức án ít nhất 20 năm tù hoặc có thể bị tử hình vì tội khủng bố.

Ông cho hay Veremeychik đã đến Việt Nam, nơi ông có bạn bè và có thể đi lại mà không cần thị thực, sau khi bị từ chối nhập cảnh vào các nước thuộc Liên hiệp Châu Âu.

Ông Viacorka cho biết sự việc có một phần nguyên do từ Lithuania, nơi mà ông cho rằng đã cấm cửa ông Veremeychik vì ông từng phục vụ trong quân đội Belarus. Ông nói, những lệnh cấm như vậy đã nhắm mục tiêu sai lầm vào “những người dân chủ, những người tốt” trong phe đối lập Belarus.

Bộ trưởng Nội vụ Lithuania Agne Bilotaite nói rằng ông Veremeychik đã bị Cục Di trú từ chối cho nhập cảnh vào Lithuania vì họ hành động theo lời khuyên của cơ quan phản gián Lithuania, hãng tin BNS tường thuật. Người phát ngôn của Cục Di trú nói ông không thể bình luận về một trường hợp riêng lẻ.

Nhóm nhân quyền Viasna cho biết 1.273 người hiện đang bị bỏ tù ở Belarus vì các cáo buộc liên quan đến chính trị. Ông Lukashenko, nắm quyền từ năm 1994 và tái tranh cử vào tháng 1, trong năm nay đã ân xá tổng cộng 178 người bị kết án vì nhiều hình thức “chủ nghĩa cực đoan”. Ông phủ nhận có bất kỳ tù nhân chính trị nào trong nước.

Bà Tsikhanouskaya, người đã trốn khỏi đất nước vào năm 2020 sau khi tranh cử trong cuộc bầu cử mà ông Lukashenko được tuyên bố là đã thắng, đã kêu gọi các nước ngừng dẫn độ sang Belarus và giúp người Belarus có được tư cách định cư hợp pháp.

“Không nên có người nào bị giao cho KGB của Lukashenko”, bà Tsikhanouskaya đăng trên X. “Đừng từ chối những người Belarus đang mưu tìm sự an toàn trước sự khủng bố của chế độ”.


*********

"Vãn hồi hòa bình cho Ukraina bằng sức mạnh", Trump – Zelensky cùng chung chí hướng ?

Thanh Hà

Trong trang quốc tế của các tờ báo Pháp ngày 21/11/2024, chiến tranh Ukraina, an ninh của châu Âu, đe dọa hạt nhân của Nga, Donald Trump và những bước chuẩn bị để trở lại Nhà Trắng làm lu mờ nguy cơ Cisjordanie của người Palestine bị Israel thôn tính, thu hẹp những bài viết về các cuộc thảm sát ở châu Phi, hay hiện tượng các rạn san hô đang chết dần chết mòn dưới tác động biến đổi khí hậu.

Volodymyr Zelensky nóng lòng đợi Donald Trump lên cầm quyền

Trump trở lại Nhà Trắng, liệu có là một tin vui đối với Ukraina ? Nghe qua câu hỏi này có vẻ ngớ ngẩn khi biết rằng, chính quyền Biden trên tuyến đầu ủng hộ Kiev chống quân Nga xâm lược, trái lại tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, Donald Trump đã nhiều lần đặt câu hỏi : Tại sao dân Mỹ lại phải chia sẻ gánh nặng tài chính của cuộc xung đột ở mãi tận trời Âu ?

Theo quan điểm của nhà báo Sylvie Kauffmann đặc trách mục địa chính trị của báo Le Monde, biết đâu bản thân tổng thống Volodymyr Zelensky cũng đang mong mỏi ngày Nhà Trắng đổi chủ ? Bà giải thích : Trong vài tuần lễ, cục diện khủng hoảng Ukraina hoàn toàn thay đổi vì hai sự kiện là lính Bắc Triều Tiên tiếp sức cho quân đội Nga, rồi cử tri Mỹ quyết định qua lá phiếu để Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Kim Jong Un không chỉ cung cấp vũ khí, đạn dược cho Nga nuôi dưỡng cỗ máy chiến tranh của Putin, mà sự hiện diện của 10.000 lính Bắc Triều Tiên là dấu hiệu xung đột Ukraina đã chính thức được « quốc tế hóa ». Chính vì thế mà tại Washington, trong những ngày cuối nhiệm kỳ tổng thống, Joe Biden vội vàng cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa của Mỹ đến đánh vào lãnh thổ Nga.

Về phần tổng thống Ukraina, trong thông điệp hôm 06/11/2024 chúc mừng Donald Trump đắc cử, Volodymyr Zelensky nhấn mạnh Kiev đánh giá rất cao cách tiếp cận vấn đề Ukraina của tổng thống Mỹ tân cử, đó là khái niệm « tìm kiếm hòa bình bằng sức mạnh ».

Đại đế thời La Mã Hadrien là cha đẻ ra khái niệm này và chủ trương « tìm kiếm hòa bình bằng sức mạnh » đã được Robert O’Brien, một cố vấn an ninh quốc gia cho ông Trump làm sống lại. Trong một bài tham luận gần đây trên tạp chí Foreign Affairs, Robert O’Brien đã chỉ trích tổng thống Biden, biến nước Mỹ thành một nguồn viện trợ quân sự quan trọng cho Ukraina nhưng lại « chậm trễ gửi cho Kiev những loại vũ khí cần thiết » để dẫn tới một giải pháp hòa bình.

Quan chức này dự báo, Donald Trump thì ngược lại, « vì muốn nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, đồng thời bảo toàn an ninh cho Ukraina » nên tổng thống Mỹ tương lai sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraina « những loại vũ khí gây sát thương, nhưng các chương trình này sẽ do châu Âu đài thọ ». Cùng lúc, Mỹ vẫn « mở cánh cửa cho vế ngoại giao » với « một số yếu tố bất ngờ » để có thể đẩy Matxcơva vào thế bất ổn.

Ukraina : Một sự tiếp nối giữa Biden –Trump

Nhà báo của tờ Le Monde thận trọng lưu ý độc giả rằng cho đến hiện tại O’Brien chưa được ông Trump mời tham gia nội các sắp tới và kế hoạch chấm dứt chiến tranh Ukraina của Donald Trump còn là một ẩn số.

Nhưng trong tuần, phó thủ tướng Ukraina bà Olga Stefanishyna đã nhắc lại khái niệm « tìm kiếm hòa bình bằng sức mạnh » quân sự. Kiev muốn chấm dứt chiến tranh trong năm 2025, nhưng để đạt được mục tiêu này Ukraina cần củng cố vị thế trên chiến trường trước khi bước vào đàm phán. Giữ được một phần lãnh thổ của Nga trong vùng Kursk để mặc cả với Matxcơva có thể là một giải pháp.

Trong điều kiện đó, Biden có lẽ đã thông báo với Trump về quyết định cho Ukraina dùng tên lửa ATACMS để tấn công vào lãnh thổ Nga. Ưu tiên của Trump hay Biden chỉ là một. Để cho điện Kremlin rộng đường hành động, củng cố liên minh Nga –Bắc Triều Tiên –Trung Quốc và Iran « không phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ ».

Chiến thuật « leo thang » của Matxcơva

Câu hỏi còn lại là cách tiếp cận vấn đề của Vladimir Putin. Trong khi chờ đợi ông Donald Trump lên cầm quyền, Matxcơva khai thác là bài « leo thang hạt nhân » tựa một bài viết trên tờ Le Figaro.

Tờ báo trở lại với sắc lệnh tổng thống Putin ký cách nay hai ngày về học thuyết hạt nhân mới của Nga. Alain Barluet, thông tín viên của Le Figaro từ Matxcơva trích lời lãnh đạo tình báo Nga đặc trách về đối ngoại, Serguei Narichkin, theo đó « cập nhật học thuyết hạt nhân loại trừ mọi khả năng quân đội Nga thất thủ trên trận địa ». Đó là thông điệp Vladimir Putin nhắm gửi tới phương Tây và đã gây chấn động đến tận Brazil nơi đang diễn ra thượng đỉnh G20.

Nhưng về thực chất, « học thuyết hạt nhân mới » của Nga không có gì mới. Tháng 9/2024, điện Kremlin một lần nữa mang vũ khí hạt nhân ra đe dọa và nêu lên khả năng dùng vũ khí răn đe nhắm vào một quốc gia « không có vũ khí nguyên tử (là Ukraina) được một cường quốc hạt nhân (là Mỹ) yểm trợ ». Đây là điều Matxcơva từng đề xuất trong « học thuyết hạt nhân » của năm 2020.

Đến hôm 19/11/2024, vài giờ sau khi Washington cho phép Kiev dùng tên lửa tầm xa ATACMS đánh vào lãnh thổ Nga, ông Putin đặt bút ký sắc lệnh về « học thuyết hạt nhân mới ». Văn bản này cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, « nếu có những thông tin đáng tin cậy về các cuộc tấn công từ trên không nhắm vào các vùng sát biên giới bằng chiến dấu cơ bàng tên lửa hành trình, drone hay vũ khí siêu thanh ».

Nghe qua có vẻ « rất đáng sợ » nhưng điểm mạnh của học thuyết này chính là những điểm còn « tranh tối tranh sáng ». Nhà nghiên cứu Tatiana Stanovaia quỹ Carnegie kết luận : Vào lúc Hoa Kỳ trong giai đoạn chuyển giao quyền lực, Matxcơva « tìm cách đặt phương Tây trước hai sự lựa chọn : Hoặc đẩy tất cả cùng lao vào một cuộc chiến nguyên tử, hoặc chấm dứt chiến tranh Ukraina theo những điều kiện của Nga ».

Công nghệ kỹ thuật số, công cụ phục vụ cho các chế độ độc tài

Trong một thời gian dài nhiều người đã nghĩ rằng, với internet, mạng xã hội… thông tin tràn ngập thì sẽ khó để các chế độ độc tài và khép kín với thế giới bên ngoài như Iran đến Bắc Triều Tiên bưng bít thông tin. Đó cũng sẽ là những công cụ để mang tại tự do, dân chủ ở những quốc gia như Nga hay Trung Quốc.

Chẳng ngờ « các chế độ chuyên chế, mà đứng đầu là Nga, Iran và Trung Quốc lại dùng chính công nghệ số để tấn công các nền dân chủ, bằng những cuộc chiến hỗn hợp – hybride war ». Sáng lập viên và cũng là người điều hành quỹ đầu tư Andurand Capital, đưa ra quan điểm như trên trong bài viết đăng trên nhật báo kinh tế Les Echos.

« Từ khi có các mạng xã hội, thuật toán đã thao túng, thậm chí là kiểm soát cả tư tưởng của con người » để hướng dẫn dư luận như những gì đã thấy trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit, đẩy nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, hay chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ gầy đây. Mạng xã hội là công cụ để chuyển tải những thông điệp đến hàng triệu người đăng ký, tác động trực tiếp đến cách suy nghĩ của họ và tệ hơn nữa gây hoang mang để làm dấy lên một mối đe dọa thực sự nhắm vào các nền dân chủ phương Tây.

Nhà triết học Hannah Arendt năm 1974 đã thấy rõ một điều « khi một dân tộc không còn tin tưởng vào bất cứ điều gì, không còn có quan điểm, dân tộc đó bị tước đoạt khả năng hành động, bị mất khả năng suy nghĩ và thẩm định về mọi thứ. Và khi đó người ta muốn làm gì thì làm với dân tộc đó ». Pierre Andurant cho rằng, các chế độ chuyên chế đã trông thấy rằng, công nghệ kỹ thuật số, internet,… là vũ khí để mở ra những cuộc chiến « hỗn hợp » nhắm vào các nền dân chủ phương Tây.

Chiến tranh Ukraina theo tác giả bài viết bùng lên từ việc « Vladimir Putin không thể chấp nhận trông thấy Ukraina trở thành một nền dân chủ phồn thịnh » để rồi người dân Nga cũng đòi được sống trong một môi trường như 44 triệu dân Ukraina. Tương tự như vậy, những thành công của một nền dân chủ Đài Loan làm đảo lộn học thuyết xã hội chủ nghĩa theo mô hình Trung Quốc. Năm 2001 khi Bắc Kinh được kết nạp vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới nhiều người đã tưởng rằng đấy là nhịp cầu đưa đất nước Trung Hoa rộng lớn này đến gần với các giá trị tự do. Thực tế không hoàn toàn như vậy.

Một báo cáo của Quốc Hội Pháp hồi tháng 6/2023 định nghĩa như thế nào về những mối đe dọa « hỗn hợp » mà các chế độ chuyên chế sử dụng đế tấn công các nền dân chủ phương Tây. Theo tài liệu này đó là « một sự phối hợp tinh tế các phương tiện quân sự, dân sự hợp pháp hay không hợp pháp, khó để phát hiện và thường được sử dụng với mục tiêu gây bất ổn ». Những mối đe dọa hỗn hợp đó bao gồm từ các hoạt động tin tặc đến thao túng thông tin, gây thiệt hại về kinh tế, thao túng thông tin về khoa học… hướng về các mục tiêu cần nhắm tới.

Trong chiến tranh hỗn hợp, Nga là quốc gia tiên phong với đơn vị 29155 trực thuộc bên tình báo quân đội. Trong thời gian gần đây, Ukraina, NATO là những ưu tiên huy động các « nhà máy tung tin giả của Nga nhắm tới ».

Cũng Matxcơva đứng đầu một chiến dịch tung tin giả ở cấp chuyên nghiệp qua việc nhái lại gần như một cách hoàn hảo trang web của các cổng truyền thông uy tín thế giới. Bên cạnh đó là những công cụ tuyên truyền phù hợp với thời buổi internet. Ở Bắc Kinh đội quân tin tặc của Trung Quốc đi sau Nga một bước nhưng vừa sao chép bí quyết thành công của Nga, vừa cài thêm những công nghệ mới như là deepfakes hay trí tuệ nhân tạo tạo sinh.

Nhưng đâu chỉ có các chế độ độc tài mới thao túng công luận, tiến hành các cuộc chiến « hỗn hợp » để tấn công các nền dân chủ. Người ta cũng có thể khai thác khủng hoảng niềm tin, viện lý do vì tự do ngôn luận để biến các mạng xã hội thành những công cụ tuyên truyền vì lợi ích cá nhân hay chính trị. Ở Hoa Kỳ, tỷ phú Elon Musk đã sớm hiểu điều đó.

Văn sĩ Pháp là những nhà bảo vệ môi trường thiên nhiên lâu đời nhất

Tại sao các nhà văn lớn của Pháp từ Ronsard đến Stendahal từ Paul Valéry đến Jules Renard đều nói nhiều về cây cối, dành cho những cây cao bóng cả một vị trí riêng biệt trong văn thơ ?

Đúng vào ngày một lớp tuyết nhẹ đang rơi  ở thủ đô Paris, nhật báo Le Figaro mời ông Eryck de Rubercy trả lời câu hỏi này. Ông là tác giả rất nhiều tác phẩm nói về thế giới cây cỏ và đặc biệt chú ý đến liên hệ giữa thế giới này với văn đàn Pháp.

Nhà thơ Ronsard thế kỷ 16 từng cho rằng, đốn cây trong rừng là một điều « húy kỵ », một sự « sát sinh ». Ở thời đại ngày hôm nay, các nhà bảo vệ môi trường lên án các vụ « écocide » tức là « sát hại môi trường ». Tác giả Đỏ và Đen, nhà văn Stendhal thế kỷ 18 đặt câu hỏi « đến khi nào luật pháp mới trừng trị đích đáng tội ác chặt cây ? ».

Năm 1908, một nhà văn quen thuộc với độc giả Việt Nam, Pierre Loti từng viết bài chống đối một dự án phá rừng gỗ sồi để phục vụ cho một chương trình công nghiệp mà ông gọi là một hành vi « man rợ » bởi với Loti, một cái cây là « cả một tượng đài, một di sản là một cái gì đó rất gắn bó với con người ».

Ở thế kỷ 20, nhà văn Jouhandeau không bao giờ tha thứ cho người vợ khi bà thuê người đốn cây đoạn trong vườn nhà. André Gide cảm thấy thanh thản khi ngắm nhìn một cây đại thụ. Nhà thơ Paul Valéry thì tin chắc rằng những cái cây biết suy nghĩ, là những « sinh vật sâu lắng », là những người bạn trung thành mãi giữ kín những nỗi niềm của bạn. Một nguồn cảm hứng bất tận, một mối tâm giao.

Ba chàng ngự lâm pháo thủ nay chỉ còn lại một

Ba cây cổ thụ trong làng quần vợt nay chỉ còn một : Sau Federer, đến lượt Nadal giải nghệ. Trong số ba chàng nghự lâm pháo thủ nay chỉ còn lại một mình Djokovic vẫn lăn lộn trên các sân thi đấu : « Một sự trống vắng lớn và một thời đại đã qua », Le Figaro nhận định.

Tờ báo điểm lại thành tích lẫy lừng : 23 năm thi đấu, 22 lần vô địch Grand Chelem của tay vợt Tây Ban Nha. Là một trong những người đạt nhiều thành tích huy hoàng nhất, Rafael Nadal khép lại một trong những trang sử tuyệt đẹp của làng quần vợt thế giới với một câu nói đi sâu vào lòng người : « Ngoài tất cả những danh hiệu, những kỷ lục đã có, tôi chỉ muốn được công chúng nhớ đến như một con người lương thiện, biết rõ nguồn gốc của mình từ đâu ra. Tôi là một đứa con của Majorca đã may mắn được một người chú và gia đình liên tục ủng hộ để thực hiện những ước mơ ».

Pháp : Chân trời tối mờ

2024 sắp khép lại, mà « Pháp vẫn chưa có ngân sách cho năm tới », trong khi đó thì đảng cực hữu đe dọa « lật đổ chính phủ ». Thủ tướng Michel Barnier « oằn lưng » dưới gánh nặng những cơn phẫn nộ trong xã hội đang trút xuống đầu ông : Nông dân biểu tình, nhân viên tập đoàn xe lửa quốc gia lại đình công, giáo viên « phẫn nộ » vì ngân sách giáo dục bị cắt giảm, dân chúng chống đối đời sống đắt đỏ, các hãng xưởng đóng cửa hàng ngàn nhân viên mất việc làm, các chính phủ cấp vùng, cấp thành phố phản đối các chương trình cắt giảm chi tiêu…

Hiếm khi nào toàn bộ trang nhất các tờ báo Paris đều tập trung vào những vấn đề của nước Pháp và toàn nói về những tin không vui : nhà máy « Vencorex vùng Grenoble lâm nguy vì ngành công nghiệp hóa chất Trung Quốc », tựa trên báo Công Giáo La Croix. « RN đe dọa bất tín nhiệm chính phủ, gia tăng áp lực với thủ tướng Barnier », tựa của tờ Le Figaro. Trang nhất tờ báo cánh tả Libération đăng bức hý hoa với một thủ tướng Barnier mang trên lưng không biết bao nhiêu gánh nặng. Les Echos đặt câu hỏi liệu Pháp có đang hướng tới tình trạng không có ngân sách cho năm tới ?


*************

ASEAN - ADMM : Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc từ chối gặp đồng cấp Mỹ

Mỹ và Trung Quốc cùng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN - ADMM lần thứ 18 diễn ra tại Lào nhưng Bắc Kinh đã từ chối lời đề nghị gặp riêng với bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ. Ngày 20/11/2024, Lloyd Austin « lấy làm tiếc » về quyết định của đồng nhiệm Đổng Quân (Dong Jun) và coi đây « là một bước thụt lùi cho toàn bộ khu vực ». Phía Trung Quốc chưa bình luận về quyết định trên.

US Defence Secretary Lloyd Austin speaks during the ASEAN Defence Ministers' Meeting in Vientiane, Laos, in Vientiane, Laos, Thursday, Nov. 21, 2024.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Vientiane, Lào, ngày 21/11/2024. AP - Anupam Nath
Quảng cáo

Phát biểu sau cuộc họp với Úc và nhiều đối tác trong vùng ngày 20/11, bộ trưởng Lloyd Austin cho rằng quyết định của Trung Quốc « tác động đến khu vực bởi vì toàn bộ khu vực muốn thấy chúng tôi - hai cường quốc, hai tác nhân quan trọng - đối thoại với nhau. Việc này trấn an khu vực ». Những nước này cam kết ủng hộ ASEAN và bày tỏ « quan ngại về những hành động gây bất ổn ở biển Hoa Đông và Biển Đông, kể cả hành vi nguy hiểm của nước CHND Trung Hoa đối với tàu của Philippines và của các quốc gia ven biển khác ».

Ngày 21/11, trong khuôn khổ ADMM mở rộng, bộ trưởng Quốc Phòng các nước ASEAN đã họp với Mỹ, Trung Quốc và các đối tác khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Úc và New Zealand). Theo AP, ông Đổng Quân và ông Lloyd Astin đã họp kín với các đồng nhiệm ASEAN trong cùng một căn phòng. Hai cường quốc đang nỗ lực cải thiện liên lạc quân sự hiện bị trục trặc.

Ngoài xung đột hàng hải, các nhà lãnh đạo Quốc Phòng cũng đề cập đến tình hình trên bán đảo Triều Tiên, chiến tranh Nga-Ukraina và các cuộc chiến ở Trung Đông.

Về nội bộ ASEAN, các bộ trưởng Quốc Phòng nhất trí cố gắng đúc kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông - COC từ nay đến năm 2026 trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng xác quyết chủ quyền. Nhưng trên thực tế, các cuộc đàm phán diễn ra chậm chạp và bị cản trở vì nhiều vấn đề, trong đó có bất đồng về tính chất bắt buộc của văn bản.

Hội nghị ADMM mở rộng diễn ra vào lúc Nhà Trắng đổi chủ trong khi các cuộc xung đột hàng hải với Trung Quốc ngày càng gia tăng. Dưới thời tổng thống Joe Biden, Mỹ kiên quyết bảo vệ chính sách về « một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở ». Nhưng hiện giờ, không ai biết chính sách về Biển Đông của chính quyền tổng thống Donald Trump.


***********

Lần đầu tiên, Nga tấn công Ukraina bằng tên lửa liên lục địa

Liệu Matxcơva bắt đầu trả đũa Kiev vì dùng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ và Storm Shadow của Anh tấn công vào lãnh thổ Nga. Ngày 21/11/2024, lần đầu tiên, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sang Ukraina.

A Russian Yars intercontinental ballistic missile (ICBM) launcher moves during a rehearsal to mark the Victory Day military parade on Tverskaya street next to Red Square, in central Moscow, on April 2
Ảnh minh họa: Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Yars được phô diễn trong lễ duyệt binh nhân Ngày Chiến Thắng ở Matxcơva. AFP - TATYANA MAKEYEVA
Quảng cáo

Sáng sớm 21/11, Nga đã phóng rất nhiều loại tên lửa vào thành phố Dnipro, miền trung Ukraina, nhắm vào các công trình cơ sở hạ tầng trọng yếu. Trong một thông cáo, không quân Ukraina nhấn mạnh đến « một tên lửa đạn đạo liên lục địa được phóng từ vùng Astrakhan (giáp biển Caspi) ở Liên bang Nga ».

Lực lượng phòng không Ukraina cho biết đã bắn hạ 6 tên lửa Nga nhưng không nêu rõ bắn hạ được tên lửa ICBM hay không. Trận oanh kích của Nga đã phá hủy một trung tâm phục hồi chức năng, một nhà máy và nhiều ngôi nhà, có hai người bị thương ở thành phố Dnipro.

Một nguồn tin trong không quân Ukraina xác nhận với AFP rằng đây là lần đầu tiên kể từ khi điện Kremlin phát động cuộc xâm lược, quân đội Nga sử dụng loại vũ khí này. Tên lửa đạn đạo liên lục địa được thiết kế để cùng lúc mang được nhiều đầu đạn quy ước và hạt nhân nhưng lần này không mang hạt nhân.

Khi được hỏi về việc Matxcơva phóng tên lửa liên lục địa có thể nhắm đến các mục tiêu cách xa vài nghìn km, người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết « không có gì để nói về chủ đề này ».

Nga và Ukraina đã gia tăng sử dụng tên lửa tầm xa trong những ngày gần đây. Ngay sau khi Washington cho phép Kiev sử dụng tên lửa ATACMS tấn công lãnh thổ Nga, chính quyền Luân Đôn cũng bật đèn xanh đối với tên lửa Storm Shadow cho Kiev.


************

Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN họp với các đối tác Mỹ, Trung Quốc


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại cuộc gặp với các đối tác ASEAN
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại cuộc gặp với các đối tác ASEAN

Bộ trưởng quốc phòng các nước Đông Nam Á hôm 21/11 đã gặp các đối tác Trung Quốc, Mỹ và các nước khác tại Lào để đàm phán an ninh, vốn diễn ra vào lúc lập trường ngày càng quyết liệt của Bắc Kinh trong đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông dẫn đến nhiều cuộc đối đầu hơn.

Các cuộc thảo luận kín có sự hiện diện của cả Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đông Quân, một ngày sau khi ông Đông từ chối yêu cầu gặp riêng ông Austin bên lề hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng quốc phòng ASEAN.

Mỹ và Trung Quốc đã cố gắng cải thiện thông tin liên lạc quân sự giữa hai nước đã bị rạn nứt và Bộ trưởng Austin cho biết ông lấy làm tiếc về quyết định của người đồng cấp Đông, gọi đó là ‘bước lùi cho toàn khu vực’.

Tuyên bố của Trung Quốc chỉ ra rằng Bắc Kinh không hài lòng với các hành động của Mỹ về Đài Loan. Mỹ gần đây đã phê duyệt gói vũ khí 2 tỷ đô la bán cho Đài Loan, bao gồm một hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tân tiến.

“Phía Mỹ không thể phá hoại lợi ích cốt lõi của Trung Quốc về Đài Loan trong khi có những trao đổi với quân đội Trung Quốc như thể không có gì xảy ra,” phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết trong một tuyên bố được đăng trên mạng hôm 21/11.

Các cuộc họp của ASEAN diễn ra trong lúc các nước thành viên đang thận trọng hướng tới sự thay đổi trong chính quyền Mỹ vào thời điểm tranh chấp trên biển gia tăng với Trung Quốc.

Mỹ đã kiên quyết thúc đẩy chính sách ‘Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do’ dưới thời Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden và vẫn chưa rõ chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết tình hình Biển Đông như thế nào.

Ông Đông kêu gọi giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và không kích động tranh chấp hoặc lôi kéo các thế lực bên ngoài, Tân Hoa Xã đưa tin.

