Quán Bên Đường

Nói gì trong khói lửa chiến tranh?

Khoảng giữa năm 1965, những mặt trận lớn liên tiếp bùng nổ nhất là sau khi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Ðà Nẵng. Phóng viên mặt trận chỉ có ba người nên trong suốt thời gian đó chúng tôi sống trên các mặt trận nhiều hơn thời gian
(Viết tặng CCB/BÐQ và các bạn đồng khóa 105 Nhảy Dù. Luôn luôn tưởng nhớ anh linh tướng Trần Văn Hai) 
Tôi tốt nghiệp khóa phóng viên đầu tiên của Cục Vô Tuyến Truyền Thanh vào khoảng giữa năm 1964, vừa lúc chiến tranh bắt đầu lan rộng. Sau khi kết thúc các dự án thực tập, chúng tôi được phân chia trách nhiệm trong từng lãnh vực để săn tin và tường thuật. Người duy nhất trong số 12 phóng viên tốt nghiệp đã chọn mặt trận làm lãnh vực để hoạt động là tôi. Sau đó, bộ phận này có thêm hai phóng viên nữa, một là Lê Phú Nhuận tốt nghiệp khóa I Việt Tấn Xã chuyển sang làm việc trong lãnh vực truyền thanh và một phóng viên khác, rất liều lĩnh, nhưng lại rất nghệ sĩ là Dương Phục nhập “gánh”.
Khoảng giữa năm 1965, những mặt trận lớn liên tiếp bùng nổ nhất là sau khi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Ðà Nẵng. Phóng viên mặt trận chỉ có ba người nên trong suốt thời gian đó chúng tôi sống trên các mặt trận nhiều hơn thời gian sống với gia đình ở Sài Gòn. Chúng tôi chia nhau từng vùng hoạt động rồi luân chuyển để mọi người có thể có những chất liệu mới xây dựng cho những dự án của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử, ngành truyền thanh Việt Nam Cộng Hòa, có phóng viên đi sát mặt trận để tường thuật và gởi đến hàng triệu thính giả trên toàn quốc những diễn biến mới nhất của chiến cuộc. Tôi được cái may mắn thừa hưởng những kinh nghiệm, sự khuyến khích và chỉ dẫn tận tình của Giáo Sư Wyndham, một nhà truyền thông người Úc, giám đốc Thế Giới Vụ của Ðài Phát Thanh Quốc Gia Úc (ABC). Ông từng là phóng viên mặt trận tại cuộc chiến tranh Triều Tiên lúc còn rất trẻ cho nên những hướng dẫn rất của ông rất hữu ích cho chúng tôi, từ việc chuẩn bị chiếc ba lô, trang phục, nón sắt, lương thực khô nào nhẹ và tiện lợi, thuốc chống khát, các trang cụ mưu sinh trong trường hợp thất lạc, chọn loại máy ghi âm nào có độ nhạy và độ trung thực cao. Chọn máy ghi âm là cả một vấn đề vào thời điểm năm 1965 vì một điều dễ hiểu: máy ghi âm loại cassette vào thời điểm đó còn đang trong thời kỳ phôi thai chứ chưa tối tân như bây giờ. Tính chuyên nghiệp máy cassette chưa thích hợp với ngành truyền thanh cổ điển, thường sử dụng băng ghi âm reel-to-reel 1,200 feet. Máy ghi âm chuyên nghiệp xách tay trang bị cho phóng viên vào những năm giữa của thập niên 1960s, nếu sản xuất từ Nhật là loại Nagra III, rất tốt hội đủ điều kiện trung thực về âm thanh, nhưng nặng đến gần 8 kí lô. Giáo Sư Wyndham mày mò và được biết Cơ Quan Thông Tin Hỗn Hợp Mỹ (JUSPAO) đã bắt đầu dùng thử nghiệm một loại máy rất tối tân do Tây Ðức chế tạo, loại UHER-2000L. Ông mượn tạm cho tôi một chiếc dùng thử. Chiếc máy chỉ nặng 4 kí 7 bằng sức nặng của khẩu Garant M-1, có loại microphone định hướng khi thu tiếng nói, khi phỏng vấn và có thể điều chỉnh khi cần thu sound-effect tại mặt trận. Tôi trở thành người phóng viên đầu tiên sử dụng loại máy tối tân nhất trong nghề nghiệp phóng viên giữa thập niên 1960.
Sau khi truyền đạt những điều cần thiết cần phải làm và cần phải tránh khi vào mặt trận như sử dụng thẻ đeo ở cổ, vẽ một chữ “PRESS” trắng trên nón sắt theo kích cỡ được Hiệp Hội Báo Chí Quốc Tế ấn định và không được mang bất cứ thứ vũ khí nào trên người, đến mặt trận nào phải được tư lệnh của mặt trận ấy chấp nhận, không được dùng những phương tiện riêng để lẻn vào mặt trận… đích thân Giáo Sư Wyndham lo phương tiện để cho tôi vào Ðặc Khu Hải Yến. Trận thứ hai, vị giáo sư đáng kính của tôi cũng tự mình lo phương tiện đưa tôi xuống tận Sóc Trăng để tìm phương tiện trực thăng cho tôi vào Ðại Ngải, nơi Tiểu Ðoàn 44 Biệt Ðộng Quân đang tham dự cuộc hành quân Dân Chí (tôi quên mất là ám số của cuộc hành quân này). Tiểu Ðoàn Trưởng 44 lúc đó là Thiếu Tá Lê Văn Dần, ông Nguyễn Văn Huy lúc đó là đại đội trưởng mới mang lon trung úy. Vài năm trước 30 Tháng Tư 1975, ông lên tới đại tá làm trung đoàn trưởng 12/Sư Ðoàn 7 và sau làm tỉnh trưởng Kiến Tường – không biết tôi nhớ có đúng không vì đã 40 năm qua rồi! Trận này đích thân Giáo Sư Wyndham lội cùng tôi trước khi ông hết nhiệm kỳ cố vấn cho Cục Vô Tuyến Truyền Thanh Việt Nam Cộng Hòa.
Lội theo các cánh quân tại tiền tuyến là một việc làm khá mới mẻ lúc đó và chúng tôi là người đầu tiên trong lịch sử của ngành truyền thanh thực hiện những dự án này, có lẽ do bị ảnh hưởng của các ký sự mà Ernest Hemingway viết thời gian có cuộc cách mạng Tây Ban Nha, một cuộc cách mạng rất nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Rất nhiều phóng viên đã viết về cuộc cách mạng trên, nhưng chưa một phóng viên nào qua mặt được Hemingway chỉ vì một điều: ông sống sát với cuộc cách mạng, từng chia sẻ sự đói khát, khốn khó với các binh lính thuộc phe cách mạng ngay ở tiền tuyến. Ðể có được chất liệu thực, chuyển tải được những ước mơ và lòng mong muốn có những đổi thay và những khát vọng đích thực của người Tây Ban Nha, Hemingway đã phải đương đầu với nhiều khó khăn cũng như mối nguy hiểm. Tuy nhiên, những điều ông viết ra cho tới nay vẫn còn được tín cẩn. Một phóng viên truyền thanh khi tới bộ tư lệnh tiền phương của cuộc hành quân, đã có thể biết được chiều hướng của toàn bộ cuộc hành quân ấy, nhưng khi cần chuyển tải những thông điệp đích thực của người lính và người dân ở vùng lửa đạn thì họ đành bó tay. Không chứng kiến thì không thể nói đúng sự thật được. Cho nên trong dự án tìm hiểu việc huấn luyện cho quân đội, chúng tôi dự trù trải qua việc quan sát và sống thực với các khóa học tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, Khóa Rừng Núi Sình Lầy tại Dục Mỹ, trường Bộ Binh Thủ Ðức, trường Võ Bị Ðà Lạt, Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng, Trường Thiết Giáp, Trường Pháo Binh và Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân. Tìm hiểu để khi ra tường thuật hoạt động của các quân binh chủng này ở chiến trường, chúng tôi bớt gặp những khó khăn.

 

Tướng Trần Văn Hai tại Lam Sơn


Chúng tôi bắt đầu bằng Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù với khóa 105 sau khi đơn xin và việc điều chuẩn an ninh hoàn tất và được chấp thuận. Cái duyên của chúng tôi với Biệt Ðộng Quân bắt đầu từ khóa huấn luyện vừa kể, vì cũng vào đúng dịp này cũng có một số sĩ quan cao cấp của Biệt Ðộng Quân như Ðại Tá Trần Văn Hai Chỉ Huy Trưởng, Trung Tá Phạm Văn Ðại, Thiếu Tá Ngô Minh Hồng, Thiếu Tá Phú và một hay hai sĩ quan khác mà cho tới bây giờ vì ảnh hưởng của thời gian không thể nào nhớ nổi. Ngoài ra cũng có một số sĩ quan ở bên Hải Quân cũng nhập khóa gồm Ðại Tá Nguyễn Văn Ánh Tham Mưu Trưởng Hải Quân và Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Hữu Lý. Phía dân sự gồm có tôi, Lê Phú Nhuận và Dương Phục. Nếu tôi nhớ không lầm thì sau Tết năm 1967, chúng tôi nhập khóa. Một buổi sáng, chúng tôi cùng đến trình diện tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù thay vì trình diện tại tiểu đoàn Vương Mộng Hồng (là nơi các khóa sinh học Nhảy Dù của Sư Ðoàn Nhảy Dù thụ huấn khóa 105). Thiếu Tá Trần Văn Vinh Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù và Ðại Úy Vương Ðình Thuyết Chỉ Huy Phó có mặt để nói cho chúng tôi biết nội qui của khóa học. Sau đó, Ðại Úy Thuyết “lì” cho biết chúng tôi không phải nội trú vì còn quân vụ và công vụ, chỉ được huấn luyện thể lực và về kỹ thuật nhảy dù từ 6 giờ sáng cho đến trưa. Ông yêu cầu các vị sĩ quan cao cấp của Biệt Ðộng Quân và Hải Quân lột lon trong giờ huấn luyện. Bắt đầu khóa học thì cũng giống bao nhiêu khóa sinh của khóa 105 Nhảy Dù là “thưởng thức mấy món ăn chơi” về thể lực, ngoại trừ chạy việt dã từ trại Hoàng Hoa Thám đến Bà Quẹo rồi quay lại Hoàng Hoa Thám. Bù lại chúng tôi phải chạy trên các con đường dài hun hút trong nội vi trại Hoàng Hoa Thám tức Bộ Tư Lệnh Nhảy Dù… cũng muốn xỉu rồi. Trung Sĩ Dương Văn Lý huấn luyện viên của Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù dẫn chúng tôi chạy. Ông hiền lành, nhưng kiên nhẫn và cương quyết trong màn đầu thể lực này. Và dĩ nhiên buổi trưa và buổi chiều hôm đó khi về nhà… chúng tôi bỏ ăn luôn. Ngày thứ hai chúng tôi phải tập họp tại vũ đình trường của Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù cùng mấy trăm khóa sinh của tiểu đoàn Vương Mộng Hồng để làm lễ khai khóa. Các phóng viên mặt trận và các sĩ quan Biệt Ðộng Quân cũng như Hải Quân được xếp chung vào một toán. Trưởng khóa huấn luyện thời gian đó là Thượng Sĩ Nhất Nguyễn Văn Thuận (Tại Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù có hai ông Thuận, ông Thuận trưởng khóa cao và to, còn ông Thuận “ngựa” thấp và bé hơn. Cả hai ông đều là Thượng Sĩ Nhất lúc chúng tôi nhập khóa, nhưng sau này cả hai đều thăng cấp sĩ quan. Ông Thuận “ngựa” phục vụ ở Phòng Tâm Lý Chiến dưới quyền của Trung Tá Hoàng Thọ mà anh em chúng tôi thường gọi là ông Thọ “đen”. Sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, ông Thuận “ngựa” vào trại cải tạo vì lúc ấy đã mang lon Thiếu Úy và chết trong trại. Tôi không gặp ông tại các trải cải tạo mà tôi đi qua. Nhưng một tuần sau khi được thả vào cuối năm 1988, tôi có đến nhà ông Thuận “ngựa” với mục đích thăm ông thì mới được vợ ông cho biết là ông đã chết trong trại giam. Cả hai ông bà chỉ có một đứa con trai duy nhất. Cháu lớn lên và học rất giỏi vào thời mở cửa tại Việt Nam nên dù mang lý lịch của bố, cháu được cử sang Ðức học về máy tính điện tử sau đó được đưa sang Texas làm nghiên cứu sinh, rồi tốt nghiệp tiến sĩ và dạy tại trường Ðại Học Texas một thời gian).
Trong suốt thời gian huấn luyện, lúc nào chúng tôi cũng phải nón sắt và đeo một chiếc dù bụng. Sân tập có ba loại đài và thân phế thải của những chiếc máy bay C-47 và Junker (máy bay Ðức dùng trong Thế Chiến Thứ Hai).
Chúng tôi được Trung Sĩ Dương Văn Lý dẫn đến thân chiếc Junker và biếu diễn cách xếp hàng để lên máy bay, ngồi ra sao, kiểm soát an toàn móc dù ra sao. Khi máy bay vào hướng nhảy thì đứng lên ra sao, huấn luyện viên kiểm soát móc dù lưng lần chót và khi ra cửa máy bay phải lấy thế như thế nào, khi ra khỏi thân tàu phải 4 giây đồng hồ sau dù mới bọc gió và bung ra. Cho nên khi ra khỏi thân tàu là phải đếm 331, 332, 333, 334. Ðến 334 mà dù lưng không bung thì phải lập tức mở dù bụng tức dù phòng hờ. Nghe thì giản dị nhưng khi người nào vừa nhảy ra khỏi thân máy bay xuống mặt đất thì mới vừa đếm xong 331, còn phải nhảy lò cò thêm 3 bước nữa cho đủ 332,333 và 334 lúc đầu hầu như ai cũng quên cả. Ðại Tá Trần Văn Hai là người đầu tiên trong khóa học bị phạt hít đất vì quên nhảy lò cò sau khi ra khỏi cửa chiếc Junker. Một trung sĩ phạt một đại tá sắp lên hàng tướng, nhưng lệnh phạt đều được thi hành nghiêm chỉnh. Trong suốt tuần lễ đầu chúng tôi chỉ học những động tác này từ thân chiếc Junker và chiếc C-47. Cuốn tuần ông Lý mới cho biết: đây là môn huấn luyện để tạo thói quen và tạo phản ứng ngay tức khắc khi ra khỏi thân tàu. Tập nhảy ra một cửa, rồi hai cửa như trong trường hợp nhảy từ trên C-130, C-123 hay C-119 xuống.
Tuần lễ thứ hai chúng tôi bắt đầu học cách té khi chạm đất. Té có nhiều thế: phải, trái, lộn trước, sau tùy theo hướng gió lúc chân chạm đất. Sau khi Trung Sĩ Lý biểu diễn, mọi người cứ thay phiên nhau té huỳnh huỵch trên mặt đất. Ngày đầu tiên khi về đến nhà là chúng tôi cũng xoãi cánh, bỏ ăn. Suốt tuần thứ hai chúng tôi chỉ làm duy nhất có động tác là leo lên thân hai chiếc máy bay tại bãi học, và từ đó nhảy ra. Tôi nhớ nhất là sang ngày thứ hai của môn học này, gặp nhau tại bãi học, Ðại Tá Trần Văn Hai hỏi tôi “Thấy sao? Qua nổi con trăng này không?” Tôi trả lời: “Thưa đại tá, cũng bèo nhèo lắm, nhưng ai tới đâu tôi tới đó. Chỉ có điều bả vai bầm tím hết thôi”. Ông cười và nói: “Tím em ơi, thằng nào chắc cũng tím hết”. Khi ông làm Tư Lệnh Sư Ðoàn 7, mối liên hệ giữa chúng tôi và ông vẫn thân thiết và ba ngày trước khi ông tuẫn tiết vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, trong lần gọi điện thoại từ căn cứ Ðồng Tâm cho tôi ở Ðài Phát Thanh Sài Gòn, ông cũng hỏi tôi: “Thấy sao, liệu qua nổi con trăng này không?” Lần trước, sau câu hỏi của Ðại Tá Hai một tháng, chúng tôi đều qua khỏi con trăng và tốt nghiệp khóa 105 nhảy dù. Nhưng khi ông hỏi tôi cũng câu đó 8 năm sau, chúng tôi cũng như tất cả quân dân miền Nam không qua nổi được con trăng ấy. Và thảm kịch là ông đã phải dùng thuốc độc để không bị kẻ chiến thắng làm nhục. Ông đã rửa mặt cho khóa 105 Nhảy Dù chúng tôi nói riêng và cho quân cũng như dân miền Nam nói chung.
http://vnafmamn.com/Airborne/Airborne_ARVN47.jpg
Trong ngành nhảy dù, khi nhảy quan trọng nhất là vào lúc người lính ra khỏi thân tàu và lúc xuống đất. Lúc ra khỏi thân tàu mà quờ quạng sẽ gây tai nạn và khi xuống đất té không đúng thể có thể dễ gãy chân, hoặc quai nón sắt không siết chặt khiến nón sắt văng ra khỏi đầu cũng dễ làm cho người lính thương vong vì đầu đập xuống đất. Vì thế học để tạo phản ứng tự nhiên và nhạy bén chiếm phần lớn thời lượng trong khóa huấn luyện. Lúc nào mồ hôi cũng ướt đẫm bộ quân phục. Những tuần sau đó, chúng tôi được học cấu tạo của chiếc dù T-7 và T-10, được biết thế nào thế nào là dây thừng thăng, chóp dù, cách lái dù vào bãi đáp, cách mở dù bụng và khi xuống đất rồi tháo dù và gấp dù ra sao, cách tránh dù lôi vì gió quẩn ở bãi đáp. Và cuối cùng là học nhảy “gần như thật” tại “chuồng cu” và “dây tử thần”.
Chuồng cu là một cái đài cao 11 thước thiết kế giống y chang một chuồng chim bồ câu. Có một cửa ra và một sợi dây cáp treo từ cửa chuồng cu xuống một ụ đất, dốc khoảng 60 độ. Dây cáp này tượng trưng cho dây cáp căng thẳng từ cửa phòng phi hành xuống cuối thân tàu mà chúng tôi phải móc sợi dây xoa (sợi dây nối từ chóp dù lưng với một móc an toàn. Trước khi máy bay vào hướng nhảy chúng tôi phải móc sợi dây xoa vào sợi dây cáp nói trên). Do đó khi nhảy ra khỏi thân tàu, dây xoa bị kéo căng làm đứt chóp dù giúp cho chiếc dù lưng bung ra. Ðó là nhảy dù tự động. Còn nhảy dù điều khiển là người nhảy dù nhảy ra khỏi thân tàu, rơi trong không gian một thời gian nhất định rồi mới tự mình mở dù). Nhảy chuồng cu giống y chang nhảy từ trên máy bay xuống nhờ cách thiết trí: mỗi người phải mang một bộ dây và khóa giống y chang lúc chúng ta mang dù lưng vào. Bộ khóa này có một sợi dây giống dây xoa, có móc an toàn để móc vào sợi dây cáp chạy từ cửa chuồng cu xuống một thềm đất. Cánh cửa của đài này giống hệt cánh cửa máy bay. Mỗi khóa sinh lần lượt bước từ trong ra gần cửa chuồng cu, tự móc khóa an toàn vào sợi dây cáp, huấn luyện viên kiểm soát móc an toàn lần chót. Sau đó, khóa sinh nhảy dù phải lấy thế từ cửa chuồng nhảy ra khỏi cửa, khóa sinh bị treo trên sợi dây cáp dốc. Ðộng tác cần thiết khi nhảy ra khỏi cửa là người khóa sinh phải gập đầu xuống, cằm chạm ngực hai tay luôn luôn tựa vào dù bụng để trong trường hợp dù lưng không mở thì tay phải kéo chốt dù bụng theo một phản xạ. Không làm được động tác này dĩ nhiên người nhảy dù sẽ trở thành một đống thịt bầy nhầy khi rớt xuống đất trong trường hợp nhảy thật. Tai nạn này rất hiếm, nhưng đã có một số tai nạn như vậy. Khi nhảy ra khỏi chuồng cu cũng phải đếm 4 giây, không đếm sẽ bị phạt hít đất và phải nhảy lại thêm một lần. Có lẽ vì ảnh hưởng của nỗi sợ nên chúng tôi bị phạt nhiều nhất là ở đài 11 thước này. Nhưng tại sao đài cao có 11 thước mà sợ?
Chỉ có thể giải thích như thế này: vì cách thiết trí cho nên người nào đã học nhảy dù đều có cái cảm giác giống hệt như khi tung mình ra khỏi máy bay trong lần nhảy đầu tiên ở cao độ 5,000 thước, rồi 10,000 và 15,000 thước. Do đó mà đã có không ít những khóa sinh nhảy dù đã bỏ cuộc ngay từ lần nhảy đầu ở chuồng cu. Họ bám chặt vào cửa chuồng cu và tiểu ra quần, rồi quay lại, nhất định không nhảy nữa dù bị phạt. Toán đặc biệt của chúng tôi đều qua được khá nhiều lần nhảy cao hơn con số quy định là 21 lần, để bước lên đài 13 thước tức dây tử thần.
Dây tử thần căng từ một cột cao 13 thước xuống đài sắt giống như khung thành tại sân banh, bên dưới có trải cát, từ trên một đài bẵng gỗ có cầu thang đi lên, mỗi khóa sinh phải nắm chắc chiếc ròng rọc rồi tụt từ trên đài, rồi đổ xuống theo chiều dốc của sợi dây và phải canh sao cho tới gần đà sắt thì buông tay cho rơi xuống cát và lăn theo thế té của nhảy dù. Anh nào sợ quá mà cứ nắm rịt lấy ròng rọc sẽ gãy tay hay vỡ mặt. Qua được đài 13 thước, chúng tôi đã có được một số phản xạ tự nhiên cần thiết trước khi phải nhảy 7 xô từ trên loại C-47 và C-130 để sau đó được gắn một cánh dù màu trắng bạc trên ngực áo.
http://vnafmamn.com/Airborne/Airborne_ARVN38.jpg
Sau khi hoàn tất việc huấn luyện dưới đất và đổ khá nhiều mồ hôi, chúng tôi được nghỉ một ngày để ngày hôm sau thực sự được nhảy từ trên phi cơ xuống bãi nhảy. Nhưng thực ra trong một ngày chờ đợi đó, chúng tôi không ăn không ngủ gì được vì lo lắng, vì nghĩ đến những tai nạn không may có thể xảy ra. Trung Tá Vũ Ðức Vinh, Tổng Giám Ðốc Cục Vô Tuyến Truyền Thanh gọi chúng tôi lên văn phòng để khuyến khích và trợ lực. Ông cho biết sẽ có mặt tại bãi Ấp Ðồn để đón chúng tôi trong xô nhảy đầu tiên. Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân tổ chức một màn sâm banh ở dưới đất và Sư Ðoàn Nhảy Dù có nhã ý ghi kỷ niệm đặc biệt này bằng cách phái những sĩ quan cao cấp của đơn vị để cùng nhảy với chúng tôi xô đầu tiên, trong đó tôi còn nhớ có Ðại Tá Nguyễn Trọng Bảo Tham Mưu Sư Ðoàn (ông tử nạn trực thăng khi thị sát mặt trận trong Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 tại Thừa Thiên), Ðại Tá Lân Trưởng Phòng 1 Sư Ðoàn, Trung Tá Hoàng Thọ Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến, Thiếu Tá Trần Văn Vinh Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, Thiếu Tá Hiếu (Truyền Tin Sư Ðoàn Nhảy Dù), Ðại Úy Võ Thị Vui, Linh Mục Ðáng Trưởng Phòng Tuyên Úy Công Giáo… và một số sĩ quan khác mà tôi không còn nhớ tên.
Sáu giờ sáng, chúng tôi phải trình diện và được xe đưa vào cuối phi đạo ở Tân Sơn Nhất chờ máy bay. Ðại Úy Vương Ðình Thuyết (năm 1974 đã lên trung tá) và Thượng Sĩ Nhất Nguyễn Văn Thuận có mặt tại phi đạo rất sớm để điều động máy bay. Ðể làm dịu lại nỗi lo sợ và căng thẳng ông bắt chúng tôi hát bài “Xuất Quân” và luôn miệng hô: “Nhảy Dù cố gắng” sau khi chúng tôi và các khóa sinh tiểu đoàn Vương Mộng Hồng lãnh dù và mang dù.
Toán nhảy của tôi được cắt đặt như sau: Ðại Tá Hai số một và tôi là người ra chót. Hai huấn luyện viên thả chúng tôi là tất nhiên là Trung Sĩ Dương Văn Lý. Người số 11 là Ðại Úy Võ Thị Vui. Bà là người đã nhảy dù tự động biểu diễn rất nhiều lần vào dịp Quốc Khánh, đã đeo cánh dù vàng nhiều năm trước khi chúng tôi học nhảy dù. Ðể khích lệ và làm tăng sự can đảm, toán nhảy thứ hai tiếp theo toán tôi là những nữ quân nhân nhảy dù. Họ ngồi đối mặt với chúng tôi trên chiếc C-47, cười và chọc ghẹo chúng tôi. Cũng vui được vài trống canh, nhưng khi chiếc C-47 cất cánh khỏi phi đạo và bay trên không phận Ấp Ðồn thì mặt người nào cũng có vẻ nghiêm trọng ra. Trung Sĩ Lý hô mọi người đứng lên, dậm chân xuống sàn tàu và la: Nhảy Dù cố gắng! Nhảy Dù cố gắng”. Sau đó ông dõng dạc: “Tàu đã vào hướng nhảy, các bạn gài móc vào cáp, gài chốt an toàn, người nọ kiểm soát cho người kia từ phía sau, kiểm soát xem dây xoa của mỗi dù lưng có nằm đúng vị trí không, bắt đầu từ sau, người nào kiểm soát xong cho đồng đội mình thì vỗ vào vai người đó. Khóa sinh Trần Văn Hai sẽ là người nhảy ra đầu tiên của toán nhảy. Ðếm số!” Chúng tôi thi hành và sau đó kiểm soát dù lưng và khóa an toàn của dây xoa”. Lý lại ra lệnh ngồi xuống, và đứng lên ba lần như vậy rồi ông nhìn đồng hồ và mở cửa máy bay. Gió thốc vào thân tàu. Chúng tôi không dám nhìn qua cửa sổ máy bay. Bỗng Trung Sĩ Lý hô chúng tôi đứng dậy. Lần này ông đích thân kiểm soát và giúp mọi người thắt chặt quai nón sắt dưới cằm. Ông nói: “Phải thắt thật chặt nếu không khi ra khỏi máy bay mà nón sắt văng ra gây tai nạn và khi xuống đất đầu các anh không bảo đảm”. Sau đó ông xuống cuối thân tàu, mang dây an toàn và quay lại ra lệnh nói lớn: “Khi đèn xanh bật cùng với tiếng chuông, người đầu tiên lấy thế, tôi vỗ vai thì nhảy ra và những người khác kế tiếp”. Niên trưởng Trần Văn Hai bắt đầu tiến gần ra cửa vừa lúc tiếng chuông reo vang cùng với đèn xanh bật lên ở cửa ra. Ðại Tá Hai lấy thế rất nhanh và ông lao ra khỏi thân tàu khi Trung Sĩ Lý la lên “go”. Những tiếng “go, go” tiếp tục và khi lao ra khỏi thân tàu, tự động tôi đếm 331, 332, 333 và khi vừa đếm xong 334 thì thấy vai bị giật nhẹ nhìn lên thấy phía trên chiếc dù T-10 bọc gió.
http://vnafmamn.com/Airborne/Airborne_ARVN43.jpg
Tôi lơ lửng trong ánh nắng của buổi mai thật đẹp. Nhìn sang các bạn đồng khóa lúc đó mới thấy là người nào đó dùng chữ hoa dù thật chính xác. Dù của Nhuận bay lơ lửng cách tôi không xa và tôi thấy Nhuận giờ tay vẫy vẫy. Tôi vẫy lại và giật nhẹ dây thừng thăng khiến chiếc dù hơi chao đi để chào Ðại Tá Hai. Cách xa hơn về phía Ðông của Nhuận thôi thấy một cánh dù khác giựt giựt theo đúng “ám hiệu” mà chúng tôi đã thỏa thuận để nhận nhau, tôi thấy nhiều cánh dù khác cũng rung nhẹ như thế. Nhưng chỉ một phút sau cảnh êm đềm chấm dứt và tôi bỗng thấy mặt đất dâng lên báo cho biết là sắp xuống đất. Ở dưới tôi là một đàn trâu, khoảng chục con. Tôi hoảng hốt kéo mạnh dây thừng thăng trái để dù lao về tay phải tránh đàn trâu thì đáp xuống ngay một vũng bùn và do vội vã không té đúng thế nên cũng làm tôi khá đau. Vừa đứng dậy chạy theo để dù xẹp gió và chuẩn bị gấp dù gấp thì mấy đứa bé chăn trâu đã vội chạy lại: “Anh để em gấp dù cho, 10 đồng thôi”. Tôi tặng đứa bé 10 đồng nhưng vẫn tự gấp dù vì nếu bị bắt gặp thuê người gấp dù tôi sẽ bị phạt rất nặng. Về điểm tập trung mới được biết, Ðại Tá Hai rớt vào mái trường tiểu học ở cuối bãi nhảy, Ðại Tá Ánh do tránh một gò mả, không kịp chuẩn bị thế đáp nên đau chân, các niên trưởng, Hồng, Ðại, Phú… đáp an toàn nhẹ nhàng, dù rớt ở cuối bãi.
Về tới điểm tập trung, Ðại Tá Nguyễn Trọng Bảo bắt tay từng người và khích lệ: “Tốt lắm không có ai rớt sang bên kia Vĩnh Lộc, không có tai nạn dù là tai nạn rất nhỏ”. Chúng tôi mở sâm banh và Ðại Tá Trần Văn Hai thay mặt mọi người cám ơn công lao huấn luyện của Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù. Việc huấn luyện là một kết nối thân tình giữ các đơn vị cũng như giới truyền thông. Ông nhấn mạnh: “Dĩ nhiên, đây là một kỷ niệm không bao giờ quên được”. Chúng tôi chụp hình chung và ăn với nhau một bữa cơm đạm bạc ngay tại bãi với bia, bánh mì và cà ri do các quý phu nhân của Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân khoản đãi.
Lẽ ra, chúng tôi phải nhảy 6 xô ban ngày và 1 xô ban đêm. Nhưng do tình hình an ninh lúc đó nên Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù chỉ buộc chúng tôi nhảy 7 xô đều ban ngày và cùng bằng loại phi cơ vận tải C-47 và C-130 ở những cao độ khác nhau.
Lễ mãn khóa diễn ra cũng rất cảm động, ngay tại sân Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, Tướng Dư Quốc Ðống chủ tọa. Những cánh dù trắng được gắn lên ngực áo chúng tôi. Người được mời gắn cánh dù cho tôi chính là Trung Tá Trần Văn Vinh Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù. Sau buổi lễ, ông Thuyết “lì” chụp hình chung với chúng tôi và Trung Tá Vũ Ðức Vinh, Tổng Giám Ðốc Cục Vô Tuyến Truyền Thanh. Ông nói: “Trung tá cho tôi mượn mấy ông này, sư đoàn bây giờ đang đánh đấm nặng, tụi tôi cần họ”. Tuy là chỉ dọa đùa, nhưng những năm sau này tôi và Dương Phục và Lê Phú Nhuận thay nhau theo hành quân của Sư Ðoàn Nhảy Dù, mối thân tình nảy nở từ đó. Cuối 1967, Lê Phú Nhuận bị gọi động viên vào Thủ Ðức rồi đến Dương Phục và sau đó là tôi. Sau này tôi và Nhuận được biệt phái trở lại Cục Vô Tuyến Truyền Thanh, Dương Phục về Ðài Quân Ðội. Chúng tôi vẫn là những người bạn thân chia sẻ với nhau những tin tức mặt trận với cường độ các cuộc chạm súng ngày một dữ dội hơn.
Chúng tôi không còn thời giờ nào để thực hiện những dự án tự nguyện đi dự những khóa học đặc biệt nhất là khóa rừng núi sình lầy và viễn thám để có dịp thử sức chịu đựng của mình nữa.Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, Dương Phục đã vào đến Tchepone nhưng rồi lại phải rút ra theo Sư Ðoàn 1. Cũng vào khoảng thời gian ấy tôi được gọi về trung ương để giữ một vai trò khác: trưởng phòng Bình Luận và đặc phái viên của Vô Tuyến Truyền Thanh tại Phủ Tổng Thống. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là người đi rất khỏe và hay đi kinh lý dài ngày. Những chuyến đi như thế rất vất vả, một ngày ông đi như vậy đến cả chục địa điểm. Ngồi trực thăng lên xuống như thế ngày vài chục lần, “thổi harmonica” (gặm bánh mì), uống nước bi đông cũng đủ sức giúp tôi xuống cân mau nhất. Thời đó, phương tiện điện thoại còn rất khó khăn, chất lượng xấu và chậm tiến hơn rất nhiều so với các nước Ðông Nam Á cho nên khi về nghỉ ngơi tạm ở một thành phố nào đó, chúng tôi mất rất nhiều thời gian kiếm chỗ gởi tin để Ðài Sài Gòn có thể loan trước Ðài BBC. Vị tổng giám đốc của chúng tôi lúc đó là Trung Tá Phạm Hậu ít khi chấp nhận chuyện một chuyến đi của tổng thống có đặc phái viên của đài đi theo mà lại loan tin chậm hơn BBC hay VOA về chuyến đi ấy. Vì thế cho nên, tôi phải tìm ra cách gởi tin trong một thời gian nhanh nhất: viết dần trên máy bay và hay trực thăng, tìm kiếm những hậu cứ của những đơn vị quân sự mà tôi quen biết để gởi tin qua hệ thống điện thoại quân sự thay vì dùng hệ thống viễn liên của bưu điện. Nhưng dù sớm thì cũng phải đến 9 giờ tối mới xong mọi chuyện, về tới khách sạn cũng gần 11 giờ chỉ còn có cách kiếm chỗ bán cháo trắng hột vịt muối.
Vào giai đoạn cao điểm của Kế Hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh, tôi được đôn lên chỉ huy Sở Thời Sự, một loại công vụ hay gặp nhiều rắc rối và phiền toái nhất của Hệ Thống Truyền Thanh nhưng vẫn phải làm công việc của một đặc phái viên. Tôi bơi ở trong cái dòng chảy của những biến chuyển rất nhanh cho đến trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975, vài trước ngày tôi tròn 34 tuổi.
Ngày nay nhìn lại những công việc mà chúng tôi đã từng làm, từng trải qua, khó khăn nhiều hơn là thuận lợi, hai đồng nghiệp thân thiết từng chia sẻ với tôi những cảm quan, và cách nhìn cuộc chiến Việt Nam, lúc trà dư tửu hậu trong cảnh lưu vong, Nhuận, Phục thường hỏi tôi: “Có tiếc gì không”. Tôi nói không cần suy nghĩ là có gì mà tiếc. Chúng tôi đã chứng kiến cuộc chiến đấu của những người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã thấy họ tử trận hay phải để lại một phần thân thể nơi chiến trường, đã thấy họ chiến thắng, và không hiếm những lần họ nếm thảm bại. Chúng tôi không hề thấy lính nào hào hoa, cũng chẳng thấy lính nào là nữ hoàng của chiến trường. Lính là cực, là nhọc, là mồ hôi, là máu, là súng, là đạn, là can đảm, là hèn nhát. Họ chiến đấu không phải là để được tôn vinh là hào hoa hay là nữ hoàng. Họ chiến đấu vì chính họ, gia đình, đất nước họ, vì lý tưởng tuổi trẻ. Hồi Tết Mậu Thân lần thứ hai, tôi và Dương Phục bị kẹt ở mặt trận Tân Thới Hiệp. Ðơn vị mà chúng tôi đi theo có nhiệm vụ phải chiếm lại cái am xây bằng đá ong gần nhà máy Vị Hương Tố. Trong am bọn Việt Cộng bố trí một tổ tam tam: một B-40, một thượng liên và một AK-47, lựu đạn chày. Suốt từ 12 giờ trưa đến 5 giờ chiều, đơn vị này mở nhiều đợt xung phong, nhưng đều vô hiệu. Một phi tuần AD-6 vần vũ lồng lộn trên trời nhưng đành chịu vì những người lính trong đơn vị này không thể lùi ra xa đủ an toàn để oanh tạc cơ oanh tạc. Lính chết và bị thương được lôi ra gần chúng tôi thân thể đầy máu và rên la. Trong lúc đó, đặc lệnh truyền tin từ chiếc C&C bay trên đầu chúng tôi phát ra qua chiếc loa phụ nhỏ của chiếc PRC-25 của người đại đội trưởng nằm cách tôi vài thước, giọng cứ đều đều: “Vào đi em, lon đấy em, vào đi em…” (Ý là hãy cố gắng tiến vào đi, lon thăng cấp chờ sẵn). Tôi hoàn toàn phản đối cách này. Tôi cho rằng cái đích của cuộc chiến đấu của những người lính quả cảm này không phải là lon lá. Mạng sống của chính mình và của các đồng đội không thể đánh giá bằng một lời hứa thăng cấp vào hoàn cảnh đó. Hứa nhử như thế là sỉ nhục họ. Cái mà người lính cần lúc đó là sự trợ lực tinh thần và sự điều động của người chỉ huy cao cấp hơn để giúp họ thoát khỏi thế kẹt.
Cuộc phản công tạm ngưng ban đêm và sáng sớm hôm sau, người đại đội trưởng đã chỉ huy lính của ông kiên nhẫn phá thế cài răng lược của địch phía sau, lùi ra xa hơn để cho trực thăng võ trang làm thịt bằng hỏa tiễn. Chiến trường là một điển hình nhất cho những người phóng viên mặt trận như chúng tôi những bài học để từ đó tìm cho mình một lối đi, tạo cho mình một cách nói sao để hậu phương hiểu được rằng người lính của họ ngày càng gặp những khó khăn. Cuộc chiến đấu anh dũng của họ đang bị một nền chính trị lệ thuộc làm hoen ố và thương tổn.
Vũ Ánh

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nói gì trong khói lửa chiến tranh?

Khoảng giữa năm 1965, những mặt trận lớn liên tiếp bùng nổ nhất là sau khi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Ðà Nẵng. Phóng viên mặt trận chỉ có ba người nên trong suốt thời gian đó chúng tôi sống trên các mặt trận nhiều hơn thời gian
(Viết tặng CCB/BÐQ và các bạn đồng khóa 105 Nhảy Dù. Luôn luôn tưởng nhớ anh linh tướng Trần Văn Hai) 
Tôi tốt nghiệp khóa phóng viên đầu tiên của Cục Vô Tuyến Truyền Thanh vào khoảng giữa năm 1964, vừa lúc chiến tranh bắt đầu lan rộng. Sau khi kết thúc các dự án thực tập, chúng tôi được phân chia trách nhiệm trong từng lãnh vực để săn tin và tường thuật. Người duy nhất trong số 12 phóng viên tốt nghiệp đã chọn mặt trận làm lãnh vực để hoạt động là tôi. Sau đó, bộ phận này có thêm hai phóng viên nữa, một là Lê Phú Nhuận tốt nghiệp khóa I Việt Tấn Xã chuyển sang làm việc trong lãnh vực truyền thanh và một phóng viên khác, rất liều lĩnh, nhưng lại rất nghệ sĩ là Dương Phục nhập “gánh”.
Khoảng giữa năm 1965, những mặt trận lớn liên tiếp bùng nổ nhất là sau khi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Ðà Nẵng. Phóng viên mặt trận chỉ có ba người nên trong suốt thời gian đó chúng tôi sống trên các mặt trận nhiều hơn thời gian sống với gia đình ở Sài Gòn. Chúng tôi chia nhau từng vùng hoạt động rồi luân chuyển để mọi người có thể có những chất liệu mới xây dựng cho những dự án của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử, ngành truyền thanh Việt Nam Cộng Hòa, có phóng viên đi sát mặt trận để tường thuật và gởi đến hàng triệu thính giả trên toàn quốc những diễn biến mới nhất của chiến cuộc. Tôi được cái may mắn thừa hưởng những kinh nghiệm, sự khuyến khích và chỉ dẫn tận tình của Giáo Sư Wyndham, một nhà truyền thông người Úc, giám đốc Thế Giới Vụ của Ðài Phát Thanh Quốc Gia Úc (ABC). Ông từng là phóng viên mặt trận tại cuộc chiến tranh Triều Tiên lúc còn rất trẻ cho nên những hướng dẫn rất của ông rất hữu ích cho chúng tôi, từ việc chuẩn bị chiếc ba lô, trang phục, nón sắt, lương thực khô nào nhẹ và tiện lợi, thuốc chống khát, các trang cụ mưu sinh trong trường hợp thất lạc, chọn loại máy ghi âm nào có độ nhạy và độ trung thực cao. Chọn máy ghi âm là cả một vấn đề vào thời điểm năm 1965 vì một điều dễ hiểu: máy ghi âm loại cassette vào thời điểm đó còn đang trong thời kỳ phôi thai chứ chưa tối tân như bây giờ. Tính chuyên nghiệp máy cassette chưa thích hợp với ngành truyền thanh cổ điển, thường sử dụng băng ghi âm reel-to-reel 1,200 feet. Máy ghi âm chuyên nghiệp xách tay trang bị cho phóng viên vào những năm giữa của thập niên 1960s, nếu sản xuất từ Nhật là loại Nagra III, rất tốt hội đủ điều kiện trung thực về âm thanh, nhưng nặng đến gần 8 kí lô. Giáo Sư Wyndham mày mò và được biết Cơ Quan Thông Tin Hỗn Hợp Mỹ (JUSPAO) đã bắt đầu dùng thử nghiệm một loại máy rất tối tân do Tây Ðức chế tạo, loại UHER-2000L. Ông mượn tạm cho tôi một chiếc dùng thử. Chiếc máy chỉ nặng 4 kí 7 bằng sức nặng của khẩu Garant M-1, có loại microphone định hướng khi thu tiếng nói, khi phỏng vấn và có thể điều chỉnh khi cần thu sound-effect tại mặt trận. Tôi trở thành người phóng viên đầu tiên sử dụng loại máy tối tân nhất trong nghề nghiệp phóng viên giữa thập niên 1960.
Sau khi truyền đạt những điều cần thiết cần phải làm và cần phải tránh khi vào mặt trận như sử dụng thẻ đeo ở cổ, vẽ một chữ “PRESS” trắng trên nón sắt theo kích cỡ được Hiệp Hội Báo Chí Quốc Tế ấn định và không được mang bất cứ thứ vũ khí nào trên người, đến mặt trận nào phải được tư lệnh của mặt trận ấy chấp nhận, không được dùng những phương tiện riêng để lẻn vào mặt trận… đích thân Giáo Sư Wyndham lo phương tiện để cho tôi vào Ðặc Khu Hải Yến. Trận thứ hai, vị giáo sư đáng kính của tôi cũng tự mình lo phương tiện đưa tôi xuống tận Sóc Trăng để tìm phương tiện trực thăng cho tôi vào Ðại Ngải, nơi Tiểu Ðoàn 44 Biệt Ðộng Quân đang tham dự cuộc hành quân Dân Chí (tôi quên mất là ám số của cuộc hành quân này). Tiểu Ðoàn Trưởng 44 lúc đó là Thiếu Tá Lê Văn Dần, ông Nguyễn Văn Huy lúc đó là đại đội trưởng mới mang lon trung úy. Vài năm trước 30 Tháng Tư 1975, ông lên tới đại tá làm trung đoàn trưởng 12/Sư Ðoàn 7 và sau làm tỉnh trưởng Kiến Tường – không biết tôi nhớ có đúng không vì đã 40 năm qua rồi! Trận này đích thân Giáo Sư Wyndham lội cùng tôi trước khi ông hết nhiệm kỳ cố vấn cho Cục Vô Tuyến Truyền Thanh Việt Nam Cộng Hòa.
Lội theo các cánh quân tại tiền tuyến là một việc làm khá mới mẻ lúc đó và chúng tôi là người đầu tiên trong lịch sử của ngành truyền thanh thực hiện những dự án này, có lẽ do bị ảnh hưởng của các ký sự mà Ernest Hemingway viết thời gian có cuộc cách mạng Tây Ban Nha, một cuộc cách mạng rất nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Rất nhiều phóng viên đã viết về cuộc cách mạng trên, nhưng chưa một phóng viên nào qua mặt được Hemingway chỉ vì một điều: ông sống sát với cuộc cách mạng, từng chia sẻ sự đói khát, khốn khó với các binh lính thuộc phe cách mạng ngay ở tiền tuyến. Ðể có được chất liệu thực, chuyển tải được những ước mơ và lòng mong muốn có những đổi thay và những khát vọng đích thực của người Tây Ban Nha, Hemingway đã phải đương đầu với nhiều khó khăn cũng như mối nguy hiểm. Tuy nhiên, những điều ông viết ra cho tới nay vẫn còn được tín cẩn. Một phóng viên truyền thanh khi tới bộ tư lệnh tiền phương của cuộc hành quân, đã có thể biết được chiều hướng của toàn bộ cuộc hành quân ấy, nhưng khi cần chuyển tải những thông điệp đích thực của người lính và người dân ở vùng lửa đạn thì họ đành bó tay. Không chứng kiến thì không thể nói đúng sự thật được. Cho nên trong dự án tìm hiểu việc huấn luyện cho quân đội, chúng tôi dự trù trải qua việc quan sát và sống thực với các khóa học tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, Khóa Rừng Núi Sình Lầy tại Dục Mỹ, trường Bộ Binh Thủ Ðức, trường Võ Bị Ðà Lạt, Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng, Trường Thiết Giáp, Trường Pháo Binh và Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân. Tìm hiểu để khi ra tường thuật hoạt động của các quân binh chủng này ở chiến trường, chúng tôi bớt gặp những khó khăn.

 

Tướng Trần Văn Hai tại Lam Sơn


Chúng tôi bắt đầu bằng Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù với khóa 105 sau khi đơn xin và việc điều chuẩn an ninh hoàn tất và được chấp thuận. Cái duyên của chúng tôi với Biệt Ðộng Quân bắt đầu từ khóa huấn luyện vừa kể, vì cũng vào đúng dịp này cũng có một số sĩ quan cao cấp của Biệt Ðộng Quân như Ðại Tá Trần Văn Hai Chỉ Huy Trưởng, Trung Tá Phạm Văn Ðại, Thiếu Tá Ngô Minh Hồng, Thiếu Tá Phú và một hay hai sĩ quan khác mà cho tới bây giờ vì ảnh hưởng của thời gian không thể nào nhớ nổi. Ngoài ra cũng có một số sĩ quan ở bên Hải Quân cũng nhập khóa gồm Ðại Tá Nguyễn Văn Ánh Tham Mưu Trưởng Hải Quân và Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Hữu Lý. Phía dân sự gồm có tôi, Lê Phú Nhuận và Dương Phục. Nếu tôi nhớ không lầm thì sau Tết năm 1967, chúng tôi nhập khóa. Một buổi sáng, chúng tôi cùng đến trình diện tại Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù thay vì trình diện tại tiểu đoàn Vương Mộng Hồng (là nơi các khóa sinh học Nhảy Dù của Sư Ðoàn Nhảy Dù thụ huấn khóa 105). Thiếu Tá Trần Văn Vinh Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù và Ðại Úy Vương Ðình Thuyết Chỉ Huy Phó có mặt để nói cho chúng tôi biết nội qui của khóa học. Sau đó, Ðại Úy Thuyết “lì” cho biết chúng tôi không phải nội trú vì còn quân vụ và công vụ, chỉ được huấn luyện thể lực và về kỹ thuật nhảy dù từ 6 giờ sáng cho đến trưa. Ông yêu cầu các vị sĩ quan cao cấp của Biệt Ðộng Quân và Hải Quân lột lon trong giờ huấn luyện. Bắt đầu khóa học thì cũng giống bao nhiêu khóa sinh của khóa 105 Nhảy Dù là “thưởng thức mấy món ăn chơi” về thể lực, ngoại trừ chạy việt dã từ trại Hoàng Hoa Thám đến Bà Quẹo rồi quay lại Hoàng Hoa Thám. Bù lại chúng tôi phải chạy trên các con đường dài hun hút trong nội vi trại Hoàng Hoa Thám tức Bộ Tư Lệnh Nhảy Dù… cũng muốn xỉu rồi. Trung Sĩ Dương Văn Lý huấn luyện viên của Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù dẫn chúng tôi chạy. Ông hiền lành, nhưng kiên nhẫn và cương quyết trong màn đầu thể lực này. Và dĩ nhiên buổi trưa và buổi chiều hôm đó khi về nhà… chúng tôi bỏ ăn luôn. Ngày thứ hai chúng tôi phải tập họp tại vũ đình trường của Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù cùng mấy trăm khóa sinh của tiểu đoàn Vương Mộng Hồng để làm lễ khai khóa. Các phóng viên mặt trận và các sĩ quan Biệt Ðộng Quân cũng như Hải Quân được xếp chung vào một toán. Trưởng khóa huấn luyện thời gian đó là Thượng Sĩ Nhất Nguyễn Văn Thuận (Tại Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù có hai ông Thuận, ông Thuận trưởng khóa cao và to, còn ông Thuận “ngựa” thấp và bé hơn. Cả hai ông đều là Thượng Sĩ Nhất lúc chúng tôi nhập khóa, nhưng sau này cả hai đều thăng cấp sĩ quan. Ông Thuận “ngựa” phục vụ ở Phòng Tâm Lý Chiến dưới quyền của Trung Tá Hoàng Thọ mà anh em chúng tôi thường gọi là ông Thọ “đen”. Sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, ông Thuận “ngựa” vào trại cải tạo vì lúc ấy đã mang lon Thiếu Úy và chết trong trại. Tôi không gặp ông tại các trải cải tạo mà tôi đi qua. Nhưng một tuần sau khi được thả vào cuối năm 1988, tôi có đến nhà ông Thuận “ngựa” với mục đích thăm ông thì mới được vợ ông cho biết là ông đã chết trong trại giam. Cả hai ông bà chỉ có một đứa con trai duy nhất. Cháu lớn lên và học rất giỏi vào thời mở cửa tại Việt Nam nên dù mang lý lịch của bố, cháu được cử sang Ðức học về máy tính điện tử sau đó được đưa sang Texas làm nghiên cứu sinh, rồi tốt nghiệp tiến sĩ và dạy tại trường Ðại Học Texas một thời gian).
Trong suốt thời gian huấn luyện, lúc nào chúng tôi cũng phải nón sắt và đeo một chiếc dù bụng. Sân tập có ba loại đài và thân phế thải của những chiếc máy bay C-47 và Junker (máy bay Ðức dùng trong Thế Chiến Thứ Hai).
Chúng tôi được Trung Sĩ Dương Văn Lý dẫn đến thân chiếc Junker và biếu diễn cách xếp hàng để lên máy bay, ngồi ra sao, kiểm soát an toàn móc dù ra sao. Khi máy bay vào hướng nhảy thì đứng lên ra sao, huấn luyện viên kiểm soát móc dù lưng lần chót và khi ra cửa máy bay phải lấy thế như thế nào, khi ra khỏi thân tàu phải 4 giây đồng hồ sau dù mới bọc gió và bung ra. Cho nên khi ra khỏi thân tàu là phải đếm 331, 332, 333, 334. Ðến 334 mà dù lưng không bung thì phải lập tức mở dù bụng tức dù phòng hờ. Nghe thì giản dị nhưng khi người nào vừa nhảy ra khỏi thân máy bay xuống mặt đất thì mới vừa đếm xong 331, còn phải nhảy lò cò thêm 3 bước nữa cho đủ 332,333 và 334 lúc đầu hầu như ai cũng quên cả. Ðại Tá Trần Văn Hai là người đầu tiên trong khóa học bị phạt hít đất vì quên nhảy lò cò sau khi ra khỏi cửa chiếc Junker. Một trung sĩ phạt một đại tá sắp lên hàng tướng, nhưng lệnh phạt đều được thi hành nghiêm chỉnh. Trong suốt tuần lễ đầu chúng tôi chỉ học những động tác này từ thân chiếc Junker và chiếc C-47. Cuốn tuần ông Lý mới cho biết: đây là môn huấn luyện để tạo thói quen và tạo phản ứng ngay tức khắc khi ra khỏi thân tàu. Tập nhảy ra một cửa, rồi hai cửa như trong trường hợp nhảy từ trên C-130, C-123 hay C-119 xuống.
Tuần lễ thứ hai chúng tôi bắt đầu học cách té khi chạm đất. Té có nhiều thế: phải, trái, lộn trước, sau tùy theo hướng gió lúc chân chạm đất. Sau khi Trung Sĩ Lý biểu diễn, mọi người cứ thay phiên nhau té huỳnh huỵch trên mặt đất. Ngày đầu tiên khi về đến nhà là chúng tôi cũng xoãi cánh, bỏ ăn. Suốt tuần thứ hai chúng tôi chỉ làm duy nhất có động tác là leo lên thân hai chiếc máy bay tại bãi học, và từ đó nhảy ra. Tôi nhớ nhất là sang ngày thứ hai của môn học này, gặp nhau tại bãi học, Ðại Tá Trần Văn Hai hỏi tôi “Thấy sao? Qua nổi con trăng này không?” Tôi trả lời: “Thưa đại tá, cũng bèo nhèo lắm, nhưng ai tới đâu tôi tới đó. Chỉ có điều bả vai bầm tím hết thôi”. Ông cười và nói: “Tím em ơi, thằng nào chắc cũng tím hết”. Khi ông làm Tư Lệnh Sư Ðoàn 7, mối liên hệ giữa chúng tôi và ông vẫn thân thiết và ba ngày trước khi ông tuẫn tiết vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, trong lần gọi điện thoại từ căn cứ Ðồng Tâm cho tôi ở Ðài Phát Thanh Sài Gòn, ông cũng hỏi tôi: “Thấy sao, liệu qua nổi con trăng này không?” Lần trước, sau câu hỏi của Ðại Tá Hai một tháng, chúng tôi đều qua khỏi con trăng và tốt nghiệp khóa 105 nhảy dù. Nhưng khi ông hỏi tôi cũng câu đó 8 năm sau, chúng tôi cũng như tất cả quân dân miền Nam không qua nổi được con trăng ấy. Và thảm kịch là ông đã phải dùng thuốc độc để không bị kẻ chiến thắng làm nhục. Ông đã rửa mặt cho khóa 105 Nhảy Dù chúng tôi nói riêng và cho quân cũng như dân miền Nam nói chung.
http://vnafmamn.com/Airborne/Airborne_ARVN47.jpg
Trong ngành nhảy dù, khi nhảy quan trọng nhất là vào lúc người lính ra khỏi thân tàu và lúc xuống đất. Lúc ra khỏi thân tàu mà quờ quạng sẽ gây tai nạn và khi xuống đất té không đúng thể có thể dễ gãy chân, hoặc quai nón sắt không siết chặt khiến nón sắt văng ra khỏi đầu cũng dễ làm cho người lính thương vong vì đầu đập xuống đất. Vì thế học để tạo phản ứng tự nhiên và nhạy bén chiếm phần lớn thời lượng trong khóa huấn luyện. Lúc nào mồ hôi cũng ướt đẫm bộ quân phục. Những tuần sau đó, chúng tôi được học cấu tạo của chiếc dù T-7 và T-10, được biết thế nào thế nào là dây thừng thăng, chóp dù, cách lái dù vào bãi đáp, cách mở dù bụng và khi xuống đất rồi tháo dù và gấp dù ra sao, cách tránh dù lôi vì gió quẩn ở bãi đáp. Và cuối cùng là học nhảy “gần như thật” tại “chuồng cu” và “dây tử thần”.
Chuồng cu là một cái đài cao 11 thước thiết kế giống y chang một chuồng chim bồ câu. Có một cửa ra và một sợi dây cáp treo từ cửa chuồng cu xuống một ụ đất, dốc khoảng 60 độ. Dây cáp này tượng trưng cho dây cáp căng thẳng từ cửa phòng phi hành xuống cuối thân tàu mà chúng tôi phải móc sợi dây xoa (sợi dây nối từ chóp dù lưng với một móc an toàn. Trước khi máy bay vào hướng nhảy chúng tôi phải móc sợi dây xoa vào sợi dây cáp nói trên). Do đó khi nhảy ra khỏi thân tàu, dây xoa bị kéo căng làm đứt chóp dù giúp cho chiếc dù lưng bung ra. Ðó là nhảy dù tự động. Còn nhảy dù điều khiển là người nhảy dù nhảy ra khỏi thân tàu, rơi trong không gian một thời gian nhất định rồi mới tự mình mở dù). Nhảy chuồng cu giống y chang nhảy từ trên máy bay xuống nhờ cách thiết trí: mỗi người phải mang một bộ dây và khóa giống y chang lúc chúng ta mang dù lưng vào. Bộ khóa này có một sợi dây giống dây xoa, có móc an toàn để móc vào sợi dây cáp chạy từ cửa chuồng cu xuống một thềm đất. Cánh cửa của đài này giống hệt cánh cửa máy bay. Mỗi khóa sinh lần lượt bước từ trong ra gần cửa chuồng cu, tự móc khóa an toàn vào sợi dây cáp, huấn luyện viên kiểm soát móc an toàn lần chót. Sau đó, khóa sinh nhảy dù phải lấy thế từ cửa chuồng nhảy ra khỏi cửa, khóa sinh bị treo trên sợi dây cáp dốc. Ðộng tác cần thiết khi nhảy ra khỏi cửa là người khóa sinh phải gập đầu xuống, cằm chạm ngực hai tay luôn luôn tựa vào dù bụng để trong trường hợp dù lưng không mở thì tay phải kéo chốt dù bụng theo một phản xạ. Không làm được động tác này dĩ nhiên người nhảy dù sẽ trở thành một đống thịt bầy nhầy khi rớt xuống đất trong trường hợp nhảy thật. Tai nạn này rất hiếm, nhưng đã có một số tai nạn như vậy. Khi nhảy ra khỏi chuồng cu cũng phải đếm 4 giây, không đếm sẽ bị phạt hít đất và phải nhảy lại thêm một lần. Có lẽ vì ảnh hưởng của nỗi sợ nên chúng tôi bị phạt nhiều nhất là ở đài 11 thước này. Nhưng tại sao đài cao có 11 thước mà sợ?
Chỉ có thể giải thích như thế này: vì cách thiết trí cho nên người nào đã học nhảy dù đều có cái cảm giác giống hệt như khi tung mình ra khỏi máy bay trong lần nhảy đầu tiên ở cao độ 5,000 thước, rồi 10,000 và 15,000 thước. Do đó mà đã có không ít những khóa sinh nhảy dù đã bỏ cuộc ngay từ lần nhảy đầu ở chuồng cu. Họ bám chặt vào cửa chuồng cu và tiểu ra quần, rồi quay lại, nhất định không nhảy nữa dù bị phạt. Toán đặc biệt của chúng tôi đều qua được khá nhiều lần nhảy cao hơn con số quy định là 21 lần, để bước lên đài 13 thước tức dây tử thần.
Dây tử thần căng từ một cột cao 13 thước xuống đài sắt giống như khung thành tại sân banh, bên dưới có trải cát, từ trên một đài bẵng gỗ có cầu thang đi lên, mỗi khóa sinh phải nắm chắc chiếc ròng rọc rồi tụt từ trên đài, rồi đổ xuống theo chiều dốc của sợi dây và phải canh sao cho tới gần đà sắt thì buông tay cho rơi xuống cát và lăn theo thế té của nhảy dù. Anh nào sợ quá mà cứ nắm rịt lấy ròng rọc sẽ gãy tay hay vỡ mặt. Qua được đài 13 thước, chúng tôi đã có được một số phản xạ tự nhiên cần thiết trước khi phải nhảy 7 xô từ trên loại C-47 và C-130 để sau đó được gắn một cánh dù màu trắng bạc trên ngực áo.
http://vnafmamn.com/Airborne/Airborne_ARVN38.jpg
Sau khi hoàn tất việc huấn luyện dưới đất và đổ khá nhiều mồ hôi, chúng tôi được nghỉ một ngày để ngày hôm sau thực sự được nhảy từ trên phi cơ xuống bãi nhảy. Nhưng thực ra trong một ngày chờ đợi đó, chúng tôi không ăn không ngủ gì được vì lo lắng, vì nghĩ đến những tai nạn không may có thể xảy ra. Trung Tá Vũ Ðức Vinh, Tổng Giám Ðốc Cục Vô Tuyến Truyền Thanh gọi chúng tôi lên văn phòng để khuyến khích và trợ lực. Ông cho biết sẽ có mặt tại bãi Ấp Ðồn để đón chúng tôi trong xô nhảy đầu tiên. Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân tổ chức một màn sâm banh ở dưới đất và Sư Ðoàn Nhảy Dù có nhã ý ghi kỷ niệm đặc biệt này bằng cách phái những sĩ quan cao cấp của đơn vị để cùng nhảy với chúng tôi xô đầu tiên, trong đó tôi còn nhớ có Ðại Tá Nguyễn Trọng Bảo Tham Mưu Sư Ðoàn (ông tử nạn trực thăng khi thị sát mặt trận trong Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 tại Thừa Thiên), Ðại Tá Lân Trưởng Phòng 1 Sư Ðoàn, Trung Tá Hoàng Thọ Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến, Thiếu Tá Trần Văn Vinh Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, Thiếu Tá Hiếu (Truyền Tin Sư Ðoàn Nhảy Dù), Ðại Úy Võ Thị Vui, Linh Mục Ðáng Trưởng Phòng Tuyên Úy Công Giáo… và một số sĩ quan khác mà tôi không còn nhớ tên.
Sáu giờ sáng, chúng tôi phải trình diện và được xe đưa vào cuối phi đạo ở Tân Sơn Nhất chờ máy bay. Ðại Úy Vương Ðình Thuyết (năm 1974 đã lên trung tá) và Thượng Sĩ Nhất Nguyễn Văn Thuận có mặt tại phi đạo rất sớm để điều động máy bay. Ðể làm dịu lại nỗi lo sợ và căng thẳng ông bắt chúng tôi hát bài “Xuất Quân” và luôn miệng hô: “Nhảy Dù cố gắng” sau khi chúng tôi và các khóa sinh tiểu đoàn Vương Mộng Hồng lãnh dù và mang dù.
Toán nhảy của tôi được cắt đặt như sau: Ðại Tá Hai số một và tôi là người ra chót. Hai huấn luyện viên thả chúng tôi là tất nhiên là Trung Sĩ Dương Văn Lý. Người số 11 là Ðại Úy Võ Thị Vui. Bà là người đã nhảy dù tự động biểu diễn rất nhiều lần vào dịp Quốc Khánh, đã đeo cánh dù vàng nhiều năm trước khi chúng tôi học nhảy dù. Ðể khích lệ và làm tăng sự can đảm, toán nhảy thứ hai tiếp theo toán tôi là những nữ quân nhân nhảy dù. Họ ngồi đối mặt với chúng tôi trên chiếc C-47, cười và chọc ghẹo chúng tôi. Cũng vui được vài trống canh, nhưng khi chiếc C-47 cất cánh khỏi phi đạo và bay trên không phận Ấp Ðồn thì mặt người nào cũng có vẻ nghiêm trọng ra. Trung Sĩ Lý hô mọi người đứng lên, dậm chân xuống sàn tàu và la: Nhảy Dù cố gắng! Nhảy Dù cố gắng”. Sau đó ông dõng dạc: “Tàu đã vào hướng nhảy, các bạn gài móc vào cáp, gài chốt an toàn, người nọ kiểm soát cho người kia từ phía sau, kiểm soát xem dây xoa của mỗi dù lưng có nằm đúng vị trí không, bắt đầu từ sau, người nào kiểm soát xong cho đồng đội mình thì vỗ vào vai người đó. Khóa sinh Trần Văn Hai sẽ là người nhảy ra đầu tiên của toán nhảy. Ðếm số!” Chúng tôi thi hành và sau đó kiểm soát dù lưng và khóa an toàn của dây xoa”. Lý lại ra lệnh ngồi xuống, và đứng lên ba lần như vậy rồi ông nhìn đồng hồ và mở cửa máy bay. Gió thốc vào thân tàu. Chúng tôi không dám nhìn qua cửa sổ máy bay. Bỗng Trung Sĩ Lý hô chúng tôi đứng dậy. Lần này ông đích thân kiểm soát và giúp mọi người thắt chặt quai nón sắt dưới cằm. Ông nói: “Phải thắt thật chặt nếu không khi ra khỏi máy bay mà nón sắt văng ra gây tai nạn và khi xuống đất đầu các anh không bảo đảm”. Sau đó ông xuống cuối thân tàu, mang dây an toàn và quay lại ra lệnh nói lớn: “Khi đèn xanh bật cùng với tiếng chuông, người đầu tiên lấy thế, tôi vỗ vai thì nhảy ra và những người khác kế tiếp”. Niên trưởng Trần Văn Hai bắt đầu tiến gần ra cửa vừa lúc tiếng chuông reo vang cùng với đèn xanh bật lên ở cửa ra. Ðại Tá Hai lấy thế rất nhanh và ông lao ra khỏi thân tàu khi Trung Sĩ Lý la lên “go”. Những tiếng “go, go” tiếp tục và khi lao ra khỏi thân tàu, tự động tôi đếm 331, 332, 333 và khi vừa đếm xong 334 thì thấy vai bị giật nhẹ nhìn lên thấy phía trên chiếc dù T-10 bọc gió.
http://vnafmamn.com/Airborne/Airborne_ARVN43.jpg
Tôi lơ lửng trong ánh nắng của buổi mai thật đẹp. Nhìn sang các bạn đồng khóa lúc đó mới thấy là người nào đó dùng chữ hoa dù thật chính xác. Dù của Nhuận bay lơ lửng cách tôi không xa và tôi thấy Nhuận giờ tay vẫy vẫy. Tôi vẫy lại và giật nhẹ dây thừng thăng khiến chiếc dù hơi chao đi để chào Ðại Tá Hai. Cách xa hơn về phía Ðông của Nhuận thôi thấy một cánh dù khác giựt giựt theo đúng “ám hiệu” mà chúng tôi đã thỏa thuận để nhận nhau, tôi thấy nhiều cánh dù khác cũng rung nhẹ như thế. Nhưng chỉ một phút sau cảnh êm đềm chấm dứt và tôi bỗng thấy mặt đất dâng lên báo cho biết là sắp xuống đất. Ở dưới tôi là một đàn trâu, khoảng chục con. Tôi hoảng hốt kéo mạnh dây thừng thăng trái để dù lao về tay phải tránh đàn trâu thì đáp xuống ngay một vũng bùn và do vội vã không té đúng thế nên cũng làm tôi khá đau. Vừa đứng dậy chạy theo để dù xẹp gió và chuẩn bị gấp dù gấp thì mấy đứa bé chăn trâu đã vội chạy lại: “Anh để em gấp dù cho, 10 đồng thôi”. Tôi tặng đứa bé 10 đồng nhưng vẫn tự gấp dù vì nếu bị bắt gặp thuê người gấp dù tôi sẽ bị phạt rất nặng. Về điểm tập trung mới được biết, Ðại Tá Hai rớt vào mái trường tiểu học ở cuối bãi nhảy, Ðại Tá Ánh do tránh một gò mả, không kịp chuẩn bị thế đáp nên đau chân, các niên trưởng, Hồng, Ðại, Phú… đáp an toàn nhẹ nhàng, dù rớt ở cuối bãi.
Về tới điểm tập trung, Ðại Tá Nguyễn Trọng Bảo bắt tay từng người và khích lệ: “Tốt lắm không có ai rớt sang bên kia Vĩnh Lộc, không có tai nạn dù là tai nạn rất nhỏ”. Chúng tôi mở sâm banh và Ðại Tá Trần Văn Hai thay mặt mọi người cám ơn công lao huấn luyện của Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù. Việc huấn luyện là một kết nối thân tình giữ các đơn vị cũng như giới truyền thông. Ông nhấn mạnh: “Dĩ nhiên, đây là một kỷ niệm không bao giờ quên được”. Chúng tôi chụp hình chung và ăn với nhau một bữa cơm đạm bạc ngay tại bãi với bia, bánh mì và cà ri do các quý phu nhân của Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân khoản đãi.
Lẽ ra, chúng tôi phải nhảy 6 xô ban ngày và 1 xô ban đêm. Nhưng do tình hình an ninh lúc đó nên Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù chỉ buộc chúng tôi nhảy 7 xô đều ban ngày và cùng bằng loại phi cơ vận tải C-47 và C-130 ở những cao độ khác nhau.
Lễ mãn khóa diễn ra cũng rất cảm động, ngay tại sân Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, Tướng Dư Quốc Ðống chủ tọa. Những cánh dù trắng được gắn lên ngực áo chúng tôi. Người được mời gắn cánh dù cho tôi chính là Trung Tá Trần Văn Vinh Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù. Sau buổi lễ, ông Thuyết “lì” chụp hình chung với chúng tôi và Trung Tá Vũ Ðức Vinh, Tổng Giám Ðốc Cục Vô Tuyến Truyền Thanh. Ông nói: “Trung tá cho tôi mượn mấy ông này, sư đoàn bây giờ đang đánh đấm nặng, tụi tôi cần họ”. Tuy là chỉ dọa đùa, nhưng những năm sau này tôi và Dương Phục và Lê Phú Nhuận thay nhau theo hành quân của Sư Ðoàn Nhảy Dù, mối thân tình nảy nở từ đó. Cuối 1967, Lê Phú Nhuận bị gọi động viên vào Thủ Ðức rồi đến Dương Phục và sau đó là tôi. Sau này tôi và Nhuận được biệt phái trở lại Cục Vô Tuyến Truyền Thanh, Dương Phục về Ðài Quân Ðội. Chúng tôi vẫn là những người bạn thân chia sẻ với nhau những tin tức mặt trận với cường độ các cuộc chạm súng ngày một dữ dội hơn.
Chúng tôi không còn thời giờ nào để thực hiện những dự án tự nguyện đi dự những khóa học đặc biệt nhất là khóa rừng núi sình lầy và viễn thám để có dịp thử sức chịu đựng của mình nữa.Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, Dương Phục đã vào đến Tchepone nhưng rồi lại phải rút ra theo Sư Ðoàn 1. Cũng vào khoảng thời gian ấy tôi được gọi về trung ương để giữ một vai trò khác: trưởng phòng Bình Luận và đặc phái viên của Vô Tuyến Truyền Thanh tại Phủ Tổng Thống. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là người đi rất khỏe và hay đi kinh lý dài ngày. Những chuyến đi như thế rất vất vả, một ngày ông đi như vậy đến cả chục địa điểm. Ngồi trực thăng lên xuống như thế ngày vài chục lần, “thổi harmonica” (gặm bánh mì), uống nước bi đông cũng đủ sức giúp tôi xuống cân mau nhất. Thời đó, phương tiện điện thoại còn rất khó khăn, chất lượng xấu và chậm tiến hơn rất nhiều so với các nước Ðông Nam Á cho nên khi về nghỉ ngơi tạm ở một thành phố nào đó, chúng tôi mất rất nhiều thời gian kiếm chỗ gởi tin để Ðài Sài Gòn có thể loan trước Ðài BBC. Vị tổng giám đốc của chúng tôi lúc đó là Trung Tá Phạm Hậu ít khi chấp nhận chuyện một chuyến đi của tổng thống có đặc phái viên của đài đi theo mà lại loan tin chậm hơn BBC hay VOA về chuyến đi ấy. Vì thế cho nên, tôi phải tìm ra cách gởi tin trong một thời gian nhanh nhất: viết dần trên máy bay và hay trực thăng, tìm kiếm những hậu cứ của những đơn vị quân sự mà tôi quen biết để gởi tin qua hệ thống điện thoại quân sự thay vì dùng hệ thống viễn liên của bưu điện. Nhưng dù sớm thì cũng phải đến 9 giờ tối mới xong mọi chuyện, về tới khách sạn cũng gần 11 giờ chỉ còn có cách kiếm chỗ bán cháo trắng hột vịt muối.
Vào giai đoạn cao điểm của Kế Hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh, tôi được đôn lên chỉ huy Sở Thời Sự, một loại công vụ hay gặp nhiều rắc rối và phiền toái nhất của Hệ Thống Truyền Thanh nhưng vẫn phải làm công việc của một đặc phái viên. Tôi bơi ở trong cái dòng chảy của những biến chuyển rất nhanh cho đến trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975, vài trước ngày tôi tròn 34 tuổi.
Ngày nay nhìn lại những công việc mà chúng tôi đã từng làm, từng trải qua, khó khăn nhiều hơn là thuận lợi, hai đồng nghiệp thân thiết từng chia sẻ với tôi những cảm quan, và cách nhìn cuộc chiến Việt Nam, lúc trà dư tửu hậu trong cảnh lưu vong, Nhuận, Phục thường hỏi tôi: “Có tiếc gì không”. Tôi nói không cần suy nghĩ là có gì mà tiếc. Chúng tôi đã chứng kiến cuộc chiến đấu của những người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã thấy họ tử trận hay phải để lại một phần thân thể nơi chiến trường, đã thấy họ chiến thắng, và không hiếm những lần họ nếm thảm bại. Chúng tôi không hề thấy lính nào hào hoa, cũng chẳng thấy lính nào là nữ hoàng của chiến trường. Lính là cực, là nhọc, là mồ hôi, là máu, là súng, là đạn, là can đảm, là hèn nhát. Họ chiến đấu không phải là để được tôn vinh là hào hoa hay là nữ hoàng. Họ chiến đấu vì chính họ, gia đình, đất nước họ, vì lý tưởng tuổi trẻ. Hồi Tết Mậu Thân lần thứ hai, tôi và Dương Phục bị kẹt ở mặt trận Tân Thới Hiệp. Ðơn vị mà chúng tôi đi theo có nhiệm vụ phải chiếm lại cái am xây bằng đá ong gần nhà máy Vị Hương Tố. Trong am bọn Việt Cộng bố trí một tổ tam tam: một B-40, một thượng liên và một AK-47, lựu đạn chày. Suốt từ 12 giờ trưa đến 5 giờ chiều, đơn vị này mở nhiều đợt xung phong, nhưng đều vô hiệu. Một phi tuần AD-6 vần vũ lồng lộn trên trời nhưng đành chịu vì những người lính trong đơn vị này không thể lùi ra xa đủ an toàn để oanh tạc cơ oanh tạc. Lính chết và bị thương được lôi ra gần chúng tôi thân thể đầy máu và rên la. Trong lúc đó, đặc lệnh truyền tin từ chiếc C&C bay trên đầu chúng tôi phát ra qua chiếc loa phụ nhỏ của chiếc PRC-25 của người đại đội trưởng nằm cách tôi vài thước, giọng cứ đều đều: “Vào đi em, lon đấy em, vào đi em…” (Ý là hãy cố gắng tiến vào đi, lon thăng cấp chờ sẵn). Tôi hoàn toàn phản đối cách này. Tôi cho rằng cái đích của cuộc chiến đấu của những người lính quả cảm này không phải là lon lá. Mạng sống của chính mình và của các đồng đội không thể đánh giá bằng một lời hứa thăng cấp vào hoàn cảnh đó. Hứa nhử như thế là sỉ nhục họ. Cái mà người lính cần lúc đó là sự trợ lực tinh thần và sự điều động của người chỉ huy cao cấp hơn để giúp họ thoát khỏi thế kẹt.
Cuộc phản công tạm ngưng ban đêm và sáng sớm hôm sau, người đại đội trưởng đã chỉ huy lính của ông kiên nhẫn phá thế cài răng lược của địch phía sau, lùi ra xa hơn để cho trực thăng võ trang làm thịt bằng hỏa tiễn. Chiến trường là một điển hình nhất cho những người phóng viên mặt trận như chúng tôi những bài học để từ đó tìm cho mình một lối đi, tạo cho mình một cách nói sao để hậu phương hiểu được rằng người lính của họ ngày càng gặp những khó khăn. Cuộc chiến đấu anh dũng của họ đang bị một nền chính trị lệ thuộc làm hoen ố và thương tổn.
Vũ Ánh

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm