Quán Bên Đường
Nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy
Lẫn trong đám đông ồn ào của ngày Hội Ngộ Tân Niên Mừng Xuân Giáp Thân 2004 của Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Pomona, Nam California, người phụ nữ ấy trông vẻ ngoài cũng bình thường như bao người phụ nữ khác, nhưng đến khi chị được Ban Tổ Chức giới thiệu và mời lên phát biểu thì người ta mới được biết người phụ nữ ấy đã một thời từng chỉ huy một biệt đội tình báo làm cho kẻ thù phải kiêng nể và căm phẫn vì những chiến công lớn lao mà chị đã đóng góp cho cuộc chiến vì Tự Do trước đây.
Người phụ nữ ấy là cựu nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy, người từng chỉ huy một biệt đội tình báo toàn là nữ của ngành CSQG/VNCH có tên là Thiên Nga. Không rõ có phải là định mệnh đã đưa đẩy cô nữ sinh trường trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho rồi sinh viên Dược Khoa Sàigòn và Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt trở thành một nữ sĩ quan cảnh sát. Năm 1966, cô đã rời bỏ mái trường Đại Học Đà Lạt để trở thành một sinh viên sĩ quan của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, một ngôi trường đào tạo sĩ quan cho lực lượng CSQG/VNCH vừa mới được thành lập. Vốn là một con người năng động, ham muốn phục vụ tha nhân và xã hội, cô không muốn phải miệt mài nhiều năm trên ghế nhà trường trước khi được phục vụ tha nhân.
Ngành Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa trước khi thành lập Học Viện CSQG hầu như không có nữ sĩ quan ngoại trừ những nữ nhân viên hành chánh biệt phái. Khóa I Học Viện CSQG là khóa đầu tiên và duy nhất đào tạo nữ sĩ quan cho ngành cảnh sát. Mặc dù sau này do nhu cầu phát triển, ngành cảnh sát có tuyển dụng thêm một số nữ sĩ quan đồng hóa nhưng họ chỉ phải trải qua một thời gian huấn luyện ngắn hạn chứ không phải chịu một thời gian huấn luyện (và huấn nhục) dài 9 tháng (cho cả nam lẫn nữ) như Khóa I Sĩ Quan Cảnh Sát. Cô nữ sinh viên Nguyễn Thanh Thủy, người con gái Mỹ Tho, đã cùng gần 50 bạn nữ khác tình nguyện xếp bút nghiên vào học nội trú trong Học Viện CSQG mà không hề có một khái niệm gì về những hoạt động của ngành này.
Sau khi tốt nghiệp, hầu hết số nữ sĩ quan này được phân phối về phục vụ tại Khối Đặc Biệt, một bộ phận chuyên trách về tình báo và phản tình báo của lực lượng CSQG. Từ trước đến nay, công tác tình báo trong ngành cảnh sát vẫn thường do các bạn nam phụ trách, phái nữ chỉ trợ giúp khi có sự yêu cầu và thường do các bạn nam điều động.
Nhưng kể từ sau cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân năm 1968, vai trò an ninh và tình báo đã được chú trọng hơn và nhu cầu cần có một mạng lưới an ninh tình báo toàn phái nữ đã được đặt ra. Trước nhu cầu đó, Bộ Tư Lệnh CSQG đã quyết định thành lập một đơn vị tình báo toàn là nữ nhân viên có tên gọi là “Biệt Đội Thiên Nga”, tên của một loài chim “quý phái”, trực thuộc Khối Đặc Biệt, hoạt động độc lập, song song với các cơ cấu đã có từ trước. Biệt Đội này đã được giao cho chị Nguyễn Thanh Thủy đảm trách, năm đó chị mới ngoài hai mươi tuổi.
Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga là sưu tầm và phân tích các tin tức tình báo, tổ chức xâm nhập và phá vỡ các tổ chức và các hạ tầng cơ sở của Việt Cộng tại thủ đô Sài Gòn cũng như tại các tỉnh địa phương trên toàn quốc. Vạn sự khởi đầu nan. Công việc khởi đầu bao giờ cũng khó khăn. Từ việc tổ chức cho đến nhân sự, tất cả đều mới mẻ, nhưng nhờ những năm phục vụ tại Khối Đặc Biệt trước đó đã cho chị Nguyễn Thanh Thủy nhiều kinh nghiệm trong việc hình thành một mạng lưới tình báo nữ xuất sắc cho ngành CSQG. Các nữ nhân viên được tuyển mộ cho Biệt Đội Thiên Nga đều là những người có trình độ văn hóa tối thiểu là văn bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (tốt nghiệp cấp 2 Trung Học) hoặc cao hơn, ngoại trừ các quả phụ cảnh sát chỉ cần có văn bằng tiểu học. Họ được tuyển lựa từ đủ mọi thành phần trong xã hội; từ những cô bán hàng ở chợ, những người bán hàng rong, cho đến các sinh viên, học sinh, cô giáo, thư ký văn phòng, nhân viên nhà hàng, bưu điện, vũ nữ, v.v... Họ sẽ lần lượt được học qua các lớp Tình Báo căn bản, Theo Dõi, Cán Bộ Điều Khiển, Tác Xạ ... trước khi được giao công tác.
Dưới sự chỉ huy của chị Nguyễn Thanh Thủy, Biệt Đội Thiên Nga đã tổ chức xâm nhập, len lỏi vào các tổ chức của cộng sản, những tổ chức thiên tả thân Cộng như các Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống, Hội Các Bạn Hàng tại các chợ, các lực lượng đấu tranh thuộc thành phần thứ ba, các tổ chức tôn giáo khuynh tả, các tổ chức thanh niên sinh viên học sinh để kịp thời ngăn chặn và triệt phá những âm mưu có nguy hại cho an ninh quốc gia. Ngoài ra, Biệt Đội còn bí mật tổ chức xâm nhập vào tận mật khu của Việt Cộng để thu thập những tin tức tình báo góp phần tiêu diệt các cơ sở đầu não của Cộng Sản. Mỗi kế hoạch công tác của biệt đội Thiên Nga vì toàn là nữ nên cũng lãng mạn mang một ám danh bằng tên của một loài chim như Sơn Ca, Họa Mi, Hải Âu, Hoàng Oanh, Hoàng Yến, ... Nhưng nếu công tác có tính phối hợp với các cơ quan bạn thì lại mang ám danh của sông núi như Trùng Dương, Trường Sơn, v.v...
Mặc dù chỉ mới được thành lập không bao lâu trước ngày 30-4-1975, nhưng Biệt Đội Thiên Nga đã tạo được nhiều chiến công đáng kể mà ngay chính kẻ thù cũng phải kiêng nể. Vì là một đơn vị hoạt động tình báo nên việc ngụy thức và bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu. Công tác này các nữ Thiên Nga đã rất thành công, không để lộ tung tích khiến cho kẻ địch phải ngờ vực. Thậm chí đã có trường hợp chúng còn tin tưởng đề cử người của Biệt Đội Thiên Nga vào những chức vụ chủ chốt của chúng hoặc gởi đi học những khóa chuyên môn hoặc tình báo của chúng; chẳng hạn như một cán bộ của biệt đội đã từng được tổ chức Phong Trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của bà Ngô Bá Thành (vừa qua đời tại Việt Nam), một tổ chức ngoại vi nằm vùng của Cộng Sản, đề cử vào chức vụ phụ tá Phong Trào – tuy nhiên sau khi cân nhắc lợi hại Biệt Đội đã chỉ thị người nữ nhân viên ấy phải từ chối khéo để tránh bị lộ.
Một trong những chiến công mà chị Nguyễn Thanh Thủy cho là lý thú nhất là chị đã tổ chức được một đội tình báo nằm ngay trong lòng bộ chỉ huy của phái đoàn quân sự bốn bên. Theo Hiệp Định Paris về Việt Nam được ký kết vào ngày 27 tháng 01 năm 1973, phái đoàn quân sự bốn bên này gồm có: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt), Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Đội tình báo này chính là nhà thầu cung cấp thực phẩm cho hai phái đoàn Bắc Việt và MTDTGPMN. Đầu tiên, những nhà thầu cung cấp thực phẩm chỉ là những cảm tình viên do chúng ta giới thiệu nhưng đã bị chúng nghi ngờ không chấp nhận. Chúng yêu sách đòi hỏi phải đăng báo để chúng tìm nhà thầu khác ngoài công chúng do chúng tự chọn. Nhưng thật là khôi hài, chị Thủy cho biết, chúng chọn ai không chọn, lại chọn đúng ngay đội tình báo của biệt đội Thiên Nga trá hình làm nhà thầu cung cấp thực phẩm cho chúng. Công tác này được mang ám danh là Trùng Dương, hoạt động mãi cho đến ngày cuối cùng là 28-4-1975.
Đối với người phụ nữ Việt Nam, công việc hoạt động tình báo quả là một thử thách khó khăn vì người phụ nữ dù làm việc trong lãnh vực nào cũng vẫn không thề quên cái thiên chức làm vợ, làm mẹ đè nặng trên vai. Hơn nữa người tình báo lại là người muôn mặt. Khi thì là một nữ sinh viên ngây thơ nhí nhảnh, lúc lại là một chị bán hàng rong tất bật lam lũ. Hôm nay là một mệnh phụ đài các, ngày mai lại là một chị nông dân chất phác,... Cái khó khăn là phải biết nhập vai sao cho chính xác mà vẫn không bị lộ. Cho nên để bảo toàn bí mật và để hoàn thành những nhiệm vụ được trao, người nữ cán bộ tình báo nhiều khi đã bị mang tiếng là bỏ bê gia đình bởi do nhu cầu công tác có những lúc họ phải đi sớm về khuya, bỏ mặc con ngóng, chồng trông mà không sao giải thích được. Đó cũng là nỗi khổ tâm của người nữ chiến sĩ tình báo Thiên Nga. Vượt qua được những trở ngại đó, các nữ chiến sĩ Thiên Nga đã nhiều phen tạo được những chiến công to lớn (trong thầm lặng). Họ đã đem hết những hăng say, nhiệt tình, tinh thần chống Cộng mãnh liệt của tuổi trẻ, hiến dâng để bảo vệ đất nước miền Nam Việt Nam.
Cộng Sản cũng rất lưu ý đến những hoạt động của Biệt Đội Thiên Nga. Hầu hết những cán bộ điều khiển của biệt đội đều phải trải qua nhiều năm trong những trại tù khắc nghiệt của cộng sản sau ngày 30-4-1975. Mặc dù vậy họ vẫn giữ vững nhân cách, lập trường, vượt qua những gian lao của bao năm tháng tù đày. Trong những ngày cuối cùng khi biết Miền Nam sẽ rơi vào tay Cộng Sản, với tinh thần trách nhiệm cao độ, chị Nguyễn Thanh Thủy đã kịp thời tiêu hủy tất cả các hồ sơ nhân viên, kể cả danh sách các cảm tình viên và những người phía bên kia hoạt động nhị trùng cho biệt đội. Chị cũng thiêu hủy tất cả các kế hoạch công tác đã hoặc chưa thi hành để kẻ thù không thể khai thác khi chúng tiếp quản Miền Nam. Chị Nguyễn Thanh Thủy đã bị chúng giam cầm đến gần 13 năm mới được tha, khi sức khỏe của chị đã quá suy sụp tưởng chừng không gượng dậy nổi, nhưng như một phép lạ chị đã lần lần phục hồi sau một thời gian được trả tự do. Trong thời gian bị giam, chị đã bị kẻ thù hành xác và khủng bố tinh thần qua các thủ đoạn biệt giam, hăm dọa, bỏ đói, ... để moi cung nhưng chúng vẫn không khai thác được gì nơi chị ngoài những điều chúng đã biết.
Định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ, theo diện H.O. từ năm 1992 đến nay, tuy đã lớn tuổi và sức khỏe có phần nào hạn chế bởi những năm tháng trong ngục tù Cộng Sản, chị Nguyễn Thanh Thủy vẫn tỏ ra năng động và luôn tích cực trong nhiều sinh hoạt cộng đồng. Mới đây chị vừa được cựu Tướng Lê Minh Đảo, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Điều Hợp Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại đề cử vào chức vụ Trưởng Khối Xã Hội của tổ chức này. Chị nói, đã là người Việt thì ai là người không nặng tình với đất Việt, dân Việt. Được dịp phục vụ Tổ Quốc là một hãnh diện và danh dự thì làm sao chị có thể chối từ, hơn nữa khi “giặc đến nhà, thì đàn bà cũng phải đánh”, đó là lời tâm sự của chị.
Là cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga, một cựu cấp chỉ huy về tình báo, chị cảm nhận được rằng đang có những sự xâm nhập của tình báo Cộng Sản tại hải ngoại. Chúng đã và đang len lỏi trong cộng đồng bằng những thủ đoạn gây chia rẽ và phá rối dưới nhiều hình thức. Kẻ thù đang giấu mặt. Chị Thủy nói, chúng ta cần cảnh giác với chúng, bởi vì Cộng Sản rất tinh vi và quỷ quyệt, chúng lại sẵn có phương tiện (tài chánh) dồi dào trong tay, nên nếu chúng ta không tỉnh táo sẽ rơi vào bẫy sập của chúng.
Toàn Như
Nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy
Lẫn trong đám đông ồn ào của ngày Hội Ngộ Tân Niên Mừng Xuân Giáp Thân 2004 của Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Pomona, Nam California, người phụ nữ ấy trông vẻ ngoài cũng bình thường như bao người phụ nữ khác, nhưng đến khi chị được Ban Tổ Chức giới thiệu và mời lên phát biểu thì người ta mới được biết người phụ nữ ấy đã một thời từng chỉ huy một biệt đội tình báo làm cho kẻ thù phải kiêng nể và căm phẫn vì những chiến công lớn lao mà chị đã đóng góp cho cuộc chiến vì Tự Do trước đây.
Người phụ nữ ấy là cựu nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy, người từng chỉ huy một biệt đội tình báo toàn là nữ của ngành CSQG/VNCH có tên là Thiên Nga. Không rõ có phải là định mệnh đã đưa đẩy cô nữ sinh trường trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho rồi sinh viên Dược Khoa Sàigòn và Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt trở thành một nữ sĩ quan cảnh sát. Năm 1966, cô đã rời bỏ mái trường Đại Học Đà Lạt để trở thành một sinh viên sĩ quan của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, một ngôi trường đào tạo sĩ quan cho lực lượng CSQG/VNCH vừa mới được thành lập. Vốn là một con người năng động, ham muốn phục vụ tha nhân và xã hội, cô không muốn phải miệt mài nhiều năm trên ghế nhà trường trước khi được phục vụ tha nhân.
Ngành Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa trước khi thành lập Học Viện CSQG hầu như không có nữ sĩ quan ngoại trừ những nữ nhân viên hành chánh biệt phái. Khóa I Học Viện CSQG là khóa đầu tiên và duy nhất đào tạo nữ sĩ quan cho ngành cảnh sát. Mặc dù sau này do nhu cầu phát triển, ngành cảnh sát có tuyển dụng thêm một số nữ sĩ quan đồng hóa nhưng họ chỉ phải trải qua một thời gian huấn luyện ngắn hạn chứ không phải chịu một thời gian huấn luyện (và huấn nhục) dài 9 tháng (cho cả nam lẫn nữ) như Khóa I Sĩ Quan Cảnh Sát. Cô nữ sinh viên Nguyễn Thanh Thủy, người con gái Mỹ Tho, đã cùng gần 50 bạn nữ khác tình nguyện xếp bút nghiên vào học nội trú trong Học Viện CSQG mà không hề có một khái niệm gì về những hoạt động của ngành này.
Sau khi tốt nghiệp, hầu hết số nữ sĩ quan này được phân phối về phục vụ tại Khối Đặc Biệt, một bộ phận chuyên trách về tình báo và phản tình báo của lực lượng CSQG. Từ trước đến nay, công tác tình báo trong ngành cảnh sát vẫn thường do các bạn nam phụ trách, phái nữ chỉ trợ giúp khi có sự yêu cầu và thường do các bạn nam điều động.
Nhưng kể từ sau cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân năm 1968, vai trò an ninh và tình báo đã được chú trọng hơn và nhu cầu cần có một mạng lưới an ninh tình báo toàn phái nữ đã được đặt ra. Trước nhu cầu đó, Bộ Tư Lệnh CSQG đã quyết định thành lập một đơn vị tình báo toàn là nữ nhân viên có tên gọi là “Biệt Đội Thiên Nga”, tên của một loài chim “quý phái”, trực thuộc Khối Đặc Biệt, hoạt động độc lập, song song với các cơ cấu đã có từ trước. Biệt Đội này đã được giao cho chị Nguyễn Thanh Thủy đảm trách, năm đó chị mới ngoài hai mươi tuổi.
Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga là sưu tầm và phân tích các tin tức tình báo, tổ chức xâm nhập và phá vỡ các tổ chức và các hạ tầng cơ sở của Việt Cộng tại thủ đô Sài Gòn cũng như tại các tỉnh địa phương trên toàn quốc. Vạn sự khởi đầu nan. Công việc khởi đầu bao giờ cũng khó khăn. Từ việc tổ chức cho đến nhân sự, tất cả đều mới mẻ, nhưng nhờ những năm phục vụ tại Khối Đặc Biệt trước đó đã cho chị Nguyễn Thanh Thủy nhiều kinh nghiệm trong việc hình thành một mạng lưới tình báo nữ xuất sắc cho ngành CSQG. Các nữ nhân viên được tuyển mộ cho Biệt Đội Thiên Nga đều là những người có trình độ văn hóa tối thiểu là văn bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (tốt nghiệp cấp 2 Trung Học) hoặc cao hơn, ngoại trừ các quả phụ cảnh sát chỉ cần có văn bằng tiểu học. Họ được tuyển lựa từ đủ mọi thành phần trong xã hội; từ những cô bán hàng ở chợ, những người bán hàng rong, cho đến các sinh viên, học sinh, cô giáo, thư ký văn phòng, nhân viên nhà hàng, bưu điện, vũ nữ, v.v... Họ sẽ lần lượt được học qua các lớp Tình Báo căn bản, Theo Dõi, Cán Bộ Điều Khiển, Tác Xạ ... trước khi được giao công tác.
Dưới sự chỉ huy của chị Nguyễn Thanh Thủy, Biệt Đội Thiên Nga đã tổ chức xâm nhập, len lỏi vào các tổ chức của cộng sản, những tổ chức thiên tả thân Cộng như các Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống, Hội Các Bạn Hàng tại các chợ, các lực lượng đấu tranh thuộc thành phần thứ ba, các tổ chức tôn giáo khuynh tả, các tổ chức thanh niên sinh viên học sinh để kịp thời ngăn chặn và triệt phá những âm mưu có nguy hại cho an ninh quốc gia. Ngoài ra, Biệt Đội còn bí mật tổ chức xâm nhập vào tận mật khu của Việt Cộng để thu thập những tin tức tình báo góp phần tiêu diệt các cơ sở đầu não của Cộng Sản. Mỗi kế hoạch công tác của biệt đội Thiên Nga vì toàn là nữ nên cũng lãng mạn mang một ám danh bằng tên của một loài chim như Sơn Ca, Họa Mi, Hải Âu, Hoàng Oanh, Hoàng Yến, ... Nhưng nếu công tác có tính phối hợp với các cơ quan bạn thì lại mang ám danh của sông núi như Trùng Dương, Trường Sơn, v.v...
Mặc dù chỉ mới được thành lập không bao lâu trước ngày 30-4-1975, nhưng Biệt Đội Thiên Nga đã tạo được nhiều chiến công đáng kể mà ngay chính kẻ thù cũng phải kiêng nể. Vì là một đơn vị hoạt động tình báo nên việc ngụy thức và bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu. Công tác này các nữ Thiên Nga đã rất thành công, không để lộ tung tích khiến cho kẻ địch phải ngờ vực. Thậm chí đã có trường hợp chúng còn tin tưởng đề cử người của Biệt Đội Thiên Nga vào những chức vụ chủ chốt của chúng hoặc gởi đi học những khóa chuyên môn hoặc tình báo của chúng; chẳng hạn như một cán bộ của biệt đội đã từng được tổ chức Phong Trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của bà Ngô Bá Thành (vừa qua đời tại Việt Nam), một tổ chức ngoại vi nằm vùng của Cộng Sản, đề cử vào chức vụ phụ tá Phong Trào – tuy nhiên sau khi cân nhắc lợi hại Biệt Đội đã chỉ thị người nữ nhân viên ấy phải từ chối khéo để tránh bị lộ.
Một trong những chiến công mà chị Nguyễn Thanh Thủy cho là lý thú nhất là chị đã tổ chức được một đội tình báo nằm ngay trong lòng bộ chỉ huy của phái đoàn quân sự bốn bên. Theo Hiệp Định Paris về Việt Nam được ký kết vào ngày 27 tháng 01 năm 1973, phái đoàn quân sự bốn bên này gồm có: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt), Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Đội tình báo này chính là nhà thầu cung cấp thực phẩm cho hai phái đoàn Bắc Việt và MTDTGPMN. Đầu tiên, những nhà thầu cung cấp thực phẩm chỉ là những cảm tình viên do chúng ta giới thiệu nhưng đã bị chúng nghi ngờ không chấp nhận. Chúng yêu sách đòi hỏi phải đăng báo để chúng tìm nhà thầu khác ngoài công chúng do chúng tự chọn. Nhưng thật là khôi hài, chị Thủy cho biết, chúng chọn ai không chọn, lại chọn đúng ngay đội tình báo của biệt đội Thiên Nga trá hình làm nhà thầu cung cấp thực phẩm cho chúng. Công tác này được mang ám danh là Trùng Dương, hoạt động mãi cho đến ngày cuối cùng là 28-4-1975.
Đối với người phụ nữ Việt Nam, công việc hoạt động tình báo quả là một thử thách khó khăn vì người phụ nữ dù làm việc trong lãnh vực nào cũng vẫn không thề quên cái thiên chức làm vợ, làm mẹ đè nặng trên vai. Hơn nữa người tình báo lại là người muôn mặt. Khi thì là một nữ sinh viên ngây thơ nhí nhảnh, lúc lại là một chị bán hàng rong tất bật lam lũ. Hôm nay là một mệnh phụ đài các, ngày mai lại là một chị nông dân chất phác,... Cái khó khăn là phải biết nhập vai sao cho chính xác mà vẫn không bị lộ. Cho nên để bảo toàn bí mật và để hoàn thành những nhiệm vụ được trao, người nữ cán bộ tình báo nhiều khi đã bị mang tiếng là bỏ bê gia đình bởi do nhu cầu công tác có những lúc họ phải đi sớm về khuya, bỏ mặc con ngóng, chồng trông mà không sao giải thích được. Đó cũng là nỗi khổ tâm của người nữ chiến sĩ tình báo Thiên Nga. Vượt qua được những trở ngại đó, các nữ chiến sĩ Thiên Nga đã nhiều phen tạo được những chiến công to lớn (trong thầm lặng). Họ đã đem hết những hăng say, nhiệt tình, tinh thần chống Cộng mãnh liệt của tuổi trẻ, hiến dâng để bảo vệ đất nước miền Nam Việt Nam.
Cộng Sản cũng rất lưu ý đến những hoạt động của Biệt Đội Thiên Nga. Hầu hết những cán bộ điều khiển của biệt đội đều phải trải qua nhiều năm trong những trại tù khắc nghiệt của cộng sản sau ngày 30-4-1975. Mặc dù vậy họ vẫn giữ vững nhân cách, lập trường, vượt qua những gian lao của bao năm tháng tù đày. Trong những ngày cuối cùng khi biết Miền Nam sẽ rơi vào tay Cộng Sản, với tinh thần trách nhiệm cao độ, chị Nguyễn Thanh Thủy đã kịp thời tiêu hủy tất cả các hồ sơ nhân viên, kể cả danh sách các cảm tình viên và những người phía bên kia hoạt động nhị trùng cho biệt đội. Chị cũng thiêu hủy tất cả các kế hoạch công tác đã hoặc chưa thi hành để kẻ thù không thể khai thác khi chúng tiếp quản Miền Nam. Chị Nguyễn Thanh Thủy đã bị chúng giam cầm đến gần 13 năm mới được tha, khi sức khỏe của chị đã quá suy sụp tưởng chừng không gượng dậy nổi, nhưng như một phép lạ chị đã lần lần phục hồi sau một thời gian được trả tự do. Trong thời gian bị giam, chị đã bị kẻ thù hành xác và khủng bố tinh thần qua các thủ đoạn biệt giam, hăm dọa, bỏ đói, ... để moi cung nhưng chúng vẫn không khai thác được gì nơi chị ngoài những điều chúng đã biết.
Định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ, theo diện H.O. từ năm 1992 đến nay, tuy đã lớn tuổi và sức khỏe có phần nào hạn chế bởi những năm tháng trong ngục tù Cộng Sản, chị Nguyễn Thanh Thủy vẫn tỏ ra năng động và luôn tích cực trong nhiều sinh hoạt cộng đồng. Mới đây chị vừa được cựu Tướng Lê Minh Đảo, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Điều Hợp Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại đề cử vào chức vụ Trưởng Khối Xã Hội của tổ chức này. Chị nói, đã là người Việt thì ai là người không nặng tình với đất Việt, dân Việt. Được dịp phục vụ Tổ Quốc là một hãnh diện và danh dự thì làm sao chị có thể chối từ, hơn nữa khi “giặc đến nhà, thì đàn bà cũng phải đánh”, đó là lời tâm sự của chị.
Là cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga, một cựu cấp chỉ huy về tình báo, chị cảm nhận được rằng đang có những sự xâm nhập của tình báo Cộng Sản tại hải ngoại. Chúng đã và đang len lỏi trong cộng đồng bằng những thủ đoạn gây chia rẽ và phá rối dưới nhiều hình thức. Kẻ thù đang giấu mặt. Chị Thủy nói, chúng ta cần cảnh giác với chúng, bởi vì Cộng Sản rất tinh vi và quỷ quyệt, chúng lại sẵn có phương tiện (tài chánh) dồi dào trong tay, nên nếu chúng ta không tỉnh táo sẽ rơi vào bẫy sập của chúng.
Toàn Như