Bắc Kinh tin rằng sự hậu thuẫn của Mỹ đã khiến Philippines tự tin hơn để hành động quyết đoán hơn trong các tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Các nước khác ngoài các nước ASEAN tham dự cuộc họp gồm có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Úc và New Zealand. Các cuộc họp với các đối tác đối thoại của ASEAN cũng được kỳ vọng sẽ bàn về căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, chiến tranh Nga-Ukraine và chiến tranh ở Trung Đông.

Trước khi đến Lào, ông Austin đã kết thúc các cuộc họp tại Australia với các quan chức ở đó và với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản. Họ cam kết hỗ trợ ASEAN và bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc về các hành động gây bất ổn ở Biển Đông và Đông Trung Hoa, bao gồm cả hành vi nguy hiểm của Trung Quốc đối với Philippines và tàu của các nước ven biển khác’.

Các cuộc họp hôm 20/11 cũng thảo luận về hợp tác quân sự, khói mù xuyên quốc gia, thông tin sai lệch, an ninh biên giới và tội phạm xuyên quốc gia như ma túy, lừa đảo mạng và buôn người, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Thái Lan Thanathip Sawangsang cho biết.


***********

Dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia gặp khó vì Trung Quốc không cam kết vốn


Thủ tướng Campuchia Hun Manet phát biểu trong lễ khởi công kênh đào Funan Techo ở tỉnh Kandal hôm 5/8 năm 2024
Thủ tướng Campuchia Hun Manet phát biểu trong lễ khởi công kênh đào Funan Techo ở tỉnh Kandal hôm 5/8 năm 2024

Tại một buổi lễ hồi tháng Tám, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã quỳ xuống để được các nhà sư ban phước trong lúc pháo hoa và bóng bay báo hiệu việc động thổ cho con kênh mà ông hy vọng sẽ thay đổi vận mệnh kinh tế của đất nước.

Phát biểu trước hàng trăm người vẫy quốc kỳ Campuchia, ông Hun Manet cho biết Trung Quốc sẽ góp 49% ngân quỹ xây dựng kênh đào Funan Techo kết nối sông Mekong với Vịnh Thái Lan và giảm sự phụ thuộc của Campuchia vào Việt Nam trong vận chuyển hàng hóa.

Chính phủ Campuchia ước tính dự án cơ sở hạ tầng chiến lược nhưng gây tranh cãi này sẽ tiêu tốn 1,7 tỷ đô la Mỹ, tức gần 4% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Campuchia.

Nhưng nhiều tháng sau, số tiền đóng góp Trung Quốc vẫn bị nghi ngờ.

Bốn người tham gia trực tiếp vào kế hoạch đầu tư hoặc được thông báo về kế hoạch này nói với Reuters rằng Bắc Kinh đã bày tỏ sự hoài nghi về dự án và chưa đưa ra cam kết dứt khoát về tài trợ.

“Hỗ trợ Campuchia thăm dò xây dựng các dự án thủy lợi toàn diện theo các nguyên tắc thị trường là tập quán kinh doanh bình thường của các công ty Trung Quốc,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong email gửi cho Reuters khi được hỏi về kênh đào này.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời câu hỏi thẳng về khoản tài trợ nhưng nói rằng hai nước là ‘bạn bè kiên định’, phát biểu vốn cũng được chính ông Hun Manet nhấn mạnh hồi cuối tháng 10.

Việc Trung Quốc thiếu cam kết rõ ràng có thể tạo ra nguy cơ cho toàn bộ kế hoạch, do sự không chắc chắn về chi phí của dự án, tác động môi trường và tính khả thi về tài chính, các chuyên gia, các quan chức và nhà ngoại giao nói.

Nó cũng cho thấy Bắc Kinh đang giảm mạnh các khoản đầu tư ở nước ngoài khi họ gặp khó khăn kinh tế ở trong nước, ngay cả ở các quốc gia mà họ coi là đối tác chiến lược, chẳng hạn như Campuchia.

Từng là một ví dụ điển hình trong việc ‘xây dựng đất nước’ do phương Tây hậu thuẫn sau cuộc nội chiến kéo dài sau dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Khmer Đỏ, Campuchia trong thời gian gần đây đã được đông đảo các nhà ngoại giao và chuyên gia chính sách đối ngoại coi là một nước chư hầu của Trung Quốc, do Bắc Kinh chiếm hơn 1/3 tổng nợ công của Campuchia.

Nhưng đầu tư của Trung Quốc vào quốc gia Đông Nam Á này hiện đang lao dốc, sau một loạt các dự án cơ sở hạ tầng không thành công, trong bối cảnh có lo ngại về các băng đảng tội phạm nhắm vào công dân Trung Quốc và số lượng du khách giảm bớt.

Kênh đào dài 180 km này sẽ mở rộng đáng kể tuyến đường thủy hiện có và dẫn nước từ đồng bằng sông Mekong, vùng canh tác lúa nhạy cảm, đến Vịnh Thái Lan, cắt giảm việc vận chuyển của Campuchia qua ngõ Việt Nam.

Trong những tháng sau khi chính phủ Campuchia ký ‘thỏa thuận đầu tư khung’ vào tháng 10 năm 2023 với Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (CRBC), một công ty xây dựng nhà nước, các quan chức Campuchia đã công khai về sự tham gia của Trung Quốc về tài chính. Văn bản của thỏa thuận không được công khai.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hồi tháng Năm, Bộ trưởng phụ trách dự án, Phó Thủ tướng Sun Chanthol, cho biết CRBC sẽ xây dựng kênh đào và trang trải chi phí ‘hoàn toàn’ để đổi lại quyền khai thác nó trong nhiều thập kỷ.

Nhưng tại buổi lễ khởi công hồi tháng Tám, Thủ tướng Hun Manet đã cho biết cổ phần của CRBC trong dự án ở mức 49%, phần còn lại do các công ty Campuchia trang trải.

Cùng ngày, thân phụ ông cũng là nhà lãnh đạo Campuchia hàng chục năm, cựu Thủ tướng Hun Sen, đã lên Facebook kêu gọi Nhật Bản đầu tư vào kênh đào.

Tân Hoa Xã đã không đả động gì đến sự tham gia của Trung Quốc trong bản tin của họ về lễ động thổ kênh đào.

Một người trực tiếp tham gia vào kế hoạch đầu tư nói với Reuters hồi đầu tháng 11 rằng vào lúc đó dự án không có vốn đầu tư của Trung Quốc, xác nhận thông tin của một quan chức Campuchia khác.

Một nguồn tin từ một trong những nhà đầu tư Campuchia cho biết sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc không đầu tư vào kênh đào.

Một quan chức thứ tư được báo cáo về dự án này cho biết hồi đầu năm nay Trung Quốc đã chỉ trích riêng tư các quan chức Campuchia vì đã loan báo việc Trung Quốc tài trợ cho dự án chưa được chốt.

Hơn ba tháng sau lễ khởi công, địa điểm tổ chức buổi lễ bên bờ sông Mekong đã bị bỏ hoang, phóng viên Reuters quan sát thấy.


***********

Tin tức thế giới 22-11: Nga sẽ bắn thêm tên lửa Oreshnik; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân

Ông Putin tuyên bố Nga dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để tấn công Ukraine; Lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 22-11.


Tin tức thế giới 22-11: Ông Putin lần đầu lên tiếng về vụ nã tên lửa mới vào Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu trên truyền hình tại Matxcơva, Nga ngày 21-11 - Ảnh: REUTERS

Ông Putin nói Nga dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để tấn công Ukraine

Ngày 21-11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine bằng loại tên lửa đạn đạo mới là "hành động leo thang rõ ràng và nghiêm trọng" trong cuộc chiến hiện tại, đồng thời kêu gọi thế giới lên án mạnh mẽ, theo Hãng tin Reuters.

"Đây là sự leo thang rõ ràng và nghiêm trọng về quy mô và mức độ tàn bạo trong cuộc chiến này" - ông Zelensky viết trên mạng xã hội X, đề cập đến cuộc tấn công vào thành phố Dnipro ở miền trung nước này.

Nhà lãnh đạo Ukraine bình luận: "Việc sử dụng tên lửa đạn đạo chống lại Ukraine ngày hôm nay tiếp tục là bằng chứng cho thấy Nga không quan tâm đến hòa bình. Thế giới phải phản ứng. Hiện tại thế giới chưa có phản ứng mạnh mẽ nào".

  • Tin tức thế giới 22-11: Ông Putin lần đầu lên tiếng về vụ nã tên lửa mới vào Ukraine - Ảnh 2.

Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 21-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin giải thích Nga phóng một loại tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung mới vào Ukraine nhằm đáp trả việc Mỹ và Anh cho phép Kiev tấn công vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí tiên tiến của phương Tây.

Cuộc tấn công của Nga nhắm vào một cơ sở quân sự của Ukraine ở thành phố Dnipro vào hôm 21-11. Ông Putin nói Nga đã dùng tên lửa đạn đạo mới có tên gọi là "Oreshnik" và cảnh báo rằng có thể sẽ còn nhiều cuộc tấn công nữa.

Một quan chức Mỹ cho biết Washington đã được Nga thông báo ngay trước cuộc tấn công, trong khi một quan chức khác nói họ đã thông báo cho Ukraine và các đồng minh khác trong những ngày gần đây để chuẩn bị cho khả năng diễn ra một cuộc tấn công như vậy.

Kiev trước đó nói rằng Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), nhưng các quan chức Mỹ chỉ ra đây là tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn ngắn hơn. Nhưng bất kể đây là loại tên lửa gì thì cuộc tấn công mới nhất đã làm nổi bật tình hình căng thẳng gia tăng nhanh chóng trong vài ngày qua, theo Reuters.

Lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân

Sáng 22-11, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cáo buộc Mỹ đang làm gia tăng căng thẳng và khiêu khích. Ông nói bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân như hiện nay.

Trong bài phát biểu tại một cuộc triển lãm quân sự ở Bình Nhưỡng hôm 21-11, ông Kim cho biết ông đã cố gắng đàm phán với Washington nhưng kết quả chỉ làm nổi bật chính sách "hung hăng và thù địch" của Mỹ đối với Bình Nhưỡng.

Ông Kim kêu gọi phát triển và nâng cấp vũ khí, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục nâng cao năng lực quốc phòng để củng cố vị thế chiến lược của Triều Tiên.

Ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử bộ trưởng tư pháp Mỹ

Ngày 21-11, cựu dân biểu Cộng hòa  đã rút tên khỏi danh sách đề cử giữ vị trí bộ trưởng tư pháp trong chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Tin tức thế giới 22-11: Ông Putin lần đầu lên tiếng về vụ nã tên lửa mới vào Ukraine - Ảnh 3.

Cựu dân biểu Mỹ Matt Gaetz - Ảnh: REUTERS"Không có thời gian để lãng phí cho cuộc tranh cãi kéo dài không cần thiết ở Washington, do đó tôi sẽ rút tên khỏi danh sách ứng cử chức vụ bộ trưởng tư pháp. Bộ Tư pháp của ông Trump phải sẵn sàng hoạt động ngay từ ngày đầu tiên" - ông Gaetz viết trên X.

Việc ông Trump chọn ông Gaetz làm bộ trưởng tư pháp đã gây nhiều tranh cãi, chủ yếu do ông này từng bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra về cáo buộc buôn bán tình dục một bé gái 17 tuổi. Ông Gaetz phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định cuộc điều tra đã kết thúc.

IAEA thông qua nghị quyết về Iran trong lúc phương Tây thúc đẩy Tehran tiến tới đàm phán

Ngày 21-11, Hội đồng thống đốc (gồm 35 nước thành viên) của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã thông qua nghị quyết yêu cầu Iran phải khẩn trương cải thiện hợp tác với cơ quan này và yêu cầu một báo cáo "toàn diện" nhằm gây sức ép buộc Iran tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân mới.

Anh, Pháp, Đức và Mỹ - những nước đề xuất nghị quyết này - đánh giá động thái vào phút chót của Iran nhằm hạn chế lượng uranium gần đạt cấp độ vũ khí của mình là chưa đủ và chưa chân thành.

Các nhà ngoại giao cho biết Trung Quốc, Nga và Burkina Faso đã bỏ phiếu phản đối văn bản này. Có 19 nước bỏ phiếu thuận và hơn 10 quốc gia bỏ phiếu trắng, theo Hãng tin Reuters.

Nhân viên an ninh tại Đại sứ quán Mỹ ở Na Uy bị bắt vì nghi làm gián điệp

Ngày 21-11, cảnh sát Na Uy thông tin một nhân viên an ninh tại Đại sứ quán Mỹ ở Na Uy đã bị bắt vì tình nghi làm gián điệp cho Nga và Iran, theo Hãng tin Reuters.

Nam nhân viên trong độ tuổi 20, là công dân Na Uy, bị bắt tại nhà riêng hôm 20-11. Người này được cho là đã liên lạc với các sĩ quan tình báo Nga và Iran. Tòa án địa phương phán quyết người này có thể bị giam giữ trong 4 tuần đầu tiên, trong lúc cảnh sát điều tra thêm.

Rơi máy bay huấn luyện ở Morocco, 2 phi công tử nạn

Ngày 21-11, Lực lượng vũ trang hoàng gia Morocco thông báo một máy bay huấn luyện DA 42 của không quân nước này đã bị rơi vào sáng cùng ngày khiến 2 sĩ quan thiệt mạng, theo Tân Hoa xã.

Vụ tai nạn xảy ra tại căn cứ không quân Benslimane, nằm cách Casablanca - thành phố lớn nhất của Morocco - khoảng 60km về phía Đông, khiến 1 người huấn luyện bay mang quân hàm đại tá và 1 học viên phi công thiệt mạng. Quân đội Morocco đã thành lập ủy ban điều tra để xác định nguyên nhân vụ tai nạn.

Thế giới trong một quyển sách

Tin tức thế giới 22-11: - Ảnh 1.

Hội chợ sách quốc tế Kuwait lần thứ 47 đã khai mạc hôm thứ tư (20-11) tại Hawalli, Kuwait với chủ đề "Thế giới trong một quyển sách". Sự kiện này do Hội đồng Văn hóa, nghệ thuật và văn học quốc gia Kuwait tổ chức, thu hút 544 nhà xuất bản từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ.


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 22 - 11 -2024:

xxxx


HoaLuc 6
****************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

4 phút

(Yonhap) – 20 năm liên tiếp, Bắc Triều Tiên bị lên án vi phạm nhân quyền. Nghị quyết đã được Ủy Ban Xã hội, Nhân đạo và Văn hóa Liên Hiệp Quốc thông qua, không cần biểu quyết, ngày 20/11/2024, như thông lệ từ năm 2005. Nghị quyết kêu gọi chế độ Kim Jong Un bãi bỏ mọi biện pháp và quy định hạn chế quyền tự do lương tâm. Cùng ngày, một nhóm làm việc về bắt giữ tùy tiện, trực thuộc Liên Hiệp quốc, đã ra kết luận về những vụ Trung Quốc bắt người Bắc Triều Tiên đào tẩu hồi hương năm 2023 là « tước đoạt tự do một cách tùy tiện ». Trong số hàng trăm người bị ép hồi hương có Kim Cheol Ok, trốn ở lại Trung Quốc sau Á Vận Hội Hàng Châu tháng 10/2023.

(Reuters) – Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không ở vùng đông bắc, gần Ukraina. Trong thông điệp video đăng trên Facebook tối 20/11/2024, bộ trưởng Quốc Phòng Hungary giải thích cho biện pháp này là do mối đe dọa « lớn chưa từng có » vì chiến tranh Nga-Ukraina ngày càng nghiêm trọng. Biện pháp được thông qua sau khi bộ trưởng Kristof Szalay-Bobrovniczky họp với thủ tướng Viktor Orban. Ngoài ra, nhiều lực lượng trong quân đội Hungary cũng được đặt trong tình trạng báo động cấp độ cao.

(AFP) - Ủy Ban Châu Âu hoàn tất nội các. Sau nhiều buổi thương lượng khó khăn, tối 20/11/2024, cánh hữu, cánh trung, xã hội-dân chủ cuối cùng cũng tìm được thỏa thuận tại Nghị Viện Châu Âu ở Bruxelles. Lần đầu tiên, một vị trí phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu được giao cho phe cực hữu : ông Raffaele Fitto, thành viên đảng Fratteli Ý của thủ tướng Giorgia Meloni. Thành phần nội các mới sẽ còn phải chờ được đưa ra bỏ phiếu trong phiên toàn thể Nghị Viện ngày 27/11 ở Strasbourg để chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/12 dưới sự điều hành của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen.

(AFP) – Ford thông báo hủy 4.000 việc làm ở châu Âu cho đến năm 2027. Theo thông báo ngày 20/11/2024 của Ford, con số này tương đương với khoảng 14% tổng số nhân viên của tập đoàn Mỹ tại châu Âu. Được coi là trụ cột trong ngành công nghiệp xe hơi, nhà sản xuất Mỹ cũng không tránh được sự sụt giảm trên thị trường từ khoảng 20 năm nay và đặc biệt là do bị Trung Quốc cạnh tranh. Năm 2023, Ford đã phải sa thải 3.800 nhân viên ở châu Âu.

(RFI) – Nga muốn tăng cường hợp tác an ninh với Trung Phi. Theo điện Kremlin, tổng thống Vladimir Putin đã trao đổi với tổng thống Trung Phi Faustin-Archange Touadéra sáng 20/11/2024 và « nhấn mạnh đến cuộc chiến chống khủng bố và đảm bảo ổn định » ở Cộng hòa Trung Phi. Vấn đề này luôn được Nga thúc đẩy ở châu Phi, đặc biệt là vùng Sahel để chống lại sự hiện diện và ảnh hưởng của các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp.

(Yonhap Hải quân Hàn Quốc và Pháp, ngày 20/11/2024, tập trận chung. Theo thông báo của hải quân Hàn Quốc, cuộc tập trận diễn ra ngoài khơi thành phố cảng Busan, với sự tham gia của tàu khu trục ROKS Choi Young và trực thăng Lynx của Hàn Quốc, cùng với tàu khu trục Prairial của Pháp, nhằm tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong năm nay, hải quân Hàn Quốc đã thực hiện các cuộc tập trận tương tự với các nước Hà Lan, Đức và Úc.

(AFP Tư pháp Ý cáo buộc hai người làm gián điệp cho Nga. Các công tố viên, hôm qua 20/11/2024, thông báo mở cuộc điều tra nhắm vào hai đối tượng bị nghi ngờ hợp tác với các cơ quan tình báo Nga từ tháng 05/2023, cung cấp cho Matxcơva hình ảnh các cơ sở quân sự và thông tin nhạy cảm liên quan đến chuyên viên về drone và an ninh mạng.

(AFP) – Trung Quốc điều một tàu chiến hiện đại đến Hồng Kông. Tàu Hainan, được coi là sẽ đóng vai trò quan trọng đối với tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông và Đài Loan, đã cập cảng Hồng Kông hôm nay 21/11/2024, trong khuôn khổ chiến dịch truyền thông nhằm tôn vinh sức mạnh quân sự ngày càng hiện đại của Trung Quốc. Tàu đổ bộ lớn nặng 36.000 tấn này có khả năng mang theo trực thăng, được đánh giá là một bước tiến lớn đối với hải quân Trung Quốc khi được đưa vào sử dụng vào năm 2021.


***********

Xếp hạng của Stanford: Mỹ vượt xa Trung Quốc, dẫn đầu về sáng kiến AI


Quảng cáo về AI trên cửa kính một khách sạn ở Davos, Thụy Sĩ, nơi tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới. (ảnh chụp ngày 15/1/2024).
Quảng cáo về AI trên cửa kính một khách sạn ở Davos, Thụy Sĩ, nơi tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới. (ảnh chụp ngày 15/1/2024).

Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, vượt qua Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu và các biện pháp quan trọng khác về sáng kiến AI, theo chỉ số mới công bố của Đại học Stanford.

Không có cách chắc chắn nào để xếp hạng vị trí lãnh đạo AI toàn cầu nhưng các nhà nghiên cứu của Stanford đã nỗ lực bằng cách đo lường “sự sôi động” của ngành AI trên nhiều khía cạnh khác nhau, từ mức độ nghiên cứu và đầu tư đang diễn ra cho đến mức độ công nghệ đang được theo đuổi có trách nhiệm như thế nào để ngăn ngừa tác hại.

Nhà khoa học máy tính Ray Perrault, giám đốc ủy ban chỉ đạo điều hành Chỉ số AI của Stanford, cho biết “Khoảng cách thực sự đang nới rộng” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. “Hoa Kỳ đang đầu tư nhiều hơn, ít nhất là ở cấp độ thành lập công ty và tài trợ cho công ty”.

Viện AI đặt trọng tâm vào con người của trường đại học có trụ sở tại California — có quan hệ với ngành công nghệ AI của Thung lũng Silicon — đã công bố phúc trình vào ngày 21/11 khi các quan chức AI của chính phủ Hoa Kỳ và một số đồng minh họp tại San Francisco trong tuần này để so sánh các ghi chú về các biện pháp an toàn AI.

Sau đây là những quốc gia lọt vào top 10:

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ xếp hạng số 1 trong danh sách của Stanford và liên tục giữ vị trí đó kể từ năm 2018 khi vượt qua Trung Quốc. Theo phúc trình, Hoa Kỳ đã vượt xa Trung Quốc về đầu tư AI tư nhân, đạt 67,2 tỷ đô la tại Hoa Kỳ vào năm ngoái so với 7,8 tỷ đô la tại Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng dẫn đầu trong việc công bố nghiên cứu AI có trách nhiệm. Không có gì ngạc nhiên khi nơi có các công ty AI thương mại hùng mạnh như Google và Meta, cùng với những công ty mới như OpenAI và Anthropic, đã tạo ra nhiều mô hình AI đáng chú ý có ảnh hưởng đến cách công nghệ này đang được phát triển và ứng dụng. Hoa Kỳ cũng nhận được một số điểm vì có một số luật liên quan đến AI được đề ra mặc dù Quốc hội vẫn chưa thông qua bất kỳ quy định chung nào về AI.

Trung Quốc

Cơ quan sở hữu trí tuệ của Liên hiệp quốc cho biết vào đầu năm nay, Trung Quốc đã yêu cầu cấp nhiều bằng sáng chế hơn bất kỳ quốc gia nào khác liên quan đến AI. Các nhà nghiên cứu của Stanford coi đó là một thước đo về sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc trong sáng kiến AI nhưng không đủ để dẫn đầu. Tuy nhiên, phúc trình nói rằng “Việc Trung Quốc tập trung vào phát triển các công nghệ AI tiên tiến và tăng cường đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển R&D đã đưa nước này trở thành một cường quốc AI lớn”. Các trường đại học của Trung Quốc đã sản xuất một số lượng lớn các ấn phẩm nghiên cứu liên quan đến AI và có các nhà lãnh đạo thương mại phát triển các mô hình AI đáng chú ý, chẳng hạn như Baidu và chatbot Ernie của họ.

Vương quốc Anh

Vương quốc Anh đứng ở vị trí thứ 3, nơi cũng được xếp hạng cao về nghiên cứu và phát triển, và cơ sở hạ tầng giáo dục do các trường đại học khoa học máy tính hàng đầu đào tạo ra lực lượng lao động AI lành nghề. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của công ty con AI của Google là DeepMind, người đồng sáng lập của công ty này gần đây đã giành giải Nobel; và “đề cập tới AI trong các phiên làm việc của quốc hội nhiều hơn” so với bất kỳ quốc gia nào khác. Năm ngoái, Vương quốc Anh đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh về an toàn AI quốc tế đầu tiên trên thế giới.

Ấn Độ

Theo phúc trình, Ấn Độ đứng ngay sau Vương quốc Anh, nhờ “cộng đồng nghiên cứu AI mạnh mẽ”, những cải thiện trong đầu tư kinh tế gắn liền với AI và diễn ngôn công khai mạnh mẽ về AI trên truyền thông xã hội.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Việc UAE tập trung có chủ đích vào AI dường như đã mang lại thành quả khi quốc gia Trung Đông này đạt được vị trí thứ năm. Đây là một trong những đích đến hàng đầu cho các khoản đầu tư AI. Đầu năm nay, Microsoft cho biết họ đã đầu tư 1,5 tỷ đô la vào công ty công nghệ G42 có trụ sở tại UAE, được giám sát bởi cố vấn an ninh quốc gia quyền lực của quốc gia này. Có trụ sở tại Abu Dhabi, G42 điều hành các trung tâm dữ liệu và đã xây dựng được mô hình AI tiếng Ả Rập hàng đầu thế giới, được gọi là Jais.

Các quốc gia còn lại trong top 10

Các nước còn lại trong top 10 bao gồm Pháp, ở vị trí thứ 6. Tiếp theo là Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản và Singapore. Pháp, quê hương của công ty khởi nghiệp AI đang gây sốt Mistral, được xếp hạng cao về chính sách và quản trị AI. Cả Pháp và Đức đều là một phần của Đạo luật AI toàn diện mới của Liên hiệp châu Âu, đặt ra các biện pháp bảo vệ đối với một loạt các ứng dụng AI dựa trên mức độ rủi ro của chúng. EU cũng theo chân Hoa Kỳ trong việc phát triển một kế hoạch mở rộng sản xuất chất bán dẫn trong khối.


*********

Một số vũ khí Mỹ vẫn được chuyển cho Ukraine sau khi ông Biden mãn nhiệm


Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết một số lô hàng vũ khí chuyển đến Ukraine có thể mất thời gian.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết một số lô hàng vũ khí chuyển đến Ukraine có thể mất thời gian.

Một số chuyến chuyển giao vũ khí của Hoa Kỳ cho Ukraine có thể diễn ra sau khi nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden kết thúc vào tháng 1, các quan chức Ngũ Giác Đài nói với VOA, lưu ý rằng sẽ mất thời gian để một số khí tài nhất định đến được Ukraine.

“Như bạn đã biết, một số thiết bị và một số hệ thống có thể đến Ukraine rất nhanh và bạn đã thấy điều đó xảy ra trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Đôi khi, mất nhiều thời gian hơn ... và có thể lâu hơn nhiều tuần; có thể là nhiều tháng”, Phó phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Sabrina Singh cho VOA biết hôm 14 tháng 11.

Bà Singh lưu ý rằng theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, hay USAI, việc chuyển giao vũ khí có thể mất nhiều năm.

“Nói tóm lại, một số thiết bị sẽ đến Ukraine cực kỳ nhanh chóng. Nhưng sau đó, có một số mất nhiều thời gian hơn”, bà nói.

Hoa Kỳ vẫn còn quỹ cho hai chương trình lớn hỗ trợ quốc phòng Ukraine — PDA hay Quyền rút tiền của Tổng thống và USAI. Chương trình đầu tiên cho phép cung cấp vũ khí từ các kho dự trữ hiện có của Hoa Kỳ, đảm bảo giao hàng nhanh hơn. Chương trình thứ hai liên quan đến việc mua vũ khí từ ngành công nghiệp, một quá trình có thể mất nhiều thời gian hơn.

Tính đến tháng 11, Hoa Kỳ còn khoảng 9 tỷ đô la để hỗ trợ quân sự cho Ukraine, Ngũ Giác Đài báo cáo. Trong số này, khoảng 7 tỷ đô la có sẵn theo chương trình PDA, bao gồm khoảng 4 tỷ đô la được Quốc hội phê duyệt vào tháng 4 và thêm 2,8 tỷ đô la được cung cấp sau khi Bộ Quốc phòng điều chỉnh kế toán. Khoảng 2,2 tỷ đô la có sẵn thông qua chương trình USAI.

Vào ngày 20 tháng 11, Hoa Kỳ đã công bố một gói hỗ trợ an ninh bổ sung cho Ukraine trị giá 275 triệu đô la. Gói này bao gồm đạn dược cho hệ thống phi đạn, đạn pháo và vũ khí chống tăng.

Các quan chức Ngũ Giác Đài đã xác nhận với VOA rằng Bộ Quốc phòng cam kết phân bổ tất cả các quỹ PDA còn lại được Quốc hội ủy quyền trước ngày 20 tháng 1 và các quỹ bổ sung có được sau khi tính toán lại. Tổng số chính xác sẽ phụ thuộc vào các đánh giá đang diễn ra về nhu cầu quốc phòng của Ukraine và hậu cần cung cấp hỗ trợ.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết một số lô hàng vũ khí chuyển đến Ukraine có thể mất thời gian.

“Mọi thứ sẽ không được chuyển ngay lập tức”, ông nói với các phóng viên trong chuyến thăm Ý vào tháng 10. “Ví dụ, những thứ chúng tôi đang mua hiện nay có thể sẽ xuất hiện sau vài tháng nữa”.

Bộ trưởng cho biết thêm rằng một số vật tư từ kho dự trữ của Hoa Kỳ được tân trang trước khi chuyển đến Ukraine. “Và một lần nữa, không phải ngay lập tức, có thể mất vài tuần hoặc trong một số trường hợp, vài tháng”, ông nói.

Ông Austin nhấn mạnh rằng Ngũ Giác Đài đã cung cấp một kế hoạch cho người Ukraine và tin tưởng rằng việc chuyển giao vũ khí sẽ diễn ra theo đúng lịch trình dự kiến.

Nếu chính quyền Trump sắp tới quyết định dừng một số đợt chuyển giao còn lại, họ có thể làm như vậy. Tuy nhiên, trong trường hợp này, họ sẽ phải hủy bỏ nghĩa vụ viện trợ mà chính quyền Biden đã thực hiện trước đó, ông Austin cho biết vào tháng trước tại Ý.

Vào ngày 12 tháng 11, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, Thiếu tướng Pat Ryder, cho biết rằng trong khoảng thời gian từ khi Quốc hội thông qua khoản tài trợ bổ sung vào tháng 4 đến giữa tháng 10, Hoa Kỳ đã chuyển giao 83% số đạn dược đã cam kết từ kho dự trữ của mình, 67% các cam kết phòng không quan trọng khác và 60% khả năng hỗ trợ pháo binh và không quân tầm gần.

“Kể từ khi thông qua khoản tài trợ bổ sung, chúng tôi đã chuyển giao hàng trăm nghìn quả đạn pháo, hàng nghìn xe bọc thép, hàng nghìn quả đạn cho HIMARS và vũ khí chống tăng, hàng chục hệ thống pháo binh, khả năng phòng không đáng kể, bao gồm một đơn vị Patriot, hàng trăm máy bay đánh chặn và hàng chục hệ thống khác”, ông Ryder nói.

“Và cùng với các đồng minh và đối tác của chúng ta, việc chuyển giao hệ thống phòng không chiến lược mà chúng ta cam kết cung cấp tại hội nghị thượng đỉnh NATO đã gần hoàn tất”, ông cho biết.


***********

Putin nói Nga bắn thử một phi đạn tầm trung mới vào Ukraine


Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11/2024 tuyên bố Moscow đã tấn công vào một nhà máy phi đạn ở Dnipro, Ukraine, với một phi đạn mới có tên là “Oreshnik”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11/2024 tuyên bố Moscow đã tấn công vào một nhà máy phi đạn ở Dnipro, Ukraine, với một phi đạn mới có tên là “Oreshnik”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11 tuyên bố Moscow đã thử nghiệm một phi đạn tầm trung mới trong một cuộc tấn công vào Ukraine và ông cảnh báo có thể sử dụng vũ khí này để chống lại các quốc gia đã cho phép Kyiv sử dụng phi đạn của họ để tấn công Nga.

Cuộc tấn công của Nga vào thành phố Dnipro, miền trung Ukraine hôm 21/11 là để đáp trả các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong tuần này, sử dụng phi đạn tầm xa của Hoa Kỳ và Anh, ông Putin nói trong một bài phát biểu trên truyền hình toàn quốc.

Ông Putin tuyên bố rằng Nga sẽ đưa ra cảnh báo trước nếu họ tiến hành thêm các cuộc tấn công bằng phi đạn như vậy vào Ukraine để cho phép dân thường sơ tán đến nơi an toàn. Và ông cảnh báo rằng các hệ thống phòng không của Hoa Kỳ sẽ không có khả năng đánh chặn phi đạn của Nga.

Putin cho biết cuộc tấn công vào Dnipro nhắm vào một nhà máy phi đạn với một phi đạn mới có tên gọi là “Oreshnik”.

“Chúng tôi tin rằng chúng tôi có quyền sử dụng vũ khí của mình chống lại các cơ sở quân sự của các quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ chống lại các cơ sở của chúng tôi”, ông nói. “Và trong trường hợp leo thang các hành động gây hấn, chúng tôi sẽ phản ứng kiên quyết theo cách tương tự”.

Loan báo của ông Putin được đưa ra vài giờ sau khi Ukraine tuyên bố rằng Nga đêm qua đã phóng một phi đạn đạn đạo xuyên lục địa vào thành phố Dnipro, miền trung Ukraine. Nhưng các quan chức Hoa Kỳ cho biết đánh giá ban đầu của Hoa Kỳ cho thấy cuộc tấn công được thực hiện bằng một phi đạn đạn đạo tầm trung.

Hai người đã bị thương trong cuộc tấn công, và một cơ sở công nghiệp và một trung tâm phục hồi chức năng cho người khuyết tật đã bị hư hại, theo các quan chức địa phương.

Cuộc tấn công diễn ra trong một tuần căng thẳng leo thang, khi Hoa Kỳ nới lỏng các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng phi đạn tầm xa do Hoa Kỳ sản xuất bên trong nước Nga và ông Putin hạ thấp ngưỡng phóng vũ khí hạt nhân.

Không quân Ukraine cho biết trong một tuyên bố rằng cuộc tấn công Dnipro được phát động từ khu vực Astrakhan của Nga, trên Biển Caspi.

“Hôm nay, người hàng xóm điên rồ của chúng ta một lần nữa cho thấy bản chất thực sự của mình”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói vài giờ trước bài phát biểu của ông Putin. “Và cho thấy ông ta sợ hãi như thế nào”.

Đầu tuần này, chính quyền Biden đã cho phép Ukraine sử dụng phi đạn tầm xa do Hoa Kỳ cung cấp để tấn công sâu hơn vào bên trong nước Nga — một động thái khiến Moscow phản ứng tức giận.

Vài ngày sau, Ukraine đã bắn một số phi đạn vào Nga, theo Điện Kremlin. Cùng ngày, ông Putin đã ký một học thuyết mới cho phép phản ứng hạt nhân tiềm tàng ngay cả khi có một cuộc tấn công thông thường vào Nga của bất kỳ quốc gia nào được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ.

Học thuyết này được xây dựng một cách bao quát để tránh cam kết chắc chắn sử dụng vũ khí hạt nhân. Để đáp trả, các nước phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ, lên án Nga sử dụng lời lẽ và hành vi hạt nhân vô trách nhiệm trong suốt cuộc chiến để đe dọa Ukraine và các quốc gia khác.

Họ cũng bày tỏ sự thất vọng trước việc triển khai hàng nghìn quân lính Triều Tiên đến Nga để chiến đấu chống lại Ukraine.

Cũng trong ngày 21/11, Nga cũng tấn công thành phố quê hương Kryvyi Rih của ông Zelenskyy, khiến 26 người bị thương, người đứng đầu chính quyền khu vực, Serhii Lysak, cho biết. Cuộc tấn công bằng phi đạn đã gây thiệt hại cho một tòa nhà hành chính, ít nhất năm tòa nhà dân cư nhiều tầng và các phương tiện dân sự.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố rằng hệ thống phòng không của họ đã bắn hạ hai phi đạn Storm Shadow do Anh sản xuất, sáu phi đạn HIMARS và 67 máy bay không người lái.

Tuyên bố không nêu rõ Storm Shadow bị bắn hạ khi nào, ở đâu hoặc chúng nhắm vào mục tiêu gì. Trước đó, Nga đã báo cáo bắn hạ một số phi đạn trên Bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập bất hợp pháp.

Sau hơn 1.000 ngày chiến tranh, Nga chiếm ưu thế, với quân đội lớn hơn của mình đang tiến vào Donetsk và người dân Ukraine phải chịu đựng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và phi đạn liên tục.

Các nhà phân tích và quan sát viên cho rằng nới lỏng các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng phi đạn phương Tây khó có thể thay đổi tiến trình của cuộc chiến, nhưng nó khiến quân đội Nga rơi vào thế dễ bị tổn thương hơn và có thể làm phức tạp thêm hoạt động hậu cần vốn rất quan trọng trong chiến tranh.

Ông Putin cũng cảnh báo rằng động thái đó sẽ có nghĩa là Nga và NATO đang trong tình trạng chiến tranh.


*********

Việt Nam dẫn độ cựu quân nhân tình nguyện tại Ukraine; phe đối lập Belarus quan ngại

Reuters

Việt Nam vừa trục xuất một nhân vật đối lập nổi tiếng của Belarus về lại nước này, nơi ông phải đối mặt với án tù nặng nề hoặc có thể là án tử hình, theo các đối thủ lưu vong của Tổng thống Alexander Lukashenko.

Ông Vasily Veremeychik, 34 tuổi, là cựu quân nhân trong trung đoàn Kalinouski, lực lượng tình nguyện người Belarus đã chiến đấu cho Ukraine trong cuộc chiến chống Nga. Ông đã tham gia các cuộc biểu tình rầm rộ vào năm 2020 chống lại ông Lukashenko, một đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau cuộc bầu cử mà phe đối lập và phương Tây cho rằng có gian lận.

Ông Veremeychik cũng là nghị sĩ dân cử trong quốc hội Belarus lưu vong gồm 80 người, làm việc cùng với lãnh đạo phe đối lập lưu vong Sviatlana Tsikhanouskaya. Việc ông phải quay trở lại Belarus được chính quyền ở đó cho là một thắng lợi lớn cho bộ máy an ninh nhà nước KGB.

Hôm 20/11, truyền hình nhà nước chiếu cảnh ông bị đưa đến thủ đô Minsk trên một chiếc máy bay trống và bị hai nhân viên an ninh dẫn xuống cầu thang với khuôn mặt được làm mờ, trước khi bị đưa đi bằng một chiếc xe van. Kèm theo video là những bản nhạc dồn dập, kịch tính.

Đứng trên đường băng sân bay và nói trước camera, Konstantin Bychek, người đứng đầu cục điều tra của KGB Belarus, cho biết vụ án của ông Veremeychik là lời cảnh báo đối với những người mà ông mô tả là những kẻ cực đoan và khủng bố. Ông nói thêm rằng những người như vậy nên biết rằng “công lý của Belarus sẽ bắt kịp họ ở bất kỳ địa điểm nào trên trái đất”.

Reuters đã đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Tư pháp Belarus bình luận.

Ông Franak Viacorka, trợ lý cấp cao của Tsikhanouskaya, nói với Reuters rằng Veremeychik là chiến sĩ đầu tiên của trung đoàn Kalinouski bị chính quyền Belarus bắt giữ và có khả năng phải đối mặt với mức án ít nhất 20 năm tù hoặc có thể bị tử hình vì tội khủng bố.

Ông cho hay Veremeychik đã đến Việt Nam, nơi ông có bạn bè và có thể đi lại mà không cần thị thực, sau khi bị từ chối nhập cảnh vào các nước thuộc Liên hiệp Châu Âu.

Ông Viacorka cho biết sự việc có một phần nguyên do từ Lithuania, nơi mà ông cho rằng đã cấm cửa ông Veremeychik vì ông từng phục vụ trong quân đội Belarus. Ông nói, những lệnh cấm như vậy đã nhắm mục tiêu sai lầm vào “những người dân chủ, những người tốt” trong phe đối lập Belarus.

Bộ trưởng Nội vụ Lithuania Agne Bilotaite nói rằng ông Veremeychik đã bị Cục Di trú từ chối cho nhập cảnh vào Lithuania vì họ hành động theo lời khuyên của cơ quan phản gián Lithuania, hãng tin BNS tường thuật. Người phát ngôn của Cục Di trú nói ông không thể bình luận về một trường hợp riêng lẻ.

Nhóm nhân quyền Viasna cho biết 1.273 người hiện đang bị bỏ tù ở Belarus vì các cáo buộc liên quan đến chính trị. Ông Lukashenko, nắm quyền từ năm 1994 và tái tranh cử vào tháng 1, trong năm nay đã ân xá tổng cộng 178 người bị kết án vì nhiều hình thức “chủ nghĩa cực đoan”. Ông phủ nhận có bất kỳ tù nhân chính trị nào trong nước.

Bà Tsikhanouskaya, người đã trốn khỏi đất nước vào năm 2020 sau khi tranh cử trong cuộc bầu cử mà ông Lukashenko được tuyên bố là đã thắng, đã kêu gọi các nước ngừng dẫn độ sang Belarus và giúp người Belarus có được tư cách định cư hợp pháp.

“Không nên có người nào bị giao cho KGB của Lukashenko”, bà Tsikhanouskaya đăng trên X. “Đừng từ chối những người Belarus đang mưu tìm sự an toàn trước sự khủng bố của chế độ”.


*********

"Vãn hồi hòa bình cho Ukraina bằng sức mạnh", Trump – Zelensky cùng chung chí hướng ?

Thanh Hà

Trong trang quốc tế của các tờ báo Pháp ngày 21/11/2024, chiến tranh Ukraina, an ninh của châu Âu, đe dọa hạt nhân của Nga, Donald Trump và những bước chuẩn bị để trở lại Nhà Trắng làm lu mờ nguy cơ Cisjordanie của người Palestine bị Israel thôn tính, thu hẹp những bài viết về các cuộc thảm sát ở châu Phi, hay hiện tượng các rạn san hô đang chết dần chết mòn dưới tác động biến đổi khí hậu.

Volodymyr Zelensky nóng lòng đợi Donald Trump lên cầm quyền

Trump trở lại Nhà Trắng, liệu có là một tin vui đối với Ukraina ? Nghe qua câu hỏi này có vẻ ngớ ngẩn khi biết rằng, chính quyền Biden trên tuyến đầu ủng hộ Kiev chống quân Nga xâm lược, trái lại tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, Donald Trump đã nhiều lần đặt câu hỏi : Tại sao dân Mỹ lại phải chia sẻ gánh nặng tài chính của cuộc xung đột ở mãi tận trời Âu ?

Theo quan điểm của nhà báo Sylvie Kauffmann đặc trách mục địa chính trị của báo Le Monde, biết đâu bản thân tổng thống Volodymyr Zelensky cũng đang mong mỏi ngày Nhà Trắng đổi chủ ? Bà giải thích : Trong vài tuần lễ, cục diện khủng hoảng Ukraina hoàn toàn thay đổi vì hai sự kiện là lính Bắc Triều Tiên tiếp sức cho quân đội Nga, rồi cử tri Mỹ quyết định qua lá phiếu để Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Kim Jong Un không chỉ cung cấp vũ khí, đạn dược cho Nga nuôi dưỡng cỗ máy chiến tranh của Putin, mà sự hiện diện của 10.000 lính Bắc Triều Tiên là dấu hiệu xung đột Ukraina đã chính thức được « quốc tế hóa ». Chính vì thế mà tại Washington, trong những ngày cuối nhiệm kỳ tổng thống, Joe Biden vội vàng cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa của Mỹ đến đánh vào lãnh thổ Nga.

Về phần tổng thống Ukraina, trong thông điệp hôm 06/11/2024 chúc mừng Donald Trump đắc cử, Volodymyr Zelensky nhấn mạnh Kiev đánh giá rất cao cách tiếp cận vấn đề Ukraina của tổng thống Mỹ tân cử, đó là khái niệm « tìm kiếm hòa bình bằng sức mạnh ».

Đại đế thời La Mã Hadrien là cha đẻ ra khái niệm này và chủ trương « tìm kiếm hòa bình bằng sức mạnh » đã được Robert O’Brien, một cố vấn an ninh quốc gia cho ông Trump làm sống lại. Trong một bài tham luận gần đây trên tạp chí Foreign Affairs, Robert O’Brien đã chỉ trích tổng thống Biden, biến nước Mỹ thành một nguồn viện trợ quân sự quan trọng cho Ukraina nhưng lại « chậm trễ gửi cho Kiev những loại vũ khí cần thiết » để dẫn tới một giải pháp hòa bình.

Quan chức này dự báo, Donald Trump thì ngược lại, « vì muốn nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, đồng thời bảo toàn an ninh cho Ukraina » nên tổng thống Mỹ tương lai sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraina « những loại vũ khí gây sát thương, nhưng các chương trình này sẽ do châu Âu đài thọ ». Cùng lúc, Mỹ vẫn « mở cánh cửa cho vế ngoại giao » với « một số yếu tố bất ngờ » để có thể đẩy Matxcơva vào thế bất ổn.

Ukraina : Một sự tiếp nối giữa Biden –Trump

Nhà báo của tờ Le Monde thận trọng lưu ý độc giả rằng cho đến hiện tại O’Brien chưa được ông Trump mời tham gia nội các sắp tới và kế hoạch chấm dứt chiến tranh Ukraina của Donald Trump còn là một ẩn số.

Nhưng trong tuần, phó thủ tướng Ukraina bà Olga Stefanishyna đã nhắc lại khái niệm « tìm kiếm hòa bình bằng sức mạnh » quân sự. Kiev muốn chấm dứt chiến tranh trong năm 2025, nhưng để đạt được mục tiêu này Ukraina cần củng cố vị thế trên chiến trường trước khi bước vào đàm phán. Giữ được một phần lãnh thổ của Nga trong vùng Kursk để mặc cả với Matxcơva có thể là một giải pháp.

Trong điều kiện đó, Biden có lẽ đã thông báo với Trump về quyết định cho Ukraina dùng tên lửa ATACMS để tấn công vào lãnh thổ Nga. Ưu tiên của Trump hay Biden chỉ là một. Để cho điện Kremlin rộng đường hành động, củng cố liên minh Nga –Bắc Triều Tiên –Trung Quốc và Iran « không phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ ».

Chiến thuật « leo thang » của Matxcơva

Câu hỏi còn lại là cách tiếp cận vấn đề của Vladimir Putin. Trong khi chờ đợi ông Donald Trump lên cầm quyền, Matxcơva khai thác là bài « leo thang hạt nhân » tựa một bài viết trên tờ Le Figaro.

Tờ báo trở lại với sắc lệnh tổng thống Putin ký cách nay hai ngày về học thuyết hạt nhân mới của Nga. Alain Barluet, thông tín viên của Le Figaro từ Matxcơva trích lời lãnh đạo tình báo Nga đặc trách về đối ngoại, Serguei Narichkin, theo đó « cập nhật học thuyết hạt nhân loại trừ mọi khả năng quân đội Nga thất thủ trên trận địa ». Đó là thông điệp Vladimir Putin nhắm gửi tới phương Tây và đã gây chấn động đến tận Brazil nơi đang diễn ra thượng đỉnh G20.

Nhưng về thực chất, « học thuyết hạt nhân mới » của Nga không có gì mới. Tháng 9/2024, điện Kremlin một lần nữa mang vũ khí hạt nhân ra đe dọa và nêu lên khả năng dùng vũ khí răn đe nhắm vào một quốc gia « không có vũ khí nguyên tử (là Ukraina) được một cường quốc hạt nhân (là Mỹ) yểm trợ ». Đây là điều Matxcơva từng đề xuất trong « học thuyết hạt nhân » của năm 2020.

Đến hôm 19/11/2024, vài giờ sau khi Washington cho phép Kiev dùng tên lửa tầm xa ATACMS đánh vào lãnh thổ Nga, ông Putin đặt bút ký sắc lệnh về « học thuyết hạt nhân mới ». Văn bản này cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, « nếu có những thông tin đáng tin cậy về các cuộc tấn công từ trên không nhắm vào các vùng sát biên giới bằng chiến dấu cơ bàng tên lửa hành trình, drone hay vũ khí siêu thanh ».

Nghe qua có vẻ « rất đáng sợ » nhưng điểm mạnh của học thuyết này chính là những điểm còn « tranh tối tranh sáng ». Nhà nghiên cứu Tatiana Stanovaia quỹ Carnegie kết luận : Vào lúc Hoa Kỳ trong giai đoạn chuyển giao quyền lực, Matxcơva « tìm cách đặt phương Tây trước hai sự lựa chọn : Hoặc đẩy tất cả cùng lao vào một cuộc chiến nguyên tử, hoặc chấm dứt chiến tranh Ukraina theo những điều kiện của Nga ».

Công nghệ kỹ thuật số, công cụ phục vụ cho các chế độ độc tài

Trong một thời gian dài nhiều người đã nghĩ rằng, với internet, mạng xã hội… thông tin tràn ngập thì sẽ khó để các chế độ độc tài và khép kín với thế giới bên ngoài như Iran đến Bắc Triều Tiên bưng bít thông tin. Đó cũng sẽ là những công cụ để mang tại tự do, dân chủ ở những quốc gia như Nga hay Trung Quốc.

Chẳng ngờ « các chế độ chuyên chế, mà đứng đầu là Nga, Iran và Trung Quốc lại dùng chính công nghệ số để tấn công các nền dân chủ, bằng những cuộc chiến hỗn hợp – hybride war ». Sáng lập viên và cũng là người điều hành quỹ đầu tư Andurand Capital, đưa ra quan điểm như trên trong bài viết đăng trên nhật báo kinh tế Les Echos.

« Từ khi có các mạng xã hội, thuật toán đã thao túng, thậm chí là kiểm soát cả tư tưởng của con người » để hướng dẫn dư luận như những gì đã thấy trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit, đẩy nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, hay chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ gầy đây. Mạng xã hội là công cụ để chuyển tải những thông điệp đến hàng triệu người đăng ký, tác động trực tiếp đến cách suy nghĩ của họ và tệ hơn nữa gây hoang mang để làm dấy lên một mối đe dọa thực sự nhắm vào các nền dân chủ phương Tây.

Nhà triết học Hannah Arendt năm 1974 đã thấy rõ một điều « khi một dân tộc không còn tin tưởng vào bất cứ điều gì, không còn có quan điểm, dân tộc đó bị tước đoạt khả năng hành động, bị mất khả năng suy nghĩ và thẩm định về mọi thứ. Và khi đó người ta muốn làm gì thì làm với dân tộc đó ». Pierre Andurant cho rằng, các chế độ chuyên chế đã trông thấy rằng, công nghệ kỹ thuật số, internet,… là vũ khí để mở ra những cuộc chiến « hỗn hợp » nhắm vào các nền dân chủ phương Tây.

Chiến tranh Ukraina theo tác giả bài viết bùng lên từ việc « Vladimir Putin không thể chấp nhận trông thấy Ukraina trở thành một nền dân chủ phồn thịnh » để rồi người dân Nga cũng đòi được sống trong một môi trường như 44 triệu dân Ukraina. Tương tự như vậy, những thành công của một nền dân chủ Đài Loan làm đảo lộn học thuyết xã hội chủ nghĩa theo mô hình Trung Quốc. Năm 2001 khi Bắc Kinh được kết nạp vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới nhiều người đã tưởng rằng đấy là nhịp cầu đưa đất nước Trung Hoa rộng lớn này đến gần với các giá trị tự do. Thực tế không hoàn toàn như vậy.

Một báo cáo của Quốc Hội Pháp hồi tháng 6/2023 định nghĩa như thế nào về những mối đe dọa « hỗn hợp » mà các chế độ chuyên chế sử dụng đế tấn công các nền dân chủ phương Tây. Theo tài liệu này đó là « một sự phối hợp tinh tế các phương tiện quân sự, dân sự hợp pháp hay không hợp pháp, khó để phát hiện và thường được sử dụng với mục tiêu gây bất ổn ». Những mối đe dọa hỗn hợp đó bao gồm từ các hoạt động tin tặc đến thao túng thông tin, gây thiệt hại về kinh tế, thao túng thông tin về khoa học… hướng về các mục tiêu cần nhắm tới.

Trong chiến tranh hỗn hợp, Nga là quốc gia tiên phong với đơn vị 29155 trực thuộc bên tình báo quân đội. Trong thời gian gần đây, Ukraina, NATO là những ưu tiên huy động các « nhà máy tung tin giả của Nga nhắm tới ».

Cũng Matxcơva đứng đầu một chiến dịch tung tin giả ở cấp chuyên nghiệp qua việc nhái lại gần như một cách hoàn hảo trang web của các cổng truyền thông uy tín thế giới. Bên cạnh đó là những công cụ tuyên truyền phù hợp với thời buổi internet. Ở Bắc Kinh đội quân tin tặc của Trung Quốc đi sau Nga một bước nhưng vừa sao chép bí quyết thành công của Nga, vừa cài thêm những công nghệ mới như là deepfakes hay trí tuệ nhân tạo tạo sinh.

Nhưng đâu chỉ có các chế độ độc tài mới thao túng công luận, tiến hành các cuộc chiến « hỗn hợp » để tấn công các nền dân chủ. Người ta cũng có thể khai thác khủng hoảng niềm tin, viện lý do vì tự do ngôn luận để biến các mạng xã hội thành những công cụ tuyên truyền vì lợi ích cá nhân hay chính trị. Ở Hoa Kỳ, tỷ phú Elon Musk đã sớm hiểu điều đó.

Văn sĩ Pháp là những nhà bảo vệ môi trường thiên nhiên lâu đời nhất

Tại sao các nhà văn lớn của Pháp từ Ronsard đến Stendahal từ Paul Valéry đến Jules Renard đều nói nhiều về cây cối, dành cho những cây cao bóng cả một vị trí riêng biệt trong văn thơ ?

Đúng vào ngày một lớp tuyết nhẹ đang rơi  ở thủ đô Paris, nhật báo Le Figaro mời ông Eryck de Rubercy trả lời câu hỏi này. Ông là tác giả rất nhiều tác phẩm nói về thế giới cây cỏ và đặc biệt chú ý đến liên hệ giữa thế giới này với văn đàn Pháp.

Nhà thơ Ronsard thế kỷ 16 từng cho rằng, đốn cây trong rừng là một điều « húy kỵ », một sự « sát sinh ». Ở thời đại ngày hôm nay, các nhà bảo vệ môi trường lên án các vụ « écocide » tức là « sát hại môi trường ». Tác giả Đỏ và Đen, nhà văn Stendhal thế kỷ 18 đặt câu hỏi « đến khi nào luật pháp mới trừng trị đích đáng tội ác chặt cây ? ».

Năm 1908, một nhà văn quen thuộc với độc giả Việt Nam, Pierre Loti từng viết bài chống đối một dự án phá rừng gỗ sồi để phục vụ cho một chương trình công nghiệp mà ông gọi là một hành vi « man rợ » bởi với Loti, một cái cây là « cả một tượng đài, một di sản là một cái gì đó rất gắn bó với con người ».

Ở thế kỷ 20, nhà văn Jouhandeau không bao giờ tha thứ cho người vợ khi bà thuê người đốn cây đoạn trong vườn nhà. André Gide cảm thấy thanh thản khi ngắm nhìn một cây đại thụ. Nhà thơ Paul Valéry thì tin chắc rằng những cái cây biết suy nghĩ, là những « sinh vật sâu lắng », là những người bạn trung thành mãi giữ kín những nỗi niềm của bạn. Một nguồn cảm hứng bất tận, một mối tâm giao.

Ba chàng ngự lâm pháo thủ nay chỉ còn lại một

Ba cây cổ thụ trong làng quần vợt nay chỉ còn một : Sau Federer, đến lượt Nadal giải nghệ. Trong số ba chàng nghự lâm pháo thủ nay chỉ còn lại một mình Djokovic vẫn lăn lộn trên các sân thi đấu : « Một sự trống vắng lớn và một thời đại đã qua », Le Figaro nhận định.

Tờ báo điểm lại thành tích lẫy lừng : 23 năm thi đấu, 22 lần vô địch Grand Chelem của tay vợt Tây Ban Nha. Là một trong những người đạt nhiều thành tích huy hoàng nhất, Rafael Nadal khép lại một trong những trang sử tuyệt đẹp của làng quần vợt thế giới với một câu nói đi sâu vào lòng người : « Ngoài tất cả những danh hiệu, những kỷ lục đã có, tôi chỉ muốn được công chúng nhớ đến như một con người lương thiện, biết rõ nguồn gốc của mình từ đâu ra. Tôi là một đứa con của Majorca đã may mắn được một người chú và gia đình liên tục ủng hộ để thực hiện những ước mơ ».

Pháp : Chân trời tối mờ

2024 sắp khép lại, mà « Pháp vẫn chưa có ngân sách cho năm tới », trong khi đó thì đảng cực hữu đe dọa « lật đổ chính phủ ». Thủ tướng Michel Barnier « oằn lưng » dưới gánh nặng những cơn phẫn nộ trong xã hội đang trút xuống đầu ông : Nông dân biểu tình, nhân viên tập đoàn xe lửa quốc gia lại đình công, giáo viên « phẫn nộ » vì ngân sách giáo dục bị cắt giảm, dân chúng chống đối đời sống đắt đỏ, các hãng xưởng đóng cửa hàng ngàn nhân viên mất việc làm, các chính phủ cấp vùng, cấp thành phố phản đối các chương trình cắt giảm chi tiêu…

Hiếm khi nào toàn bộ trang nhất các tờ báo Paris đều tập trung vào những vấn đề của nước Pháp và toàn nói về những tin không vui : nhà máy « Vencorex vùng Grenoble lâm nguy vì ngành công nghiệp hóa chất Trung Quốc », tựa trên báo Công Giáo La Croix. « RN đe dọa bất tín nhiệm chính phủ, gia tăng áp lực với thủ tướng Barnier », tựa của tờ Le Figaro. Trang nhất tờ báo cánh tả Libération đăng bức hý hoa với một thủ tướng Barnier mang trên lưng không biết bao nhiêu gánh nặng. Les Echos đặt câu hỏi liệu Pháp có đang hướng tới tình trạng không có ngân sách cho năm tới ?


*************

ASEAN - ADMM : Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc từ chối gặp đồng cấp Mỹ

Mỹ và Trung Quốc cùng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN - ADMM lần thứ 18 diễn ra tại Lào nhưng Bắc Kinh đã từ chối lời đề nghị gặp riêng với bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ. Ngày 20/11/2024, Lloyd Austin « lấy làm tiếc » về quyết định của đồng nhiệm Đổng Quân (Dong Jun) và coi đây « là một bước thụt lùi cho toàn bộ khu vực ». Phía Trung Quốc chưa bình luận về quyết định trên.

US Defence Secretary Lloyd Austin speaks during the ASEAN Defence Ministers' Meeting in Vientiane, Laos, in Vientiane, Laos, Thursday, Nov. 21, 2024.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Vientiane, Lào, ngày 21/11/2024. AP - Anupam Nath
Quảng cáo

Phát biểu sau cuộc họp với Úc và nhiều đối tác trong vùng ngày 20/11, bộ trưởng Lloyd Austin cho rằng quyết định của Trung Quốc « tác động đến khu vực bởi vì toàn bộ khu vực muốn thấy chúng tôi - hai cường quốc, hai tác nhân quan trọng - đối thoại với nhau. Việc này trấn an khu vực ». Những nước này cam kết ủng hộ ASEAN và bày tỏ « quan ngại về những hành động gây bất ổn ở biển Hoa Đông và Biển Đông, kể cả hành vi nguy hiểm của nước CHND Trung Hoa đối với tàu của Philippines và của các quốc gia ven biển khác ».

Ngày 21/11, trong khuôn khổ ADMM mở rộng, bộ trưởng Quốc Phòng các nước ASEAN đã họp với Mỹ, Trung Quốc và các đối tác khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Úc và New Zealand). Theo AP, ông Đổng Quân và ông Lloyd Astin đã họp kín với các đồng nhiệm ASEAN trong cùng một căn phòng. Hai cường quốc đang nỗ lực cải thiện liên lạc quân sự hiện bị trục trặc.

Ngoài xung đột hàng hải, các nhà lãnh đạo Quốc Phòng cũng đề cập đến tình hình trên bán đảo Triều Tiên, chiến tranh Nga-Ukraina và các cuộc chiến ở Trung Đông.

Về nội bộ ASEAN, các bộ trưởng Quốc Phòng nhất trí cố gắng đúc kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông - COC từ nay đến năm 2026 trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng xác quyết chủ quyền. Nhưng trên thực tế, các cuộc đàm phán diễn ra chậm chạp và bị cản trở vì nhiều vấn đề, trong đó có bất đồng về tính chất bắt buộc của văn bản.

Hội nghị ADMM mở rộng diễn ra vào lúc Nhà Trắng đổi chủ trong khi các cuộc xung đột hàng hải với Trung Quốc ngày càng gia tăng. Dưới thời tổng thống Joe Biden, Mỹ kiên quyết bảo vệ chính sách về « một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở ». Nhưng hiện giờ, không ai biết chính sách về Biển Đông của chính quyền tổng thống Donald Trump.


***********

Lần đầu tiên, Nga tấn công Ukraina bằng tên lửa liên lục địa

Liệu Matxcơva bắt đầu trả đũa Kiev vì dùng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ và Storm Shadow của Anh tấn công vào lãnh thổ Nga. Ngày 21/11/2024, lần đầu tiên, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sang Ukraina.

A Russian Yars intercontinental ballistic missile (ICBM) launcher moves during a rehearsal to mark the Victory Day military parade on Tverskaya street next to Red Square, in central Moscow, on April 2
Ảnh minh họa: Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Yars được phô diễn trong lễ duyệt binh nhân Ngày Chiến Thắng ở Matxcơva. AFP - TATYANA MAKEYEVA
Quảng cáo

Sáng sớm 21/11, Nga đã phóng rất nhiều loại tên lửa vào thành phố Dnipro, miền trung Ukraina, nhắm vào các công trình cơ sở hạ tầng trọng yếu. Trong một thông cáo, không quân Ukraina nhấn mạnh đến « một tên lửa đạn đạo liên lục địa được phóng từ vùng Astrakhan (giáp biển Caspi) ở Liên bang Nga ».

Lực lượng phòng không Ukraina cho biết đã bắn hạ 6 tên lửa Nga nhưng không nêu rõ bắn hạ được tên lửa ICBM hay không. Trận oanh kích của Nga đã phá hủy một trung tâm phục hồi chức năng, một nhà máy và nhiều ngôi nhà, có hai người bị thương ở thành phố Dnipro.

Một nguồn tin trong không quân Ukraina xác nhận với AFP rằng đây là lần đầu tiên kể từ khi điện Kremlin phát động cuộc xâm lược, quân đội Nga sử dụng loại vũ khí này. Tên lửa đạn đạo liên lục địa được thiết kế để cùng lúc mang được nhiều đầu đạn quy ước và hạt nhân nhưng lần này không mang hạt nhân.

Khi được hỏi về việc Matxcơva phóng tên lửa liên lục địa có thể nhắm đến các mục tiêu cách xa vài nghìn km, người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết « không có gì để nói về chủ đề này ».

Nga và Ukraina đã gia tăng sử dụng tên lửa tầm xa trong những ngày gần đây. Ngay sau khi Washington cho phép Kiev sử dụng tên lửa ATACMS tấn công lãnh thổ Nga, chính quyền Luân Đôn cũng bật đèn xanh đối với tên lửa Storm Shadow cho Kiev.


************

Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN họp với các đối tác Mỹ, Trung Quốc


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại cuộc gặp với các đối tác ASEAN
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại cuộc gặp với các đối tác ASEAN

Bộ trưởng quốc phòng các nước Đông Nam Á hôm 21/11 đã gặp các đối tác Trung Quốc, Mỹ và các nước khác tại Lào để đàm phán an ninh, vốn diễn ra vào lúc lập trường ngày càng quyết liệt của Bắc Kinh trong đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông dẫn đến nhiều cuộc đối đầu hơn.

Các cuộc thảo luận kín có sự hiện diện của cả Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đông Quân, một ngày sau khi ông Đông từ chối yêu cầu gặp riêng ông Austin bên lề hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng quốc phòng ASEAN.

Mỹ và Trung Quốc đã cố gắng cải thiện thông tin liên lạc quân sự giữa hai nước đã bị rạn nứt và Bộ trưởng Austin cho biết ông lấy làm tiếc về quyết định của người đồng cấp Đông, gọi đó là ‘bước lùi cho toàn khu vực’.

Tuyên bố của Trung Quốc chỉ ra rằng Bắc Kinh không hài lòng với các hành động của Mỹ về Đài Loan. Mỹ gần đây đã phê duyệt gói vũ khí 2 tỷ đô la bán cho Đài Loan, bao gồm một hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tân tiến.

“Phía Mỹ không thể phá hoại lợi ích cốt lõi của Trung Quốc về Đài Loan trong khi có những trao đổi với quân đội Trung Quốc như thể không có gì xảy ra,” phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết trong một tuyên bố được đăng trên mạng hôm 21/11.

Các cuộc họp của ASEAN diễn ra trong lúc các nước thành viên đang thận trọng hướng tới sự thay đổi trong chính quyền Mỹ vào thời điểm tranh chấp trên biển gia tăng với Trung Quốc.

Mỹ đã kiên quyết thúc đẩy chính sách ‘Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do’ dưới thời Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden và vẫn chưa rõ chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết tình hình Biển Đông như thế nào.

Ông Đông kêu gọi giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và không kích động tranh chấp hoặc lôi kéo các thế lực bên ngoài, Tân Hoa Xã đưa tin.

Bắc Kinh tin rằng sự hậu thuẫn của Mỹ đã khiến Philippines tự tin hơn để hành động quyết đoán hơn trong các tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Các nước khác ngoài các nước ASEAN tham dự cuộc họp gồm có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Úc và New Zealand. Các cuộc họp với các đối tác đối thoại của ASEAN cũng được kỳ vọng sẽ bàn về căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, chiến tranh Nga-Ukraine và chiến tranh ở Trung Đông.

Trước khi đến Lào, ông Austin đã kết thúc các cuộc họp tại Australia với các quan chức ở đó và với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản. Họ cam kết hỗ trợ ASEAN và bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc về các hành động gây bất ổn ở Biển Đông và Đông Trung Hoa, bao gồm cả hành vi nguy hiểm của Trung Quốc đối với Philippines và tàu của các nước ven biển khác’.

Các cuộc họp hôm 20/11 cũng thảo luận về hợp tác quân sự, khói mù xuyên quốc gia, thông tin sai lệch, an ninh biên giới và tội phạm xuyên quốc gia như ma túy, lừa đảo mạng và buôn người, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Thái Lan Thanathip Sawangsang cho biết.


***********

Dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia gặp khó vì Trung Quốc không cam kết vốn


Thủ tướng Campuchia Hun Manet phát biểu trong lễ khởi công kênh đào Funan Techo ở tỉnh Kandal hôm 5/8 năm 2024
Thủ tướng Campuchia Hun Manet phát biểu trong lễ khởi công kênh đào Funan Techo ở tỉnh Kandal hôm 5/8 năm 2024

Tại một buổi lễ hồi tháng Tám, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã quỳ xuống để được các nhà sư ban phước trong lúc pháo hoa và bóng bay báo hiệu việc động thổ cho con kênh mà ông hy vọng sẽ thay đổi vận mệnh kinh tế của đất nước.

Phát biểu trước hàng trăm người vẫy quốc kỳ Campuchia, ông Hun Manet cho biết Trung Quốc sẽ góp 49% ngân quỹ xây dựng kênh đào Funan Techo kết nối sông Mekong với Vịnh Thái Lan và giảm sự phụ thuộc của Campuchia vào Việt Nam trong vận chuyển hàng hóa.

Chính phủ Campuchia ước tính dự án cơ sở hạ tầng chiến lược nhưng gây tranh cãi này sẽ tiêu tốn 1,7 tỷ đô la Mỹ, tức gần 4% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Campuchia.

Nhưng nhiều tháng sau, số tiền đóng góp Trung Quốc vẫn bị nghi ngờ.

Bốn người tham gia trực tiếp vào kế hoạch đầu tư hoặc được thông báo về kế hoạch này nói với Reuters rằng Bắc Kinh đã bày tỏ sự hoài nghi về dự án và chưa đưa ra cam kết dứt khoát về tài trợ.

“Hỗ trợ Campuchia thăm dò xây dựng các dự án thủy lợi toàn diện theo các nguyên tắc thị trường là tập quán kinh doanh bình thường của các công ty Trung Quốc,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong email gửi cho Reuters khi được hỏi về kênh đào này.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời câu hỏi thẳng về khoản tài trợ nhưng nói rằng hai nước là ‘bạn bè kiên định’, phát biểu vốn cũng được chính ông Hun Manet nhấn mạnh hồi cuối tháng 10.

Việc Trung Quốc thiếu cam kết rõ ràng có thể tạo ra nguy cơ cho toàn bộ kế hoạch, do sự không chắc chắn về chi phí của dự án, tác động môi trường và tính khả thi về tài chính, các chuyên gia, các quan chức và nhà ngoại giao nói.

Nó cũng cho thấy Bắc Kinh đang giảm mạnh các khoản đầu tư ở nước ngoài khi họ gặp khó khăn kinh tế ở trong nước, ngay cả ở các quốc gia mà họ coi là đối tác chiến lược, chẳng hạn như Campuchia.

Từng là một ví dụ điển hình trong việc ‘xây dựng đất nước’ do phương Tây hậu thuẫn sau cuộc nội chiến kéo dài sau dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Khmer Đỏ, Campuchia trong thời gian gần đây đã được đông đảo các nhà ngoại giao và chuyên gia chính sách đối ngoại coi là một nước chư hầu của Trung Quốc, do Bắc Kinh chiếm hơn 1/3 tổng nợ công của Campuchia.

Nhưng đầu tư của Trung Quốc vào quốc gia Đông Nam Á này hiện đang lao dốc, sau một loạt các dự án cơ sở hạ tầng không thành công, trong bối cảnh có lo ngại về các băng đảng tội phạm nhắm vào công dân Trung Quốc và số lượng du khách giảm bớt.

Kênh đào dài 180 km này sẽ mở rộng đáng kể tuyến đường thủy hiện có và dẫn nước từ đồng bằng sông Mekong, vùng canh tác lúa nhạy cảm, đến Vịnh Thái Lan, cắt giảm việc vận chuyển của Campuchia qua ngõ Việt Nam.

Trong những tháng sau khi chính phủ Campuchia ký ‘thỏa thuận đầu tư khung’ vào tháng 10 năm 2023 với Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (CRBC), một công ty xây dựng nhà nước, các quan chức Campuchia đã công khai về sự tham gia của Trung Quốc về tài chính. Văn bản của thỏa thuận không được công khai.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hồi tháng Năm, Bộ trưởng phụ trách dự án, Phó Thủ tướng Sun Chanthol, cho biết CRBC sẽ xây dựng kênh đào và trang trải chi phí ‘hoàn toàn’ để đổi lại quyền khai thác nó trong nhiều thập kỷ.

Nhưng tại buổi lễ khởi công hồi tháng Tám, Thủ tướng Hun Manet đã cho biết cổ phần của CRBC trong dự án ở mức 49%, phần còn lại do các công ty Campuchia trang trải.

Cùng ngày, thân phụ ông cũng là nhà lãnh đạo Campuchia hàng chục năm, cựu Thủ tướng Hun Sen, đã lên Facebook kêu gọi Nhật Bản đầu tư vào kênh đào.

Tân Hoa Xã đã không đả động gì đến sự tham gia của Trung Quốc trong bản tin của họ về lễ động thổ kênh đào.

Một người trực tiếp tham gia vào kế hoạch đầu tư nói với Reuters hồi đầu tháng 11 rằng vào lúc đó dự án không có vốn đầu tư của Trung Quốc, xác nhận thông tin của một quan chức Campuchia khác.

Một nguồn tin từ một trong những nhà đầu tư Campuchia cho biết sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc không đầu tư vào kênh đào.

Một quan chức thứ tư được báo cáo về dự án này cho biết hồi đầu năm nay Trung Quốc đã chỉ trích riêng tư các quan chức Campuchia vì đã loan báo việc Trung Quốc tài trợ cho dự án chưa được chốt.

Hơn ba tháng sau lễ khởi công, địa điểm tổ chức buổi lễ bên bờ sông Mekong đã bị bỏ hoang, phóng viên Reuters quan sát thấy.


***********

Tin tức thế giới 22-11: Nga sẽ bắn thêm tên lửa Oreshnik; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân

Ông Putin tuyên bố Nga dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để tấn công Ukraine; Lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 22-11.


Tin tức thế giới 22-11: Ông Putin lần đầu lên tiếng về vụ nã tên lửa mới vào Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu trên truyền hình tại Matxcơva, Nga ngày 21-11 - Ảnh: REUTERS

Ông Putin nói Nga dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để tấn công Ukraine

Ngày 21-11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine bằng loại tên lửa đạn đạo mới là "hành động leo thang rõ ràng và nghiêm trọng" trong cuộc chiến hiện tại, đồng thời kêu gọi thế giới lên án mạnh mẽ, theo Hãng tin Reuters.

"Đây là sự leo thang rõ ràng và nghiêm trọng về quy mô và mức độ tàn bạo trong cuộc chiến này" - ông Zelensky viết trên mạng xã hội X, đề cập đến cuộc tấn công vào thành phố Dnipro ở miền trung nước này.

Nhà lãnh đạo Ukraine bình luận: "Việc sử dụng tên lửa đạn đạo chống lại Ukraine ngày hôm nay tiếp tục là bằng chứng cho thấy Nga không quan tâm đến hòa bình. Thế giới phải phản ứng. Hiện tại thế giới chưa có phản ứng mạnh mẽ nào".

  • Tin tức thế giới 22-11: Ông Putin lần đầu lên tiếng về vụ nã tên lửa mới vào Ukraine - Ảnh 2.

Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 21-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin giải thích Nga phóng một loại tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung mới vào Ukraine nhằm đáp trả việc Mỹ và Anh cho phép Kiev tấn công vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí tiên tiến của phương Tây.

Cuộc tấn công của Nga nhắm vào một cơ sở quân sự của Ukraine ở thành phố Dnipro vào hôm 21-11. Ông Putin nói Nga đã dùng tên lửa đạn đạo mới có tên gọi là "Oreshnik" và cảnh báo rằng có thể sẽ còn nhiều cuộc tấn công nữa.

Một quan chức Mỹ cho biết Washington đã được Nga thông báo ngay trước cuộc tấn công, trong khi một quan chức khác nói họ đã thông báo cho Ukraine và các đồng minh khác trong những ngày gần đây để chuẩn bị cho khả năng diễn ra một cuộc tấn công như vậy.

Kiev trước đó nói rằng Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), nhưng các quan chức Mỹ chỉ ra đây là tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn ngắn hơn. Nhưng bất kể đây là loại tên lửa gì thì cuộc tấn công mới nhất đã làm nổi bật tình hình căng thẳng gia tăng nhanh chóng trong vài ngày qua, theo Reuters.

Lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân

Sáng 22-11, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cáo buộc Mỹ đang làm gia tăng căng thẳng và khiêu khích. Ông nói bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân như hiện nay.

Trong bài phát biểu tại một cuộc triển lãm quân sự ở Bình Nhưỡng hôm 21-11, ông Kim cho biết ông đã cố gắng đàm phán với Washington nhưng kết quả chỉ làm nổi bật chính sách "hung hăng và thù địch" của Mỹ đối với Bình Nhưỡng.

Ông Kim kêu gọi phát triển và nâng cấp vũ khí, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục nâng cao năng lực quốc phòng để củng cố vị thế chiến lược của Triều Tiên.

Ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử bộ trưởng tư pháp Mỹ

Ngày 21-11, cựu dân biểu Cộng hòa  đã rút tên khỏi danh sách đề cử giữ vị trí bộ trưởng tư pháp trong chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Tin tức thế giới 22-11: Ông Putin lần đầu lên tiếng về vụ nã tên lửa mới vào Ukraine - Ảnh 3.

Cựu dân biểu Mỹ Matt Gaetz - Ảnh: REUTERS"Không có thời gian để lãng phí cho cuộc tranh cãi kéo dài không cần thiết ở Washington, do đó tôi sẽ rút tên khỏi danh sách ứng cử chức vụ bộ trưởng tư pháp. Bộ Tư pháp của ông Trump phải sẵn sàng hoạt động ngay từ ngày đầu tiên" - ông Gaetz viết trên X.

Việc ông Trump chọn ông Gaetz làm bộ trưởng tư pháp đã gây nhiều tranh cãi, chủ yếu do ông này từng bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra về cáo buộc buôn bán tình dục một bé gái 17 tuổi. Ông Gaetz phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định cuộc điều tra đã kết thúc.

IAEA thông qua nghị quyết về Iran trong lúc phương Tây thúc đẩy Tehran tiến tới đàm phán

Ngày 21-11, Hội đồng thống đốc (gồm 35 nước thành viên) của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã thông qua nghị quyết yêu cầu Iran phải khẩn trương cải thiện hợp tác với cơ quan này và yêu cầu một báo cáo "toàn diện" nhằm gây sức ép buộc Iran tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân mới.

Anh, Pháp, Đức và Mỹ - những nước đề xuất nghị quyết này - đánh giá động thái vào phút chót của Iran nhằm hạn chế lượng uranium gần đạt cấp độ vũ khí của mình là chưa đủ và chưa chân thành.

Các nhà ngoại giao cho biết Trung Quốc, Nga và Burkina Faso đã bỏ phiếu phản đối văn bản này. Có 19 nước bỏ phiếu thuận và hơn 10 quốc gia bỏ phiếu trắng, theo Hãng tin Reuters.

Nhân viên an ninh tại Đại sứ quán Mỹ ở Na Uy bị bắt vì nghi làm gián điệp

Ngày 21-11, cảnh sát Na Uy thông tin một nhân viên an ninh tại Đại sứ quán Mỹ ở Na Uy đã bị bắt vì tình nghi làm gián điệp cho Nga và Iran, theo Hãng tin Reuters.

Nam nhân viên trong độ tuổi 20, là công dân Na Uy, bị bắt tại nhà riêng hôm 20-11. Người này được cho là đã liên lạc với các sĩ quan tình báo Nga và Iran. Tòa án địa phương phán quyết người này có thể bị giam giữ trong 4 tuần đầu tiên, trong lúc cảnh sát điều tra thêm.

Rơi máy bay huấn luyện ở Morocco, 2 phi công tử nạn

Ngày 21-11, Lực lượng vũ trang hoàng gia Morocco thông báo một máy bay huấn luyện DA 42 của không quân nước này đã bị rơi vào sáng cùng ngày khiến 2 sĩ quan thiệt mạng, theo Tân Hoa xã.

Vụ tai nạn xảy ra tại căn cứ không quân Benslimane, nằm cách Casablanca - thành phố lớn nhất của Morocco - khoảng 60km về phía Đông, khiến 1 người huấn luyện bay mang quân hàm đại tá và 1 học viên phi công thiệt mạng. Quân đội Morocco đã thành lập ủy ban điều tra để xác định nguyên nhân vụ tai nạn.

Thế giới trong một quyển sách

Tin tức thế giới 22-11: - Ảnh 1.

Hội chợ sách quốc tế Kuwait lần thứ 47 đã khai mạc hôm thứ tư (20-11) tại Hawalli, Kuwait với chủ đề "Thế giới trong một quyển sách". Sự kiện này do Hội đồng Văn hóa, nghệ thuật và văn học quốc gia Kuwait tổ chức, thu hút 544 nhà xuất bản từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ.


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm