Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 23 - 11 -2024:

xxx

HoaLuc 7
*************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

4 phút

(AFP) – Quốc Hội Ukraina hủy một phiên họp vì lo ngại Nga tấn công. Phiên họp dự trù diễn ra hôm nay, 22/11/2024, với sự tham gia của nhiều thành viên chính phủ Ukraina. Theo một nghị sĩ, có những dấu hiệu nguy cơ Nga gia tăng tấn công vào trung tâm Kiev, nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan chính phủ như Quốc Hội, Ngân Hàng Trung Ương Ukraina. 

(AFP) – Nga cần di dân để đối phó với dân số giảm. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Nga Ria Novosti được công bố hôm nay, 22/11/2024, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố « cần dân nhập cư », vì « chúng ta sống trong một quốc gia lớn nhất thế giới, nhưng lại thiếu dân cư. » Vào năm 2023, tỷ lệ sinh ở Nga là 1,45 trẻ đối với một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Hôm 12/11 vừa qua, Nga cũng đã thông qua một luật, cấm quảng bá lối sống « không sinh con ».

(AFP) – Seoul khẳng định : Nga cung cấp tên lửa phòng không cho Bắc Triều Tiên. Giám đốc an ninh quốc gia Hàn Quốc Shin Won Sik trả lời đài truyền hình SBS sáng nay 22/11/2024 cho biết Nga đã cung cấp thiết bị và tên lửa phòng không cho Bình Nhưỡng để đổi lấy việc Bắc Triều Tiên huy động quân sang tiếp sức với Matxcơva trong cuộc chiến Ukraina. Ngoài ra Nga còn cung cấp dầu hỏa và khí đốt cho Bắc Triều Tiên. 

(AFP) – Kazakhstan tăng cường an ninh. Tổng thống Kassym Jomar Tokaev sáng nay 22/11/2024 ra lệnh cho quân đội « khẩn trương ban hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ các cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự ». Quyết định được đưa ra sau khi Nga bắn tên lửa đạn đạo siêu thanh Orechnik vào lãnh thổ Ukraina. Tổng thống Vladimir Putin dự trù viếng thăm thủ đô Astana vào ngày Thứ Tư 27/11/2024. Nga và Kazakhstan có hơn 7500 km đường biên giới chung.

(AFP) – 6 du khách nước ngoài bỏ mạng ở Lào vì ngộ độc rượu pha methanol. Một nhóm du khách gồm khoảng hơn chục người, mang quốc tịch Mỹ, Anh, Úc,…, đã bị ốm từ ngày 12/11 sau khi uống rượu được cho là có pha methanol tại một cơ sở du lịch ở Vang Vieng, phía bắc Lào, dường như do một người Việt quản lý đã bị câu lưu. Các bệnh nhân được chuyển đến một bệnh viện ở Thái Lan để điều trị. Hôm nay, 22/11/2024, một du khách người Úc vừa tử vong, nâng tổng số nạn nhận bỏ mạng lên thành 6 người. Chính quyền Úc đã đề nghị Lào thực hiện một cuộc điều tra « hoàn chỉnh » và « minh bạch » về vụ việc.

(AFP) – Chính phủ Nhật thông qua gói kích cầu 136 tỷ euro để bơm thêm mãi lực cho người dân. Để có hiệu lực, quyết định này còn phải được Hạ Viện Nhật Bản thông qua. Gói kích cầu nói trên nhằm xoa dịu công luận bất bình vì vật giá leo thang. Chính phủ của thủ tướng Shigeru Ishiba tập trung vào các biện pháp hỗ trợ cho các gia đình có thu nhập thấp, trợ cấp cho tư nhân mua xăng dầu và để thanh toán hóa đơn tiền điện.

(AFP) – Donald Trump đề cử người thứ nhì giữ chức bộ trưởng Tư Pháp. Sau khi dân biểu bang Florida Matt Gaetz tuyên bố rút lui, tổng thống tân cử Mỹ hôm 21/11/2024 đề cử bà Pam Bondi, nguyên cựu chưởng lý Florida đứng đầu bộ Tư Pháp. Trong 20 năm, bà từng là chưởng lý tại Florida nên không bị chỉ trích là người thiếu kinh nghiệm như ông Gaetz. Pam Bondi là một trong nhữung luật sư của Donald Trump trong vụ Thượng Viện Mỹ năm 2020 khởi động thủ tục đòi truất phế tổng thống Trump. 

(AFP) – Anh Quốc : Lễ đăng quang của Vua Charles III tiêu tốn 72 triệu bảng từ ngân sách. Theo số liệu chính thức được công bố hôm qua, 21/11/2024, bộ Văn Hóa, Truyền thông và Thể Thao (DCMS) của Anh Quốc đã tiêu 50,3 triệu bảng cho lễ đăng quang. Bộ Nội Vụ đã chi 21,7 triệu dành để bảo đảm an ninh cho buổi lễ. Ngân sách tổng cộng hơn 72 triệu bảng đã gây tranh tại Anh Quốc, bị cho là lãng phí trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát. Những người phản đối chế độ quân chủ, cho rằng gia đình hoàng gia giàu có nên tự chi trả. Tuy nhiên, chính phủ Anh coi đây là « khoảnh khắc hiếm có », giúp củng cố bản sắc quốc gia, thu hút sự chú ý trên toàn thế giới.


***********

Pháp và Anh cam kết không để Putin « đạt được mục tiêu » tại Ukraina

Trọng Thành

Sau vụ Nga dùng tên lửa đạn đạo tấn công Ukraina, hôm qua, 21/11/2024, ngoại trưởng Pháp và Anh đồng ký tên vào một phát biểu chung, lên án nỗ lực của nhà cầm quyền Nga « hủy diệt kiến trúc an ninh (quốc tế) đã bảo đảm nền hòa bình kéo dài nhiều thế hệ », đưa thế giới trở lại kỉ nguyên lẽ phải thuộc về kẻ mạnh.

Đăng ngày:

3 phút

Trong bài phát biểu, đăng tải trên trang mạng báo Le Figaro, ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot và đồng nhiệm Anh David Lammy cam kết cùng các đồng minh « triển khai mọi nỗ lực cần thiết để giúp Ukraina có được vị thế thuận lợi nhất, nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng và bền vững ».

NATO tiếp tục hậu thuẫn Kiev 

Tối hôm qua, 21/11/2024, NATO ra một thông báo nhấn mạnh việc Nga sử dụng « tên lửa đạn đạo tầm trung » chống lại Ukraina « sẽ không làm thay đổi tiến trình xung đột cũng như quyết tâm của các đồng minh NATO hậu thuẫn Kiev ». AFP hôm nay 22/11, cho hay theo một số nguồn tin ngoại giao, NATO và Ukraina có cuộc họp cấp đại sứ tại Bruxelles vào ngày 26/11, để bàn về cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh của Nga, theo đề nghị của Kiev.

Về phản ứng từ Ukraina, thông tín viên Emmanuelle Chaze từ Kiev cho biết cụ thể :

« Ngày thứ Tư 20/11, nhiều sứ quán tại Kiev đóng cửa với thông báo đã nhận được thông tin về một cuộc oanh kích lớn và ngay tức khắc tại Ukraina. Việc Matxcơva hôm qua sử dụng một loại tên lửa mới để tấn công thành phố Dnipro dường như đã xác nhận các lo ngại này có cơ sở.

Tổng thống Ukraina lên án cuộc tấn công mới : ‘‘Hôm nay, kẻ láng giềng điên rồ của chúng ta một lần nữa đã cho thấy bộ mặt thật của mình, cho thấy nhà cầm quyền Nga sẵn sàng chà đạp lên phẩm giá, tự do và quyền sống của mọi người như thế nào, và cũng cho thấy họ sợ hãi đến mức nào, khi phải sử dụng các loại tên lửa mới như vậy.’’

Ukraina thoạt tiên nói đến việc Nga sử dụng một tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhưng giờ đây Kiev chỉ nói đến tên lửa tầm trung, tương tự như các đồng minh, trong khi chờ đợi thẩm định của các chuyên gia. 

Tổng thống Ukraina nói : Putin tìm kiếm vũ khí khắp nơi trên thế giới. Đôi lúc ở Iran, đôi lúc ở Bắc Triều Tiên, và giờ đây là tên lửa mới này, có các đặc tính giống với tên lửa liên lục địa, về các chỉ số như tốc độ, độ cao. Các điều tra vẫn đang diễn ra. Nhưng rõ ràng là Putin đang sử dụng Ukraina như một thao trường. Điều rõ ràng là ông ta sợ hãi khi chứng kiến cuộc sống bình thường đang diễn ra quanh mình, khi tất cả mọi người đơn giản là muốn sống có phẩm giá. 

Ngày 21/11 là ngày Tự Do và Phẩm Giá tại Ukraina, kỉ niệm các cuộc cách mạng 2004 và 2013, khi người dân nổi dậy chống lại sự cai trị của Nga. Bất chấp các cuộc tấn công gần như hàng ngày của Matxcơva, dân chúng tại đây không chấp nhận từ bỏ ước mơ về một nước Ukraina độc lập, hội nhập với châu Âu. »

Nga thông báo với Mỹ 30 phút trước cuộc tấn công

Theo phát ngôn viên của điện Kremlin, được báo chí Nga dẫn lại, Matxcơva đã thông báo với Washington 30 phút trước khi tiến hành cuộc oanh kích. Một phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Mỹ xác nhận là phía Mỹ đã được thông báo qua « các kênh giảm thiểu nguy cơ hạt nhân ».

Người phát ngôn của Nhà Trắng, Karine Jean-Pierre, cho biết « xem xét nghiêm túc » các đe dọa từ Nga, nhưng tái khẳng định Mỹ « không lý do gì » để thay đổi học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân của mình, sau khi Nga quyết định mở rộng các trường hợp cho phép sử dụng vũ khí nguyên tử.


**********

Sử dụng « tên lửa chiến lược » oanh kích Ukraina : Tín hiệu đe dọa mới của Nga nhắm vào châu Âu ?

Trong đêm hôm 20 qua ngày 21/11/2024, Matxcơva đã dùng tên lửa đạn đạo chiến lược, có thể mang được đầu đạn hạt nhân, tấn công Ukraina. Cùng với việc điều chỉnh học thuyết hạt nhân, mở rộng khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử trong xung đột, hành động nói trên của Nga rõ ràng là một bước leo thang mới trong cuộc đối đầu với phương Tây. Vậy mục tiêu của Nga là gì ?

Russian President Vladimir Putin makes a televised address, dedicated to a military conflict in Ukraine and in particular to Russia's launch of a hypersonic intermediate-range ballistic missile attack
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu với quốc dân, ngày 21/11/2024, từ điện Kremlin. via REUTERS - Vyacheslav Prokofyev
Quảng cáo

Hiện tại các chuyên gia quân sự tiếp tục tìm hiểu về loại vũ khí đã được điện Kremlin sử dụng để tấn công một địa điểm thuộc thành phố Dnipro, miền trung Ukraina. Một số chuyên gia nói đến loại tên lửa chiến lược tầm trung có tầm bắn hơn 5.500 km được cải biên. Trong bài phát biểu hôm qua, tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định đây là một « tên lửa đạn đạo tầm trung » (IRBM) đang trong giai đoạn thực nghiệm, mang tên « Orechnik ».

Lần đầu tiên một tên lửa đạn đạo được sử dụng trên chiến trường

Có một điều được giới quan sát coi như chắc chắn : Hỏa tiễn vừa được dùng để oanh kích là một tên lửa đạn đạo chiến lược, và đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một tên lửa chiến lược có thể mang đầu đạn hạt nhân được sử dụng để oanh kích đối phương. Theo chuyên gia Héloise Fayet, việc sử dụng tên lửa này « hoàn toàn không làm thay đổi đáng kể cục diện trên chiến trường », và những tên lửa loại này là rất đắt tiền và chắc chắn Nga không có nhiều. Vậy vì sao Nga dùng tên lửa đạn đạo chiến lược để tấn công Ukraina ?

Theo AFP, giới chuyên gia đều thống nhất ở một điểm : cuộc oanh kích này là một « thông điệp chính trị » gửi đến Kiev và các đồng minh phương Tây. Cuộc tấn công diễn ra ngay sau khi Kiev dùng các tên lửa chiến thuật tầm xa do Mỹ và Pháp, Anh viện trợ, với tầm bắn có thể lên đến 300 km, để tấn công một số mục tiêu trên đất Nga, điều vốn được Matxcơva coi như một « lằn ranh đỏ ».

Điện Kremlin ngay lập tức hứa hẹn trả đũa. Nga cho thấy cũng sẵn sàng vượt qua lằn ranh đỏ. Cuộc oanh kích bằng tên lửa đạn đạo chiến lược nói trên diễn ra ngay sau khi điện Kremlin chính thức sửa đổi học thuyết hạt nhân, cho phép Nga dùng vũ khí hạt nhân tấn công một quốc gia không có vũ khí hạt nhân bằng vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh quốc gia thù địch nói trên được một cường quốc hạt nhân hậu thuẫn, thách thức toàn vẹn lãnh thổ của Nga. Ngụ ý rõ ràng nhắm vào Ukraina và đồng minh.

Cuộc oanh kích nói trên để ngỏ khả năng là Matxcơva có thể « sẵn sàng cho mọi kịch bản », nếu phương Tây hậu thuẫn Kiev mạnh mẽ hơn về quân sự, như điều mà Putin tái khẳng định hôm qua. Cuộc oanh kích lần này được tiến hành với tên lửa chiến lược không mang đầu đạn hạt nhân, thì lần tới, không thể loại trừ là với đầu đạn hạt nhân.

Hỏa tiễn đạn đạo khoét sâu chia rẽ Mỹ và châu Âu

Theo một số chuyên gia, cảnh báo mới nói trên của Matxcơva không nhắm đến phương Tây nói chung, mà chủ yếu hướng đến châu Âu. Theo phỏng đoán của chuyên gia về rủi ro an ninh quốc tế Stéphane Audrand, Nga không muốn leo thang căng thẳng trực tiếp với Mỹ, mà mục tiêu chính là « gia tăng áp lực tối đa với châu Âu ». Cuộc tấn công diễn ra đúng vào lúc nước Mỹ chuẩn bị chuyển giao quyền lực.

Việc Trump lên nắm quyền có thể là một cơ hội vàng với Matxcơva, bởi tổng thống tân cử Mỹ thường được coi là người có chủ trương giảm bớt hậu thuẫn quân sự của Hoa Kỳ với châu Âu. Không có đủ hậu thuẫn của Mỹ, an ninh của châu Âu sẽ trở nên mong manh hơn bao giờ hết kể từ Thế Chiến Hai.

Dĩ nhiên, tại châu Âu có hai cường quốc hạt nhân là Pháp và Anh. Vấn đề là Paris và Luân Đôn có sẵn sàng dùng hệ thống răn đe hạt nhân của mình để bảo vệ châu Âu hay không ? Và các đồng minh châu Âu có sẵn sàng đóng góp vào hệ thống răn đe hạt nhân chung này hay không ? Từ rất lâu nay, vấn đề này vẫn được để ngỏ, và hiện chưa có nỗ lực đáng kể nào để mang lại giải pháp.

Phản ứng răn đe trước mắt của các cường quốc hạt nhân châu Âu

Để đáp trả lại tín hiệu đe dọa hạt nhân mới của Nga, ba cường quốc hạt nhân phương Tây, Mỹ, Anh và Pháp, được chờ đợi sẽ có các động thái « răn đe chiến lược » tương thích. Theo chuyên gia Stéphane Audrand, các phản ứng của các cường quốc hạt nhân phương Tây có thể ít được công chúng biết đến, nhưng đã mang lại hiệu quả.

Vào thời điểm khởi đầu cuộc xâm lăng Ukraina, tháng 2/2022, Matxcơva từng cho các tàu ngầm hạt nhân rời khỏi căn cứ. Ít tuần lễ sau, Pháp và Mỹ cũng làm tương tự để đáp trả. Rút cục Nga đã phải chọn giải pháp xuống thang, với việc đưa tàu về căn cứ. Chuyên gia Stéphane Audrand tin tưởng là một trong ba cường quốc hạt nhân phương Tây, hoặc cả ba sẽ có một tín hiệu như vậy trong thời gian tới để xác lập trở lại « thế cân bằng » về răn đe hạt nhân.


***********

Báo cáo: Ảnh vệ tinh cho thấy lượng dầu nhập khẩu của Triều Tiên từ Nga vượt quá giới hạn của LHQ


Bức ảnh do hãng thông tấn Sputnik công bố, Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa, bên trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (giữa, bên phải) đến thăm Sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Amur vào ngày 13/9/2023.
Bức ảnh do hãng thông tấn Sputnik công bố, Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa, bên trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (giữa, bên phải) đến thăm Sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Amur vào ngày 13/9/2023.

Triều Tiên có khả năng đã nhận được hơn 1 triệu thùng dầu từ Nga trong khoảng thời gian 8 tháng trong năm nay, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, theo phân tích hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nguồn mở có trụ sở tại Anh và hãng tin BBC công bố hôm 22/11.

Báo cáo được đăng trên trang web của nhóm nghiên cứu Trung tâm Nguồn mở nói rằng tàu chở dầu của Triều Tiên đã thực hiện hơn 40 chuyến thăm đến cảng Vostochny ở miền Viễn Đông của Nga kể từ tháng 3.

"Hàng chục hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, dữ liệu AIS (Hệ thống Nhận dạng Tự động) và hình ảnh do các phái bộ tuần tra hàng hải có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của Triều Tiên vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc công bố cho thấy tàu chở dầu của Triều Tiên liên tục chất hàng tại một nhà ga dầu ở cảng Vostochny của Nga", báo cáo cho biết, đồng thời nói thêm rằng Bộ Ngoại giao Nga đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Người phát ngôn của Liên Hợp Quốc đã không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận.

Theo Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA), Triều Tiên vẫn tiếp tục nhập khẩu bất hợp pháp các sản phẩm dầu mỏ tinh chế vi phạm các nghị quyết của cơ quan liên chính phủ lớn nhất thế giới này.

Đầu năm nay, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm mới nhằm ngăn chặn Triều Tiên mua dầu mỏ bất hợp pháp vì bế tắc tại HĐBA đã gây nghi ngờ về tương lai của các lệnh trừng phạt quốc tế.

Theo các hạn chế mà HĐBA áp đặt đối với Triều Tiên vì chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này, Bình Nhưỡng bị giới hạn nhập khẩu 500.000 thùng sản phẩm dầu tinh chế mỗi năm.

Bình Nhưỡng và Moscow đã tăng cường quan hệ ngoại giao và kinh tế trong những năm gần đây, đỉnh điểm là chuyến thăm Triều Tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6 khi các nhà lãnh đạo của hai nước nhất trí về một hiệp ước phòng thủ chung.

Hợp tác quân sự giữa hai nước đã vấp phải sự báo động của quốc tế, khi Washington, Kyiv và Seoul lên án Triều Tiên vì đã gửi thiết bị quân sự và hơn 10.000 quân đến Nga để hỗ trợ cuộc chiến xâm lược Ukraine.

Đặc phái viên của Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia cho biết vào tháng trước rằng tương tác quân sự của Nga với Triều Tiên không vi phạm luật pháp quốc tế.

Triều Tiên không thừa nhận đã triển khai quân đội tới Nga, nhưng nói rằng bất kỳ động thái nào như vậy đều đúng với luật pháp quốc tế.


************

Một Triều Tiên táo bạo đang chờ đợi chính quyền Trump


Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Đảo Sentosa ở Singapore, ngày 12/6/2018.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Đảo Sentosa ở Singapore, ngày 12/6/2018.

Trong thông điệp đầu tiên nhắm vào Washington kể từ cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 5/11, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã bày tỏ quyết tâm không lay chuyển trong việc theo đuổi vũ khí hạt nhân, các nhà phân tích Hoa Kỳ cho biết.

Tại một cuộc họp với các quan chức quân đội hôm 15/11, ông Kim đã thề sẽ tăng cường năng lực hạt nhân của đất nước mình “không giới hạn”, đồng thời lên án Washington về các chiến lược răn đe hạt nhân với Seoul.

“Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ không bao giờ thoát khỏi trách nhiệm là thủ phạm phá hủy hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên và khu vực”, ông Kim nói, theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên. “Nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết nhất đối với lực lượng vũ trang của chúng ta là chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh”.

Luận điệu hạt nhân

Ông Evans Revere, cựu quyền phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, diễn giải những phát biểu của ông Kim là một thông điệp gửi đến Tổng thống đắc cử Donald Trump, người mà ông đã gặp trực tiếp ba lần từ năm 2018 đến năm 2019.

“Ông Kim Jong Un đang nói rõ với Tổng thống đắc cử Trump rằng mọi thứ đã thay đổi kể từ các cuộc gặp trước đây của họ”, ông Revere nói với VOA vào ngày 19/11. “Bình Nhưỡng đã trở thành một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thực tế và sẽ không từ bỏ thanh kiếm báu, như họ từng gọi là vũ khí hạt nhân răn đe”.

Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Tổng thống Trump khi đó và nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên đã sụp đổ trong hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội vào tháng 2 năm 2019, sau khi ông Trump từ chối dỡ bỏ lệnh trừng phạt để đổi lấy lời đề nghị của ông Kim về việc tháo dỡ một cơ sở hạt nhân lớn. Kể từ đó, Bình Nhưỡng không hề chậm lại việc tăng cường năng lực hạt nhân của mình.

Trong một trong những động thái mới nhất, chỉ năm ngày trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ, chế độ Triều Tiên đã thử nghiệm một phi đạn đạn đạo xuyên lục địa mới có tên Hwasong-19 có khả năng vươn tới hầu hết lục địa Hoa Kỳ.

“Sau khi đã phát triển được một lực lượng răn đe đáng tin cậy, hoàn chỉnh với các hệ thống phóng tầm trung và tầm xa tinh vi, Triều Tiên muốn được chấp nhận hoặc ít nhất là được công nhận là một cường quốc hạt nhân”, ông Revere nói.

Ông Kim đang cố gắng nhắc nhở tổng thống Hoa Kỳ sắp nhậm chức rằng “cánh cửa phi hạt nhân hóa hiện đã đóng chặt và ông sẽ phải đối phó với một Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có ý định giữ lại kho vũ khí hạt nhân của mình”, ông Revere cho biết.

Ông Joseph DeTrani, cựu đặc phái viên Hoa Kỳ về các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa sáu bên với Triều Tiên, nói ông Kim vẫn muốn gặp ông Trump, nhưng các điều khoản lần này sẽ khác biệt đáng kể.

“Tôi nghĩ Kim Jong Un sẵn sàng đối thoại với chính quyền của Tổng thống đắc cử Trump, một khi được thành lập”, ông DeTrani nói với VOA qua email vào ngày 19/11.

Ông DeTrani cho biết ông Kim sẽ đến một hội nghị thượng đỉnh tiềm năng khác với ông Trump “từ một vị thế mạnh mẽ”, xét đến liên minh và hiệp ước quốc phòng của ông với Nga. Nga và Triều Tiên đã cam kết sẽ hỗ trợ nhau nếu bị tấn công.

Tuy nhiên, các chuyên gia khác cảnh báo không nên suy diễn quá sâu vào những gì ông Kim nói.

Liên minh mới

Ông Sydney Seiler, cựu sĩ quan tình báo quốc gia về Triều Tiên tại Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, cho biết những phát biểu mới nhất của ông Kim không cung cấp nhiều thông tin chi tiết về cách ông Kim có thể đối phó chính quyền Trump sắp tới.

“Kim Jong Un đang thăm dò những lợi ích có được khi trở thành thành viên tích cực của trục biến động: các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran đang tìm cách lật đổ trật tự dựa trên luật lệ hiện hành và biện minh cho việc sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu của họ”, ông Seiler nói với VOA hôm 19/11.

Ông Seiler cho biết ông Kim đã bắt đầu hưởng lợi từ sự hợp tác với Nga — tiền mặt, viện trợ lương thực và nhiên liệu, hỗ trợ vũ khí hủy diệt hàng loạt, khả năng thông thường và sự công nhận và chấp nhận ngoại giao về tình trạng hạt nhân của Triều Tiên.

“Tại sao ông ấy lại tìm đến ông Donald Trump khi ông ấy có những người bạn như ông Vladimir Putin cơ chứ?”

Vào tháng 6 năm nay, ông Kim và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện, trong đó kêu gọi Nga và Triều Tiên ngay lập tức hỗ trợ lẫn nhau về mặt quân sự nếu một trong hai bên bị một quốc gia thứ ba tấn công. Nga và Triều Tiên đã lần lượt phê chuẩn hiệp ước thành luật vào đầu tháng này.

Ông Gary Samore, cựu điều phối viên của Tòa Bạch Ốc về kiểm soát vũ khí và vũ khí hủy diệt hàng loạt, nói với VOA qua email vào ngày 19/11 rằng ông Kim không cần ông Trump hỗ trợ và nới lỏng các chế tài như trước đây vì liên minh mới của ông với ông Putin.

Ông Samore cho rằng một cuộc gặp Trump-Kim khác sẽ không nằm cao trong chương trình nghị sự của ông Trump.

“Các vấn đề chính sách đối ngoại hàng đầu của ông Trump sẽ là chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông và áp thuế đối với Trung Quốc”, ông nói. “Ngược lại, tình hình Triều Tiên khá ổn định và yên tĩnh, và không ai nghĩ rằng một hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim khác sẽ mang lại kết quả lớn”.

VOA hỏi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về thông điệp mới nhất của ông Kim đối với Hoa Kỳ nhưng không nhận được phản hồi vào thời điểm bài viết này được ấn hành.

Trong phản hồi cho VOA đầu tháng này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đã nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ Hàn Quốc khỏi bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào của Triều Tiên.

“Tổng thống Biden đã tái khẳng định cam kết răn đe mở rộng của Hoa Kỳ đối với Hàn Quốc bằng cách sử dụng toàn bộ các năng lực phòng thủ của Hoa Kỳ, bao gồm năng lực phòng thủ hạt nhân, thông thường và phi đạn, và rằng bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chống lại Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với phản ứng nhanh chóng, áp đảo và quyết liệt”, theo lời người phát ngôn.


.***********

Hàn Quốc: Nga cấp phi đạn phòng không để đổi lấy lính Triều Tiên


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi hiệp ước đối tác chiến lược vào ngày 19/6/2024 tại Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi hiệp ước đối tác chiến lược vào ngày 19/6/2024 tại Bình Nhưỡng.

Nga đã cung cấp phi đạn phòng không cho Triều Tiên để đổi lấy việc Triều Tiên triển khai quân đội hỗ trợ cuộc chiến của Moscow tại Ukraine, cố vấn an ninh hàng đầu của Seoul cho biết ngày 22/11.

Hoa Kỳ và Hàn Quốc tố cáo Triều Tiên gửi hơn 10.000 binh sĩ để giúp Nga chiến đấu với Ukraine. Các chuyên gia cho biết ông Kim Jong Un rất muốn có được công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm chiến đấu cho quân đội của mình để đổi lại.

Khi được hỏi Seoul tin rằng Bình Nhưỡng đã nhận được gì, cố vấn an ninh hàng đầu Shin Won-sik nói: “Người ta đã xác định rằng thiết bị và phi đạn phòng không nhằm mục đích củng cố hệ thống phòng không dễ bị tấn công của Bình Nhưỡng đã được chuyển đến Triều Tiên”.

Phát biểu với đài truyền hình địa phương SBS, ông Shin nói thêm rằng Triều Tiên đã nhận được “nhiều hình thức hỗ trợ kinh tế” và “sau vụ phóng thất bại vào ngày 27 tháng 5, Triều Tiên đã nghiên cứu công nghệ liên quan đến vệ tinh”.

Các chuyên gia trước đây đã nói rằng để trao đổi, Triều Tiên có thể muốn có được công nghệ quân sự, từ vệ tinh giám sát đến tàu ngầm, cũng như các đảm bảo an ninh có thể có từ Moscow.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một hiệp ước đối tác chiến lược vào tháng 6 năm nay, trong chuyến thăm của người đứng đầu Điện Kremlin.

Hiệp ước này ràng buộc cả hai quốc gia phải cung cấp hỗ trợ quân sự “không chậm trễ” trong trường hợp bên kia bị tấn công và hợp tác quốc tế để phản đối các chế tài của phương Tây.

Ông Putin ca ngợi thỏa thuận này là một “văn kiện đột phá”.

Các chuyên gia nói Bình Nhưỡng có thể sử dụng Ukraine như một phương tiện để điều chỉnh lại chính sách đối ngoại.

Theo các nhà phân tích, bằng cách gửi quân, Triều Tiên đang định vị mình trong nền kinh tế chiến tranh của Nga với tư cách là nhà cung cấp vũ khí, hỗ trợ quân sự và lao động -- có khả năng bỏ qua đồng minh truyền thống, nước láng giềng và đối tác thương mại chính của mình là Trung Quốc.

Họ cho biết Nga cũng có thể cung cấp cho Triều Tiên quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của mình, chẳng hạn như dầu mỏ và khí đốt.

Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son Hui gần đây đã đến thăm Moscow và cho biết đất nước của bà sẽ “kiên định sát cánh cùng các đồng chí Nga cho đến ngày chiến thắng”.

Bà gọi cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine là “cuộc đấu tranh thiêng liêng” và nói Bình Nhưỡng tin vào “sự lãnh đạo sáng suốt” của ông Putin.

Triều Tiên và Nga đang chịu nhiều chế tài của Liên hiêp quốc, lần lượt vì chương trình vũ khí hạt nhân của Kim Jong Un và vì cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine.

Khi được hỏi công khai về việc triển khai quân đội Triều Tiên vào tháng trước, ông Putin đã né tránh câu hỏi mà thay vào đó là chỉ trích sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine.

Triều Tiên vào tháng trước nói rằng bất kỳ đợt triển khai quân đội nào tới Nga đều sẽ là “hành động tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế”, nhưng không xác nhận rằng họ đã gửi quân.

Việc Triều Tiên triển khai quân đội đã dẫn đến sự thay đổi giọng điệu từ Seoul, nơi đã phản đối các lời kêu gọi gửi vũ khí sát thương tới Kyiv nhưng gần đây đã ám chỉ rằng họ có thể thay đổi chính sách lâu nay của mình.


**********

Putin: Nga sẽ tiếp tục bắn thử phi đạn siêu thanh mới trong chiến đấu


Ảnh do cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy một phi đạn liên lục địa được phóng từ một xe tải tại một địa điểm không tiết lộ của Nga.
Ảnh do cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy một phi đạn liên lục địa được phóng từ một xe tải tại một địa điểm không tiết lộ của Nga.

Tổng thống Vladimir Putin ngày 22/11 nói Nga sẽ tiếp tục thử nghiệm phi đạn siêu thanh Oreshnik mới trong chiến đấu và đã có một kho vũ khí sẵn sàng sử dụng.

Ông Putin đã phát biểu một ngày sau khi Nga lần đầu tiên bắn vũ khí tầm trung mới vào Ukraine, một bước đi mà ông cho biết là do Ukraine sử dụng phi đạn đạn đạo của Hoa Kỳ và phi đạn hành trình của Anh để tấn công Nga.

Nhà lãnh đạo Điện Kremlin mô tả lần đầu tiên sử dụng phi đạn là một cuộc thử nghiệm thành công và cho biết sẽ có thêm nhiều cuộc thử nghiệm nữa.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc thử nghiệm này, bao gồm cả trong điều kiện chiến đấu, tùy thuộc vào tình hình và bản chất của các mối đe dọa an ninh được tạo ra đối với Nga”, ông nói trong các bình luận trên truyền hình với các quan chức quốc phòng và các nhà phát triển phi đạn.

“Hơn nữa, chúng tôi có một kho các sản phẩm như vậy, một kho các hệ thống như vậy đã sẵn sàng sử dụng”.

Phi đạn tầm trung có tầm bắn từ 3.000-5.500 km, cho phép chúng tấn công bất cứ nơi nào ở châu Âu hoặc miền tây Hoa Kỳ từ Nga.

Các chuyên gia an ninh cho biết tính năng mới lạ của phi đạn Oreshnik là nó mang theo nhiều đầu đạn có khả năng tấn công đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau - điều thường liên quan đến phi đạn đạn đạo xuyên lục địa tầm xa được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân.

Ukraine cho biết phi đạn Nga đạt tốc độ tối đa hơn 13.000 km/giờ và mất khoảng 15 phút để đến mục tiêu kể từ khi phóng.

Việc phóng phi đạn là một phần của sự gia tăng căng thẳng mạnh mẽ trong tuần này khi cả Ukraine và Nga đều tấn công lãnh thổ của nhau bằng vũ khí ngày càng mạnh.

Moscow cho biết bằng cách bật đèn xanh cho Ukraine bắn phi đạn phương Tây sâu bên trong nước Nga, Hoa Kỳ và các đồng minh đang tham gia vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga. Hôm 19/11, ông Putin đã phê duyệt những thay đổi chính sách nhằm hạ thấp ngưỡng cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường.

Leo thang nghiêm trọng

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói việc Nga sử dụng phi đạn mới này là “một sự leo thang rõ ràng và nghiêm trọng” trong cuộc chiến và kêu gọi lên án mạnh mẽ trên toàn thế giới. Ông cho biết Ukraine đang nghiên cứu phát triển các loại phòng không mới để chống lại “những nguy cơ mới”.

Điện Kremlin nói việc bắn Oreshnik là lời cảnh báo với phương Tây về việc không nên thực hiện thêm các hành động và quyết định “liều lĩnh” để ủng hộ Ukraine.

Phi đạn Oreshnik được bắn với đầu đạn thông thường chứ không phải đầu đạn hạt nhân. Ông Putin cho biết đây không phải là vũ khí hạt nhân chiến lược nhưng sức mạnh tấn công và độ chính xác của nó có nghĩa là tác động của nó sẽ tương đương, “đặc biệt là khi được sử dụng với số nhiều và kết hợp với các hệ thống tầm xa có độ chính xác cao khác”.

Ông nói phi đạn này không thể bị kẻ thù bắn hạ.

“Tôi sẽ nói thêm rằng hiện nay trên thế giới không có biện pháp đối phó với một phi đạn như vậy, không có phương tiện nào để đánh chặn nó. Và tôi sẽ nhấn mạnh một lần nữa rằng chúng tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm hệ thống mới nhất này. Cần phải sản xuất hàng loạt”, ông nói.

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy ngày 22/11 tuyên bố Ukraine đang nỗ lực phát triển các loại phòng không mới để chống lại “những nguy cơ mới” từ Nga.

Trong bài phát biểu qua video vào buổi tối, ông Zelenskyy cho biết việc thử nghiệm một loại vũ khí mới nhằm mục đích khủng bố ở một quốc gia khác là một “tội ác quốc tế”.

“Khi ai đó bắt đầu sử dụng các quốc gia khác không chỉ để khủng bố mà còn để thử nghiệm phi đạn mới của họ thông qua các hành động khủng bố, thì đây rõ ràng là một tội ác quốc tế”.

Ông Zelenskyy kêu gọi người dân Ukraine cảnh giác trước các cuộc tấn công liên tục của Nga.

“Không có cách nào khác trong chiến tranh”, ông nói. “Chúng ta phải nhận thức rằng ‘đồng chí’ Putin sẽ tiếp tục cố gắng đe dọa chúng ta. Đó là cách ông ta xây dựng toàn bộ quyền lực của mình”.


***********

Triều Tiên gửi quân giúp Nga gây hại cho nỗ lực cân bằng của Trung Quốc


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, phải, bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bình Nhưỡng. (Ảnh do hãng tin KCNA của Triều Tiên công bố ngày 21/6/2019.)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, phải, bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bình Nhưỡng. (Ảnh do hãng tin KCNA của Triều Tiên công bố ngày 21/6/2019.)

Một số đối tác thương mại hàng đầu của Bắc Kinh đang thúc giục Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hành động nhiều hơn nữa để gây sức ép buộc Triều Tiên dừng hoặc đảo ngược việc triển khai quân đội tới Nga, nơi có hơn 10.000 binh lính Triều Tiên đã ra tiền tuyến trong cuộc chiến chống lại Ukraine.

Những lời kêu gọi tại hai hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tuần trước ở Brazil và Peru phản ánh tình thế khó xử mà nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt khi ông cố gắng cân bằng một cách tinh tế giữa Nga và phương Tây.

Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Brazil Luis Inacio Lula da Silva tại Brasilia vào ngày 21/11, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi tập hợp “nhiều tiếng nói hòa bình hơn” ở Ukraine. Ông thúc đẩy một sự đồng thuận sáu điểm về Ukraine do Trung Quốc và Brazil đưa ra lần đầu tiên vào tháng 5 năm nay, trong đó nhấn mạnh đến đối thoại và đàm phán dẫn đến một giải pháp chính trị.

Trước cuộc gặp song phương tại thủ đô Brazil, các nhà lãnh đạo thế giới bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rio de Janeiro và hội nghị thượng đỉnh APEC ở Lima, Peru, nói với ông Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh cần thuyết phục Triều Tiên ngừng gửi thêm quân sang chiến đấu cho Nga.

Thủ tướng Đức Olaf Scholtz đã cảnh báo ông Tập Cận Bình vào ngày 19/11 tại G20 rằng việc triển khai quân đội Triều Tiên để chiến đấu chống lại Ukraine đồng nghĩa với việc leo thang chiến tranh.

Tuần trước, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã yêu cầu ông Tập Cận Bình tại APEC đóng vai trò “xây dựng” trong việc thúc đẩy mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Triều Tiên và Nga. Ông Yoon đã tận dụng các cuộc họp toàn cầu như một cơ hội để củng cố sự lên án của phương Tây đối với mối quan hệ quân sự Bình Nhưỡng-Moscow.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng nói với ông Tập tại APEC rằng Bắc Kinh có ảnh hưởng và năng lực ngăn chặn xung đột Ukraine mở rộng thông qua sự hiện diện của nhiều binh lính Triều Tiên hơn, cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết tại một cuộc họp báo vào ngày 17/11.

Ông Biden chỉ ra lập trường của Trung Quốc kêu gọi hạ nhiệt xung đột và cho biết sự hiện diện của quân đội Triều Tiên đi ngược lại lập trường đó.

Hành động cân bằng

Trung Quốc đã miễn cưỡng chỉ trích nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vì đã cung cấp quân đội và đạn dược để hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã cảnh báo vào ngày 19/11 rằng Triều Tiên có thể triển khai tới 100.000 quân và Hoa Kỳ ước tính rằng khoảng 11.000 quân Triều Tiên đã được huy động ở khu vực biên giới Kursk của Nga.

“Bắc Kinh hiện đang thấy mình trong một tình huống khó khăn”, bà Patricia Kim, một thành viên của Viện Brookings, nơi bà lãnh đạo Dự án Trung Quốc Toàn cầu, nói.

“Thật khó chịu khi Triều Tiên ngày càng hợp tác quân sự với Nga, mở rộng sang cả chiến trường Ukraine. Ông Putin hiện đang mang ơn ông Kim, và điều này có thể khiến Bình Nhưỡng mạnh dạn có các hành vi mạo hiểm trong nước vốn có thể gây ra tác động tiêu cực đến Trung Quốc”, bà nói với VOA.

“Đồng thời, Bắc Kinh tin rằng họ không thể để Bình Nhưỡng hoặc Moscow xa lánh, đặc biệt là khi khả năng xảy ra đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng tăng khi [Tổng thống đắc cử Donald Trump] trở lại nắm quyền”, bà nói.

Mặc dù có sự khó chịu, nhưng không có khả năng ông Tập Cận Bình sẽ đối đầu với Moscow hay Bình Nhưỡng về việc gửi thêm quân đội Triều Tiên, bà Bonnie Glaser, giám đốc điều hành chương trình Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ cho biết.

Bà Glaser cho rằng Trung Quốc ít quan tâm đến quân đội Triều Tiên ở Nga hơn là về phản ứng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể “ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của Trung Quốc”.

Ông Lưu Bằng Vũ, phát ngôn viên của Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington, nói với VOA hôm 20/11 rằng lập trường của Trung Quốc đối với cả Ukraine và Bán đảo Triều Tiên vẫn “kiên định” và Bắc Kinh đã “nỗ lực hướng tới việc hạ nhiệt tình hình” ở Ukraine.

Trong khi im lặng về quân đội Triều Tiên, Trung Quốc bị cáo buộc cung cấp hàng hóa sử dụng kép mà Nga cần để sản xuất vũ khí. Liên hiệp châu Âu cũng đã cảnh báo Bắc Kinh rằng máy bay không người lái tấn công mà Nga đang sản xuất tại tỉnh Tân Cương của Trung Quốc sẽ gây ra hậu quả.

Trung Quốc đã cố gắng hỗ trợ cuộc chiến của Nga ở Ukraine mà không làm phương Tây tức giận vì lo ngại về bất kỳ phản ứng kinh tế nào có thể gây ra — bao gồm các hạn chế thương mại và các chế tài có thể làm suy yếu thêm nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước này, các nhà phân tích nói.

“Trung Quốc rất giỏi trong việc đóng vai trò” mơ hồ này, “với lịch sử không liên kết của mình, trong khi biết rằng nền kinh tế của mình phụ thuộc vào mối quan hệ thương mại tốt với Hoa Kỳ và EU”, ông Joseph DeTrani, người từng là đặc phái viên cho các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa sáu bên bao gồm cả Triều Tiên và Trung Quốc, từ năm 2003 đến năm 2006, cho biết.

“Trung Quốc dường như lưỡng lự không muốn sử dụng đòn bẩy hạn chế của mình với Triều Tiên một phần là do căng thẳng trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc”, ông nói.

Đồng thời, ông DeTrani cho biết, chủ tịch Trung Quốc sẽ không công khai ủng hộ cuộc chiến của Nga vì sợ rằng điều đó sẽ làm suy yếu uy tín của chính phủ ông với Nam Bán cầu, nơi ông Tập Cận Bình đang cố gắng “chứng minh rằng hệ thống quản lý của Trung Quốc vượt trội hơn nhiều so với nền dân chủ tự do ở Hoa Kỳ”.

Vào tháng 10, Hoa Kỳ đã trừng phạt các công ty Trung Quốc vì trực tiếp giúp Nga chế tạo máy bay không người lái tấn công tầm xa. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thúc giục Hoa Kỳ ngừng sử dụng vấn đề Ukraine để “bôi nhọ hoặc gây áp lực” lên Trung Quốc.

Liên kết chống lại Hoa Kỳ

Ông Richard Weitz, nghiên cứu viên cao cấp và giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị-Quân sự tại Viện Hudson, cho biết Trung Quốc coi quan hệ đối tác với Nga quan trọng hơn bất kỳ bất đồng nào mà họ có về Triều Tiên.

Trung Quốc không “muốn gây hấn với Nga” về vấn đề Triều Tiên, ông nói.

“Bất chấp những bất đồng của họ về các vấn đề cụ thể”, bao gồm cả Triều Tiên, “về cơ bản họ liên kết trên toàn cầu chống lại Hoa Kỳ và trật tự phương Tây. Vì vậy, họ sẽ không để những bất đồng cụ thể này về các vấn đề hẹp hơn cản trở sự liên kết toàn cầu đó”, ông Weitz nói.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết tại một cuộc họp với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil vào ngày 18/11 rằng Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Nga trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, theo hãng thông tấn Nga TASS.

Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường phối hợp chính sách đối ngoại giữa Moscow và Bắc Kinh tại các tổ chức quốc tế, bao gồm Liên hiệp quốc, BRICS và G20, Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm 19/11.

“Bằng cách không lên án hành động xâm lược của Nga, Trung Quốc đã vứt bỏ mọi tuyên bố trung lập”, ông John Erath, giám đốc chính sách cấp cao tại Trung tâm Kiểm soát vũ khí và Không phổ biến vũ khí hạt nhân, nói.

“Tuy nhiên, không có khả năng Bắc Kinh tin rằng hợp tác quân sự Nga-Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên [Triều Tiên] là có lợi cho mình. Nếu như Trung Quốc đã phản đối mối quan hệ đối tác này, thì chuyện đó dường như không gây nhiều ảnh hưởng đến ông Putin hoặc ông Kim.”


***********

Tin tức thế giới 23-11: Ông Putin tuyên bố sản xuất thêm tên lửa Oreshnik vì thấy hiệu quả

Ukraine 'lo sốt vó' vì tên lửa Oreshnik, Tổng thống Nga ra tuyên bố mới; Mỹ hạn chế nhập khẩu từ hàng chục công ty ở Trung Quốc... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 23-11.


Tin tức thế giới 23-11: Ông Zelensky lo Nga nổi 'cơn điên', kêu đồng minh giúp đỡ - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AFP, REUTERS

Ukraine "lo sốt vó" vì tên lửa Oreshnik, ông Putin ra tuyên bố mới

Ngày 22-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ tiến hành thêm nhiều cuộc thử nghiệm với loại tên lửa siêu vượt âm mới mà nước này vừa phóng vào vào Ukraine, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi đồng minh cung cấp các hệ thống phòng không đã nâng cấp để ứng phó với mối đe dọa mới, theo Hãng tin AFP.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc thử nghiệm này, gồm cả trong điều kiện chiến đấu, tùy thuộc vào tình hình và bản chất của các mối đe dọa an ninh đối với Nga" - Tổng thống Putin nói trong cuộc họp với các chỉ huy quân đội được phát qua truyền hình ngày 22-11, một ngày sau khi Nga phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung mới Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine.

Ông nói thêm Nga cũng sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt vũ khí mới này. Các chuyên gia cho rằng tên lửa Oreshnik bay với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh và có thể tấn công mục tiêu cách xa tới 5.500 km.

  • Tin tức thế giới 23-11: Ông Zelensky nói Nga nổi 'cơn điên', kêu đồng minh giúp đỡ - Ảnh 2.

Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói Kiev đang tìm kiếm các hệ thống phòng không đã nâng cấp từ đồng minh để ứng phó với mối đe dọa mới.

Gọi cuộc tấn công bằng tên lửa Oreshnik là "cơn điên mới nhất của Nga", ông Zelensky thúc giục các đồng minh của Ukraine tăng cường cung cấp hệ thống phòng không. "Bất kể mối đe dọa tên lửa của Nga là gì, thì cũng không thể phớt lờ, đặc biệt là khi quân đội Ukraine đang ở thế phòng thủ" - ông nói ngày 22-11.

Ngày 22-11, Quốc hội Ukraine đã đóng cửa trong ngày vì lo ngại Nga sẽ gia tăng tấn công tên lửa.

Việc đưa loại vũ khí mới vào chiến trường đã làm gia tăng thêm căng thẳng. Ngày 22-11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục kêu gọi các bên trong cuộc xung đột "bình tĩnh" và "kiềm chế", sau khi Nga xác nhận đã phóng loại tên lửa đạn đạo mới.

Mỹ hạn chế nhập khẩu thực phẩm, kim loại từ nhiều công ty Trung Quốc

Ngày 22-11, Mỹ thông báo sẽ cấm nhập khẩu hàng hóa từ hàng chục công ty có trụ sở tại Trung Quốc, từ các doanh nghiệp trong ngành kim loại đến thực phẩm, với lý do lo ngại về lao động cưỡng bức, theo Hãng tin AFP.

Có khoảng 30 thực thể bị thêm vào danh sách hạn chế, đồng nghĩa hàng hóa do các công ty này sản xuất (sản xuất toàn bộ hoặc một phần) sẽ bị hạn chế nhập khẩu vào Mỹ. Theo Bộ An ninh nội địa Mỹ, con số này nâng tổng số thực thể nằm trong danh sách đến nay lên 107.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ

Theo TTXVN, ngày 22-11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox), trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.

WHO cho biết quyết định này dựa trên 3 yếu tố chính: số ca nhiễm tăng và tiếp tục lan rộng về mặt địa lý, những thách thức trong công tác phòng chống dịch tại hiện trường, cũng như nhu cầu thiết lập và duy trì phản ứng đồng bộ giữa các quốc gia và đối tác.

4 nhân viên gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Lebanon bị thương do rocket

Theo Hãng tin AFP, ngày 22-11, giới chức Ý cho biết 4 nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc đến từ Ý đã bị thương do rocket của nhóm vũ trang Hezbollah phóng tại Lebanon.

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni bày tỏ "phẫn nộ và quan ngại sâu sắc" về "các cuộc tấn công mới mà trụ sở Lực lượng lâm thời Liên Hiệp Quốc tại Lebanon (UNIFIL) ở miền nam Lebanon phải hứng chịu".

Tin tức thế giới 23-11: Ông Zelensky nói Nga nổi 'cơn điên', kêu đồng minh giúp đỡ - Ảnh 3.

Xe của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc di chuyển trên một con phố trong bối cảnh giao tranh giữa Hezbollah - Israel. Ảnh chụp tại Marjayoun, gần biên giới với Israel ở miền nam Lebanon ngày 19-11 - Ảnh: REUTERS

"Những cuộc tấn công này là không thể chấp nhận được" - bà nói, đồng thời kêu gọi "các bên trên thực địa phải mọi lúc đảm bảo sự an toàn của nhân viên UNIFIL và hợp tác để nhanh chóng xác định những kẻ chịu trách nhiệm".

Bà Meloni không đổ lỗi cho bên nào, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto nói các rocket này "do Hezbollah phóng" và kêu gọi Israel cũng như Lebanon bảo vệ trụ sở UNIFIL.

Các bệnh viện ở Gaza sắp hết nhiên liệu

Ngày 22-11, Cơ quan Y tế tại Dải Gaza cảnh báo các bệnh viện tại dải đất này chỉ còn đủ nhiên liệu cho hai ngày nữa trước khi phải hạn chế các dịch vụ. Trước đó, Liên Hiệp Quốc nói việc cung cấp viện trợ cho Gaza đang bị tê liệt.

Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khác đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về tình hình nhân đạo tại đây, đặc biệt ở phía bắc Gaza, giữa lúc Israel tiếp tục các cuộc tấn công.Ông Muhannad Hadi, điều phối viên nhân đạo của Liên Hiệp Quốc phụ trách các vùng lãnh thổ Palestine, chỉ ra: "Việc cung cấp viện trợ quan trọng trên khắp Gaza, bao gồm thực phẩm, nước, nhiên liệu và vật tư y tế, đang bị đình trệ". Ông nói trong hơn 6 tuần, chính quyền Israel "đã cấm hoạt động nhập khẩu thương mại" và đã xảy ra nhiều vụ "cướp bóc có vũ trang" nhắm vào các đoàn xe viện trợ.

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ

Theo TTXVN, các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.

Singulair đã trở thành sản phẩm bán chạy của Merck kể từ khi ra mắt vào năm 1998, với lời quảng cáo cho rằng tác dụng phụ của thuốc không đáng kể và không gây ảnh hưởng nhiều đến não bộ.

Tuy nhiên, kể từ năm 2019, hàng ngàn báo cáo về các vấn đề tâm lý nghiêm trọng, bao gồm nhiều vụ tự tử, đã được ghi nhận từ bệnh nhân sử dụng thuốc này.

Mặc dù các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành và chưa có kết luận chính thức, các chuyên gia cho rằng dữ liệu mới củng cố các báo cáo về tác dụng phụ của thuốc.

Ngựa thuần chủng

Tin tức thế giới 23-11: - Ảnh 1.

Một con ngựa Tây Ban Nha thuần chủng tại Triển lãm ngựa quốc tế Sicab 2024 tổ chức tại thành phố Seville hôm 21-11. Sicab là sự kiện cưỡi ngựa thuần chủng Tây Ban Nha lớn nhất thế giới - Ảnh: AFP


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 23 - 11 -2024:

xxx

HoaLuc 7
*************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

4 phút

(AFP) – Quốc Hội Ukraina hủy một phiên họp vì lo ngại Nga tấn công. Phiên họp dự trù diễn ra hôm nay, 22/11/2024, với sự tham gia của nhiều thành viên chính phủ Ukraina. Theo một nghị sĩ, có những dấu hiệu nguy cơ Nga gia tăng tấn công vào trung tâm Kiev, nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan chính phủ như Quốc Hội, Ngân Hàng Trung Ương Ukraina. 

(AFP) – Nga cần di dân để đối phó với dân số giảm. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Nga Ria Novosti được công bố hôm nay, 22/11/2024, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố « cần dân nhập cư », vì « chúng ta sống trong một quốc gia lớn nhất thế giới, nhưng lại thiếu dân cư. » Vào năm 2023, tỷ lệ sinh ở Nga là 1,45 trẻ đối với một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Hôm 12/11 vừa qua, Nga cũng đã thông qua một luật, cấm quảng bá lối sống « không sinh con ».

(AFP) – Seoul khẳng định : Nga cung cấp tên lửa phòng không cho Bắc Triều Tiên. Giám đốc an ninh quốc gia Hàn Quốc Shin Won Sik trả lời đài truyền hình SBS sáng nay 22/11/2024 cho biết Nga đã cung cấp thiết bị và tên lửa phòng không cho Bình Nhưỡng để đổi lấy việc Bắc Triều Tiên huy động quân sang tiếp sức với Matxcơva trong cuộc chiến Ukraina. Ngoài ra Nga còn cung cấp dầu hỏa và khí đốt cho Bắc Triều Tiên. 

(AFP) – Kazakhstan tăng cường an ninh. Tổng thống Kassym Jomar Tokaev sáng nay 22/11/2024 ra lệnh cho quân đội « khẩn trương ban hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ các cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự ». Quyết định được đưa ra sau khi Nga bắn tên lửa đạn đạo siêu thanh Orechnik vào lãnh thổ Ukraina. Tổng thống Vladimir Putin dự trù viếng thăm thủ đô Astana vào ngày Thứ Tư 27/11/2024. Nga và Kazakhstan có hơn 7500 km đường biên giới chung.

(AFP) – 6 du khách nước ngoài bỏ mạng ở Lào vì ngộ độc rượu pha methanol. Một nhóm du khách gồm khoảng hơn chục người, mang quốc tịch Mỹ, Anh, Úc,…, đã bị ốm từ ngày 12/11 sau khi uống rượu được cho là có pha methanol tại một cơ sở du lịch ở Vang Vieng, phía bắc Lào, dường như do một người Việt quản lý đã bị câu lưu. Các bệnh nhân được chuyển đến một bệnh viện ở Thái Lan để điều trị. Hôm nay, 22/11/2024, một du khách người Úc vừa tử vong, nâng tổng số nạn nhận bỏ mạng lên thành 6 người. Chính quyền Úc đã đề nghị Lào thực hiện một cuộc điều tra « hoàn chỉnh » và « minh bạch » về vụ việc.

(AFP) – Chính phủ Nhật thông qua gói kích cầu 136 tỷ euro để bơm thêm mãi lực cho người dân. Để có hiệu lực, quyết định này còn phải được Hạ Viện Nhật Bản thông qua. Gói kích cầu nói trên nhằm xoa dịu công luận bất bình vì vật giá leo thang. Chính phủ của thủ tướng Shigeru Ishiba tập trung vào các biện pháp hỗ trợ cho các gia đình có thu nhập thấp, trợ cấp cho tư nhân mua xăng dầu và để thanh toán hóa đơn tiền điện.

(AFP) – Donald Trump đề cử người thứ nhì giữ chức bộ trưởng Tư Pháp. Sau khi dân biểu bang Florida Matt Gaetz tuyên bố rút lui, tổng thống tân cử Mỹ hôm 21/11/2024 đề cử bà Pam Bondi, nguyên cựu chưởng lý Florida đứng đầu bộ Tư Pháp. Trong 20 năm, bà từng là chưởng lý tại Florida nên không bị chỉ trích là người thiếu kinh nghiệm như ông Gaetz. Pam Bondi là một trong nhữung luật sư của Donald Trump trong vụ Thượng Viện Mỹ năm 2020 khởi động thủ tục đòi truất phế tổng thống Trump. 

(AFP) – Anh Quốc : Lễ đăng quang của Vua Charles III tiêu tốn 72 triệu bảng từ ngân sách. Theo số liệu chính thức được công bố hôm qua, 21/11/2024, bộ Văn Hóa, Truyền thông và Thể Thao (DCMS) của Anh Quốc đã tiêu 50,3 triệu bảng cho lễ đăng quang. Bộ Nội Vụ đã chi 21,7 triệu dành để bảo đảm an ninh cho buổi lễ. Ngân sách tổng cộng hơn 72 triệu bảng đã gây tranh tại Anh Quốc, bị cho là lãng phí trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát. Những người phản đối chế độ quân chủ, cho rằng gia đình hoàng gia giàu có nên tự chi trả. Tuy nhiên, chính phủ Anh coi đây là « khoảnh khắc hiếm có », giúp củng cố bản sắc quốc gia, thu hút sự chú ý trên toàn thế giới.


***********

Pháp và Anh cam kết không để Putin « đạt được mục tiêu » tại Ukraina

Trọng Thành

Sau vụ Nga dùng tên lửa đạn đạo tấn công Ukraina, hôm qua, 21/11/2024, ngoại trưởng Pháp và Anh đồng ký tên vào một phát biểu chung, lên án nỗ lực của nhà cầm quyền Nga « hủy diệt kiến trúc an ninh (quốc tế) đã bảo đảm nền hòa bình kéo dài nhiều thế hệ », đưa thế giới trở lại kỉ nguyên lẽ phải thuộc về kẻ mạnh.

Đăng ngày:

3 phút

Trong bài phát biểu, đăng tải trên trang mạng báo Le Figaro, ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot và đồng nhiệm Anh David Lammy cam kết cùng các đồng minh « triển khai mọi nỗ lực cần thiết để giúp Ukraina có được vị thế thuận lợi nhất, nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng và bền vững ».

NATO tiếp tục hậu thuẫn Kiev 

Tối hôm qua, 21/11/2024, NATO ra một thông báo nhấn mạnh việc Nga sử dụng « tên lửa đạn đạo tầm trung » chống lại Ukraina « sẽ không làm thay đổi tiến trình xung đột cũng như quyết tâm của các đồng minh NATO hậu thuẫn Kiev ». AFP hôm nay 22/11, cho hay theo một số nguồn tin ngoại giao, NATO và Ukraina có cuộc họp cấp đại sứ tại Bruxelles vào ngày 26/11, để bàn về cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh của Nga, theo đề nghị của Kiev.

Về phản ứng từ Ukraina, thông tín viên Emmanuelle Chaze từ Kiev cho biết cụ thể :

« Ngày thứ Tư 20/11, nhiều sứ quán tại Kiev đóng cửa với thông báo đã nhận được thông tin về một cuộc oanh kích lớn và ngay tức khắc tại Ukraina. Việc Matxcơva hôm qua sử dụng một loại tên lửa mới để tấn công thành phố Dnipro dường như đã xác nhận các lo ngại này có cơ sở.

Tổng thống Ukraina lên án cuộc tấn công mới : ‘‘Hôm nay, kẻ láng giềng điên rồ của chúng ta một lần nữa đã cho thấy bộ mặt thật của mình, cho thấy nhà cầm quyền Nga sẵn sàng chà đạp lên phẩm giá, tự do và quyền sống của mọi người như thế nào, và cũng cho thấy họ sợ hãi đến mức nào, khi phải sử dụng các loại tên lửa mới như vậy.’’

Ukraina thoạt tiên nói đến việc Nga sử dụng một tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhưng giờ đây Kiev chỉ nói đến tên lửa tầm trung, tương tự như các đồng minh, trong khi chờ đợi thẩm định của các chuyên gia. 

Tổng thống Ukraina nói : Putin tìm kiếm vũ khí khắp nơi trên thế giới. Đôi lúc ở Iran, đôi lúc ở Bắc Triều Tiên, và giờ đây là tên lửa mới này, có các đặc tính giống với tên lửa liên lục địa, về các chỉ số như tốc độ, độ cao. Các điều tra vẫn đang diễn ra. Nhưng rõ ràng là Putin đang sử dụng Ukraina như một thao trường. Điều rõ ràng là ông ta sợ hãi khi chứng kiến cuộc sống bình thường đang diễn ra quanh mình, khi tất cả mọi người đơn giản là muốn sống có phẩm giá. 

Ngày 21/11 là ngày Tự Do và Phẩm Giá tại Ukraina, kỉ niệm các cuộc cách mạng 2004 và 2013, khi người dân nổi dậy chống lại sự cai trị của Nga. Bất chấp các cuộc tấn công gần như hàng ngày của Matxcơva, dân chúng tại đây không chấp nhận từ bỏ ước mơ về một nước Ukraina độc lập, hội nhập với châu Âu. »

Nga thông báo với Mỹ 30 phút trước cuộc tấn công

Theo phát ngôn viên của điện Kremlin, được báo chí Nga dẫn lại, Matxcơva đã thông báo với Washington 30 phút trước khi tiến hành cuộc oanh kích. Một phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Mỹ xác nhận là phía Mỹ đã được thông báo qua « các kênh giảm thiểu nguy cơ hạt nhân ».

Người phát ngôn của Nhà Trắng, Karine Jean-Pierre, cho biết « xem xét nghiêm túc » các đe dọa từ Nga, nhưng tái khẳng định Mỹ « không lý do gì » để thay đổi học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân của mình, sau khi Nga quyết định mở rộng các trường hợp cho phép sử dụng vũ khí nguyên tử.


**********

Sử dụng « tên lửa chiến lược » oanh kích Ukraina : Tín hiệu đe dọa mới của Nga nhắm vào châu Âu ?

Trong đêm hôm 20 qua ngày 21/11/2024, Matxcơva đã dùng tên lửa đạn đạo chiến lược, có thể mang được đầu đạn hạt nhân, tấn công Ukraina. Cùng với việc điều chỉnh học thuyết hạt nhân, mở rộng khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử trong xung đột, hành động nói trên của Nga rõ ràng là một bước leo thang mới trong cuộc đối đầu với phương Tây. Vậy mục tiêu của Nga là gì ?

Russian President Vladimir Putin makes a televised address, dedicated to a military conflict in Ukraine and in particular to Russia's launch of a hypersonic intermediate-range ballistic missile attack
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu với quốc dân, ngày 21/11/2024, từ điện Kremlin. via REUTERS - Vyacheslav Prokofyev
Quảng cáo

Hiện tại các chuyên gia quân sự tiếp tục tìm hiểu về loại vũ khí đã được điện Kremlin sử dụng để tấn công một địa điểm thuộc thành phố Dnipro, miền trung Ukraina. Một số chuyên gia nói đến loại tên lửa chiến lược tầm trung có tầm bắn hơn 5.500 km được cải biên. Trong bài phát biểu hôm qua, tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định đây là một « tên lửa đạn đạo tầm trung » (IRBM) đang trong giai đoạn thực nghiệm, mang tên « Orechnik ».

Lần đầu tiên một tên lửa đạn đạo được sử dụng trên chiến trường

Có một điều được giới quan sát coi như chắc chắn : Hỏa tiễn vừa được dùng để oanh kích là một tên lửa đạn đạo chiến lược, và đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một tên lửa chiến lược có thể mang đầu đạn hạt nhân được sử dụng để oanh kích đối phương. Theo chuyên gia Héloise Fayet, việc sử dụng tên lửa này « hoàn toàn không làm thay đổi đáng kể cục diện trên chiến trường », và những tên lửa loại này là rất đắt tiền và chắc chắn Nga không có nhiều. Vậy vì sao Nga dùng tên lửa đạn đạo chiến lược để tấn công Ukraina ?

Theo AFP, giới chuyên gia đều thống nhất ở một điểm : cuộc oanh kích này là một « thông điệp chính trị » gửi đến Kiev và các đồng minh phương Tây. Cuộc tấn công diễn ra ngay sau khi Kiev dùng các tên lửa chiến thuật tầm xa do Mỹ và Pháp, Anh viện trợ, với tầm bắn có thể lên đến 300 km, để tấn công một số mục tiêu trên đất Nga, điều vốn được Matxcơva coi như một « lằn ranh đỏ ».

Điện Kremlin ngay lập tức hứa hẹn trả đũa. Nga cho thấy cũng sẵn sàng vượt qua lằn ranh đỏ. Cuộc oanh kích bằng tên lửa đạn đạo chiến lược nói trên diễn ra ngay sau khi điện Kremlin chính thức sửa đổi học thuyết hạt nhân, cho phép Nga dùng vũ khí hạt nhân tấn công một quốc gia không có vũ khí hạt nhân bằng vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh quốc gia thù địch nói trên được một cường quốc hạt nhân hậu thuẫn, thách thức toàn vẹn lãnh thổ của Nga. Ngụ ý rõ ràng nhắm vào Ukraina và đồng minh.

Cuộc oanh kích nói trên để ngỏ khả năng là Matxcơva có thể « sẵn sàng cho mọi kịch bản », nếu phương Tây hậu thuẫn Kiev mạnh mẽ hơn về quân sự, như điều mà Putin tái khẳng định hôm qua. Cuộc oanh kích lần này được tiến hành với tên lửa chiến lược không mang đầu đạn hạt nhân, thì lần tới, không thể loại trừ là với đầu đạn hạt nhân.

Hỏa tiễn đạn đạo khoét sâu chia rẽ Mỹ và châu Âu

Theo một số chuyên gia, cảnh báo mới nói trên của Matxcơva không nhắm đến phương Tây nói chung, mà chủ yếu hướng đến châu Âu. Theo phỏng đoán của chuyên gia về rủi ro an ninh quốc tế Stéphane Audrand, Nga không muốn leo thang căng thẳng trực tiếp với Mỹ, mà mục tiêu chính là « gia tăng áp lực tối đa với châu Âu ». Cuộc tấn công diễn ra đúng vào lúc nước Mỹ chuẩn bị chuyển giao quyền lực.

Việc Trump lên nắm quyền có thể là một cơ hội vàng với Matxcơva, bởi tổng thống tân cử Mỹ thường được coi là người có chủ trương giảm bớt hậu thuẫn quân sự của Hoa Kỳ với châu Âu. Không có đủ hậu thuẫn của Mỹ, an ninh của châu Âu sẽ trở nên mong manh hơn bao giờ hết kể từ Thế Chiến Hai.

Dĩ nhiên, tại châu Âu có hai cường quốc hạt nhân là Pháp và Anh. Vấn đề là Paris và Luân Đôn có sẵn sàng dùng hệ thống răn đe hạt nhân của mình để bảo vệ châu Âu hay không ? Và các đồng minh châu Âu có sẵn sàng đóng góp vào hệ thống răn đe hạt nhân chung này hay không ? Từ rất lâu nay, vấn đề này vẫn được để ngỏ, và hiện chưa có nỗ lực đáng kể nào để mang lại giải pháp.

Phản ứng răn đe trước mắt của các cường quốc hạt nhân châu Âu

Để đáp trả lại tín hiệu đe dọa hạt nhân mới của Nga, ba cường quốc hạt nhân phương Tây, Mỹ, Anh và Pháp, được chờ đợi sẽ có các động thái « răn đe chiến lược » tương thích. Theo chuyên gia Stéphane Audrand, các phản ứng của các cường quốc hạt nhân phương Tây có thể ít được công chúng biết đến, nhưng đã mang lại hiệu quả.

Vào thời điểm khởi đầu cuộc xâm lăng Ukraina, tháng 2/2022, Matxcơva từng cho các tàu ngầm hạt nhân rời khỏi căn cứ. Ít tuần lễ sau, Pháp và Mỹ cũng làm tương tự để đáp trả. Rút cục Nga đã phải chọn giải pháp xuống thang, với việc đưa tàu về căn cứ. Chuyên gia Stéphane Audrand tin tưởng là một trong ba cường quốc hạt nhân phương Tây, hoặc cả ba sẽ có một tín hiệu như vậy trong thời gian tới để xác lập trở lại « thế cân bằng » về răn đe hạt nhân.


***********

Báo cáo: Ảnh vệ tinh cho thấy lượng dầu nhập khẩu của Triều Tiên từ Nga vượt quá giới hạn của LHQ


Bức ảnh do hãng thông tấn Sputnik công bố, Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa, bên trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (giữa, bên phải) đến thăm Sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Amur vào ngày 13/9/2023.
Bức ảnh do hãng thông tấn Sputnik công bố, Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa, bên trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (giữa, bên phải) đến thăm Sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Amur vào ngày 13/9/2023.

Triều Tiên có khả năng đã nhận được hơn 1 triệu thùng dầu từ Nga trong khoảng thời gian 8 tháng trong năm nay, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, theo phân tích hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nguồn mở có trụ sở tại Anh và hãng tin BBC công bố hôm 22/11.

Báo cáo được đăng trên trang web của nhóm nghiên cứu Trung tâm Nguồn mở nói rằng tàu chở dầu của Triều Tiên đã thực hiện hơn 40 chuyến thăm đến cảng Vostochny ở miền Viễn Đông của Nga kể từ tháng 3.

"Hàng chục hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, dữ liệu AIS (Hệ thống Nhận dạng Tự động) và hình ảnh do các phái bộ tuần tra hàng hải có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của Triều Tiên vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc công bố cho thấy tàu chở dầu của Triều Tiên liên tục chất hàng tại một nhà ga dầu ở cảng Vostochny của Nga", báo cáo cho biết, đồng thời nói thêm rằng Bộ Ngoại giao Nga đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Người phát ngôn của Liên Hợp Quốc đã không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận.

Theo Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA), Triều Tiên vẫn tiếp tục nhập khẩu bất hợp pháp các sản phẩm dầu mỏ tinh chế vi phạm các nghị quyết của cơ quan liên chính phủ lớn nhất thế giới này.

Đầu năm nay, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm mới nhằm ngăn chặn Triều Tiên mua dầu mỏ bất hợp pháp vì bế tắc tại HĐBA đã gây nghi ngờ về tương lai của các lệnh trừng phạt quốc tế.

Theo các hạn chế mà HĐBA áp đặt đối với Triều Tiên vì chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này, Bình Nhưỡng bị giới hạn nhập khẩu 500.000 thùng sản phẩm dầu tinh chế mỗi năm.

Bình Nhưỡng và Moscow đã tăng cường quan hệ ngoại giao và kinh tế trong những năm gần đây, đỉnh điểm là chuyến thăm Triều Tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6 khi các nhà lãnh đạo của hai nước nhất trí về một hiệp ước phòng thủ chung.

Hợp tác quân sự giữa hai nước đã vấp phải sự báo động của quốc tế, khi Washington, Kyiv và Seoul lên án Triều Tiên vì đã gửi thiết bị quân sự và hơn 10.000 quân đến Nga để hỗ trợ cuộc chiến xâm lược Ukraine.

Đặc phái viên của Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia cho biết vào tháng trước rằng tương tác quân sự của Nga với Triều Tiên không vi phạm luật pháp quốc tế.

Triều Tiên không thừa nhận đã triển khai quân đội tới Nga, nhưng nói rằng bất kỳ động thái nào như vậy đều đúng với luật pháp quốc tế.


************

Một Triều Tiên táo bạo đang chờ đợi chính quyền Trump


Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Đảo Sentosa ở Singapore, ngày 12/6/2018.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Đảo Sentosa ở Singapore, ngày 12/6/2018.

Trong thông điệp đầu tiên nhắm vào Washington kể từ cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 5/11, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã bày tỏ quyết tâm không lay chuyển trong việc theo đuổi vũ khí hạt nhân, các nhà phân tích Hoa Kỳ cho biết.

Tại một cuộc họp với các quan chức quân đội hôm 15/11, ông Kim đã thề sẽ tăng cường năng lực hạt nhân của đất nước mình “không giới hạn”, đồng thời lên án Washington về các chiến lược răn đe hạt nhân với Seoul.

“Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ không bao giờ thoát khỏi trách nhiệm là thủ phạm phá hủy hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên và khu vực”, ông Kim nói, theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên. “Nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết nhất đối với lực lượng vũ trang của chúng ta là chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh”.

Luận điệu hạt nhân

Ông Evans Revere, cựu quyền phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, diễn giải những phát biểu của ông Kim là một thông điệp gửi đến Tổng thống đắc cử Donald Trump, người mà ông đã gặp trực tiếp ba lần từ năm 2018 đến năm 2019.

“Ông Kim Jong Un đang nói rõ với Tổng thống đắc cử Trump rằng mọi thứ đã thay đổi kể từ các cuộc gặp trước đây của họ”, ông Revere nói với VOA vào ngày 19/11. “Bình Nhưỡng đã trở thành một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thực tế và sẽ không từ bỏ thanh kiếm báu, như họ từng gọi là vũ khí hạt nhân răn đe”.

Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Tổng thống Trump khi đó và nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên đã sụp đổ trong hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội vào tháng 2 năm 2019, sau khi ông Trump từ chối dỡ bỏ lệnh trừng phạt để đổi lấy lời đề nghị của ông Kim về việc tháo dỡ một cơ sở hạt nhân lớn. Kể từ đó, Bình Nhưỡng không hề chậm lại việc tăng cường năng lực hạt nhân của mình.

Trong một trong những động thái mới nhất, chỉ năm ngày trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ, chế độ Triều Tiên đã thử nghiệm một phi đạn đạn đạo xuyên lục địa mới có tên Hwasong-19 có khả năng vươn tới hầu hết lục địa Hoa Kỳ.

“Sau khi đã phát triển được một lực lượng răn đe đáng tin cậy, hoàn chỉnh với các hệ thống phóng tầm trung và tầm xa tinh vi, Triều Tiên muốn được chấp nhận hoặc ít nhất là được công nhận là một cường quốc hạt nhân”, ông Revere nói.

Ông Kim đang cố gắng nhắc nhở tổng thống Hoa Kỳ sắp nhậm chức rằng “cánh cửa phi hạt nhân hóa hiện đã đóng chặt và ông sẽ phải đối phó với một Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có ý định giữ lại kho vũ khí hạt nhân của mình”, ông Revere cho biết.

Ông Joseph DeTrani, cựu đặc phái viên Hoa Kỳ về các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa sáu bên với Triều Tiên, nói ông Kim vẫn muốn gặp ông Trump, nhưng các điều khoản lần này sẽ khác biệt đáng kể.

“Tôi nghĩ Kim Jong Un sẵn sàng đối thoại với chính quyền của Tổng thống đắc cử Trump, một khi được thành lập”, ông DeTrani nói với VOA qua email vào ngày 19/11.

Ông DeTrani cho biết ông Kim sẽ đến một hội nghị thượng đỉnh tiềm năng khác với ông Trump “từ một vị thế mạnh mẽ”, xét đến liên minh và hiệp ước quốc phòng của ông với Nga. Nga và Triều Tiên đã cam kết sẽ hỗ trợ nhau nếu bị tấn công.

Tuy nhiên, các chuyên gia khác cảnh báo không nên suy diễn quá sâu vào những gì ông Kim nói.

Liên minh mới

Ông Sydney Seiler, cựu sĩ quan tình báo quốc gia về Triều Tiên tại Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, cho biết những phát biểu mới nhất của ông Kim không cung cấp nhiều thông tin chi tiết về cách ông Kim có thể đối phó chính quyền Trump sắp tới.

“Kim Jong Un đang thăm dò những lợi ích có được khi trở thành thành viên tích cực của trục biến động: các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran đang tìm cách lật đổ trật tự dựa trên luật lệ hiện hành và biện minh cho việc sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu của họ”, ông Seiler nói với VOA hôm 19/11.

Ông Seiler cho biết ông Kim đã bắt đầu hưởng lợi từ sự hợp tác với Nga — tiền mặt, viện trợ lương thực và nhiên liệu, hỗ trợ vũ khí hủy diệt hàng loạt, khả năng thông thường và sự công nhận và chấp nhận ngoại giao về tình trạng hạt nhân của Triều Tiên.

“Tại sao ông ấy lại tìm đến ông Donald Trump khi ông ấy có những người bạn như ông Vladimir Putin cơ chứ?”

Vào tháng 6 năm nay, ông Kim và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện, trong đó kêu gọi Nga và Triều Tiên ngay lập tức hỗ trợ lẫn nhau về mặt quân sự nếu một trong hai bên bị một quốc gia thứ ba tấn công. Nga và Triều Tiên đã lần lượt phê chuẩn hiệp ước thành luật vào đầu tháng này.

Ông Gary Samore, cựu điều phối viên của Tòa Bạch Ốc về kiểm soát vũ khí và vũ khí hủy diệt hàng loạt, nói với VOA qua email vào ngày 19/11 rằng ông Kim không cần ông Trump hỗ trợ và nới lỏng các chế tài như trước đây vì liên minh mới của ông với ông Putin.

Ông Samore cho rằng một cuộc gặp Trump-Kim khác sẽ không nằm cao trong chương trình nghị sự của ông Trump.

“Các vấn đề chính sách đối ngoại hàng đầu của ông Trump sẽ là chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông và áp thuế đối với Trung Quốc”, ông nói. “Ngược lại, tình hình Triều Tiên khá ổn định và yên tĩnh, và không ai nghĩ rằng một hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim khác sẽ mang lại kết quả lớn”.

VOA hỏi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về thông điệp mới nhất của ông Kim đối với Hoa Kỳ nhưng không nhận được phản hồi vào thời điểm bài viết này được ấn hành.

Trong phản hồi cho VOA đầu tháng này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đã nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ Hàn Quốc khỏi bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào của Triều Tiên.

“Tổng thống Biden đã tái khẳng định cam kết răn đe mở rộng của Hoa Kỳ đối với Hàn Quốc bằng cách sử dụng toàn bộ các năng lực phòng thủ của Hoa Kỳ, bao gồm năng lực phòng thủ hạt nhân, thông thường và phi đạn, và rằng bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chống lại Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với phản ứng nhanh chóng, áp đảo và quyết liệt”, theo lời người phát ngôn.


.***********

Hàn Quốc: Nga cấp phi đạn phòng không để đổi lấy lính Triều Tiên


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi hiệp ước đối tác chiến lược vào ngày 19/6/2024 tại Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi hiệp ước đối tác chiến lược vào ngày 19/6/2024 tại Bình Nhưỡng.

Nga đã cung cấp phi đạn phòng không cho Triều Tiên để đổi lấy việc Triều Tiên triển khai quân đội hỗ trợ cuộc chiến của Moscow tại Ukraine, cố vấn an ninh hàng đầu của Seoul cho biết ngày 22/11.

Hoa Kỳ và Hàn Quốc tố cáo Triều Tiên gửi hơn 10.000 binh sĩ để giúp Nga chiến đấu với Ukraine. Các chuyên gia cho biết ông Kim Jong Un rất muốn có được công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm chiến đấu cho quân đội của mình để đổi lại.

Khi được hỏi Seoul tin rằng Bình Nhưỡng đã nhận được gì, cố vấn an ninh hàng đầu Shin Won-sik nói: “Người ta đã xác định rằng thiết bị và phi đạn phòng không nhằm mục đích củng cố hệ thống phòng không dễ bị tấn công của Bình Nhưỡng đã được chuyển đến Triều Tiên”.

Phát biểu với đài truyền hình địa phương SBS, ông Shin nói thêm rằng Triều Tiên đã nhận được “nhiều hình thức hỗ trợ kinh tế” và “sau vụ phóng thất bại vào ngày 27 tháng 5, Triều Tiên đã nghiên cứu công nghệ liên quan đến vệ tinh”.

Các chuyên gia trước đây đã nói rằng để trao đổi, Triều Tiên có thể muốn có được công nghệ quân sự, từ vệ tinh giám sát đến tàu ngầm, cũng như các đảm bảo an ninh có thể có từ Moscow.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một hiệp ước đối tác chiến lược vào tháng 6 năm nay, trong chuyến thăm của người đứng đầu Điện Kremlin.

Hiệp ước này ràng buộc cả hai quốc gia phải cung cấp hỗ trợ quân sự “không chậm trễ” trong trường hợp bên kia bị tấn công và hợp tác quốc tế để phản đối các chế tài của phương Tây.

Ông Putin ca ngợi thỏa thuận này là một “văn kiện đột phá”.

Các chuyên gia nói Bình Nhưỡng có thể sử dụng Ukraine như một phương tiện để điều chỉnh lại chính sách đối ngoại.

Theo các nhà phân tích, bằng cách gửi quân, Triều Tiên đang định vị mình trong nền kinh tế chiến tranh của Nga với tư cách là nhà cung cấp vũ khí, hỗ trợ quân sự và lao động -- có khả năng bỏ qua đồng minh truyền thống, nước láng giềng và đối tác thương mại chính của mình là Trung Quốc.

Họ cho biết Nga cũng có thể cung cấp cho Triều Tiên quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của mình, chẳng hạn như dầu mỏ và khí đốt.

Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son Hui gần đây đã đến thăm Moscow và cho biết đất nước của bà sẽ “kiên định sát cánh cùng các đồng chí Nga cho đến ngày chiến thắng”.

Bà gọi cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine là “cuộc đấu tranh thiêng liêng” và nói Bình Nhưỡng tin vào “sự lãnh đạo sáng suốt” của ông Putin.

Triều Tiên và Nga đang chịu nhiều chế tài của Liên hiêp quốc, lần lượt vì chương trình vũ khí hạt nhân của Kim Jong Un và vì cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine.

Khi được hỏi công khai về việc triển khai quân đội Triều Tiên vào tháng trước, ông Putin đã né tránh câu hỏi mà thay vào đó là chỉ trích sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine.

Triều Tiên vào tháng trước nói rằng bất kỳ đợt triển khai quân đội nào tới Nga đều sẽ là “hành động tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế”, nhưng không xác nhận rằng họ đã gửi quân.

Việc Triều Tiên triển khai quân đội đã dẫn đến sự thay đổi giọng điệu từ Seoul, nơi đã phản đối các lời kêu gọi gửi vũ khí sát thương tới Kyiv nhưng gần đây đã ám chỉ rằng họ có thể thay đổi chính sách lâu nay của mình.


**********

Putin: Nga sẽ tiếp tục bắn thử phi đạn siêu thanh mới trong chiến đấu


Ảnh do cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy một phi đạn liên lục địa được phóng từ một xe tải tại một địa điểm không tiết lộ của Nga.
Ảnh do cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy một phi đạn liên lục địa được phóng từ một xe tải tại một địa điểm không tiết lộ của Nga.

Tổng thống Vladimir Putin ngày 22/11 nói Nga sẽ tiếp tục thử nghiệm phi đạn siêu thanh Oreshnik mới trong chiến đấu và đã có một kho vũ khí sẵn sàng sử dụng.

Ông Putin đã phát biểu một ngày sau khi Nga lần đầu tiên bắn vũ khí tầm trung mới vào Ukraine, một bước đi mà ông cho biết là do Ukraine sử dụng phi đạn đạn đạo của Hoa Kỳ và phi đạn hành trình của Anh để tấn công Nga.

Nhà lãnh đạo Điện Kremlin mô tả lần đầu tiên sử dụng phi đạn là một cuộc thử nghiệm thành công và cho biết sẽ có thêm nhiều cuộc thử nghiệm nữa.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc thử nghiệm này, bao gồm cả trong điều kiện chiến đấu, tùy thuộc vào tình hình và bản chất của các mối đe dọa an ninh được tạo ra đối với Nga”, ông nói trong các bình luận trên truyền hình với các quan chức quốc phòng và các nhà phát triển phi đạn.

“Hơn nữa, chúng tôi có một kho các sản phẩm như vậy, một kho các hệ thống như vậy đã sẵn sàng sử dụng”.

Phi đạn tầm trung có tầm bắn từ 3.000-5.500 km, cho phép chúng tấn công bất cứ nơi nào ở châu Âu hoặc miền tây Hoa Kỳ từ Nga.

Các chuyên gia an ninh cho biết tính năng mới lạ của phi đạn Oreshnik là nó mang theo nhiều đầu đạn có khả năng tấn công đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau - điều thường liên quan đến phi đạn đạn đạo xuyên lục địa tầm xa được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân.

Ukraine cho biết phi đạn Nga đạt tốc độ tối đa hơn 13.000 km/giờ và mất khoảng 15 phút để đến mục tiêu kể từ khi phóng.

Việc phóng phi đạn là một phần của sự gia tăng căng thẳng mạnh mẽ trong tuần này khi cả Ukraine và Nga đều tấn công lãnh thổ của nhau bằng vũ khí ngày càng mạnh.

Moscow cho biết bằng cách bật đèn xanh cho Ukraine bắn phi đạn phương Tây sâu bên trong nước Nga, Hoa Kỳ và các đồng minh đang tham gia vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga. Hôm 19/11, ông Putin đã phê duyệt những thay đổi chính sách nhằm hạ thấp ngưỡng cho phép Nga sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường.

Leo thang nghiêm trọng

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói việc Nga sử dụng phi đạn mới này là “một sự leo thang rõ ràng và nghiêm trọng” trong cuộc chiến và kêu gọi lên án mạnh mẽ trên toàn thế giới. Ông cho biết Ukraine đang nghiên cứu phát triển các loại phòng không mới để chống lại “những nguy cơ mới”.

Điện Kremlin nói việc bắn Oreshnik là lời cảnh báo với phương Tây về việc không nên thực hiện thêm các hành động và quyết định “liều lĩnh” để ủng hộ Ukraine.

Phi đạn Oreshnik được bắn với đầu đạn thông thường chứ không phải đầu đạn hạt nhân. Ông Putin cho biết đây không phải là vũ khí hạt nhân chiến lược nhưng sức mạnh tấn công và độ chính xác của nó có nghĩa là tác động của nó sẽ tương đương, “đặc biệt là khi được sử dụng với số nhiều và kết hợp với các hệ thống tầm xa có độ chính xác cao khác”.

Ông nói phi đạn này không thể bị kẻ thù bắn hạ.

“Tôi sẽ nói thêm rằng hiện nay trên thế giới không có biện pháp đối phó với một phi đạn như vậy, không có phương tiện nào để đánh chặn nó. Và tôi sẽ nhấn mạnh một lần nữa rằng chúng tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm hệ thống mới nhất này. Cần phải sản xuất hàng loạt”, ông nói.

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy ngày 22/11 tuyên bố Ukraine đang nỗ lực phát triển các loại phòng không mới để chống lại “những nguy cơ mới” từ Nga.

Trong bài phát biểu qua video vào buổi tối, ông Zelenskyy cho biết việc thử nghiệm một loại vũ khí mới nhằm mục đích khủng bố ở một quốc gia khác là một “tội ác quốc tế”.

“Khi ai đó bắt đầu sử dụng các quốc gia khác không chỉ để khủng bố mà còn để thử nghiệm phi đạn mới của họ thông qua các hành động khủng bố, thì đây rõ ràng là một tội ác quốc tế”.

Ông Zelenskyy kêu gọi người dân Ukraine cảnh giác trước các cuộc tấn công liên tục của Nga.

“Không có cách nào khác trong chiến tranh”, ông nói. “Chúng ta phải nhận thức rằng ‘đồng chí’ Putin sẽ tiếp tục cố gắng đe dọa chúng ta. Đó là cách ông ta xây dựng toàn bộ quyền lực của mình”.


***********

Triều Tiên gửi quân giúp Nga gây hại cho nỗ lực cân bằng của Trung Quốc


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, phải, bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bình Nhưỡng. (Ảnh do hãng tin KCNA của Triều Tiên công bố ngày 21/6/2019.)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, phải, bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bình Nhưỡng. (Ảnh do hãng tin KCNA của Triều Tiên công bố ngày 21/6/2019.)

Một số đối tác thương mại hàng đầu của Bắc Kinh đang thúc giục Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hành động nhiều hơn nữa để gây sức ép buộc Triều Tiên dừng hoặc đảo ngược việc triển khai quân đội tới Nga, nơi có hơn 10.000 binh lính Triều Tiên đã ra tiền tuyến trong cuộc chiến chống lại Ukraine.

Những lời kêu gọi tại hai hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tuần trước ở Brazil và Peru phản ánh tình thế khó xử mà nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối mặt khi ông cố gắng cân bằng một cách tinh tế giữa Nga và phương Tây.

Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Brazil Luis Inacio Lula da Silva tại Brasilia vào ngày 21/11, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi tập hợp “nhiều tiếng nói hòa bình hơn” ở Ukraine. Ông thúc đẩy một sự đồng thuận sáu điểm về Ukraine do Trung Quốc và Brazil đưa ra lần đầu tiên vào tháng 5 năm nay, trong đó nhấn mạnh đến đối thoại và đàm phán dẫn đến một giải pháp chính trị.

Trước cuộc gặp song phương tại thủ đô Brazil, các nhà lãnh đạo thế giới bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rio de Janeiro và hội nghị thượng đỉnh APEC ở Lima, Peru, nói với ông Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh cần thuyết phục Triều Tiên ngừng gửi thêm quân sang chiến đấu cho Nga.

Thủ tướng Đức Olaf Scholtz đã cảnh báo ông Tập Cận Bình vào ngày 19/11 tại G20 rằng việc triển khai quân đội Triều Tiên để chiến đấu chống lại Ukraine đồng nghĩa với việc leo thang chiến tranh.

Tuần trước, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã yêu cầu ông Tập Cận Bình tại APEC đóng vai trò “xây dựng” trong việc thúc đẩy mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Triều Tiên và Nga. Ông Yoon đã tận dụng các cuộc họp toàn cầu như một cơ hội để củng cố sự lên án của phương Tây đối với mối quan hệ quân sự Bình Nhưỡng-Moscow.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng nói với ông Tập tại APEC rằng Bắc Kinh có ảnh hưởng và năng lực ngăn chặn xung đột Ukraine mở rộng thông qua sự hiện diện của nhiều binh lính Triều Tiên hơn, cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết tại một cuộc họp báo vào ngày 17/11.

Ông Biden chỉ ra lập trường của Trung Quốc kêu gọi hạ nhiệt xung đột và cho biết sự hiện diện của quân đội Triều Tiên đi ngược lại lập trường đó.

Hành động cân bằng

Trung Quốc đã miễn cưỡng chỉ trích nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vì đã cung cấp quân đội và đạn dược để hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã cảnh báo vào ngày 19/11 rằng Triều Tiên có thể triển khai tới 100.000 quân và Hoa Kỳ ước tính rằng khoảng 11.000 quân Triều Tiên đã được huy động ở khu vực biên giới Kursk của Nga.

“Bắc Kinh hiện đang thấy mình trong một tình huống khó khăn”, bà Patricia Kim, một thành viên của Viện Brookings, nơi bà lãnh đạo Dự án Trung Quốc Toàn cầu, nói.

“Thật khó chịu khi Triều Tiên ngày càng hợp tác quân sự với Nga, mở rộng sang cả chiến trường Ukraine. Ông Putin hiện đang mang ơn ông Kim, và điều này có thể khiến Bình Nhưỡng mạnh dạn có các hành vi mạo hiểm trong nước vốn có thể gây ra tác động tiêu cực đến Trung Quốc”, bà nói với VOA.

“Đồng thời, Bắc Kinh tin rằng họ không thể để Bình Nhưỡng hoặc Moscow xa lánh, đặc biệt là khi khả năng xảy ra đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng tăng khi [Tổng thống đắc cử Donald Trump] trở lại nắm quyền”, bà nói.

Mặc dù có sự khó chịu, nhưng không có khả năng ông Tập Cận Bình sẽ đối đầu với Moscow hay Bình Nhưỡng về việc gửi thêm quân đội Triều Tiên, bà Bonnie Glaser, giám đốc điều hành chương trình Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ cho biết.

Bà Glaser cho rằng Trung Quốc ít quan tâm đến quân đội Triều Tiên ở Nga hơn là về phản ứng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể “ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của Trung Quốc”.

Ông Lưu Bằng Vũ, phát ngôn viên của Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington, nói với VOA hôm 20/11 rằng lập trường của Trung Quốc đối với cả Ukraine và Bán đảo Triều Tiên vẫn “kiên định” và Bắc Kinh đã “nỗ lực hướng tới việc hạ nhiệt tình hình” ở Ukraine.

Trong khi im lặng về quân đội Triều Tiên, Trung Quốc bị cáo buộc cung cấp hàng hóa sử dụng kép mà Nga cần để sản xuất vũ khí. Liên hiệp châu Âu cũng đã cảnh báo Bắc Kinh rằng máy bay không người lái tấn công mà Nga đang sản xuất tại tỉnh Tân Cương của Trung Quốc sẽ gây ra hậu quả.

Trung Quốc đã cố gắng hỗ trợ cuộc chiến của Nga ở Ukraine mà không làm phương Tây tức giận vì lo ngại về bất kỳ phản ứng kinh tế nào có thể gây ra — bao gồm các hạn chế thương mại và các chế tài có thể làm suy yếu thêm nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước này, các nhà phân tích nói.

“Trung Quốc rất giỏi trong việc đóng vai trò” mơ hồ này, “với lịch sử không liên kết của mình, trong khi biết rằng nền kinh tế của mình phụ thuộc vào mối quan hệ thương mại tốt với Hoa Kỳ và EU”, ông Joseph DeTrani, người từng là đặc phái viên cho các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa sáu bên bao gồm cả Triều Tiên và Trung Quốc, từ năm 2003 đến năm 2006, cho biết.

“Trung Quốc dường như lưỡng lự không muốn sử dụng đòn bẩy hạn chế của mình với Triều Tiên một phần là do căng thẳng trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc”, ông nói.

Đồng thời, ông DeTrani cho biết, chủ tịch Trung Quốc sẽ không công khai ủng hộ cuộc chiến của Nga vì sợ rằng điều đó sẽ làm suy yếu uy tín của chính phủ ông với Nam Bán cầu, nơi ông Tập Cận Bình đang cố gắng “chứng minh rằng hệ thống quản lý của Trung Quốc vượt trội hơn nhiều so với nền dân chủ tự do ở Hoa Kỳ”.

Vào tháng 10, Hoa Kỳ đã trừng phạt các công ty Trung Quốc vì trực tiếp giúp Nga chế tạo máy bay không người lái tấn công tầm xa. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thúc giục Hoa Kỳ ngừng sử dụng vấn đề Ukraine để “bôi nhọ hoặc gây áp lực” lên Trung Quốc.

Liên kết chống lại Hoa Kỳ

Ông Richard Weitz, nghiên cứu viên cao cấp và giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị-Quân sự tại Viện Hudson, cho biết Trung Quốc coi quan hệ đối tác với Nga quan trọng hơn bất kỳ bất đồng nào mà họ có về Triều Tiên.

Trung Quốc không “muốn gây hấn với Nga” về vấn đề Triều Tiên, ông nói.

“Bất chấp những bất đồng của họ về các vấn đề cụ thể”, bao gồm cả Triều Tiên, “về cơ bản họ liên kết trên toàn cầu chống lại Hoa Kỳ và trật tự phương Tây. Vì vậy, họ sẽ không để những bất đồng cụ thể này về các vấn đề hẹp hơn cản trở sự liên kết toàn cầu đó”, ông Weitz nói.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết tại một cuộc họp với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil vào ngày 18/11 rằng Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Nga trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, theo hãng thông tấn Nga TASS.

Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường phối hợp chính sách đối ngoại giữa Moscow và Bắc Kinh tại các tổ chức quốc tế, bao gồm Liên hiệp quốc, BRICS và G20, Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm 19/11.

“Bằng cách không lên án hành động xâm lược của Nga, Trung Quốc đã vứt bỏ mọi tuyên bố trung lập”, ông John Erath, giám đốc chính sách cấp cao tại Trung tâm Kiểm soát vũ khí và Không phổ biến vũ khí hạt nhân, nói.

“Tuy nhiên, không có khả năng Bắc Kinh tin rằng hợp tác quân sự Nga-Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên [Triều Tiên] là có lợi cho mình. Nếu như Trung Quốc đã phản đối mối quan hệ đối tác này, thì chuyện đó dường như không gây nhiều ảnh hưởng đến ông Putin hoặc ông Kim.”


***********

Tin tức thế giới 23-11: Ông Putin tuyên bố sản xuất thêm tên lửa Oreshnik vì thấy hiệu quả

Ukraine 'lo sốt vó' vì tên lửa Oreshnik, Tổng thống Nga ra tuyên bố mới; Mỹ hạn chế nhập khẩu từ hàng chục công ty ở Trung Quốc... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 23-11.


Tin tức thế giới 23-11: Ông Zelensky lo Nga nổi 'cơn điên', kêu đồng minh giúp đỡ - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AFP, REUTERS

Ukraine "lo sốt vó" vì tên lửa Oreshnik, ông Putin ra tuyên bố mới

Ngày 22-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ tiến hành thêm nhiều cuộc thử nghiệm với loại tên lửa siêu vượt âm mới mà nước này vừa phóng vào vào Ukraine, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi đồng minh cung cấp các hệ thống phòng không đã nâng cấp để ứng phó với mối đe dọa mới, theo Hãng tin AFP.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc thử nghiệm này, gồm cả trong điều kiện chiến đấu, tùy thuộc vào tình hình và bản chất của các mối đe dọa an ninh đối với Nga" - Tổng thống Putin nói trong cuộc họp với các chỉ huy quân đội được phát qua truyền hình ngày 22-11, một ngày sau khi Nga phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung mới Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine.

Ông nói thêm Nga cũng sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt vũ khí mới này. Các chuyên gia cho rằng tên lửa Oreshnik bay với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh và có thể tấn công mục tiêu cách xa tới 5.500 km.

  • Tin tức thế giới 23-11: Ông Zelensky nói Nga nổi 'cơn điên', kêu đồng minh giúp đỡ - Ảnh 2.

Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói Kiev đang tìm kiếm các hệ thống phòng không đã nâng cấp từ đồng minh để ứng phó với mối đe dọa mới.

Gọi cuộc tấn công bằng tên lửa Oreshnik là "cơn điên mới nhất của Nga", ông Zelensky thúc giục các đồng minh của Ukraine tăng cường cung cấp hệ thống phòng không. "Bất kể mối đe dọa tên lửa của Nga là gì, thì cũng không thể phớt lờ, đặc biệt là khi quân đội Ukraine đang ở thế phòng thủ" - ông nói ngày 22-11.

Ngày 22-11, Quốc hội Ukraine đã đóng cửa trong ngày vì lo ngại Nga sẽ gia tăng tấn công tên lửa.

Việc đưa loại vũ khí mới vào chiến trường đã làm gia tăng thêm căng thẳng. Ngày 22-11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục kêu gọi các bên trong cuộc xung đột "bình tĩnh" và "kiềm chế", sau khi Nga xác nhận đã phóng loại tên lửa đạn đạo mới.

Mỹ hạn chế nhập khẩu thực phẩm, kim loại từ nhiều công ty Trung Quốc

Ngày 22-11, Mỹ thông báo sẽ cấm nhập khẩu hàng hóa từ hàng chục công ty có trụ sở tại Trung Quốc, từ các doanh nghiệp trong ngành kim loại đến thực phẩm, với lý do lo ngại về lao động cưỡng bức, theo Hãng tin AFP.

Có khoảng 30 thực thể bị thêm vào danh sách hạn chế, đồng nghĩa hàng hóa do các công ty này sản xuất (sản xuất toàn bộ hoặc một phần) sẽ bị hạn chế nhập khẩu vào Mỹ. Theo Bộ An ninh nội địa Mỹ, con số này nâng tổng số thực thể nằm trong danh sách đến nay lên 107.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ

Theo TTXVN, ngày 22-11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox), trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.

WHO cho biết quyết định này dựa trên 3 yếu tố chính: số ca nhiễm tăng và tiếp tục lan rộng về mặt địa lý, những thách thức trong công tác phòng chống dịch tại hiện trường, cũng như nhu cầu thiết lập và duy trì phản ứng đồng bộ giữa các quốc gia và đối tác.

4 nhân viên gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Lebanon bị thương do rocket

Theo Hãng tin AFP, ngày 22-11, giới chức Ý cho biết 4 nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc đến từ Ý đã bị thương do rocket của nhóm vũ trang Hezbollah phóng tại Lebanon.

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni bày tỏ "phẫn nộ và quan ngại sâu sắc" về "các cuộc tấn công mới mà trụ sở Lực lượng lâm thời Liên Hiệp Quốc tại Lebanon (UNIFIL) ở miền nam Lebanon phải hứng chịu".

Tin tức thế giới 23-11: Ông Zelensky nói Nga nổi 'cơn điên', kêu đồng minh giúp đỡ - Ảnh 3.

Xe của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc di chuyển trên một con phố trong bối cảnh giao tranh giữa Hezbollah - Israel. Ảnh chụp tại Marjayoun, gần biên giới với Israel ở miền nam Lebanon ngày 19-11 - Ảnh: REUTERS

"Những cuộc tấn công này là không thể chấp nhận được" - bà nói, đồng thời kêu gọi "các bên trên thực địa phải mọi lúc đảm bảo sự an toàn của nhân viên UNIFIL và hợp tác để nhanh chóng xác định những kẻ chịu trách nhiệm".

Bà Meloni không đổ lỗi cho bên nào, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto nói các rocket này "do Hezbollah phóng" và kêu gọi Israel cũng như Lebanon bảo vệ trụ sở UNIFIL.

Các bệnh viện ở Gaza sắp hết nhiên liệu

Ngày 22-11, Cơ quan Y tế tại Dải Gaza cảnh báo các bệnh viện tại dải đất này chỉ còn đủ nhiên liệu cho hai ngày nữa trước khi phải hạn chế các dịch vụ. Trước đó, Liên Hiệp Quốc nói việc cung cấp viện trợ cho Gaza đang bị tê liệt.

Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khác đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về tình hình nhân đạo tại đây, đặc biệt ở phía bắc Gaza, giữa lúc Israel tiếp tục các cuộc tấn công.Ông Muhannad Hadi, điều phối viên nhân đạo của Liên Hiệp Quốc phụ trách các vùng lãnh thổ Palestine, chỉ ra: "Việc cung cấp viện trợ quan trọng trên khắp Gaza, bao gồm thực phẩm, nước, nhiên liệu và vật tư y tế, đang bị đình trệ". Ông nói trong hơn 6 tuần, chính quyền Israel "đã cấm hoạt động nhập khẩu thương mại" và đã xảy ra nhiều vụ "cướp bóc có vũ trang" nhắm vào các đoàn xe viện trợ.

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ

Theo TTXVN, các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.

Singulair đã trở thành sản phẩm bán chạy của Merck kể từ khi ra mắt vào năm 1998, với lời quảng cáo cho rằng tác dụng phụ của thuốc không đáng kể và không gây ảnh hưởng nhiều đến não bộ.

Tuy nhiên, kể từ năm 2019, hàng ngàn báo cáo về các vấn đề tâm lý nghiêm trọng, bao gồm nhiều vụ tự tử, đã được ghi nhận từ bệnh nhân sử dụng thuốc này.

Mặc dù các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành và chưa có kết luận chính thức, các chuyên gia cho rằng dữ liệu mới củng cố các báo cáo về tác dụng phụ của thuốc.

Ngựa thuần chủng

Tin tức thế giới 23-11: - Ảnh 1.

Một con ngựa Tây Ban Nha thuần chủng tại Triển lãm ngựa quốc tế Sicab 2024 tổ chức tại thành phố Seville hôm 21-11. Sicab là sự kiện cưỡi ngựa thuần chủng Tây Ban Nha lớn nhất thế giới - Ảnh: AFP


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm